Tài liệu Giáo án lớp 4 môn khoa học: Không khí bị ô nhiễm: Môn : Khoa học (Tiết 39)
Tên bài dạy : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết :
2. Kỉ năng : Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩu (không khí bị ô nhiễm)
3. Thái độ : Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Hình vẽ - SGK /78,79
- Học sinh : Sưu tầm các hình vẽ tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1 :
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
Hoạt động 2 :
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
-Hoạt động 3 :
Hoạt động 4 :
I/ Bài cũ :
- Nêu tác hại do bão gây ra ?
- Nêu một số cách phòng chống bão mà ở địa phương em đã áp dụng?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II/ Bài mới :
A. Giới thiệu :
- Mỗi người chúng ta ai cũng thích được sống trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, nhất là ở những thành phố lớn, nơi dân cư đông đúc , Vậy nguyên nhân nào gây nhiễm bẩn bầu k...
49 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 môn khoa học: Không khí bị ô nhiễm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Khoa học (Tiết 39)
Tên bài dạy : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết :
2. Kỉ năng : Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩu (không khí bị ô nhiễm)
3. Thái độ : Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Hình vẽ - SGK /78,79
- Học sinh : Sưu tầm các hình vẽ tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1 :
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
Hoạt động 2 :
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
-Hoạt động 3 :
Hoạt động 4 :
I/ Bài cũ :
- Nêu tác hại do bão gây ra ?
- Nêu một số cách phòng chống bão mà ở địa phương em đã áp dụng?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II/ Bài mới :
A. Giới thiệu :
- Mỗi người chúng ta ai cũng thích được sống trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, nhất là ở những thành phố lớn, nơi dân cư đông đúc , Vậy nguyên nhân nào gây nhiễm bẩn bầu không khí. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.........
B. Tìm hiểu bài :
1. Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch .
- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt quan sát các hình trang 78 và 79/SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? Tại sao ?
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả thảo luận :
+ H2 cho biết nơi có không khí trong sạch . Vì có cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng.
+ H1, H3, H4 : cho biết nơi không khí bị ô nhiễm, vì có nhiều ống khói, đốt chất thải ở nông thôn và cảnh đường phố đông đúc , nhiều phương tiện đi lại đang xả khí thải và bụi tung.
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí ?
- Vậy thế nào là bầu không khí trong sạch?
- Khi nào thì bầu không khí bị ô nhiễm ?
- Giáo viên kết luận, chốt ý về không khí sạch và không khí bẩn như sgk /79 .
- Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
Nhóm 1 và 2 : Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm .
Nhóm 3 và 4 : Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm.
Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc . Giáo viên đi đến các nhóm kiểm tra giúp đỡ .
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả dựa trên thực tế để phát biểu .
- Giáo viên chốt ý , kết luận.
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm .
+ Do bụi, các phương tiện ô tô thải ra, bụi tự nhiên, bụi nhà máy , bụi phóng xạ, bụi than, xi măng..
+ Do khí độc, khí thải của các nhà máy , khói tàu, xe , khói thuốc lá, chất ddocoj hoá học, sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải sinh ra.... là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, gây hại đến sức khoẻ của con người và các sinh vật khác.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục ‘’ Bạn cần biết ‘’/79 về nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
- Cho Hs nêu lại nguyên nhân và tác hại của không khí bị ô nhiễm.
- Cho các nhóm thi đua lên gắn các hình vẽ , tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm.
- Giáo viên hướng dẫn cho lớp nhận xét và tuyên dương bạn.
* Cho học sinh liên hệ bản thân gia đình, việc không nên làm , tránh gây nhiễm bẩn bầu không khí.
* Dặn dò bài sau : Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
- 02 Học sinh trả lời
- HS lắng nghe
- Hoạt động theo cặp, quan sát thảo luận.
- Hoạt động lớp : Đại diện một số em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 01 em nêu
- HS nhận xét phần so sánh.
- Chia lớp 04 nhóm, cử thư ký ghi kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- 02 em đọc .
- Các nhóm thi đua gắn.
Môn : Khoa học (Tiết 40)
Tên bài dạy : BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết :
2. Kĩ năng : - Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
3. Thái độ :- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bầu không khí trong sạch.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Hình vẽ - SGK /80,81 - Giấy A0, bút màu .
- Học sinh : Sưu tầm các tư liệu tranh ảnh về bảo vệ môi trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạtđộng 1
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
Hoạt động 2 :
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
- Hoạt động 3 :
I/ Bài cũ :
- Gọi 2 HS kiểm tra.
HS1 : Hãy phân biệt không khí trong sạch và không khí bị ô nhiễm.
HS2 : Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí và tác hại của nó ?
II/ Bài mới :
A. Giới thiệu :
- Tiết học trước các em đã biết được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. Vậy ở tiết này , các em tiếp tục tìm hiểu những biện pháp cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Giáo viên ghi đề - Yêu cầu học sinh mở sgk/80
B. Bài mới :
1. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch .
- Quan sát tranh : yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 80 và 81/SGK và TLCH?
- Nêu những việc nên và không nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành của bản thân, gia đình và địa phương em.
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả làm việc theo cặp .
- Những việc nên làm thể hiện qua hình vẽ sgk
+ H1 : Các bạn làm vệ sinh lớp để tránh bụi
+ H2 : Cấm vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh mùi hôi thối.
+ H3 : Nấu ăn bằng bếp cải tiến để tránh khói, khí thải,
+ H5 : Trường học có nhà vệ sinh đúng qui cách , giúp không gây ô nhiễm môi trường.
+ H6 : Cảnh thu gom rác làm đường phố sạch đẹp, tránh ô nhiễm.
+ H7 : Trồng cây cảnh để giữ cho bầu không khí trong sạch.
- Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua (H4) vì nhóm bếp than Tổ Ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.
- Giáo viên chốt ý, kết luận
- Chống ô nhiễm không khí bằng cách :
+ Thu gôm rác và xử lý , phân hợp lý.
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng , dầu và của nhà máy, giảm khói đun.
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. .
- Vẽ tranh cỗ động bảo vệ bầu không khí trong sạch .
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
- Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- Thực hành: Giáo viên đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ
- Trình bày và đánh giá
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm và cử đại diện nêu lên ý tưởng của bức tranh cổ động.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm.
- Hoạt động củng cố dặn dò :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại mục ‘’ Bạn cần biết’’ /81 .
* Liên hệ : Gọi vài em nêu bản thân, gia đình hay địa phương đã làm được gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Giáo viên nhận xét tiết học - Giao việc cho các nhóm chuẩn bị đồ dùng cho bài sau :’Âm Thanh ’
- 02 Học sinh Kiểm tra
- HS mở sgk
- Làm việc theo cặp chỉ vào từng hình và nêu ý trả lời.
- Làm việc cả lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
.
04 nhóm làm việc
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- 02 em đọc, lớp lắng nghe.
Môn : Tập đọc (Tiết 39)
Tên bài dạy : BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp hồi hộp ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, chậm rãi, khoan thai ở lời kết. Hiểu các từ mới, núc nác, núng thế, Hiểu ý nghĩa câu chuyện, ca ngợi, sức khoẻ, tài năng, tình đoàn kết chống yêu tinh của hai anh em.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa, bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn văn.
- Học sinh : 04 câu hỏi đã soạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I/ Bài cũ :
II/ Bài mới :
1. Hoạt động 1
Hoạt động 2 :
- Hoạt động 3 :
- Củng cố
- Dặn dò
- Gọi 03 học sinh đọc bài thơ ‘’ Chuyện cổ tích về loài người ‘’ và trả lời 04 câu hỏi ở sgk.
- GV cho HS xem tranh ở sgk /13 để nói ngắn gọn về cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với Yêu tinh.
- GV giới thiệu bài : Phần đầu, truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây , Phần hai này sẽ cho ta biết sự hiệp lực của bốn anh em để diệt yêu tinh (GV ghi đề)
- Bây giờ cô cần 06 em đọc thành 03 lượt, cho hai đoạn còn lại của phần hai này : Giáo viên cho 06 em đọc theo 3 lượt , 1 lượt 2 em ( giáo viên sửa lỗi cho các em ).
- Cho 1 hs đọc từ chú giải ( cả lớp đọc lướt ).
- Phân nhóm đôi đọc cặp .
- Gọi 2 hs khá nhất đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. Giáo viên nói cách thể hiện giọng đọc ( Đ1 : giọng hồi hộp - Đ2 : giọng gấp gáp dồn dập. Giáo viên cho hs nhấn giọng ở một số từ : vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên, nổi ầm ầm, tối sầm, như mưa, be bờ, tát nước ầm ầm, khoét máng, quy hàng).
