Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Nhà ảo thuật: Tuần 23
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,...
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Nắm được nghĩa của các từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
3. Thái độ:
- GDHS tình thân ái, biết giúp đỡ mọi người
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết s...
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Nhà ảo thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,...
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Nắm được nghĩa của các từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
3. Thái độ:
- GDHS tình thân ái, biết giúp đỡ mọi người
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chiếc máy bơm ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Ác-si-mét đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Nghệ thuật là chủ điểm nói về những người làm công tác nghệ thuật ( nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên xiếc…); những hoạt động nghệ thuật: các bộ môn nghệ thuật…
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Nhà ảo thuật”.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
+ Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác ?
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa ?
Giáo viên : nhà ảo thuật Trung Quốc nổ tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Giáo viên chốt: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Các bạn thiếu nhi đang biểu diễn các tiết mục văn nghệ: hát chèo, thổi kèn, đánh đàn, đóng vai hề, có bạn đang vẽ
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua về.
Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng nằm trên chân Mác.
Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu :
*Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói :
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe :
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối
Cho học sinh đọc truyện theo cách phân vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ )
Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung truyện trong từng tranh
Tranh 1: hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biễu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc
Tranh 2: chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát
Tranh 3: nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai em
Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
Giáo viên nhắc học sinh: khi nhập vai mình là Xô-phi ( hay Mác ), em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó ( không thể lúc là Xô-phi, lúc lại tưởng mình là Mác ). Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ; dùng từ xưng hô: tôi hoặc em.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tự phân vai
Cho học sinh thi dựng lại câu chuyện theo vai
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ …
Giáo viên hỏi:
+ Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
+ Truyện khen ngợi hai chị em Xô-phi, truyện còn ca ngợi ai nữa ?
Học sinh các nhóm thi đọc.
Học sinh đọc truyện phân vai
Bạn nhận xét
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Học sinh hình thành nhóm, phân vai
Học sinh thi dựng lại câu chuyện.
Cá nhân
Yêu thương cha mẹ; Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp mọi người
Chú Lí – nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )
Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ) ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 1427 x 3 ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )
Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não
GV viết lên bảng phép tính : 1427 x 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
x
1427
3
4281
3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
Vậy 1427 nhân 3 bằng 4281
GV gọi HS nêu lại cách tính
Giáo viên nhắc lại:
+ Lần 1: nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 2.
+ Lần 2: nhân ở hàng chục rồi cộng thêm “phần nhớ”
+ Lần 3: nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4
+ Lần 4: nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm “phần nhớ”
Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài
GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1 xe : 2715 viên gạch
2 xe : …… viên gạch?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con.
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 1427 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 7.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
Cá nhân
HS nêu và làm bài
Lớp Nhận xét
Học sinh nêu
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc
Mỗi xe chở 2715 viên gạch.
Hỏi 2 xe như thế chở bao nhiêu viên gạch?
HS làm bài
Cá nhân
HS đọc
Một khu đất hình vuông có cạnh là 1324m.
Tính chu vi một khu đất hình vuông
HS làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập.
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một bài thơ: chữ đầu câu viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Nghe nhạc. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc ut/uc.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: tập dượt, dược sĩ, ướt áo, mong ước.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Nghe nhạc. Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc ut/uc.
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Nghe nhạc ( 20’ )
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc bài thơ cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Bài thơ kể chuyện gì ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài.
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại.
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc ut/uc
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
náo động
hỗn láo
béo núc ních
lúc đó
Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
ông bụt
bục gỗ
chim cút
hoa cúc
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng l:
Bắt đầu bằng n:
Có vần ut :
Có vần uc :
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Điền l hoặc n vào chỗ trống:
Điền ut hoặc uc vào chỗ trống:
Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng:
Làm việc, loan báo, lánh nạn, luồn lách, lấy, leo, lăn, lùng …
Nuông chiều, nấu ăn, ướng báng, nói chuyện, nung sắt, nằm ngủ …
Sút bóng, mút kem, rút, tụt, thụt …
Múc nước, thúc giục, chúc mừng, xúc, đúc …
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, khăn quàng, ...,
Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ
Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: cháu Bắc, cháu Nam
Hiểu nội dung chính của bài thơ: bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác; tình cảm yêu quý của bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình.
