Tài liệu Giáo án lớp 3 môn toán tiết 156: Luyện tập chung: Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 32
Tiết : 156
Bài dạy : luyện tập chung
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Củng cố kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Củng cố về kỹ năng giải toán có lời văn.
b. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 155.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện, và nêu cách thực hiện phép nhân và phép chia.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm như thế nào?
+ Có cách...
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn toán tiết 156: Luyện tập chung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 32
Tiết : 156
Bài dạy : luyện tập chung
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Củng cố kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Củng cố về kỹ năng giải toán có lời văn.
b. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 155.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện, và nêu cách thực hiện phép nhân và phép chia.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm như thế nào?
+ Có cách nào khác không?
+ Giải thích lại về 2 cách làm trên, sau đó gọi + 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm theo 1 cách.
Tóm tắt
Có : 105 hộp bánh.
Một hộp có : 4 cái bánh.
Một bạn được : 2 cái bánh.
Số bạn có bánh : ... ? cái bánh.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Vậy để tính diện tích hình chữ nhật, ta phải đi tìm gì trước?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Tóm tắt
Chiều dài : 12 cm.
Chiếu rộng : 1/3 chiều dài.
Diện tích : ... ? cm2.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày?
+ Vậy nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mùng mấy?
+ Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào?
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài, khi hướng dẫn giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ thể hiện các ngày chủ nhật của tháng 3.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, sau đó nêu cách thực hiện của mình, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Có 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này được chia hết cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái.
+ Bài toán hỏi số bạn được chia bánh.
+ Tta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận.
+ Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải.
+ Cách 1. Tổng số chiếc bánh có là:
4 x 105 = 420 (chiếc)
Số bạn được nhận bánh là:
420 : 2 = 210 (bạn)
Đáp số : 210 bạn.
+ Cách 2. Mỗi hộp chia được cho số bạn là:
4 : 2 = 2 (bạn)
Số bạn được nhận bánh là:
2 x 105 = 210 (bạn)
Đáp số : 210 bạn.
+ Tính diện tích của hình chữ nhật.
+ 1 Học sinh nêu trước lớo.
+ Tìm độ dài của hình chữ nhật.
+ 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số : 48 cm2.
+ Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
+ Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngay 8 + 7 = 15.
+ Là ngày 8 – 7 = 1.
+ Học sinh làm bài trên vở nháp.
Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật
1 8 15 22 29
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Một kho hàng xuất đi 14205 thùng hàng. Số hàng còn lại trong kho gấp 4 lần số đã xuất đi. Hỏi trước khi xuất hàng kho đó có bao nhiêu thùng hàng?
Bài tập 2. 3 xưởng may được 18954 chiếc áo. Hỏi 5 xương may được bao nhiêu chiếc áo? Biết số áo may được của mỗi xương là như nhau.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 32
Tiết : 157
Bài dạy : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo)
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
b. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 156.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Mục tiêu: HS nắm được cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Cách tiến hành:
+ Gọi học sinh đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Theo em, để tính được 10 lít đổ được đầy mấy can, trước hết ta phải tìm gì?
+ Tính số lít trong 1 can như thế nào?
+ Biết được 5 lít mật ong đựng trong 1 can, vậy 10 lít mật ong sẽ đựng trong mấy can?
+ Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
Tóm tắt
35 lít : 7 can.
10 lít : ... ? can.
+ Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị?
+ Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị?
+ Giới thiệu: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:
- Bước 1: Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia).
- Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị (thực hiện phép chia).
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Vậy trước hết chúng ta phải làm gì?
+ Biết 5 kg đường trong 1 túi, vậy 15 kg đường đựng trong mấy túi?
+ Yêu cầu học sinh làm bài?
Tóm tắt
40 kg : 8 túi.
15 kg : ... ? túi.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Phần a đúng hay sai? Vì sao?
+ Hỏi tương tự với các phần còn lại.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
+ Yêu cầu học sinh nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh đọc đề theo SGK.
+ Bài toán cho biết có 35 lít mật ong được rót đều trong 7 can.
+ Nếu có 10 lít thì đổ đầy được mấy can như thế.
+ Tìm số lít mật ong đựng trong 1 can.
+ Thực hiện phép chi 35 : 7 = l (lít)
+ 10 lít mật ong đựng trong số can là 10 : 5 = 2 (can).
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (lít)
Số can cần có để đựng 10 lít mật ong là:
10 : 5 = 2 (can).
Đáp số : 2 can.
+ Bước tìm số lít mật ong trong 1 can được gọi là bước rút về dơn vị.
