Giáo án lớp 4 môn chính tả: Gà trống và cáo

Tài liệu Giáo án lớp 4 môn chính tả: Gà trống và cáo: MÔN :CHÍNH TẢ GÀ TRỐNG VÀ CÁO (tiêt 7 ) I/ Mục tiêu : + Nhớ và viết chính xác , đẹp đoạn từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn…đến làm gì được ai trong truyện thơ Gà trống và Cáo . + Tìm được , viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc có vần ương/ương , các từ hợp với nghĩa đã cho II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Kiểm tra bài cũ : HS viết các từ:sung sướng,sừng sững, sốt sắng, thoả thuê, phè phỡn, phe phẩy,nghĩ ngợi. GV nhận xét 2 Bài mới: Hỏi : Ở chủ điểm măng mọc thẳng các em đã học bài thơ nào? Tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ viết đoạn cuối trong truyện thơ Gà trống và Cáo và làm một số bài tập GV ghi đề Hướng dẫn viết chính tả: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ Hỏi: +Lời lẽ của Gà nói với Cáothể hiện điều gì? +Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học? +Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? Hướng dẫn viết từ khó: Yêu cầu HS tìm từ khó viết và cho viết vào bảng con Hỏi :Nhắc lại cách trình bày đo...

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 môn chính tả: Gà trống và cáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN :CHÍNH TẢ GÀ TRỐNG VÀ CÁO (tiêt 7 ) I/ Mục tiêu : + Nhớ và viết chính xác , đẹp đoạn từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn…đến làm gì được ai trong truyện thơ Gà trống và Cáo . + Tìm được , viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc có vần ương/ương , các từ hợp với nghĩa đã cho II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Kiểm tra bài cũ : HS viết các từ:sung sướng,sừng sững, sốt sắng, thoả thuê, phè phỡn, phe phẩy,nghĩ ngợi. GV nhận xét 2 Bài mới: Hỏi : Ở chủ điểm măng mọc thẳng các em đã học bài thơ nào? Tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ viết đoạn cuối trong truyện thơ Gà trống và Cáo và làm một số bài tập GV ghi đề Hướng dẫn viết chính tả: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ Hỏi: +Lời lẽ của Gà nói với Cáothể hiện điều gì? +Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học? +Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? Hướng dẫn viết từ khó: Yêu cầu HS tìm từ khó viết và cho viết vào bảng con Hỏi :Nhắc lại cách trình bày đoạn thơ. +Ta viết hoa từ Gà và Cáo khi nào? GV chấm một số bài Hướng dẫn làm bài tập chính tả Gọi HS đọc yêu cầu bài2 Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức trên bảng Gọi HS nhận xét Yêu cầu HS đọc bài 3a Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôivà tìm từ. Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng Gọi HS nhần xét Yêu cầu HS đặt câu với từ tìm được GV nhận xét 3 Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn về nhà viết lại bài tập vào vở. 2 HS lên bảng Cả lớp viết bảng con +Gà trống và Cáo HS nhắc lại đề 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ +Thể hiện Gà là một con vật thông minh. +Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng. +Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào. HS viết bảng con: phách bay,quắp đuôi,co cẳng, khoái chí,phường gian dối. +Viết hoa Gà và Cáo khi là lời nói trực tiếp và là nhân vật. +Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép. HS viết bài vào vở 1 HS đọc HS thảo luận Thi điền từ trên bảng Lớp nhận xét Bay lượn ,vườn tược,quê hương, đại dương,tương lai,thường xuyên, cường tráng. 2 HS đọc Lớp thảo luận. 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ Ý chí, trí tuệ. Đặt câu:Bạn Lan có ý chí vươn lên trong học tập. +Phát triển trí tuệ là mục tiêu của giáo dục. . MÔN: CHÍNH TẢ TRUNG THU ĐỘC LẬP (tiết 8 ). I / MỤC TIÊU : +Nghe _ Viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày mai, các em có quyền …đến to lớn, vui tươi trong bài Trung thu độc lập. + Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng. để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho. II /CHUẨN BỊ : Bảng phụ viết sẵn bài tâp 3b III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng Nhận xét HS viết 2 Bài mới: GV:giới thiệu và ghi đề lên bảng Hướng dẫn viết : Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66 sgk. Hỏi : Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? +Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa ? Hướng dẫn viết từ khó: HS nêu các từ khó. HS viết vào bảng con GV đọc cho HS viết GV thâu chấm một số bài. Gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu thảo luận nhóm Gọi HS đọc lại truyện vui. Hỏi:Câu chuyện đáng cười ở điểm nào? +Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm? Gọi HS đọc bài 3b Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Gọi HS làm bài Gọi HS nhận xét GV kết luận 3 Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn về nhà đọc lại truyện vui 2 HS lên bảng. Cả lớp viết bảng con Chung thuỷ,sương gió,vươn vai,thịnh vượng,rướncổ. HS nhắc lại đề 2 HS đọc. +Anh mơ ước đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn, những nhà máychi chít cao thẳm,những cánh đồng lúa bát ngát,những nông trường to kớn vui tươi. +Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn, chúng ta đã có những nhà máy thuỷ điện lớn ,những khu công nghiệp, đô thị lớn. +quyền mơ tưởng,thác nước,phấp phới,bát ngát,… HS nghe viết 1 HS đọc bài 2a lớp thảo luận nhóm đại diện nhóm bổ sung 2 HS đọc +Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. +Phải đánh dấu vào chỗ đánh rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền. Câu đúng:kiếm giắt,kiếm rơi, đánh dấu,,kiếm rơi, đánh dấu. 2 HS đọc lại đề Từng cặp thực hiện MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI/ TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I MỤC TIÊU : +Nắm được quy tắc viết hoa tên người , tên địa lý Việt Nam. +Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý V N để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. II /CHUẨN BỊ: +Giấy khổ to và bút dạ. +Phiếu kẻ sẵn2 cột :tên người và tên địa phương. III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng Đặt câu với từ:tự tin,tự trọng ,tự kiêu, tự hào GV nhận xét 2 Bài mới: Hỏi :Khi viết,ta cần phải viết hoa trong những trường hợp nào? GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và vận dụng quy tắc viết hoa khi viết. GV ghi đề Tìm hiểu ví dụ GV treo bảng viết sẵn 2 cột lên bảng Yêu cầu HS nhận xét cách viết +Tên người: Nguyễn Huệ,Hoàng Văn Thụ,Nguyễn Thị Minh Khai. +Tên địa lý: Trường Sơn,Sóc Trăng,Vàm Cỏ Tây. Hỏi: Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? +Khi viết tên người ,tên địa lý VN cần phải viết như thế nào? GV chốt ý Gọi HS đọc ghi nhớ Yêu cầu HS thaoluận nhóm đôi. Viết 5 tên người , 5 tên địa lý VN Hỏi: Tên người VN thường gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì? Chú ý:Nếu HS nào viết tên các dân tộc như:Ba-na hay Y-a-li GV có thể nhận xétvà nói tiết sau sẽ học kĩ hơn. Luyện tập Gọi HS đọc bài 1 Yêu cầu HS tự làm bài GV nhận xét Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viếtđịa chỉ Gọi HS đọc bài 2 HS tự làm bài HS nhân xét Yêu cầu HS nói rõ vì sao ta lại viết hoa từ đó? Gọi HS đọc bài 3 Gọi HS lên chỉ GV nhận xét 3 Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ HS viết câu tìm được lên bảng. lớp nhận xét +Khi viết ,ta cần viết hoa chữ cái ở đầu câu, tên riêng của người ,tên địa danh. HS nhắc lại đề. HS quan sát thảo luận nhóm đôi +Tên người , tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. +Tên riêng thường gồm một hoặc hai ,ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng. +Khi viết tên người ,tên địa lý VN, ta cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó 3 HS nối tiếp nhau đọc HS viết vào phiếu +Tên người VN thường gồm: họ tên đệm tên riêng.Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người. 