Thái độ:
- GDHS tình cảm kính yêu Bác Hồ của thiếu nhi Việt Nam
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, băng nhạc bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ Phong Nhã, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Nhà ảo thuật ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Nhà ảo thuật và trả lời những câu hỏi về nội dung bài
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Đã có nhiều nghệ sĩ sáng tác tranh, tượng, thơ, nhạc, kịch, phim về Bác… Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Em vẽ Bác Hồ” để thấy một bạn nhỏ cũng muốn trở thành hoạ sĩ vẽ Bác Hồ, gửi tình cảm kính yêu, biết ơn của bạn với Bác qua nét vẽ.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ
Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
GV giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu: cháu Bắc, cháu Nam
Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi:
+ Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ và tả lại.
+ Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc, Nam trên tay có ý nghĩa gì ?
Giáo viên: Đó cũng là tình cảm của Bác đối với mọi miền đất nước, với mọi dân tộc trên đất nước.
+ Hình ảnh thiếu nhi theo bước Bác Hồ có ý nghĩa gì ?
+ Hình ảnh chim trắng bay trên nền xanh có ý nghĩa gì ?
+ Em biết những tranh, ảnh, tượng, hay bài hát nào về Bác Hồ ?
+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì ?
Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ cái cầu
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ.
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ.
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại.
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng.
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Cá nhân
4 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm
Bác Hồ có vầng trán cao, tóc râu vờn nhẹ. Bác bế trên tay hai bạn nhỏ: một bạn miền Bắc, một bạn miền Nam. Một đoàn thiếu nhi khăn quàng đỏ thắm tung tăng đi theo Bác. Trên bầu trời xanh, chim bồ câu trắng đang bay lượn.
Bác yêu quý tất cả thiếu nhi Việt Nam, từ Bắc đến Nam
Thiếu nhi Việt Nam luôn làm theo lời Bác Hồ dạy./ Thiếu nhi Việt Nam là những người kế tục sự nghiệp của Bác…
Chim trắng bay trên trời xanh biểu hiện cuộc sống hoà bình./ Bác Hồ mong muốn mang lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho dân./ Ở đâu có Bác là có hạnh phúc, bình yên.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác; tình cảm yêu quý của bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài.
Cá nhân
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ.
2 - 3 học sinh thi đọc
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
GV nhận xét tiết học.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần ).
Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mua 4 quyển vở trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho Bình.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 4 : Cho hình và trong đó có một số ô vuông đã tô màu.
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu học sinh làm bài
GV Nhận xét
Hát
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc
Bình mua 4 quyển vở, mỗi quyển giá 1200 đồng. Bình đưa cho cô bán hàng 5000 đồng.
Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ?
Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mua 4 quyển vở là bao nhiêu.
HS làm bài
Cá nhân
HS nêu và làm bài
Học sinh nhắc
HS thi đua sửa bài
HS nêu
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu :
Kiến thức:. Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Kĩ năng : Học sinh củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào?, trả lời đúng các câu hỏi.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
Giáo viên cho học sinh sửa lại bài tập đã làm.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Nhân hoá. ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá
Phương pháp : thi đua, động não
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu phần a
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá
Giáo viên đưa ra đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức: kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng tất nhanh.
Giáo viên cho học sinh làm bài
Cho 3 học sinh làm bài trên bảng và gọi học sinh đọc bài làm :
Những vật nào được nhân hoá?
Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
Những vật ấy được gọi bằng gì?
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ nào ?
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả ba kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
+ Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ?