- Sau đó, Giáo viên cho hs đọc thầm để tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho lớp nhận xét khen ngợi khi một số em thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em này.
- Tiếp theo Giáo viên gợi ý trả lời câu hỏi và nêu câu hỏi bổ sung.
+ Anh em Cẩu không được ai giúp đỡ ?
+ Yêu tinh có phép thuật gì ?
+ Thuật văn tắt cuộc chiến đấu chống yêu tinh của 4 anh em
- Giáo viên hỏi tiếp : Vì sao 4 anh em thắng yêu tinh ? Ý nghĩa câu chuyện này là gì ?
(Giáo viên ghi đại ý theo SGK)
- Giáo viên nói : Cuộc chiến rất quyết liệt và để diễn tả được thì các con thi nhau chọn đoạn đọc diễn cảm nhé ! (Giáo viên hướng vào đoạn 2 - Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn từ “Cẩu không hé cửa .... tối sầm lại”.
- Hỏi lại ý nghĩa bài
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh đọc lại - Soạn trước bài “Trống đồng Đông Sơn”.
- 03 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- 01 học sinh tả.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc
Đ1 : 6 dòng đầu
Đ2 : Phần còn lại
Học sinh đọc : núc nác, núng thế
- Học sinh đọc cho nhau nghe
- Học sinh gạch từ ở sách
- Học sinh đọc thầm để trả lời 4 câu
- Học sinh đại diện thuật lại
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh thuật
(1 con)
- Học sinh trả lời
- Học sinh viết ý chính
- Học sinh có thể chọn đoạn 2
(Vì có nhiều từ khó đọc)
- Học sinh thi đọc diễn cảm 4 à 5 em
- Học sinh ghi bài
Môn : Tập đọc (Tiết 40)
Tên bài dạy : TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, viết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi
2. Kỉ năng : Hiểu các từ ngữ mới trong bài : chính đáng,văn hoá Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim lạc, chim hồng.
3. Thái độ : Trống đồng Đông sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Ảnh trống đồng Đông Sơn phóng to - bảng phụ
- Học sinh : Sách giáo khoa, bút chì, vở soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Lượt 1
Lượt 2
Lượt 3
Hoạt động 2
Hoạt động 3
I. Bài cũ : Bốn anh tài (tt)
- 1 học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
+ 1 học sinh đọc đoạn 2 ... trả lời câu hỏi :
- Em hãy thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
Giáo viên nhận xét bài cũ
II. Bài mới :
A. Giới thiệu bài : Hướng dẫn học sinh quan sát tranh SGK và giáo viên giới thiệu
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
1. Luyện đọc :
- 1 học sinh giỏi đọc cả bài to, rành mạch
+ Giáo viên nhận xét sơ bộ và hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn
- 2 học sinh nối tiếp ( 2cm à 2 đoạn)
Luyện đọc : bộ sưu tập, sắp xếp, xung quang, hươu - Giáo viên hướng dẫn ngắt câu
Ví dụ : Niềm tự hào ... nền văn hoá Đông Sơn/ chính là bộ sưu tập ... phong phú
+ Giáo viên nhận xét
- 2 học sinh đọc nối tiếp - Gọi học sinh đọc phần chú giải SGK. Giáo viên giải nghĩa thêm từ khó : chính đáng, văn hoá Đông Sơn, hoa văn ...
- Học sinh đọc theo cặp - Giáo viên theo dõi
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài - Học sinh theo dõi
(Hướng dẫn cách đọc trong SGK)
2. Tìm hiểu bài
Học sinh đọc thầm đoạn 1 “Niềm từ hào ... hươu nai có gạc” - Giáo viên hỏi
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
- Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ?
+ Giáo viên chốt ý và chuyển ý đoạn 2
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 - “Nổi bật trên ... người dân”. hỏi
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
- Giáo viên : ngoài những hoa văn được chạm khắc trên trống đồng, hình ảnh nào được thể hiện rõ nét trên trống đồng ?(những hình ảnh hoạt động của con người).
Hỏi : Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?
- Giáo viên chốt ý và hỏi :
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta ? (... một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, đồng thời nói lên được dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững) - Giáo viên chốt ý - Liên hệ thực tế
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp
III. Củng cố - Dặn dò : Đọc lại bài - xem và trả lời câu hỏi nội dung bài.
Chuẩn bị bài : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét
- Trống đồng Đông Sơn
....
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp
Học sinh đọc
- Học sinh đọc theo cặp và nhận xét sửa lỗi lẫn nhau
- Học sinh đọc thầm
- ... về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, hoa văn
- ... ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công ....
- Học sinh đọc thầm
- Học sinh trả lời, Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời, - Học sinh khác bổ sung, nhận xét
- Học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
Tuần 25 Môn : Tập đọc (Tiết .49.)
Tên bài dạy : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện
2. Kỉ năng : Hiểu được các ý nghĩa của câu chuyện - Ca ngợi hành động dũng cảm, sức mạnh chính nghĩa.
3. Thái độ : Yêu chính nghĩa, ghét sự bạo ngược hung tàn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ - SGK - bảng phụ
- Học sinh : Sách giáo khoa, vở soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Lượt 1
Lượt 2
Lượt 3
Hoạt động 2
Hoạt động 3
I. Bài cũ : Đoàn thuyền đánh cá
- 1 học sinh đọc bài HTL và trả lời câu hỏi :
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào ? Những câu thơ nào cho biết điều đó ?
- 1 học sinh đọc 2 khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi :
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào ? Em biết điều đó qua những câu thơ nào ?
- 1 học sinh đọc cả bài - trả lời câu hỏi
+ Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào ?
Giáo viên nhận xét bài cũ - tuyên dương
II. Bài mới :
A. GIới thiệu bài :
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
1. Luyện đọc :
- 1 học sinh giỏi đọc toàn bài
- Học sinh đọc nối tiếp nhau 3 đoạn - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc 3 đoạn : Đoạn 1 : 3 dòng dầu - Đoạn 2 : “một lần ... trong phiên toà sắp tới”. Đoạn 3 : Phần còn lại
- 3 học sinh đọc nối tiếp - Luyện đọc từ khó : vạm vỡ trắng bệch, dõng dạc, gườm gườm, cúi gằm - Giáo viên nhận xét
- 3 học sinh đọc nối tiếp - Kết hợp đọc phần chú giải - Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên đọc diển cảm toàn bài theo gợi ý củ SGK.
2. Tìm hiểu bài :
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Tính hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua chi tiết nào ? Giải nghĩa từ : hung hãn
- Giáo viên chốt ý và học sinh nêu ý đoạn 1 : Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển
- Giáo viên chuyển ý qua đoạn 2
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
- Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển ?
- Giáo viên chốt ý đoạn 2 : Cuộc đối dầu giữa bác sỹ Ly và tên cướp biển
- Giáo viên chuyển ý qua đoạn 3.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
- Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? Nêu ý đoạn 3.
- Giáo viên hỏi thêm : Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? (Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm cho đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục ..)
- Nêu đại ý bài ....
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm (xem hướng dẫn SGK)
- Học sinh luyện đọc theo cách phân vai
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Giáo viên nhận xét tiết học
III. Củng cố - Dặn dò :
Chuẩn bị bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét, bổ sung
- Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét
- Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét
- Học sinh cả lớp đọc thầm
- Học sinh theo dõi, nhận xét
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc phần chú giải
- Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung
- Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung
- Học sinh trả lời
- Thảo luận nhóm 4 rút ra ý trả lời
- Học sinh nhận xét
Tuần 25 Môn : Tập đọc (Tiết .50....)
Tên bài dạy : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc lưu loát toàn bì. Đọc đúng nhịp thơ - biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm lạc quan của các anh chiến sỹ
2. Kỉ năng : Hiểu ý nghĩa của bài thơ
3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu nước và biết ơn những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Ảnh minh hoạ bài đọc SGK
- Học sinh : Sách giáo khoa, bài soạn .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Lượt 1
Lượt 2
Lượt 3
Hoạt động 2
Hoạt động 3
I. Bài cũ : Khuất phục tên cướp biển
- 1 học sinh đọc đoạn 1 - trả lời câu hỏi : - Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?
- 1 học sinh đọc đoạn 2 - trả lời câu hỏi : - Lời nói và cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
- 1 học sinh đọc đoàn 3 - Trả lời câu hỏi - Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ?