1 HS đọc 2 HS lên bảng viết Lớp làm vào vở HS nhận xét +Tên người ,tên địa lý VN phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. +Các từ: số nhà,phường quận thành phố không cần viết hoa vì là danh từ chung 1 HS đọc 3 HS lên bảng viết lớp làm vở Nhận xét bạn làm trên bảng 1 HS đọc lớp làm việc theo nhóm HS lên đọc trên bảng đồvà chỉ tỉnh ,thành phố nơi em ở. MÔN :LUYỆN TỪ VÀ CÂU : DẤU NGOẶC KÉP (tiết16) I /MỤC TIÊU :+ Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. +Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II /CHUẨN BỊ :+Bảng phụ viết sẵn bài tầp 3 +Tranh minh hoạ trong SGK hoặc tập truyện Trạng Quỳnh. III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng GV đọc tên người,tên địa lý nước ngoài cho HS viết. Hỏi : Cần chú ý điều gì khi viết hoa tên người,tên địa lý nước ngoài? Cho ví dụ?. Nhận xét 2 Bài mới : Ở lớp ba,các em đã học tác dụng,cách dùng dấu hai chấm. Bài học hôm naychúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng cách dùng dấu ngoặc kép GV ghi đề lên bảng Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS đọc thầm , trao đổi và trả lời câu hỏi: -Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? GV dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ và câu văn đó. - Những từ ngữ và câu nói đó là lời của ai? -Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? GV :Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật . Lời nói đó có thểlà một từ hay cụm từ nhừ”người lính…..quốc gia”…hay trọn vẹn một câu hoặc có thể là một đoạn văn. Bài 2: Gọi HS đọc Hỏi :- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? -Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm? GV chốt lại Bài 3: Gọi HS đọc GV nói về con tắc kèlà một con vật nhỏhình dáng hơi giống thạch sùng,thường kêu tắc ..kè Hỏi: từ lầu chỉ cái gì?(chỉ ngôi nhà tầng cao,to sang trọng) -Tắc kè hoa có xây lầutheo nghĩa trên không? Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? -Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì? Gọi HS đọc ghi nhớ Yêu cầu HS tìm ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép GV nhận xét. Luyện tập : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1 Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp. Gọi HS đọc GV nhận xét. HS đọc bài 2. Yêu cầu trao đổi nhóm đôi. GV: Đề bài của cô giáo và câu văn của bạn HS không phải là dạng đối thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng được. Đây là điểm mà chúng ta rất hay nhầm lẫn khi viết Bài 3 : GóiH đọc yêu cầu GV nhận xét Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. Hỏi: Tại sao từ “vôi vữa”lại được đặt trong dấu ngoặc kép?. Câu b tiến hành tương tự câu a 3 Củng cố,dặn dò : Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? Nhận xét tiết học. Dặn về nhà viết bài 3 vào vở. 3 HS lên bảng.cả lớp viết bảng con. Lu-i Pa –xtơ,Ga-ga-rin.In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po. HS trả lời. HS nhắc lại đề. 1 HS đọc Thảo luận nhóm đôi. Từ ngữ :”người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”,” đầy tớ trung thành của nhân dân”.Câu : Tôi chỉ có một ham muốn …………ai cũng được học hành. “ + Những từ ngữ và câu trả lời đó là của Bác Hồ. +Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ. 1 HS đọc.Lớp thảo luận nhóm đôi +Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ. +Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ +Tắc kè xây tổ trên cây,tổ tắc kè bé không phải cái lầu theo nghĩa trên. +Từ lầu nói cái tổ tắc kè rất đẹp và quý +Là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 2 HS đọc HS nối tiếp nhau cho ví dụ. 1 HS đọc. 1 HS đọc bài làm của mình. Lời nói trực tiếp: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ. Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ……giặt khăn mùi xoa. 1 HS đọc HS trao đổi . + Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng.Vì đây không phả là lời trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện. 1 HS đọc 1 HS lên bảng làm HS ở dưới trao đổi đánh dấu bằng bút chì Nhận xét bài của bạn +Vì từ”vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nócó ý nghĩa đặt biệt. +Lời giải: trường thọ, đoản thọ. : MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU : LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI/ TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM. I MỤC TIÊU :+Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý VN để viết đúng một số tên riêng VN. II/ CHUẨN BỊ : Một bản đồ địa lý Việt Nam. Phiếu thảo luận của HS. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Kiểm tra bài cũ: Hỏi :Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người?tên địa lý VN ? Cho ví dụ. Gọi 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em. 1 HS viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết? GV nhận xét và cho điểm 2 Bài mới:Giới thiệu GV ghi đề Hướng dẫn làm bài tập Gọi HS đọc bài 1 Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại HS nhận xét Gọi HS đọc lại bài ca dao Cho HS quan sát tranh minh hoạ và cho biết Bài ca dao cho em biếtđiều gì? Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu Treo bản đồ lên bảng GV: Các em sẽ đi du lịch đến khắp mọi miền đất nướcta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố,các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử mà mình đã thăm. HS thảo luận nhóm 3Củng cố, dặn dò: Hỏi: Tên người và tên địa lý VN được viết như thế nào? GV nhận xét tiết học Dặn về nhà ghi nhớ lại các kiến thức đã học Gọi 3 HS HS nhắc lại đề 2 HS đọc Nhóm thảo luận Đại diện dán phiếuvà trình bày Hàng Bồ hàng Bạc,hàng Gai,hàng Thiếc, hàng Hài, Mã Vĩ,hàng Giầy,hàng Cót,hàng Mây, hàng Đàn, Phúc Kiến, hàng Than,hàng Mã, hàng Mắm, hàng Ngang, hàng Đồng, hàngNón, hàng Hòm, hàng Đậu,hàng Bông, hàng Bè,hàng Bát , hàng Tre,hàng Giấy,hàng The, hàng Gà. 1 HS đọc +Bài ca dao giới thiệu tên 36 phố cổ của Hà Nội 1 HS đọc Nhóm hoạt động Đại diện nhóm trình bày TP thuộc trung ương: Hà Nội ,Hải Phòng, Đà Nẵng,TP.HCM.Cần Thơ. Danh lam thắng cảnh:Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, đèo Hải Vân,núi Ngũ Hành Sơn….. Di tích lịch sử:Thành Cổ Loa, Văn Miếu,Quốc Tử Giám,hang Pác-Bó… MÔN:KỂ CHUYỆN: LỜI ƯỚC DƯỚi TRĂNG (tiết 7) I/ MỤC TIÊU : Rèn kĩ năng nói: +Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ HS kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. +Hiểu truyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe: +Chăm chú nghe kể chuyện và nhớ chuyện. +Theo dõi bạn kể. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn II/ CHUẨN BỊ :Tranh minh hoạ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên kể câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã đươc nghe Gọi HS nhận xét lời kể của bạn GV nhận xét ghi điểm 2 Bài mới :Các em có thích nghe cô kể chuyện Lời ước dưới trăng không? Để biết đượcnhân vật trong truyện là ai? Người đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi GV ghi đề lên bảng GV kể chuyệnlần 1: Kể giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hồn nhiên.Lời chị Ngân hiền hậu, dịu dàng. GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh. Hướng dẫn kể chuyện: Kể trong nhóm: Yêu cầu mỗi nhóm kể về 1 bức tranh sau đó kể toàn câu chuyện GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn (có thể dựa vàocâu hỏi trên bảng) tranh1:Quê tác giả có phong tục gì? Những lời ước đó có gì lạ? Tranh 2:Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng ai? Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngân khiến tác giả nhớ nhất? Tác giả có suy nghĩ như thế nào về chị Ngân? Hình ảnh đêm trăng rằm có gì đẹp? Tranh 3 :Không khí ở hồ Đàm Nguyệt đêm rằm như thế nào? Chị Ngân đã làm gì trước khi nói điều ước? Chị đã khẩn cầu điều gì? Tranh 4 :Chị Ngân đã nói gì với tác giả ? Tại sao tác giả lại nói: Chị Ngân ơi, em đã hiểu rồi? Kể trước lớp: Gọi HS kể trước lớp. Nhận xét ghi điểm HS thi kể toàn câu chuyện Nhận xét ghi điểm Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung Gọi các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình. GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý hay. 3 Củng cố, dặn dò: Qua câu chuyện em hiểu điều gì? GV nhận xét tiết học HS kể trong nhóm HS theo dõi lắng nghe, nhận xét 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn 3 HS tham gia kể. 2 HS đọc. Nhóm hoạt động +Cô gái mù cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh. +Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu,có tấm lòng nhân ái bao la. +Mấy năm sau , cô bé ngày xưa tròn15 tuổi. Đúng đêm rằm côđã ước cho đôi mắt của chị Ngân sáng lại. Điều ước ấy đã thành hiện thực.Chị đã được bác sĩ phẩu thuật đôi mắt sáng lại và chị có một gia đình hạnh phúc. +Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái,biết thông cảm và chia sẻ những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của mình sẽ mang lại hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người. . MÔN: ÂM NHẠC(TC ) GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC(tiết 6) I / MỤC TIÊU :Nhận biết được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ , đàn tì bà. Được nghe âm thanh 4 loại nhạc cụ dân tộc II/ CHUẨN BỊ : +Tranh ảnh 4 loại nhạc cụ. +Băng âm thanh (nếu có) III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Kiểm tra bài cũ: Cả lớp hát bài : Bạn ơi lắng nghe. 2 Bài mới: GV: treo tranh 4 loại nhạc cụ Gọi HS lên chỉ từng nhạc cụ và nói tên. Hỏi: em nào biết đàn nhị có mấy dây ? Đàn tam có mấy dây ? Đàn tứ có mấy dây ? Đàn tì bà có mấy dây? Em nào đã được nghe các âm thanh đó? GV; Đàn nhị dùng vĩ để kéo, người biểu diễn thường ngồi trên ghế, thân đàn đặt trênđùi,cần đàn hướng thẳng lên phía trên. Đàn nhị cóâm thanh mềm mại, gần giống giọng người. +Đàn tam dùng móng gảy vào dây,người biểu điễnthường ngồi trên ghế , thân đàn đặt trên đùi, cần đànnằm nganghoặc hơi chếch lên cao, Đàn tam cóâm thanh tươi sáng giòn giã. +Đàn tì bà dùng móng gảy vào dây,thân đàn thường đặt trên đùi người biểu diễn,cần đàn đứng thẳng. Đàn tì bà thường do phụ nữ biểu diễn, đàn có âm thanh trong trẻo tươi sáng GV mở băng cho HS nghe. Tổ chức trò chơi GV nhận xét Hát đồng thanh. HS quan sát tranh. +Đàn nhị có 2 dây. +Đàn tam có 3 dây. +Đàn tứ và đàn tì bà có 4 dây. HS lắng nghe. HS tham gia trò chơi. Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ . MÔN : ÂM NHẠC (TC ) ÔN TẬP2 BÀI HÁT EM YÊU HOÀ BÌNH -_BẠN ƠI LẮNG NGHE (tiết 7) I /MỤC TIÊU :Học sinh hát thuộc lời2 bài hát. Biết kết hợpgõ đệm hoặc múa phụ hoạ. II/ CHUẨN BỊ :Băng nhạc III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ: Cả lớp hát lại bài Em yêu hoà bình 2 Bài mới: từng tổ trình bày bài hát Hát kết hợp gõ đệm Gọi HS nữ hát HS nam tập hát nhắc lại Tất cả hs vừa hát vừa gõ đệmtheo phách. HS xung phong hát GV yêu cầu từng tổ hát Tương tự như vậy cả hai bài Trò chơi:Hát theo yêu cầu mỗi tổ cử ra 1 hs yêu cầu tổ bạn hát câu có lời mà mình đưa ra;(ví dụ:dòng sông.Thì tổ kia phải hát câu:Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm, dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa. ) Tổ nào hát đúng và nhanh là thắng GV nhận xét tuyên dương Cả lớp hát. Gọi từng tổ. HS xung phong Các tổ thi hát : MÔN : ÂM NHẠC (TC ) ÔN LUYỆN : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH (tiết 8) I /MỤC TIÊU :HS hát đúng giai điệu bài hát Thuộc lời bài hát. II/ CHUẨN BỊ :Bản nhạc III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ: 2 Bài mới: Cho HS nghe hát mẫu Tập hát từng câu. Hát nối 2 câu GV theo dõi chữa sai. Hát cả bài. HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Củng cố: Tập kĩ nănghát đối đáp, chia lớp thành 2 nửa. Nửa lớp hát : Trên đường gập ghềnh Nửa lớp hát: Ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh. Tiếp tục cho đến bạn bè yêu mến/ TÀ câuTổ Quốc mẹ hiền đến hết bài cả lớphát hoà giọng. GV gọi tổ trình bày Nhận xét Lớp lắng nghe HS tập hát MÔN:KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC (tiết 8 ) I/ Mục tiêu: +Kể được câu chuyện bằng lời của mình về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông ,phi lí mà đã nghe , đã đọc + lời kể sinh động , hấp dẫn , phối hợp với cử chỉ , điệu bộ + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể + nhận xét , đánh giá câu chuyện , lời kể của bạn II/ Đồ dùng dạy học + Bảng lớp viết sẵn đề bài + HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài +Tranh ảnh minh hoạ truyện Lời ước mơ dưới trăng III/ Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/ Kiểm tra bài cũ +gọi 4HS lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn theo truyện Lời ước mơ dưới trăng + Gọi 1HS kể toàn truyện + Gọi 1HS nêu ý nghĩa của truyện + Nhận xét và cho điểm từng HS 2/ Dạy học bài mới a/ Giới thiệu bài + Hỏi: theo em thế nào là ước mơ đẹp ? + Những ước mơ như thế nào bị coi là viển vông phi lí ? + Chúng ta luôn luôn có những ước mơ cho riêng mình .Những câu chuyện các em đã đọc hoặc được nghe kể về những ước mơ cao đẹp , chắp cánh cho con người bay xa,vươn tới cuộc sống hạnh phúc nhưng cũng có ước mơ viển vông , phi lí chẳng mang lại kết quả gì . Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về nội dung đó b/ Hướng dẫn kể chuyện + Tìm hiểu đề b ài +Gọi HS đọc đề bài +GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe , được đọc , ước mơ đẹp , ước mơviển vông ,phi lí + Yêu cầu HS gới thiệu những truyện tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên Yêu cầu HS đọc phần gợi ý + Hỏi: những câu chuyện kẻ về ước mơ có những loai nào ? lấy VD + Khi kể cần lưu ý đến những phần nào ? + câu chuyện em kể có tên là gì ? Em muốn kể về ước mơ như thế nào ? + Kể chuyện trong nhóm + Yêu cầu HS kẻ chuyện theo cặp + Kể trước lớp + + tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp , trao đổi , đối thoại về nhân vật , chi tiết ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã hướng dẫn ở các tiết trước + Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn lời bạn kể + nhận xét và cho điểm từng HS + cho điểm HS kể tốt 3/ Củng cố dặn dò + Nhận xét tiết học + Dặn HSvề nhà kể lại cho người thân nghe những câu chuyện đã nghe +HS lên bảng thực hiện theoyêu cầu + Ước mơ đẹp là ước mơ về cuộc sống , conngười , chinh phục tự nhiên . người ước ở đây không chỉ ước mơ hạnh phúc cho riêng mình + Những ước mơ thể hiện lòng tham , ích kỉ , hẹp hòi , chỉ nghĩ đến bản thân mình + Lắng nghe +2HS đọc thành tiếng + Lắng nghe + HS gới thiệu truyện của mình + 3HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý + Những câu chuyện kể về ước mơ có 2 loại là ước mơ đẹp và ước mơ viển vông , phi lí . Truyện kẻ về ước mơ đep như : Đôi giày ba ta màu xanh , Bông hoa cúc trắng , Cô bé bán diêm . Truyện thể hiện ước mơ viển vông phi lí như : Ba điều ước , Vua Mi-đát thích vàng , Ông lảo đánh cá và con cá vàng + Khi kể chuyện cần lưu ý đến tên câu chuyện, ý nghĩ của truyện + 5đến 7 HS phát biểu theo phần chuẩn bị của mình + Em hảy kể câu chuyện Cô bé bán diêm . Truyện kể về ước mơ có 1 cuộc sống no đủ , hạnh phúc của 1 cô bé mồ côi mẹ tội nghiệp + Em kể chuyện lòng tham của vua Mi-đát đã kiến ông rước hoạ vào thân Đó là câu chuyện Vua Mi-đát thích vàng +Em kẻ chuyện Hai cái bướu . Truyện kể về lão hàng xóm tham lam vừa muốn có nhiều của cải , vừa muốn mất đi cái bướu trên mặt ,… + 2HS ngồi cùng bàn kể chuyện đổi nội dung truyện , nhận xét bổ sung cho nhau + Nhiều HS tham gia kể .Các HS#cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung , yêu cầu như các tiết trước + Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜi , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI (tiết 15 ) I/ Mục tiêu : Biết được quy tắc viết tên người , tên địa lí nước ngoài + Viết đúng tên người , tên địa lí nước ngoài trong khi viết II/ Đồdùng dạy học + Bài tập 1,3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp + giấy khổ to , kẻ sẵn bảng : 1bên ghi tên nước – tên thủ đô bỏ trống , 1bên ghi tên thủ đô, tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau ) III/ Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/ Kiểm tra bài cũ +Gọi 1HS đọc cho 3HS viết các câu sau + Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh + Muối thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất ,mía đường tỉnh Thanh + Nhận xét về cách viết hoa tên riêng và cho điểm từng HS 2/ Dạy học bài mới 2.1/ giới thiệu bài + Viết lên bảng : An-đéc-xen và Oa-sinh-tơn +Hỏi : Đây là tên người và tên địa danh nào ? Ở đâu ? + Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài như thế nào ? bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu quy tắc đó 2.2 Tìm hiểu ví dụ Bài1 + GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng + hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng Bài 2 + Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK + yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi + Mổi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận ,mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ? Tên người + LépTôn-xtôi gồm 2bộ phận : Lép và Tôn-xtôi + Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Lép + Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Tôn / xtôi + Gồm 2 bộ phận Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích + Bộ phận 1 gồm 3 tiếng : + Bộ phận 2 gồm 3 tiếng Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận Tô mát và Ê-đi-xơn + Bộ phận 1 gồm 2 tiếng + bộ phận 