Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Kiểm tra: Tuần 27
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 1
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện về nhân hoá:
Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập, 6 tranh minh hoạ truyện kể trong SGK
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến th...
43 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Kiểm tra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 1
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện về nhân hoá:
Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập, 6 tranh minh hoạ truyện kể trong SGK
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp: thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Ôn luyện về nhân hoá ( 17’ )
Mục tiêu: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát 6 tranh minh hoạ và đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện. Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
Giáo viên cho học sinh nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh.
Gọi một, hai học sinh kể toàn truyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét về nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng phép nhân hoá, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sống động.
Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng nhìn lên, bỗng thấy một quả táo. Nó nhảy lên định hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ở một cây thông bên cạnh, một anh Quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào:
Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !
Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo, gọi:
Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào !
Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, Nhím hết sợ, dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và Quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận quả táo là của mình. Thỏ quả quyết: “Tôi nhìn thấy quảtáo trước.” Quạ khăng khăng: “Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo: “Chính tôi mới là người bắt được quả táo !” Ba con vật chẳng ai chịu ai.
Tranh 4: Ba con vật cãi nhau mãi. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
Có chuyện gì thế các cháu ?
Thỏ, Quạ và Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
Tranh 5: Sau khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, bác Gấu ôn tồn bảo:
Các cháu người nào cũng góp công, góp sức để có được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo làm ba phần đều nhau.
Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ra ngay. Thỏ bèn chia quả táo làm bốn phần, đứa cho mỗi bạn một phần, phần thứ tư nó mời bác Gấu. Bác bảo: “Bác có công gì đâu mà các cháu chia phần cho bác !” cả ba đều thưa: “Bác có công lớn là đã giúp chúng cháu hiểu ra lẽ công bằng. Chúng cháu xin cảm ơn bác !” Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế.
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh quan sát tranh, tập kể theo nội dung một tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể.
Học sinh thi kể
Cá nhân
Cả lớp nhận xét
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 2
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu :
Tiếp tục ôn về nhân hoá: các cách nhân hoá.
Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm hoạt động được dùng để nhân hoá.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp: thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Ôn luyện về nhân hoá
Mục tiêu: Tiếp tục ôn về nhân hoá: các cách nhân hoá.
Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm hoạt động được dùng để nhân hoá
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên đọc bài thơ Em thương với giọng tình cảm, thiết tha, trìu mến
Giáo viên cho học sinh đọc lại bài thơ
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu câu a)
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 2 bạn thi đua tiếp sức
Gọi học sinh đọc bài làm của bạn
Sự vật được nhân hoá
Từ chỉ đặc điểm của con người
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu câu b).
Cho học sinh làm vào vở
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 2 bạn thi đua tiếp sức
Gọi học sinh đọc bài làm của bạn
A
B
Làn gió
giống một người bạn ngồi trong vườn cây
giống một người gầy yếu
Sợi nắng
giống một bạn nhỏ mồ côi
Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu câu c)
Cho học sinh làm vào vở
Gọi học sinh đọc bài làm: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn ; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
( 17’ )
Học sinh đọc
Học sinh theo dõi, lắng nghe
Cá nhân
Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hoá làn gió và sợi nắng
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Bạn nhận xét
Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A.
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Bạn nhận xét
Tình cảm của tác giả dành cho những người này như thế nào?
Học sinh làm bài.
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
Toán
Các số có năm chữ số
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Nhận biết các số có năm chữ số.
Nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
Kĩ năng: học sinh đọc, viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ).
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập ; giấy to để kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: gồm 5 cột chỉ tên các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị ; các mảnh bìa (có thể gắn vào bảng): , , , , , các mảnh bìa ghi các chữ số: 0, 1, 2,…, 9
HS : vở bài tập Toán 3, bộ đồ dùng học toán.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 và sửa bài tập sai nhiều của HS
Tuyên dương những học sinh làm bài đạt kết quả cao.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: các số có năm chữ số (1’ )
Hoạt động 1: Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000 ( 8’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các số trong phạm vi 10 000
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát
Giáo viên viết lên bảng số 2316 và yêu cầu học sinh đọc số.
Giáo viên hỏi:
+ Số 2316 có mấy chữ số ?
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
Giáo viên viết lên bảng số 10 000 và yêu cầu học sinh đọc số.
Giáo viên hỏi:
+ Số 10 000 có mấy chữ số ?
+ Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
Giáo viên giới thiệu: Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. Đây là số có 5 chữ số nhỏ nhỏ nhất.
Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Viết và đọc số có năm chữ số
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các số có năm chữ số.
Nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát
Giới thiệu số 42316
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn.
HÀNG
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
10 000
10 000
10 000
10 000
1000
1000
4
2
3
1
6
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét :
+ Có mấy chục nghìn ?
+ Có mấy nghìn ?
+ Có mấy trăm ?
+ Có mấy chục ?
+ Có mấy đơn vị ?
Giáo viên cho học sinh lên điền vào ô trống bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống.
Giáo viên: dựa vào cách viết các số có bốn chữ số, hãy viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
+ Số 42316 có mấy chữ số ?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát rồi nêu: Số 42316 là số có 5 chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 4 chỉ bốn chục nghìn, chữ số 2 chỉ hai nghìn, chữ số 3 chỉ ba trăm, chữ số 1 chỉ một chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị.
Giáo viên cho học sinh chỉ vào từng số rồi nêu tương tự như trên theo thứ tự từ hàng nghìn đến hàng đơn vị hoặc ngược lại, hoặc chỉ vào bất kì một trong các chữ số của số 42 316
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số.
Số 42 316 đọc là: “Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu”
Cho học sinh đọc lại số đó
Giáo viên viết lên bảng các số 5327 và 45 327 ; 8735 và 28 735 ; 6581 và 96 581 ; 7311 và 67 311 yêu cầu học sinh đọc các số trên.
Hoạt động 3: thực hành ( 8’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc, viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ) nhanh, chính xác.
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu tương tự như bài học
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét :
+ Có mấy chục nghìn ?
+ Có mấy nghìn ?
+ Có mấy trăm ?
+ Có mấy chục ?
+ Có mấy đơn vị ?
Giáo viên cho học sinh lên điền vào ô trống bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết số
Cho học sinh đọc số đó
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho học sinh sửa bài
HÀNG
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
10 000
10 000
1000
1000
1000
2
3
2
3
4
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho học sinh sửa bài
Hát
Học sinh đọc: hai nghìn ba trăm mười sáu.
Số 2316 có 4 chữ số
Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị
Học sinh đọc: mười nghìn
Số 10 000 có 5 chữ số
Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị
HS quan sát
Học sinh nhận xét
Có 4 chục nghìn
Có 2 nghìn
Có 3 trăm
Có 1 chục
Có 6 đơn vị
Học sinh thực hiện
Học sinh viết vào bảng con: 42316
Số 42316 có 5 chữ số
Cá nhân
Học sinh đọc.
HS đọc
HS làm bài
Học sinh quan sát
Học sinh nhận xét
Có 4 chục nghìn
Có 4 nghìn
Có 2 trăm
Có 3 chục
Có 1 đơn vị
Học sinh thực hiện
Học sinh viết 44 231
Học sinh đọc: Bốn mươi tư nghìn hai trăm ba mươi mốt
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Học sinh đọc
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
6
8
3
5
2
68 352
Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai
2
7
9
8
3
27 983
Hai mươi bảy nghìn chín trăm tám mươi ba
8
5
4
2
0
85 420
Tám mươi lăm nghìn bốn trăm hai mươi
1
4
7
2
5
14 725
Mười bốn nghìn bảy trăm hai mươi lăm
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3: điền số:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 4: Viết ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu a
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và thi đua sửa bài
Giáo viên nhận xét.
Học sinh nhận xét
Học sinh nêu
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Học sinh nêu
HS đọc: Số 34 725 gồm 3 chục nghìn, 4 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị.
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập .
Chính tả
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 3
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ .
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Tập làm văn :
Ôn luyện về trình bày báo cáo. Báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp : thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Ôn luyện về trình bày báo cáo
Mục tiêu: Biết báo cáo trước các bạn về kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin
Phương pháp : thi đua, thực hành
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20.
+ Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết tập làm văn tuần 20?
Giáo viên hướng dẫn: mỗi em phải đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô ( thầy ) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”. Báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
Giáo viên nhắc học sinh: chú ý thay lời “Kính gửi” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa” (vì là báo cáo miệng)
Giáo viên cho các tổ làm việc theo trình tự :
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua về học tập, về lao động, về công tác khác.
