Tài liệu Giáo án lớp 4 môn tập đọc: Đi máy bay Hà Nội - Điện Biên: Tuần 23: Thứ hai , ngày tháng năm
CHÀO CỜ
SINH HOAT ĐẦU TUẦN
TẬP ĐỌC
ĐI MÁY BAY HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN
Giảm tải: bỏ câu hỏi 2 (ý 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng như hướng dẫn ở SGK. Hiểu và cảm thụ phong cảnh đường lên Điện Biên và vẻ đạp của Tây Bắc dưới ngòi bút tường thuật sinh động của tác giả.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc lưu loát, diễn cảm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hướng, đất nướ.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Tranh + Sách giáo khoa phóng to, sách giáo khoa, vở bài tập.
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Cảnh rừng Việt Bắc
_ Cảnh rừng Việt Bắc có những nét gì hay?
_ Qua những năm kháng chiến gian khổ, em thấy Bác sống giản dị mà vui vẻ như thế nào?
_ Nêu đại ý?
_ Chấ...
39 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 môn tập đọc: Đi máy bay Hà Nội - Điện Biên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: Thứ hai , ngày tháng năm
CHÀO CỜ
SINH HOAT ĐẦU TUẦN
TẬP ĐỌC
ĐI MÁY BAY HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN
Giảm tải: bỏ câu hỏi 2 (ý 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng như hướng dẫn ở SGK. Hiểu và cảm thụ phong cảnh đường lên Điện Biên và vẻ đạp của Tây Bắc dưới ngòi bút tường thuật sinh động của tác giả.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc lưu loát, diễn cảm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hướng, đất nướ.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Tranh + Sách giáo khoa phóng to, sách giáo khoa, vở bài tập.
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Cảnh rừng Việt Bắc
_ Cảnh rừng Việt Bắc có những nét gì hay?
_ Qua những năm kháng chiến gian khổ, em thấy Bác sống giản dị mà vui vẻ như thế nào?
_ Nêu đại ý?
_ Chấm điểm – nhận xét.
3. Bài mới: Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên
_ Giới thiệu bài: Đường đi lên Địên Biên qua thành phố, làng mạc, đồng ruộng, sông, núi,....phong cảnh đẹp như tranh. Các em sẽ thấy điều đó qua bài văn tường thuật: “Đi...Điện Biện” của nhà văn Trần Lê Văn -> ghi tựa
Hát
_ Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
_ 1 Học sinh
_ 1 Học sinh
_ Học sinh lắng nghe
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
a/ Mục tiêu: Nắm giọng đọc toàn bài
b/ Phương pháp:
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1 + tóm tắt nội dung
_ Học sinh lắng nghe.
_ 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm tìm từ khó
* Kết luận: Toàn bài đọc với giọng vừa kể, vừa tả, vui vẻ, nhấn giọng ở những từ nói về địa điểm, thời gian.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài, luyện đọc (23’)
a/ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài, đọc đúng giọng
b/ Phương pháp: Thảo luận, thực hành
_ Hoạt động nhóm, cá nhân
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên giao việc
_ Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trình bày
_ Đoán: “Từ đầu...cười mình”
_ Máy bay cất cánh chở khách đi đâu?
_ Hà Nội -> Điện Biên
_ Khi máy bay cất cánh, tác giả có cảm giác gì?
_ Hẫng đột ngột.
_ Cô Gái Thái trên máy bay đã làm gì?
_ Níu chặt tay mẹ kêu lên
_ Điện Biên?
_ Tên gọi 1 thung lũng rộng thuộc tĩnh Lai Châu.
_ Rúc rích?
_ Mô phỏng tiếng cười khe khẽ.
Ý 1; Cảm giác của những hành khách trên máy bay.
_ Luyện đọc từ: máy bay, Điện Biên, rúc rích.
_ Học sinh phân tích từ khó
_ Luyện đọc đoạn
_ Học sinh đọc đoán: từ 4 – 5 học sinh
_ Đoạn 2: Đoạn còn lại
_ 1 Học sinh
_ Vì sao từ máy bay nhìn xuống thấy Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm?
_ Vì từ trên cao hàng trăm mét nhìn xuống, kích thước đều thu nhỏ lại như mô hình triễn lãm
_ Cảnh thung lũng Điện Biên có những nét gì đẹp?
_ Thung lũng lòng chảo Đồng Bằng xanh ngắt lúa Xuân
_ Con sông Nộm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trừơn dài.
_ Cách ăn mặc của phụ nữ Tây Bắc có nét gì đặc sắc?
_ Những chiếc khăn thiêu,...hàng cúc bướm.
. Khăn thêu?
_ Học sinh nêu sách giáo khoa
. Thung lũng?
_ Dãi đất dài nằm giữa 2 ngọn núi.
Ý 2: Tình cảm thân thiết của những người dân miền ngược, miền xuôi và cảnh đẹp ở Điện Biên.
* Luyện đọc từ:
_ Học sinh nêu và phân tích từ khó: triền miên, ngoằn ngoèo, piêu.
_ Luyện đọc đoạn 2:
_ Học sinh đọc từ 6 – 7 em
+ Kết luận: Đại ý : phong cảnh Điện Biên và vẻ đẹp của Tây Bắc.
4- Củng cố:
_ Nêu lại đại ý
_ Trên đường Hà Nội -> Điện Biên từ máy bay nhìn xuống thành phố, đồngb ằng -> sông núi hiện ra xinh đẹp như thế nào?
5- Dặn dò: (2’)
_ Đọc lại bài + TLCH
_ Chuẩn bị: Aâm thanh Thành Phố
Nhận xét tiết học:
Tuần 56:
TOÁN
KIỂM TRA SỐ 4
Giảm tải: bỏ câu hỏi 2 (ý 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra về trừ các số có nhiều chữ chữ số. Tính giá trị biểu thức.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặc tính, tính đúng chính xác, trình bày đẹp.
3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II/ Đề bài:
1. Tính:
a/
82671
75046
47326
60606
51834
3569
9534
19838
b/
52497
36095
28067
4802
2. Tính giá trị biểu thức:
a/ 468 x 2 : 4 x 3
b/ 536 – 30 x 4
3. Nêu đặc điểm các cạnh và góc vuông
4. Tính nhanh:
1639 + 536 + 264 – 639
III. Cách cho điểm:
Bài 1: Câu a: 2 đ ; b : 1đ
Bài 2: Mỗi bài đúng 1.5đ
Bài 3: nêu đặc điểm cạnh đúng 1.5đ, góc dúng 1.5đ
Bài 4: 1đ
IV. Dặn dò: chuẩn bị: Đoạn thẳng, đường thẳng, tia
Tuần 12:
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP
Giảm tải: Câu 2: “Dùng để làm gì?” (bỏ)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, con người hoạt động khai thác thiên nhiên của con người ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng Sông Hồng.
2. Kỹ năng: Điền đúng vị trí các dãy núi, các sông lớn ở 2 khu vực trên bản đồ.
3. Thái độ: Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Các bản đồ tự nhiên, lược đồ (H17)
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập, tìm hiểu bài, tranh ảnh.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
_ Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Hải phòng – Thành phố ven biển
_ Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
_ Hải phòng có hoạt động gì phục vụ ngành giao thông trên sông biển?
_ 1 học sinh
_ Khu du lịch nghĩ mát Đồ Sơn nằm ở đâu?
_ 1 học sinh
_ Nêu bài học
_ 1 học sinh
3. Bài mới: Ôn tập
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập, hệ thống kiến thức đã học từ bài 1 -> 11
Ghi tựa.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Ôn tập (23’)
a/ Mục tiêu: Nhớ lại các kiến thức đã học
b/ Phương pháp: Thảo luận
_ Hoạt động nhóm
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên phát phiếu luyện tập, treo bản đồ, lược đồ.
