Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử: Tuần 26
Tập đọc –kể chuyện
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lễ hội, Chữ Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn,bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh, …
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
Thái độ:
- GDHS lòng kính yê...
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tập đọc –kể chuyện
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lễ hội, Chữ Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn,bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh, …
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
Thái độ:
- GDHS lòng kính yêu, biết ơn những người có công với đất nước như vợ chồng Chử Đồng Tử.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Ngày hội rừng xanh ( 4’ )
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài và hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: Ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vị thần hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Chữ Đồng Tử” để hiểu thêm về một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn:
Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chữ Đồng Tử.
Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt của Chữ Đồng Tử khi thấy thuyền của công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chữ Đồng Tử trong khóm lau thưa.
Đoạn 3 và 4: giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chữ Đồng Tử rất nghèo khổ.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chữ Đồng Tử ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Chữ Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chữ Đồng Tử ?
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân
Đồng thanh
-Học sinh đọc thầm.
Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chữ Đồng Tử thương cha, đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không.
Chữ Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. nước dội làm trôi cát, lộ ra Chữ Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chữ Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chữ Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân lập đền thờ Chữ Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
Tập đọc –kể chuyện
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I/ Mục tiêu :
*Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói :
Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe :
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên chọn đọc mẫu 1 – 2 đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ )
Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện, đặt tên cho từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh nêu tên truyện mà học sinh vừa đặt
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại tên đúng.
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét
Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
Cá nhân
Học sinh nêu:
Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Ở hiền gặp lành
Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng cấy / Giúp dân
Tranh 4: Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn / Lễ hội hằng năm.
Cá nhân
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh
Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Kĩ năng: Biết cách sử dụng các loại giấy bạc, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng, giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tiền Việt Nam ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn học sinh thực hành (33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ
Phương pháp: thi đua, trò chơi
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ví và đọc số tiền có trong mỗi ví.
+ Muốn biết chiếc ví nào có ít tiền nhất, ta làm như thế nào ?
Cho học sinh tìm xem mỗi ví có bao nhiêu tiền
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu )
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải.
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
Bài 3: Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm :
Cho HS đọc yêu cầu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên giảng: mua vừa đủ tiền tức là mua hết tiền không thừa không thiếu
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời phần a:
+ Bạn Lan có bao nhiêu tiền ?
+ Lan có vừa đủ tiền để mua được cái gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4:
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc.
Ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
HS làm bài và thi đua sửa bài
Học sinh đọc kết quả
Chiếc ví thứ nhất có 8500 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 2000 đồng + 500 đồng = 8500 đồng.
Chiếc ví thứ hai có 4700 đồng. Ta tính nhẩm: 1000 đồng + 1000 đồng + 2000 đồng + 200 đồng + 500 đồng = 4700 đồng.
Chiếc ví thứ ba có 6400 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 6400 đồng
Chiếc ví thứ tư có 6000 đồng. Ta tính nhẩm: 2000 đồng + 2000 đồng + 1000 đồng + 500 đồng + 500 đồng = 6000 đồng
HS đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nêu: vở học sinh giá 2000 đồng, trái banh giá 5000 đồng, xe tải giá 6000 đồng, bút chì giá 1500 đồng, bàn chải giá 5600 đồng, cục gôm giá 3000 đồng.
Bạn Lan có 3000 đồng
Lan có vừa đủ tiền để mua được một cái cục gôm.
HS làm bài.
Cá nhân
Cúc có 2000 đồng. Cúc có vừa đủ tiền để mua được một quyển vở học sinh.
An có 8000 đồng. An có vừa đủ tiền để mua được xe tải, quyển vở.
HS đọc
Mẹ mua rau hết 5600 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng.
Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ?
Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là bao nhiêu.
- HS làm bài
Bài giải
Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là:
5000 + 2000 = 7000 ( đồng )
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là:
7000 – 5600 = 1400 ( đồng )
Đáp số: 1400 đồng
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Làm quen với số liệu thống kê.
Chính tả
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh ).
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ưt/ưc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh ).
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử ( 20’ )
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài.
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại.
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
Sau mỗi câu GV hỏi : Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh )
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.
Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:
Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tập đọc
Đi hội chùa Hương
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nườp nượp, trẩy hội, xúng xính, gặp gỡ, cởi mở, cổ tích, bổi hổi, vương, ...,
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: nườp nượp, xúng xính
Hiểu nội dung chính của bài: tả hội chùa Hương. người đi trẩy hội không để lễ Phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người
Thái độ:
- Giúp học sinh thêm yêu đất nước và con người Việt nam
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Hội vật ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử và trả lời những câu hỏi về nội dung bài
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Động Hương Tích là một trong những cảnh đẹp bậc nhất ở nước ta. Hằng năm, hội chùa Hương được mở suốt 3 tháng mùa xuân. Mọi người khắp nơi nô nức trẩy hội. Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Đi hội chùa Hương” để được hoà vào không khí nô nức cùng đoàn người trẩy hội.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài: giọng đọc vui, êm nhẹ, say mê ở những khổ thơ đầu; tha thiết ở khổ thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nườp nượp, xúng xính, xa vời, cởi mở, say mê, bổi hổi,…
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nườp nượp, xúng xính.
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi :
+ Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?
Giáo viên: Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – mùa trẩy hội đã đến. Cảnh chùa Hương thơ mộng, huyền ảo: nơi đâu cũng vương vấn mùi thơm, trong động như có tiếng nhạc của đá, tiếng hát của gió
+ Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội.
+ Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì ?
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng khổ thơ em thích ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Đi hội chùa Hương.
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên cho học sinh tự chọn khổ thơ mình thích
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ.
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ.
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại.
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng.
Cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Rừng mơ thay áo mới / Xúng xính hoa đón mời / Lẫn trong làn hương khói / Một mùi thơm cứ vương / Động chùa Tiên, chùa Hương / Đá còn vang tiếng nhạc / Động chùa núi Hinh Bồng / Gió còn ngân khúc hát.
Cảm xúc hồ hởi, cởi mở đối với tất cả mọi người, với cảnh vật: Nơi núi cũ xa vời / Bỗng thành nơi gặp gỡ. / Một câu chào cởi mở / Hoá ra người cùng quê.
Mỗi bước đi là mỗi bước say mê, tự hào về cảnh đẹp đất nước: Bước mỗi bước say mê / Như giữa trang cổ tích.
Lòng bồi hồi bởi mùi hương lẫn trong làn sương khói: Dù không ai đợi chờ / Mà cũng lòng bổi hổi.
Mọi người đi trẩy hội chùa Hương không phải chỉ để thắp hương cầu Phật. Đi hội chùa Hương còn là một dịp đi ngắm cảnh đẹp của đất nước để thêm yêu đất nước, thêm yêu con người.
Học sinh lắng nghe
Học sinh tự chọn khổ thơ mình thích
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài.
Cá nhân
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức
Lớp nhận xét.
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ.
2 - 3 học sinh thi đọc
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Rước đèn ông sao.
Toán
Làm quen với thống kê số liệu
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh bước đầu làm quen với dãy số liệu.
Kĩ năng: học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu ( 1’ )
Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu
Mục tiêu: giúp học sinh biết quan sát để hình thành dãy số liệu, làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại
Hình thành dãy số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Hình vẽ gì ?
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Giáo viên giới thiệu: các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 127cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 118cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ?
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành
Mục tiêu: giúp học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu nhanh, đúng, chính xác.
Phương pháp: thực hành, thi đua
Bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 3:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số lít dầu đựng trong 4 thùng
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Hát
( 13’ )
Học sinh quan sát và trả lời
Hình vẽ 4 bạn học sinh, có số đo chiều cao của 4 bạn.
Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
Số 122cm đứng thứ nhất trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn
Số 130cm đứng thứ hai trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn
Số 127cm đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn
Số 118cm đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn
Dãy số liệu này có 4 số
Phong, Ngân, Anh, Minh
Minh, Anh, Ngân, Phong
Chiều cao của bạn Phong cao nhất
Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
Phong cao hơn Minh 12cm
Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh
( 13’ )
HS đọc
Dãy số liệu về cân nặng của bốn con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, ngỗng, lợn: 2kg, 1kg, 5kg, 75kg.
Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
Học sinh làm bài
Con lợn cân nặng 75kg
Con vịt cân nặng 1kg
Con ngỗng cân nặng 5kg
Con gà cân nặng 2kg
Con ngỗng cân nặng hơn con gà: 3kg
Con vật nặng nhất là con lợn
Con vật nhẹ nhất là con gà
HS đọc
110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990.
Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
Học sinh làm bài
Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ?
10 số
27 số
9 số
881 số
Số thứ tám trong dãy số là số nào ?
3
8
220
880
HS đọc
Học sinh quan sát
195l, 120l, 200l, 50l
Học sinh làm bài
Dãy số lít dầu đựng trong 4 thùng trên viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 50l, 120l, 195l, 200l
Dựa vào dãy vừa viết, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
+ Thùng 2 có nhiều hơn thùng 4 là 70l dầu và ít hơn thùng 1 là 75l dầu.
+ Cả 4 thùng có 565l dầu.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Làm quen với số liệu thống kê ( tiếp theo ).
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Lễ hội. Dấu phẩy
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Mở rộng vốn từ : Lễ hội. Dấu phẩy.
Kĩ năng : Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội.
Biết tên một số lễ hội, hội ; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh sửa lại bài tập đã làm.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm Lễ hội. Ôn luyện cách sử dụng dấu phẩy
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ : Lễ hội ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội . Biết tên một số lễ hội, hội ; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
Phương pháp : thi đua, động não
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Cho 3 học sinh lên bảng sửa bài bằng cách nối các từ cho phù hợp.
A
B
Lễ
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội
Hội
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Nhận xét
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Cho 3 nhóm học sinh lên bảng sửa bài.
Nhóm 1: nêu tên một số lễ hội
Nhóm 2: nêu tên một số hội
Nhóm 3: nêu tên một số hoạt động trong lễ hội
Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
A
B
Tên một số lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa,…
Tên một số hội
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng ( xuống đồng ), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù đổng,…
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội
Cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà,…
Hoạt động 2: Dấu phẩy ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
Phương pháp : thi đua, động não
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Hát
Học sinh sửa bài
Nối các từ ở cột A với các nghĩa thích hợp ở cột B:
Học sinh làm bài
Cá nhân
Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A:
Học sinh làm bài
Học sinh lên bảng sửa bài. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:
Học sinh làm bài
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Lễ hội. Dấu phẩy.
Tự nhiên xã hội
Bài 51 : Tôm, cua
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp HS biết :
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.
Kĩ năng: Nêu ích lợi của tôm và cua.
Thái độ: HS có ý thức bảo vệ động vật.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Côn trùng ( 4’ )
Côn trùng có mấy chân?
Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôm và cua ( 1’ )
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con tôm hoặc con cua.
Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài tôm và cua
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (7’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua
Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu ích lợi của tôm và cua
Phương pháp: thực hành
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Tôm, cua sống ở đâu ?
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua
Nêu ích lợi của tôm và cua
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi:
+ Cô công nhân trong hình đang làm gì ?
Giáo viên giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp …
Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Hát
Học sinh trình bày
Học sinh chia thành 2 nhóm chọn bài hát.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Tôm, cua sống ở dưới nước
Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú …
Cua bể, cua đồng…
Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.
Học sinh lắng nghe
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tập viết
Ôn chữ hoa :
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa T
Viết tên riêng: Tân Trào bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng :
Viết đúng chữ viết hoa T viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : chữ mẫu T, tên riêng: Tân Trào và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Sầm Sơn
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi :
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa T, tập viết tên riêng Tân Trào và câu ca dao
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Ghi bảng : Ôn chữ hoa: T
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa T, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ T trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi :
+ Chữ T gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết D, Nh
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ D, Nh hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Chữ T hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ D, Nh hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Tân Trào
Giáo viên giới thiệu: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng tong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ( 22 – 12 – 1944 ), họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập ( 16 đến 17 tháng 8 – 1945 )
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Tân Trào là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu T
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Tân Trào 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao: nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng ( tỉnh Phú Thọ ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước.
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Dù, Nhớ .
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa T viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp: thực hành
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ T : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ D, Nh: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Tân Trào: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở.
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài.
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Tố Như”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: T, D, N ( Nh )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ T cao 2 li rưỡi, chữ â, n, r, a, o cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Chữ D, g, nh, T, h, b cao 2 li rưỡi
Chữ u, a, i, n, ư, o, c, v, ê, x, ô, ơ, m cao 1 li
Chữ đ cao 2 li
Chữ t cao 1 li rưỡi
Câu ca dao có chữ Dù, Nhớ được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : Ôn tập – Kiểm tra Tập đọc, Học thuộc lòng.