- Giáo viên nhận xét - Tuyên dương
II. Bài mới :
A. Giới thiệu
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
1. Luyện đọc :
- 1 học sinh khá, giỏi đọc cả bài
+ Giáo viên nhận xét sơ bộ và hướng dẫn đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ
- Luyện đọc từ khó : ướt, ung dung, ngắt nhịp của câu thơ
- Không có kính/không phải vì xe không có kính
- Nhìn thấy gió / vào xoa mắt đắng
- 4 học sinh đọc nối tiếp - Đọc phần chú giải
- Học sinh đọc theo cặp - Giáo viên theo dõi
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc diễn cảm (xem sách giáo khoa- sách hướng dẫn)
2. Tìm hiểu bài :
- Học sinh đọc thẩm 3 khổ thơ đầu - Trả lời câu hỏi
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm, hăng hái của các chiến sỹ lái xe ? (bom giật, bom sung, kính vỡ, ung dung, ngồi lái xe, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ....
- Giáo viên chốt ý - ghi bảng và chuyển ý
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 4. Hỏi : - Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sỹ thể hiện trong những câu thơ nào ? (Gặp bạn bè ... đi tới ; Bắt tay .... vỡ rồi). - Giáo viên chốt ý - Ghi bảng
- Học sinh đọc thầm cả bài - Hỏi : - Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ? (Các chú bộ đội lái xe vất vả, rất dũng cảm và lạc quan yêu đời).
- Giáo viên nói thêm : Đó cũng chính là khí thế quyết chiến quyết thắng xẻ dọc Trường Sơn của hậu phương lớn miền bắc trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ
- Chốt ý giáo viên ghi bảng - Liên hệ giáo dục
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ (xem sách HDGV)
- Học sinh thi học thuộc và đọc diễn cảm
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên hỏi ý nghĩa bài thơ - nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh học thuộc bài thơ
- Chuẩn bị bài mới
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, học sinh bổ sung (nếu có)
- Học sinh nhận xét
- Cả lớp đọc thầm
- 1 học sinh chú giải
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác bổ sung và nhận xét
- Học sinh trả lời - học sinh nhận xét bổ sung
- Học sinh trả lời, nhận xét
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời
Tuần 20 Môn : Lịch sử (Tiết 20)
Tên bài dạy : CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh biết thuật lại diễn biến trận Chi Lăng
2. Kỉ năng : Hiểu ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Thái độ :Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Phóng to hình trong SGK - Phiếu học tập cho học sinh
- Học sinh : Sinh hoạt theo nhóm - Sưu tầm tài liệu về Lê Lợi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
I. Bài cũ :
- Vua quan nhà Trần giữa thế kỷ XIV sống thế nào ? Nêu 1 vài ví dụ về lối sống của họ
- Cuộc sống của nhân dân vào thời kỳ này ra rao ?
- Tại sao nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược ?
II. Bài mới :
A. Giới thiệu bài :
B. Bài mới :
- Nhân dân ta luôn luôn có một truyền thống yêu nước và không chịu áp bức của ngoại xâm. Nhờ thông minh và mưu lược vì thế một lần nữa chúng ta lại chiến thắng. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tinh thần đó qua bài “Chiến thắng Chi Lăng”.
- Làm việc cả lớp
- Giáo viên trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng : Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới cách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng
- Năm 1418 từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây, ở Đông Quán (Thăng Long) Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ một mặt xin hoà, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện Liên Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát “Lược độ trận Chi Lăng”
- Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp
+ Lê Lợi là người như thế nào ?
+ Lê Lợi đã tổ chức cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
+ Trận đánh Chi Lăng (Lạng Sơn ngày nay) là một trong những trận đánh quan trọng như thế nào ?
+ Nêu một số địa hình ở ải Chi Lăng
- Thảo luận nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận để thuật lại được trận Chi Lăng
Nhóm 1 : Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
Nhóm 2 : Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
Nhóm 3 : Kị binh của nhà Minh đã thua trận ra sao ?
Nhóm 4 : Bộ binh nhà Minh thua trận như thế nào ?
- Giáo viên nêu câu hỏi, cả lớp thảo luận để nắm được tài tham lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận đánh
+ Trong trận Chi Lăng nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?
- Giáo viên chốt ý. Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh và tài quân sự kiệt ??, biết dựa vào địa hình để bày binh bố trận dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại
- Theo em chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
III. Củng cố :
- Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi
- Giáo viên tuyên dương những học sinh có bài sưu tầm tốt, động viên các học sinh khác cố gắng, nhắc học sinh góp chung tư liệu đã tìm được để cùng nhau tìm hiểu
IV. Dặn dò :
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài sau : Nhà hậu Lê và việc quản lý đất nước.
- 3 học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm
- Học sinh lắng nghe, theo dõi kỹ bối cảnh dẫn đến trận chiến.
- Làm việc cả lớp học sinh đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng
- Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung
Đại diện nhóm :
Nhóm 1 : Khi quân Minh đến cửa ải Chi Lăng kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhữ Liễu Thăng cùng đám kỵ binh vào ải
Nhóm 2 : Kỵ binh ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy
Nhóm 3 : Hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao phóng tới - Liễu Thăng bị giết
Nhóm 4 : Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ 2 bên sườn núi, lòng khe xông ra tấn công
- 1 học sinh dựa vào có ý kiến đã nêu để thuật lại diễn biến
- Làm việc cả lớp
- Nhận xét, bổ sung để đi đến kết luận trong SGK
- Học sinh cả lớp trao đổi phát biểu ý kiến theo ý : Trận Chi Lăng đã đập tan mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh - Quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập Lê Lợi lên ngôi hoàng để mở đầu thời Hậu Lê.
- Học sinh giới thiệu theo tổ, nhóm, cá nhân
Tuần 20 Môn : Chính tả (Tiết 20)
Tên bài dạy : CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạo.
2. Kỉ năng : Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn :ch/tr, uôt, uôc.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Một số tờ phiếu nội dung BT2- SGK, 3a
- Học sinh : Vở ghi chép.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
I. Ổn định :
II. Bài cũ :
- Gọi 1 học sinh đọc hai ba bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ có hình thức chính tả tương tự những từ ngữ ở bài tập 3 tiết chính tả tuần 19 : sản sinh, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình ....
III. Bài mới :
1. Giới thiệu :
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết :
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả
- Giáo viên nhắc các em chú ý trình bày, viết nhanh ra nháp để ghi nhớ cách viết những tên riêng nước ngoài (Đân lớp, nước Anh), những chữ số (XIX, 1880), những từ ngữ dễ viết sai (VD: nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm ...)
- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết
- Giáo viên đọc toàn bài một lượt
- Giáo viên chấm chữa 7 đến mười bài
- Giáo viên nêu nhận xét chung
IV. Luyện tập :
* Bài tập 2 :
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài
- Giáo viên dán 3-4 tờ phiếu lên bảng
- 2 đến 2 học sinh thi đọc khổ thơ hoặc các thành ngữ
Đoạn a) Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười ?
Đoạn b) Cây sâu cuốc bẫm
Mua dây buộc mình
Thuốc hay tay đảm
Chuột gặm chân mèo
* Bài tập 3:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ
- Cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức
Đoạn a) Đãng trí bác học : đãng trí - chẳng thấy - xuất trình
Đoạn b) Vị thuốc quý : thuốc bổ - cuộc đi bộ - buộc ngài
Tính khôi hài của truyện : Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào. Nhà thơ nổi tiếng Hai - nơ nhầm tưởng những quả táo là vị thuốc chữa khỏi bệnh cho mình, không biết rằng những cuộc đi bộ mới là liều thuốc quý
V. Củng cố - Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh nhớ hai truyện để kể lại cho người thân
- Dặn học sinh viết lại lần nữa những từ ngữ đã ôn luyện
- Học sinh theo dõi SGK
- Học sinh đọc thầm đoạn văn
- Học sinh gấp SGK
- Học sinh soát lại bài
- Học sinh chấm chéo
- Học sinh đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở
- Học sinh thi điền nhanh âm đầu hoặc vần thích hợp vào chỗ trống
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh đọc lại truyện, nói về tính khôi hài của truyện
Tuần 25 Môn : Tập làm văn (Tiết 40)
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu.
2. Kỉ năng : Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
3. Thái độ : Có ý thức tốt với công việc xây dựng quê hương.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu. Tranh minh hoạ Cầu Sông Hàn, Cáp treo Bà Nà, các tranh ảnh khác.