_ Học sinh thảo luận. Đại diện nhóm trình bày
_ Hãy điền tên các dãy núi, các sông lớn và vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình trên bản đồ?
_ Đại diện nhóm lên điền
_ Nhận xét
_ Vùng núi phía Bắc có những khoáng sản chính nào? Các khoáng sản đó nằm ở đâu?
+ Nêu các khoáng sản chính.
+ Vị trí của các khoáng sản đó
_ Kể tên 1 số dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc. Học sinh hoạt và sản xuất như thế nào?
_ Học sinh nêu
_ Nhận xét
_ Sông ở vùng núi phía Bắcc và đồng bằng có gì khác nhau?
_ Học sinh nêu
_ Nhận xét
_ Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? Người kinh ở đồng bằng sông Hồng sản xuất những gì
Kết luận: Giáo viên nhận xét
_ Học sinh nêu + nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Thi đua (5’)
_ Giáo viên cho các nhóm dán tranh ảnh vền thiên nhiên, con người và những hoạt động của con người ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng
_ Học sinh dán tranh ảnh theo nhóm. Nhóm nào dán được nhiều thì thắng
4- Củng cố:
_ Hỏi lại nội dung bài.
_ GD TT : tự hào, yêu qúy, bảo vệ các khoáng sản thiên nhiên của Tổ Quốc
5- Dặn dò: (2’)
_ Ôn lại các kiến thức đã học
_ Chuẩn bị: Dãy Trường Sơn
Nhận xét tiết học:
Tiết 23:
KỸ THUẬT
LÀM MÔ HÌNH ĐỒNG HỒ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết làm mô hình đồng hồ để bàn
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm được mô hình đồng hồ giống mẫu, đúng kỹ thuật, đẹp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý lao động.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Đồng hồ mẫu, bìa cứng, giấy màu, ốc vít, bút chì, compa, thước kẻ, kéo dùi, hồ.
_ Học sinh: Sách giáo khoa, dụng cụ làm đồng hồ, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Khâu trang trí túi xách
– Nhận xét.
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi tựa
Hát
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Quan sát mẫu
b/ Phương pháp: Quan sát
c/ Đồ dùng dạy học:Mô hình đồng hồ, kéo, giấy, hồ
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Em đã nhìn thấy những loại đồng hồ nào?
_ Pin, điện tử, dây cót
_ Em hãy kể 1 số hình dáng đồng hồ
_ Chử nhật, tròn, bầu dục.
_ Nhìn bên ngoài, em thấy đồng hồ có những bộ phận nào?
_ Mặt, số kim, vỏ, chân đế
Hoạt động 2: (25’)
a/ Mục tiêu: Hướng dẫn thao tác
b/ Phương pháp: Giảng giải, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân
d/ Tiến hành:
a/ Làm mặt đồng hồ
_ Dùng mảnh bìa cứng vẽ các đường song song với 4 cạnh. Mỗi đường cách mép 2 cm được hình vuông 10 x 10cm
_ Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên
_ Từ đường dấu vừa kẻ (sẳn) cắt 4 đường đối nhau có độ dài 2 cm. Gấp về phía sau theo đường kẻ -> vuốt thành nếp.
_ Dán tờ giấy màu trùng khít vào hình vuông phía trong vừa kẻ.
b/ Làm mặt số:
_ Dùng compa vẽ 2 hình tròn.
_ Kẻ 2 góc vuông, các hình tròn ở 4 điểm đánh số 3, 6, 9, 12.
_ Mỗi cung chia làm 3 để đủ 12 điểm, ghi các số từ 1 -> 12
_ Dán mặt đồng hồ cân đối vào hình vuông.
c/ Làm kim đồng hồ:
_ Học sinh thực hành
_ Dùng mảnh bìa 2 x 2.5cm, cắt làm 2 mỗi mảnh rộng 0.8cm.
_ Đánh dấu 1 khoảng 4 cm để làm kim phút, 3.5cm làm kim giờ
4- Củng cố:
_ Nhận xét bài làm của học sinh.
5- Dặn dò: (2’)
_ Hoàn thành sản phẩm
_ Chuẩn bị: Tiếp theo
Nhận xét tiết học:
Thứ ba , ngày tháng năm
Tiết 12:
NGỮ PHÁP
CÂU CẦU KHIẾN – DẤU CHẤM CẢM
Giảm tải: Bỏ bài tập 3 (IIA)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết dùng câu để nêu sự việc yêu cầu, sai khiến, đề nghị, đề nghị người khác làm.
2. Kỹ năng: Rèn học sinh biết đặt câu với những từ ngữ nêu ý câu cầu khiến, nói đúng giọng cầu khiến.
3. Thái độ: Yêu quí Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập, bảng phụ
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu hỏi – dấu chấm hỏi.
_ Thế nào là câu hỏi? Cho ví dụ
_ Nêu câu không có từ để hỏi ta căn cứ vào đâu để xác định đó là câu hỏi?
_ Chấm điểm – Nhận xét
3. Bài mới: Câu cầi khiến – dấu chấm cảm
_ Giới thiệu bài: Hôm nay ta tìm hiểu một loại câu mới nữa đó là “câu càu khiến. Dấu chấm cảm” - > ghi tựa (1’)
Hát
_ 1 Học sinh
_ 1 Học sinh
_ Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (6’)
a/ Mục tiêu: Biết về câu cầu khiến
b/ Phương pháp: Đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học:Bảng phụ
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên ghi sẵn ví dụ/ sách giáo khoa vào bảng lớp
_ 2 học sinh cho ví dụ
_ 2 câu trên nêu lên nội dung gì?
_ Nêu việc đòi hỏi người cháu thực hiện
_ Có gì khác câu kể và câu hỏi -> câu cầu khiến.
_ Cuối câu có dấu chấm. Câu yêu cầu người khác thực hiện .
Kết luận: Câu cầu khiến nêu việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác phải làm.
_ Học sinh nhắc lại cho ví dụ.
Hoạt động 2: Rút nghi nhớ (8’)
a/ Mục tiêu: Rút ra ghi nhớ
b/ Phương pháp: Đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Câu cầu khiến có cách dùng từ như thế nào?
_ Dùng để chỉ ý khuyên bảo dòi hỏi hoặc bắt buộc (hãy đừng nên, phải lên, đi)
_ Nêu ví dụ về câu cầu khiến?
_ Học sinh nêu ví dụ.
_ Khi đọc gặp câu cầu khiến ta đọc thế nào?
_ Nhấn giọng ở những chỗ nhằm biểu thị các mức độ đòi hỏi khác nhau.
_ Câu cầu khiến có dấu gì ở cuối câu?
_ Dấu chấm cảm.
Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa
_ 3 học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập (4’)
a/ Mục tiêu: Vận dụng làm đúng các bài tập
b/ Phương pháp: Thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân
d/ Tiến hành:
Bài 1: Đặt câu kể -> câu cầu khiến.
_ Học sinh làm miệng. Thêm các từ cần, phải, nên.
Bài 2: Đặt câu kể -> câu cầu khiến với các từ : hãy, đừng, chớ.
_ Học sinh đặt yêu cầu.
_ Học sinh làm bài vào vở.
_ Nhận xét
Bài 3: Đặt câu kể -> câu cầu khiến có từ: hãy, đừng
_ Học sinh làm vở
4- Củng cố:
_ Đọc ghi nhớ (3 học sinh đọc ghi nhớ)
_ Thi đua: Đặt 1 câu có ý ngăn cấm, khuyên bảo.
5- Dặn dò: (2’)
_ Học thuộc ghi nhớ
_ Chuẩn bị: Câu cảm – Dấu chấm cảm.
Nhận xét tiết học:
Tiết 57:
TOÁN
ĐOẠN THẲNG – ĐƯỜNG THẲNG - TIA
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm khái niệm đoạn thẳng, đường thẳng, tia. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ đường thẳng, đoạn thẳng, tia
3. Thái độ: Yêu thích, say mê toán học
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập.
