Giáo án lớp 4 môn chính tả tuần 6: Người viết truyện thật thà

Tài liệu Giáo án lớp 4 môn chính tả tuần 6: Người viết truyện thật thà: TUẦN 6: CHÍNH TẢ: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ. (Tiết 6 ) I-Mục tiêu: -Nghe ,viết đúng , đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà. -Tự phát hiện ra lỗi sai và biết sữa lỗi chính tả . -Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s /x hoặc thanh hỏi ,thanh ngã. II- Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ,bút dạ. III-Hoạt động dạy và học: Tg Giáo viên HỌC SINH 1-Bài cũ: -Gọi 1 hs lên bảng đọc các từ ngữ và cho 3 hs viết.. -Nhận xét bài viết của hs . 2-Bài mới: 2.1 Giới thiệu:Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu chuyện vui nói về nhà văn pháp nổi tiếng Ban-dắc. 2.2-Hướng dẫn viết chính tả: a-Tìm hiểu nội dung truyện : -Gọi hs đọc truyện . -Hỏi: +Nhà văn Ban-dắc có tài gì? +Trong cuộc sống ông là người như thế nào? b-Hướng dẫn viết từ khó; -Gv y/c hs tìm từ khó trong truyện . -Y/c hs đọc và luyện các từ vừa tìm được. c-Hướng dẫn trình bày: -Gọi hs nhắc lại cách trình bày lời thoại d-Nghe - viết: c-Thu ,chấm ,nhận xét vở. 2.3-Hướng dẫn làm bài tập ...

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn chính tả tuần 6: Người viết truyện thật thà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6: CHÍNH TẢ: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ. (Tiết 6 ) I-Mục tiêu: -Nghe ,viết đúng , đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà. -Tự phát hiện ra lỗi sai và biết sữa lỗi chính tả . -Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s /x hoặc thanh hỏi ,thanh ngã. II- Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ,bút dạ. III-Hoạt động dạy và học: Tg Giáo viên HỌC SINH 1-Bài cũ: -Gọi 1 hs lên bảng đọc các từ ngữ và cho 3 hs viết.. -Nhận xét bài viết của hs . 2-Bài mới: 2.1 Giới thiệu:Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu chuyện vui nói về nhà văn pháp nổi tiếng Ban-dắc. 2.2-Hướng dẫn viết chính tả: a-Tìm hiểu nội dung truyện : -Gọi hs đọc truyện . -Hỏi: +Nhà văn Ban-dắc có tài gì? +Trong cuộc sống ông là người như thế nào? b-Hướng dẫn viết từ khó; -Gv y/c hs tìm từ khó trong truyện . -Y/c hs đọc và luyện các từ vừa tìm được. c-Hướng dẫn trình bày: -Gọi hs nhắc lại cách trình bày lời thoại d-Nghe - viết: c-Thu ,chấm ,nhận xét vở. 2.3-Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 1 : -Y/c hs đọc đề bài. -Y/c hs ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở bài tập. -Gv chấm một số bài của hs. -Nhận xét. Bài 2; a- Gọi hs đọc. -Hỏi:+Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc x là từ láy như thế nào? --Gv phát giấy và bút dạ cho hs. -Y/c hs hoạt động theo nhóm 4 -Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng .Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung để có một phiếu hoàn chỉnh.. -Gv kết luận về phiếu đúng, đầy đủ nhất. -Đọc và viết các từ: +lẫn lộn ,nức nở, nồng nàn ,lo lắng, làm nên ,nên non , cái kẻng . leng keng, léng phéng. -Hs lắng nghe. -2 hs đọc thành tiếng. +Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài. +Ông là một người thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng. -Các từ:Ban-dắc, truyện dài ,truyện ngắn… -1 hs đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu. -Hs tự ghi lỗi và chữa lỗi. -1 Hs đọc yêu cầu và mẫu. +Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s /x. -Thảo luận theo nhóm 4. Nhận xét ,bổ sung. --Hs chữa bài. -Từ láy có tiếng chứa âm s: sàn sàn ,san sát, sẵn sàng, săn sóc , sáng suốt, sầm sập , sền sệt, sốt sắn , sổ sàng, sục sôi ,suci sạo, suôn sẻ… -Từ láy có tiếng âm x : xa xa, xám xịt, xào xạc, xao xuyến ,xanh xao, xoắn xít , xối xả, xôn xao, xuề xoà, xúm xít… b-Gv cho hs tiến hành tương tự như bài a: -Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi: đủng đỉnh ,lởm chởm,khẩn khoản ,nhảy nhót, nhí nhảnh ,thấp thỏm, tua tủa, vấy vả, xối xả…. -Từ láy chứa thanh ngã: bỡ ngỡ, dỗ dành, mẫu mực, màu mỡ, nghĩ ngợi, vũng vàng ,sẵn sàn sừng sững, phè phỡn….. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn hs ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG. (Tiết 11 ) I-Mục tiêu: -Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . -Biết cách viết hoa danh từ riêng trong thực tế. -Vận dụng vào khi viết văn ,khi đặt cậu có danh từ riêng . II-Đồ dùng học tập: -Bản đò tự nhiên VN (có sông Cửu Long) ,tranh ảnh vua Lê Lợi. -Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng. -Bài 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. III-Hoạt động dạy và học: TG Giáo viên Học sinh 1-Bài cũ: -Gọi 1hs lên bảng trả lời câu hỏi: Danh từ là gì? Cho ví dụ> -Y/c hs đọc đoạn văn viết về con vật và tìm các danh từ có trong đọan văn đó. -Y/c hs tìm các danh từ trong đoạn thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn. Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này. Dân dâng một quả xôi đầy. Bánh chưng mấy cặp ,bánh giầy mấy đôi. -Nhận xét ,ghi điểm. 2-Bài mới; 2.1-Giới thiệu: -Gv ghi đề lên bảng. 2.1-Tìm hiểu ví dụ: Bài 1 ; -Gọi hs đọc y/c và nội dung. -Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi và tìm từ đúng. -Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên VN (Gv vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông như sông Cửu Long và giới thiệu vua Lê Lợi . Bài2 : -Y/c hs đọc đề . -Y/c hs trao đổi cặp đôi , trả lời câu hỏi.. -Gọi hs trả lời , các hs khác nhận xét , bổ sung. -Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông , vua được gọi là danh từ chung. -Những tên riêng của một vật nhất định như Cửu Long , Lê Lợi gọi là danh từ riêng. -Bài 3: -Gội hs đọc yêu cầu. -Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. -Gọi hs trả lời, hs khác nhận xét , bổ sung. -Danh từ riêng chỉ người , địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. 2.3 Ghi nhớ; -Hỏi :+Thế nào là danh từ chung , danh từ riêng? Cho ví dụ. +Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì? -Gọi vài hs đọc ghi nhớ -nhắc hs đọc thầm để thuộc ngay ghi nhớ tại lớp. +Danh từ chung là tên của một loại sự vật. +Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật . Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. 2.4 -Luyện tập: Bài 1: -Y/c hs đọc y/c và nội dung . -Phát phiếu học tập cho từng nhóm. -Y/c hs thảo luận theo nhóm 6 viết vào phiếu. -Y/c nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. -Gv kết luận để có phiếu đúng. -Hỏi : +Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung? +Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng? -Nhận xét ,tuyên dương những hs trả lời đúng. Bài 2; -Y/c hs đọc yêu cầu. -Y/c hs tự làm bài. Y/c 1 hs lên bảng làm. -Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng. -Hỏi; +Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? -Gv nhắc hs luôn luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà học bài và viết vào vở : 10 dabnh từ chung chỉ đồ vật 10 danh từ riêng chỉ người. -1 hs lên bảng thực hiện yêu cầu. -2 hs đọc bài . -Hs trả lời: +Vua Hùng,sáng, trưa, bóng, nắng, chân ,chốn này, dân , quả, bánh chưng , bánh giầy. -2hs đọc thành tiếng. -Thảo luận tìm từ. a- sông b- Cửu Long. c-vua d- Lê Lợi. -1 hs đọc đề. -Thảo luận cặp đôi. -Hs trả lời: +Sông: Tên chung để chỉ những dòng sông chảy tương đối lớn, trên đó thuyền ,bè đi lại được. +Cửu Long: tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long. +Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến. +Lê Lợi: Tên riêng chỉ vị vua mở đầu nhà hậu Lê. -Hs lắng nghe. -1 hs đọc thành tiếng . -Thảo luận thao nhóm đôi. +Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa.Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể : Cửu Long được viết hoa. +Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi được viết hoa. -Hs lắng nghe. +Danh từ chung là tên một loại sự vật; sông ,núi ,vua , cô giáo ,học sinh… +Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật :sông Hồng , sông Thu Bồn, núi Thái Sơn ,Cô Loan. +Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. -2 -3 hs đọc thành tiếng ghi nhớ. -2 hs đọc thành tiếng . -Thảo luận theo nhóm 6. -đại diện nhóm trình bày.. lớp bổ sung. -Hs chữa bài. Danh từ chung Danh từ riêng Núi /dòng/sông/dãy/ mặt/sông/ánh /nắng /đường /dãy /nhà / trái /phải / giữa /trước. Chung /Lam /Thiên /Nhẫn / Trác / Đại Huệ /Bác Hồ. +Vì:” dãy” là từ chung chỉ những núi nối tiếp liền nhau. +Ví “Thiên Nhẫn” là tên riêng của một dãy núi nên được viết hoa. -1 hs đọc yêu cầu. - Viết hoa tên bạn vào vở bài tập -3 hs lên bảng viết. - Lớp nhận xét bài trên bảng. -Hs trả lời. -Lớp lắng nghe. KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC (Tiết 6 ) I-Mục tiêu: -kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe , đã đọc có nội dung về lòng tự trọng , kèm cử chỉ , điệu bộ . -Hiểu được ý nghĩa ,nội dung câu chuyện bạn kể, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. -Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách. II-Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp viết sẵn đề tài. -Gv và hs chuẩn bị những câu chuyện nói về lòng tự trọng . III- Hoạt động dạy và học: Tg Giáo viên Học sinh 1-Bài cũ: -Gọi hs kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện . -Nhận xét và cho điểm. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu:- -Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của hs . -Những đức tính trung thực, tự trọng không tham lam … của con người đều rất đáng quí . Hôm nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tợ trọng mới lạ và hấp dẫn nhất. 2.2- Hướng dẫn kể chuyện: a- Tìm hiểu đề bài: -Gọi hs đọc đề bài và phân tích đề. -Gv gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu : lòng tự trọng đã nghe , đã đọc. --Gọi hs đọc nối tiếp nhau phần gợi ý.. -Hỏi: +Thế nào là lòng tự trọng ? + Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng ? +Em đọc đó câu chuyện đó ở đâu? -Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích . Chúng đêm lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người. -Y/c hs đọc kĩ phần 3: -Gv ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. +Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4 điểm. +Câu chuyện ngoài sgk : 1 điểm. +Kể hay ,hấp dẫn có điệu bộ, cử chỉ:3 điểm. +Nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện : 2 điểm. +Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn : 1 điểm. b- Kể chuyện trong nhóm; -Gv chia nhóm 4 hs, cho hoạt động nhóm. -Gv theo dõi ,giúp đỡ hs.Y/c hs kể lại truyện theo đúng trình tự - Gv gợi ý cho hs các câu hỏi Hs kể hỏi: + Trong câu chuyện tớ kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất? + Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì? Hs nghe kể hỏi: + Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quí? + Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì? c- Thi kể chuyện: -Gv tổ chức cho hs thi kể chuyện . ( lưu ý khi hs kể , gv nên cử 1 hs lên ghi lại tên truyện) -Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. -Gv ghi điểm hs . -Bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. -Tuyên dương ,khen thưởng cho hs vừa đoạt giải. