Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Đối đáp với vua: Tuần 24
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cánh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chương trình xiếc đặc sắc ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về ...
41 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Đối đáp với vua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cánh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chương trình xiếc đặc sắc ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí) ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu danh nhân Cao Bá Quát: nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XIX. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Đối đáp với vua” để thấy được tài năng và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
GV kết hợp giải nghĩa từ khó
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Giáo viên: đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
Giáo viên: câu đối của Cao Bá Quát biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại ; biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp các bé.
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Giáo viên chốt: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua.
Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
Nước trong leo leo cá đớp cá.
Trời nắng chang chang người trói người.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu :
*Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói :
Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe :
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối
Cho học sinh đọc truyện theo cách phân vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ )
Mục tiêu : giúp học sinh sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Cho học sinh quan sát tranh đã đánh số ( chú ý vẻ đàng hoàng, chững chạc của cậu bé gắn với cảnh ở mỗi tranh. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, khẳng định trật tự đúng của các tranh là : 3 – 1 – 2 – 4
Giáo viên cho học sinh dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Học sinh đọc truyện phân vai
Bạn nhận xét
Sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp
Học sinh phát biểu thứ tự đúng của từng tranh, kết hợp nói vắn tắt nội dung tranh
Lớp nhận xét
Cá nhân
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ) ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1024 vận động viên: 8 hàng
1 hàng: …… vận động viên?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS nêu và làm bài
Lớp Nhận xét
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS đọc
Có 1024 vận động viên xếp đều thành 8 hàng.
Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ?
HS làm bài
Cá nhân
HS đọc
Một cửa hàng có 1215 chai dầu ăn, đã bán số chai dầu đó.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu chai dầu ăn ?
HS làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập.
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Đối đáp với vua. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Tìm đúng và điền đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc thanh hỏi/thanh ngã theo nghĩa đã cho.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l / n hoặc ut/uc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Đối đáp với vua. Tìm đúng và điền đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc thanh hỏi/thanh ngã theo nghĩa đã cho.
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Đối đáp với vua ( 20’ )
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài.
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại.
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc ut/uc
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi:
Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,… khéo léo của người và thú:
Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa:
Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường,… bằng đường nét, màu sắc:
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng s:
Bắt đầu bằng x:
Có thanh hỏi:
Có thanh ngã:
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
sáo
xiếc
Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
Mõ
Vẽ
Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng:
San sẻ, xe sợi, so sánh, soi sáng …
Xê dịch, xào rau, xới đất, xơi cơm, xẻo thịt, xiết tay, xông lên …
Nhổ cỏ, ngủ say, kể chuyện, …
Vẽ tranh, đẽo cày, cõng em …
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: ứng tác, thuở nhỏ, aĩng mãi, ngơ ngác, ngộ nghĩnh, hãnh diện, ...,
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới
Hiểu nội dung chính của bài: ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu-skin.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh hoặc bức vẽ chân dung Pu-skin, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Nhà ảo thuật ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Đối đáp với vua và trả lời những câu hỏi về nội dung bài
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Mặt trời mọc ở đằng ... Tây” các em sẽ biết được một thiên tài của nền thơ ca nước Nga – đó là Pu-skin. Ông cũng bộc lộ tài năng thơ ca ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên viết bảng: Pu-skin
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến phía mặt trời lặn.
Đoạn 2: Tiếp đến ngủ nữa đây ?
Đoạn 3: Còn lại
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
GV kết hợp giải nghĩa từ khó
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào ?
+ Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Pu-skin đã chữa thơ giúp bạn như thế nào ?
+ Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lí ?
Giáo viên chốt lại: trong bài thơ của Pu-skin, việc mặt trời mọc ở đằng Tây cũng được coi là một chuyện lạ, làm mọi người phải xôn xao, ngơ ngác tự hỏi: bây giờ là buổi sáng cần “thức dậy” hay là buổi chiều tối phải “ngủ nữa đây”? Dựng lên hình ảnh thiên hạ ngơ ngác trước hiện tượng lạ, không biết phải làm gì, đó là sáng tạo của Pu-skin, là điều làm cho bài thơ của thi sĩ nhỏ trở thành hợp lí, tạo nên bất ngờ thú vị.
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân – Đồng thanh
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Trong một giờ văn, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
Câu thơ nói mặt trời mọc ở đằng Tây là vô lí.