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu phần b
Giáo viên cho học sinh làm bài và đọc bài làm
Giáo viên chốt lại: nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hoá để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút, kim giây một cách sinh động:
Kim giờ được gọi là bác vì kim giờ to, được tả là nhích từng li, từng li như một người đứng tuổi làm gì cũng thận trọng ( kim giờ chuyển động chậm nhất, hết một giờ mới nhích lên được một chữ số ).
Kim phút được gọi là anh vì nhỏ hơn, được tả là đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ.
Kim giây được gọi là bé vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như một đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất.
Khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em.
Hoạt động 2 : Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ? ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?, trả lời đúng các câu hỏi
Phương pháp : thi đua, động não
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài và đọc bài làm :
Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li./ Bác kim giờ nhích về phía trước một cách rất thận trọng./ Bác kim giờ nhích về phía trước thật chậm chạp.
Anh kim phút đi lầm lì từng bước, từng bước./ Anh kim phút đi từng bước, từng bước./ Anh kim phút đi thong thả, từng bước một.
Bé kim giây chạy lên trước hàng rất nhanh./ Bé kim giây chạy lên trước hàng vút một cái cực nhanh./ Bé kim giây chạy lên trước hàng một cách tinh nghịch.
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài và đọc bài làm :
Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
E-đi-xơn làm việc như thế nào?
Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
Hát
Học sinh sửa bài
Đọc bài thơ và viết câu trả lời cho các câu hỏi trong bảng dưới đây:
Trong bài thơ, có 6 sự vật được nhân hoá: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm
Học sinh làm bài
Cá nhân
Có 2 cách nhân hoá:
Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: bác, anh, bé
Tả bằng những từ dùng để tả người
Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
Học sinh làm bài
Cá nhân
Dựa vào bài thơ trên, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai
Viết câu hỏi cho bộ phận câu đưị¬c in đậm:
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy.
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây
Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
Kĩ năng : học sinh biết phân loại các lá cây sưu tầm được.
Thái độ : HS có ý thức bảo vệ cây xanh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 86, 87, sưu tầm các lá cây khác nhau.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Rễ cây ( tiếp theo )( 4’ )
Rễ cây có chức năng gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Lá cây ( 1’ )
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (7’ )
Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây
Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học sinh mang đến lớp.
Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật ( 7’ )
Mục tiêu: Biết phân loại các lá cây sưu tầm được
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
Hát
Học sinh trình bày
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.-
Chuẩn bị : bài 42: Khả năng kì diệu của lá cây.
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa Q
Viết tên riêng: Quang Trung bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Quê em đồng lúa, nương dâu / Bên đòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng :
Viết đúng chữ viết hoa Q viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : chữ mẫu Q, tên riêng: Quang Trung và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Phan Bội Châu
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi :
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa Q, tập viết tên riêng Quang Trung và câu ca dao
Quê em đồng lúa, nương dâu
Bên đòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : Q
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa Q, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ Q trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi :
+ Chữ Q gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết T, S
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ T, S hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Chữ Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ T, S hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Quang Trung
Giáo viên giới thiệu: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ ( 1753 – 1792 ): người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Quang Trung là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu Q, T
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Quang Trung 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc :
Quê em đồng lúa, nương dâu
Bên đòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Quê, Bên.
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa Q viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Q : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ T, S : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Quang Trung: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở.
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Quê cha đất tổ”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: Q, T, B
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ Q, T, g cao 2 li rưỡi, chữ u, a, n, r cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Chữ Q, g, l, B,h cao 2 li rưỡi
Chữ đ, d cao 2 li
Chữ u, ê, e, m, ô, n, a, ư, ơ, â, o, s, i, ă, c cao 1 li
Câu ca dao có chữ Quê, Bên được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : R.
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: xiếc, tiết mục, vui nhộn, dí dỏm, thú vị, thoáng mát, phục vụ, quý khách, ...,
Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.
Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
Thái độ:
- Giúp HS nhận biết được đặc điểm của một tờ quảng cáo
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ tờ quảng cáo trong SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, một số quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu, hợp với trẻ.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Em vẽ Bác Hồ ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài Em vẽ Bác Hồ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: hôm nay các em sẽ được học bài: “Chương trình xiếc đặc sắc”.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên viết bảng những con số cho học sinh luyện đọc: 1 – 6, 50%. 10%, 5180360
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc bản quảng cáo với giọng vui, nhộn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn.
