Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Ở lại với chiến khu

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Ở lại với chiến khu: Tuần 20 Thứ hai, ngày 17 tháng 01 năm 2005 Anh văn ( 7 giờ 40’ – 8 giờ 20’ ) ( Giáo viên chuyên trách ) Tập đọc ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: trìu mến, hoàn cảnh,gian khổ, trở về,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1. Nắm được nghĩa của các từ mới: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi ...

doc44 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Ở lại với chiến khu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ hai, ngày 17 tháng 01 năm 2005 Anh văn ( 7 giờ 40’ – 8 giờ 20’ ) ( Giáo viên chuyên trách ) Tập đọc ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: trìu mến, hoàn cảnh,gian khổ, trở về,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1. Nắm được nghĩa của các từ mới: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Nội dung bài nói gì ? + Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh gợi cho em biết điều gì ? Giáo viên: tranh vẽ một lán trại đơn sơ: nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Trong câu chuyện này, chiến khu bị giặc bao vây, đường tiếp tế lương thực, đạn dược bị cắt đứt. Vì vậy, cuộc sống ở chiến khu vô cùng gian khổ. Các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy của các em đang nói chuyện gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Ở lại với chiến khu”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc diễn cảm : giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên; thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ? Giáo viên chốt lại: vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu. + Thái độ của các bạn sau đó thế nào ? + Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ? + Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi : + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ? Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi. Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại. Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian. Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về. Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xinđược chiến đấu hi sinh vì Tổquốc của các chiến sĩ nhỏ. Oâng hứa sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối. Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu Tập đọc ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn: giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý Phương pháp : Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vu : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh tập kể câu chuyện. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Gọi học sinh đọc lại các câu hỏi gợi ý Giáo viên nhắc học sinh: các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. Kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động. Giáo viên cho 4 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Củng cố : ( 2’ ) Giáo viên: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ … Giáo viên hỏi : + Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ? Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện. Học sinh đọc lại các câu hỏi 4 học sinh lần lượt kể Học sinh kể chuyện theo nhóm. Cá nhân Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Làm bài tập ( 10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Toán ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng. Kĩ năng: học sinh xác định đúng điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3, bộ đồ dùng học toán. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Số 10 000. Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên vẽ hình : A O B Giáo viên nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B ( hướng từ trái sang phải ). O là điểm ở giữa hai điểm A và B O là điểm ở giữa hai điểm A và B được hiểu là A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O nhưng với điều kiện trước tiên là ba điểm phải thẳng hàng. Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên vẽ hình : A 3cm M 3cm B Giáo viên nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB: M là điểm ở giữa hai điểm A và B AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm ). Giáo viên nêu thêm một vài ví dụ khác để củng cố cho học sinh hiểu. Hoạt động 3 : thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh xác định đúng điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng nhanh, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Viết tên các điểm vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ và xác định được tên ba điểm thẳng hàng theo yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài Gọi học sinh đọc bài làm : M là trung điểm của đoạn thẳng CD: sai vì C, M, D không thẳng hàng O là trung điểm của đoạn thẳng AB: đúng vì : + A, O, B thẳng hàng + AO = OB. H là trung điểm của đoạn thẳng EG: sai vì HE không bằng HG O là điểm ở giữa hai điểm A và B: đúng H là điểm ở giữa hai điểm E và G: đúng M là điểm ở giữa hai điểm C và D: sai vì C, M, D không thẳng hàng. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3 : Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Hát HS quan sát và nhận xét HS quan sát Học sinh nhận xét O M A D N C Cá nhân HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài A O B M C D E H G Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên A O B C D N E G H I K HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập . § § § Chính tả ( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 4 trong bài Ở lại với chiến khu. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải Điền đúng vào chỗ trống tiếng có vần uôt, uôc. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 4 trong bài Ở lại với chiến khu. Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải Điền đúng vào chỗ trống tiếng có vần uôt, uôc. Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 4 trong bài Ở lại với chiến khu ( 20’ ) Phương pháp: Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ? + Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ? + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) Mục tiêu : Học sinh làm bài tập giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải. Điền đúng vào chỗ trống tiếng có vần uôt, uôc Phương pháp : Thực hành, thi đua Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Đúng là một cặp sinh đôi Anh thì loé sáng, anh thời ầm vang Anh làm rung động không gian Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời. Là sấm và sét Miệng dưới biển, đầu trên non Thân dài uốn lượn như con thằn lằn Bụng đầy những nước trắng ngần Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè. Là con sông Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Ăn không rau như đau không thuốc Cơm tẻ là mẹ ruột Cả gió thì tắt đuốc Thẳng như ruột ngựa. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân. Lời bài hát trong đoạn văn được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn có 5 câu Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Viết lời giải các câu đố sau : Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc: Điền vần uôt/uôc vào chỗ trống : Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Làm bài tập ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) F Rút kinh nghiệm : Tập đọc : Toán : Chính tả: § § Thứ ba, ngày 18 tháng 01 năm 2005 Tập đọc ( 7 giờ 00’ – 7 giờ 40’ ) I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, ..., Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài Hiểu nội dung chính của bài thơ: Em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ khôngmuốn nói với em: chú đã hi sinh, không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ, ba bảo em: chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân ). Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng, một số hình ảnh về bộ đội treo ở lớp, bản đồ để giải thích vị trí của dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ở lại với chiến khu ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Ở lại với chiến khu” và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài : “Chú ở bên Bác Hồ”. Bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ: hai khổ thơ đầu đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghen ngào của bốmẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. GV giúp học sinh nắm các địa danh: Trường Sơn, Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu : Bàn thờ: nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, Tết. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi: + Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? + Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao ? + Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ? 8 + Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ? Giáo viên chốt: Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình dân của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên họ. + Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? Giáo viên: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân ). Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ. Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài HS giải nghĩa từ trong SGK. Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Học sinh đọc thầm Sao lâu quá là lâu ! Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu ?. Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốnnói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ. Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Chú đã hi sinh./ Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất./ Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác. Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh Toán ( 7 giờ 40’ – 8 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. Kĩ năng: học sinh biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn: để xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm như sau : Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau Bước 3: xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung điểm của đoạn thẳng đó : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn: để xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm như sau : Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau Bước 3: xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Bài 3 : thực hành : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn : cho học sinh chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi thực hành gấp như trong vở bài tập Cho học sinh thực hành GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV gọi HS nêu lại cách thực hiện GV Nhận xét Hát ( 4’ ) HS đọc A B D C HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài Lớp Nhận xét HS đọc Học sinh thực hành Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : So sánh các số trong phạm vi 10 000. Luyện từ và câu ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy Kĩ năng : Học sinh biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Giáo viên gọi học sinh nhắc lại : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “Anh đom đóm” hoặcmột bài thơ, văn bất kì. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người là nhân hoá Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Các em sẽ có hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Bài học còn giúp các em Luyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn. Ghi bảng. Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Cho 3 học sinh làm bài trên bảng và gọi học sinh đọc bài làm : Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn Những từ cùng nghĩa với bảo vệ Giữ gìn, gìn giữ Những từ cùng nghĩa với xây dựng Dựng xây, kiến thiết Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên nhắc học sinh : kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có thể kể về vị anh hùng các em được biết qua đọc sách báo, sưu tầm ngoài nhà trường. Giáo viên cho học sinh làm bài Cho học sinh thi kể Hoạt động 2 : Dấu phẩy ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên giảng thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai nấm. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vâyvà bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? Gọi học sinh đọc bài làm : Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Hát Học sinh sửa bài Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: Học sinh làm bài Cá nhân Hãy viết vắn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước để chuẩn bị cho bài nói về vị anh hùng đó Học sinh làm bài Cá nhân Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng: HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?. Tự nhiên xã hội ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết : Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội. Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh ( phạm vi tỉnh ) Kĩ năng : HS nêu được tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội. Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh ( thành phố ) của mình. Thái độ : HS có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : tranh ảnh về chủ đề xã hội. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) ( 4’ ) Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ? Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ôn tập xã hội ( 1’ ) Hướng dẫn ôn tập : ( 7’ ) Mục tiêu: Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội. Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh ( phạm vi tỉnh ) Phương pháp : trò chơi Cách tiến hành : Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ, để vào trong hộp. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Chuyền hộp. Giáo viên phổ biến luật chơi: các em vừa hát vừa chuyền nhau hộp giấy. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy trong tay người nào thì người đó phải bóc lấy một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi nào được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết câu hỏi. Một sốcâu hỏi gợi ý : + Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ? + Những người thuộc họ nội gồm những ai ? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ? + Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng + Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình? + Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa … nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình + Kể tên các môn học mà em được học ở trường ? + Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập + Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ ? + Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, … cấp tỉnh + Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh + Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình + Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống + Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống + Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị + Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ? + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ? + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? + Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ? + Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ? Hát Học sinh trình bày Học sinh lắng nghe Cả lớp tham gia vừa hát vừa chuyền hộp. Học sinh trình bày. Các bạn khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 40: Thực vật. Tập viết ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa N ( Ng ) Viết tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng : Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa N ( Ng ), viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu N ( Ng ), tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Nhà Rồng Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV : nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa N ( Ng ), tập viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Ghi bảng : Ôn chữ hoa : N ( Ng ) Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa N (Ng), viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ Ng trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ N được viết mấy nét ? + Độ cao chữ N hoa gồm mấy li ? + Chữ g cao mấy li ? Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết V, T Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ V, T hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ Ng hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ V, T hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi Giáo viên giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở huyện điện bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lí (Sài Gòn), mưu giết Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc na – ma – ra. Việc không thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạnh. Trước khi bọn giặc bắn anh, anh còn hô to: “Việt Nam muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm ! Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Nguyễn Văn Trỗi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 3 chữ cái đầu N, V, T Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Nguyễn Văn Trỗi 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Giáo viên hỏi : + Câu tục ngữ ý nói gì ? Giáo viên chốt: Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Nhiễu, Người. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa Ng, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : thực hành Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn Viết mãi mỏi tay Ngồi mãi mỏi lưng Thể dục thế này Là hết mệt mỏi Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ Ng : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ V, T : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Nguyễn Văn Trỗi: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ : 2 lần Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ cửa2 thi đua viết câu : “ Nguyễn Sơn Hà” Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là : N ( Ng, Nh ), V, T ( Tr ) Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi 3 nét: Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên Độ cao chữ N hoa gồm 2 li rưỡi Chữ g cao 2 li rưỡi Học sinh lắng nghe Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ Ng, V, T, y, cao 2 li rưỡi, chữ u, ê, n, ă, i cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh trả lời Chữ Nh, h, l, g cao 2 li rưỡi Chữ t cao 1 li rưỡi Chữ i, ê, u, â, a, ư, ơ, n, ô, c,cao 1 li Chữ p cao 2 li Câu tục ngữ có chữ Nhiễu, Người được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh tập thể dục Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : O, Ô, Ơ. Ôn Toán ( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) GV giúp học sinh học sinh biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước nhanh, đúng, chính xác Bài 1 : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn: để xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm như sau : Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau Bước 3: xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung điểm của đoạn thẳng đó : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn: để xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm như sau : Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau Bước 3: xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. HS đọc A B D C HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc AB = 4 cm A B MN = 6 cm M N HS làm bài và sửa bài Lớp Nhận xét Làm bài tập ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) F Rút kinh nghiệm : Tập đọc : Toán : Luyện từ và câu: Tự nhiên xã hội : Tập viết : § Thứ tư, ngày 20 tháng 01 năm 2005 Tập đọc ( 7 giờ 00’ – 7 giờ 40’ ) I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lưng cong cong, lúp xúp, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới: đường mòn Hồ Chí Minh, thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học. Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, bản đồ Việt Nam. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Chú ở bên Bác Hồ ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh gợi cho em biết điều gì ? Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú giải đường mòn Hồ Chí Minh Giáo viên chỉ vị trí của dãy Trường Sơn trên bản đồ và giới thiệu: đường mòn Hồ Chí Minh là hệ thống đường giao thông do bộ đội ta làm dọc theo dãy Trường Sơn để hành quân vào Nam đánh giặc Mỹ. Ngày nay, đường mòn Hồ Chí Minh được mở rộng thành quốc lộ 1B để nối liền các miền của đất nước. Trong chiến tranh, giặc Mĩ biết vai trò quan trọng của con đường này nên đã đổ rất nhiều bom đạn, chất độc hoá học huỷ diệt cây xanh, tiêu diệt mọi mầm sống nhằm chặn đường tiếp vận quân, lương, đạn dược của ta. Đi trên đường mòn Hồ Chí Minh vượt dãy Trường Sơn, bộ đội phải vượt qua rất nhiều gian lao, nguy hiểm mà các em sẽ được biết đến qua bài: “Trên đường mòn Hồ Chí Minh”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với từng đoạn. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. GV giúp học sinh hiểu nghĩa thêm những từ ngữ được chú giải trong SGK: thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu Lúp xúp: nhiều cái ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. Tương tự, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2 Cho cả lớp đọc lại bài Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc. Phương pháp : diễn giải, đàm thoại Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài và trả lời câu hỏi: + Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao. Giáo viên nhấn mạnh hình ảnh gợi tả “như một sợi dây kéo thẳng đứng”: trèo dốc cao rất mệt, mất sức, rất nguy hiểm nếu trượt chân. + Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. Giáo viên: dốc cao lại trơn và lầy, đoàn quân nhích từng bước chậm chạp, nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù, nhìn xuống chỉ thấy những chiếc mũ tai bèo lúp xúp, mặt ai nấy đỏ bừng vì mệt nhọc, vất vả, nóng bức và căng thẳng. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 Giáo viên giải thích câu “ đoàn quân đột ngột chuyển mạnh”: đoàn quân đột ngột di chuyển nhanh hơn vì đã xuống đến đồng bằng, tiếp tục hành quân qua những cánh rừng, không phải trèo dốc cao. + Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ. Giáo viên chốt lại: đường hành quân không chỉ vất vả, khó nhọc mà đầy nguy hiểm, khắp nơi in dấu tội ác tàn phá, huỷ diệt rất dã man và khốc liệt của kẻ thù đối với thiên nhiên và con người Việt Nam. Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó. Đoạn 1: đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả sự di chuyển chậm chạp, vất vả của đoàn quân. Đoạn 2: đọc với giọng đau xót, căm thù, nhấn giọng các từ ngữ tố cáo tội ác chiến tranh huỷ diệt của giặc Mĩ. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn theo cách phân vai Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Giáo viên hỏi: + Bài đọc này giúp em hiểu điều gì ? Giáo viên chốt: Sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Đường dọc theo dãy Trường Sơn đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mỹ. Học sinh lắng nghe Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài Cá nhân Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. 