Giáo án lớp 4 môn địa lý: Làm quen với bản đồ

Tài liệu Giáo án lớp 4 môn địa lý: Làm quen với bản đồ: Địa lý Làm quen với bản đồ A- Mục tiêu: Học xong bài HS biết: - Trình bày các bước sử dụng bản đồ - Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước - Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ B- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ hành chính Việt Nam C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: III- Dạy bài mới: 1. Cách sử dụng bản đồ + HĐ1: Làm việc cả lớp B1: GV treo bản đồ và hỏi - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Dựa vào chú giải để đọc các ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý - Chỉ đường biên giới phần đất liền của nước ta B2: Gọi HS trả lời - Đại diện các nhóm trả lời - Nhận xét và bổ sung + B3: HDẫn HS các bước sử dụng bản đồ 1. Bài tập: + HĐ2: Thực hành theo nhóm B1: Gọi HS trả lời - Các nhóm trả lời - Nhận xét và bổ sung B2: Đại diện các nhóm trình bày KQ - GV nhận xét và hoàn thiện bài tập b, ý 3 kết luận SGV-15 + HĐ3: Làm việc cả lớp - Tre...

doc35 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 môn địa lý: Làm quen với bản đồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý Làm quen với bản đồ A- Mục tiêu: Học xong bài HS biết: - Trình bày các bước sử dụng bản đồ - Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước - Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ B- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ hành chính Việt Nam C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: III- Dạy bài mới: 1. Cách sử dụng bản đồ + HĐ1: Làm việc cả lớp B1: GV treo bản đồ và hỏi - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Dựa vào chú giải để đọc các ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý - Chỉ đường biên giới phần đất liền của nước ta B2: Gọi HS trả lời - Đại diện các nhóm trả lời - Nhận xét và bổ sung + B3: HDẫn HS các bước sử dụng bản đồ 1. Bài tập: + HĐ2: Thực hành theo nhóm B1: Gọi HS trả lời - Các nhóm trả lời - Nhận xét và bổ sung B2: Đại diện các nhóm trình bày KQ - GV nhận xét và hoàn thiện bài tập b, ý 3 kết luận SGV-15 + HĐ3: Làm việc cả lớp - Treo bản đồ hành chính lên bảng - Yêu cầu HS thực hành lên chỉ và giải thích, vị trí của các thành phố - Hát - HS quan sát và trả lời - Bản đồ đó thể hiện nội dung gì? - HS thực hành đọc các chú giải dưới bản đồ - Vài em lên chỉ đường biên giới - Nhận xét và bổ sung - Nhiều em lên bảng thực hành, trả lời câu hỏi và chỉ đường biên giới - HS thực hành sử dụng bản đồ - Lần lượt HS làm bài tập a, b-SGK - Lần lượt các nhóm trình bày KQ - HS nhận xét và bổ sung - HS thực hành lên chỉ các hướng ở bản đồ và chỉ vị trí, nêu tên một số thành phố IV- Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: Nêu các bước sử dụng bản đồ? 2- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài, và thực hành chỉ bản đồ Địa lý Dãy Hoàng Liên Sơn A- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ - Trình bày đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ( vị trí, địa hình, khí hậu ) - Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng - Dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức B- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Xác định hướng và phần biên giới nước ta III- Dạy bài mới: 1. Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam + HĐ1: Làm việc cá nhân theo từng cặp: B1: GV chỉ vị trí của núi HLS trên bản đồ - HDẫn HS chỉ và trả lời câu hỏi: - Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta? Dãy nào dài nhất? - Dãy HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? - Dãy HLS dài, rộng bao nhiêu km? - Đỉnh, sườn và th/ lũng dãy HLS ntnào? B2: Gọi HS trình bày KQ - GV nhận xét và bổ sung + HĐ2: Thảo luận nhóm B1: HDẫn HS thảo luận các câu hỏi - Chỉ đỉnh núi Phan...trên H1 và độ cao ? - Tại sao đỉnh ...gọi là nóc nhà của Tổ quốc? - Cho HS quan sát tranh và mô tả B2:Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét và bổ sung + HĐ3: Làm việc cả lớp B1: Cho HS đọc mục 2 – SGK và TLCH: - Khí hậu ở những nơi cao HLS ntn? B2: Gọi HS lên chỉ vị trí Sa Pa và TLCH - GV nhận xét và bổ sung - Hát - Vài HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS dựa vào ký hiệu tìm vị trí của dãy HLS ở H1- SGK - Có 5 dãy: HLS, Sông Gâm, Ngân Sơn... trong đó dãy HLS là dài nhất - Dãy HLS nằm giữa sông Đà và Hồng - Dãy chạy dài khoảng 180 km, rộng gần 30 km - Có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu - Nhiều HS lên trả lời - HS nhận xét - HS thảo luận nhóm - Vài HS lên chỉ trên bản đồ và trả lời - Phan-xi-păng là đỉnh cao nhất nước ta - 2 HS mô tả lại - Nhận xét và bổ sung - HS đọc thầm SGK - Vài em trả lời - HS chỉ vị trí và trả lời IV- Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: - Trình bày đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn? - Hệ thống bài 2. Dặn dò: Họcbài, chuẩn bị bài sau. Địa lý Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn A- Mục tiêu: Học xong bài HS biết: - Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội... - Dựa vào tranh ảnh bảng số liệu để tìm ra kiến thức - Xác lập mqhệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS - Tôn trọng truyền thống văn hoá ở HLS B- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên VN - Tranh ảnh nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt... C- Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Chỉ vị trí và nêu đ/đ dãy Hoàng Liên Sơn. - Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng III- Dạy bài mới: 1. HLS - nơi cư trú của 1 số dtộc ít người + HĐ1: Làm việc cá nhân B1: Hdẫn HS trả lời câu hỏi - Dân cư ở HLS ntn? so với đồng bằng? - Kể tên 1 số dân tộc ít người ở HLS? - Xếp các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao? - Người dân ở núi cao đi lại bằng? vì sao? B2: Gọi HS trình bày - Nhận xét và bổ sung 2. Bản làng với nhà sàn + HĐ2: Hdẫn quan sát tranh ảnh và TLCH - Bản làng thường nằm ở đâu? - Bản có nhiều nhà hay ít? - Vì sao 1 số dtộc ở HLS sống ở nhà sàn? - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? - Hiện nay nhsàn có gì thay đổi với trước? B2: Gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và sửa 3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Hdẫn HS dựa vào tr/ ảnh- SGK trả lời - Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? - Lễ hội của các dân tộc ở HLS ntn? - Nhận xét trang phục tr/ thống của họ? B2: Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét và sửa cho HS - Hát - 2 HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS đọc SGK và trả lời - Dân cư ở HLS thưa hơn ở động bằng - Dân tộc Dao, Mông, Thái,... - Dân tộc Thái, Dao, Mông - Chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa. Vì chủ yếu là đường mòn đi lại khó khăn - Nối tiếp HS trả lời - Nhân xét và bổ sung - HS quan sát tranh ảnh và trả lời - Bản làng nằm ở sườn núi hoặc th/ lũng - Bản thường có ít nhà - Họ ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ - Nhà sàn làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa,...Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói - HS các nhóm trả lời - Nhận xét và bổ sung - Chợ có: Thổ cẩm, măng, mộc nhĩ,... - Hội chợ mùa xuân, hội xuống đồng,... - Trang phục được may thêu trang trí công phu - Đại diện các nhóm trả lời IV-Hoạt động nối tiếp: 1.Củng cố:Trình bày đặc điểm tiêu biểu về dân cư,trang phục,lễ hộicủa 1 số dân tộc của Hoàng Liên Sơn?. 2. Dặndò: Học bài. Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn A- Mục tiêu: Học xong bài HS biết - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về HĐ sản xuất của người dân ở HLS - Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức - Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân - Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất B- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh phục vụ bài học C- Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra: Trình bày đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, lễ hội của dtộc HLS III- Dạy bài mới: 1. Trồng trọt trên đất dốc + HĐ1: Làm việc cả lớp - Cho HS đọc SGK và trả lời: +Người dân ở HLS trồng cây gì? ở đâu? +Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? +Tại sao phải làm ruộng bậc thang? +Người dân ở HLS trồng gì ở ruộng bậc...? 2. Nghề thủ công truyền thống + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Dựa vào tranh ảnh thảo luận và TLCH + Kể tên sản phẩm thủ công nổi tiếng? + Nhận xét về màu sắc hàng thổ cẩm? + Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì? B2: Đại diện các nhóm trả lời - GV sửa chữa cho HS 3. Khai thác khoáng sản + HĐ3: Làm việc cá nhân B1: Cho quan sát H3 và đọc SGK để TLCH - Kể tên 1 số khoáng sản ở HLS - Dãy HLS hiện nay có khoáng sản nào được khai thác nhiều - Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân - Tại sao phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý - Người dân miền núi còn khai thác gì? B2: Gọi HS trả lời câu hỏi trên - Nhận xét và bổ sung - Hát - 2 HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS đọc sách và trả lời - Họ trồng lúa, ngô, chè,... - Ruộng bậc thang làm ở sườn núi - Để giúp cho việc giữ nước và chống sói mòn - Trồng: Lúa, ngô,... - Là: Dệt, may, thêu hàng thổ cẩm - Hàng thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp - Các nhóm trình bày phần thảo luận - Nhận xét và bổ sung - Có: A-pa-tít, trì, kẽm,...A-pa-tít được khai thác nhiều nhất - HS mô tả quy trình ( SGV-64 ) - Khai thác hợp lý vì khoáng sản dùng làm nguyêu liệu cho nhiều ngành công nghiệp - Khai thác gỗ, mây, nứa và các lâm sản quý - HS trả lời IV- Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. 2 Dặn dò:- Học bài, sưu tầm tranh ảnh vềvùng trung du Bắc Bộ. Địa lý Trung du Bắc Bộ A. Mục tiêu: Học song bài này HS biết: - Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. - Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người. - Nêu được quy trình chế biến chè. - Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức. - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính VN; bản đồ tự nhiên VN - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Tại sao phải bảo vệ giữ gìn, khai thác khoáng sản hợp lý? III. Dạy bài mới: 1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải + HĐ1: Làm việc cá nhân - Cho HS đọc mục I-SGK và xem tranh - Vùng trung du là núi, đồi hay đồng bằng - Các đồi ở đây như thế nào? - Mô tả sơ lược vùng trung du - Nêu nét riêng biệt của vùng tr/ du B/Bộ? - Nhận xét và chữa - Gọi HS lên chỉ bản đồ các tỉnh vùng trung du Bắc Bộ. Chè và cây ăn quả ở trung du + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS quan sát sách và trả lời câu hỏi - Trung du Bắc Bộ thích hợp trồng cây gì ? - Hình 1, 2 cho biết Thái Nguyên và Bắc Giang trồng cây gì ? - Xác định hai vị trí đó trên bản đồ ? - Em biết gì về chè Thái ? Trồng làm gì - Trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì ? B2: Đại diện các nhóm trả lời - GV nhận xét và kết luận 3. H/ động trồng rừng và cây công nghiệp HĐ3: Làm việc cả lớp - Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp ở vùng Trung du Bắc Bộ? - Nhận xét và kết luận - Hát - Hai em trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh mở sách giáo khoa và tìm hiểu - Học sinh trả lời - Vùng trung du là một vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp - Vùng trung du Bắc Bộ mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi - Học sinh lên bảng chỉ bản đồ - Học sinh trả lời - Thái Nguyên trồng nhiều chè; Bắc Giang trồng vải - Học sinh lên bảng xác định vị trí - Chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm ngon. Phục vụ trong nước và xuất khẩu - Các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi - Nhận xét và bổ xung - Học sinh quan sát tranh và trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa IV. Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: Vùng Trung du Băc Bộ thường trồng cây gì?Vì sao? 2. Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài sau. Địa lý Tây Nguyên A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: - Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên ( Vị trí, địa hình, khí hậu - Dựa vào lược đồ ( Bản đồ) bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên C. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra: Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Được trồng cây gì ? III. Dạy bài mới 1.Tây Nguyên- Sứ sở của các cao nguyên xếp tầng + HĐ1: Làm việc ở lớp - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu - Gọi học sinh lên chỉ bản đồ - Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao + HĐ2: Làm việc theo nhóm Phương án 1 B1: Chia lớp thành 4 nhóm - Phát tranh ảnh và thảo luận B2: Đại diện nhóm trình bày - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ? B3: GV sửa chữa bổ xung - Nhận xét và kết luận 2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa + HĐ3: Làm việc cá nhân B1: Cho học sinh dựa vào SGK và trả lời - Buôn Ma Thuột mùa mưa vào tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào ? - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào ? - Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN ? B2: Gọi học sinh trả lời - Nhận xét và kết luận - Hát - Hai học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh theo dõi - Vài học sinh lên chỉ các vị trí cao nguyên - Nhận xét và bổ xung - Học sinh trả lời - Chia nhóm thảo luận - Bốn nhóm nhận tranh ảnh và thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời về các cao nguyên: Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên - Nhận xét và bổ xung - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau - Tây Nguyên có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô - Học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung IV. Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: - GV tổng kết bài và nhận xét giờ học 2. Dặn dò: - Về nhà học bài và tìm hiểu thêm. Địa lý Một số dân tộc ở Tây Nguyên A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt,trang phục... - Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. - Dựa vào lược đồ (bản đồ) , tranh, ảnh để tìm kiến thức. - Yêu quý các dân tộc Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá . B. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ ... C. Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra: Tây Nguyên có những cao nguyên nào? III. Dạy bài mới. 1. Tây Nguyên- Nơi có nhiều dân tộc chung sống. + HĐ1: Làm việc cá nhân. B1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa - Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên - Các dân tộc đó thì dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Dân tộc nào mới đến? - Mỗi dân tộc có những đặc điểm gì riêng? - Để Tây Nguyên giàu đẹp nhà nước cùng các dân tộc đã và đang làm gì? B2: Gọi học sinh trả lời - Nhận xét và kết luận 2. Nhà Rông ở Tây Nguyên + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS quan sát tranh ảnh và hỏi - Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt? - Nhà Rông được dùng để làm gì? Mô tả? - Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện điều gì? B2: Đại diện nhóm báo cáo - Giáo viên nhận xét và sửa 3. Trang phục, lễ hội + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS quan sát hình SGK và thảo - Nhận xét về trang phục của họ? - Lễ hội tổ chức khi nào? Họ làm gì? B2: Đại diện nhóm báo cáo - Nhận xét và kết luận - Hát. - Hai em trả lời. - Nhận xét và bổ xung. - Học sinh quan sát và trả lời: Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Sơ- đăng, Tày, Nùng, Mông, Kinh... - Dân tộc Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Sơ- đăng Dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh - Mỗi dân tộc có tiếng nói tập quán sinh hoạt riêng. Họ đều chung sức xây dựng Tây Nguyên giàu đẹp - Một số học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung - Mỗi buôn thường có một nhà rông - Nhà rông là nơi để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách. Nhà rông to đẹp chứng tỏ buôn càng giàu có thịnh vượng - Vài học sinh mô tả về nhà rông - Nhận xét và bổ xung - Nam thường đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục ngày hội trang trí hoa văn nhiều màu sắc - Lễ hội tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch IV- Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: Nêu đặc điểm tiêu biểu của 1 số dân tộc ở Tây Nguyên? 