Tài liệu Giáo án lớp 4 môn khoa học bài 29: Tiết kiệm nước: GIÁO ÁN KHOA HỌC
BÀI 29: TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS biết:
- Nêu những việc nên làm và không nên làm.
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
-Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các hình trang 60,61 SGK, 1 tranh cổ động tiết kiệm nước do GV tự vẽ.
- GV ghi sẵn nội dung hoạt động1.
-Giấy A4 đủ cho các nhóm.
-HS chuẩn bị bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
-1 HS nêu cách bảo vệ nguồn nước.
-2HS nhận xét và liên hệ thực tế là em đã làm những việc gì để bảo vệ nguồn nước.
GV nhận xét và ghi điểm.
2. DẠY BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu bài: Các em biếtkhông nước rất cần cho sự sống. Nếu thiếu nước việc gì sẽ xảy ra? Hiện nay con người trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch. Vậy muốn giữ nước sạch : “Dùng đủ cho hôm na...
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn khoa học bài 29: Tiết kiệm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHOA HỌC
BÀI 29: TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS biết:
- Nêu những việc nên làm và không nên làm.
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
-Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các hình trang 60,61 SGK, 1 tranh cổ động tiết kiệm nước do GV tự vẽ.
- GV ghi sẵn nội dung hoạt động1.
-Giấy A4 đủ cho các nhóm.
-HS chuẩn bị bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
-1 HS nêu cách bảo vệ nguồn nước.
-2HS nhận xét và liên hệ thực tế là em đã làm những việc gì để bảo vệ nguồn nước.
GV nhận xét và ghi điểm.
2. DẠY BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu bài: Các em biếtkhông nước rất cần cho sự sống. Nếu thiếu nước việc gì sẽ xảy ra? Hiện nay con người trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch. Vậy muốn giữ nước sạch : “Dùng đủ cho hôm nay, giữ sạch cho ngày mai” Chúng ta phải làm gì? Bài học hôm nay “ Tiết kiệm nước” sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
- HS lắng nghe.
GV ghi đề
HS đọc đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.(20 phút)
*Mục tiêu:
-Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
* Cách tiến hành:
GV: Các em ạ! Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước và làm như thế nào để tiết kiệm nước? Chúng ta đi vào hoạt động1.
GV gỡ giấy che ghi hoạt động1.
-HS đọc.
GV cho HS mở SGK trang 60 đọc phần kênh chữ.
-HS đọc
GV: Cả lớp quan sát tranh từ hình 1 đến hình 6, thảo luận theo nhóm cặp chỉ ra việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. Thời gian thảo luận 2 phút.
-HS thảo luận nhóm đôi.
GV: Cô muốn biết ý kiến của các em.
- 1 HS lên bảng trả lời. Có thể theo các ý sau:
Những việc nên làm để tiết kiệm nguồn nước thể hiện qua các hình sau:
+ Hình 1: Khóa vòi nước, không để nước chảy tràn lan
+ Hình 3: Gọi thợ chữa ngay khi ống ống nước hỏng, nước bị rò rỉ.
+ Hình 5: Bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khóa máy ngay.
Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước, thể hiện qua các hình sau:
+ Hình 2: Nước chảy tràn không khóa máy.
+ Hình 4: Bé đánh răng và để nước chảy tràn, không khóa máy.
+ Hình 6: Tưới cây, để nước chảy tràn lan.
GV gọi 1HS nữa nêu ý kiến
HS trả lời.
GV: Bạn nào có ý kiến khác?
Có thể HS nói Hình 6 đúng vì bạn đó tưới cây là đúng.
GV: Các em à! Tưới cây là rất đúng, nhưng tưới vừa đủ nước thì cây phát triển tốt, còn trong hình này tưới cây quá nhiều nước, chảy tràn lan gây lãng phí nước và trong một số trường hợp tưới quá nhiều nước khiến cây úng rễ và chết.
GV: Như vậy những việc nên làm để tiết kiệm nước là hình 1, 3, 5. Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước là hình 2, 4, 6.
GV: Vậy tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
- Bởi vì phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng.
GV: Lí do cần phải tiết kiệm nước là gì? Các em cùng quan sát hình 7 và 8, thảo luận theo nhóm tổ trong vòng 3 phút.
HS thảo luận.
GV treo tranh và gọi đại diên các nhóm lên trình bày.
-2 HS lên trả lời.
- HS nhận xét.
GV: Ý nghĩa của bức tranh này (H7) là: Nếu một người dùng nước phung phí thì những người khác không có hoặc không đủ nước để dùng. (GV chỉ H8) Còn một người dùng nước vừa đủ thì mọi người khác có nước để dùng.
GV: Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không?
- Bản thân em đã có ý thức tiết kiệm chưa?
-HS trả lời.
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức và tiền của để xây dựng các nhà máy nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Không những thế các em còn phải tuyên truyền cho mọi người cùng tiết kiệm nước bằng nhiều hình thức: lời nói, hành động,…và hình thức nữa là vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Chúng ta cùng qua hoạt động 2
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.(12 phút)
* Mục tiêu: HS biết vẽ tranh tuyên truyền, cổ động mọi người tiết kiệm nước.
* Cách tiến hành:
GV ghi Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
-HS đọc.
GV treo tranh cổ động trong SGK và hỏi:
- Nhìn vào bức tranh này em hiểu như thể nào?
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
GV: Bức tranh này có nghĩa là: Nếu người này dùng nước quá phung phí, không tiết kiệm nước thì nhiều người khác không đủ hoặc không có nước dùng. Các em hãy vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước theo nhóm bàn. Mỗi bàn thảo luận ý tưởng cho từng bức tranh và cử một bạn vẽ tranh, các bạn khác cùng nhau tô màu. Thời gian vẽ là 8 phút.
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: giấy và màu tô.
- HS thảo luận ý tưởng và tiến hành vẽ tranh.
- Nhóm nào vẽ xong trước, lên dán trước.
GV gọi đại diện của 4 nhóm đầu lên trình bày ý tưởng tranh của nhóm mình.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
-GV nhận xét tranh của 4 nhóm dán sau.
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng.
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (3 phút)
Chúng ta vừa học bài gì?
Tại sao phải tiết kiệm nước?
- GV gọi HS đọc phần “Bạn cần biết”
- Về nhà thực hành tiết kiệm nước và chuẩn bị bài: Làm thế nào để biết có không khí.
* Nhận xét tiết học.
-Tiết kiệm nước.
- HS trả lời
- HS đọc bài.
TRÌNH BÀY BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet kiem nuoc.doc