- Học sinh : Một số tranh ảnh về sự đổi mới : Công nghiệp, du lịch, giao thông v.v
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ : nhận xét về bài kiểm tra
II. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trong KHI, các em đã học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục của địa phương em qua tiết TLV giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em (tuần 16). Tiết học hôm nay giúp em luyện tập giới thiệu những nét đổi mới của làng xóm, hay phố phường nơi em ở
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1 :
+ 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi
+ Học sinh làm bài cá nhân, trả lời câu hỏi :
a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào ? (xã Vĩnh Sơn, xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Bình Định, xã khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm)
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/năm, năng suất khá cao. Bà con không thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi
- Nghề nuôi cá phát triển, nhiều ao hồ có sản lượng hằng năm 2 tấn rưỡi trên 1 hecta, ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã thành hiện thực
- Đời sống của người dân được cải thiện : 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe - nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 - 2001 số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước
+ Giúp học sinh nắm dàn ý, bài giới thiệu
Giáo viên dán bảng phụ (tờ giấy to) viết dàn ý
w Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em đang sống (tên, đặc điểm)
w Thân bài : GIới thiệu những đổi mới ở địa phương
w Kết bài : Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó
* Bài tập 2 :
- Xác định yêu cầu của đề bài
+ Học sinh đọc đề
+ Giáo viên phân tích đề, gợi ý những nội dung cần giới thiệu (những đổi mới của làng xóm, phố phường nơi mình sống, mái trường em học hàng ngày .... về phát triển trông cây xanh, giữ gìn xóm làng sạch sẽ, đường phố, nhà cửa, cuộc sống tiện nghi được nâng cao, chống tệ nạn xã hội ... thành phố “5 không” ...)
w Em chọn một hoạt động nào mà em thích để giới thiệu
w Hoặc em có thể giới thiệu về địa phương và ước mơ đổi mới của mình ...
+ Học sinh nháp viết ý cần nói
- Cho học sinh tiếp nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu
+ Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất
Ví dụ : trường tiểu học Phù Đổng thân yêu của chúng em nay đã khác trước nhiều, có nhiều dãy, phòng được xây dựng ba tầng, có hội trường rộng khang trang sáng sủa. Phía trước tường rào đã được nói rộng về hai phía. Cái cổng vây can lưới bề thế, cửa sắt mở rộng để học sinh ra vào dễ dàng. Sân trường rộng thênh thang được lát xi măng sạch sẽ. Xung quanh từng dãy bồn hoa đã bắt đầu phô màu tươi thắm. Trong sân còn trồng nhiều cây bàng, cây phượng, hứa hẹn một sân chơi đầy bóng mát, thật lý tưởng cho tuổi thơ của chúng em
III. Củng cố - Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh viết lại bài vào vở
- Sưu tầm tranh ảnh về địa phương em
- Học sinh nghe - rút kinh nghiệm
- Học sinh nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm, học sinh suy nghĩ
- Trả lời miệng
- 4 học sinh giới thiệu
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- 1 học sinh đọc dàn ý
- 1 học sinh đọc đề
học sinh nghe
- Học sinh nháp
- Thực hành
- Giới thiệu trong nhóm
- Thi trước lớp
- Có thể học sinh thực hiện trò chơi “Phóng viên”
- Quê hương bạn đã đổi thay như thế nào ?
- Bạn có ước mơ gì về sự đổi thay của quê hương bạn ?
- Nêu cảm nghĩ của bạn
Môn : Tập làm văn (Tiết 39)
Tên bài dạy : MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra 1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật - bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, bài văn sinh động tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : - Tờ ghi sẵn 3 đề văn - Tranh minh hoạ một số đồ vật - Bảng lớp viết sẵn dàn ý của bài văn tả đồ vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ : Dàn bài văn tả đồ vật có mấy phần ?
- Phần mở bài này nói gì ? (giới thiệu đồ vật tả)
- Phần thân bài tả gì ? (Tả bao quát tả đặc điểm nổi bật ...)
- Đề bài văn sinh động, khi tả cần kết hợp ý gì ? (tình cảm, thái độ của người viết)
- Kết luận nêu ý gì ? (cảm nghĩ)
II. Giáo viên dán đề lên bảng :
- Em hãy chọn một trong ba đề sau :
Đề 1 : Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp
Đề 2 : Hãy tả một đồ vật gần gủi nhất với em ở nhà chú ý mở bài theo cách gián tiếp
Đề 3 : Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất chú ý mở bài theo cách gián tiếp
III. Nhắc nhỡ học sinh :
- Dựa vào dàn bài chung, các em lập dàn ý nên nháp trước khi viết vào giấy
- Em có thể tham khảo những bài văn em đã làm trước đó để có ý dồi dào
- Chú ý chấm ngắt câu đúng, tránh lập từ, lời lẻ tự nhiên, tránh liệt kê
-Trình bày bài sạch, chữ đẹp
IV. Học sinh làm bài :
V. Thu bài :
Dặn dò chuẩn bị bài “Luyện tập giới thiệu địa phương”, quan sát phố phường nơi mình sống, để giới thiệu được về những đổi mới đó.
-HS dựa vào dàn ý viết bảng để trả lời
-1 học sinh đọc đề
-1 học sinh khác đọc lại
-Cả lớp suy nghĩ
-Cá nhân tự chọn đề
-Học sinh nghe
-Học sinh làm bài
-Nộp bài
-Nghe giáo viên dặn dò
Môn : Địa lý (Tiết )
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học xong bài này, học sinh biết đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước
2. Kĩ năng : Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó, chọ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền tây Nam Bộ
3. Thái độ : Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng đồ công nghiệp Việt Nam
- Học sinh : Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ :
-2 học sinh lên bảng hoàn thiện hai nội dung sơ đồ sau :
Đồng bằng Nam Bộ
Hoạt động nông nghiệp
Hoạt động ngư nghiệp
1/
2/
Sản xuất và xuất khẩu gạo trái cây
nuôi, đánh bắt xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản như tôm hùm, cá ba sa
II. Bài mới :
Hoạt động 1 : Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm; tìm hiểu SGK
TT
1.Ngày công nghiệp
2.Sản phẩm chính
3.Thuận lợi do
-Giáo viên nhận xét
-Tổng hợp các ý kiến của học sinh
-Kết luận
-oạt động 2 : Chợ nổi trên sông
-Yêu cầu học sinh nhắc lại phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ
-Hỏi : Các hoạt động mua bán, trao đổi của người dân thường diễn ra ở đâu ?
- Giáo viên giới thiệu : Chợ nổi (một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bằng Nam Bộ cho học sinh quan sát tranh).
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, mô tả hoạt động mua bán trảo đổi ở chợ nổi trên sông của người dân
- Nhận xét câu trả lợi của học sinh
- Kết luận
Hoạt động 3 : Trò chơi ô chữ
- Phổ biến luật chơi
- Học sinh cả lớp giải ô chữ
- Nội dung các ô chữ :
1. Gồm 5 chữ cái : đây là khoáng sản được khai thác chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ
2. Gồm 4 chữ cái : nét văn hoá độc đáo của người dân Nam Bộ thường diễn ra ở đây
3. Gồm 7 chữ cái : Đây là một hoạt động sản xuất của người dân đối với lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả lớn
4. Đồng bằng Nam Bộ được mệnh danh là ..... phát triển nhất nước ta (14 chữ cái).
III. Dặn dò :
- Về nhà ôn lại nội dung kiến thức vừa học
- Chuẩn bị bài : Thành phố Hồ Chí Minh
-2 học sinh lên bảng hoàn thiện
Gặt lúa à tuốt lúa à phơi lúa à xay xát gạo đóng bao à xuất khẩu
-Đại diện nhóm trình bày bảng
-Các nhóm nhận xét, bổ sung
-3-4 học sinh trình bày các nội dung kiến thức được học
- Xuồng, ghe
- 3 à 4 học sinh trình bày trước lớp
- Dầu mỏ
- Sông
- Chế biến
- Vùng công nghiệp
Tuần 20 Môn : Đạo Đức (Tiết
Tên bài dạy : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh
- Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người : làm cho cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gủi tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng
2. Thái độ : Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. Đồng tình khen ngợi những bạn có thái độ lịch sự.
3. Hành vi : Cư xử lịch sự với bạn bè thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
- Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Nội dung các tình huống trò chơi - Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
- Học sinh :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
I. Bài cũ : Thế nào là lịch sự với mọi người ?
- Em hãy giải thích câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
- Giáo viên nhận xét
II. Bài mới :
1. Giới thiệu
2. Yêu cầu thảo luận
Giáo viên đưa ra những trường hợp sau đây học sinh thảo luận nhóm đôi
1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu
2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhân. Nhân cho ông một ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”
3. Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp
4. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa
5. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ
- Hỏi : Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự ?