+ Bước tính thứ hai, ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
+ 2 Học sinh nêu trước lớp, Lớp theo dõi nhận xét.
+ Cho biết 40 kg đường đựng trong 8 túi.
+ Hỏi 15 kg đường đựng trong mấy túi.
+ Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Phải tìm số đường đựng trong 1 túi.
+ 15 kg đường đựng trong 15 : 5 = 3 (túi).
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số kg đường đựng trong 1 túi là:
40 : 8 = 5 (kg).
Số túi cần để đựng 15 kg đường là:
15 : 5 = 3 (túi).
Đáp số : 3 túi.
+ Học sinh lớp làm vào vở bài tập.
+ Phần a đúng vì đã thực hiện tính giá trị biểu thức từ trái sang phải và các kết quả phép tính đúng.
+ Phần b sai vì biểu thức này tính sai thứ tự, tính 6 : 2 trước rồi làm tiếp 24 : 3.
+ Phần c sai vì tính theo thứ tự từ phải sang trái, tính 3 x 2 trước rồi tính tiếp 18 : 6.
+ Phần d đúng vì biểu thức đúng theo thứ tự từ trái sang phải và các kết quả phép tính đúng.
+ Vài học sinh nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Có 3 kho đựng được 36405 kg thóc. Hỏi có 84945 kg thóc thì cần bao nhiêu kho chứa? Biết số thóc mỗi kho chứa được là như nhau.
Bài tập 2. Có 7500 lít dầu đựng đều trong 5 thùng. Hỏi có 13500 lít dầu thì cần mấy thùng như thế để đựng dầu?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 32
Tiết : 158
Bài dạy : luyện tập
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Củng cố kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Kỹ năng thực hiện tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu tính.
B. Đồ dùng dạy học.
Băng giấy viết nội dung bài tập 3 (2 băng)
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 157.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Bài toán trên thuộc dang toán gì?
+ Mỗi hộp có mấy chiếc đĩa?
+ 6 chiếc đĩa xếp được 1 hộp, vậy 30 chiếc đĩa xếp được mấy hộp như thế?
+ Yêu cầu học sinh giải bài toán.
Tóm tắt
48 đĩa : 8 hộp.
30 đĩa : ... ? hộp.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ Hỏi thêm học sinh về các bước giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc đề toán rồi yêu cầu học sinh tự làm bài.
Tóm tắt
45 học sinh : 9 hàng.
60 học sinh : ... ? hàng
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Tổ chức cho học sinh thi nối nhanh biểu thức với kết quả.
+ Tổng kết tuyên dương nhóm nối nhanh nối đúng.
+ Hỏi thêm : 8 là giá trị của biểu thức nào?
+ Hỏi tương tự với một vài giá trị khác.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Bài toán có dạng liên quan đến rút về đơn vị.
+ Mỗi hộp có 48 : 8 = 6 (chiếc đĩa)
+ 30 chiếc đĩa xếp được 30 : 6 = 5 (hộp)
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số đĩa có trong mỗi hộp là:
48 : 8 = 6 (chiếc đĩa)
Số hộp cần để đựng hết 30 chiếc đĩa là:
30 : 6 = 5 (hộp)
Đáp số : 5 hộp.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Sau đó 2 học sinh ngồi gần nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài giải
Số học sinh trong mỗi hàng là:
45 : 9 = 5 (học sinh)
Số hàng 60 học sinh xếp là:
60 : 5 = 12 (hàng).
Đáp số : 12 hàng.
+ Học sinh lớp chia thành hai nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên bảng thực hiện nối biểu thức với kết quả theo hình thức tiếp sức.
+ 8 là giá trị của biểu thức 4 x 8 : 8.
+ Trả lời tương tự như trên.
3. Hoạt động 2::Củng cố & dặn dò
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Có 2015 viên gạch thì lát được nền của 5 phòng học. Hỏi có 3627 viên gạch thì lát được nền của bao nhiêu lớp học? Biết mỗi lớp học cần số viên gạch như nhau.
Bài tập 2. Để đóng gói hết 1350 kg muối người ta cần 9 bao tải. Hỏi nếu có số muối bằng một phần ba số muối đó thì cần bao nhiêu bao tải để đóng? Biết số muối trong mỗu bao tải là như nhau.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 32
Tiết : 159
Bài dạy : luyện tập
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Củng cố về giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Tính gia trị của biểu thức số.
Củng cố kỹ năng lập bảng thống kê.