2- Dặn dò :- Về nhà học bài. - Sưu tẩm tranh ảnh về cây cà phê. Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: - Trình bày 1 số hoạt động tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. - Dựa vào lược đồ ( Bản đồ ) Bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.. - Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về vùng trồng cà phê. C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra: Tây Nguyên có những dân tộc nào? Trang phục lễ hội của họ ra sao? III. Dạy bài mới: 1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan + HĐ1: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS đọc SGK và quan sát hình - Kể tên những cây trồng chính ở Tây - Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì? - Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất? - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? B2: Đại diện nhóm trình bày - Giáo viên nhận xét và kết luận + HĐ2: Làm việc cả lớp - Cho HS quan sát tranh ảnh - Gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột - GV giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột 2. Chăn nuôi trên đồng cỏ + HĐ3: Làm việc cá nhân B1: Cho HS làm việc với SGK - Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? - Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên - Tây Nguyên có thuận lợi nào để chăn nuôi trâu bò? - Tây Nguyên nuôi voi để làm gì? B2: Gọi học sinh trả lời - Nhận xét và kết luận - Hát. - Hai học sinh trả lời. - Nhận xét và bổ xung. - Học sinh trả lời - Tây Nguyên trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, chè...Đó là cây công nghiệp - Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu được trồng nhiều nhất - Đất thích hợp trồng cây công nghiệp: Tơi xốp, phì nhiêu... - Nhận xét và bổ xung - Học sinh quan sát tranh ảnh - Vài học sinh lên chỉ - Học sinh trả lời - Tây Nguyên chăn nuôi trâu, bò, voi - Trâu, bò được nuôi nhiều - Tây Nguyên có những đồn cỏ xanh tốt - Học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung IV. Hoạt động nối tiếp 1- Củng cố: Trình bày đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của con người vùng Tây nguyên? 2-Dặn dò:Về nhà học bài và xem trước bài sau. Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên( Tiếp theo) A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về h/ động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên - Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ - Dựa vào lược đồ( bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức - Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người - Có ý thức tôn trọng bảo vệ thành quả lao động của người dân B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên C. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Tổ chức. II.Kiểm tra: Tây Nguyên trồng cây công nghiệp gì? Phát triển chăn nuôi con gì? III. Dạy bài mới: 3. Khai thác sức nước. + HĐ1: Làm việc theo nhóm. B1: Cho học sinh quan sát lược đồ. - Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? - Tại sao sông ở T N lắm thác ghềnh? - Người dân T N khai thác nước để làm gì? - Hồ chứa nước có tác dụng gì? - Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Yali? B2: Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét và kết luận 4. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên + HĐ2: Làm việc theo từng cặp B1: Cho HS quan sát hình và đọc SGK - Tây Nguyên có những loại rừng nào? - Vì sao ở Tây Nguyên lại có rừng khác nhau? - Mô tả rừng dậm nhiệt đới và rừng khộp? B2: HS trả lời - Nhận xét và kết luận + HĐ3: Làm việc cả lớp - Rừng Tây Nguyên có giá trị gì? - Gỗ được dùng làm gì? Quy trình sản xuất - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng - Nhận xét và kết luận - Hát. - Hai học sinh trả lời. - Nhận xét và bổ xung. - Học sinh theo dõi lược đồ. - Có sông Xê Xan, Ba, Đồng Nai. - Sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau. - Khai thác sức nước để chạy tua bin sản xuất ra điện. - Hồ chứa để giữ nước hạn chế những cơn lũ bất thường - Vài học sinh lên chỉ trên lược đồ nhà máy thuỷ điện và 3 con sông chính - Nhận xét và bổ xung - Học sinh trả lời - Tây Nguyên có rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp - Do khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mưa và khô - Nên có hai loại rừng khác nhau - Học sinh trả lời - Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ - Gỗ để sản xuất đồ dùng gia đình và xuất khẩu - Mất rừng làm cho đất bị sói mòn, hạn hán lũ lụt tăng - Cần tích cực bảo vệ và trồng thêm rừng IV. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố:GV nhận xét bàigiờ. 2- Dặn dò: Học bài và sưu tầm tranh ảnh về Đà lạt. Địa lý Thành phố Đà Lạt A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt. - Dựa vào lược đồ( bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức. - Xác lập được mối quan hệ địa lý, thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt. C. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Người dân TN khai thác sức nước để làm gì?TN có những loại rừng nào? Rừng có giá trị gì? III. Dạy bài mới: GV chỉ vị trí và giới thiệu 1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông . + HĐ1: Làm việc cá nhân B1: Cho HS quan sát hình trong SGK - Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? - Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu m? - Đà Lạt có khí hậu như thế nào - Mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt B2: HS trả lời - GV nhận xét và kết luận 2. Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS quan sát hình SGK - Tại sao Đà Lạt được chọn là nơi du lịch? - Đà Lạt có công trình nào phục vụ cho nghỉ mát du lịch? B2: Đại diện các nhóm trả lời - GVnhận xét và hoàn thiện 3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho quan sát hình 4 và thảo luận - Kể tên một số hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt? Tại sao Đà Lạt trồng được rau quả xứ lạnh? - Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị ntn? B2: Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và kết luận. - Hát. - 2 HS trả lời. - Nhận xét và bổ sung. - HS quan sát và trả lời - Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Độ cao khoảng 1500m - Đà Lạt có khí hậu mát mẻ - Một vài HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS quan sát và đọc SGK - Nhờ thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành mát mẻ - Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, thác Cam Li, rừng thông, xe ngựa kiểu cổ và nhiều công trình du lịch - Đại diện các nhóm lên trả lời - HS thảo luận nhóm - Đà Lạt có nhiều rau quả xứ lạnh trồng quanh năm trở đi cung cấp nhiều nơi - Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây,... - Nhờ có khí hậu quanh năm mát mẻ - Hoa và rau... được tiêu thụ khắp nơi và xuất khẩu ra nước ngoài IV. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố:Nêu đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà lạt? 2- Dặn dò:Về nhà học bài và giờ sâu ôn tập. Địa lý Ôn tập A. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Hệ thống được đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra: Nêu những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt? Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt? III. Dạy bài mới: + HĐ1: Làm việc cá nhân B1: Phát phiếu học tập - Điền tên dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ B2: Làm việc cả lớp - Gọi HS báo cáo kết quả - Yêu cầu HS lên chỉ trên bản đồ tự nhiên - Nhận xét và kết luận + HĐ2: Làm việc theo nhóm - Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt đông của con người ở HLS và Tây Nguyên B2: Đại diện các nhóm báo cáo - GV giúp HS điền kiến thức vào bảng + HĐ3: Làm việc cả lớp - Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? - Người dân nơi đây làm gì để phủ xanh đất trống, đổi trọc? - Gọi HS trả lời - GV nhận xét và kết luận - Hát. - 2 HS trả lời. - Nhận xét và bổ sung. - HS nhận phiếu và điền - Vài HS lên trình bày kết quả - Nhận xét và bổ sung - Lần lượt HS lên chỉ dãy HLS, các cao nguyên và thành phố Đà Lạt - HS đọc SGK và thảo luận - Đại diện các nhóm lên điền vào bảng thống kê - HS nêu - Người dân tích cực trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như chè để phủ đất trống đồi trọc - Nhận xét và bổ sung IV. Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: - Chỉ dãy HLS, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ 2. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức của bài học và chuẩn bị bài sau. Địa lý Đồng bằng Bắc Bộ A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết - Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông. - Dựa vào bản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức - Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của con người B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Nêu đặc điểm của địa hình vùng trung du Bắc Bộ III. Dạy bài mới: 1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc + HĐ1: Làm việc cả lớp - GV chỉ vị trí đồng bằng - Gọi HS lên chỉ và nói hình dạng + HĐ2: Làm việc cá nhân B1: Cho đọc SGK và trả lời - Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông nào bù đắp? - Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy? - Địa hình đồng bằng có đặc điểm gì? B2: Gọi HS lên chỉ trên bản đồ và mô tả - Nhận xét và bổ sung 2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ + HĐ3: Làm việc cả lớp - Cho HS quan sát hình và trả lời - Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng? - Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm? - Mùa mưa, nước các sông ở đây ntn? + HĐ4: Thảo luận nhóm B1: HS đọc SGK và trả lời - Người dân đ/ bằng Bắc Bộ làm gì để nngăn lũ lụt? - Hệ thống đê có đặc điểm gì? - Người dân còn làm gì để sử dụng nước? B2: HS trình bày kết quả - Nhận xét và kết luận - Hát - 2 HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS theo dõi - Một vài em lên chỉ và trình bày - Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, đáy là đường bờ biển - HS đọc SGK - Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bối đắp - Diện tích đồng bằng Bắc Bộ lớn thứ 2 sau đồng bằng Nam Bộ - Đồng bằng Bắc Bộ địa hình thấp, bằng phẳng. Sông uốn lượn quanh co - HS thực hành chỉ bản đồ và mô tả - Nhận xét và bổ sung - HS trả lời - Sông có nhiều phù sa nước quanh năm màu đỏ - Mùa mưa trùng với mùa hạ nên nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt - Người dân đắp đê để ngăn lũ lụt - Đê đắp dọc 2 bên bờ sông cao và vững chắc - Người dân còn đào kênh, mương để tưới tiêu cho đồng ruộng - Nhận xét và bổ sung IV. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: Nêu đặc điểm tiêubiểu vầ động bằng Bắc bộ? 2- Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài người dân ởđồng bằng Bắc bộ. Địa lý Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết - Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước - Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức - Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh - Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở - Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của d/tộc B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà hiện nay, cảnh làng quê, trang phục,... C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Sau khi học xong bài đồng bằng Bắc Bộ, em cần ghi nhớ gì? III. Dạy bài mới: 1. Chủ nhân của đồng bằng + HD1: Làm việc cả lớp - Cho HS dựa vào SGK và trả lời câu hỏi - ĐB Bắc Bộ là nơi đông hay thưa dân? - Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ là dân tộc nào? + HĐ2: Thảo luận nhóm B1: Dựa vào tranh ảnh ở SGK để thảo luận - Làng của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Nêu đặc điểm về nhà ở của người Kinh? Vì sao có những đặc điểm đó? - Làng người Việt cổ có đặc điểm gì? - Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? B2: Lần lượt từng nhóm lên trình bày - Nhận xét và bổ sung 2. Trang phục và lễ hội + HĐ3: Thảo luận nhóm B1: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi - Mô tả về trang phục truyền thống của ... -Họ tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? - Trong lễ hội có hoạt động gì ? - Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ? B2: Đại diện các nhóm lên trình bày - GV nhận xét và bổ sung - Hát - 2 HS lên trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS mở SGK - HS nêu: - ĐB Bắc Bộ là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất. Chủ yếu là người Kinh. - HS chia nhóm để thảo luận - Làng có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau... - Nhà được xây dựng chắc chắn. Xung quanh có sân, vườn, ao,... - Làng thường có luỹ tre xanh bao bọc, mỗi làng đều có một đình thờ Thành Hoàng... - Ngày nay nhà ở xây hiện đại hơn (tầng)...Trong nhà ngày càng tiên nghi hơn - Đại diện các nhóm lên báo cáo - Nhận xét và bổ sung - HS trả lời - Nữ mặc váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, đầu vấn tóc, chít khăn mỏ quạ, thắt lưng ruột tượng. Nam mặc quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen D. Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ - Các công việc cần phải làm trong qúa trình sản xuất lúa gạo - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất - Tôn trọng, bảo vệ các thành qủa lao động của người dân B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp VN - Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ C. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra: Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ III. Dạy bài mới: 1. Vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước + HĐ1: Làm việc cá nhân B1: Dựa vào SGK và tranh ảnh để trả lời - ĐB Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ? - Nêu các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra lúa gạo ? B2: HS trình bày kết quả - GV nhận xét và bổ sung + HĐ2: Làm việc cả lớp - Kể các cây trồng, vật nuôi của ĐB Bắc Bộ ? - GV nhận xét và giải thích thêm - Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS dựa SGK và thảo luận - Mùa đông ở ĐB Bắc Bộ dài mấy tháng? Nhiệt độ như thế nào? - Nhiệt độ thấp có thuận lợi, khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ? - Kể các loài rau xứ lạnh trồng ở ĐB Bắc Bộ ? B2: Các nhóm trình bày kết qủa - GV nhận xét và giải thích thêm - Hát - 2 em trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS mở SKG - ĐB Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa - Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc - Đại diện HS trình bày kết quả - Nhận xét và bổ sung - Nơi đây còn trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá tôm... - HS trả lời - Mùa đông lạnh kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ xuống thấp. - Thuận lợi: Trồng cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua,...). Khó khăn: Rét quá thì lúa và một số cây bị chết - Có su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách,... - Đại diện các nhóm lên trình bày - Nhận xét và bổ sung D. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ. 2- Dặndò: Hệ thống bài và nhận xét giờ học. Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp) A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Trình bày một số đặc điểm về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra: Nêu thuận lợi để ĐB Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai ? III. Dạy bài mới: 3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống + HĐ1: Làm việc theo nhóm B1: HS thảo luận theo câu hỏi - Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ ? - Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên làng nghề nổi tiếng mà em biết ? - Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? B2: HS các nhóm trình bày GV nhận xét và giải thích + HĐ2: Làm việc cá nhân B1: Cho HS quan sát tranh và trả lời - Nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm ? B2: HS trình bày kết quả - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét và bổ sung 4. Chợ phiên + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS dựa vào tranh ảnh và trả lời - Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? - Mô tả lại chợ phiên ? B2: HS trình bày kết qủa - GV nhận xét và bổ sung - Hát - 2 HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS mở SGK - HS thảo luận theo nhóm - Người dân ở ĐB Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau... - Khi cả làng cùng làm một nghề thủ công như: Làng gốm ở Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc ở Hà Tây... - Nghệ nhân là người làm nghề thủ công giỏi - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét và bổ sung - HS nêu: Nhào luyện đất, tạo dáng, phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò ra - Nhận xét và bổ sung - Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Chợ họp vào các ngày nhất định và không trùng nhau - HS mô tả - Nhận xét và bổ sung D. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: Hệ thống bài và nhận xét giờ học. 2- Dặn dò:Về nhà học bài và sưu tầm tranh ảnh về thủ đô Hà Nội. Địa lý Thủ đô Hà Nội A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết: - Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội - Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học - Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội B. Đồ dùng dạy học: - Các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam - Bản đồ Hà Nội, tranh ảnh về Hà Nội C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Sau khi học xong bài hoạt động sản xuất...Em ghi nhớ gì? III. Dạy bài mới: 1. Hà Nội – Thành phố lớn ở trung tâm ĐB Bắc Bộ + HĐ1: Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ và giới thiệu - Gọi HS chỉ vị trí Hà Nội - Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng ? - Từ thành phố của em đến HN bằng gì ? 2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển + HĐ2: Làm việc theo nhóm - HN còn có những tên gọi nào ? - HN bao nhiêu tuổi ? Phố có đặc điểm gì? - Khu phố mới có đặc điểm gì ? - Kể tên danh lam thắng cảnh, di tích LSử? B2: Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét và bổ sung 3. Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hoá,kinh tế của cả nước. B1: Các nhóm thảo luận - Tại sao nói HN là trung tâm chính trị ? - HN là trung tâm kinh tế ? - HN là trung tâm văn hoá, khoa học ? - Kể một số trường đại học, viện bảo tàng... B2: Các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét và bổ sung - Cho HS đọc kết luận ở SGK - Hát - 2 HS trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS mở SGK - HS lắng nghe và theo dõi - Vài em lên chỉ vị trí - Vài em lên chỉ và trả lời - HS nêu - Hà Nội: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan...Năm 1010 tên Thăng Long - Tính đến năm 2005 là 995 năm( tuổi). Phố cổ sầm uất, buôn bán tấp nập... - HS trả lời - Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất đât nước - Nơi có công nghiệp, thương mại. giao thông lớn nhất... - Nơi tập trung các viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng... - HS nêu D. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: Hệ thống bài . 2- Dặn dò:Về nhà ôn lại các bài đã học giờ sau ôn tập. Địa lí Ôn tập địa lí A. Mục tiêu: - Hệ thống hoá các kiến thức về phân môn địa lý mà các em đã học trong học kì một vừa qua đó là: + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du + Thiên nhiên và h/ động sản xuất của con người ở miền đồng bằng Bắc Bộ - Từ đó HS tự hệ thống và thiết lập được mối liên hệ về điều kiện tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người từng vùng miền B. Đồ dùng dạy học: - SGK địa lý C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Hãy trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ? III- Dạy bài mới: - GV đặt câu hỏi để HS trả lời - Dãy HLS nằm ở vị trí nào trên đất nước ta ? Có đặc điểm gì ? Dân cư như thế nào ? - Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh trồng các loại cây gì? - Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? - Thành phố Đà lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch? - Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? ĐBBBộ có đặc điểm gì? kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ? - Lễ hội ở ĐBBBộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên? - Đê bao của ĐBBBộ có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê? - Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc điểm gì? - Hát - Một số HS trả lời - Nhận xét và bổ xung - Dãy HLS nằm ở phía Bắc của nước ta. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Dây là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta. Dân cư thưa thớt chủ yếu là người Thái, Dao, Mông. - Vùng trung du Bắc Bộ với đỉnh đồi tròn, sườn thoải. Trồng nhiều cây ăn quả và chè Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu.. - Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều rau qủa, rau xanh, rừng thông, thác nước và biệt thự đẹp để phát triển du lịch - Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đông Bắc Bộ bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ.ĐBBBộ trồng cây lương thực và râu xứ lạnh, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. - Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và thu để cầu chúc... - Đê bao để ngăn lũ lụt . Cần bảo vệ và tu bổ đê một cách thường xuyên - Thủ đô nằm ở trung tâm ĐBBộlà trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước.. IV. Hoạt động nối tiếp: 1- Củng cố: GV hệ thống hoá kiến thức của bài 2- Dặn dò:Về nhà ôn bài để chuẩn bị kiểm tra Địa lí Kiểm tra định kì địa lí ( Cuối học kì I ) A.Mục tiêu: -Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức mà HS đã được học về phân môn địa lí trong học kì I vừa qua - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài B. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị giấy kiểm tra C. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: III. Bài học: - Giáo viên phát đề cho học sinh ( Đề do Phòng Giáo dục ra ) - Giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh tự giác làm bài - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra - Hát - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Học sinh nhận đề - Học sinh làm bài Học kì II Địa lý Thành phố Hải Phòng A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết : - Xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng - Hình thành biểu tượng về TP cảng, trung tâm CN đóng tàu, trung tâm du lịch - Có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng B. Đồ dùng dạy học - Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam - Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Tổ chức II. Kiểm tra: II- Dạy bài mới 1. Hải Phòng – Thành phố cảng + HĐ1: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS dựa vào SGK, bản đồ, tranh ảnh để thảo luận : * Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu? * Xác định vị trí trên bản đồ Việt Nam? * Từ Hải Phòng đi tới các tỉnh bằng các loại giao thông nào ? * Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng? B2: Gọi đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên nhận xét 2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng + HĐ2: Làm việc cả lớp * Công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ? * Kể tên các nhà máy đóng tàu của HP ? * Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu - Giáo viên nhận xét và bổ xung 3. Hải Phòng là trung tâm du lịch + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho học sinh thảo luận : Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển du lịch B2: Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên bổ xung - Hát - KT sách vở - HP nằm bên bờ sông Cấm cách biển khoảng 20 km - Có thể đi bằng các loại giao thông đường thuỷ, bộ, sắt, hàng không. - Học sinh nêu - Đại diện các nhóm trình bày - Công nghiệp đóng tàu là ngành quan trọng nhất trong nhiều ngành công nghiệp ở HP - Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải Phòng.... - Sản phẩm là xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng... - HP có bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà và nhiều cảnh đẹp, hang động kỳ thú, lễ hội hấp dẫn IV- Hoạt động nối tiếp : - Hải Phòng có những đặc điểm tiêu biểu nào ? Địa lý Đồng bằng Nam Bộ A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết - Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ B. Đồ dùng dạy học - Các bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : thành phố Hải Phòng có đặc điểm tiêu biểu nào ? III- Dạy bài mới 1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta + HĐ1: Làm việc cả lớp * Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ? Do phù sa của sông nào bồi đắp * Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ? * Chỉ vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau? 2. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng ... + HĐ2: Làm việc cá nhân B1: Cho học sinh dựa vào hình và SGK để trả lời câu hỏi * Kể tên một số sông lớn kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ? * Nêu đặc điểm sông Mê Công ? Vì sao ở nước ta lại gọi là Cửu Long? B2: Gọi học sinh lên trình bày và chỉ vị trí Giáo viên nhận xét và bổ xung + HĐ3: Làm việc cá nhân B1: Cho học sinh trả lời câu hỏi * Vì sao người dân đồng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông * Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì * Người dân ở đây khắc phục thiếu nước ngọt vào mùa khô như thế nào ? B2: Gọi học sinh trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét và bổ xung - Hát - Vài học sinh trả lời - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của đất nước. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp - Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn hơn 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. Đất đai phù sa màu mỡ, còn nhiều đất phèn đất mặn - Vài học sinh lên chỉ - Kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp... - Sông Mê Công bắt nguồn từ Trung Quốc và đổ ra biển đông. Đoạn chảy trên đất Việt chia thành hai nhánh và đổ ra biển bằng chín cửa nên gọi là Cửu Long - Không đắp đê để nước tràn vào tạo thêm một lớp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng - Người dân xây dựng nhiều hồ lớn để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. IV- Hoạt động nối tiếp : - So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ Địa lý Người dân ở đồng bằng Nam Bộ A. Mục tiêu Học xong bài này học sinh biết - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ - Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ - Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam - Tranh ảnh về nhà ở về làng quê, trang phục lễ hội... C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ? III- Dạy bài mới 1. Nhà ở của người dân + HĐ1: Làm việc cả lớp * Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc dân tộc nào? * Người dân thường làm nhà ở đâu ? Tại sao ? * Phương tiện đi lại phổ biến là gì ? + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Các nhóm quan sát hình 1 và cho biết nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu B2: Các nhóm trình bày Giáo viên nhận xét và bổ xung 2. Trang phục và lễ hội + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho các nhóm dựa vào tranh ảnh thảo luận * Trang phục thường ngày của người dân trước đây có gì đặc biệt? * Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? * Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? * Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? B2: Học sinh báo cáo kết quả - Giáo viên nhận xét - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ xung - Chủ yếu là người Kinh, Khơ Me, Chăm, Hoa. - Người dân thường lập ấp làm nhà ở ven sông, ngòi, kênh rạch - Phương tiện đi lại phổ biến là xuồng, ghe - Học sinh nêu - Nhận xét và bổ xung - Trước đây phổ biến là mặc quần áo bà ba và chiếc khăn rằn - Lễ hội tổ chức để cầu được mùa và những điều may mắn cho cuộc sống - Trong lễ hội có đua ghe, cúng Trăng, tế thần Cá - Nổi tiếng là lễ hội bà Chúa Sứ ở Châu Đốc, hội xuân núi Bà, lễ tế thần cá Ông IV- Hoạt động nối tiếp : - Đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc nào sinh sống ? Nhà ở có đặc điểm gì ? - Kể tên về một số lễ hội nổi tiếng Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết - Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước - Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. - Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo - Khai thác kiến thức từ tranh ảnh bản đồ B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá, tôm. C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : Nhà ở, trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ntn ? III- Dạy bài mới - Cho HS quan sát bản đồ nông nghiệp - Đồng bằng Nam Bộ trồng các cây gì ? Cây nào trồng nhiều nhất ? 1. Vựa lúa, vựa cây trái lớn nhất cả nước. + HĐ1: Làm việc cả lớp - Đồng bằng Nam Bộ có những ĐK nào để thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước. - Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ? + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: HS dựa tranh ảnh trả lời câu hỏi : Kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ B2: Các nhóm trình bày kết quả - Giáo viên kết luận 2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Các nhóm thảo luận câu hỏi - Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản - Kể tên loại thuỷ sản được nuôi nhiều ? - Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ? B2: HS báo cáo kết quả - GV nhận xét và bổ sung - Hát - Vài em trả lời - Học sinh quan sát bản đồ - Học sinh nêu - Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động - Lúa gạo và cây trái đã cung cấp nhiều nơi trong nước và xuất khẩu - Gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa, xay sát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc - Cá tra, cá ba sa, tôm..... Thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và thế giới. IV- Hoạt động nối tiếp: - Vẽ sơ đồ xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ A. Mục tiêu: học xong bài này học sinh biết - Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước - Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. - Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ - Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ. B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ công nghiệp Việt Nam - Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : Nêu ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây, thuỷ sản lớn nhất nước ta. III- Dạy bài mới: 1. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta + HĐ1: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS dựa vào SGK bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh ảnh thảo luận: - Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh - Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có CN phát triển mạnh nhất nước - Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ B2: Cho HS báo cáo kết quả - GV nhận xét và bổ sung 2. Chợ nổi trên sông + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS dựa tranh ảnh để chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ. - Mô tả về chợ nổi trên sông - Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ B2: Tổ chức cho HS thi kể chuyện - GV nhận xét - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS quan sát tranh ảnh và thảo luận - Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy - Hằng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước - Công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su,... - HS quan sát tranh ảnh - HS mô tả - Chợ Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang),... IV- Hoạt động nối tiếp: - Vì sao nói đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? - Nhận xét và đánh giá giờ học Địa lý Thành phố Hồ Chí Minh A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh - Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu tìm kiến thức B. Đồ dùng dạy học: - Các bản đồ: Hành chính và giao thông Việt Nam - Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh; tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta III- Dạy bài mới: 1. Thành phố lớn nhất cả nước + HĐ1: Làm việc cả lớp - Gọi HS lên chỉ vị trí thành phố H.C.M + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS thảo luận câu hỏi - Thành phố nằm bên sông nào? - Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? - Thành phố được mang tên Bác từ năm ? - Thành phố tiếp giáp những tỉnh nào? - Từ thành phố đi tới các tỉnh bằng các loại đường giao thông nào? - Dựa vào bảng số liệu, hãy so sánh về diện tích và dân số B2: Các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét và bổ sung 2. Chung tâm KT, văn hoá, khoa học lớn + HĐ3: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS dựa tranh ảnh trả lời - Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh - Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước - Chứng minh thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn - Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi của thành phố B2: Các nhóm báo cáo kết quả - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS lên chỉ trên bản đồ - Thành phố năm bên sông Sài Gòn - Thành phố có lịch sử trên 300 năm - Thành phố mang tên Bác từ năm 1976 - HS nêu - Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không - HS nêu - Công nghiệp điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt may,... - Các ngành công nghiệp rất đa dạng, thương mại phát triển, nhiều chợ và siêu thị lớn,... - Thành phố có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học,... - Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên IV- Hoạt động nối tiếp: - Nêu đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh Địa lý Thành phố Cần Thơ A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam - Vị trí địa lý của thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố Cần Thơ là 1 trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ B. Đồ dùng dạy học: - Các bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam - Tranh ảnh về thành phố Cần Thơ C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Kể tên các ngành công nghiệp chính và một số nơi vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh III- Dạy bài mới: 1. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long + HĐ1: Làm việc theo cặp B1: Cho HS trả lời câu hỏi: - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên lược đồ - Từ thành phố này có thể đi các tỉnh bằng các loại đường giao thông nào? B2: Gọi các nhóm báo cáo 2. Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Các nhóm dựa tranh ảnh để thảo luận - Tìm dẫn chứng thể hiện thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế? - Trung tâm văn hoá, khoa học? - Trung tâm du lịch? B2: Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp - GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi cho thành phố Cần Thơ phát triển kinh tế (SGV-103) - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ sung - Vài HS lên chỉ trên bản đồ - Đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không - Nhận xét và bổ sung - Sản xuất lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu - Có các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề - Thăm quan du lịch trong các khu vườn, các chợ nổi trên sông và vườn cò Bằng Lăng - Nhận xét và bổ sung IV- Hoạt động nối tiếp: - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ và cho biết thành phố Cần Thơ giáp với những tỉnh nào? - Về nhà, ôn lại các bài từ tuần 11 đến tuần 22 để tiết sau ôn tập Địa lý ôn tập địa lý A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam - So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam - Lược đồ trống Việt Nam C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Sau khi học xong bài thành phố Cần Thơ, em cần ghi nhớ điều gì? III- Dạy bài mới: + HĐ1: Làm việc cả lớp - Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí của: - Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai - GV nhận xét và sửa cho HS + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ vào phiếu học tập (Theo câu hỏi số 2-SGK) B2: Gọi HS báo cáo kết quả trước lớp - GV kẻ sẵn bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng + HĐ3: Làm việc cá nhân B1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 B2: Gọi HS trình bày - GV nhận xét và bổ sung - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS lên chỉ trên bản đồ - HS chỉ bản đồ - Các nhóm nhận phiếu học tập và thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả và dán bảng so sánh - Nhận xét và bổ sung - Sai câu a và c - Đúng câu b và d IV- Hoạt động nối tiếp: - Gọi HS lên chỉ bản đồ theo yêu cầu bài tập 1 - Nhận xét và đánh giá giờ học Địa lý Dải đồng bằng duyên hải miền Trung A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Dựa vào bản đồ và lược đồ, chỉ và đọc tên các ĐB ở duyên hải miền Trung - Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển - Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên - Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về thiên nhiên duyên hải miền Trung C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Dạy bài mới: 1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển + HĐ1: Làm việc cả lớp và nhóm đôi B1: GV chỉ vị trí suốt dọc duyên hải miền Trung trên bản đồ B2: Cho HS dựa vào tranh ảnh, lược đồ để so sánh về vị trí, độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - GV nhận xét và bổ sung B3: Cho HS xem tranh ảnh về các đầm phá, cồn cát... 2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam + HĐ2: Làm việc cả lớp B1: Cho HS quan sát lược đồ SGK và chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân... B2: Giải thích vai trò bức tường chắn gió Bạch Mã và sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã( SGV-107) B3: Giải thích để HS cùng quan tâm và chia sẻ với người dân miền Trung về khó khăn do thiên tai gây ra ( SGV-108 ) - Cho HS hoàn thành bài tập 2-SGK - GV nhận xét và bổ xung - Hát - HS quan sát và theo dõi - HS lên đọc và chỉ vị trí các đồng bằng - HS so sánh và rút ra nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển - HS quan sát tranh - HS lên bảng chỉ trên bản đồ - Nhận xét và bổ xung - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS làm bài tập vào vở: Chọn d là đúng IV- Hoạt động nối tiếp: - Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung - Nhận xét và đánh giá giờ học Địa lí Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Giải thích được: Dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông biển) - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ dân cư Việt Nam C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra: Đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm gì? III- Dạy bài mới: 1. Dân cư tập trung khá đông đúc + HĐ1: Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ và chỉ, thông báo số dân các tỉnh miền Trung - Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu ở duyên hải miềm trung? 