- Kết luận : Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi, chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự
- Giáo viên phổ biến luật thi
- Cả lớp chia làm 2 dãy, mỗi một lượt chơi mỗi dãy sẽ cử ra một đội gồm 4 học sinh
- Trong mỗi lượt chơi, giáo viên sẽ đưa ra một số lời gợi ý
- Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là dựa vào gợi ý, xây dựng một tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự
- Mỗi một lượt chơi, đội nào xử lý tốt tình huống ghi được tối đa 5 điểm
- Sau các lượt chơi, dãy nào ghi được nhiều điểm hơn là dãy thắng cuộc
- Giáo viên tổ chức cho hai dãy học sinh thi. Giáo viên cùng Ban giám khảo (SHS) nhận xét
- Giáo viên khen ngợi dãy thắng cuộc
- Giáo viên có thể đưa ra nội dung
Nhân vật bố, mẹ, hai đứa con và mâm cơm
2. Nhân vật hai bạn học sinh và quyển sách bị
rách
3. Nhân vật chú thương binh bạn học sinh và một cái túi
- Giáo viên hỏi : Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau đây như thế nào ?
1. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Học ăn, học nói, học gói, học mở
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Nhận xét câu trả lời của học sinh
yêu cầu đọc phần ghi nhớ
- Dặn dò : Thực hiện tốt những điều đã học
- Tìm hiểu bài sau “Giữ gìn các công trình công cộng”
-2 học sinh trả lời
-Học sinh khác nhận xét, bổ sung
Tiến hành thảo luận nhóm đôi
-Trung làm thế là đúng, vì chị phụ nữ ấy rất cần chỗ ngồi trên ô tô buýt vì đang mang bầu, không thể đứng lâu
- Nhân làm như thế là sai. Dù là ông lão ăn xin, nhưng ông cũng là con người lớn tuổi cũng cần được tôn trọng, lễ phép
-Lâm làm như thế là sai. Việc làm của Lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu
-Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác
- Việc làm của Vân chưa đúng, trong khi ăn chỉ nên cười nói nhỏ nhẹ để tránh làm rây thức ăn ra người khác
-Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi
-Nhường nhịn em bé
-Không cười đừa quá to trong khi ăn cơm
-Học sinh tham gia
-Gọi 3à 4 học sinh trả lời
-Câu trả lời đúng
1. Câu tực ngữ có ý nói cần lựa lời nói khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu
2. Ý nói nói chăng là điều rất quan trọng vì vậy cũng cần phải học như học ăn, học gói, học mở
3.Ý nói lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi có giá trị hơn cả một mâm cỗ đầu.
-1 à 2 học sinh đọc
Môn : kể chuyện (Tiết 20 )
Tên bài dạy : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
“Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài”
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Rèn kỹ năng nói - Học sinh biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện), các em đã nghe, đã đọc nói về một người tài.
2. Thái độ : Hiểu chuyện trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
3. Hành vi : Rèn kỹ năng nghe - Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Truyện đọc lớp 4, 1 mẫu chuyện về người danh nhân
- Học sinh : một mẫu chuyện về một người có tài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ :
Bài mới :
Hoạt động 1
(Hướng dẫn học sinh kể chuyện)
Hoạt động 2
(nhóm đôi)
Củng cố - Dặn dò
- Cho học sinh kể lại 1 à 2 đoạn của câu chuyện “Bác đánh các và gã hung thần”.
- Nêu ý nghĩa cây chuyện
- Nhận xét, cho điểm
- Giáo viên giới thiệu bài
- Kiểm tra phần đọc truyện của học sinh ở nhà
- Giáo viên dán bảng có dàn ý
* Giới thiệu lên câu chuyện ,nhân vật
* Mở đầu câu chuyện (xảy ra ở đâu, khi nào ?)
w Diễn biến câu chuyện
w Kết thúc câu chuyện (Số phận hay tình trạng của nhân vật chính)
* Ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên lưu ý học sinh : Câu chuyện đó phải là câu chuyện của một người có thật còn sống hay đã chết mà em đã được nghe hoặc đọc về họ
- Cho họ đọc tiếp nối để giới thiệu tên câu chuyện của mình
- Cho học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện
- Học sinh kể trong nhóm, trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất
- Về nhà kể lại cho người thân nghe
- Chuẩn bị cho tiết sau về “1 người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết”
-1 Học sinh kể
-1 Học sinh nêu
-Học sinh nói tên truyện
-Học sinh đọc dàn ý (2 em)
-Học sinh đọc lại dàn ý
-Từng cặp học sinh kể chuyện
-Học sinh nêu
-Học sinh sưu tầm
Môn : Luyện từ về câu (Tiết 39)
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
“Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài”
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ?
2. Thái độ : Tìm được các câu kể ‘’ Ai làm gì’’ trong đoạn văn được bộ phận Cn, VN trong câu .
Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ‘’
3. Hành vi : Biết sử dụng các câu kể trong ứng xử, giao tiếp chính xác và văn hoá
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mốt ố tờ phiếu rời từng câu văn trong BT2 để hs làm .
- Học sinh : Bút dạ 2, 3 tờ giấy trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ :
Bài mới :
Hoạt động 1:
(nhóm đôi)
Hoạt động 2
(Cá nhân)
Hoạt động 3
(nhóm 4 )
Củng cố và dặn dò
‘- 01 HS làm lại BT1, 2 tiết LTVC trước (tài năng).
‘- 01 hs đọc thuộc lòng 03 câu tục ngữ ở Bt3 , trả lời câu hỏi ở BT4
- GV giới thiệu bài ‘’ Tiết trước các em đã nắm được các bộ phận CN và VN trong kiểu câu kể ‘’ Ai làm gì ? Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của kiểu câu này. (GV ghi đề)
- GV hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1/16
- GV chốt lại lời giải đúng - Đó là các câu 3,4,5,7
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng .
* Bài tập 2/16
- GV nêu yêu cầu của bài
)GV cho hs dùng ký hiệu // để phân cách hai bộ phận, sau đó gạch 01 gạch dưới bộ phận CN, 02 gạch dưới bộ phận VN .
- GV cho hs đọc lời giải đúng .
- GV dán lên bảng 04 cấu 3,4,5,7 trên bảng, gọi Hs lên bảng dùng kí hiệu để gạch .
- ‘’ Tàu chúng tôi buôn neo trong vùng biển Trường Sa .
- Một số chiến sĩ // thả câu
Cn VN
- Một số khác //quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo.
- Cá heo, gọi nhau quay đến quanh tàu như để chia vui.
* Bài tập 3 :
- GV giải thích
- Gv cho Hs dùng bút dạ và giấy trắng để viết .
- Gv cho nhóm trưởng đọc- Cả lớp nhận xét
- Gv đọc mẫu một đoạn văn ( của vài hs hoặc đoạn văn mẫu trong Sgk/28)
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh vào vở (về nhà)
Chuẩn bị tiết học 2
- HS lên bảng
- HS đọc
- HS giớ sgk , 01 học sinh đọc nội dung , 01 hs đọc thầm để trao đổi nới bạn, Hs phát biểu.
- Hs đánh dấu các câu kể.
- Hs làm bài cá nhân. Xác định CN, VN của từng câu, Hs làm vào vở .
04 học sinh lên bảng .
- Hs đọc yêu cầu.
- Nhóm 4 hoạt động.
Đại diện nhóm đọc .
- Hs ghi bài
Môn : Luyện từ về câu (Tiết 40)
Tên bài dạy : MỞ RỘNG VỐN TỪ SỨC KHOẺ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của học sinh.
- Cung cấp cho hs một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
- Biết giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ của mình thông qua đó biết tìm nhiều từ về vấn đề sức khoẻ.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bút da, một số tờ phiếu khổ to viết nội dung 1, 2, 3
- Học sinh : Vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ :
Bài mới :
Hoạt động 1
(Nhóm 4)
Bài tập 1:
Hoạt động 2 :
Hoạt động 3
(Tiếp sức)
Bài tập 3
Bài tập 4
Củng cố và dặn dò
- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn văn của mình và cho các em phân biệt CN, VN trong một số câu kể.
- Gv nhận xét và ghi điểm .
- Gv nêu yêu cầu của bài học hôm nay: Trong thực tế cuộc sống, con người cần có sức khoẻ để làm việc, học tập, Tiết học hôm nay giúp em thực hành tốt (GV ghi đề)
- Gv phát giấy, bút dạ cho nhóm 4 làm việc . GV cho hs đọc yêu cầu đề bài .
a. Tìm từ chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ .
b. Từ chỉ đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh
GV nhận xét và tuyên dương ‘
- Cho hs đọc đề bài .
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 cho học sinh tiến hành cặp nhóm viết vào vở nháp .
- GV cho học sinh đọc
- GV ghi từ : bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt, bắn súng, đua mô tô.
- GV cho hs đọc yêu cầu bài tập 3
- GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi ‘’ tiếp sức’’
- Gv ghi :
VD : Khoẻ như voi , trâu, hùm
Nhanh như cắt, chớp, gió, sóc .