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra
_ Giáo viên nhận xét bài kiểm tra
_ Thống kê điểm
_ Sửa bài kiểm tra
_ Nhận xét
3. Bài mới: Đoạn thẳng – đường thẳng - tia
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài “Đoạn thẳng, đường thẳng, tia’ -> ghi tựa (1’)
Hát
_ Học sinh lắng nghe
_ Học sinh sửa bài kiểm tra. Nhận xét
Hoạt động 1:Đoạn thẳng
a/ Mục tiêu: Biết đoạn thẳng
b/ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học: Thước, phấn màu
_ Hoạt động cả lớp, cá nhân
d/ Tiến hành:
. Có 2 điểm A và B. Dùng thước nối 2 điểm đó lại ta được đoạn thẳng AB.
_ Học sinh tự vẽ thêm đoạn EF, CD
_ Ta có 2 điểm bất kỳ, dùng thước nối lại -> đoạn thẳng.
_ Học sinh tự cho 2 điểm, tự vẽ
A
B
D
C
+ Cách vẽ: Cho 2 điểm bất kỳ. Nối 2 điểm bằng thước ta được 1 đoạn thẳng; 2 điểm này gọi là đầu mút của đoạn thẳng
_ Học sinh nhắc lại
_ Tìm ví dụ
. Kết luận: Lấy 2 điểm bất kỳ nối 2 điểm đó lại với nhau ta được đoạn thẳng.
Hoạt động 2: Đường thẳng (23’)
a/ Mục tiêu: Biết đường thẳng
b/ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học: Thước, phấn màu
_ Hoạt động cả lớp, cá nhân
d/ Tiến hành:
_ Kéo dài 2 đầu mút của đoạn thẳng về 2 phía ta được đường thẳng
D
C
A
B
_ Học sinh thực hành về đường thẳng trên nháp -> 1 em vẽ trên bảng lớp
+ Cách vẽ: Kéo dài mãi đoạn thẳng, ta được đường thẳng
_ Cho 1 điểm, hãy vẽ 1 nét thẳng qua A -> đường thẳng A.
. Vẽ 1 nét đường thẳng trên mặt phẳng ta được đường thẳng.
A
. Kết luận: Đường thẳng không giới hạn bở 2 đầu mút
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 3 : Tia (23’)
a/ Mục tiêu: Biết về tia
b/ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học: Thước, phấn màu
_ Hoạt động cả lớp, cá nhân
d/ Tiến hành:
_ Có 2 điểm tùy ý, vẽ 1 nét thẳng về 1 phía ta được 1 tia trong đó.
_ Học sinh quan sát
A, B gọi là gốc
x, y gọi là tia. Ax
A
x
A
B
_ Tên gọi 1 thung lũng rộng thuộc tĩnh Lai Châu.
_ Cách vẽ: Từ 1 điểm vẽ 1 nét thẳng về 1 phía thì được 1 tia. Điểm đó làđiểm gốc của tia
_ Học sinh thực hành vẽ tia
. Kết luận: Tia giới hạn 1 đầu
Hoạt động 4 : Luyện tập (14’)
a/ Mục tiêu: Học sinh làm đúng các bài tập
b/ Phương pháp: Luyện tập
c/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
_ Hoạt động cá nhân
d/ Tiến hành:
Bài 1: Cho 4 điểm A, B, C, D vẽ đoạn thẳng AB và CD
_ Nhận xét
_ Học sinh đọc yêu cầu
_ Học sinh tự vẽ
_ 1 em lên bảng làm
Bài 2: Gạch X vào ô sau trả lời đúng
_ Học sinh tự làm
_ 1 em đọc kết quả
_ Giáo viên nhận xét
_ Nhận xét
Bài 3: Điền vào chỗ trống
_ Học sinh tự làm.....1 em đọc kết qủa
_ Nhận xét
_ Nhận xét
Bài 4: Đáng dấu x vào ô
_ Tương tự bài 2
Bài 5: Ghi tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia trong hình vẽ.
_ Giáo viên tổ chức cho 2 dãy lên thi đua
_ Học sinh đọc yêu cầu
_ 2 dãy cữ đại diện lên ghi tên
_ Nhận xét
_ Nhận xét
4- Củng cố:
_ Nêu cách vẽ đoạn thẳng, đường thẳng, tia?
_ Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn thẳng, đường thẳng, tia?
5- Dặn dò: (2’)
_ Học kỹ bài
_ làm bài 4, 5/77
_ Chuẩn bị: Góc vuông, bẹt, nhọn, tù.
Nhận xét tiết học:
Tiết 23:
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CHUYỂN ĐỘNG THÀNH GIÓ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động thành gió. Không khí chuyển động nhanh tạo thành gió mạnh, chuyển động yếu tạo thành gió nhẹ
+ Thảo luận: về vai trò của gió trong thiên nhiên
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thành thạo các thí nghiệm
3. Thái độ: Giáo dục niềm tin vào khoa học
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: 1 chong chóng làm sẵn ở nhà, sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng sức gió của con người
_ Học sinh: 1 chong chóng làm sẵn, sách giáo khoa, tìm hiểu bài
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Không khí cần cho sự truyền âm
_ Nêu ích lợi của âm thanh?
_ Tác hại của âm thanh?
_ Những biện pháp hạn chế tiếng ồn?
_ Nêu bài học
_ Chấm điểm – nhận xét
3. Bài mới: Không khí chuyển động thành gió
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài: “Không khí chuyển động thành gió” (1’)
Hát
_ 1 Học sinh
_ 1 Học sinh
_ 1 Học sinh
_ 1 Học sinh
_ Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
a/ Mục tiêu: Nắm không khí chuyển động thành gió
b/ Phương pháp: Thí nghiệm, vấn đáp
c/ Đồ dùng dạy học: Chong chóng
_ Hoạt động nhóm, cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Vì sao cảm thấy mát?
_ Vì không khí chuyển động tạo thành gió.
_ Giáo được tạo ra bằng cách nào?
_ Cuốn sách mở ra đóng lại đẩy không khí quanh nó chuyển động tạo thành gió.
_ Cho học sinh làm thí nghiệm bằng chong chóng: cho học sinh chạy từ đầu lớp đến cuối lớp tay cầm chong chóng: chạy nhanh, chạy chậm.
_ Học sinh thí nghiệm bằng chong chóng -> nhận xét.
. Kết luận: Không khí chuyển động nhanh -> gió mạnh, chậm -> gió nhẹ
Hoạt động 2: Gió và vai trò của gió (23’)
a/ Mục tiêu: Biết các loại gió và vai trò của gió
b/ Phương pháp: Thảo luận
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh cối xay gió, thuyền buồm
_ Hoạt động nhóm
d/ Tiến hành:
_ Kể tên các loại gió mà em biết?
_ Gió nồm, gió lào, gió heo may
_ Ở địa phương em có những loại gió gì?
_ Gió biển, gió đất
Vai trò của gió
_ Gió có tác dụng gì đối với khí hậu và môi trường?
_ Điều hòa khí hậu, không khí lưu thông, đưa bụi bặm, khí thải
_ Từ ngày xưa người ta lợi dụng sức gió để làm gì?
_ Quay cối, xay bột, máy phát điện.
_ Ngày nay, người ta sử dụng sức gió để làm gì?
. Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa
4- Củng cố:
_ Đọc bài học
_ Kể những ví dụ chứng tỏ không khí chuyển động thành gió
5- Dặn dò: (2’)
_ Học thuộc bài học
_ Chuẩn bị: Bão – Phòng chống bão
Nhận xét tiết học:
Tiết 12:
TẬP VIẾT
BÀI 12
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cấu tạo và cách viết con chữ x, s. viết đúng và hiểu từ, cấu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn học sinh viết đúng mẫu chữ, nhanh, đẹp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên:Chữ mẫu, sách giáo khoa.