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học và khuyến khích hs nên đọc truyện . -Dặn hs về nhà tập kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. -2 hs kể chuyện và nêu ý nghĩa. -Tổ trưởng báo việc chuẩn bị của các bạn. -Lớp lắng nghe. -1 hs đọc đề. - 1 hs phân tích đề bằng cách.nêu những từ ngữ quan trọng trong đó. - 4 hs nối tiếp nhau đọc . + Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình ,giữ gìn phẩm giá không để ai coi thường mình. + Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng “Ta thà làm giặc nước Nam con hơn làm vương xứ Bắc. + Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sực tích dưa hấu. + Truyện kể về cậu bé Nen- li trong câu chuyện Buổi học thể dục. + Em đọc trong truyện cổ tích VN, trong truyện đọc lớp 3, trong truyện đọc lớp 4.,trên báo… -Lớp lắng nghe. -2 hs đọc thành tiếng. -Kể chuyện trong nhóm ,nhận xét ,bổ sung cho nhau. -Hs thi kể chuyện -Hs khác lắng nghe và đặt câu hỏi lại cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn -Lớp nhận xét . TẬP ĐỌC : CHỊ EM TÔI ( Tiết 12 ) I- Mục tiêu: 1-Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ; tặc lưỡi, giận dữ ,năn nỉ , giã bộ ,sững sờ, thủng thẳng , im như phổng , thỉnh thoảng. 2- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ , gợi cảm, gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài ,thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật. 3- Hiếu các từ ngữ khó trong bài : tặc lưỡi , yên vị ,im như phổng . -Hiểu nội dung toàn bài: Cô chị hay nói dối đã tĩnh ngộ nhờ có sự giúp đỡ của cô em . Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm , lòng tôn trọng của mọi người với mình. II- Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ bài tập đọc -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III-Hoạt động dạy và học: Tg Giáo viên Học sinh 1- Bài cũ: -Gọi 2hs đọc lại truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi về nội dung truyện. -Nhận xét và ghi điểm. 2- Bài mới: 2.1-Giới thiệu: -Gv ghi đề lên bảng - y/c hs mở sgk. 2.2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài ; a-Luyện đọc: -Hs nối tiếp nhau đọc từng đoan câu chuyện (3 lượt hs đọc )- Gv sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho hs). -Gọi hs đọc toàn bài. .-Gọi hs đọc phần chú giải. -GV đọc mẫu.- nêu cách đọc. Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng hóm hĩnh. Với người cha đáp lại: dịu dàng, ôn tồn khi cô chị xin phép đi học, giọng trầm buồn khi phát hiện ra con nói dối..Lời cô chị lễ phép xin phép ba đi học, tức bực khi mắng cô em. Lời cô em tinh nghịch , lúc thản nhiên ,lúc giả bộ ngây thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ :lễ phép , thưa , ân hận , tặc lưỡi , lướt qua , giận dữ, thủng thẳng , giả bộ , sững sờ , im như phổng , cuồng phong ,cười phá lên . b- Tìm hiểu bài: -Y/c hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. +Cô chị xin phép ba đi đâu ? +Cô bé có đi học nhóm thật không ? Em đoán xem cô đi đâu? +Cô chi nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối nhiều lần như vậy? +Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào? +Vì sao cô lại cảm thấy ân hận? -1 hs đọc lại đoạn 1.hỏi: +Đoạn 1 nói lên điều gì? -Gv chốt lai và ghi ý chính lên bảng. GV chuyển ý sang đoạn 2. -Y/c hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. +Cô em làm gì để chị mình thôi nói dối? +Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối? + Thái độ của người cha lúc đó như thế nào? -Gv cho hs xem tranh minh hoạ. -1 hs đọc lại đoạn 2 và hỏi ý đoạn 2? -Gv chốt ý đoạn 2 và ghi lên bảng. -Gv chuyển ý sang đoạn 3. -Y/c hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. +Vì sao cách làm của cô em giúp chị tĩnh ngộ? +Cô chị đã thay đổi như thế nào? -Y/c 1 hs đọc lại đoạn 3 và tìm ý đoạn 3. -Gv chốt ý đoạn 3 và ghi lên bảng. -Hs đọc lại toàn bài. -Y/c hs tìm đại ý bài? -Gv chốt lại đại ý và ghi lên bảng. c- Đọc diễn cảm: -Gọi 3 hs đọc nối tiếp nhau 3 đoạn. - 2 hs đọc toàn bài. -Gv tổ chức cho hs thi đọc phân vai. - Nhận xét và cho điểm hs . 