- Gv cho hs đọc yêu cầu
- GV cho học sinh giải thích (Nếu không được Gv giải thích)
- ăn, ngủ được là có sức khoẻ tốt.
- Có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì
- Cho hs làm vào vở câu 1, câu 2
Câu 3,4 làm về nhà vào vở bài tập nhà.
- Chuẩn bị tiết học sau ‘’ Câu kể ai thế nào ?
- 02 hs đọc và trả lời
- HS giở sgk .
- Nhóm 4
- Hs tìm từ
Vd : đi bộ, chạy, du lịch, dẻo dai, nhanh nhẹn.
- HS đọc
- HS viết vào vở
- HS đọc các từ tìm được
- Các tổ thi đua ghi bảng
- HS đọc
- HS làm vào vở
Môn : KỸ THUẬT (Tiết )
Tên bài dạy : TRỒNG CÂY RAU, HOA (T1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đêm trồng.
2. Kỹ năng : Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất .
3. Giáo dục : Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Cây con rau và hoa để trồng, túi bầu hoặc chậu có chứa đất
- Học sinh : Cuốc dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ :
II. Bài mới :
Hoạt động 1
Bước 1
Bước 2:
Hoạt động 2 :
- Kiểm tra đồ dùng học tập .
A. Giới thiệu bài (như Sgk /75)
B. Bài mới :
1/ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu qui trình kỹ thuật trồng cây con.
- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung bài trong Sgk
- GV đặt câu hỏi để nhận biết sự giống và khác nhau giữa chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con :
- Em hãy nêu lại các bước gieo hạt?
- Em hãy cho biết chuẩn bị gieo hạt và chuẩn bị trồng cây có gì giống nhau ?
- Em hãy cho biết chuẩn bị gieo hạt và chuẩn bị trồng cây có gì khác nhau ?
- Em hãy cho biết trước khi trồng rau, hoa ta phải chuẩn bị những gì?
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh , đứt rễ, gãy ngọn.
- Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt ?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- GV nhận xét và chốt ý và cho quan sát những cây giống khoẻ và cây giống yếu.
Quy trình trồng cây : (Thảo luận nhóm 4)
- GV cho hs quan sát tranh quy trình và yêu cầu hs nêu các bước trồng cây con.
- GV cho hs thảo luận theo nhóm 4 để tìm hiểu nội dung từng bước .
+ Tổ 1 : Nêu cách xác định vị trí cây trồng
+ Tổ 2 : Nêu cách đào hốc cây theo vị trí đã xác định
+ Tổ 3 : Nêu cách đặt cây vào hốc
+ Tổ 4 : Sau khi trồng cây xong phải làm gì ?
- Gv chốt ý : Giải thích thêm một số yêu cầu khi trồng cây con. Lưu ý học sinh nên có một ít phân chuồng đã ứ hoại mục vào hốc và lấp một ít đất lên trước khi trồng.
C/c : 1 -2 hs nhắc lại cách trồng cây con
Gv hướng dẫn thao tác kỹ thuật :
- GV thực hiện thao tác trồng cây con theo các bước trong sgk
- Gv thực hiện trồng rau và hoa
- GV thực hiện trồng rau trong chậu, còn trồng hoa trong bầu.
- Gv vừa làm chậu, vừa hướng dẫn lại các thao tác kỹ thuật.
Củng cố và dặn dò :
- Dặn dò hs chuẩn bị đồ dùng để tiến hành trồng rau hoa ở tiết hai.
- Hoạt động cá nhân
- 01 hs đọc và cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời, nhận xét.
+ Giống : Chọn đất, làm đất, chuẩn bị dụng cụ.
+ Gieo hạt : Chọn hạt giống.
+ Trồng cây con : Chọn cây con giống.
+ Hs trả lời : Chọn cây con khoẻ, chuẩn bị đất trồng cây.
+ Hs quan sát tranh, nội dung bài và trả lời.
+ Hs khác nhận xét.
- HS : có 4 bước
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi của tổ mình.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
- 01 -2 hs nhắc lại
- Hs lắng nghe và quan sát.
Môn : KỸ THUẬT (Tiết )
Tên bài dạy : TRỒNG CÂY RAU, HOA (T2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
2. Kỹ năng : Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất .
3. Giáo dục : Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Cây con rau và hoa đất trồng, chậu, túi bầu chứa đầy đất
- Học sinh : Cuốc dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3
- Kiểm tra đồ dùng học tập .
A. Giới thiệu bài (như Sgk /75)
B. Bài mới :
- Hs thực hành thồng cây con :
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước trồng cây con.
- GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con .
- Xác định vị trí trồng
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định
+ Đặt cây vào hốc đá và vun đất , ấn chặt đất quanh gốc cây .
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây :
- Gv lưu ý những điểm cần thiết để học sinh thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây rau, hoa.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- GV phân nhóm theo nhóm 6 và có 07 nhóm
- GV phân cây con , giao nhiệm vụ và nơi làm việc
+ Nhóm 1,3 : trồng cây con hoa vào chậu
+ Nhóm 2,4 : Trồng cây con rau vào chậu.
+ Nhóm 5,6 : Trồng cây con, hoa và bầu đất .
+ Nhóm 7 : Trồng cây con rau vào bầu đất.
- GV lưu ý học sinh các điểm sau khi trồng cây rau hoa.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cho đúng.
Kích thước của hốc cây phải phù hợp với bộ rể của cây.
+ Khi trồng phải để cây thẳng đứng , rể không được để cong ngược lên .
- Tránh đổ nhiều nước cây nghiêng ngã
- Giáo viên nhắc nhở học sinh rửa tay và các công cụ sau khi thực hành xong .
- Giáo viên hướng dẫn cụ thể cho các nhóm.
Đánh giá kết quả học tập :
- GV gợi ý cho hs tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn.
- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
- Trồng đúng khoảng cách qui định , các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
- Cây con khi trồng đứng vững , không bị trồi rễ lên trên. .
- Hoàn thành đúng thời gian qui định .
- GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của học sinh.
III, Nhận xét và dặn dò :
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị , thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò hs tưới nước cho cây, đọc trước và chuẩn bị, vật liệu dụng cụ cho bài học ‘’ Trồng rau, hoa trong chậu.
- HS quan sát tranh quy trình trả lời
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Hs lắng nghe
- HS soạn đô dùng
- HS nhận cây, đất, chậu bầu và về nơi quy định của nhóm
.
- HS thực hành trồng cây con, rau hoa
- Hs trưng bày sản phẩm và nhận xét , đánh giá theo các tiêu chuẩn trên,
Môn : TOÁN (Tiết 96)
Tên bài dạy : PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp Học sinh
- Bước đầu nhận biết về phân số , về tử số và mẫu số .
- Biết đọc và viết phân số.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh phóng to các hình ở bài tập 1/107 , 01 hình tròn, 01 hình tròn đã tô màu hình tròn, tranh vẽ các hình ví dụ b phần bài học .
- Học sinh : Kẻ sẵn bài tập2/107 vào vở, bút chì màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức tính chu vi hình bình hành . Tính Chu vi hình bình hành biết a = 8cm , b = 5cm.
- Nêu qui tắc và viết công thức tính diện tích hình bình hành.
- Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đấy là 20dm và chiều cao là 15dm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
- Cho ví dụ về các số tự nhiên
Chúng ta đã học về số tự nhiên, hôm nay học tiếp một loại số mới đó là phân số
- Giáo viên đề bài lên bảng : Phân số
- Cả lớp lấy hình tròn đã chuẩn bị ra, giơ cao để cô kiểm tra.
- Các em suy nghĩ tìm cách chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau (bằng cách gấp giấy)
- Em tìm cách gấp hình tròn như thế nào để được bốn phần bằng nhau?
- GV khẳng định cách gấp của H/s (nếu học sinh làm không được , Gc sẽ làm mẫu)
- GV kiểm tra việc gấp của học sinh .
- Các em mở giấy ra và cho cô biết hình tròn đã chia thành mấy phần bằng nhau .
- Em hãy tô màu vào ba phần bằng nhau của hình tròn.
- GV dán hình đã tô màu của GV lên bảng.
Em đã tự tô màu mấy phần của hình tròn?
- GV : ta nói : đã tô màu ba phần bốn của hình tròn.
-Gv : ta viết bằng ký hiệu hình tròn .
- GV vừa viết và hướng dẫn cách viết : ‘’ Ta viết số 3 trước, dưới số 3 cách mộ hình tròn là dấu gạch ngang, dưới dấu gạch ngang ta viết số 4 ‘’
- GV “: gọi là phân số ,
- Đọc ba phần bốn hay ba phần tư .