2 gồm 3 tiếng Tên dịa lí Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng Hi/ma/lay/a Đa-nuýp chỉ có 1bộ phận gồm 2 tiếng : Đa/nuýp Lốt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là Lốt và Ăng-giơ-lét Bộ phận 1 gồm 1 tiếng :Lốt Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Ăng-giơ-lét Niu Di-lân có 2bộ phận Niu và Di-lân Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Niu Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Di/lân Công-gô có 1 bộ phận gồm 2 tiếng là Công/gô + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào ? + Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào ? Bài 3 + Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung + Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi , trả lời câu hỏi : Cách viết 1 số tên người : tên địa lí nước ngoài có gì đặc biệt +Những tên người , tên địa lí nước ngoài ở BT3 là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc ) Chẳng hạn : Hi mã Lạp Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo Hán Việt , còn Hi-ma-lay-a là tên quốc tế , được phiên âm tiếng Tây Tạng 2.3 Ghi nhớ + Gọi HS đọc phần ghi nhớ + Yêu cầu HS lên bảng lấy VD minh hoạ cho từng nội dung + Gọi HS nhận xét tên người , tên địa lí nước ngoài bạn viết trên bảng 2.4 luyện tập bài 1 + Gọi HS đọc yêu cầu nội dung + HS thảo luận nhóm + GV chốt ý + Gọi HS đọc lại đoạn văn + Hỏi : đoạn văn viết về ai ? Em đã biết nhà bác học Lu- i Pa-xtơ qua phương tiện nào ? Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu Gọi 3HS lên bảng viết GV nhận xét Bài 3 HS đọc đề quan sát tranh để đoán thử cách chơi của trò chơi du lịch Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức 3/ Củng cố dặn dò : Khi viết tên người , tên dịa lí nước ngoài cần viết như thế nào ? Nhận xét tiết học Dặn HS về học thuộc tên nước , tên thủ đô mà các em tìm hiểu ở trò chơi + 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu . HS dưới lớp viết vào vở + đây là nhà văn An-đéc-xen người đan mạch và tên thủ đô nước Mỹ + Lắng nghe + lắng nghe + HS đọc cá nhân , đọc trong nhóm đôi , đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng + 2HS đọc thành tiếng + 2HSngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi + Trả lời + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa + Giữa các tiếng trong cùng 1 bộ phận có dấu gạch nối + 2HS đọc thành tiếng + 2HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi : một số tên người , tên địa lí nước ngoài viết giốn như tên người tên địa lí VN; tất cả các tiếng điều được viết hoa + Lắng nghe + HS đọc thành tiếng + 4HS lên bảng viết tên người , tên địa lí nước ngoài theo đúng nội dung +VD: lô-mô-nô-xốp, Xin-ga-po, + Nhận xét + 2HS đọc + Lớp hoạt động nhóm + các nhóm bổ sung + 1HS đọc + Đoạn văn viết về nơi gia đình Lu-i sống thời ông còn nhỏ . Lu-i Pa xtơ (1822-1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới người đã chế tạo ra loại vắc-xin trị bệnh như bệnh than , dại + Qua sách TV 3, qua các câu chuyện về nhà bác học nổi tiếng + 1HS đọc +HS viết vào vở + Lớp nhận xét + Tìm tên nước phù hợp với tên thủ đô của nước đó + các nhóm hoạt động + Đại diện của nhóm đọc (1HS đọc tên nước , ! HS đọc tên thủ đôcủa nước đó) +Lớp bình chọn nhóm tìm được đúng nhiều Trò chơi : Tên nước : Nga , Ấn ĐỘ , Nhật Bản , Thái Lan , MỸ ,Anh , Lào , Đức, In-đô-nê-xi-a , Trung Quốc , Phi-líp- pin, Cam-pu-chia Tên thủ đô : Mát-xcơ-va , Niu-Đê-li , Tô-ki-ô, Băng cốc ,Oa-sinh-tơn Luân đôn , Viêng chăng ,Béc-lin , Gia-các-ta , Bắc kinh , Ma-ni-la .Phnôm Pênh MÔN: ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( tiết 6 ) I/Mục tiêu : 1/ Kiến thức : Mọi trẻ em dều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em + Việc trẻ em được bày tỏ ý kiến sẽ giúpcho những quyết định có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn . Điều đó thể hiện sự tôn trọng trẻ , tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt nhất + Trước những việc có liên quan đến mình , các em được phép nêu ý kiến và ý kiến đó phải được lắng nghe . Nhưng không phải các em được bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp 2/ Thái độ : Ý thức được quyền của mình , tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến người lớn 3/ Hành vi : Biết nêu ý kiến đúng lúc đúng chỗ Biết lắng nghe ý kiến của bạn bè , người lớn và biết bày tỏ quan điểm II/ Chuẩn bị :Bảng phụ III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ : Những việc có liên quan đến mình các em có quyền gì ? Trẻ em có quyền gì ? GV nhận xét 2/ Bài mới Yêu cầu lớp hoạt động nhóm GV đọc các câu tình huống . nhóm nghe và thảo luận. 1 bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ , chúng ta phải làm gì ? 