Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Mồ côi xử kiện

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Mồ côi xử kiện: Tuần 17 Tập đọc I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,... Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi ), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : công đường, bồi thường Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh min...

doc39 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Mồ côi xử kiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Tập đọc I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,... Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi ), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : công đường, bồi thường Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Ba điều ước Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Nội dung bài nói gì ? + Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên : Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Mồ Côi xử kiện”. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá củaq tên chủ quán ăn. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với lời nhân vật : + Giọng kể của người dẫn chuyện : khách quan + Giọng chủ quán : vu vạ, thiếu thật thà + Giọng bác nông dân : phân trần, thật thà khi kể lại sự việc, ngạc nhiên, giãy nảy lên khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: công đường, bồi thường Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Câu chuyện có những nhân vật nào ? + Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? Giáo viên : vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân. + Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ? + Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? + Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ? Giáo viên chốt lại : Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc làrất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Em hãy thử đặt tên khác cho truyện. Giáo viên chốt : gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ gia đình Mến và có những suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân. Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Học sinh đọc thầm. Câu chuyện có những nhân vật chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi. Chủ quán kiện bác nông dân về việc bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phán xử. Bác giãy nãy lên : tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền. Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần vì xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng. Mồ Côi đã nói : bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền : Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng. Học sinh thảo luận nhóm và trả lời Vị quan toà thông minh /Phiên xử thú vị / Bẽ mặt kẻ tham lam … Tập đọc Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi ), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi). Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý Phương pháp : Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Củng cố : ( 2’ ) Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ … Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện. 5 học sinh lần lượt kể Học sinh kể chuyện theo nhóm. Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo ) (1’ ) Hoạt động 1 : Giáo viên nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc ( ) Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát GV viết lên bảng biểu thức : 30 + 5 : 5 và yêu cầu HS đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 30 + 5 : 5 Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm + Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào ? Giáo viên chốt : Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta viết thêm kí hiệu dấu ngoặc ( ) vào như sau : ( 30 + 5 ) : 5 Quy tắc : Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước. Cho học sinh nêu quy tắc Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : Biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 đọc là : “Mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc, chia cho 5” Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 ta lấy 30 cộng 5 bằng 35 rồi lấy 35 chia 5 được 7 GV viết lên bảng biểu thức : 3 x ( 20 – 10 ) và yêu cầu HS đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 3 x ( 20 – 10 ) Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm Hoạt động 2 : thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ( ) Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Tính giá trị của các biểu thức : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Tính giá trị của các biểu thức : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài bằng 2 cách. Giáo viên nhận xét. Hát HS đọc Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả : Muốn tính giá trị của biểu thức 30 + 5 : 5 ta lấy 5 chia 5 trước rồi lấy 30 cộng với 1 được 31 30 + 5 : 5 = 30 + 1 = 31 Ta có thể kí hiệu như sau : 30 + 5 : 5 30 + 5 : 5 30 + 5 : 5 Cá nhân HS đọc ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 = 7 HS đọc Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả : Muốn tính giá trị của biểu thức 3 x ( 20 – 10 ) ta lấy 20 trừ 10 bằng 10 rồi lấy 3 nhân với 10 được 30 3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10 = 30 HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Lớp Nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS đọc Có 88 bạn được chia đều thành 2 đội, mỗi đội xếp đều thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn? Học sinh làm bài HS sửa bài. Cách 1 : Số học sinh mỗi đội có là: 88 : 2 = 44 ( học sinh ) Số học sinh mỗi hàng có là : 44 : 4 = 11 ( học sinh) Đáp số : 11 học sinh Cách 2 : Số học sinh 4 hàng có là : 4 x 2 = 8 ( học sinh ) Số học sinh mỗi hàng có là : 88 : 8 = 11 ( học sinh ) Đáp số : 11 học sinh Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập . Chính tả I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn trong bài Vầng trăng quê em. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : d / gi / r hoặc ăc / ăt. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : lưỡi, những, thẳng băng, thuở bé, nửa chừng, đã già. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn trong bài Vầng trăng quê em Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : d / gi / r hoặc ăc / ăt. Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài Vầng trăng quê em ( 20’ ) Phương pháp : Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ? + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : vầng trang vàng, luỹ tre, giấc ngủ, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : d / gi / r hoặc ăc / ăt Phương pháp : Thực hành, thi đua Bài tập a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : ( dì / gì, rẻo / dẻo, ra / da, duyên / ruyên ) Cây gì gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người ? ( Là cây mây ) ( gì / rì, díu dan / tíu ran ) Cây gì hoa đỏ như son Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên Ríu ran đến đậu đầy trên các cành ? ( Là cây gạo ) Bài tập b : Cho HS nêu yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Tháng chạp thì mắc trồng khoai Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi Tháng năm gặt hái vừa rồi Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng. ¦ ¦ ¦ Đèo cao thì mặc đèo cao Trèo cao đến đỉnh ta cao hơn đèo. Đường lên, hoa lá vẫy theo Ngắt hoa cài mũ tai bèo, ta đi. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Bài văn có 7 câu Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải câu đố : Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp, ..., Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ 4 chữ. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ, biết về các con vật được chú giải trong bài : đom đóm, cò bợ, vạc Hiểu nội dung chính của bài thơ : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Đôi bạn ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Mồ Côi xử kiện”. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên : trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài : “Anh đom đóm”. Qua bài thơ, các em sẽ được biết cuộc sống của các loài vật ở nông thôn có rất nhiều điều thú vị. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ 4 chữ Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng củng cố từ ngữ gợi tả cảnh, tả tính nết, hành động của Đom Đóm và các con vật trong bài Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu, hỏi: + Anh Đóm lên đèn đi đâu ? Giáo viên : trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh sáng ở bụng đom đóm phát ra để dễ tìm thức ăn. Ánh sáng đó là do lân tinh trong bụng đóm gặp không khí đã phát sáng. + Tìm từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ thơ. Giáo viên : đêm nào Đom Đóm cũng lên đèn đi gác suốt tới tận sáng cho mọi người ngủ yên. Đom Đóm thật chăm chỉ. Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 3, 4, hỏi: + Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, hỏi: + Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ ? Giáo viên : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Anh Đom Đóm . Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Học sinh đọc thầm Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi ngừơi ngủ yên. Quê ngoại bạn ở nông thôn. Từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ thơ là chuyên cần. Học sinh đọc thầm Anh Đóm thấy chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông. Học sinh đọc thầm Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ . Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Âm thanh thành phố. Toán 99 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Củng cố và rèn luyện Kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, = Kĩ năng: học sinh biết tính giá trị của các biểu thức nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo ) Giáo viên kiểm tra 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, = Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Tính giá trị của các biểu thức : GV gọi HS đọc yêu cầu GV viết lên bảng : 417 – ( 37 – 20 ) và yêu cầu HS đọc. + Biểu thức 417 – ( 37 – 20 ) là biểu thức thuộc loại gì ? Cho học sinh nêu quy tắc Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 417 – ( 37 – 20 ) Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện + So sánh giá trị của 2 biểu thức 450 – ( 25 – 10 ) và 450 – 25 – 10 ? GV Nhận xét Giáo viên : vậy khi tính giá trị của biểu thức, ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự. Bài 3 : Điền dấu >, <, = Giáo viên viết bảng : ( 87 + 3 ) : 3 ……… 30 Giáo viên hỏi : + Để so sánh ( 87 + 3 ) : 3 và 30 ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV gọi HS nêu lại cách thực hiện GV Nhận xét Hát ( 4’ ) HS đọc Cá nhân : Biểu thức 417 – ( 37 – 20 ) Biểu thức 417 – ( 37 – 20 ) là biểu thức có dấu ngoặc Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả 417 – ( 37 – 20 ) = 417 - 17 = 400 HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Lớp Nhận xét HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Giá trị của 2 biểu thức 450 – ( 25 – 10 ) và 450 – 25 – 10 khác nhau vì thứ tự thực hiện các phép tính trong hai biểu thức này khác nhau. Lớp Nhận xét HS đọc Để so sánh ( 87 + 3 ) : 3 và 30 ta phải tính giá trị của biểu thức ( 87 + 3 ) : 3, sau đó so sánh giá trị của biểu thức này với 30. Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập chung Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy Kĩ năng : Ôn về các từ chỉ đặc điểm của người, vật. Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Mở rộng vốn từ : Thành thị – Nông thôn. Dấu phẩy. Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 2, 3 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ học Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy Ghi bảng. Hoạt động 1 : Ôn về từ chỉ đặc điểm ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh Ôn về các từ chỉ đặc điểm của người, vật Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi học sinh đọc bài làm : Nhân vật Đặc điểm nhân vật Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn Dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại cứu người, biết sống vì người khác, biết hi sinh … Anh đom đóm trong bài thơ cùng tên Cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng… Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện Thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết bảo vệ những người bị oan uổng … Người chủ quán trong truyện Mồ Côi xử kiện Tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa …. Hoạt động 2 : Ôn tập câu Ai thế nào ? ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi học sinh đọc bài làm : Để miêu tả một bác nông dân Bác nông dân cần mẫn Bác nông dân chăm chỉ Bác nông dân chịu thương chịu khó Bác nông dân rất vui vẻ khi vừa cày xong thửa ruộng Để miêu tả một bông hoa trong vườn. Bông hoa trong vườn tươi thắm Bông hoa trong vườn thơm ngát Bông hoa trong vườn tươi tắn trong buổi ban mai Bông hoa trong vườn thật rực rỡ Để miêu tả một buổi sớm mùa đông Buổi sớm mùa đông lạnh buốt Buổi sớm mùa đông chỉ hơi lành lạnh Buổi sớm mùa đông lạnh chưa từng thấy Buổi sớm mùa đông giá lạnh Buổi sớm mùa đông nhiệt độ rất thấp. Hoạt động 3 : Dấu phẩy Mục tiêu : giúp học sinh tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố. Giáo viên nhận xét Hát Học sinh sửa bài Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây: Học sinh làm bài Cá nhân Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?: HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu sau : Học sinh làm bài Cá nhân Bạn nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Ôn tập cuối học kì 1. Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS bước đầu biết một số quy định đối với người đi xe đạp. Kĩ năng : HS nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông. Thái độ : HS có ý thức tham gia giao thông đúng luật, an toàn. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 64, 65 trong SGK, tranh, áp phích về an toàn giao thông. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Làng quê và đô thị ( 4’ ) Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài: An toàn khi đi xe đạp ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm Mục tiêu : Thông qua quan sát tranh, học sinh hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông. Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện trong đời sống Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi : + Trong hình, ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông ? Vì sao ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm ( 7’ ) Mục tiêu : Biết được các hoạt động công nghiệpvà ích lợi của hoạt động đó. Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhận xét Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( 7’ ) Mục tiêu : học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp. Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi : + Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ ( 7’ ) Mục tiêu : Thông qua trò chơi nhắc nhở học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông. Phương pháp : trò chơi Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải. Giáo viên cho trưởng trò hô : Đèn xanh : cả lớp quay tròn hai tay Đèn đỏ : cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. Yêu cầu : ai làm sai sẽ hát một bài Nhận xét Hát Học sinh trình bày ( 7’ ) Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Tranh 1 : người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu. Tranh 2 : người đi xe đạp đi sai luật giao thông vì đi vào đường một chiều. Tranh 3 : người đi xe đạp ở phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường Tranh 4 : các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ. Tranh 5 : anh thanh niên đi xe đạp đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn. Tranh 6 : các bạn học sinh đi đúng luật, đi hàng một và đi về phía tay phải. Tranh 7 : các bạn học sinh đi sai luật, chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe đạp. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Đi xe đạp Đúng luật Sai luật Đi về bên phải đường Đi hàng một Đi đúng phần đường Đèo người Đi về bên trái Dàn hàng trên đường Đi vào đường ngược chiều Đèo 3 người … Các nhóm khác nghe và bổ sung. Cả lớp chơi theo sự điều khiển của trưởng trò. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 34 : Ôn tập và kiểm tra học kì 1. Tập viết I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa N Viết tên riêng : Ngô Quyền bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa N, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu N, tên riêng : Ngô Quyền và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Mạc, Một Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV : nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa N, tập viết tên riêng Ngô Quyền và câu tục ngữ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ghi bảng : Ôn chữ hoa : N Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa N, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ N trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ N được viết mấy nét ? + Độ cao chữ N hoa gồm mấy li ? Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ N hoa và nói : chữ N hoa cao 2 li rưỡi, gồm 3 nét : Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên Giáo viên viết chữ Đ, N, Q hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ N hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ Đ, Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng : Ngô Quyền Giáo viên giới thiệu : Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Ngô Quyền là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu N, Q Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Ngô Quyền 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Giáo viên hỏi : + Câu ca dao ý nói gì ? Giáo viên chốt : câu ca dao ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ ( vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay ) đẹp như tranh vẽ… + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Đường, Nghệ, Non. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa M, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : thực hành Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn Viết mãi mỏi tay Ngồi mãi mỏi lưng Thể dục thế này Là hết mệt mỏi Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ N : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ Q, Đ : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Ngô Quyền: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ca dao : 2 lần Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua viết câu : “ Nước chảy đá mòn” Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Học sinh viết bảng con Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là : Đ, N, Q Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi 3 nét: Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên Độ cao chữ N hoa gồm 2 li rưỡi Cá nhân Học sinh lắng nghe Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ Đ, N, Q, g, y cao 2 li rưỡi, chữ ô, u, ê, n cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh trả lời Chữ Đ, N, g, h, q, b cao 2 li rưỡi Chữ t cao 1 li rưỡi Chữ ư, ơ, n, v, ô, x, ê, u, a, c, i cao 1 li Chữ đ cao 2 li Câu tục ngữ có chữ Đường, Nghệ, Non được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh tập thể dục Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Chuẩn bị : bài : Ôn tập học kì 1 Ôn Toán GV giúp học sinh ủng cố và rèn luyện Kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, = Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện GV Nhận xét Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống GV gọi HS đọc yêu cầu. Biểu thức 50 + (50 – 40) ( 65 + 5 ) : 2 96 + 50 x 2 Giá trị của biểu thức Yêu cầu HS làm bài. GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện Giáo viên nhận xét. Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Lớp Nhận xét Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Lớp Nhận xét Chính tả I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô. Kĩ năng : Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối của bài Âm thanh thành phố. Viết hoa đúng các tên riêng Việt Nam và nước ngoài, các chữ phiên âm ( Hải, Cẩm Phả, Hà Nội, Ánh trăng, Béc – tô – ven, pi – a – nô ) . Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Âm thanh thành phố HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : gặt hái, bậc thang, bắc nồi, chặt gà. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối của bài Âm thanh thành phố. Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nhớ - viết Mục tiêu : giúp học sinh Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối của bài Âm thanh thành phố Phương pháp : vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn này có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. + Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ? Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : Béc – tô – ven, pi – a – nô, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt Phương pháp : thực hành Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. 5 từ có vần ui 5 từ có vần uôi Củi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, húi tóc, mủi lòng, xui khiến, tủi thân, núi … Chuối, buổi, cuối cùng, dòng suối, đuối sức, nuôi nấng,hạt muối, cao tuổi .. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc, … gần như nhau : Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt : Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Ngược với phương nam : Bấm đứt ngọn rau, hoa lá, … bằng hai đầu ngón tay : Trái nghĩa với rỗng: Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. ( 24’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn này có 3 câu Học sinh đọc Các chữ đầu đoạn, đầu câu, các địa danh, tên người Việt Nam, tên người nước ngoài, tên tác phẩm. Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Ghi vào chỗ trống trong bảng : Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau : Giống Rạ Dạy Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau : Bắc Ngắt Đặc Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh và góc ) Kĩ năng: học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số mô hình không phải là hình chữ nhật, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Hình chữ nhật (1’) Hoạt động 1 : Giới thiệu hình chữ nhật ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh đọc tên hình A B D C Giáo viên giới thiệu : đây là hình chữ nhật ABCD Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật + So sánh độ dài của cạnh AB và CD ? + So sánh độ dài của cạnh AD và BC ? + So sánh độ dài của cạnh AB và AD ? Giáo viên chốt : Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau : AB = CD Hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau : AD = BC Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại Kết luận : Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, có hai cạnh ngắn bằng nhau. Cho học sinh nhắc lại Giáo viên đưa ra thêm một số hình cho học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật Giáo viên cho học sinh liên hệ với các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng hình chữ nhật như khung cửa sổ, cửa ra vào, khung ảnh, khẩu hiệu Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Tô màu hình chữ nhật trong các hình sau : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình chữ nhật và tô màu vào hình đó. Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật vào chỗ chấm : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu ) : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 4 : Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV Nhận xét Hát HS đọc Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình chữ nhật có 4 góc đều là góc vuông. Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh Độ dài của cạnh AB bằng độ dài của cạnh CD Độ dài của cạnh AD bằng độ dài của cạnh BC Độ dài của cạnh AB lớn hơn độ dài của cạnh AD Cá nhân Cá nhân Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình Học sinh liên hệ HS đọc Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình HS làm bài Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Học sinh đọc Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét HS đọc Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Hình vuông Thủ công I/ Mục tiêu : Kiến thức: Học sinh biết vận dụng Kĩ năng kẻ, cắt, dán đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ VUI VẺ . Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ. II/ Chuẩn bị : GV : Mẫu chữ VUI VẺ cắt đã dán và mẫu chữ VUI VẺ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ Kéo, thủ công, bút chì. HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: cắt, dán chữ E ( 4’ ) Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài : Cắt, dán chữ VUI VẺ ( 1’ ) Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết quan sát và nhận xét về hình dạng, kích thước của chữ VUI VẺ Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ VUI VẺ, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét : + Nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ ? Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán các chữ V, U,I, E Giáo viên nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại Bước 1 : Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi. Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ lên bảng. Giáo viên hướng dẫn : kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U,I, E giống như đã học. Cắt dấu hỏi : kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2a. cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi ( Hình 2b ) Bước 2 : Dán thành chữ VUI VẺ . Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ VUI VẺ theo các bước sau : + Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn + Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định + Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán. Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ và nhận xét Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hát Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. V, U,I, E Học sinh nhắc lại Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn. a b Hình 2 Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ ( tiết 2 ) Nhận xét tiết học Đạo đức I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết được : Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau. Kĩ năng : Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc Học sinh : vở bài tập đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2 )( 4’ ) Giáo viên cho học sinh tự liên hệ những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ ? Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 1 ) ( 1’ ) Hoạt động 1: Phân tích thông tin ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. Học sinh hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. Phương pháp : đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới ( trang 30 – Vở Bài tập đạo đức 3 – NXB Giáo dục), yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và trả lời 3 câu hỏi sau : Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai ? Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào ? Trẻ em Việt Nam và trẻ em trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không ? Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên lắng nghe, nhận xét và tổng kết các ý kiến : Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí giao lưu rất đoàn kết, hữu nghị. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc Hoạt động 2 : Du lịch thế giới ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên mời 5 học sinh chuẩn bị trò chơi sắm vai : đóng vai 5 thiếu nhi đến từ các nước khác nhau tham gia trò chơi liên hoan thiếu nhi thế giới. 1 học sinh – thiếu nhi Việt Nam 1 học sinh – thiếu nhi Nhật 1 học sinh – thiếu nhi Nam Phi 1 học sinh – thiếu nhi Cuba 1 học sinh – thiếu nhi Pháp Các bạn nhỏ Việt Nam là nước tổ chức liên hoan sẽ giới thiệu trước, sau đó lần lượt các bạn khác giới thiệu về đất nước của mình. Việt Nam : Chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước tôi. Đất nước Việt Nam chúng tôi rất nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách, mong được giao lưu với các bạn thiếu nhi trên thế giới. Nhật Bản : Chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản. Ở nước tôi, trẻ em rất thích chơi thả diều, cá chép và giao lưu với các bạn bè gần xa. Cuba : Chào các bạn, còn tôi đến từ Cuba. Đất nước tôi có nhiều mía đường và mến khách. Tuy còn khó khăn nhưng thiếu nhi đất nước chúng tôi rất ham học hỏi và giao lưu với các bạn. Nam Phi : Chào các bạn, tôi đến từ một đất nước Châu Phi. Mặc dù thời tiết bao giờ cũng nóng nhưng chúng tôi rất thích chơi bóng đá ngoài trời và giao lưu học tập với các bạn nước ngoài. Pháp : Còn tôi đến từ đất nước có tháp Epphen, đất nước du lịch. Chúng tôi rất vui được đón tiếp các bạn khi các bạn có cơ hội đến thăm đất nước chúng tôi. Việt Nam : Hôm nay chúng ta đến đây để giao lưu học hỏi lẫn nhau. Tất cả cùng hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” Giáo viên cho cả lớp thảo luận : Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nhóm có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau này nói lên điều gì ? Giáo viên kết luận : thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống, … nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình. Hoạt động 3 : thảo luận nhóm ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Yêu cầu 2 học sinh tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi : “Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam ( mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới” Nghe học sinh báo cáo, ghi lại kết quả trên bảng . Yêu cầu học sinh nhắc lại . Kết luận : Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở những nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh . Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết của các em đối với các em thiếu nhi quốc tế Hát Học sinh tự liên hệ Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận ( mỗi nhóm thảo luận 1 tranh ) Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài Không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn, giao lưu, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác bổ sung ý kiến . Học sinh chuẩn bị trò chơi sắm vai Sau phần trình bày của một nhóm, các học sinh khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó. Cả lớp cùng hát Các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lần lượt trình bày Các nhóm khác bổ sung ý kiến . Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác bổ sung ý kiến . Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cuba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiến tranh. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện, … cùng các bạn thiếu nhi quốc tế. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) Ôn Tập làm văn GV tiếp tục giúp cho học sinh kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ); dùng từ, đặt câu đúng Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu em điều gì ? Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) nhờ một chuyến đi chơi (về thăm quê, đi tham quan…), xem một chương trình ti vi, nghe một ai đó kể chuyện Bài tập yêu cầu các em nói đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ); dùng từ, đặt câu đúng. Gọi 1 học sinh khá giỏi tập nói trước lớp Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) Cho các tổ thi đua kể được những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) trước lớp Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. Cá nhân Bài tập yêu cầu em kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK. Cá nhân Lớp nhận xét và bổ sung Cá nhân Ôn Chính tả GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. 5 từ có vần ui 5 từ có vần uôi Củi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, húi tóc, mủi lòng, xui khiến, tủi thân, núi … Chuối, buổi, cuối cùng, dòng suối, đuối sức, nuôi nấng,hạt muối, cao tuổi .. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc, … gần như nhau : Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt : Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Ngược với phương nam : Bấm đứt ngọn rau, hoa lá, … bằng hai đầu ngón tay : Trái nghĩa với rỗng: Ghi vào chỗ trống trong bảng : Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau : Giống Rạ Dạy Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau : Bắc Ngắt Đặc Tập làm văn I/ Mục tiêu : Kiến thức : Viết về thành thị, nông thôn. Kĩ năng : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ); dùng từ, đặt câu đúng. Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : bảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư ( trang 83, SGK ) : Dòng đầu thư…; Lời xưng hô với người nhận thư …; Nội dung thư …; Cuối thư : Lời chào, chữ kí họ và tên. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên và 1 học sinh lên nói về thành thị, nông thôn. Nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài: Viết về thành thị, nông thôn Hướng dẫn viết thư : Viết về thành thị, nông thôn ( 33’ ) Mục tiêu : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng Phương pháp : thực hành Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu em điều gì ? Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên nội dung này cần ngắn gọn, chân thành. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư Yêu cầu cả lớp viết thư Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bức thư của mình trước lớp Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. Hát Học sinh kể và trình bày ( 1’ ) Cá nhân Bài tập yêu cầu em viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị. Học sinh nhắc lại Học sinh thực hành viết thư Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Ôn tập học kì 1. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc ) Kĩ năng: học sinh biết vẽ hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông ) Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình vuông và một số mô hình không phải là hình vuông, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Hình vuông ( 1’ ) Hoạt động 1 : Giới thiệu hình vuông ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình vuông Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1 hình tròn, 1 hình tam giác Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình vuông Kết luận : Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau. Cho học sinh nhắc lại Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : học sinh biết cách nhận dạng hình vuông Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Tô màu hình vuông trong các hình sau GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình vuông và tô màu vào hình đó. Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình vuông vào chỗ chấm : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 3 : Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV Nhận xét Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV Nhận xét Hát Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ Giáo viên đưa ra. Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình vuông có 4 góc đều là góc vuông. Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh Cá nhân HS đọc Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình HS làm bài Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Học sinh đọc Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét HS đọc Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Chu vi hình chữ nhật GV nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS củng cố các kiến thức đã học về cơ thể và cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong, những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội. Kĩ năng : HS kể tên được các bộ phận của cơ quan trong cơ thể. Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình. Thái độ : HS có ý thức giữ gìn sức khỏe và tham gia vào các hoạt động. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : tranh vẽ do học sinh sưu tầm, hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : An toàn khi đi xe đạp ( 4’ ) Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Ôn tập và kiểm tra học kì 1 Hoạt động 1: Chơi trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? ( 33’ ) Mục tiêu : Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. Phương pháp : quan sát, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm : + Gắn các bộ phận còn thiếu vào sơ đồ câm + Gọi tên cơ quan đó và kể tên các bộ phận + Nêu chức năng của các bộ phận + Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh Nhóm : ……………………… Tên cơ quan : ………………… Sơ đồ Tên các bộ phận Chức năng các bộ phận Các bệnh thường gặp Cách phòng Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho những nhóm gắn sai. Giáo viên kết luận : mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh Hát Học sinh kể Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Học sinh quan sát tranh và gắn thẻ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 35 : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 ( tiếp theo ) . Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa N, Đ, Q cỡ nhỏ Cho học sinh viết : Nước chảy đá mòn, Nghệ An Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 17.doc
Tài liệu liên quan