Pu-skin đã đọc tiếp 3 câu thơ khác để cùng với câu thơ vô lí của bạn hợp thành một bài thơ hoàn chỉnh rất thú vị.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tiếng đàn.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh vận dụng làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1: điền số:
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV Nhận xét
Bài 2: đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc
Trong ngày Hội thể dục thể thao, các vận động viên xếp thành các hàng. Ban đầu xếp thành7 hàng, mỗi hàng có 171 vận động viên.
Hỏi khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ?
HS làm bài
Cá nhân
HS đọc
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính chu vi khu đất đó.
HS làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Làm quen với chữ số La Mã.
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy.
Kĩ năng : Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
Ôn luyện về dấu phẩy.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh sửa lại bài tập đã làm.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật). Ôn luyện về cách sử dụng dấu câu dấu phẩy
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật)
Phương pháp : thi đua, động não
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Cho 3 học sinh làm bài trên bảng và gọi học sinh đọc bài làm :
A
B
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt …
Chỉ các hoạt động nghệ thuật
Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc …
Chỉ các môn nghệ thuật
Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn …
Hoạt động 2 : Dấu phẩy ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh ôn luyện sử dụng dấu câu: dấu phẩy
Phương pháp : thi đua, động não
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Hát
Học sinh sửa bài
Tìm các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A, rồi ghi vào cột B:
Học sinh làm bài
Cá nhân
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Học sinh làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
Kĩ năng : học sinh biết phân loại các bông hoa sưu tầm được.
Nêu được chức năng và lợi ích của hoa
Thái độ : HS có ý thức bảo vệ hoa.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Khả năng kì diệu của lá cây ( 4’ )
Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Hoa ( 1’ )
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (7’ )
Mục tiêu:Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
Quan sát các hình trang 90, 91 trong SGK và kết hợp quan sát những bông hoa học sinh mang đến lớp.
Nói về màu sắc của những bông hoa quan sát được. Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm ?
Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật ( 7’ )
Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bông hoa đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại bông hoa của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được lợi ích và chức năng của hoa
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên cho cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường được dùng để làm gì ?
+ Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
Hát
Học sinh trình bày
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa R
Viết tên riêng: Phan Rang bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ / Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng :
Viết đúng chữ viết hoa R viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : chữ mẫu R, tên riêng: Phan Rang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Quang Trung
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi :
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa R, tập viết tên riêng Phan Rang và câu ca dao
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Ghi bảng : Ôn chữ hoa: R
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa R, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ R trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi :
+ Chữ R gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Ph, H
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Chữ R hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Phan Rang
Giáo viên giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phan Rang là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, R
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phan Rang 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc :
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Rủ, Kiếm, Hồ, Xem, Thê, Húc, Ngọc, Sơn.
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa R viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ R : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Ph, H: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Phan Rang: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở.
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Phùng Hưng”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: Q, T, B
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ Ph, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, n cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Chữ R, h, K, H, X, T, N, S, g cao 2 li rưỡi
Chữ u, n, a, x, e, m, c, i, ê, ô, ơ cao 1 li
Câu ca dao có chữ Rủ, Kiếm, Hồ, Xem, Thê, Húc, Ngọc, Sơn được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : S.
Ôn Toán
GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
1253 : 2
2714 : 3
2523 : 4
3504 : 5
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc
Trong ngày Hội thể dục thể thao, các vận động viên xếp thành các hàng. Ban đầu xếp thành7 hàng, mỗi hàng có 171 vận động viên.
Hỏi khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ?
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính chu vi khu đất đó
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên ăm nước ngoài: vi-ô-lông, ắc-sê ; các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: khuôn mặt, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, vũng nước, lướt nhanh, ...,
Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, tranh ảnh đàn vi-ô-lông, vài búp hoa ngọc lan, một khóm hoa mười giờ.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Mặt trời mọc ở đằng … Tây ! ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng 4 dòng thơ bài Mặt trời mọc ở đằng … Tây ! và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Trong các môn nghệ thuật có âm nhạc. Âm nhạc được thể hiện bằng các dụng cụ như đàn, kèn, trống, sáo,…Hôm nay các em sẽ được học bài: “Tiếng đàn” qua đó các em sẽ thấy tiếng đàn đã mang lại những điều kì diệu cho con người.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài.
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên viết bảng: vi-ô-lông, ắc-sê
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc bản quảng cáo với giọng vui, nhộn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn.
Bài chia làm 2 đoạn:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
GV giúp học sinh hiểu nghĩa thêm những từ ngữ được chú giải trong SGK
Giáo viên giải nghĩa thêm các số chỉ giờ
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Tương tự, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc.