_ Học sinh: Bảng con, vở, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Bài 11
_ Học sinh viết bảng con 2 chữ J, Y
_ Nêu cấu tạo và cách viết 2 con chữ J, Y?
_ Giáo viên nhận xét
3. Bài mới: Bài 12
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tập viết bài S, X
-> Giáo viên ghi tựa (1’)
Hát
_ Học sinh viết bảng con, 2 học sinh viết bảng trên lớp
_ Học sinh nêu.
_ Nhận xét
_ Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: Quan sát mẫu (5’)
a/ Mục tiêu: Nắm mẫu chữ
b/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu, thước
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên treo mẫu chữ
_ Học sinh quan sát
_ Con chữ S, X nằm trong khung hình gì?
_ Khung hình chữ nhật
_ Chữ S gồm mấy nét?
_ 2 nét: Nét cong trái nối liền với nét cong phải.
_ Chữ X gồm mấy nét?
_ 2 nét: nét xiên trái, hơi cong 2 đầu, nét xiên phải.
Kết luận: Chữ S gồm 2 nét, chữ X gồm 2 nét
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết (8’)
a/ Mục tiêu: Biết viết con chữ S, X
b/ Phương pháp: giảng giải
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Sa Pa ?
_ Tên 1 nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Lào Cai.
_ Đồng Xuân?
_ Tên 1 chợ ở Hà Nội
Kết luận: Hiều từ ứng dụng
_ Hẫng đột ngột.
Hoạt động 3: Viết bài vào vở (15’)
a/ Mục tiêu: Viết đúng, đẹp, cả bài
b/ Phương pháp: Thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng dòng, vào vở
4- Củng cố:
_ Cho học sinh nêu lại cấu tạo cho chữ S, X
_ Đại diện các tổ thi viết chữ đẹp.
5- Dặn dò: (2’)
_ Tập viết thêm ở nhà
_ Chuẩn bị bài 13
Nhận xét tiết học:
Tiết 23:
THỂ DỤC
BÀI 23
( GIÁO VIÊN BỘ MÔN )
SINH HỌAT TẬP THỂ
Tiết 24: Thứ tư, ngày tháng năm
TẬP ĐỌC
ÂM THANH THÀNH PHỐ
Tô Ngọc Hiến
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc như hướng dẫn sách giáo khoa.
2. Kỹ năng: Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hướng.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, nội dung thảo luận.
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Đi Máy bay Hà Nội – Điện Biên
_ Học sinh đọc bài, trà lời câu hỏi/sách giáo khoa
_ Nêu đại ý.
_ Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi tựa
Hát
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Đọc mẫu
b/ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1, tóm ý
_ 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm tìm từ khó đọc, khó hiểu gạch chân
Hoạt động 2: (25’)
a/ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài, đọc đúng giọng
b/ Phương pháp: Thảo luận, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học: Phiếu in câu
d/ Tiến hành:
_ Đoạn 1: “Đầu...Thành phố”
_ Học sinh đọc
_ Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả các loại âm thanh khác nhau.
_ Lách cách, lanh canh, loảng xoảng, rên rĩ ầm ầm
_ Các từ loảng xoảng, rền rĩ, thét lên dủng có chính xác không? Vì sao?
_ chưa chính xác vì loảng xoảng (xích sắt, bát đĩa) rền rĩ (còi tàu) thét (nêu rất to biểu thị sự căm giận)
_ Qua những âm thanh đó cho thấy cuộc sống ở những đô thị lớn ra sao?
-> Ý 1: Âm thanh náo nhiệt của thành phố.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
_ Học sinh luyện đọc đoạn 1 từ 5 – 6 em.
_ Đoạn 2: Còn lại
_ Học sinh đọc
+ Ngược với âm thanh náo nhiệt của thành phố thì có tiếng đàn viôlông và tiếng hát của các ca sĩ ra sao?
_ Êm dịu, trầm bỗng rất thơ mộng, làm cho đầu ốc bớt căng thẳng.
_ Vì sao về thủ đô Hải có thể ngồi hàng giờ nghe nhạc Bít – Tô – Vơn?
_ Vì âm thanh nghe dễ chịu và làm cho đầu óc bớt căng thẳng
_ Bít – Tô – Vơn?
_ Nhạc sĩ nổi tiếng người Đức thế kỷ 18 – 19
_ Ý 2: sự say mê âm nhạc của Hải
_ Giáo viên đọc lần 2
_ Học sinh luyện đọc đoạn 2 từ 5 – 7em
Đại ý: Cảnh ồn ào, nhộn nhịp của thành phố thủ đô xen vào đó là những âm thanh trầm bỗng, du dương của tiếng đàn, tiếng hát.
4- Củng cố:
_ Học sinh đọc diễn cảm cả bài
_ Kể 1 số âm thanh trong trường
5- Dặn dò: (2’)
_ Đọc lại bài + TLCH
_ Học đại ý
_ Chuẩn bị:Buổi sáng ở Hòn Gai
Nhận xét tiết học:………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 58:
TOÁN
GÓC VUÔNG, BẸT, NHỌN, TÙ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết vẽvà nhận biết được góc vuông, bẹt, nhọn, tù. Nắm được mối quan hệ giữa các góc
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng ê ke, vẽ đúng chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tíh chính xác, khoa học
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập, thước, ê ke
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập, tìm hiểu bài, thước, ê ke.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
_ Thế nào là đoạn thẳng, đường thẳng, tia?
_ Nêu cách vẽ?
_ Sửa bài tập 4,5/77
_ chấm điểm – nhận xét
3. Bài mới: Góc vuông, bẹt, nhọn, tù.
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về: “Góc vuông, bẹt, nhọn, tù” -> ghi tựa (1’)
Hát
_ 1 Học sinh
_ 2 học sinh sửa bài trên bảng.
Hoạt động 1:
a/ Mục tiêu: Biết về ê ke
b/ Phương pháp: Đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học: Phấn màu, ê ke, thước
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên giới thiệu: ê ke
Hỏi: Thước có hình gì?
_ Tam giác
_ Những góc của ta giác này như thế nào?
_ 2 góc nhọn, 1 góc vuông
Kết luận: dùng ê ke để vẽ, kiểm tra góc vuông.
Hoạt động 2: Các góc (12’)
a/ Mục tiêu: Nắm các loại góc
b/ Phương pháp: Đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cả lớp.
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên dùng ê ke vẽ góc vuông lên bảng. Hướg dẫn điểm 0 đặt trùng điểm góc vuông, 2 cạnh trùng với ê ke.
_ Học sinh dùng thướckẽ vào bảng con
B
O
A
_ Góc vuông 900
* Lưu ý: các viết góc bao giờ cũng ở giữa.
Góc AOB = 900
_ Giáo viên vẽ thêm 1 cạnh như hình vẽ
A
B
O
Góc bẹt
_ Học sinh vẽ bảng con để nhận biết góc.
_ Góc bẹt = 2 góc vuông
_ Học sinh nhắc lại
_ Tiếp tục cho học sinh vẽ góc vuông.
_ Giáo viên vẽ thêm 1 cạnh như hình vẽ -> góc nhọn.
_ So với góc nhọn thì góc vuông như thế nào? Góc bẹt như thế nào?
_ Giáo viên vẽ thêm 1 cạnh như hình vẽ
_ Học sinh vẽ
A
B
O
Góc nhọn
_ Góc nhọn < góc vuông
_ Góc nhọn < góc bẹt
B
A
Góc tù
_ Học sinh vẽ
_ So với góc vuông thì góc tù như thế nào? Góc bẹt như thế nào?
_ Giáo viên: Mỗi góc đều có mấy đỉnh, mấy cạnh?