+ Lần lượt học sinh đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội
Giáo viên cho một vài học sinh đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp
Giáo viên cho học sinh nhận xét
Gọi học sinh đọc bài làm :
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Gò Vấp, ngày 14 tháng 3 năm 2005
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THÁNG THI ĐUA “XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH”
CỦA CHI ĐỘI LỚP BA 1
Kính thưa: Cô ( thầy) tổng phụ trách
Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội lớp Ba 1 trong tháng 2 vừa qua như sau:
Về học tập:
Toàn chi đội đạt 156 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là bạn: An Nhiên, Nam, Ngọc. Phân đội đạt nhiều điểm 9, 10 nhất là phân đội 1.
Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, chi đội chúng em đã đạt “Lớp Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, có bạn An Nhiên, Ngọc được khuyến khích.
Về lao động:
Chi đội Ba 1 đã tham gia thực hiện ngày chủ nhật xanh, làm đẹp đường phố, ngõ, xóm. Giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Về công tác khác:
Chi đội chúng em đóng góp cho phong trào Nụ cười hồng được 100 000 đồng.
Chi đội trưởng
……………………………………
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
( 17’ )
Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô ( thầy ) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”
Cá nhân
Yêu cầu của báo cáo này khác ở chỗ:
Người báo cáo là chi đội trưởng
Người nhận báo cáo là cô (thầy) tổng phụ trách
Nội dung thi đua: “Xây dựng Đội vững mạnh”
Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
Học sinh thi đóng vai trình bày báo cáo
Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin, bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 4
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Chính tả:
Nghe – viết đúng bài thơ Khói chiều
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, tranh, ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần để giúp học sinh giải nghĩa từ khó
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp : thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh nghe viết ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Khói chiều
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc bài thơ cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Tìm những câu thơ tả cảnh “khói chiều”
+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
+ Nêu cách trình bày một bài thơ lục bát.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: xanh rờn, nhẹ nhàng, ngoài bãi, bay quẩn.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài.
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại.
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
Sau mỗi câu GV hỏi:
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Chiều chiều từ mái rạ vàng
Xanh rờn ngọc khói nhẹ nhàng bay lên
Khói ơi, vươn nhẹ lên mây
Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!
Câu 6 tiếng viết lùi vào 2 ô, câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả
GV nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số.
Làm quen với các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000 )
Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết các số có năm chữ số, nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Các số có năm chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số.
Làm quen với các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000 )
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu tương tự như bài học
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho học sinh sửa bài
Hát
HS đọc
Học sinh nêu
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
4
7
3
2
8
47 328
Bốn mươi bảy nghìn ba trăm hai mươi tám
5
4
9
2
5
54 925
Năm mươi bốn nghìn chín trăm hai mươi lăm
8
4
3
1
1
84 311
Tám mươi bốn nghìn ba trăm mười một
9
7
5
8
1
97 581
Chín mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi mốt
Bài 2: Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Viết số
Đọc số
28 743
Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba
97 864
Chín mươi bảy nghìn tám trăm trăm sáu mươi tư
30 321
Ba mươi nghìn ba trăm hai mươi mốt
12 706
Mười hai nghìn bảy trăm linh sáu
90 301
Chín mươi nghìn ba trăm linh một
Bài 3 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho học sinh làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
52 439 ; 52 440 ; 52 441 ; 52 442 ; 52 443 ; 52 444 ; 52 445
46 754 ; 46 755 ; 46 756 ; 46 757 ; 46 758 ; 46 759 ; 46 760
24 976 ; 24 977 ; 24 978 ; 24 979 ; 24 980 ; 24 981 ; 24 982
GV Nhận xét
Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên lưu ý học sinh những số viết dưới tia số là những số tròn nghìn
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Giáo viên nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Lớp Nhận xét
HS đọc
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS đọc
Lớp Nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Các số có năm chữ số ( tiếp theo )
Luyện từ và câu
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 5
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Tập làm văn :
Ôn luyện viết báo cáo: Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, học sinh viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp : thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Ôn luyện viết báo cáo ( 17’ )
Mục tiêu: Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, học sinh viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu
Phương pháp: thi đua, thực hành
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo
Giáo viên nhắc học sinh nhớ lại nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, trìng bày đẹp.