3 -Củng cố và dặn dò: Hỏi : + Vì sao chúng ta không nên nói dối? -Giáo dục tư tưởng và liên hệ thực tế. -Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà đọc lại bài cho thật diễn cảm ,trả lời các câu hỏi đúng . --Tìm hiểu bài sau: Trung thu độc lập. -2 hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. -Lớp nhận xét . -Hs mở sgk. -3 hs đọc nối tiếp nhau. (3 lượt ) +Đoạn 1: Dắt xe ra cửa….. tặc lưỡi. + Đoạn 2; Cho đén một hôm …nên người. + Đoạn 3: Từ đó ….tĩnh ngộ. - 1 hs đọc toàn bài thành tỉếng , cả lớp đọc thầm theo. -1 hs đọc chú giải. -Lớp lắng nghe. -1 hs đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm thô và trả lời câu hỏi. + Cô xin phép ba đi học nhóm. + Cô không đi học nhóm mà cô đi chơi với bạn bè , đi xem phim . + Cô chị đã nói dối ba nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ mấy cô nói dối ba , nhưng vì ba rất tin cô nên cô vẫn nói dối. + Cô rất ân hận rồi lại tặc lưỡi cho qua. + Vì cô cũng rất thương ba , cô ân hận vì mình đã nói dối ba , phụ lòng tin của ba . -1 Hs đọc lại đoạn 1. *Đoạn 1: Nhiều lần cô chị nói dối ba. 1 hs đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị. Cô chị thấy vậy tức giận bỏ về. +Khi cô chị mắng thì cô em thủng thỉnh trả lời, còn lại giả bộ ngây thơ hỏi lại để chị sửng sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba đi xem phim. + Cô nghĩ ba sẽ tức giận ,mắng mỏ thậm chí đánh cả 2 chị em. + Ông buổn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi. -Hs quan sát tranh . -1 hs đọc lại đoạn 2 , lướp tìm ý đoạn 2> *Đoạn 2:Cô em giúp chị tĩnh ngộ. - 1hs đọc đoạn 3 , cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi. +Vì cô em bắt chước mình nói dối . + Vì cô biết cô là tấm gương sáng cho em. +Cô sợ mình chểnh mảng việc học hành khiến ba buồn. -1 hs đọc lại đoạn 3 , lớp tìm ý đoạn 3. *Đoạn 3: Cô chị quyết tâm không bao giờ nói dối. *Đại ý : Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin ở mọi ngừơi đối với mình. - hs nhắc lại đại ý. - 3 hs nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm. -2 hs đọc lại toàn bài. -Thi đọc diễn cảm theo phân vai. ( nhiều hs tham gia thi đọc) -Lớp nhận xét . -Hs trả lời. -hs Lắng nghe. TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ ( Tiết 11 ). I-Mục tiêu: -Hiểu được những lỗi mà cô giáo đã chỉ ra trong bài. -Biết cách sửa lỗi do cô giáo chỉ ra ; về bố cục , ý , dùng từ , đặt câu , chính tả. -Hiểu và biết được những lời hay , ý đẹp của những bài văn hay của các bạn. II- Đồ dùng dạy học : -Bảng lớp viết sẵn 4 đề -Phiếu học tập cá nhân có sẵn nội dung. III-Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-Trả bài : -Trả bài cho hs . -Y/c hs đọc lại bài của mình . -Nhận xét kết quả bài làm của hs . +Ưu điểm : Nêu tên những hs viết bài tốt , có số điểm cao nhất . Nhận xét chung về cả lớp đã xác định Đúng kiểu bài văn viết thư , bố cục lá thư ,các ý diễn đạt . +Hạn chế : Nêu những lỗi sai của hs ( không nêu tên hs ) *Chú ý :Gv cần nhận xét rõ ưu điểm hay sai sót của hs vào bài cụ thể . Tránh lời nói làm những hs kém xấu hổ. Gv nên có những lời động viên khích lệ các em cố gắng hơn nữa ở bài sau. Nếu hs làm không đạt y/c không nên cho điểm mà dặn dò các em về nhà viết lại bài để có kết quả tốt hơn. 2- Hướng dẫn hs chữa bài: -Phát phiếu cho từng hs. -*Lưu ý: Gv có thể dùng phiếu hoặc cho hs sửa trực tiếp vào vở. tập làm văn. Gv đến từng bàn hướng dẫn , nhắc nhở từng hs . -Gv ghi một số lỗi về dùng từ , về ý , về lỗi chính tả mà nhiều hs mắc phải lên bảng sau đó gọi hs lên bảng chữa bài. -Gọi hs bổ sung ,nhận xét . -Đọc những đoạn văn hay. -Y/c hs nhận xét sau mỗi bài văn cô đọc. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Dặn những hs viết chưa đạt về nhà tập viết lại và nộp cho cô vào tiết sau. -Nhận bài và đọc bài . -Nhận phiếu hoặc chữa vào vở. +Đọc lời nhận xét của gv. -+Đọc các lỗi sai trong bài , viết và chữa vào phiếu học tập hoặc gạch chân và chữa vào vở. + Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại . -- đọc lỗi và chữa lỗi. -Bổ sung ,nhận xét . -H s lắng nghe. -Nhận xét để tìm ra cái hay. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG ( Tiết 12 ) I-Mục tiêu: -Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : trung thực - tự trọng -Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm :Trung thực -Tự trọng. --Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói , để viết. II-Đồ dùng dạy học : -Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 . -The ghi các từ: tự tin , tự kiêu , tự ti , tự hào , tự trọng , ,tự ái . -Giấy khổ to. III-Hoạt động dạy và học : Tg Giáo viên Học sinh 1-Bài cũ: -Gọi 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu. 1)Viết 5 danh từ chung . 2) Viết 5 danh từ riêng. -Nhận xét , ghi điểm . 2 Bài mới : 2.1 Giới thiệu: Trong gìơ luyện từ và câu hôm nay, chúng ta cùng mở rộng và hệ htoongs hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm : trung thực - Tự trọng . -Gv ghi đề lên bảng. 2.2 -Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài 1 : -Y/c hs đọc y/c và nội dung . - Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi và làm bài. -Gọi hs làm nhanh lên bảng ghép từ ngữ thích hợp . - hs khác nhận xét ,bổ sung . -Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng . -Gọi hs đọc bài đã hoàn chỉnh . Bài 2 : -Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung. - Y/c hs hoạt động trong nhóm. -Tổ chức thi giữa 2 nhóm thảo luận xong trước dưới hình thức . +Nhóm1 : đưa ra từ. +Nhóm 2: tìm nghĩa của từ. Sau đó đổi lại . Nhóm2 sẽ đưa ra nghĩa của từ , nhóm1 tìm từ. -Nếu nhóm nào nói sai 1 từ , lập tức cuộc chơi dừng lại và gọi nhóm kế tiếp. -Nhận xét tuyên dương các nhóm hoạt động sôi nổi , trả lời đúng . -Kết luận lời giải đúng. +Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng hay với người nào đó là : +Trước sau như một không gì lay chuyển: nổi là : +Một lòng một dạ vì việc nghĩa là : + Ăn ở nhân hậu , thành thật , trước sau như một là : +Ngay thẳng , thật thà là : Bài 3: -Gọi hs đọc yêu cầu . -Cho lớp hoạt động nhóm 4. -Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng . -Các nhóm khác nhận xét., bổ sung. --Kết luận về lời giải đúng -Gọi 2 hs đọc lại 2 nhóm từ. Bài 4 : -Gọi hs đọc yêu cầu. -Gọi hs đặt câu . gv nhắc nhở , sửa chữa các lỗi về câu sử dụng từ cho từng hs . -Gv nhận xét ,tuyên dương những hs đặt câu hay. 3- Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn hs về nhà viết lại bài tập 1, bài tập 4 vào vở. -Chuẩn bị bài sau:Cách viết hoa tên người ,tên địa lí Việt Nam. - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu. -Lớp lắng nghe. -2 hs đọc thành tiếng . -Thảo luận theo nhóm đôi. -Hs làm bài , nhận xét , bổ sung. -Lớp chữa bài. - 2 hs đọc lại bài. -2 hs đọc lại đề bài . -Thảo luận trong nhóm. -Hs 2 nhóm thi. -2 hs đọc lại lời giải đúng +trung thành. +trung kiên . +trung nghĩa . +trung hậu . +trung thực. -1 hs đọc thành tiếng . - Thoả luận theo nhóm 4. -Dán bài ,nhận xét , bổ sung. -Hs chữa bài vào vở. Trung có nghĩa là “ở giữa “ Trung có nghĩa là “một lòng một dạ “ trung thu trung bình trung tâm trung thành . trung nghĩa . trung kiên . trung thực . trung hậu. -2 hs đọc thành tiếng . - 1 hs đọc đề . -Hs tiếp nối nhau đặt câu. Ví dụ: +Lớp em không có học sinh trung bình. +Đêm trung thu thật vui và lí thú. +Hà Nội là trung tâm kinh tế , chính trị của cả nước. +Các chiến sĩ công an luôn trung thành bảo vệ Tổ quốc. +Bạn minh là người trung thực. +Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu , đảm đang . +Trần Bình Trọng là người trung nghĩa. +Bộ đội ta rất trung kiên với lí tưởng cách mạng. TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN ( TIÉT 12 ) I-Mục tiêu: -Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý , xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu. -Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật , đặc điểm của nhân vật.. -Hiếu được nội dung , ý nghĩa của truyện , biết kể một cách tự nhiên sinh động sáng tạo trong miêu tả , Nhận xét đánh giá được lời kể theo các tiêu chí đã nêu. II-Đồ dùng dạy học : -tranh minh học cho truyện . -Bảng lớp kẻ sẵn các cột. Đoạn Hành