_ Vuông < tù < bẹt
_ 1 đỉnh, 2 cạnh
_ Giáo viên vẽ 1 sốh ình ghi lên bảng
_ Học sinh ghi tên góc
Kết luận: Góc nhọn < vuông < tù < bẹt.
Góc bẹt = 2 góc vuông
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện tập (14’)
a/ Mục tiêu: Vận dụng làm đúng các bài at65p
b/ Phương pháp: Thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân.
d/ Tiến hành:
Bài 1: ghi tên góc ở phía dưới hình vẽ.
_ Học sinh làm bài...vài em vẽ lên bảng, đọc tên góc.
Bài 2: Mỗi hìn hvẽ dưới có những loại góc nào?
_ Học sinh đọc yêu cầu...điền tên góc.
_ Học sinh đọc yêu cầu..điền tên góc (dùng ê ke để đo góc).
Bài 3: Hãy vẽ các hình tam giác
_ 1 học sinh lên bảng vẽcả lớp vẽ vào vở
Bài 4 : Điền vào chỗ trống
_ Học sinh tự điền...1 em đọc kết quả
4- Củng cố:
_ So sánh góc vuông với các góc khác
_ 1 học sinh
_ Thiađua: gáo viên vẽ 1 số góc lên bảng, học sinh nhận dạng
_ 2 dãy cử đại diện lên bảng thi đua
5- Dặn dò: (2’)
_ Học thuộc bài
_ Làm bài 3,4,5/79/80
_ Chuẩn bị: Hình chữ nhật.
Nhận xét tiết học:
Tiết 12:
SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
TỐNG LẦN II (1075 – 1077)
Giảm tải:
Ghi nhớ sửa lại Nhân dân ta dưới thời nhà Lý, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, đã giữ gìn được nền độc lập của dân tộc trước sự xâm lược của nhà Tống.
Câu 1 sửa lại: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
Câu 2 bỏ:
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh thấy được sự chỉ huy tài tình, khéo léo của Lý Thường Kiệt đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống, giữ vững nền độc lập của dân tộc
2. Kỹ năng: Mô tả cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
3. Thái độ: Tự hào về cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến Sông Cầu của quân dân thời Lý.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Thuộc và giải thích được bài thơ thần của Lý Thường Kiệt. _ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Chùa thời Lý.
_ Học sinh đọc bài, TLCH/ SGK.
_ Giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài:
Hát
Hoạt động 1: Cuộc tiến công đất Tống của Lý Thường Kiệt.
a/ Mục tiêu: Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt
b/ Phương pháp: Vấn đáp
_ Hoạt động cả lớp
_ Hoạt động cả lớp
c/ Tiến hành:
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc “Từ đầu .....rút về”.
Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
_ Vì sao Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc.... mũi nhọn của giặc”
_ Học sinh đọc
Lý Thường Kiệt
_ Nhằm chặn trước hiểm hoạ tạo nên những bất ngờ cho địch.
* Kết luận: Chặn âm mưu xâm lược – Lý Thường Kiệt chủ động đánh Tống lần 2.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Diễn biến (10’)
a/ Mục tiêu: Nắm diễn biến cuộc kháng chiến.
b/ Phương pháp: Thảo luận
_ Hoạt động nhóm
d/ Tiến hành:
_ Quân Tống kéo sang nước ta như thế nào ?
_ Lúc đó phòng tuyến của ta như thế nào ?
_ Quân ta giao chiến với địch như thế noà ?
_ 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn quân
_ Tất cả đều bị phá vỡ
_ Rất quyết liệt, tưởng chừng phòng tuyến Sông Cầu bị phá vỡ.
_ Đúng lúc đó, hiện tượng gì xảy ra ?
_ Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt Xuất hiện.
+ Kết luận: Cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt, bài thơ thần xuất hiện.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Kết quả(8’)
a/ Mục tiêu: Nắm kết quả cuộc kháng chiến.
b/ Phương pháp: Thảo luận
_ Hoạt động nhóm
d/ Tiến hành:
_ Sau chiến thắng ở phòng tuyến (sông) Sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì đối với kẻ thù ? Chủ trương đó có lợi gì cho dân tộc ?
_ Chủ động giảng hoà mở đường thoát thân cho giặc Quách Quỳ vội vàng nhận giảng hòa. Đường lối đó tránh cho 2 dân tộc khỏi nạn binh đao.
* Kết luận: Nước Đại Việt giữ trọn nền độc lập.
_ Học sinh nhắc lại.
4- Củng cố: (4’)
_ Đọc ghi nhớ ? SGK
Thuật lại diễn biến c uộc kháng chiến ?
_ 3 học sinh đọc
_ 2 nhóm cử đại diện thi kể
5- Dặn dò: (2’)
_ Học thuộc ghi nhớ
_ Chuẩn bị: Nhà Trần thành lập
Nhận xét tiết học:
Tiết 12:
MỸ THUẬT
VẼ QỦA CÓ DẠNG HÌNH CẦU
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN )
Tiết 12: ĐẠO ĐỨC
GẦN GŨI GIÚP ĐỠ THẦY CÔ GIÁO (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh tự kể lại những việc làm được thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ thầy, cô giáo.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh thói quen luôn chăm sóc, giúp đỡ thầy, cô giáo.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tương trợ
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: 1 số tình huống
_ Học sinh: Sách giáo khoa, tìm hiểu bài, tập xử lý tình huống
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) gần gũi, giúp đỡ thầy, cô giáo (Tiết 1)
_ Vì sao phải giúp đỡ thầy, cô giáo?
_ Ghi nhớ.
_ Nhận xét
3. Bài mới: ( Tiết 2)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài “Thực hành : Gần gũi, giúp đỡ thầy, cô giáo” (1’)
Hát
_ 1 Học sinh
_ 3 Học sinh
Hoạt động 1: Ôn nội dung (5’)
a/ Mục tiêu: Học sinh khắc sâu kiến thức đã học
b/ Phương pháp: Đàm thoại
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên cho học sinh kể những việc làm thểh iện việc giúp đỡ thầy, cô?
_ Đọc lại ghi nhớ
_ Học sinh nêu
Kết luận: Nên giúp đỡ, gần gũi thầy, cô giáo
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 2: Nêu và xử lý tính huống (23’)
a/ Mục tiêu: Biết cách xử lý các tình huống
b/ Phương pháp: Thảo luận
c/ Đồ dùng dạy học: Phiếu luyện tập
_ Hoạt động nhóm
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên nêu các tình huống.
_ Học sinh giải quyết các tình huống theo nhóm đại diện các nhóm trình bày.
1/ Trống báo vào lớp thì cô Hiệu phó xuống thông báo cô giáo bị ốm. Các em được nghỉ học buổi học hôm nay. Cô hiệu phó vừa bước ra khỏi lớp thì Toàn và Đại vỗ tay reo to: “Được nghỉ học rồi, thích quá!” Em có đồng ý với thái độ của 2 bạn không? Vì sao?
_ Không vì như vậy là không thương cô, không tôn trọng cô đã vất vả dạy mình -> Buồn vị cô bị ốm, bị mất bài
2/ Trong lớp, có mấy bạn xì xào nói chuyện. Điều đó không những làm cô giáo không vui mà còn ảnh hưởng xấu đến các bạn xung quanh. Em đã làm gì để giúp đỡ cô giáo? Vì sao em làm như vậy?
_ Vì khi giảng bài, cô cần yên tĩnh để lớp hiểu bài,..
3/ Ở lớp 4B thầy giáo gặp hoàn cảnh khó khăn. Con của thầy bị bệnh, vợ thầy lại đi công tác xa. Nếu là học sinh lớp đó, biết hoàn cảnh thầy, em sẽ làm gì?
_ Đến nhà phụ thầy chăm sóc em bé.
_ Nói ba mẹgiúp
_ Hỏi thăm
Kết luận: Luông động viên giúp đỡ thầy cô
_ Học sinh nhắc lại
4- Củng cố:
_ Kể 1 số việc em đã làm hoặc 1 số tấm gương của các bạn thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ thầy cô mà em biết.