Ôn Toán
GV giúp học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu nhanh, đúng, chính xác
Bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
HS đọc
Dãy số liệu về cân nặng của bốn con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, ngỗng, lợn: 2kg, 1kg, 5kg, 75kg.
Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
Học sinh làm bài
Con lợn cân nặng 75kg
Con vịt cân nặng 1kg
Con ngỗng cân nặng 5kg
Con gà cân nặng 2kg
Con ngỗng cân nặng hơn con gà: 3kg
Con vật nặng nhất là con lợn
Con vật nhẹ nhất là con gà
HS đọc
110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990.
Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
Học sinh làm bài
Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ?
10 số
27 số
9 số
881 số
Số thứ tám trong dãy số là số nào ?
3
8
220
880
Tập đọc
Rước đèn ông sao
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: mâm cỗ, quả bưởi, nải chuối, bập bùng trống ếch, trong suốt, thỉnh thoảng, ...,
Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.
3. Thái độ: GDHS thêm yêu quý, gắn bó với nhau trong các ngày tết thiếu nhi
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, một số hình ảnh về ngày hội Trung thu.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Đi hội chùa Hương ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Đi hội chùa Hương và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Tết Trung thu được tổ chức vào ngày nào trong năm ?
Giáo viên: Tết Trung thu, ngày 15 – 8 âm lịch là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy, trăng rất sáng, rất tròn. trẻ em Việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cỗ, rước đèn dưới trắng. Hôm nay các em sẽ được học bài: “Rước đèn ông sao” qua đó các em sẽ biết được ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên đọc với giọng vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Tết Trung thu … non rất vui mắt.
Đoạn 2: Chiều rồi đêm xuống … ba lá cờ con
Đoạn 3: còn lại.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: chuối ngự
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu: giúp học sinh những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện
Phương pháp : diễn giải, đàm thoại
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi:
+ Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi:
+ Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, gây ấn tượng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất
Hát
Học sinh đọc bài
Học sinh quan sát và trả lời
Các bạn trong tranh đang rước đèn Trung thu
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch trong năm
Học sinh lắng nghe
Cá nhân
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm. Đạon 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.
Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt.
Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con
Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “tùng, tùng, tùng, dinh dinh!...”
Học sinh lắng nghe
HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức
Học sinh thi đọc
Lớp nhận xét
8-Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn tập – Kiểm tra Tập đọc, Học thuộc lòng.
Toán
Làm quen với thống kê số liệu
( tiếp theo )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
Kĩ năng: học sinh biết cách đọc các số liệu của một bảng.
Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu ( 1’ )
Hoạt động 1: Làm quen với thống kê số liệu ( 13’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại
Hình thành bảng số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số trong SGK và hỏi:
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
Giáo viên giới thiệu: bảng trên là bảng thống kê về số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
Đọc bảng số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
+ Gia đình cô Mai có mấy người con ?
+ Gia đình cô Lan có mấy người con ?
+ Gia đình cô Hồng có mấy người con ?
+ Gia đình nào có ít con nhất ?
+ Những gia đình nào có số con bằng nhau ?
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành
Mục tiêu: giúp học sinh biết cách đọc các số liệu của một bảng, biết cách phân tích số liệu của một bảng nhanh, đúng, chính xác.
Phương pháp: thực hành, thi đua
Bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 3:
GV gọi HS đọc yêu cầu
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Hát
Gia đình
Cô Mai
Cô Lan
Cô Hồng
Số con
2
1
2
Học sinh quan sát và trả lời
Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
Bảng có 4 cột và 2 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên của các gia đình.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số con của mỗi gia đình
Bảng thống kê số con của ba gia đình: gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
Gia đình cô Mai có 2 người con
Gia đình cô Lan có 2 người con
Gia đình cô Hồng có 2 người con
Gia đình cô Lan có ít con nhất
Những gia đình có số con bằng nhau là gia đình cô Mai và cô Hồng.
( 13’ )
HS đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các khối được thống kê và số học sinh của từng khối.