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Gò Vấp, ngày 14 tháng 3 năm 2005
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THÁNG THI ĐUA “XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH”
CỦA CHI ĐỘI LỚP BA 1
Kính gửi: Cô ( thầy) tổng phụ trách
Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội lớp Ba 1 trong tháng 2 vừa qua như sau:
Về học tập:
Toàn chi đội đạt 156 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là bạn: An Nhiên, Nam, Ngọc. Phân đội đạt nhiều điểm 9, 10 nhất là phân đội 1.
Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, chi đội chúng em đã đạt “Lớp Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, có bạn An Nhiên, Ngọc được khuyến khích.
Về lao động:
Chi đội Ba 1 đã tham gia thực hiện ngày chủ nhật xanh, làm đẹp đường phố, ngõ, xóm. Giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Về công tác khác:
Chi đội chúng em đóng góp cho phong trào Nụ cười hồng được 100 000 đồng.
Chi đội trưởng
……………………………………
Giáo viên tuyên dương học sinh viết báo cáo đúng theo mẫu.
Giáo viên chấm điểm và tuyên dương
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
Học sinh nêu
Học sinh làm bài.
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
Bài 53 : Chim
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
Kĩ năng : HS nêu được ích lợi của chim.
Thái độ : HS thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: các hình trang 102, 103 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.
Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Cá ( 4’ )
Cá sống ở đâu ?
Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
Nêu ích lợi của cá
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Cá (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát
Phương pháp: thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con chim sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim có trong hình.
+ Có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?
+ Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ ?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung ?
+ Chúng dùng mỏ để làm gì ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Cả lớp rút ra đặc điểm chung của các loài chim.
Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng của các loài chim rất đa dạng: Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng ; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng, vịt ; có con sặc sỡ bộ lông nhiều màu như vẹt, công…
Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng ; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật,…
Về khả năng của chim có loài hót rất hay như hoạ mi, khướu ; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển ; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan ; có loài chạy nhanh như đà điểu ; đại bộ phận các loài chim đều biết bay…
Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được ( 7’ )
Mục tiêu: Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim
Phương pháp: thực hành, thảo luận
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra như nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm chạy nhanh, nhóm có giọng hót hay…
Giáo viên cho các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
Giáo viên cho các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét, tuyên dương
Kết luận:
Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.
Giáo viên giáo dục tư tưởng: Chúng ta cần bảo vệ các loài chim để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên.
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót”
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một số loài chim như: gà, vịt, sáo, sơn ca, bìm bịp, tu hú, tìm vịt, bắt cô trói cột,… và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó.
Giáo viên yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán tiếp tục nhứ thế đến nhóm cuối cùng lại thể hiện cho nhóm 1 đoán.
Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh biết thể hiện tiếng kêu giống thật và học sinh đoán nhanh ra tên chim.
Hát
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.
Bên trong cơ thể chúng có xương sống
Mỏ chim có đặc điểm cứng
Chúng dùng mỏ để mổ thức ăn.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Các nhóm trưng bày và thuyết minh
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên
Các nhóm tự chọn loài chim và tập thể hiện tiếng kêu.
Các nhóm lần lượt thể hiện tiếng kêu và đoán tên con vật.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 54 : Thú.
Tập viết
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 6
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Luyện bài tập chính tả:
Luyện viết đúng các chữ có âm,vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( r/d/gi ; l/n ; uôt/uôc ; ât/âc ; iêt/iêc ; ai/ay )
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, 3 phiếu viết nội dung bài tập 2.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp : thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả ( 17’ )
Mục tiêu: Luyện viết đúng các chữ có âm,vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( r/d/gi ; l/n ; uôt/uôc ; ât/âc ; iêt/iêc ; ai/ay )
Phương pháp : thi đua, thực hành
Bài 1 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh
Sáng rồi, đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh !
Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh:
Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
Ôn Toán
GV giúp học sinh biết đọc, viết các số có năm chữ số, nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho học sinh sửa bài
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
4
7
3
2
8
5
4
9
2
5
8
4
3
1
1
9
7
5
8
1
GV Nhận xét
Bài 2: Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Viết số
Đọc số
28 743
Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba
97 864
Chín mươi bảy nghìn tám trăm trăm sáu mươi tư
30 321
Ba mươi nghìn ba trăm hai mươi mốt
12 706
Mười hai nghìn bảy trăm linh sáu
90 301
Chín mươi nghìn ba trăm linh một
Bài 3 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho học sinh làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
52 439 ; 52 440 ; 52 441 ; 52 442 ; 52 443 ; 52 444 ; 52 445
46 754 ; 46 755 ; 46 756 ; 46 757 ; 46 758 ; 46 759 ; 46 760
24 976 ; 24 977 ; 24 978 ; 24 979 ; 24 980 ; 24 981 ; 24 982
GV Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS đọc
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Cá nhân
Lớp Nhận xét
HS đọc
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS đọc
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và
Học thuộc lòng Tiết 7
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng:
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :
Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu :
Củng cố và mở rộng vốn từ qua ô chữ.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Phương pháp : thực hành
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy ( 17’ )
Mục tiêu : Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ô chữ trong SGK, hướng dẫn học sinh làm bài :
+ Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì.
+ Bước 2: dựa vào nghĩa cho trước ở từng dòng tìm từ thích hợp ghi vào từng ô.
+ Bước 3: sau khi tìm 8 từ, tìm từ hàng dọc.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu. Yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào ô chữ. Mỗi từ tìm đúng tính 10 điểm, sai trừ 5 điểm. Tìm đúng từ ở ô chữ in màu được 20 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm. Nhóm xong thứ hai được cộng 2 điểm. Nhóm xong thứ ba được cộng 1 điểm. Nhóm cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian thảo luận và điền kết quả là 10 phút. Nhóm nào cao điểm nhất là nhóm thắng cuộc.
Gọi các nhóm đọc bài làm của nhóm mình
Giáo viên và cả lớp nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải được ô chữ đúng nhanh
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
Học sinh theo dõi và nhận xét
Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :
Học sinh quan sát
Học sinh chia nhóm, thảo luận để tìm từ, 1 học sinh viết vào ô chữ theo gợi ý từng bước của Giáo viên
Học sinh đọc.
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
Toán
Các số có năm chữ số (tiếp theo)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Nhận biết các số có năm chữ số ( trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn là 0 )
Đọc, viết các số có năm chữ số dạng nêu trên và nhận biết chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có năm chữ số.
Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có năm chữ số.
Luyện ghép hình.
Kĩ năng: học sinh đọc, viết các số có năm chữ số, nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có năm chữ số nhanh, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Các số có năm chữ số ( tiếp theo ) ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có năm chữ số, trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ số 0 ( 25’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết các số có năm chữ số ( trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn là 0 )
Đọc, viết các số có năm chữ số dạng nêu trên và nhận biết chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có năm chữ số.
Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có năm chữ số.
Luyện ghép hình.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bảng trong bài học
Giáo viên: ở dòng đầu, ta viết số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị, rồi viết 30 000 vào cột viết số và viết ở cột đọc số: Ba mươi nghìn.
Giáo viên cho học sinh đọc lại số 30 000
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải ( từ hàng cao đến hàng thấp hơn
Giáo viên cho học sinh thực hiện tương tự như trên để có bảng :
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
3
0
0
0
0
30 000
Ba mươi nghìn
3
2
0
0
0
32 000
Ba mươi hai nghìn
3
2
5
0
0
32 500
Ba mươi hai nghìn năm trăm
3
2
5
6
0
32 560
Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi
3
2
0
5
0
32 050
Ba mươi hai nghìn không trăm năm mươi
3
0
0
5
0
30 050
Ba mươi nghìn không trăm năm mươi
3
0
0
0
5
30 005
Ba mươi nghìn không trăm linh năm
Hoạt động 2 : thực hành ( 8’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết học sinh đọc, viết các số có năm chữ số, nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có năm chữ số nhanh, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi
Bài 1 : Viết ( theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên: ở dòng đầu, ta viết số gồm 4 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị, rồi viết 40 000 vào cột viết số và viết ở cột đọc số: Bốn mươi nghìn.