động của nhân vật Lời nói của nhân vật Ngoại hình nhân vật Lưỡi rìu vàng ,bạc ,sắt …….. ………. ……….. ………. ………. . III- Hoạt động dạy và học : Tg Giáo viên Học sinh 1-Bài cũ: -Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. -Gọi 2 hs kể lại phân thân đoạn -Gọi 1 hs kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. -Nhận xét và cho điểm hs. 2-1.Bài mới: Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng giai đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng đọan văn kể chuyện hay ,hấp dẫn. 2.2-Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : - Yêu cầu hs đọc đề bài. -Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như sgk lên bảng. Yêu cầu hs quan sát , đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và lời câu hỏi . +Truyện có những nhân vật nào? +Câu chuyện kể lại những chuyện gì? +Truyện có ý nghĩa gì? -Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà , trung thực qua những lưỡi rìu. -Y/c hs đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. -Yêu cầu hs dựa vào tranh minh hoạ , kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Gv sữa chữa cho từng hs . -Nhận xét , tuyên dương những hs nhứ cốt truyện và lời kể có sáng tạo . Bài 2 : -Gọi hs đọc y/c . Y/c hs quan sát tranh , đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi . Gv ghi nhanh câu trả lời lên bảng. +Anh chàng tiều phu làm gì? +Khi đó chàng trai nói gì ? +Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? +Lưỡi rìu của chàng trai ra sao? -Gọi hs xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu hỏi. -Gọi hs nhận xét. Ví dụ: + Có một chàng tiều phu nghèo đang đón củi thì lưỡi rìu bị tuột khỏi cán, văng xuống sông .Chàng buồn rầu nói: “ Gia tài của ta chỉ có một lưỡi rìu sắt nay lại mất thì biết kiếm ăn bằng gì đây.” +Ngoại hình nhân vật : Chàng ở trần , đóng khố , mình nhễ nhại mồ hôi. +Lưỡi rìu sắt bóng loáng. -Y/c hs hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại -Gv phát phiếu học tập.( mỗi nhóm một tranh , đọc kĩ phần dươí của tranh và xây dựng thành một đoạn văn kể chuyện). - Nhóm trình bày kết quả của mình lên bảng . -Y/c đại diện nhóm lên kể đoạn văn của nhóm mình. -Y/c 2 hs kể lại toàn câu chuyện. -Nhận xét ,ghi điểm 3- Củng cố và dặn dò: -Hỏi : +Câu chuyện nói lên điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà viết lạu câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau. -4 hs lên thực hiện yêu cầu. -Hs lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng . +Quan sát tranh minh hoạ , đọc thầm phán lời .Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. +Truyện có 2 nhân vật : Chàng tiều phu và cụ già . +Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. -Lắng nghe. - 6 hs nối tiếp nhau đọc , mỗi hs đọc một bức tranh. -3 – 5 hs kể lại cốt truyện . Ví dụ về lời kể : Ngày xưa có một chàng tiêu phu sống bằng nghề chặt củi. cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt . một hôm chàng đang đốn cỉu thì lưỡi rìu bị văng xuống sông . Chàng không biết làm cách nào vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng . Lần thứ nhất cụ vớt lên là một lưỡi rìu vàng nhưng chàng bảo không phải của mình . Lần thứ hai , cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc ,nhưng chàng không nhận là của mình . Lần thứ ba , cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt , anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cảm ơn cụ . Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. - 2 hs đọc nối tiếp nhau y /c thành tiếng. -Hs quan sát , đọc thầm. + Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Chàng nói: “ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này .Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây “. + Chàng trai nghèo ở trần , đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi , đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. +Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng . - 2 hs kể lại đoạn 1. - Nhận xét lời kể của bạn . - -Thảo luận nhóm 6. -Hs nhận phiếu học tập. +Tranh 2 - Cụ già hiện lên và hứa vớt rìu giúp chàng . Chàng chắp tay cảm ơn. -Ngoại hình nhân vật: Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. +Tranh 3 : -Cụ già vớt dưới sông lên một lưỡi rìu , đưa cho chàng trai . - Chàng ngồi trên bờ xua tay.Cụ bảo:” Lưỡi rìu của con đây”. - Chàng trai nói :” Đây không phải là rìu của con”. -Ngoại hình của nhân vật: Chàng trai vẻ mặt hiền từ. -Lưỡi rìu vàng sáng loá. +Tranh 4 : - Cụ già vớt lên một lưỡi rìu thứ2 . Chàng trai vẫn xua tay. - Cụ hỏi : “ Lưỡi rìu này là của con chứ?. Chàng trai đáp : “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”. -Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh. +Tranh 5 : - Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ 3 , chỉ tay vào lưỡi rìu .Chàng trai giơ hai tay lên trời. -Cụ hỏi :” Lưỡi rìu này có phải của con không ?. Chàng tai mừng rỡ nói: “Đây mới Đúng là của con”. -Chàng trai vẻ mặt hớn hở. -Lưỡi rìu sắt. + Tranh 6: -Cụ già tặng chàng trai cả ba lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn. - Cụ khen : “ Con là người trung thực , thật thà . Ta tặng cho con cả ba lưỡi rìu này.. Chàng trai mừng rỡ nói : “ Con cảm ơn cụ ạ”. - Cụ già vẻ mặt hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng. -Lớp nhận xét sau khi bạn kể từng đoạn . -2 hs kể lại toàn câu chuyện. KĨ THUẬT: ( TIẾT 11 ) KHÂU ĐỘT MAU (TIẾT 2 ) TG Giáo viên Học sinh * Hoạt động 3: Hs thực hành khâu đột mau. -Y/c hs nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3 -4 mũi khâu đột mau. -gv nhận xét và hệ thống lại các bước khâu đột mau. +Bước 1: vạch dấu đường khâu. +Bước 2; Khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu .-Gv nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi khâu đột mau để hs thực hiện đúng y/c kĩ thuật. -Gv kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của hs và nêu y/c thời gian thực hành. -Hs thực hành khâu đột mau. -Gv quan sát , chỉ dẫn hoặc uốn nắn cho những hs thực hành chưa đúng. *Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành của hs : -Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành . --Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá tđánh giá sản phẩm. +Khâu được cacd mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu . + Các múi khâu tương đối bằng nhau và khít nhau. +Đường khâu thẳng theo đường vạch dấu và không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định. -Y/c hs dựa vào các tiêu chí trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành . -Gv nhận xét , đánh giá kết quả học tập của hs. IV- Nhận xét và dặn dò: -Gv nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của hs. -Hướng dẫn hs đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo sgk để học bài : “Khâu viền đường gấpmép vải bằng mũi khâu đột “ - 2 hs nhắc lại phần ghi nhớ. -1 hs lên thực hiện thao tác từ 3 – 4 mũi khâu đột mau. -Hs lắng nghe. -Đôi bạn kiểm tra đồ dùng học tập , báo cáo lại cho gv biết. -Hs thực hành cá nhân. -Hs trình bày sản phẩm theo nhóm. -Lớp lắng nghe các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. -Các nhóm tự đánh giá và nhận xét. KĨ THUẬT: ( TIẾT 12 ) KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT MAU. ( TIẾT 1 ) I- Mục tiêu: -Hs biết cách gấp mép vải và khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. -Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng qui trình , đúng kĩ thuật. Yêu thích sản phẩm mình làm được. II- Đồ dùng học tập: -Mẫu đường gấp mép vải được khâu bằng các mũi khâu đột có kích thước lớn. -Vật liệu dùng cần thiết +Một mảnh vải trắng : 20 – 30 cm. +Len để thêu. + Kim khâu , kéo . III- Hoạt động dạy và học :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhau dot mau (tiet 11 )6l.doc
Tài liệu liên quan