Phương pháp : diễn giải, đàm thoại
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn văn tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn và trả lời câu hỏi :
+ Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
Giáo viên: tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hoà hợp với không gian thanh bình xung quanh.
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn
Phương pháp : Thực hành, thi đua
Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn văn tả ăm thanh của tiếng đàn và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hát
Học sinh đọc bài
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe
Cá nhân, Đồng thanh
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài
Cá nhân
Cá nhân
HS giải nghĩa từ trong SGK.
2 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Học sinh tiến hành đọc tương tự như trên
Học sinh đọc thầm.
Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc
Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng
Học sinh đọc thầm.
Thuỷ rất cố gắng, tập trung vào việc thể hiện bản nhạc: vầng trán tái đi. Thuỷ rung động với bản nhạc – gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làm mi rậm cong dài khẽ rung động
Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
Học sinh lắng nghe
HS đọc theo sự hướng dẫn của GV
Học sinh thi đọc
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Đối đáp với vua.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 ( là các số thường gặp trên mặt đồng hồ,…) để xem được đồng hồ ; số 20, số 21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI”.
Kĩ năng: học sinh nhận dạng chữ số La Mã nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với chữ số La Mã ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học bước đầu làm quen với chữ số La Mã. Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 ( là các số thường gặp trên mặt đồng hồ,…) để xem được đồng hồ ; số 20, số 21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI”
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã
Giáo viên giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X
Giáo viên viết lên bảng chữ số I, chỉ vài I và nêu: đây là chữ số La Mã, đọc là “một”
Tương tự với chữ số V ( năm ), X ( mười )
Giáo viên giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai ( XII )
Giáo viên viết lên bảng số III, chỉ vào số III và cho học sinh đọc “ba”
Giáo viên giới thiệu: số III do 3 chữ số I viết liền nhau và có giá trị là “ba”
GV viết lên bảng số IV, chỉ vào số IV và cho học sinh đọc “bốn”
Giáo viên giới thiệu: số IV do chữ số V ( năm ) ghép với chữ số I ( một ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị
Giáo viên hướng dẫn tương tự đối với số IX ( chín )
Khi dạy đến số VI ( sáu ), XI ( mười một ), XII ( mười hai ), Giáo viên nêu: ghép với chữ số I, II vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị
Hoạt động 2: Thực hành ( 26’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nhận dạng chữ số La Mã nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : Nối theo mẫu:
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh xem đồng hồ và nêu giờ đúng
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh làm bài.
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nêu
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Ôn Luyện từ và câu
GV tiếp tục giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật), ôn luyện sử dụng dấu câu: dấu phẩy
Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ tả đặc điểm và hoạt động của vật như tả người trong đoạn văn sau:
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim… Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Nhận xét
Bài 2: Chép lại bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao ? trong mỗi câu sau vào chỗ trống:
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.
vì sắp sửa chữa đình làng
Trường em nghỉ học vào ngày mai vì có Hội khoẻ Phù Đổng.
vì có Hội khoẻ Phù Đổng
Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập hát.
vì phải ở lại tập hát
Nhận xét
Bài 3: Chọn các từ ngữ chỉ nguyên nhân ở trong ngoặc để điền vào chỗ trống cho phù hợp ( vì bận họp, vì mưa to, vì bài khó ):
Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài.
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
Lễ phát phần thưởng cuối năm học phải kết thúc sớm vì mưa to
Bạn Hoa không giải được bài tập toán vì bài khó
Hôm qua cô giáo em nghỉ dạy 2 tiết cuối vì bận họp
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Tiếng đàn. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x hoặc mang thanh hỏi/thanh ngã.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc chứa tiếng có thanh hỏi/thanh ngã
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Tiếng đàn.
Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x hoặc mang thanh hỏi/thanh ngã.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Tiếng đàn
Phương pháp : vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x hoặc mang thanh hỏi/thanh ngã
Phương pháp : thực hành
Bài tập : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s
Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc …
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng x
Xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xúng xính …
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng thanh hỏi
Đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả …
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng thanh ngã
Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ …
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 6 câu
Những chữ đầu mỗi câu.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Tìm và ghi vào ô trống:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I ( một ) đến XII ( mười hai ) để xem được đồng hồ và các số XX ( hai mươi ), XXI ( hai mươi mốt ) khi đọc sách.
Kĩ năng: học sinh đọc, viết và nhận biết nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Làm quen với chữ số La Mã ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I ( một ) đến XII ( mười hai ) để xem được đồng hồ và các số XX ( hai mươi ), XXI ( hai mươi mốt ) khi đọc sách
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : Viết ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS đọc xuôi, đọc ngược các số La Mã
GV Nhận xét
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng:
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV gọi HS nhìn vào mặt đồng hồ rồi đọc
GV Nhận xét
Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Thực hành xem đồng hồ.