Bài chia làm 4 đoạn:
Tên chương trình và tên rạp xiếc
Tiếc mục mới
Tiện nghi và mức giảm giá vé
Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
GV giúp học sinh hiểu nghĩa thêm những từ ngữ được chú giải trong SGK
Giáo viên giải nghĩa thêm các số chỉ giờ: 19 giờ ( 7 giờ tối ), 15 giờ ( 3 giờ chiều )
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Tương tự, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2, 3, 4
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc.
Phương pháp : diễn giải, đàm thoại
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bản quảng cáo và trả lời câu hỏi
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
+ Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao?
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn, trang trí )?
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
Giáo viên giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp.
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong tờ quảng cáo và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối
Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hát
Học sinh đọc bài
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe
Cá nhân, Đồng thanh
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài
Cá nhân
Cá nhân
HS giải nghĩa từ trong SGK.
4 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Học sinh tiến hành đọc tương tự như trên
Học sinh đọc thầm.
Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
Thích phần quảng cáo những tiết mục mới vì phần này cho biết chương trình biểu diễn rất đặc sắc, nhiều tiết mục lần đầu ra mắt, có cả xiếc thú và ảo thuật là những tiết mục em rất thích.
Thích phần quảng cáo rạp xiếc mới được tu bổ và giảm giá vé vì đến xem một rạp như thế rất thoải mái; giá vé giảm 50% với trẻ em nên nhiều học sinh có thể vào rạp.
Thích thông báo về giờ mở màn vì giúp chúng em biết rạp xiếc biểu diễn vào tất cả các ngày, cả ngày chủ nhật và ngày lễ là thời gian chúng em được đi chơi. Liên hệ mua vé bằng điện thoại rất tiện. Số điện thoại dễ nhớ: 5180360
Thích lời mời lịch sự của rạp xiếc.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất: tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
Thông báo rất ngắn gọn, rõ ràng. Các câu văn đều ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng.
Những từngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau, các chữ được tô màu khác nhau.
Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn.
Ở nhiều nơi: giăng hoặc treo trên đường phố, trên sân vận động, trong các nơi vui chơi giải trí, trên ti vi, đài phát thanh, trong các tạp chí, sách, báo, cửa hàng, cửa hiệu, công ty, nóc các toà nhà lớn…
Học sinh theo dõi.
Học sinh lắng nghe
HS đọc theo sự hướng dẫn của GV
Học sinh thi đọc
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Đối đáp với vua.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại
Phép chia 6369 : 3
GV viết lên bảng phép tính : 6369 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 6369 : 3 = 2123 là phép chia hết.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Phép chia 1276 : 4
GV viết lên bảng phép tính: 1276 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ )
Mục tiêu : giúp học áp dụng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số vào việc giải bài toán có liên quan đến phép chia
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS suy nghĩ để tìm kết quả
6369
03
06
09
0
3
2123
6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ 3; 3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0
Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
Hạ 9; 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0
Cá nhân
HS suy nghĩ để tìm kết quả
1276
07
36
0
4
319
12 chia 4 được 3, viết 3. 3 nhân 4 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
Hạ 7; 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3
Hạ 6 được 36; 36 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 36 trừ 36 bằng 0
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu
Học sinh đọc
Người ta đổ đều 1696l dầu vào 8 thùng.
Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?
1 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ).
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l / n hoặc ut/uc
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
Làm đúng bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Phương pháp : vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên giải nghĩa từ:
Quốc hội: cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất.
Quốc ca: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
Giáo viên cho học sinh xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao – người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc
Phương pháp : thực hành
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Nồi: Bố em mới mua nồi cơm điện.
Lồi: Mắt con cóc rất lồi
No: Chúng em đã ăn no
Lo: Mẹ đang lo lắng vì bệnh tình của em.