_ GDTT: Luôn luôn gần gũi, giúp đỡ thầy, cô giáo
5- Dặn dò: (2’)
_ Học thuộc ghi nhớ, làm theo điều đã học
_ Chuẩn bị: Giữ lời hứa
Nhận xét tiết học:
HÁT
( GIÁO VIÊN BỘ MÔN )
Thứ năm , ngày tháng năm
Tiết 12: TỪ NGỮ
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố, mở rộng, vận dụng vốn từ học trong 5 bài để nhớ lại từ mình đã học. Mở thêm cho học sinh 1 số từ ngữ thuộc chủ đề trên
2. Kỹ năng: Rèn học sinh sử dụng từ đúng
3. Thái độ: Giáo dục yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, nội dung ôn.
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Việt Bắc
_ Học sinh đọc phần từ ngữ, trả lời câu hỏi/sách giáo khoa
_ Sửa bài tập về nhà
_ Giáo viên nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: Luyện tập (5’)
a/ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức vừa ôn
b/ Phương pháp: Luyện tập
c/ Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh Việt Bắc
_ Hoạt động cá nhân.
d/ Tiến hành: Thực hành
Bài 1: Đặt câu: um tùm, xum xuê
_ Học sinh đặt câu tùy ý
Bài : Tìm thêm những từ chỉ sự vật cùng loại
_ Học sinh làm vở
Núi: đồi, gò, đống, cồn
Hồ: ao, sông, suối.
Hang: động, hốc, lỗ
Bài 3: ghép từ:
_ Học sinh làm vở
+ Hàng cây
+ Dãy núi
Bài 4: Tìm từ chỉ màu sắc ghép với ngắt, ối, biếc.
_ Tìm ngắt, xanh ngắt
_ Đỏ ối, vàng ối
Đặt câu
_ xanh biết
_ Học sinh tự đặt câu
Bài 5: Điền từ:
_ Giáo viên đọc từng câu – Học sinh điền từ
Câu 1: Hồ, gương
Câu 2: Tiếng, gió.
Câu 3: mây, núi, thuyền, chèo.
Câu 4: đồ, xanh, hồ, ngọc.
4- Củng cố:
_ Phân biệt gò, cồn, đồi?
_ Đọc phần điền từ.
_ Chấm vỡ – nhận xét.
5- Dặn dò: (2’)
_ Làm bài tập.
_ Họs sinh bài
_ Chuẩn bị: Vùng mỏ
Nhận xét tiết học:
Tiết59:
TOÁN
HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm, cạnh, góc, hình chữ nhật.
2. Kỹ năng: Biết cách vẽ hình chữ nhật. Nhận ra hình chữ nah65t là hình có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: sách giáo khoa, hình chữ nhật to.
_ Học sinh: Sách giáo khoa + vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Góc vuông, bẹt, nhọn, tù.
_ Học sinh so sánh các loại góc
_ So sáh các góc với góc vuông.
_ Xác định các góc
_ Sửa bài tập về nhà
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi tựa
Hát
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Đặc điểm của hình chữ nhật
b/ Phương pháp: Vấn đáp
c/ Đồ dùng dạy học:Hình chữ nhật, ê ke, thước, phấn màu.
_ hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên vẽ hình lên bảng
_ Học sinh dùng ê ke kiểm tra các cạnh góc vuông
_ Khi đo chúng ta có nhận xét gì về các cạnh của nó?
_ Có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau
_ Khi đo chúng ta có nhận xét gì về các cạnh của nó?
_ Các góc của hình chữ nhật như thế nào?
_ 4 góc đều là góc vuông
_ Giáo viên vẽ thêm hình ê ke để học sinh nhận xét
_ Học sinh vẽ góc vuông
_ Giáo viên kết luận
_ Học sinh nhắc lại.
_ Giáo viên vẽ thêm 3 hình tứ giác lên bảng
_ Học sinh xácc định hình chữ nhật
Hoạt động 2: Luyện tập (20’)
a/ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức vừa học
b/ Phương pháp: Thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân
d/ Tiến hành:
Bài 1: Ví dụ
Bài 2: Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô
Bài 3: Hình vẽ bên có 3 góc vuông. Sau đó góc còn lại rồi đánnh x vào ô trả lời đúng.
_ Học sinh tự giác
4- Củng cố:
_ Nêu đặc điểm hình chữ nhật.
_ Tìm các vật có hình chữ nhật trong lớp.
_ Chấm vở nhận xét.
5- Dặn dò: (2’)
_ làm bài 5/81
_ Chuẩn bị: hình vuông.
Nhận xét tiết học:
Tiết 12:
SỨC KHỎE
BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết chức năng chủ yếu của cơ quan hô hấp là lấy O2 từ ngoài vào phổi và thải ra khí cacbônic (CO2)
2. Kỹ năng: Nguyên nhân và các đề phòng 1 số bệnh hô hấp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết giữ gìn sức khoẻ
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Tranh phóng to H35, 36/sách giáo khoa, H1/SGK 3
_ Học sinh: Ôn lạ bài 1, 2/SGK 3.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Bệnh ngoài da
_ Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi/sách giáo khoa.
_ Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi tựa
Hát
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Các cơ quan hô hấp
b/ Phương pháp: Thảo luận, trực quan
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh
_ Nhóm
_ Giáo viên treo tranh
_ Nêu cấu tạo sơ lược của cơ quan hô hấp?
_ Học sinh quan sát.
_ 2 lá phổi, mũi họng, khí quản, phế quản.
_ Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
_ Đưa O2 bên ngoài vào phổ và dẫn CO2 từ phổi ra ngoài.
_ Kể tên 1 số bệnh hô hấp thường mắc phải ở trẻ em
_ Lao phổi, viêm phổi, viêm họng, ho gà, sởi, bạch hầu.
Hoạt động 2:
a/ Mục tiêu: Nguyên nhân và cách đề phòng
b/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh cơ quan hô hấp
_ Hoạt động nhóm, cá nhân
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên treo tranh H35
_ Học sinh quan sát
_ Giáo viên lưu ý 1 số nguyên nhân gây bệnh (sách giáo khoa)
_ Học sinh nghe.
_ Vì sao người ta gọi bệnh lao phổi là bệnh hô hấp?
_ Bệnh lây qua đường hô hấp
_ Tại sao nói bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm?
_ Vì bệnh này lây sang nhiều người.
_ Bệnh lao phổi có chữa được không?
_ Có thể chữa được
* Cách đề phòng.
_ Giáo viên treo tranh H36
_ Học sinh quan sát
_ Muốn đề phòng bệnh hô hấp ta phải làm gì?
+ Giữ vệ sinh nhà cửa
+ Ăn uống đủ dinh dưỡng
+ Vệ sinh cá nhân tốt
* Kết luận: ghi nhớ sách giáo khoa
4- Củng cố:
_ Học sinh ghi nhớ sách giáo khoa
5- Dặn dò: (2’)
_ Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa
_ CB: Ôn tập
Nhận xét tiết học:
Tiết 12:
CHÍNH TẢ (SO SÁNH)
PHÂN BIỆT D, R, GI
BÀI VIẾT: CÓ MỘT CHÚ CHIM SÂU
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh viết đúng chính tả đoạb “có chim sâu”
2. Kỹ năng: So sánh phân biệt để viết đúng những tiếng có phụ âm đầu viết R, d, gi
3. Thái độ: Viết đúng kiểu chữ, sạch, đẹp, nhanh.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng so sánh.
_ Học sinh: sách giáo khoa, vở, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Đường đi Sapa
_ Học sinh viết bảng con từ còn sai
_ Nhận xét vở
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi tựa
Hát
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Đọc mẫu
b/ Phương pháp:
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1
_ 1 học sinh khá đọc
_ Cả lớp đọc thầm, gạch chân từ khó.