Thủ công
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Học sinh biết cách đan hoa chữ thập đơn.
Kĩ năng : Học sinh đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu tấm đan hoa chữ thập đơn bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa …) có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.
Tranh quy trình và sơ đồ đan hoa chữ thập đơn
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau.
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Đan nong đôi
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Đan hoa chữ thập đơn ( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết cách đan hoa chữ thập đơn
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu tấm đan hoa chữ thập đơn và giới thiệu: đây là mẫu đan hoa chữ thập đơn, những nan có màu sẫm là nan dọc, những nan có màu sáng là nan ngang.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh quan sát và nhận xét:
+ Trong tấm đan có mấy hình hoa chữ thập đơn ?
+ Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nào?
+ Muốn có tấm đan dài hơn ta làm thế nào ?
Giáo viên liên hệ thực tế: đan hoa chữ thập đơn được ứng dụng để đan trang trí.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đan hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình đan hoa chữ thập đơn lên bảng.
+ Để có được 1 tấm đan hoa chữ thập đơn, phải thực hiện mấy bước?
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn: đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Trong đó, có 5 nan khác màu và 2 nan cùng màu với nan dọc.
Cắt 4 nan khác màu với nan dọc và nan ngang có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô để dán nẹp xung quanh tấm đan
Bước 2 : Đan hoa chữ thập đơn.
Giáo viên gắn sơ đồ đan hoa chữ thập đơn và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan.
Đan hoa chữ thập đơn bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang vào.
+ Đan nan ngang thứ hai: đan nong mốt, nan ngang cùng màu nan dọc. Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 lên và luồn nan ngang vào.
+ Đan nan ngang thứ ba: nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc nan dọc 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9 lên và luồn nan ngang vào.
+ Đan nan ngang thứ tư: đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 lên và luồn nan ngang vào.
+ Đan nan ngang thứ năm: nan ngang khác màu nan dọc. Đan giống như đan nan ngang thứ ba
+ Đan nan ngang thứ sáu: nan ngang cùng màu nan dọc. Đan giống như đan nan ngang thứ hai
+ Đan nan ngang thứ bảy: nan ngang khác màu nan dọc. Đan giống như đan nan ngang thứ nhất
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít và điều chỉnh nan dọc, nan ngang cho đều rồi mới đan tiếp nan sau
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp. Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan hoa chữ thập đơn và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan hoa chữ thập đơn theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Trong tấm đan có 2 hình hoa chữ thập đơn
Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nong mốt
Muốn có tấm đan dài hơn ta tăng số nan dọc và kéo dài nan ngang tuỳ theo số lượng hoa chữ thập đơn định đan.
Học sinh quan sát
3 bước
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
Nan ngang
Hàng nan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
6
c
c
c
c
5
Õ
Õ
4
Õ
Õ
Õ
Õ
3
Õ
Õ
2
c
c
c
c
1
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
liền
Nan dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
Nhận xét, dặn dò:
Chuẩn bị : Đan hoa chữ thập đơn ( tiết 2 )
Nhận xét tiết học
Đạo đức
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ
Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
Kĩ năng : Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 1 )(4’)
Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )(1’ )
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ( 20’ )
Mục tiêu: học sinh biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
Phương pháp: quan sát, giảng giải.
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh cử ra 2 bạn đại diện cho mỗi nhóm lên chơi trò chơi. Giáo viên nêu ra các câu, mỗi nhóm sẽ cho biết câu nói đó đúng hay sai, nếu đúng lật mặt thẻ đỏ, nếu sai lật mặt thẻ xanh ( nếu trả lời đúng, sẽ được 1 hoa đỏ, sai sẽ được 1 hoa xanh) :
Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mà mình quen biết.
Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá
Sau mỗi ý kiến, học sinh thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự
Giáo viên chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ hơn.
Nhận xét trò chơi
Giáo viên kết luận:
+ Nên tán thành với các ý kiến b, c
+ Không tán thành với ý kiến a
Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( 13’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang .
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau:
Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang
Bên nhà hàng xóm có tang
Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang
Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận:
+ Tình huống a: em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
+ Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti-vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
+ Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn
Hoạt động 3 : Trò chơi Nên và Không nên
Mục tiêu: củng cố bài .
Phương pháp : thực hành .