B. Đồ dùng dạy học.
Bảng thống kê trong bài tập 4, kẻ sẵn trên bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 158.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh nêu dạng toán và tự làm bài.
Tóm tắt
12 phút : 3 km.
28 phút : ... ? km
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 1.
Tóm tắt
21 kg : 7 túi.
15 kg : ... ? túi.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Viết lên bảng 32 ¨ 4 ¨ 2 = 16 , yêu cầu học sinh suy nghĩ và điền dấu.
+ Gọi học sinh trình bày kết quả của mình.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ nhất và cột thứ nhất của bảng.
+ Cột thứ hai trong bảng thống kê về điều gì?
+ Chỉ vào ô Học sinh giỏi của lớp Ba A và hỏi: Điền số mấy vào ô tróng này? Vì sao?
+ Yêu cầu học sinh lên bảng điền tiếp ô học sinh khá và trung bình của lớp Ba A
+ Ô cuối cùng của hàng 3 A chúng ta điền gì?
+ Làm thế nào để tìm được tổng số học sinh lớp Ba A?
+ Yêu cầu học sinh điền số vào các cột lớp Ba B, Ba C, Ba D?
+ Tổng ở cột cuối cùng khác gì với tổng ở hàng cuối cùng?
+ Mở rộng bài toán bằng cách yêu cầu học sinh nhận xét.
* Lớp nào có nhiều (ít) học sinh nhất? Lớp nào có nhiều (ít ) học sinh Giòi nhất? Khối Ba có tất cả bao nhiêu học sinh? Bao nhiêu HS Giỏi, Khá, Trung bình?
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Đây là bài toán có dạng liên quan đến rút về đơn vị.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số phút cần để đi 1 km là:
12 : 3 = 4 (phút)
Số km đi được trong 28 phút là:
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng, Đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài giải
Số kg gạo trong mỗi túi là
21 : 7 = 3 (kg)
Số túi cần để đựng hết 15 kg gạo là:
15 : 3 = 5 (túi)
Đáp số: 5 túi.
+ Điền dấu nhân chia thích hợp vào các ô trống để biểu thức đúng.
+ Học sinh làm vào vở nháp
+ Học sinh trình bày kết quả của mình.
+ Điền số thích hợp vào bảng.
+ 1 Học sinh đọc trước lớp.
+ Thống kê về số HS Giỏi, Khá, Trung bình và tổng số học sinh của lớp Ba A.
+ Điền số 10 vì ô này là số học sinh Giỏi của lớp Ba A.
+ 1 Học sinh lên bảng điền.
+ Tổng số học sinh lớp Ba A.
+ Tính tổng của số HS Giỏi, Khá, Trung bình: 10 + 15 + 5 = 30 (học sinh).
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Tổng ở cột cuối cùng là tổng số HS theo từng loại Giỏi, Khá, Trung bình của cả khố Ba, còn tổng ở hàng cuối cùng là tổng số HS của từng lớp trong khối Ba.
+ Học sinh xem bảng thống kê và trả lời câu hỏi.
Lớp
Học sinh
Ba A
Ba B
Ba C
Ba D
Tổng
Giỏi
10
7
9
8
34
Khá
15
20
22
19
76
Trung bình
5
2
1
3
11
Tổng
30
29
32
30
121
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Tính giá trị của biểu thức:
4512 + 24785 x 3 ; (4512 + 24785) x 3 ; 57824 – 32484 : 4 ; (57824 – 32484) : 4
Bài tập 2. Một trại chăn nuôi có 18450 con gà trống. Số gà mái gấp đôi số gà trống; Hỏi:
Trại chăn nuôi đó có tất cả bao nhiêu con gà?
Biết trại chăn nuôi có 9 khu nuôi gà như nhau, hỏi mỗi khu nuôi bao nhiêu con gà?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 32
Tiết : 160
Bài dạy : luyện tập Chung
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Củng cố về kỹ năng tính giá trị biểu thức số.
Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
b. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 159.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc thực hiện các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
a. (13829 + 20718) x 2 = 34547 x 2
= 69094
c. 14523 – 24964 : 4 = 14523 – 6241
= 8282
b. (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4
= 42864
d. 97012 – 21506 x 4 = 97012 – 86024
= 10988
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc đề, sau đó tự làm bài.
Tóm tắt
5 tiết : 1 tuần.
175 tiết : ? tuần.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh chữa bài trước lớp.
Tóm tắt
3 người : 75000 đồng.