Hoạt động 2: (12’)
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu bài lập bảng so sánh
b/ Phương pháp: Vấn đáp, thực hành.
c/ Đồ dùng dạy học: Tranh ở sách giáo khoa
_ Hoạt động á nhân, cả lớp.
d/ Tiến hành:
_ vì sao buổi sáng thức dậy chim sâu lại ngỡ ngàng?
_ Vì thấy trước tổ rung rinh 1 cành hoa mận trắng xinh, bông trắng giản dị, hiền lành mà ngời sáng cả bầu trời đông còn giá lạnh.
_ Tìm trong bài những tiếng có phụ âm đầu viết r, d , gi
_ r : rung rinh, rét, rì rào.
_ d: di.
_ gi: giật, giấc, giản.
Bảng so sánh:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh như sách giáo khoa
_ Học sinh đọc bảng so sánh
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa 1 số từ ngữ.
_ Giáo viên yêu cầu học sinhnêu từ khó: giật, giá, giấc, dị, rung rinh, rét, rì rào.
_ Học sinh phân tích từ -> viết bảng con.
Hoạt động 3: Viết bài chính tả vào vở (13’)
a/ Mục tiêu: Rèn viết đẹp, đúng
b/ Phương pháp: Thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân.
d/ Tiến hành:
_ Giáo viên đọc từng câu -> cả bài
_ Học sinh viết vở
_ Hướng vdẫn học sinh sửa lỗi
_ Học sinh sữa lỗi.
4- Củng cố:
_ Luyện tập
_ Giáo viên nhận xét
_ Học sinh đọc lại bản so sánh
5- Dặn dò: (2’)
_ Viết lại từ còn sai
_ Chuẩn bị: “ Buổi sáng ở Hòn gai”
Nhận xét tiết học:
Tiết 24:
THỂ DỤC
BÀI 24
( GIÁO VIÊN BỘ MÔN )
Tiết 24:
KỸ THUẬT
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TT)
I/ Mục tiêu: Như tiết 1
II/ Chuẩn bị: Như tiết 1
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Làm đồng hồ để bàn
_ Nhận xét các bộ phận làm ở tiết trước
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (25’)
a/ Mục tiêu: Làm hoàn thành sản phẩm
b/ Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
c/ Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ
_ Hoạt động cả lớp
_ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy dụng cụ, vật liệu và các bộ phận đã hoàn thành để thực hành
_ Học sinh theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
_ Thực hiện thao tác làm chân đế đồng hồ và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
_ lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm trước hết cần dán mặt đồng hồ -> dán thành hộp, gắn kim và cuối cùng găn chân đế giá đỡ đồng hồ.
_ Học sinh hoàn thành sản phẩm.
4- Củng cố:
_ Chấm sản phẩm – nhận xét
5- Dặn dò: (2’)
_ Chuẩn bị: làm đồng hồ để bàn (tt)
Nhận xét tiết học:
Tiết 12: Thứ sáu ngày tháng năm
TẬP LÀM VĂN
TẢ LOÀI VẬT (Lập dàn bài)
Đề: Hãy tả 1 con gà trống, em từng chăm sóc (hoặc đã quan sát ở 1 nơi nào đó)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa vào kết quả quan sát và tìm ý, lựa chọn sắp xếp ý cho dàn bài tả loài vật.
2. Kỹ năng: Rè học sinh kĩ năng làm dài bài (theo đề bài cụ thể).
3. Thái độ: Quan sát tốt, sắp xếp ý.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, dàn bài mẫu.
_ Học sinh: sách giáo khoa, vở rèn kỹ năng, TLV
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Tả loài vật (QST Ý)
_ Cho học sinh đọc lại phần quan sát của mình
_ Học sinh ghi nhớ.
-> Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu đề
b/ Phương pháp: Vấn đáp
c/ Tiến hành:
_ Giáo viên ghi đề lên bảng
_ hoạt động cả lớp
_ Học sinh hiểu như tiết trước.
Hoạt động 2: (25’)
a/ Mục tiêu: Lập dàn bài.
b/ Phương pháp: Thảo luận, Vấn đáp.
_ Hoạt động nhóm.
c/ Tiến hành:
_ Ở phần mở bài ta cần nêu những vấn đề gì ?
I/ Mở bài:
_ Giới thiệu con vật sẽ tả: con gà trống.
_ Con gà đó ở đâu ?
_ Vào lúc nào ?
_ Ở nhà em.
_ Đến chuồng gà hay lúc cho gà ăn, thấy ngoài sân.
=> Giáo viên chốt ý ghi bảng
_ Học sinh nêu 1 vài ví dụ cụ thể.
a. Tả bên ngoài:
_ Gà nuôi được bao lâu ?
_ Em chăm sóc nó từ lúc nào?
_ Con vật lớn bằng chừng nào ?
_Cao bao nhiêu.
_ Nhìn dáng vẻ bên ngoài ra sao ?
_ Màu lông của nó như thế nào ?
II/ Thân bài:
_ Tả bao quát
2, 3 tháng
_ Khi còn nhỏ.
_ Nặng 1,2 hay 3 kg.
_ Khoảng 20 cm
_ Oai vệ và rực rỡ
_ Sặc sỡ, nhạt, nâu, vàng, trắng.
_ Lông đầu ?
_ Như những sợi tơ óng ánh nhiều màu sắc rủ xuống cổ rất đẹp.
_ Cánh ra sao ?
_ Màu đỏ hay nâu.
_ Cho vài học sinh tả bao quát
_ Học sinh nhận xét – sửa bài.
b/ Tả chi tiết:
_ Đầu, mỏ, mắt, cổ ra sao ?
_ Đầu: mào dày đỏ chói hoặc tía.
_ Mỏ dài, sắc, nhọn, màu vàng hơi quặt xuống.
_ Mắt: Tròn nâu, đen, tinh anh, nhìn ngang nhìn ngữa.
_ Cổ: dài, vươn cao.
_ Bộ lông ra sao ?
_ Lông cánh, cổ, đuôi (dài, cong vút).
_ Chân ra sao
Cao, rắn chắc, có vảy sừng, cựa dài hay mới nhú, móng nhọn sắc.
C/ Thói quen sinh hoạt
_ Tiếng gáy, lúc ăn, lúc uống, đối với các con vật khác.
III/ Kết luận
_ Ở phần kết luận cần nêu những vấn đề gì ?
_ Nêu cảm nghĩ của mình đối với gà.
_ Cách chăm sóc của em như thế nào ?
-> Học sinh nêu dàn bài -> học sinh nhận xét, bổ sung.
4- Củng cố: (4’)
_ Học sinh dàn bài chung
_ Học sinh nêu dàn bài chi tiết.
_ Học sinh trình bày miệng, phần kết luận.
5- Dặn Dò: (1’)
_ Học thuộc dàn bài chung + chi tiết.
_ Chuẩn bị: Bài miệng
Nhận xét tiết học:
Tiết 60:
TOÁN
HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của cạnh, góc vuông.
2. Kỹ năng: Nhận dạng được các vật có hình vuông, biết hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc vuông.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Sách giáo khoa, thước êke
_ Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) HCN
_ Nêu đặc điểm của HCN
_ Nêu đặc điểm các góc HCN
_ Sửa bài tập
-> Giáo viên nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: Hình vuông
Hát
1 học sinh
1 học sinh
1 học sinh
Hoạt động 1: (10’)
a/ Mục tiêu: Đặc điểm hình vuông
b/ Phương pháp: trực quan, thảo luận
c/ Tiến hành:
_ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy mỗi em 1 viên gạch, cây bông, men
_ Hoạt động nhóm
_ Học sinh quan sát, đo độ dài của các cạnh viên gạch, -> Nhận xét -> 4 cạnh bằng nhau.