Giáo viên cho học sinh đọc lại số 40 000
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho học sinh sửa bài
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
4
0
0
0
0
40 000
Bốn mươi nghìn
5
3
0
0
0
52 000
Năm mươi hai nghìn
6
7
3
0
0
67 300
Sáu mươi bảy nghìn ba trăm
7
2
4
0
9
72 409
Bảy mươi hai nghìn bốn trăm linh chín
6
1
0
3
2
61 032
Ba mươi hai nghìn không trăm năm mươi
5
3
0
0
7
53 007
Năm mươi ba nghìn không trăm linh bảy
4
0
0
0
4
40 004
Bốn mươi nghìn không trăm linh bốn
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Viết (theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Viết số
Đọc số
85 705
Tám mươi lăm nghìn bảy trăm linh năm
43 672
Bốn mươi ba nghìn sáu trăm bảy mươi hai
81 000
Tám mươi mốt nghìn
90 200
Chín mươi nghìn hai trăm
63 790
Sáu mươi ba nghìn bảy trăm chín mươi
76 015
Bảy mươi sáu nghìn không trăm mười lăm
50 001
Năm mươi nghìn không trăm linh một
Bài 3 : Viết số:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho học sinh làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
25 601 ; 25 602 ; 25 603 ; 25 604 ; 25 605 ; 25 606 ; 25 607
89 715 ; 89 716 ; 89 717 ; 89 718 ; 89 719 ; 89 720 ; 89 721
28 000 ; 29 000 ; 30 000 ; 31 000 ; 32 000 ; 33 000
54 400 ; 54 500 ; 54 600 ; 54 700 ; 54 800 ; 54 900
GV Nhận xét
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét
Cá nhân
Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên
HS đọc
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS đọc
Học sinh nêu
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS đọc
HS đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập.
Ôn Luyện từ và câu
GV tiếp tục giúp học sinh nắm được một số từ chỉ các ngành nghệ thuật, chỉ các hoạt động bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta, nhận biết phép nhân hoá, ôn luyện về dấu phẩy.
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước từ chỉ các môn nghệ thuật biểu diễn ở sân khấu:
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
múa
chèo
kịch
ca nhạc
cải lương
hội hoạ
điện ảnh
Nhận xét
Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống những từ chỉ các hoạt động bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta:
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm: kháng chiến, đánh đuổi, canh phòng, đấu tranh, chống trả, chiến đấu, tiêu diệt, bắn …
Nhận xét
Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hoá cái nắng trong đoạn thơ sau:
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm:
Nắng lên cao theo bố
Xây thẳng mạch tường vôi
Lại trải vàng sân phơi
Hong thóc khô cho mẹ
Nắng chạy nhanh lắm nhé
Chẳng ai đuổi được đâu
Thoắt đã về vườn rau
Soi cho ông nhặt cỏ
Rồi xuyên qua cửa sổ
Nắng giúp bà xâu kim.
Nhận xét
Bài 4: điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp để ngăn cách bộ phận chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân với các bộ phận khác trong mỗi câu văn sau :
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
Tối qua, tại nhà văn hoá xã, Đoàn Ca nhạc Bông Sen đã biểu diễn phục vụ bà con xã Hoà Hưng.
Vì muốn xem đá bóng, Hùng phải cố làm xong các bài tập cô giao về nhà.
Từ khắp nơi, bà con nô nức kéo về núi Cương để dự lễ hội đền Hùng.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Khoanh vào các chữ: a, b, c, d, e
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Chính tả
Kiểm tra Đọc
(Đọc hiểu, Luyện từ và câu)
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số ( trong năm chữ số đó có chữ số là chữ số 0 )
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số
Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số.
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Các số có năm chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết học sinh đọc, viết các số có năm chữ số, nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có năm chữ số nhanh, chính xác.
Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số
Phương pháp: thi đua, trò chơi
Bài 1: Viết (theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Viết số
Đọc số
26 403
Hai mươi nghìn sáu trăm linh ba
21 600
Hai mươi mốt nghìn sáu trăm
89 013
Tám mươi chín nghìn không trăm mười ba
89 003
Tám mươi chín nghìn không trăm linh ba
98 010
Chín mươi tám nghìn không trăm mười
Bài 2: Viết (theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Đọc số
Viết số
Năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi
53 420
Năm mươi ba nghìn bốn trăm
53 400
Năm mươi ba nghìn
53 000
Năm mươi sáu nghìn không trăm mười
56 010
Chín mươi nghìn không trăm linh chín
90 009
Bài 3 :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát tia số trong bài và hỏi:
+ Vạch đầu tiên trên tia số tương ứng với số nào ?
+ Vạch thứ hai trên tia số tương ứng với số nào ?
+ Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Hát
HS nêu
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
HS nêu
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
Học sinh nêu
Vạch đầu tiên trên tia số tương ứng với số 81 000
Vạch thứ hai trên tia số tương ứng với số 82 000
Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị
Học sinh làm bài
Cá nhân
83 000
81 000
82 000
85 000
84 000
86 000
88 000
87 000
Bài 4: Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
5000 + 100
7400 – 400
2000 x 3 + 600
8000 : 2 + 2000
= 510
= 70000
= 6600
= 6000
6000 – (5000 – 1000)
6000 – 5000 + 1000
7000 – 3000 x 2
(7000 – 3000) x 2
= 2000
= 2000
= 8000
= 8000
HS nêu
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kiểm tra định kì Học kì 1
hủ công
Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau.
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Làm lọ hoa gắn tường
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường ( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh ôn lại cách làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
Hoạt động 2: học sinh thực hành ( 14’ )
Mục tiêu: giúp học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
24 ô
16
ô
3ô
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Học sinh nhắc lại
Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 )
Nhận xét tiết học
Đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ
nguồn nước ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
Kĩ năng : Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập đạo đức, các tư liệu về việc sử dụng và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 tiết 1.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( 4’ )
Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )( 1’ )
Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh ( 20’ )
Mục tiêu: học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.
Phương pháp: quan sát, giảng giải.
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày
Giáo viên cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ: thức ăn, điện, củi, nước, nhà ở, ti vi, sách, đồ chơi, thuốc, xe đạp, bóng đá,… những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát 3 bức ảnh và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Trong mỗi tranh em thấy con người đang dùng nước để làm gì ?
+ Theo em nước được dùng để làm gì ? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
Giáo viên kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 13’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước..
Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tắm rửa cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn
Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
Nước thải ở nhà máy và bệnh viện cần phải được xử lí .
Vứt xác chuột chết , con vật chết xuống ao .
Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng.
Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
Tận dụng nước sinh hoạt để sản xuất , tưới cây
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận:
Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh nước giếng ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc.
Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( 7’ )
Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
Phương pháp : thực hành .
Cách tiến hành :
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận cho các nhóm
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang ở và đề nghị lớp noi theo.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh vẽ
Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi
Dùng nước để tắm giặt, để tưới cây, để ăn uống, làm mát không khí.
Nước được dùng để ăn, uống, sinh hoạt. Nước có vai trò quan trọng với con người
Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống.
Các nhóm khác theo dõi
Học sinh thảo luận
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận
Học sinh thảo luận và trình bày kết quả.
Học sinh trình bày. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )
Ôn Tập làm văn
GV tiếp tục giúp cho học sinh biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu em điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể vềmột lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó.
Giáo viên viết lên bảng câu hỏi và cho học sinh đọc:
+ Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh:
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ?
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe.
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung một lễ hội.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Cá nhân
Bài tập yêu cầu em Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.
Cá nhân
Học sinh tả theo cặp
Học sinh lần lượt kể trước lớp
Lớp nhận xét và bổ sung
Cá nhân
Học sinh làm bài
Cá nhân
Ôn Chính tả
GV tiếp tục ôn cho học sinh nghe viết đúng chính tả để chuẩn bị thi kiểm tra viết.
Giáo viên đọc bài thơ chuẩn bị cho học sinh viết chính tả
Gọi học sinh đọc lại bài thơ: “ Ngày hội rừng xanh”.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài.
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Học sinh đọc
Cá nhân
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay
Tập làm văn
Kiểm tra Viết
(Chính tả, Tập làm văn)
Toán
Số 100 000. Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh nhận biết số 100 000
Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số.
Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
Nhận biết được số liền sau 99 999 là 100 000
Kĩ năng: học sinh nhận biết số 100 000 nhanh, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
10 000
II/ Chuẩn bị :
GV : 10 tấm bìa viết số
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Số 100 000. Luyện tập ( 1’ )
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 10 000 ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình vuông
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát
10 000
Giáo viên cho học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi và
1000
xếp như SGK rồi hỏi để học sinh trả lời và nhận ra có 80 000
Giáo viên gọi học sinh đọc “tám mươi nghìn”
10 000
Giáo viên cho học sinh lấy thêm 1 tấm bìa ghi
rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa
+ Tám mươi nghìn thêm mười nghìn là mấy chục nghìn?
Giáo viên cho học sinh nêu lại câu trả lời rồi tự viết số 90 000 ở dưới nhóm các tấm bìa
Giáo viên gọi học sinh đọc “chín mươi nghìn”
10 000
Giáo viên cho học sinh lấy thêm 1 tấm bìa ghi
rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa
+ Chín mươi nghìn thêm mười nghìn là mấy chục nghìn?