2 người : ? đồng
Bài tập 4.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Hãy nêu cách tính diện tích của hình vuông
+ Ta đã biết số đo cạnh hình vuông chưa?
+ Tính bằng cách nào?
+ Trước khi thực hiện phép chia tìm số đo cạnh hình vuông cần chú ý điều gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài
Tóm tắt
Chu vi : 2 dm 4 cm.
Diện tích : ? cm2.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
+ Học sinh đọc đề, sau đó 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số tuần lễ Hường học trong năm là:
175 : 5 = 35 (tuần)
Đáp số : 35 tuần.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra chéo bài của nhau.
Bài giải
Số tiền mỗi người được nhận là:
75000 : 3 = 25000 (đồng)
Số tiền hai người được nhận là:
25000 x2 = 50000 (đồng)
Đáp số : 50000 đồng.
+ Bài toán yêu cầu tính diện tích của hình vuông.
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
+ Chưa biết phải tính.
+ Lấy chu vi của hình vuông chia cho 4.
+ Cần chú ý đổi số đo của chu vi.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Đổi 2 dm 4 cm = 24 cm
Cạnh của hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hùnh vuông:
6 x 6 = 36 (cm2).
Đáp số : 36 cm2.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đặt tính rồi tính:
38869 + 43866 ; 14275 – 4521 ; 21098 x 4 ; 97856 : 7
Bài tập 2. Một cửa hàng ngày đầu bán được 456 kg muối, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 42 kg, ngày thứ ba bán được bằng một nửa của hai ngày đầu. Hỏi cả ba ngày cửaa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam muối?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 33
Tiết : 161
Bài dạy : kiểm tra Cuối học kỳ 2
A. mục tiêu.
Kiểm tra kết quả học tập toán của học sinh cuối học kỳ 2, tập trung vào các nội dung kiến thức sau:
Về số học: Đọc, viết các số có đến năm chữ số; Tìm số liền trước, số liền sau của một số có năm chữ số; sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại); Thực hiện cộng, trừ các số có năm chữ số; Thực hiện nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số .
Về Đại lượng: Xem đồng hồ.
Về giải toán có lời văn: Giải bài toán bằng hai phép tính.
Về Hình học: Tính diện tích hình chữ nhật theo xăng-ti-mét vuông.
Đề do nhà trường ra
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 33
Tiết : 162
Bài dạy : Ôn tập các số đến 100 000
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
Thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
B. Đồ dùng dạy học.
Bài tập 1&4 viết sẵn trên bảng lớp.
Phấn màu.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Hỏi: Ở lớp ba, các em đ4a học đến số nào?
+Trong giờ học này các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 100 000.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Yêu cầu Tìm các số có năm chữ số trong phần a?
+ Tìm số có 6 chữ số trong phần a?
+ Ai có nhận xét gì về tia số a?
+ Gọi Học sinh đọc các số trên tia số?
+Y.cầu học sinh tìm ra qui luật của tia số b?
Bài tập 2.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài?
+ Gọi Học sinh nhận xét bài trên bảng.
+ Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5 phải đọc như thế nào?
+ Gọi học sinh đọc bài làm.
Bài tập 3.
+ Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
+ Hướng dẫn học sinh làm mẫu
+ Yêu cầu học sinh phân tích số 9725 thành tổng.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Phần b của bài yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Gọi học sinh đọc mẫu?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài tập 4.
+ gọi học sinh đọc yêu cầu của đề
+ Ô trống thứ nhất em điền số nào?
+ Vì sao?
+ Yêu cầu học sinh điền tiếp vào ô trống còn lại của phần a, sau đó đọc dãy số và giới thiệu: Trong dãy số tự nhiên này hai số liên tiếp hơn kém nhau 5 đơn vị.
+ Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại và chữa bài.
+Số 100 000.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Lớp làm vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm bài, 1 làm phần a; 1 làm phần b.
+ Đó là: 10000; 20000; 30000; 40000; 50000; 60000; 70000; 80000; 90000.
+ Đó là : 100 000.
+ Trong tia số a hai số liền nhau thì hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
+ 1 Học sinh đọc lại.
+ Trong tia số b, hai số liền nhau hơn kém nhau 5000 đơn vị.
+ Yêu cầu chúng ta đọc số.
+ làm vào vở bài tập, 4 học sinh lên bảng làm bài.
+ 4 học sinh khác nhận xét bài trên bảng.
+ các số có tận cùng bên phải là chữ số 1 được đọc là mốt, là chữ số 4 được đọc là tư, là chữ số 5 được đọc là lăm hoặc năm.