_ các nhóm tiếp tục dùng êke kiểm tra các góc -> hình vuông có 4 góc vuông.
_ Hãy tìm các vật có dạng hình vuông trong lớp
_ Giáo viên có thể cho học sinh thực hành đo các cạnh, các góc, có thể dùng thước đo để làm quen. _> giáov iên chốt ý.
_ Học sinh tìm ví dụ
_ học sinh thực hành đo.
Hoạt động 2: (20’)
a/ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức vừa học.
b/ Phương pháp: Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân
C/ Tiến hành:
_ Bài 1: nhìn hình vẽ, viết tên hình vào ô
_ Học sinh làm, đọc bài làm.
_ Bài 2: Gách x vào ô sau câu nói đúng dưới đây.
A
M
B
Q
O
P
D
N
C
_ Bài 4: viết thêm vào chỗ chấm cho đúng và đủ ý.
_ Khái niệm HCN, hình vuông
4/ Củng cố: (4’)
_ Nêu đặc điểm của hình vuông.
_ Tìm vật có hình vuông.
_ Chấm vở, nhận xét.
5/ Dặn dò (1’)
_ làm bài 5/83
_ CB: hai đường thẳng vuông góc
_ Nhận xét tiết học.
Nhận xét tiết học:
Tiết 24:
Khoa
BÃO – PHÒNG CHỐNG BÃO
Bổ sung câu hỏi
Căn cứ vào đâu để người ta chia gió thành 12 cấp.
Cần làm gì để hạn chế thiệt hại do bão gây ra ?
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được tác hại của giông bão đối với mùa màng, nhà cửa và con người.
2. Kỹ năng:Nắm được cách phòng chống bão.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có lòng nhân ái đối vói những đồng bào nơi thường có bão xảy ra.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Tranh vẽ các cấp gió từ 0 – 12, các số lượng thiệt hại do bão gây ra.
_ Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) không khí chuyển động tạo thành gió (4’)
_ Học sinh đọc bài + TLCH (SGK)
-> Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Bão – phòng chống bão
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (10’)
a/ Mục tiêu: các cấp gió
b/ Phương pháp: Vấn đáp
c/ Tiến hành:
_ Căn cứ vào đâu người ta chia gió thành 12 cấp
_ Hoạt động cả lớp
_ Căn cứ vào tác động của gió lên cây cối, nhà cửa, người ta chia gió thành 12 cấp.
_ học sinh mô tả tác động của từng cấp gió
-> Giáo viên giới thiệu các cấp gió theo sách giáo khoa
Hoạt động 2: (20’)
a/ Mục tiêu: Thiệt hại do bão và cách phòng chống.
b/ Phương pháp: Thảo luận
_ Hoạt động nhóm.
_ Dông, dốc, bão giống và và khác nhau như thế nào.
_ Kể những thiệt hại do dông gây ra.
_ Học sinh phân biệt
_ Làm gãy, đổ cây cối nhỏ, nhà cửa bị hư hại nhẹ.
_ Kể những thiệt hại do lôc gây ra ?
_ Có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy đỗ cây.
_ Kể những thiệt hại do bão gây ra ?
_ Thiệt hại nhà cửa, mùa màng, gây ra tai nạn cho máy bay, tàu thuyền.
_ Giáo viên giảng khái niệm dông, bảo, lốc => Liên hệ thực tế.
+ Phòng chống bão
_ cần làm gì để hạn chế thiệt hại do bão gây ra ?
_ Cần có đội phòng chống bão để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
_ Kết luận: Bài học sách giáo khoa.
4- Củng cố: (4’)
_ Học sinh đọc ghi nhớ – sách giáo khoa.
_ Mô tả tác động của từng cấp gió
_ Nêu những thiệt hại do dông, bão, lốc gây ra ?
_ Cáhc đề phòng
5- Dặn Dò: (1’)
_ học bài, TLCH / SGK
_ CB: Bảo vệ bầu không khí trong lành
Nhận xét tiết học:
Tiết 12:
KỂ CHUYỆN
A – LI – Ô - SA
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hướng dẫn học sinh kể lại mẫu chuyển về thời thơ ấu của nhà văn Liên Xô Mác – Xim – Gorki. Cậu bé Ali – ôsa ham đọc sách và tìm sách để đọc, bị chủ đánh, cậu không bận tâm đến việc khiếu nại chỉ xin được tiếp tục đọc sách khi rỗi việc.
Kỹ năng: Rèn luyện học sinh kể chuyện mạch lạc.
Thái độ: Giáo dục học sinh vượt qua nghịch cảnh, say mê đọc sách để tích luỹ nhiều kiến thức.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Thuộc câu chuyện, tranh minh hoạ
_ Học sinh: Sách giáo khoa
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Những chú bé không chết
_ Học sinh kể lại chuyện
_ Nêu ý nghĩa
_ Giáo viên nhận xét - > Ghi điểm
3. Bài mới: A – li – ô – sa
+ Giới thiệu – ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (10’)
a/ Mục tiêu: Kể chuyện
b/ Phương pháp: kể chuyện
c/ Tiến hành:
_ Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện và hình minh hoạ
_ Hoạt động lớp
_ Học sinh nắm và đọc lại truyện.
Hoạt động 2: (20’) TÌm hiểu truyện
a/ Mục tiêu: Hiểu nội dung truyện
b/ Phương pháp: Thảo luận
_ Hoạt động nhóm
C/ Tiến hành:
_ Giáo viên kể đoạn 1
_ Đoạn 1: cuộc sống cực khổ và lòng ham thích đọc sách của Ali – ô sa.
_ hoàn cảnh của Ali – ôsa đáng thương như thế nào ?
_ Cha chết sớm, mẹ đi lấy chồng, Aliôsa sống với ông ngoại. Ông bà ngoại rất nghèo nên Aliôsa đi phục bán hàng.
_ Do đâu Aliôsa mượn được sách ?
_ Khi đưa 1 em bé bị lạc về nhà mẹ em bé cho cậu mượn 1 quyển sách.
_ Chú bé say sưa đọc quyển sách đó như thế nào ?
_ Đọc ở bếp, cửa sổ, dưới ánh trăng.
_ Chuyện gì xảy ra khi mọi người phát hiện chú đọc sách.
_ Sau đó chú còn đọc sách nữa không ?
_ Bị mọi người nghiêm khắc tra hỏi.
_ Nhờ sự nhanh trí của cha cố chú mới giữ lại sách
_ Giáo viên kể đoạn 2:
_ Đoạn 2: Trận đòn bất ngờ ngày chủ nhật.
_ Vì sao Aliôsa bị đánh đòn
_ Đun nước làm hỏng chiếc ấm xa-mô-va em nhà chủ
_ Mụchủ đánh chú như thế nào ?
_ Đánh chú 1 trận nên thân, cậu chủ phải chở chú đi viện.
_ Chuyện gì xảy ra ở bệnh viện
_ Bác sĩ không rút được dăm ra khỏi lưng chú và khuyên chú làm đơn khiếu nại. Nhưng chú đề nghị họ chửa trị cho nha.
_ Chú đưa ra nguyện vọng gì ?
_ Được đọc sách khi rỗi việc mà thôi
_ Chú có được chấp nhận không ?
_ Mọi người nghĩ về chú như thế nào ?
_ Gia đình chủ đã đồng ý.
_ Đón chú về vì chú tốt bụng
_ học sinh kể chuyện từng đoạn theo gợi ý -> Cả câu chuyện.
4/ Củng cố: (4’)
_ Đọc xong câu chuyện em có cảm nghĩ ?
-> Rút ra ý nghĩa
5/ Dặn dò (1’)
_ Tập kể lại chuyện
_ Học ý nghĩa
_ CB: Que diêm tựcáy.
_ Nhận xét tiết học.
SINH HỌAT TẬP THỂ
Ngày tháng năm
Ngày tháng năm
KHỐI TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan thanh tuan 12.DOC