2. Hoạt động sản xuất của người dân + HĐ2: Làm việc cả lớp B1: Cho HS xem tranh và đọc ghi chú các hình 3 đến 8 và nêu tên các hoạt động sản xuất - GV kẻ bảng cho HS lên điền tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các hình ảnh - Gọi HS đọc lại kết quả - GV nhận xét và giải thích thêm B2: Cho HS đọc bảng tên hoạt động sản xuất và một số điều kiện để sản xuất - Gọi HS trình bày từng ngành sản xuất và điều kiện để sản xuất từng ngành - Gọi một số em đọc ghi nhớ. - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh quan sát và lắng nghe - Người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người cùng sống bên nhau hoà thuận - Học sinh quan sát các hình và đọc ghi chú - Học sinh nêu - Trồng trọt : trồng lúa, mía; Chăn nuôi : gia súc ( bò ); Nuôi đánh bắt thuỷ sản : đánh bắt cá, nuôi tôm; Ngành khác : làm muối. - Vài học sinh đọc lại kết quả - Học sinh nêu ( sách giáo khoa – 140 ) - Một số học sinh trình bày D. Hoạt động nối tiếp: - Có những dân tộc nào sinh sống ở duyên hải miền Trung ? - Nhân dân miền Trung hoạt động sản xuất phổ biến là gì ? - Nêu điều kiện của từng hoạt động sản xuất. Địa lý Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( tiếp theo ) A. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh biết - Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp, - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung - Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía - Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Một số tranh ảnh về các điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : HĐ sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là gì ? III- Dạy bài mới 3. Hoạt động du lịch + HĐ1: Làm việc cả lớp B1: Cho học sinh quan sát H9 và hỏi - Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ? - Giáo viên treo bản đồ - Kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết. B2: Giáo viên kết luận 4. Phát triển công nghiệp + HĐ2: Làm việc cả lớp B1: Cho học sinh quan sát H10 - Tại sao lại XD nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung B2: Giới thiệu về khu kinh tế mới xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi 5. Lễ hội + HĐ3: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu về một số lễ hội : lễ hội Cá Ông; lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang - Cho học sinh đọc ghi nhớ. - Hát - Học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh quan sát tranh SGK - Học sinh nêu - Học sinh quan sát bản đồ - Học sinh nêu - Học sinh quan sát - Các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn cho nhân dân - Học sinh quan sát - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe - Vài em đọc ghi nhớ D. Hoạt động nối tiếp : - Trình bày về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung. Địa lí Thành phố Huế A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết - Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam - Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển - Tự hào về thành phố Huế ( được công nhận là Di sản Văn hoáthế giới từ năm 1993) B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Một số tranh ảnh, cảnh đẹp về Huế C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra: Kể tên một số cảnh đẹp ở miền Trung mà em biết? III- Dạy bài mới: 1. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ + HĐ1: Làm việc cả lớp và theo cặp B1: Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở SGK - Từ quê em có thể đi đến Huế bằng các phương tiện nào ? - Thành phố Huế thuộc tỉnh nào ? Có dòng sông nào chảy qua ? - Huế có các công trình kiến trúc cổ nào ? B2: Gọi học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét 2. Huế - thành phố du lịch + HĐ2: Làm việc theo nhóm B1: Cho học sinh trả lời các câu hỏi của mục 2 - Nếu đi thuyền trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những điểm du lịch nào ? - Mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế - Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch B2: Gọi các nhóm lên trả lời - Đại diện các nhóm lên trình bày - Giáo viên nhận xét và mô tả thêm - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời - Học sinh nêu - Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Có dòng sông Hương chảy qua - Huế có các công trình kiến trúc cổ : Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức... - Học sinh trả lời - Đi thuyền dọc sông Hương thăm lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, kinh thành Huế - Học sinh nêu - Học sinh trả lời - Nhận xét và bổ xung D. Hoạt động nối tiếp : - Học xong bài này em cần ghi nhớ gì ? - Nhận xét và đánh giá giờ học. Địa lý Thành phố Đà Nẵng A. Mục tiêu : - Học xong bài này học sinh biết : - Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng. - Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch. B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : gọi vài học sinh nêu ghi nhớ của bài đọc thành phố Huế ? III- Dạy bài mới - Cho học sinh quan sát lược đồ hình 1 và tìm vị trí thành phố. 1. Đà Nẵng - thành phố cảng + HĐ1: Làm việc theo nhóm B1: Cho học sinh quan sát lược đồ và nêu - Vị trí của thành phố Đà Nẵng - Đà Nẵng có những cảng nào ? - Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng ? B2: Gọi học sinh nêu - Giáo viên nhận xét và bổ xung 2. Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp + HĐ2: Cho học sinh làm việc theo cặp B1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa - Em hãy kể tên một số loại hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển. B2: Đại diện các nhóm báo cáo - Giáo viên nhận xét và bổ xung 3. Đà Nẵng - địa điểm du lịch + HĐ3: Cho học sinh làm việc theo cặp B1: Cho học sinh quan sát hình 1 và hỏi - Những địa điểm nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khác du lịch B2: Đại diện các nhóm trình bày - Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ xung - Học sinh quan sát lược đồ - Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn - Học sinh nêu - Học sinh đọc sách giáo khoa và nêu - Hàng hoá được đưa đến là ô tô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt - Hàng đưa đi là vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ, vải may quần áo, hải sản - Học sinh quan sát và thảo luận - Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi non nước ( Ngũ Hành Sơn ), bảo tàng Chăm, ... - Vài học sinh đọc ghi nhớ D. Hoạt động nối tiếp : - Kể tên các khu du lịch của Đà Nẵng. Địa lý Biển, đảo và quần đảo A. Mục tiêu : Học song bài này học sinh biết - Chỉ trên bản đồ VN vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển và đảo, quần đảo nước ta - Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta B. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức II- Kiểm tra : nêu vị trí của thành phố Đà Nẵng ? III- Dạy bài mới 1. Vùng biển Việt Nam + HĐ1: Làm việc cá nhân B1: Cho học sinh quan sát hình 1 và trả lời - Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta - Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ - Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta - Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? - Biển có vai trò như thế nào với nước ta B2: Gọi học sinh trình bày kết quả và lên chỉ trên bản đồ - Giáo viên nhận xét và bổ xung 2. Đảo và quần đảo + HĐ2: Làm việc cả lớp - Giáo viên chỉ các đảo và quần đảo trên biển Đông rồi hỏi - Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ? - Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất + HĐ3: Làm việc theo nhóm - Nêu một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng phía bắc, trung, nam - Các đảo, quần đảo có giá trị gì ? - Hát - Vài em trả lời - Nhận xét và bổ xung - Biển Đông bao bọc phần đất liền phía Đông Nam của nước ta - Học sinh lên chỉ trên bản đồ - Học sinh tìm và nêu - Biển nước ta có diện tích rộng... - Biển là kho muối vô tạn, nhiều khoáng sản, hải sản quý, điều hoà khí hậu... - Học sinh theo dõi - Đảo là bộ phận đất nổi nhỏ hơn lục địa. -Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo - Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất của cả nước - Học sinh nêu D. Hoạt động nối tiếp : - Nêu ý nghĩa của bài học. - Nhận xét và bổ xung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDia li lop 4.doc
Tài liệu liên quan