+ Lần lượt mỗi học sinh nhìn vở của mình và đọc 1 số.
+ Viết số thành tổng.
+ Số 9725 gồm: 9 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị và được viết thành:
9725 = 9000 + 700 + 20 + 5
+ Làm bài tập vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm bài, một học sinh phân tích số.
+ 4 học sinh lần lượt nhìn bài của mình để chữa bài.
+ Từ tổng viết thành số.
+ Mẫu: 4000 + 600 + 30 + 1 = 4631.
+ Làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm, mỗi học sinh viết 2 số.
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Điền số: 2020.
+ Vì trong dãy số 2 số liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị nên 2015 rồi đến 2020.
+ Học sinh nêu qui luật các dãy số b, c và làm bài.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Hãy viết số có a nghìn, b trăm và c đơn vị?
Bài tập 2. Mai và Nga hẹn nhau đến thăm bạn Minh bị ốm, Mai nói: “Mình chưa biết nhà Minh”. Nga nói: “Nhà Minh ở phố A bên dãy số lẻ. Số nhà Minh có năm chữ số mà treo xuôi, treo ngược vẫn đúng”. Mai suy nghĩ rồi nói: “Có 4 số như thế, làm sao mà mình biết được”, Nga nói: “À, Nhà Minh là số bé nhất”. Hỏi số nhà Minh là bao nhiêu?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 33
Tiết : 163
Bài dạy : Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo).
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
So sánh các số trong phạm vi 100 000.
Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.
B. Đồ dùng dạy học.
Bài tập 1,2 & 5 có thể viết sẵn trên bảng lớp.
Phấn màu.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 162.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu baqif học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trước khi điền dấu ta phải làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Vì sao điền được 27469 < 27470 ?
+ Ta có thể dùng cách nào để nói 27469 < 27470 mà vẫn đúng?
+ Số 27470 lớn hơn số 27469 bao nhiêu đơn vị?
+ Hỏi tương tự với các trường hợp khác.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và tự làm bài.
+ Vì sao lại tìm số 42360 là số lớn nhất trong các số 41590; 41800; 42360; 41785 ?
+ Hỏi tương tự với phần b.
Bài tập 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, ta phải làm gì?
+ Học sinh làm bài, sau đó gọi học sinh chữa bài.
+ Dựa vào đâu để sắp xếp như thế?
Bài tập 4.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 3.
Bài tập 5.
+ Gọi Học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
+ Vì sao dòng C là đúng còn các dòng khác là sai?
+ Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các số ở phần A, B, D cho đúng.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Điền dấu ( > ; < ; =) vào chỗ chấm.
+ Trước khi điền dấu ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả (nếu có) rồi so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Vì 2 số này đều có 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm đều bằng nhau nhưng chữ số ở hàng chục khác nhau nên số nào có chữ số ở hàng chục nhỏ hơn thì số đó nhỏ hơn. Vì 6 < 7 nên:
27469 < 27470
+ Ta nói: 27470 > 27469.
+ Lớn hơn 1 đơn vị.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu.
+ Tim 2 số lớn nhất trong các số.
+ Vì bốn số này đều có 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều bằng 4, so sánh đến hàng nghìn thì số 42360 có hàng nghìn lớn nhất nên số 42360 là số lớn nhất trong các số đã cho.
+ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Kết quả:
59825 ; 67925 ; 69725 ; 70100
+ Vì 4 số này đầu có 5 chữ số, so sánh chữ số hàng chục nghìn ta có 5 < 6 < 7 ; Có hai số có hàng nghìn là 6, khi so sánh hai số này với nhau ta thấy 67925 < 69725 vì chữ số hàng nghìn 7< 9; vậy ta có kết quả:
59825 < 67925 < 69725 < 70100.
+ Kết quả:
96400 > 94600 > 64900 > 46900.
+ Học sinh đọc yêu cầu trong SGK, 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 1 học sinh nhận xét bài của bạn.
+ 4 học sinh lần lượt trả lời. “Ở dòng A sắp xếp 2935 < 3914 < 2945 là sai vì hàng nghìn 3 không thể nhỏ hơn 2”. (tương tự ở các phần còn lại).
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Tìm chữ số thích hợp thay vào X và giải thích cách tìm:
a). 6X3 > 678 ; b). 3125 < X008 < 4012
Bài tập 2. Với các chữ số 1 ; 5 ; 0 ; 3 ; 2 em hãy:
a). Viết hai số tự nhiên có 5 chữ số sao cho đó là hai số lớn nhất trong các số có năm chữ số có thể thành lập được từ các số trên.
b). Viết hai số tự nhiên có 5 chữ số sao cho đó là hai số bé nhất trong các số có năm chữ số có thể thành lập được từ các số trên.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 33
Tiết : 164
Bài dạy : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Ôn tập phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết).