Trút: Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
Trúc: Cây trúc này rất đẹp
Lụt: Các tỉnh miền Trung đang lụt rất nặng
Lục: Bé lục tung đồ đạc lên.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc.
Học sinh quan sát
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 5 câu
Những chữ đầu mỗi câu, tên riêng Văn Cao, Tiến quân ca.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Điền l hoặc n vào chỗ trống:
Điền ut hoặc uc vào chỗ trống:
Đặt câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )( 1’ )
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại
Phép chia 9365 : 3
GV viết lên bảng phép tính : 9365 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 9365 : 3 = 3121 là phép chia có dư.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Phép chia 2249 : 4
GV viết lên bảng phép tính: 2249 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 1. Vậy ta nói phép chia 2249 : 4 = 562 là phép chia có dư.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ )
Mục tiêu : giúp học áp dụng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số vào việc giải bài toán có liên quan đến phép chia
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết có 1280 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu xe tải như thế và còn thừa mấy bánh xe ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau:
Hãy xếp thành hình dưới đây:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài.
Hát
HS suy nghĩ để tìm kết quả
9365
03
06
05
2
3
3121
9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.
Hạ 3; 3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0
Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
Hạ 5; 5 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2
Cá nhân
HS suy nghĩ để tìm kết quả
2249
24
09
1
4
562
22 chia 4 được 5, viết 5. 5 nhân 4 bằng 20; 22 trừ 20 bằng 2.
Hạ 4 được 24; 24 chia 4 được 6, viết 6. 6 nhân 4 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0
Hạ 9; 9 chia 4 được 2, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu
Học sinh đọc
Mỗi xe tải cần phải lắp 6 bánh xe.
Hỏi có 1280 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu xe tải như thế và còn thừa mấy bánh xe ?
Ta lấy 1280 : 6
1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Ta có : 1280 : 6 = 213 ( dư 2 )
Vậy có 1280 bánh xe thì lắp được nhiều nhất 213 xe tải và còn thừa 2 bánh xe
Đáp số : 213 xe tải và thừa 2 bánh xe
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập.
Thủ công
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Học sinh biết cách đan nong đôi.
Kĩ năng : Học sinh đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa …) có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.
Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau.
Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh.
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Đan nong đôi
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong đôi ( tiết 2 )( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh ôn lại cách đan nong đôi
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong đôi lên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong đôi :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn: đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong đôi.
Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc (cùng chiều) giữa hai hàng nan ngang liền kề
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan.
Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất nghĩa là nhấc nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 lên và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai nghĩa là nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 lên và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba
+ Đan nan ngang thứ năm: giống như đan nan ngang thứ nhất
+ Đan nan ngang thứ sáu: giống như đan nan ngang thứ hai
+ Đan nan ngang thứ bảy: giống như đan nan ngang thứ ba
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
Hoạt động 2: học sinh thực hành đan ( 14’ )
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành đan nong đôi đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp : Trực quan, quan sát, thực hành
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong đôi và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
Nan ngang
Hàng nan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
Õ
Õ
Õ
Õ
6
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
5
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
4
Õ
Õ
Õ
Õ
3
Õ
Õ
Õ
Õ
2
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
1
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
liền
Nan dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
Học sinh nhắc lại
Học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Nhận xét, dặn dò:
Chuẩn bị : Đan hoa chữ thập đơn ( tiết 1 )
Nhận xét tiết học
Đạo đức
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ
Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
Kĩ năng : Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 2 )(4’)
Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )(1’ )
Hoạt động 1: kể chuyện đám tang ( 20’ )
Mục tiêu: học sinh biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
Phương pháp : quan sát, giảng giải.
Cách tiến hành :
Giáo viên kể chuyện
Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời :
+ Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì ?
+ Tại sao mẹ Hoàng và mọi người phải làm như thế ?
+ Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang ?