Bảng có 6 cột và 2 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các khối được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh của từng khối
Bài toán yêu cầu hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm:
Học sinh làm bài
Khối Một có 140 học sinh ; khối Năm có 160 học sinh.
Khối Hai ít hơn khối Bốn là 40 học sinh.
HS đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các ngày bán gạo và số kg của các loại gạo bán ra trong mỗi ngày.
Bảng có 4 cột và 3 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các ngày bán gạo.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số kg của loại gạo tẻ bán ra trong mỗi ngày
Hàng thứ ba của bảng cho biết số kg của loại gạo nếp bán ra trong mỗi ngày
Dựa vào bảng trên, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Học sinh làm bài
Ngày thứ nhất bán được 3800kg gạo tẻ và 1200kg gạo nếp.
Ngày thứ hai bán được tất cả 4300kg gạo tẻ và gạo nếp.
Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 2300kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ hai 300kg gạo nếp.
HS đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các tháng và số điểm 10 đạt được trong mỗi tháng.
Bảng có 5 cột và 2 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các tháng.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số điểm 10 đạt được trong mỗi tháng
Hãy viết số thích hợp vào ô trống:
Học sinh làm bài
Tháng
9
10
11
12
Số điểm 10
185
203
190
170
8-Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Chính tả
Rước đèn ông sao
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao
Phương pháp: vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Đoạn văn tả gì ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mâm cỗ nhỏ, quả bười, quả ổi.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại.
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh
Phương pháp : thực hành
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Bắt đầu bằng r
Bắt đầu bằng d
Bắt đầu bằng gi
Rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,…
Dao, dây, dê, dế, dù, dùi,…
Giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày, giẻ, gián, giun,…
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Âm đầu
Vần
b
đ
l
m
r
s
t
ên
Bền, bển, bến, bện
Đền, đến
Lênh
Mền, mến
Rên, rền rĩ
Sên
Tên
ênh
Bênh, bệnh
Lệnh
Mệnh (lệnh)
Sểnh
( ra )
(nhẹ) tênh
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 4 câu
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài, tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật:
Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ tư của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc yêu cầu
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc
100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109.
Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm bài
Số thứ nhất trong dãy là số 100
Số thứ năm trong dãy là số 104
Số thứ mười trong dãy là số 109
Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11 số
Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11 số
HS đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các môn được thống kê và số giải nhất, nhì, ba đạt được của các môn.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các môn được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số giải nhất đạt được của các môn
Hàng thứ ba của bảng cho biết số giải nhì đạt được của các môn
Hàng thứ tư của bảng cho biết số giải ba đạt được của các môn
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu )
Học sinh làm bài
Môn
Giải
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
3
0
Học sinh đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh nam, nữ của mỗi lớp.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh nam của mỗi lớp
Hàng thứ ba của bảng cho biết số học sinh nữ của mỗi lớp
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống
Học sinh làm bài
Lớp
3A
3B
3C
Số học sinh nam
17
21
22
Số học sinh nữ
23
19
18
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kiểm tra định kì giữa kì 2.
Chính tả
Rước đèn ông sao
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao
Phương pháp: vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Đoạn văn tả gì ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mâm cỗ nhỏ, quả bười, quả ổi.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.0
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại.
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh
Phương pháp : thực hành
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Bắt đầu bằng r
Bắt đầu bằng d
Bắt đầu bằng gi
Rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,…
Dao, dây, dê, dế, dù, dùi,…
Giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày, giẻ, gián, giun,…
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Âm đầu
Vần
b
đ
l
m
r
s
t
ên
Bền, bển, bến, bện
Đền, đến
Lênh
Mền, mến
Rên, rền rĩ
Sên
Tên
ênh
Bênh, bệnh
Lệnh
Mệnh (lệnh)
Sểnh
( ra )
(nhẹ) tênh
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 4 câu
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài, tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật:
Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ tư của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc yêu cầu
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc
100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109.
Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm bài
Số thứ nhất trong dãy là số 100
Số thứ năm trong dãy là số 104
Số thứ mười trong dãy là số 109
Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11 số
Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11 số
HS đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các môn được thống kê và số giải nhất, nhì, ba đạt được của các môn.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các môn được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số giải nhất đạt được của các môn
Hàng thứ ba của bảng cho biết số giải nhì đạt được của các môn
Hàng thứ tư của bảng cho biết số giải ba đạt được của các môn
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu )
Học sinh làm bài
Môn
Giải
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
3
0
Học sinh đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh nam, nữ của mỗi lớp.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh nam của mỗi lớp
Hàng thứ ba của bảng cho biết số học sinh nữ của mỗi lớp
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống
Học sinh làm bài
Lớp
3A
3B
3C
Số học sinh nam
17
21
22
Số học sinh nữ
23
19
18
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kiểm tra định kì giữa kì 2.
Thủ công
Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau.
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Đan hoa chữ thập đơn
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường ( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và giới thiệu: đây là mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
Giáo viên cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường và hỏi:
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình gì ?
Giáo viên: lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp một. Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
+ Để làm được 1 lọ hoa gắn tường, phải thực hiện mấy bước?
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu
Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
3 bước
24 ô
16
ô
3ô
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Nhận xét, dặn dò:
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 2 )
Nhận xét tiết học
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
( tiết 2 )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
Kĩ năng : Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập đạo đức, phiếu học tập ( hoạt động 1, tiết 2 ), cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,… để chơi đóng vai ( hoạt động 2, tiết 2 )
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh thực hiện những nội dung sau:
Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp.
Thư từ, tài sản của người khác là ………. mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm ……. vi phạm ………
Mọi người cần tôn trọng ……… riêng của trẻ em
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 2 )(1’ )
Hoạt động 1: nhận xét hành vi ( 20’ )
Mục tiêu: học sinh có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Phương pháp: quan sát, giảng giải.
Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng và yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi , Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem
Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”
Giáo viên gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp
Giáo viên hỏi:
+ Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ?
Giáo viên kết luận về từng nội dung:
+ Tình huống a: Sai
+ Tình huống b: Đúng
+ Tình huống c: Sai
+ Tình huống d: Đúng
Hoạt động 2: Đóng vai ( 13’ )
Mục tiêu: giúp học sinh có Kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành :
Giáo viên đưa bảng phụ ra có ghi nội dung 2 tình huống
+ Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mược xem nhưng chẳng thấy bạn đâu…
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ là gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc nội dung 2 tình huống
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống, trong đó, 2 nhóm sẽ đóng vai theo tình huống 1, 2 nhóm còn lại sẽ đóng vai theo tình huống 2
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận:
+ Tình huống 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
+ Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
Giáo viên tổng kết, khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
Hát
( 4’ )
Học sinh trả lời
Từng cặp học sinh thảo luận các tình huống
Sai vì các bạn chưa biết tôn trọng, giữ gìn tài sản của người khác
Đúng vì các bạn biết tôn trọng tài sản của người khác
Sai vì các bạn chưa biết tôn trọng, giữ gìn tài sản của người khác
Đúng vì các bạn biết tôn trọng tài sản của người khác
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Xin phép khi sử dụng , không xem trộm , giữ gìn , bảo quản đồ đạc của người khác
Cá nhân
Học sinh thảo luận.
Theo từng tình huống, một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp.
Học sinh trình bày. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )
Ôn Tập làm văn
Giáo viên giúp học sinh dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK, học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh
Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh chơi đu
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên viết lên bảng 2 câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ ảnh, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh quan sát và tả:
+ Hãy quan sát kĩ mái đình, cây đu và đoán xem đây là cảnh gì ? Diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Trước cổng đình có treo gì ? Có băng chữ gì ?
+ Mọi người đến xem chơi đu có đông không ? Họ ăn mặc ra sao ? Họ xem như thế nào ?
+ Cây đu được làm bằng gì ? Có cao không ?
+ Hãy tả hành động, tư thế của hai người chơi đu.
Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh đua thuyền
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ ảnh, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh quan sát và tả:
+ Ảnh chụp cảnh hội gì ? Diễn ra ở đâu ?
+ Trên sông có nhiều thuyền đua không ? Thuyền ngắn hay dài ? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người ? Trông họ như thế nào ?
+ Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền.
+ Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào ?
+ Em có cảm nhận gì về những lễ hội của nhân dân ta qua các bức ảnh trên ?
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh một trong hai bức ảnh cho bạn bên cạnh nghe.
Giáo viên cho học sinh lần lượt tả trước lớp, mỗi học sinh tả lại nội dung một trong hai bức ảnh.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách tả của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt.
Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm quan sát tinh tế, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Học sinh đọc
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh quan sát
Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Trước cổng đình có treo băng chữ đỏ Chúc mừng năm mới và lá cờ ngũ sắc.
Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
Cây đu được làm bằng cây tre và rất cao.
Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu, một người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau.
Học sinh quan sát
Ảnh chụp cảnh hội đua thuyền, diễn ra ở trên sông.
Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền được làm khá dài, mỗi thuyền có gần hai chục tay đua, họ là những chàng trai tất trẻ, khoẻ mạnh, rắn rỏi.
Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền.
Trên bờ sông đông nghịt người đứng xem, một chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay theo gió làm hội đua càng thêm sôi động. Xa xa, làng xóm xanh mướt.
Học sinh phát biểu ý kiến cảm nhận của mình. Ví dụ: Nhân dân ta có nhiều lễ hội rất phong phú, đặc sắc, hấp dẫn.
Học sinh tả theo cặp
Học sinh lần lượt tả trước lớp
Ôn Chính tả
GV tiếp tục cho học sinh làm đúng các bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Bắt đầu bằng r
Bắt đầu bằng d
Bắt đầu bằng gi
Rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,…
Dao, dây, dê, dế, dù, dùi,…
Giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày, giẻ, gián, giun,…
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Âm đầu
Vần
b
đ
l
m
r
s
t
ên
Bền, bển, bến, bện
Đền, đến
Lênh
Mền, mến
Rên, rền rĩ
Sên
Tên
ênh
Bênh, bệnh
Lệnh
Mệnh (lệnh)
Sểnh
( ra )
(nhẹ) tênh
Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật:
Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh:
Tập làm văn
Kể về một ngày hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Kể về một ngày hội.
Kĩ năng: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh lễ hội trong SGK, bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Kể về lễ hội
Hai học sinh tiếp nối nhau dựa vào hai bức ảnh minh hoạ để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể về một ngày hội ( 1’ )
Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể về một ngày hội mà em biết.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh kể ( 20’ )
Mục tiêu: kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội
Phương pháp : thực hành
Bài 1:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể vềmột lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó.
Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
+ Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh:
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ?
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe.
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung một lễ hội.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt.
Hoạt động 2: Thực hành ( 20’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
Phương pháp: thực hành
Bài 2:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Hát
Học sinh tiếp nối nhau kể lại
Học sinh đọc
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe.
Học sinh kể: hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc, đền Gióng, chùa Thầy, hội khoẻ Phù Đổng, hội vật, hội chọi trâu, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung thu…
Học sinh cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội. Ví dụ: Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim / Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật, ngắm cảnh / Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng.
Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền,…
Em cảm thấy rất vui / Em thấy thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi / Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm vì hội vui quá.
Học sinh tả theo cặp
Học sinh lần lượt kể trước lớp
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.
Học sinh làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 2.
Toán
Kiểm tra định kì giữa học kì 2
I/ Mục tiêu :
Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số ; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt tính rồi thực hiện cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
Nhận ra số góc vuông trong một hình. Giải bài toán có hai phép tính.
II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút :
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số liền sau của 4279 là:
4278
4269
4280
4289
Trong các số 5864 ; 8654 ; 8564 ; 6845 ; số lớn nhất là:
5864
8654
8564
6845
Trong cùng một năm, ngày 23 tháng 3 là thứ ba, ngày 2 tháng 4 là:
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Số góc vuông trong hình bên là:
2
3
4
5
9m 5cm = … cm. số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
14
95
950
905
Phần 2: Làm các bài tập sau:
Đặt tính rồi tính:
6947 + 3528
8291 – 635
2817 x 3
9640 : 5
Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l nước từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ?
III/ Hướng dẫn đánh giá :
Phần 1: ( 3 điểm ). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được điểm. Các câu trả lời đúng là: Bài 1: C ; bài 2: B ; bài 3: C ; bài 4: B ; bài 5: C
Phần 2: ( 7 điểm )
( 4 điểm ). Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
( 3 điểm ).
Viết đúng câu lời giải và phép tính để tìm số lít nước 5 thùng được điểm.
Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm số lít nước còn lại được 1 điểm
Viết đáp số đúng được điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 26.doc