3 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Học sinh tiến hành đọc tương tự như trên Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Dốc trơn và lầy / đường rất khó đi nên đoàn quân chỉ nhích từng bước. / Những khuôn mặt bộ đội đỏ bừng vì mệt, vì vác nặng, vì nóng bức, vì căng thẳng do trèo dốc cao. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. / Những dặm rừng xám đi vì chất độc hoá học Mĩ. / Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây. Học sinh lắng nghe HS đọc theo sự hướng dẫn của GV Học sinh thi đọc Lớp nhận xét. Học sinh trả lời theo suy nghĩ Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Ông tổ nghề thêu. Âm nhạc ( 7 giờ 40’ – 8 giờ 20’ ) Toán ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại. Kĩ năng: học sinh nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số, quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000 (25’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát So sánh hai số có số chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 999 … 1000 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 999 có ba chữ số, 1000 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 999 < 1000 Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9999 và 10 000 tương tự như trên Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có bốn chữ số. Ví dụ 1: so sánh 9000 với 8999 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 2: so sánh 6579 với 6580 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên: đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ sốđầu tiên ở bên trái, nếu bằng nhau thì so sánh cặp số tiếp theo, do đó so sánh tiếp cặp số hàng chục, ở đây 7 < 8 nên 6579 < 6580. Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét chung ở trong SGK Hoạt động 2 : thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số, quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại nhanh, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu tương tự như bài học Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh nêu bài mẫu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: đo rồi viết số đo độ dài và tính chu vi của hình vuông bên: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Hát ( 1’ ) Học sinh điền dấu < và giải thích. Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn, vì 9 > 8 nên 9000 > 8999 Vì chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 7 < 8 nên 6579 < 6580 Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài Học sinh giải thích HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài Học sinh giải thích HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập . Thể dục ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) Làm bài tập (10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Anh văn ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) ( Giáo viên chuyên trách ) Ôn Luyện từ và câu ( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục giúp học sinh Mở rộng vốn từ : Tổ quốc và ôn luyện về dấu phẩy Bài 1: Điền tiếp các từ chỉ những người trực tiếp tham gia đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc trong các thời kì lịch sử của nước ta : Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài Cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Tướng, lính, bộ đội, quân lính, chiến sĩ, sĩ quan, tướng lĩnh, dân quân, tự vệ, du kích, giải phóng quân. Nhận xét Bài 2 : Khoanh tròn chữ cái trước tên những đội quân đã sangxâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại : Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài. Cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Quân Nam Hán Quân Thanh Quân Anh Quân Nguyên Quân Đức Quân Mĩ Quân Minh Quân Pháp Quân Nhật Bài 3 : Gạch dưới những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc : Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài. Cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả, đánh. Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Khoanh vào các chữ a, b, d, g, f, h, i Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Làm bài tập ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) F Rút kinh nghiệm : Tập đọc : Toán : Ôn Luyện từ và câu: § § § Thứ năm, ngày 21 tháng 01 năm 2005 Chính tả ( 7 giờ 00’ – 7 giờ 40’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô. Kĩ năng : Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng bài Trần Bình Trọng. Viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n, iêt/iêc. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Trần Bình Trọng HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : thời tiếc, thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp bài Trần Bình Trọng. Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n, iêt/iêc Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nhớ - viết Mục tiêu : giúp học sinh Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp bài Trần Bình Trọng Phương pháp : vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn này có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. + Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ? + Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao ? + Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: sa vào, dụ dỗ, tước vương, khẳng khái, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: l / n, iêt / iêc Phương pháp : thực hành Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: nay là, liên lạc, nhiều lần, luồn sâu, nắm tình hình, có lần, ném lựu đạn Nhận xét Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, công việc, chiếc cặp da, phòng tiệc, đã diệt Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. ( 24’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn này có 6 câu Học sinh đọc Các chữ đầu đoạn, đầu câu, các tên riêng. Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc Trần Bình Trọng yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống : l hoặc n Điền vào chỗ trống : iêt hoặc iêc Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán ( 7 giờ 40’ – 8 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Kĩ năng: học sinh nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số, viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Các số có bốn chữ số ( tiếp theo ) ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Các số có bốn chữ số (tiếp theo ) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên viết lên bảng số 5247 và cho học sinh đọc Giáo viên hỏi : + Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? Giáo viên hướng dẫn học sinh tự viết 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị : 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 Tương tự với các số còn lại Giáo viên lưu ý học sinh : nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 nhưng khi đã quen thì có thể viết ngay: 7070 = 7000 + 70 Hoạt động 2 : thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số, viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại nhanh, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Viết ( theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu tương tự như bài học Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Viết các tổng thành số có bốn chữ số (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh nêu bài mẫu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3 : Viết số ( theo mẫu ), biết số đó gồm : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu ): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Giáo viên nhận xét. Hát ( 1’ ) ( 25’ ) Cá nhân Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị Học sinh tự viết HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Số 10 000. Luyện tập Thủ công ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Đánh giá kiến thức, Kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh II/ Chuẩn bị : Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện Kéo, thủ công, bút chì, thước kẻ, hồ dán. III/ Nội dung kiểm tra: Đề bài kiểm tra: “ Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II” Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, Kĩ năng, sản phẩm. Cho học sinh làm bài kiểm tra, Giáo viên quan sát học sinh làm bài Gợi ý cho những học sinh còn lúng túng để học sinh hoàn thành bài kiểm tra. IV/ Đánh giá: Đánh giá sản phẩm hoàn thành của học sinh theo 2 mức độ : Hoàn thành ( A ) + Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước + Dán chữ phẳng, đẹp Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt ( A+ ) Chưa hoàn thành ( B ) : không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học. V/ Nhận xét, dặn dò: Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và Kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ của học sinh Chuẩn bị : Đan nong mốt Nhận xét tiết học Đạo đức ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết được : Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau. Kĩ năng : Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc Học sinh : vở bài tập đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2 )( 4’ ) Giáo viên cho học sinh tự liên hệ những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ ? Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 1 ) ( 1’ ) Hoạt động 1: Phân tích thông tin ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. Học sinh hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. Phương pháp : đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới ( trang 30 – Vở Bài tập đạo đức 3 – NXB Giáo dục), yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và trả lời 3 câu hỏi sau : Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai ? Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào ? Trẻ em Việt Nam và trẻ em trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không ? Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên lắng nghe, nhận xét và tổng kết các ý kiến : Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí giao lưu rất đoàn kết, hữu nghị. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc Hoạt động 2 : Du lịch thế giới ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên mời 5 học sinh chuẩn bị trò chơi sắm vai : đóng vai 5 thiếu nhi đến từ các nước khác nhau tham gia trò chơi liên hoan thiếu nhi thế giới. 1 học sinh – thiếu nhi Việt Nam 1 học sinh – thiếu nhi Nhật 1 học sinh – thiếu nhi Nam Phi 1 học sinh – thiếu nhi Cuba 1 học sinh – thiếu nhi Pháp Các bạn nhỏ Việt Nam là nước tổ chức liên hoan sẽ giới thiệu trước, sau đó lần lượt các bạn khác giới thiệu về đất nước của mình. Việt Nam : Chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước tôi. Đất nước Việt Nam chúng tôi rất nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách, mong được giao lưu với các bạn thiếu nhi trên thế giới. Nhật Bản : Chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản. Ở nước tôi, trẻ em rất thích chơi thả diều, cá chép và giao lưu với các bạn bè gần xa. Cuba : Chào các bạn, còn tôi đến từ Cuba. Đất nước tôi có nhiều mía đường và mến khách. Tuy còn khó khăn nhưng thiếu nhi đất nước chúng tôi rất ham học hỏi và giao lưu với các bạn. Nam Phi : Chào các bạn, tôi đến từ một đất nước Châu Phi. Mặc dù thời tiết bao giờ cũng nóng nhưng chúng tôi rất thích chơi bóng đá ngoài trời và giao lưu học tập với các bạn nước ngoài. Pháp : Còn tôi đến từ đất nước có tháp