+ Theo em, chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Giáo viên kết luận: Tôn trọng đam tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và nêu yêu cầu của bài tập:
Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
Chạy theo xem, chỉ trỏ
Nhường đường
Cười đùa
Ngả mũ, nón
Bóp còi xe xin đường
Luồn lách, vượt lên trước
Giáo viên kết luận: các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, e, f là những việc không nên làm
Hoạt động 3 : Tự liên hệ
Mục tiêu : học sinh biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
Phương pháp : thực hành .
Cách tiến hành :
Yêu cầu học sinh nêu ra một vài hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang và xếp vào 2 nhóm trong bản kết quả của giáo viên trên bảng. (Nhóm hành vi đúng / nhóm hành vi phải sửa đổi).
Khen, tuyên dương những học sinh đã có hành vi đúng khi gặp đám tang. Nhắc nhở những học sinh còn chưa có hành vi đúng
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe
Học sinh trả lời câu hỏi :
Mẹ Hoàng và một số người dừng xe lại, đứng dẹp vào lề đường.
Để tôn trọng người đã khuất và chia buồn với người thân của họ.
Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn với gia đình của họ
Học sinh làm bài và trình bày kết quả, giải thích lí do vì sao hành vi đó lại là đúng hoặc sai.
S
Đ
S
Đ
S
S
Học sinh nêu ra một số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
Tập làm văn
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Kĩ năng: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ của học sinh trong trường, lớp, bảng lớp viết gợi ý cho bài kể.
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Nói, viết về một người lao động trí óc
Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể về một người lao động trí óc mà em biết
Nhận xét.
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật ( 1’ )
Hoạt động 1: Nói về một buổi biểu diễn nghệ thuật ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem
Phương pháp : thực hành
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì : kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…?
Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
Em cùng xem với những ai?
Buổi diễn có những tiết mục nào?
Em thích tiết mục nào nhất? Hãy viết cụ thể về tiết mục ấy.
Giáo viên nhắc học sinh: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý
Giáo viên cho học sinh tập kể theo nhóm đôi
Giáo viên nhận xét
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Hoạt động 2: Viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Phương pháp : thực hành
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Hát
Học sinh kể
Học sinh nêu.
Học sinh đọc
Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc.
Buổi diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước.
Em cùng đi với cả nhà: bố, mẹ và em trai của em.
Buổi diễn có nhiều tiết mục: đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp, voi đá bóng…
Em thích nhất tiết mục khỉ đua xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười nghiêng ngả. Trên sân khấu có 8 chú khỉ, quần áo com-lê, ca-vát rất lịch sự, mỗi chú cưỡi một chiếc xe đạp mi-ni tham dự cuộc đua …
Học sinh tập kể theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Nghe – kể người bán quạt may mắn.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )( 1’ )
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia ( 8’ )
Mục tiêu: giúp học biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại
Phép chia 4218 : 6
GV viết lên bảng phép tính: 4218 : 6 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 4218 : 6 = 703 là phép chia hết.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Phép chia 2407 : 4
GV viết lên bảng phép tính: 2407 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 3. Vậy ta nói phép chia 2407 : 4 = 601 là phép chia có dư.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ )
Mục tiêu: giúp học áp dụng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số vào việc giải bài toán có liên quan đến phép chia
Phương pháp: thi đua, trò chơi
Bài 1: đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết đội còn phải sửa chữa bao nhiêu mét đường ống nữa ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S :
3535
03
35
0
7
505
5624
024
0
8
73
8120
020
2
9
92
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính đối với các phép tính sai
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS suy nghĩ để tìm kết quả
4218
01
18
0
6
703
42 chia 6 được 7, viết 7. 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0.
Hạ 1; 1 chia 6 được 0, viết 0. 0 nhân 6 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1
Hạ 8 được 18; 18 chia 6 được 3, viết 3. 3 nhân 6 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0
Cá nhân
HS suy nghĩ để tìm kết quả
2407
00
07
3
4
601
24 chia 4 được 6, viết 6. 6 nhân 4 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0.