Giải bài toán có lời văn bằng nhiều cách khác nhau về các số trong phạm vi 100 000.
B. Đồ dùng dạy học.
Bài 1 viết sẵn trên bảng lớp.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 163.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1
+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Gọi học sinh tóm tắt bài toán.
+ Có bao nhiêu bóng đèn?
+ Chuyển đi mấy lần?
+ Làm thế nào để biết được số bóng đèn còn lại trong kho?
Cách 1:
Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là:
38000 + 26000 = 64000 (bóng đèn).
Số bóng đèn còn lại trong kho là:
80000 – 64000 = 16000 (bóng đèn).
Đáp số : 16000 bóng đèn.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 8 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc một con tính.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh nêu yêu cầu, mỗi học sinh nêu 1 phép tính.
+ 1 học sinh lên bảng tóm tắt bài toán, lớp tóm tắt vào vở bài tập.
Tóm tắt:
Có : 80000 bóng đèn.
Lần 1 chuyển : 38000 bóng đèn.
Lần 2 chuyển : 26000 bóng đèn.
Còn lại : ? bóng đèn.
+ Có 80000 bóng đèn.
+ Chuyển 2 lần.
+ Có 2 cách:
- Cách 1: Tìm số bóng đèn đã chuyển đi sau 2 lần bằng phép cộng, sau đó thực hiện phép trừ tổng số bóng đèn cho số bóng đèn chuyển đi.
- Cách 2: Ta thực hiện 2 phép trừ để tìm số bóng đèn sau mỗi lần chuyển.
+ 2học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một cách, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Cách 2.
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần 1:
80000 – 38000 = 42000 (bóng đèn)
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần 2:
42000 – 26000 = 16000 (bóng đèn)
Đáp số : 16000 bóng đèn.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đặt tính rồi tính:
15627 + 35718 + 10936 ; 29274 + 3210 + 12987
10879 + 67895 + 7891 ; 32148 + 12478 + 9647
Bài tập 2. Giải bài toán bằng hai cách.
Một cửa hàng có 36000 mét vải. Ngày đầu bán đi 1800 mét, ngày thứ hai bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 33
Tiết : 165
Bài dạy : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo).
A. mục tiêu.
Giúp học sinh:
Ôn luyện các phép tính Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết)
Tìm số hạng chưa biết trong phép tính cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép tính nhân.
Luyện giải toán có lời văn và rút về đơn vị.
Luyện xếp hình theo mẫu cho trước.
B. Đồ dùng dạy học.
Viết sẵn bài tập 1 trên bảng lớp.
16 hình tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và màu xanh.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 164.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài?
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức như thế nào?
+ Gọi 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi 2 học sinh chữa bài.
+ X là thành phần nào trong phép tính cộng?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta làm như thế nào?
+ X là thành phần nào trong phép tính nhân?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt
5 quyển : 28500 đồng.
8 quyển : ? đồng.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Nêu các bước giải loại toán này?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 5.
+ Chia lớp thành 2 đội; Đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử 2 bạn tham gia thi xếp hình. Trong 3 phút đội nào xếp xong trước sẽ thắng cuộc.
+ Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Tính nhẩm.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Nếu biểu thức có dấu ngoặc làm trong ngoặc trước, ngoài dấu ngoặc sau. Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta làm từ trái sang phải.
+ 3 chục nghìn + 4 chục nghìn – 5 chục nghìn = 7 chục nghìn – 5 chục nghìn = 2 chục nghìn.
Vậy: 30000 + 40000 – 50000 = 20000.
+ Trả lời tương tự với các biểu thức còn lại.
+ Cả lớp làm vào vở bài tập. 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra chéo bài của nhau.
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp.
+ X là số hạng chưa biết trong phép tính cộng.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ X là thừa số chưa biết trong phép tính nhân.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Giá tiền một quyển sách là:
28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 x 8 = 45600 (đồng)
Đáp số: 45600 đồng.
+ Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
- Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép nhân).
+ Học sinh thi xếp hình.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Có 5 ô-tô chở được 12045 thùng hàng. Hỏi một đội có 8 xe như thế chở được bao nhiêu thùng hàng?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Toan 32&33.doc