+ GV : phân số là số tự nhiên 3 là tử số, số tự nhiên 4 là mẫu số .
- Nhìn vào phân số , em hãy cho biết tử số là loại số gì? Mẫu số cho biết điều gì?
- GV : Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 .
- Nhìn vào phân số em hãy cho biết tử số là loại số gì? Tử số cho biết điều gì ?
- Cho H/s quan sát các hình ở ví dụ sgk/106 và đọc các phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình đó và nêu tử số, mẫu số là những loại số gì và cho biết điều gì?
- Cho Hs nêu tương tự với các phân số , ...
Vậy , ; ; gọi là gì ?
Mỗi phân số gồm những phần nào? Các phần đó thuộc loại số gì? Viết như thế nào?
3. Thực hành :
Bài 1 :
- Ý a yêu cầu gì ?
- Ý b yêu cầu gì?
- Cho Hs thảo luận nhóm đôi
- Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên chốt ý đánh giá
Bài 2 : Biết theo mẫu
Bài 2 yêu cầu gì ?
- GV làm mẫu một bài
Bài 3 :
- Bài 3 yêu cầu gì?
Bài 4 : Trò chơi : Bắn tên
- Hs A đọc phân số thứ nhất đúng thì bắn tên sang
- Hs B (nếu sai thì cho Hs khác đọc đúng, rồi Hs A đọc lại rồi mới chỉ định HS khác.
- GV nhận xét trò chơi.
4. Củng cố và dặn dò :
- Tiết học hôm nay học bài gì?
- Phân số được chia làm mấy phần
- Số tự nhiên ở trên dấu gạch ngang gọi là gì?
- Số tự nhiên ở dưới dấu gạch ngang gọi là gì?
- Nêu cách viết phân số
- Em hãy đọc thuộc phần nhận xét trong sgk
- GV tuyên dương
- Về học thuộc phần ghi nhớ
- Xem trước bài ‘’ Phân số và phép chia số tự nhiên ‘’ /108
- GV nhận xét tiết học
- 0,1,2,3.....
- Hai hs nhắc lại đề bài học.
- Hs giơ cao
- Hs suy nghĩ tìm cách chia.
- 01 Hs trình bày : gấy đôi hình tròn rồi gấy đô hình đã gấp.
- Cả lớp gấp theo mẫu.
- Cả lớp gấp theo mẫu.
- Bốn phần bằng nhau
- Hs tô màu
- 03 phần của hình tròn .
- 01 hs đọc lại
- 02 hs nêu lại
- Mẫu số là số tự nhiên viết dưới dấu gạch ngang , mấu số cho biết số phần bằng nhau được chia ra (4 phần)
- Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang , tử số cho biết số phần tử bằng nhau được tô màu (3 phần)
- Hs quan sát
- Hs đọc và nêu phân số một phần hai có : tử số là số tự nhiên ở trên dấu gạch ngang, cho biết một phần được tô màu.
- Mẫu số là số tự nhiên được ghi dưới dấu gạch ngang cho biết hình tròn được chia thành hai phần bằng nhau.
- Đều gọi là phân số
- Hs nêu phần ghi nhớ ở sgk.
- 02 Hs đọc phần ghi nhớ.
- 01 hs đọc yêu cầu đề.
- HS nêu
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- Hs lắng nghe
Bổ sung
- 01 Hs đọc đề
- Viết theo mẫu.
Học sinh làm việc cá nhân.
- 01 học sinh đọc đề
- Viết các phân số ,
- HS viết vào vở, 01 hs lên bảng.
- Cả lớp tham gia trò chơi.
Phân số
Hai phần
Tử số
Mẫu số
Môn : TOÁN (Tiết 97)
Tên bài dạy : PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp Học sinh nhận ra rằng
- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác không không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số , tử số là một số bị chia và mẫu số là số chia.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Một hình vuông đã tô màu ba phần, 03 hình vuông bằng nhau, mỗi hinh vuông đã tô màu một phần .
- Học sinh : 03 hình vuông bằng nhau, chì màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :
Hoạt động 2:
Hoạt động 3 :
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc phần ghi nhớ sgk
- Viết các phân số
+ Năm phần bảy
+ Mười lăm phần hai mươi chín
+ Sáu phần mười.
- Đọc các phân số : , , ,
2/ Bài mới :
Giới thiệu bài trong trường hợp thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác o) ta có thể viết dưới dạng nào và viết như thế nào ? Đó là nội dung bài học hôm nay. “Phân số và phép chia số tự nhiên”
- Có 8 quả cam chia đều cho 4 em, mỗi em được mấy quả ?
- Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể là số gì ?
- Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em, hỏi mỗi em bao nhiêu phần của cái bánh ?
- Các em hãy đưa 3 hình vuông đã chuẩn bị ra cô kiểm tra
Giả sử mỗi hình vuông là một cái bánh. Các em hãy suy nghĩ và tìm cách chia bằng cách gấp giấy.
- Em chia bằng cách nào để mỗi em đều nhau ?
- Giáo viên khẳng định cắt chia của các em (nếu học sinh làm sai) Giáo viên hướng dẫn cách chia
- Giáo viên dán phần đã chia lên bảng cái bánh. Mỗi em được bao nhiêu phần cái bánh ?
- Giáo viên : Ta viết : 3 : 4 = (cái bánh)
- Ở trường hợp này, kết quả của phép chia có phải là số tự nhiên không ? Vậy là số gì ?
- Tử số là số gì của phép chia này ?
- Mẫu số là số gì của phép chia này ?
- 8 : 4 ta viết thương dưới dạng phân số như thế nào ?
3 : 4 = ? ; 5 : 5 = ?
Qua đó em rút ra nhận xét gì ?
3- Thực hành :
Bài 1 :
Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn một bài mẫu
Bài 3 :
- Qua đó em rút ra nhận xét gì ?
4- Củng cố - Dặn dò :
- Thương của phép chia hai số tự nhiên có thể viết thành phân số được không ? Nếu được tử số là số gì ? mẫu số là số gì trong phép chia đó ?
- Tại sao mẫu số phải khác 0 ?
- Trò chơi đố bạn
Một bạn học sinh A nêu phép chia thì bạn học sinh B nêu thương là phân số, sau đó học sinh B nêu phép chia đố bạn học sinh C (Hs A : 9 :15 . đố bạn thương là mấy, Hs B : Thương là .
- GV nhân xét trò chơi
- GV nhận xét tiết học
- Về học thuộc phần ghi nhớ và xem bài ‘’ Phân số và phép chia số tự nhiên ‘’ (tt)/109.
- 02 hs nhắc lại đề bài : 8 : 4 =2 (quả)
- Số tự nhiên
- Hs đưa ra. Mỗi hs thảo luận nhóm đôi tìm cách chia.
- Lấy mỗi hình vuông gấp đôi, rồi gấp đôi lại một phần nữa. Như vậy mỗi hình vuông được chia thành bốn phần bằng nhau . Rồi cắt cho mỗi em một phần tức là ¼ cái bánh .
- Sau ba lần chia như thế , mỗi em được 3 phần tức là ¾ cái bánh.
- Hs thực hành chia cái bánh
- Không phải là số tự nhiên mà là phân số .
+ Số bị chia
+ Số chia
8 : 4 =
3: 4 =
5 : 5 =
Hs nhận xét như sgk .
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của đề.
- Hs làm việc cá nhân
- HS làm theo mẫu
- HS rút ra nhận xét như sgk.
Môn : TOÁN (Tiết 98)
Tên bài dạy : PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tt) trang 109
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp Học sinh
- Nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số (Trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số)
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : 07 hình tròn bằng nhau, tranh vẽ hình 1 và hình 2 /110 sgk , kéo
- Học sinh : 07 hình tròn bằng nhau, kéo, tờ giấy trắng, hồ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : -Đọc phần nhận xét sgk /108
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số : 7 :11, 8 : 13, 25 : 37
- Đọc các phân số sau : , ,
- Nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : Hôm nay ta tiếp tục học bài phân số và phép chia số tự nhiên.
Ví dụ1 : Các em đem các hình tròn đã chuẩn bị ra cô kiểm tra.
- Lấy hai hình tròn, mỗi hình tròn chia thành 4 phần bằng nhau.
- Lấy một hình tròn cắt một phần
- Vân ăn 1 quả cam và ¼ quả cam ?
- Viết phân số chỉ số phần của quả cam Vân đã ăn.
Vì sao em biết Vân ăn quả cam ?
Ví dụ 2 : Chia 03 quả cam cho 04 người.
Các em lấy 05 hình tròn ra và suy nghi tìm cách chia.
- Em đã chia như thế nào ?