Hạ 0; 0 chia 4 được 0, viết 0. 0 nhân 4 bằng 0; 0trừ 0 bằng 0
Hạ 7; 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu
Học sinh đọc
Một đội công nhân phải sửa chữa 2025m đường ống nước, đội đã sửa được số mét đường ống đó.
Hỏi đội còn phải sửa chữa bao nhiêu mét đường ống nữa ?
Ta lấy 2025 : 5
1 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Luyện tập
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết nêu được chức năng của lá cây.
Kĩ năng : HS kể ra những ích lợi của lá cây.
Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 88, 89 trong SGK.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Lá cây ( 4’ )
Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Khả năng kì diệu của lá cây (1’)
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh dựa vài hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng:
+ Quang hợp
+ Hô hấp
+ Thoát hơi nước.
Giáo viên giảng thêm cho học sinh biết về vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây: nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên từ lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây …
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 7’ )
Mục tiêu : Kể được những lợi ích của lá cây.
Phương pháp : thực hành, thảo luận
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình trang 89 trong SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
+ Để ăn
+ Làm thuốc
+ Gói bánh, gói hàng
+ Làm nón
+ Lợp nhà
Nhận xét, tuyên dương
Hát
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 47 : Hoa.
Rèn chữ viết
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa Q cỡ nhỏ
Cho học sinh viết: Quê cha đất tổ
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Ôn Tập làm văn
Giáo viên cho học sinh kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó ). Qua đó, giúp học sinh viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên cho học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc
Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha mẹ, chú bác, anh chị …), một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách, báo, xem phim…
Giáo viên cho học sinh đọc các gợi ý trong SGK:
+ Người đó tên là gì ? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về một người lao động trí óc
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Học sinh nêu.
Bác sĩ, Giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu …
Học sinh đọc
Học sinh tập kể theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân
Ôn Chính tả
GV tiếp tục cho học sinh làm đúng các bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Nồi: Bố em mới mua nồi cơm điện.
Lồi: Mắt con cóc rất lồi
No: Chúng em đã ăn no
Lo: Mẹ đang lo lắng vì bệnh tình của em.
Trút: Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
Trúc: Cây trúc này rất đẹp
Lụt: Các tỉnh miền Trung đang lụt rất nặng
Lục: Bé lục tung đồ đạc lên.
Điền l hoặc n vào chỗ trống:
Điền ut hoặc uc vào chỗ trống:
Đặt câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
Ôn Luyện từ và câu
GV tiếp tục giúp học sinh củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá, ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?, trả lời đúng các câu hỏi
Bài 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp:
Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung
Ngàn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm: Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ ở phần a và b là: biển, con sóng.
Nhận xét
Bài 2: Ghi lại những từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở bài tập 1. cho biết nghĩa của từng từ ngữ đó.
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
+ Mệt thở rung: nổi sóng
+ Khoẻ: sóng to
+ Lon ta lon ton: sóng xô nhanh vào bờ như trẻ con chạy
Nhận xét
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch
Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
Khi còn bé, Anh-xtanh như thế nào?
Mô-da là một nhạc sĩ như thế nào?
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng như thế nào?.
Nhận xét
Bài 4: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu:
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
Mảnh vườn nhà bà em rất tươi tốt.
Đêm rằm, mặt trăng tròn vành vạnh.
Mùa thu, bầu trời xanh biếc, cao vời vợi.
Bức tranh đồng quê trông thật đẹp mắt.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Ôn Toán
GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
3418 x 2
2527 x 3
1419 x 5
1914 x 5
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mua 4 quyển vở trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho Bình.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Cho hình và trong đó có một số ô vuông đã tô màu.
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu học sinh làm bài
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc
Bình mua 4 quyển vở, mỗi quyển giá 1200 đồng. Bình đưa cho cô bán hàng 5000 đồng.
Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ?
Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mua 4 quyển vở là bao nhiêu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 23.doc