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy, bút dạ và phổ biến luật chơi: trong một thời gian, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm
Giáo viên nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc
Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh chia 2 đội
Học sinh lắng nghe
Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách giơ thẻ
thẻ xanh
thẻ đỏ
thẻ đỏ
Học sinh thảo luận và trình bày kết quả, giải thích lí do vì sao hành vi đó lại là đúng hoặc sai.
Học sinh nêu ra một số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Học sinh chia nhóm và chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 1 )
Ôn Tập làm văn
Giáo viên giúp học sinh biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì : kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…?
Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
Em cùng xem với những ai?
Buổi diễn có những tiết mục nào?
Em thích tiết mục nào nhất? Hãy viết cụ thể về tiết mục ấy.
Giáo viên nhắc học sinh: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý
Giáo viên cho học sinh tập kể theo nhóm đôi
Giáo viên nhận xét
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Học sinh nêu.
Cá nhân
Học sinh tập kể theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân
Ôn Chính tả
GV tiếp tục cho học sinh làm đúng các bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc
Bài tập : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s
Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc …
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng x
Xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xúng xính …
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng thanh hỏi
Đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả …
Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng thanh ngã
Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ …
Tìm và ghi vào ô trống:
Tập làm văn
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn.
Kĩ năng: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn trong SGK.
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn nói về buổi biểu diễn nghệ thuật và cho học sinh đọc.
Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: Nghe kể Người bán quạt may mắn ( 1’ )
Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn ( 33’ )
Mục tiêu : Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
Phương pháp : thực hành
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên treo tranh minh hoạ bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt
Giáo viên cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
Giáo viên kể chuyện lần 1 ( Phần đầu: chậm rãi, thong thả thay đổi giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện).
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ ngữ:
Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ
Cảnh ngộ: tình trạng không hay mà người ta gặp phải
Người bán quạt may mắn
Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhàbà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây, thiu thiu ngủ.
Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra, viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi.
Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay. Chỉ một loáng thì gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Trên đường về, bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.
Theo Lê Văn Yên
Giáo viên kể lần 2, lần 3 và hỏi :
Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung câu chuyện.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm. Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
Giáo viên chốt: người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
Hát
Học sinh đọc
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh lắng nghe
Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn.
Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt.
Học sinh tập kể.
Học sinh kể chuyện theo nhóm
Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Kể về lễ hội.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh
Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ).
Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ).
Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút )
Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài )
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập.
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )( 8’ )
Mục tiêu: giúp học biết cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại
Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ có các vạch chia phút
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài:
+ Nêu vị trí của kim ngắn và kim dài ?
Giáo viên: khoảng thời gian kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 là 13 phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ ba để học sinh nêu được thời điểm theo 2 cách : 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc giờ thứ hai: xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ để sau đó tính được thời điểm của đồng hồ.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi
Bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn: bài này yêu cầu các em nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ.
Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất và hỏi :
+ Nêu vị trí kim ngắn ?
+ Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 3 dãy lên thi đua sửa bài : Giáo viên phát cho mỗi bạn 1 mô hình đồng hồ. Giáo viên hô: “9 giờ 6 phút” thì học sinh nhanh chóng quay kim đồng hồ đến đúng thời điểm Giáo viên nêu ra. Giáo viên nêu tiếp các thời điểm: 11 giờ 32 phút, 1 giờ kém 14 phút.
Bài 3: Nối theo mẫu :
Cho HS đọc yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên cho mỗi dãy cử 6 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh lắng nghe
Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
Cá nhân
Kim ngắn chỉ qua số 6 một chút, kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2
Cá nhân
Học sinh quan sát và nêu
HS đọc.
Học sinh quan sát
Kim ngắn chỉ qua số 1, kim dài ở vạch nhỏ thứ tư sau số 4
Vậy đồng hồ chỉ 1 giờ 24 phút
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
Kĩ năng : HS nêu được chức năng của hạt và kể ra những lợi ích của quả.
Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của cây trồng.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Hoa ( 4’ )
Hoa có chức năng gì?
Hoa thường được dùng để làm gì ?
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Quả (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu:
Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó.
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:
+ Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
+ Quan sát bên trong:
Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt
Bên trong quả gồm có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó.
Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả
Phương pháp : thực hành, thảo luận
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Quả thường được dùng để làm gì ? nêu ví dụ.
+ Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:
+ Ăn tươi
+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp
+ Làm rau dùng trong bữa ăn
+ Ép dầu
Nhận xét, tuyên dương
Hát
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 49 : Động vật .
Rèn chữ viết
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa R, Ph, H cỡ nhỏ
Cho học sinh viết: Rừng vàng, biển bạc
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 24.doc