Sau 05 lần chia như thế mỗi người được mấy phần?
- Gv dán hình minh hoạ lên bảng để Hs đối chiếu với kết quả.
- Vậy là kết quả của phép chia nào?
GV ghi : 5 : 4 = (quả cam )
- quả cam gồm mấy quả cam và mấy phần quả cam.
- quả cam nhiều hơn mộ quả cam hay ít hơn một quả cam ?
- GV ghi : > 1
- Em hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số , phân số đó lớn hơn hay bé hơn 1.
- Khi nào phân số lớn hơn 1 ?
- Em hãy tìm một số phân số lớn hơn 1 .
GV đưa hình tròn đã gấp có bốn phần bằng nhau. Bạn Vân đã ăn nguyên 01 quả cam tức bạn ăn mấy phần của quả cam.
- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số .
- Phân số như thế nào so với 1.
- GV ghi = 1
Khi nào phân số bằng 1, Cho ví dụ, Cho ví dụ
- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số ?
- So sánh phân số với 1.
- Cho ví dụ về phân số bé hơn 1 .
3. Thực hành :
Bài 1 : Cho hs làm bài rồi sửa
Bài 2 : Cho hs làm bài rồi chữa.
- Phân số chỉ phần tô màu của hình 1
- Phân số chỉ phần tô màu của hình 2
Bài 3 : Cho Hs làm bài rồi chữa
- Các em hãy so sánh phân số với 1 rồi dùng dấu >, <, = để ghi (VD : < 1 )
4. Củng cố và dặn dò
- Kết quả của phép chí số tự nhiên (khác 0) ta có thể viết thành một phân số được không ?
- Muốn so sánh một phân số với một ta phải làm thế nào ?
- Trò chơi : đố bạn
- HS A đưa ra một phân số thì HS B so sánh phân số đó với 1, Hs lại đưa ra phân số đó bạn HSc
- GV nhận xét trò chơi, nhận xét tiết học .
- Về ôn bài , xem bài luyện tập /110
- 03 em
- 02 Hs đọc lại đề bài bài học .
- Hs đem ra.
- quả cam .
- HS giải thích như sgk .
- HS thảo luận nhóm đôi và chia.
- Lấy mỗi quả cam chia thành 04 phần bằng nhau. Lần lượt cho mỗi người một phần, tức là ¼ của từng quả cam.
- quả cam là kết quả của phép chia đều 05 quả cam cho 04 người.
- Gồm 1 quả cam và quả cam.
- Nhiều hơn một quả cam.
- Tử số > mẫu số
- Phân số đó lớn hơn 1
- Khi tử số lớn hơn mẫu số thì phân số >1 .
- Hs cho ví dụ
- quả cam
- Tử số = Mẫu số
= 1
- Tử số = Mẫu số
- Tử số > Mẫu số
< 1.
- Tử số < Mẫu số
- Hs nêu.
- HS làm việc cá nhân.
- Hs thảo luận nhóm đôi và làm vở.
- HS so sánh phân số với 1.
- Cả lớp tham gia trò chơi.
Môn : TOÁN (Tiết 99)
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp Học sinh
- Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số, đọc viết phân số, quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác (trường hợp đơn giản)
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên :
Học sinh :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
- Hoạt động 2 :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Muốn so sánh phân số với 1 ta làm thế nào.
- Viết hai phân số bé hơn 1,2 phân số lớn hơn 1, 2 phân số bằng 1.
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số : 7 : 5, 6 : 5, 9 : 2.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : Luyện tập về phân số :
Bài 1 : Cho hs đọc tiếp sức.
- Gv có thể hỏi một số câu hỏi.
kg có nghĩa là gì?
m có nghĩa là gì?
Bài 2: Gv đọc HS viết phân số
Bài 3 : Cho Hs viết rồi chữa
8 = , 14 = , 32 = , 0 = , 1 =
Bài 4 : Cho HS làm bài rồi chữa.
a/ , b/ , c/
- Gọi 01 số HS đọc bài làm của mình cho lớp nhận xét.
Bài 5 : - GV hướng dẫn bài mẫu
- Cho HS quan sát hình và thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- Gọi một số nhóm nêu kết quả.
a/ CP = CD , b/ MQ = MN
a/ CP = CD , b/ QN = MN
3. Củng cố và dặn dò :
Trò chơi : Bắn tên
- HS A yêu cầu HS B tìm phân số bé hơn 1, HS B yêu cầu HS C tìm phân số bằng 1, HS C yêu cầu HS D tìm phân số lớn hơn 1.
- Nhận xét trò chơi, nhận xét tiết học.
- Về ôn bài và xem bài ‘’ Phân số bằng nhau’’ /111
- 02 học sinh
- Hs đọc tiếp sức
- Có 1kg chia ra hai phần bằng nhau, tự lấy một phần tức là kg .
- HS giải thích tương tự.
- Hs viết
- Hs làm vở
- 01 Hs làm ở bảng lớp.
Cả lớp làm vở
- 01 Hs lên bảng.
- 01 Hs đọc
- Lớp nhận xét .
- HS quan sát hình thảo luận nhóm đôi và làm.
- Cả lớp tham gia trò chơi.
Môn : TOÁN (Tiết 100)
Tên bài dạy : PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp Học sinh
- Bước đầu nhận xét biết tính chất cơ bản của phân số .
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : 02 băng giấy hình chữ nhật bằng nhau, hai băng giấy như sgk.
- Học sinh : 02 băng giấy hình chữ nhật bằng nhau, chì màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :
Hoạt động 2 :
Hoạt động 3
1. Kiểm tra bài cũ :
- Muốn so sánh phân số với 1 ta làm thế nào ?
- Viết một phân số a/ bằng 1, b/ bé hơn 1, c/ lớn hơn 1 .
- Viết phân số vào chỗ chấm : A [----------------]B
AC = ...........AB, CB = ............AB
2. Bài mới :
- Các em hãy đưa 2 băng giấy đã chuẩn bị ra cô kiểm tra.
- Lấy băng giấy thứ nhất tìm cách chia thành 04 phần bằng nhau (bằng cách gấp) rồi tô màu ba phần.
- Em hãy nêu cách chia và viết phân số , chỉ số phần đã tô màu.
- Em hãy tìm cách chia băng giấy thứ hai thành 08 phần bằng nhau và tô màu thành 06 phần.
- Cho HS nêu cách chia
- Viết phân số, chỉ số phần đã tô màu.
- Cho HS so sánh phần giấy đã tô màu của hai băng giấy rồi rút ra nhận xét.
- Như vậy có bằng không .
- Giáo viên giới thiệu và là hai phân số bằng nhau.
- Đó là nội dung bài học hôm nay: Phân số bằng nhau.
Gv ghi đề bài lên bảng.
- Em hãy so sánh tử số của phân số thứ nhất với tử số của phân số thứ hai.
- Em hãy so sánh mẫu số của phân số thứ nhất với mẫu số của phân số thứ hai.
- Làm thế nào để từ phân số có được phân số ?
= =
- Làm thế nào để từ phân số có được phân số ?
= = .
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số như thế nào so với phân số đã cho ?
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số như thế nào so với phân số đã cho ?
GV : Đó là tính chất cơ bản của phân số
Cho HS đọc tính chất đó
3. Thực hành :
Bài 1 : Cho HS làm rồi sửa :
- Gọi một số HS làm bài của mình .
Bài 2 : Cho HS làm bài rồi nêu nhận xét.
Bài 3 : Cho Hs làm bài rồi sửa :
50 : 5 = 10 : 5 = 2
75 : 5 = 15 : 5 = 3
4. Củng cố và dặn dò :
- Nêu tính chất cơ bản của phana số
- Nêu nhận xét của bài tập 2
- Về học thuộc tính chất cơ bản phân số và nhận xét ở bài tập 2
- Xem bài rút gọn phân số /112
- Nhận xét tiết học.
- 03 học sinh
- Hs đem ra
- Hs chia và tô màu
- Gấp đôi băng giấy và gấp đôi lại lần nữa.
- Hs chia và tô màu
- HS nêu cách chia .
- HS so sánh :
băng giấy = băng giấy .
=
- HS đọc lại đề bài học
- Tử số của phân số thứ hai gấp hai lần với tử số của phân số thứ nhất.
- HS so sánh
- Ta lấy tử số và mẫu số của phân số
nhân với 2 .
- Ta lấy tử số và mẫu số của phân số
chia cho 2.
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số thì bằng với phân số đã cho.
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số thì bằng với phân số đã cho ?
- Nhiều HS đọc
- HS làm việc cá nhân
- Lớp nhận xét :
- HS làm vở rồi nêu nhận xét như SGK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan20- 20.doc