2 Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi , mà Lan không được biết 3 Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không hề biết 4 Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam 5 Bố định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm Hỏi : tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ? + Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ? Hoạt động 2 Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Nhóm 1 +5 : Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở 1 trường khác nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạncũ .Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ ? Nhóm 2 +4 : Bố mẹ muốn em tập trung vào học tập , nhưng em lại muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao.Em sẽ nói gì với bố mẹ? Nhóm 3 + 6: Bố mẹ cho tiền để mua 1 chiếc cặp mới , em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam , em sẽ nói với bố mẹ thế nào ? Gọi các nhóm trình bày Hỏi : Khi bày tỏ ý kiến các em phải có thái độ như thế nào ? Hoạt động 3 : Trò chơi “phỏng vấn” GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề : Tình hình vệ sinh lớp em., trường em Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp Những công việc mà em muốn làm ở trường Những nơi mà em muốn đi thăm Gọi một số cặp HS lên thực hiện Hỏi: Việc nêu ý kiếncủa các em có cần thiết không?Em cần bày tỏ ý kiếnvới những vấn đề có liên quan để làm gì? GV:Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiếncủa mình cho người khác để trẻ em có những điều kiệnphát triển tốt nhất. + Gọi 2HS trả lời + HS thảo luận nhóm 4 + Đại diện nhóm đưa các biển đúng sai +Đúng + Sai +Sai + Đúng + Đúng + Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em , giúp các em phát triển tốt nhất , đảm bảo quyền được tham gia +Em cần nêu ý kiến mạnh dạn , nhưng cũng tôn trong và lắng nghe ý kiến người lớn .không đưa ra ý kiến vô lí + Các nhóm thảo luận + Em sẽ nói không muốn xa các bạn . Có bạn thân bên cạnh em sẽ học tốt hơn + Em hứa sẽ giữ vững kết quả học tập thật tốt sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khoẻ mạnh + Em rất thương các bạn nhỏ và muốn chia sẻ với các bạn + GV nhận xét + Em lễ phép nhẹ nhàng tôn trọng người lớn HS làm việc theo cặp (1 em làm phóng viên 1 em trả lời ) Ví dụ:Nhờ đâu mà trường bạn luôn sạch đẹp? +Mùa hè này bạn định làm gì? +Bạn có thích tham gia vào đội trống của trường không? +Bạn có thích đi tham quan một nơi nào của nước mình không? Các nhóm thực hành. lớp theo dõi +Có.Em bày tỏ để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn, tạo điều kiện phát triển tốt hơn. MÔN: SHTT SINH HOẠT LỚP (tiết 6 ) I/ SƠ KẾT TUẦN : +Nhận xét tuần qua :HS đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như:Dung, Nga, Thục , Thảo , Nhi , Trường. + Tham gia ủng hộ bạn nghèo được 35.000 đồng +Tham gia thi kể chuyện Đạo Đức: Thuý Vi , Thục Hiền. + Tham gia thi các môn HKPĐ.:Nam, Bảo. +Tham gia tìm hiểu : Phòng chống ma tuý.100% + Tham gia Ủng hộ : áo trắng :!8 cái áo., 15 cái quần.. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.Tổ ba, Tổ 1. II/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI +ƯU ĐIỂM: +Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.: Tốt . +Ghi chép bài đầy đủ. +Tham gia mọi hoạt động. TỒN TẠI +Còn nói chuyện như: Cường , Duy , Thành. Hay quên vở như : Linh., Đông III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC : +Thường xuyên theo dõi.phân công bạn bên cạnh nhắc nhở IV PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN : Theo dõi các HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi Kiểm tra sách vở của Linh , Đông. V /BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctu77.doc