Giáo viên cho học sinh nêu lại câu trả lời rồi tự viết số 100 000 ở dưới nhóm các tấm bìa
Giáo viên nêu: vì mười chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn và ghi là 100 000
Giáo viên gọi vài học sinh chỉ vào số 100 000 và đọc số: “một trăm nghìn”
+ Số 100 000 là số có mấy chữ số ?
Giáo viên chỉ vào từng số và cho học sinh đọc nhiều lần dãy số ghi trên bảng theo 2 cách:
+ Bảy chục nghìn, tám chục nghìn, chín chục nghìn, mười chục nghìn
+ Bảy mươi nghìn, tám mươi nghìn, chín mươi nghìn, một trăm nghìn.
Hoạt động 2: thực hành ( 8’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết số 100 000
Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số.
Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
Nhận biết được số liền sau 99 999 là 100 000
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1: Viết số:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”.
Gọi học sinh đọc bài làm
Giáo viên nhận xét
Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
GV gọi HS đọc yêu cầu
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm
50 000
60 000
70 000
80 000
90 000
100 000
95 000
95 200
95 400
95 600
95 800
96 000
GV Nhận xét
Bài 3 : Điền số :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hỏi:
+ Nêu cách tìm số liền trước của một số ?
+ Nêu cách tìm số liền sau của một số ?
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm
GV Nhận xét
Hát
Học sinh lấy 8 tấm bìa.
Cá nhân
Tám mươi nghìn thêm mười nghìn là chín chục nghìn
HS nêu
Cá nhân
Chín mươi nghìn thêm mười nghìn là mười chục nghìn
HS nêu
Cá nhân
Số 100 000 là số có sáu chữ số, gồm một chữ số 1 và năm chữ số 0.
HS đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
50 000 ; 60 000 ; 70 000 ; 80 000 ; 90 000 ; 100 000
17 000 ; 18 000 ; 19 000 ; 20 000 ; 21 000 ; 22 000
16 500 ; 16 600 ; 16 700 ; 16 800 ; 16 900 ; 17 000
23 475 ; 23 476 ; 23 477 ; 23 478 ; 23 479 ; 23 480
Học sinh đọc
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Học sinh đọc
Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.
Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị.
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
31 653
31 653
31 653
23 788
23 789
23 790
40 106
40 107
40 108
62 179
62 180
62 181
75 698
75 699
75 700
99 998
99 999
100 000
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : so sánh các số trong phạm vi 100 000
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
Bài 52 : Thú
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích.
Kĩ năng : HS nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
Thái độ : HS biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 104, 105 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú nhà.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Chim ( 4’ )
Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ ?
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Mỏ chim có đặc điểm gì chung ?
Chúng dùng mỏ để làm gì ?
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thú (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát
Phương pháp: thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ và nói tên các con vật có trong hình.
+ Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật
+ Nêu đặc điểm giống và khác nhau của các con vật này.
+ Trong số các con thú nhà đó, con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
+ Chúng đẻ con hay đẻ trứng ?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
+ Thú có xương sống không ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Cả lớp rút ra đặc điểm chung của thú.
Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Thú là loài vật có xương sống.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
Phương pháp : thực hành, thảo luận
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Kể tên một số loài thú nuôi mà em biết.
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo,…
+ Ở nhà có em nào nuôi một vài loài thú nhà không? Em đã tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì ?
+ Người ta nuôi thú làm gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét, tuyên dương
Kết luận:
Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,… Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( 7’ )
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích
Phương pháp: thực hành
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.
Giáo viên cho các nhóm dán hình vẽ lên bảng, cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh.
Giáo viên hỏi:
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú nuôi ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ thú nuôi, chúng ta cần cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống mới…
Hát
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, chọn 1 con vật vẽ tranh, tô màu và chú thích
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 55: Thú ( tiếp theo )
Rèn chữ viết
GV tiếp tục hướng dẫn HS ôn tập về các chữ hoa đã học.
Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T cỡ nhỏ
Cho học sinh viết: Nhà Rồng, Nguyễn Văn Trỗi, Lãn Ông, Phan Bội Châu, Quang Trung, Phan Rang, Sầm Sơn
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 27.doc