Epphen, đất nước du lịch. Chúng tôi rất vui được đón tiếp các bạn khi các bạn có cơ hội đến thăm đất nước chúng tôi. Việt Nam : Hôm nay chúng ta đến đây để giao lưu học hỏi lẫn nhau. Tất cả cùng hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” Giáo viên cho cả lớp thảo luận : Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nhóm có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau này nói lên điều gì ? Giáo viên kết luận : thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống, … nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình. Hoạt động 3 : thảo luận nhóm ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Yêu cầu 2 học sinh tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi : “Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam ( mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới” Nghe học sinh báo cáo, ghi lại kết quả trên bảng . Yêu cầu học sinh nhắc lại . Kết luận : Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở những nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh . Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết của các em đối với các em thiếu nhi quốc tế Hát Học sinh tự liên hệ Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận ( mỗi nhóm thảo luận 1 tranh ) Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài Không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn, giao lưu, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác bổ sung ý kiến . Học sinh chuẩn bị trò chơi sắm vai Sau phần trình bày của một nhóm, các học sinh khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó. Cả lớp cùng hát Các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lần lượt trình bày Các nhóm khác bổ sung ý kiến . Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác bổ sung ý kiến . Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cuba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiến tranh. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện, … cùng các bạn thiếu nhi quốc tế. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) Làm bài tập ( 10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Ôn Tập làm văn ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) GV tiếp tục giúp cho học sinh kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) Cho các tổ thi đua kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) trước lớp Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. Cá nhân Lớp nhận xét và bổ sung Cá nhân Ôn Chính tả ( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n hoặc vần iêt / iêc Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: nay là, liên lạc, nhiều lần, luồn sâu, nắm tình hình, có lần, ném lựu đạn Nhận xét Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, công việc, chiếc cặp da, phòng tiệc, đã diệt Điền vào chỗ trống : l hoặc n Điền vào chỗ trống : iêt hoặc iêc Làm bài tập ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) F Rút kinh nghiệm : Chính tả : Toán : Thủ công: Đạo đức: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) Làm bài tập ( 10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Ôn Tập làm văn ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) GV tiếp tục giúp cho học sinh kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) Cho các tổ thi đua kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) trước lớp Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. Cá nhân Lớp nhận xét và bổ sung Cá nhân Ôn Chính tả ( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n hoặc vần iêt / iêc Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: nay là, liên lạc, nhiều lần, luồn sâu, nắm tình hình, có lần, ném lựu đạn Nhận xét Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, công việc, chiếc cặp da, phòng tiệc, đã diệt Điền vào chỗ trống : l hoặc n Điền vào chỗ trống : iêt hoặc iêc Làm bài tập ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) F Rút kinh nghiệm : Chính tả : Toán : Thủ công: Đạo đức: Thứ sáu, ngày 28 tháng 01 năm 2005 Thể dục ( 7 giờ 00’ – 7 giờ 40’ ) Tập làm văn ( 7 giờ 40’ – 8 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : Báo cáo hoạt động. Kĩ năng : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo( thầy giáo ) theo mẫu đã cho. Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng học sinh. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Nghe kể Chàng trai làng Phù Ửng. Hai học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng và trả lời câu hỏi. Một học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi Nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài: Báo cáo hoạt động ( 1’ ) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh báo cáo ( 33’ ) Mục tiêu : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin Phương pháp : thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên cho học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” Giáo viên nhắc học sinh: + Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn…” + Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. Giáo viên cho các tổ làm việc theo trình tự : + Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. + Lần lượt học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình Giáo viên cho một vài học sinh đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin. Hoạt động 2: thực hành ( 33’ ) Mục tiêu : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo ( thầy giáo ) theo mẫu đã cho Phương pháp : thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo Giáo viên giải thích : + Báo cáo này có phần quốc hiệu : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc + Có địa điểm, thời gian viết : Gò Vấp, ngày 28 tháng 01 năm 2005 + Tên báo cáo : Báo cáo của tổ, lớp, trường nào. + Người nhận báo cáo : Kính gửi cô giáo ( thầy giáo ) lớp Ba 1 Giáo viên nhắc học sinh : điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng. Cho học sinh viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động Cho một số học sinh đọc báo cáo Cả lớp nhận xét và bổ sung Giáo viên chấm điểm và tuyên dương Hát Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” , hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. Học sinh thi đóng vai trình bày báo cáo Cá nhân . Học sinh lắng nghe Học sinh viết vào vở. Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Nói về trí thức. Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống. Toán ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng ) Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng. Kĩ năng: học sinh thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( 1’ ) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759 ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng ) Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát GV viết phép tính 3526 + 2759 = ? lên bảng Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Nếu học sinh tính đúng, Giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó Giáo viên nhắc lại để học sinh ghi nhớ. Nếu học sinh tính không được, Giáo viên hướng dẫn học sinh : + Ta bắt đầu tính từ hàng nào ? + Hãy thực hiện cộng các đơn vị với nhau. + 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? GV : ta viết 5 vào hàng đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục. + Hãy thực hiện cộng các chục với nhau + 7 chục thêm 1 chục là mấy chục ? Giáo viên: Vậy 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8 vào hàng chục. + Hãy thực hiện cộng các số trăm với nhau. GV : ta viết 2 vào hàng trăm và nhớ 1 sang hàng nghìn. + Hãy thực hiện cộng các số nghìn với nhau. + Vậy 3526 cộng 2759 bằng bao nhiêu ? Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng ) Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : tính GV gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi. Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách tính GV Nhận xét Bài 2 : đặt tính rồi tính GV gọi HS đọc yêu cầu + Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ? GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh theo dõi 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con. + + 3526 2759 6285 6 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 Tính từ hàng đơn vị 6 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị 2 cộng 5 bằng 7 7 chục thêm 1 chục bằng 8 chục 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 3526 cộng 2759 bằng 6285 Cá nhân HS đọc. HS làm bài HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính HS nêu HS đọc. Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn. HS làm bài HS thi đua sửa bài Học sinh nêu Học sinh đọc Thôn Đông có 2573 người, thôn Đoài có 2719 người. Hỏi cả hai thôn có tất cả bao nhiêu người ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Luyện tập GV nhận xét tiết học. Mĩ thuật ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) Làm bài tập (10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) § § § Tự nhiên xã hội ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. Kĩ năng : HS nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Vẽ và tô màu một số cây Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 76, 77 trong SGK, các cây có ở sân trường, vườn trường. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Các hoạt động : Giới thiệu bài: Thực vật ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên ( 7’ ) Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy giới thiệu tên của một số cây trong hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực do Giáo viên phân công Giáo viên giao nhiệm vụ và gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh trường Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên giới thiệu tên một số cây trong SGK trang 76, 77 + Hình 1: cây khế + Hình 2: cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ), cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình ) + Hình 3: cây kơ-nia ( cây có thân to nhất ), cây cau ( cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia ) + Hình 4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,… + Hình 5: cây hoa hồng + Hình 6: cây súng Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. Hoạt động 2 : Làm việc Cá nhân ( 7’ ) Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây . Phương pháp : thực hành Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì màu vẽ một vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện bài vẽ của mình hay các em vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được Giáo viên lưu ý học sinh tô màu. Ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày bài vẽ của mình Cho học sinh tự giới thiệu về bức tranh của mình Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp. Hát Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Học sinh quan sát Học sinh nhắc lại Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh trình bày. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh thực hành vẽ theo yêu cầu của Giáo viên Học sinh trình bày. Học sinh giới thiệu Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 41 : Thân cây. Rèn chữ viết ( 14 giờ 20 – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa Ng, V, T cỡ nhỏ Cho học sinh viết : Nguyễn Văn Trỗi Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở. Sinh hoạt lớp ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) ( giáo án rời ) F Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: Toán : Tự nhiên xã hội : Khối trưởng Hiệu phó § § §

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 20.doc
Tài liệu liên quan