Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Đất quý, đất yêu

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Đất quý, đất yêu: Tuần 11 Tập đọc I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,... Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khách, viên quan ) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục, … Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê – ti – ô – pi – a Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. . II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bản...

doc50 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Đất quý, đất yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tập đọc I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,... Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khách, viên quan ) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục, … Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê – ti – ô – pi – a Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. . II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Thư gửi bà Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo tranh và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên : quang cảnh được minh hoạ trong tranh là ở bờ biển của đất nước Ê – ti – ô – pi – a xinh đẹp. Người dân đất nước này có một phong tục rất độc đáo. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Đất quý, đất yêu”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng kể thong thả, nhẹ nhàng Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 18 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục Giáo viên giải nghĩa thêm : Khách du lịch : người đi chơi, xem cảnh phong cảnh ở phương xa. Sản vật : vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2 Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê – ti – ô – pi – a. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Hai người khách được vua Ê – ti – ô – pi – a đón tiếp như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? + Vì sao người Ê – ti – ô – pi – a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : + Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê – ti – ô – pi – a với quê hương như thế nào ? Giáo viên chốt ý : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Cá nhân Cá nhân Học sinh đọc thầm. Hai người khách được vua Ê – ti – ô – pi – a mời vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng và mến khách. Khi khách sắp xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu về nước. Người Ê – ti – ô – pi – a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ vì người Ê – ti – ô – pi – a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Học sinh đọc thầm. Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình : Người Ê – ti – ô – pi – a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương Người Ê – ti – ô – pi – a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất Kể chuyện I/Mục tiêu *Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khách, viên quan ) Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 2: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình Phương pháp : Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 4 tranh minh họa, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hướng dẫn : Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của đoạn nào, sau khi xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện. Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu . Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. Giáo viên treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Củng cố : ( 2’ ) Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ … Giáo viên hỏi : + Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện ? Giáo viên : Câu chuyện về phong tục độc đáo của người đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy. Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu Học sinh quan sát và kể tiếp nối Lớp nhận xét. Cá nhân Học sinh trả lời theo suy nghĩ. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập, các tranh vẽ tương tự như trong sách HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài : Bài toán giải bằng hai phép tính ( 1’ ) Hoạt động 1 : giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. Bước đầu biết giải và trình bày bài giải Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não Bài toán 1 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ? Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ + Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ? Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ tóm tắt : Thứ bảy : Chủ nhật : 6 xe ? xe + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu móc thể hiện tổng số xe đạp bán được trong cả hai ngày để hoàn thiện sơ đồ. + Để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết được những gì ? + Số xe đạp ngày thứ bảy biết chưa ? + Số xe đạp ngày chủ nhật biết chưa ? Giáo viên : vậy để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày trước tiên ta tìm số xe đạp ngày chủ nhật + Hãy tính số xe đạp ngày chủ nhật + Hãy tính số xe đạp bán được trong cả hai ngày Yêu cầu HS làm bài trình bày bài giải. Gọi học sinh đọc lại bài giải Giáo viên giới thiệu : đây là bài toán giải bằng hai phép tính. Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về bài toán giải bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Buổi sáng bán được bao nhiêu kilôgam đường ? + Buổi chiều bán được như thế nào so với buổi sáng? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ta phải biết được những gì ? + Số kilôgam đường buổi sáng biết chưa ? + Số kilôgam đường buổi chiều biết chưa ? Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm số kilôgam đường buổi chiều trước, sau đó mới tính kilôgam đường của cả hai buổi. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài bao nhiêu km ? + Quãng đường từ chợ huyện đến nhà như thế nào so với quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ta phải biết được những gì ? + Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện biết chưa ? + Quãng đường từ chợ huyện đến nhà biết chưa ? Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm quãng đường từ chợ huyện đến nhà trước, sau đó mới tính quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát HS đọc Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 chiếc xe đạp Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật gấp đôi ngày thứ bảy Bài toán hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu xe đạp ? Để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết được số xe của ngày thứ bảy và ngày chủ nhật Số xe đạp ngày thứ bảy biết rồi là 6 xe đạp Số xe đạp ngày chủ nhật chưa biết Số xe đạp ngày chủ nhật là: 6 x 2 = 12 ( xe đạp ) Số xe đạp bán được trong cả hai ngày là : 6 + 12 = 18 ( xe đạp ) HS làm bài Cá nhân Học sinh đọc Buổi sáng bán được 26 kilôgam đường. Buổi chiều bán được gấp đôi so với buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ? Để tính được cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ta phải biết được số kilôgam đường của mỗi buổi. Số kilôgam đường buổi sáng biết rồi là 26 kg Số kilôgam đường buổi chiều chưa biết 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài 18 km Quãng đường từ chợ huyện đến nhà bằng so với quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện. Hỏi quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ? Để tính được quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ta phải biết được quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện và quãng đường từ chợ huyện đến nhà dài bao nhiêu km. Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện biết rồi là 18 km Quãng đường từ chợ huyện đến nhà chưa biết 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập. Chính tả I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông. Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài : Gái, Thu Bồn Luyện viết tiếng có vần khó ( ong / oong ) Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : s/x, ươn/ương. Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV tổ chức cho học sinh thi giải những câu đố đã học trong bài trước Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe - viết chính xác trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính của bài Tiếng hò trên sông ( 20’ ) Phương pháp : Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. Giáo viên hỏi : + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Những chữ nào trong bài văn viết hoa ? + Bài văn có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : tiếng hò, chèo thuyền, thổi nhè nhẹ, chảy lại, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch a3ng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương Phương pháp : Thực hành, thi đua Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : ( cong, coong ) chuông xe đạp kêu kính coong vẽ đường cong ( xong, xoong ) làm xong việc cái xoong Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : A B Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x Từ ngữ có tiếng mang vần ươn Từ ngữ có tiếng mang vần ương Sông, suối, sắn, sen, sim sung, sả, su su, sáo, sếu Mang xách, xô đẩy, xiên xộc xệch, xa xa, xáo trộn, xôn xao Mượn, mướn, vươn, vượn lươn, lượn, sườn, trườn Bướng,gương, giường, đo lương thực, lường, thành Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng s : Bắt đầu bằng x : Có vần ân : Có vần âng : Giáo viên cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Gái, Thu Bồn Bài văn có 4 câu Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống : Tìm nhanh, viết đúng từ ngữ theo yêu cầu ở cột A rồi ghi vào chỗ trống ở cột B : Học sinh viết vở Học sinh thi đua sửa bài Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài Tiếng hò trên sông : Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : vẽ quê hương, xanh đỏ, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, quay đầu đỏ, ..., Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung chính của từng khổ thơ : cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Đất quý, đất yêu ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Đất quý, đất yêu”. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ những cảnh gì ? Giáo viên : đây là bức tranh vẽ quê hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất như làng xóm, tre, lúa, trường học, … và tô những màu sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏlại vẽ được một bức tranh quê hương đẹp đến như thế, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài thơ : “Vẽ Quê hương”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc ( xanh tươi, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ chót ) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, bài có 4 khổ thơ, gồm 24 dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 1 dòng thơ, bạn nào đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, và bạn đọc cuối bài sẽ đọc luôn tên tác giả Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : + Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ ? Giáo viên : trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những như vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương. Giáo viên gọi học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: + Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất : Vì quê hương rất đẹp. Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi. Vì bạn nhỏ yêu quê hương. Giáo viên : chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế. Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng cả bài thơ Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Bút – Em – Em – Chị Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ ( Bút – Em – Em – Chị ) Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Học sinh đọc thầm Tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ là tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc. Học sinh tìm và nêu : tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, mái ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót. Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm và tự do phát biểu ý kiến : bức tranh quê hương rất đẹp vì bạn nhỏ yêu quê hương. Cả 3 ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c. Chọn câu c. Cá nhân Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Chõ bánh khúc của dì tôi. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Bài toán giải bằng hai phép tính ( 4’ ) Nhận xét vở HS Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : Bài toán giải bằng hai phép tính ( tt ) ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về bài toán giải bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được sau hai lần bán, người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ta phải biết được những gì ? + Muốn tính số quả trứng cả 2 lần bán ta làm như thế nào ? Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm số quả trứng cả 2 lần trước, sau đó mới tính số quả trứng còn lại. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ta phải biết được những gì ? Giáo viên : vậy chúng ta phải tính được số lít dầu lấy đi trước, sau đó mới tính được số lít dầu còn lại trong thùng Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó : Gà trống : Gà mái : 14 con ? con GV gọi HS đặt đề toán. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh đọc Một người có 50 quả trứng. Lần đầu bán 12 quả, lần sau bán 18 quả. Hỏi sau hai lần bán, người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ? Để tính được sau hai lần bán, người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ta phải biết được số quả trứng cả 2 lần bán. Muốn tính số quả trứng cả 2 lần bán ta lấy số quả trứng lần 1 cộng với lần 2 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Một thùng có 42 lít dầu, đã lấy đi số dầu đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ? Để tính được trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ta phải biết được số lít dầu lấy đi là bao nhiêu . 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Bảng nhân 8 Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: Mở rộng vốn từ về Quê hương Tiếp tục ôn kiểu câu Ai làm gì ? Kĩ năng : tìm được các từ chỉ sự vật, tình cảm đối với Quê hương nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) So sánh. Dấu chấm Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 2, 3 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học Mở rộng vốn từ về Quê hương, qua đó sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về những người trong Quê hương; ôn kiểu câu : Ai ( cái gì, con gì ) - làm gì ? Ghi bảng. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Quê hương ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh mở rộng vốn từ về Quê hương Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên gọi học sinh đọc các từ ngữ trong bài Giáo viên hỏi : + Cây đa là từ chỉ gì ? + Vậy ta xếp từ cây đa vào cột nào ? + Gắn bó có nghĩa là gì ? + Vậy ta xếp từ gắn bó vào cột nào ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Chỉ sự vật ở quê hương Chỉ tình cảm đối với quê hương cây đa, dòng sông gắn bó, nhớ thương, yêu con đò, mái đình, ngọn quý, thương yêu, bùi ngùi, núi, phố phường tự hào Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc. Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hương Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS Gọi học sinh đọc bài làm : Các từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hương là quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn Bài tập 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Gọi học sinh đọc mẫu câu viết sẵn trong bảng Giáo viên hỏi : + Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai” ? + Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua tiếp sức, Bài tập 4: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Giáo viên nhắc học sinh : với mỗi từ ngữ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu. Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài Gọi học sinh đọc bài làm trên bảng Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang dắt trâu ra đồng Em trai tôi đang chơi bóng đá ngoài sân Những chú gà con chạy lon ton bên gà mái mẹ Đàn cá bơi lội tung tăng dưới ao. Hát Học sinh sửa bài Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng : Cá nhân Cây đa là từ chỉ sự vật. Xếp từ cây đa vào cột Chỉ sự vật ở quê hương Gắn bó có nghĩa là có quan hệ tình cảm khó tách rời nhau. Xếp từ cộng tác vào cột Chỉ tình cảm đối với quê hương. Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hương ở đoạn văn sau : 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Gạch dưới những câu được viết theo mẫu “Ai làm gì ?” trong đoạn dưới đây : HS đọc: Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai” là Chúng tôi. Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” là rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. Học sinh làm bài Học sinh thi đua tiếp sức. Bạn nhận xét Dùng mỗi từ ngữ trong ngoặc đơn để đặt một câu theo mẫu “Ai làm gì ?”: 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Học sinh thi đua Bạn nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng : Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. Kĩ năng : HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại. Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại Thái độ : HS có ý thức học tập, yêu quý họ hàng nội, ngoại. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 42,43 SGK Học sinh : SGK, mỗi 1 HS mang 1 ảnh chụp họ nội, họ ngoại. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Họ nội, họ ngoại Những người thuộc họ nội gồm những ai ? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Hoạt động 1: làm việc với phiếu bài tập (7’ ) Mục tiêu : Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong trang 42, thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau : + Trong hình vẽ có bao nhiêu người, đó là những ai ? Gia đình đó có mấy thế hệ ? + Ông bà của Quang có bao nhiêu người con, đó là những ai ? + Ai là con dâu và con rễ của ông bà ? + Ai là cháu nội và cháu ngoại của ông bà ? Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét. GV kết luận : đây là bức tranh vẽ một gia đình. Gia đình đó có 3 thế hệ, đó là ông bà, bố mẹ và các con. Ông bà có một con trai, một con gái, một con dâu và một con rể. Ông bà có hai cháu ngoại là Hương và Hồng, hai cháu nội là Quang và Thuỷ Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng ( 22’ ) Mục tiêu : Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Phương pháp : giảng giải, quan sát Cách tiến hành : GV gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi để hình thành sơ đồ như trong SGK : + Gia đình có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm có những ai ? + Ông bà đã sinh được mấy người con ? Đó là những ai ? + Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con rể ? Đó là những ai ? + Bố mẹ Quang sinh được mấy người con ? Đó là những ai ? + Bố mẹ Hương sinh được mấy người con ? Đó là những ai ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng. Ông x Bà Mẹ của Quang và Thuỷ x Bố của Quang và Thuỷ Mẹ của Hương và Hồng x Bố của Hương và Hồng Quang Thuỷ Hương Hồng Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình. Nhận xét Hát Học sinh trả lời Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của Giáo viên Trong hình vẽ có 10 người, đó là ông, bà, bố mẹ Hương, Hương, Hồng, bố mẹ Quang, Quang và Thuỷ. Gia đình đó có 3 thế hệ Ông bà của Quang có 2 người con, đó là bố mẹ Hương và bố mẹ Quang Con dâu của ông bà là mẹ Quang, con rễ của ông bà là bố của Hương Cháu nội của ông bà là Quang và cháu ngoại của ông bà là Hương và Hồng Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh trình bày trước lớp ( mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi ) Gia đình có 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất gồm có ông và bà. Ông bà đã sinh được 2 người con. Đó là bố của Quang và mẹ của Hương Ông bà có 1 người con dâu. Đó là mẹ của Quang. Ông bà có 1 người con rễ, đó là bố của Hương. Bố mẹ Quang sinh được 2 người con. Đó là Quang và Thuỷ Bố mẹ Hương sinh được 2 người con. Đó là Hương và Hồng HS trả lời ( 3 – 4 HS ) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 22 : thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng ( tiếp theo ) Tập viết I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa G ( Gh ) Viết tên riêng : Ghềnh Ráng bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng : Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa G, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV: chữ mẫu Gh, R, A, Đ, L, T, V, tên riêng : Ghềnh Ráng và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài. Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước. Cho học sinh viết vào bảng con : Ông Gióng, G Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết và nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa G, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng : Gh, R, A, Đ, L, T, V Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng. Giáo viên hỏi: + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV gắn chữ G trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét. + Chữ G được viết mấy nét ? + Chữ G hoa gồm những nét nào? GV chỉ vào chữ Gh hoa và nói : chữ G được viết liền với h thành chữ Gh như sau : từ điểm đặt bút giữa dòng li thứ 3 viết nét cong trên độ rộng một đơn vị chữ, tiếp đó viết nét cong trái nối liền lên đến đường li thứ 2, rê bút viết nét khuyết dưới nối sang h tạo thành chữ Gh Giáo viên viết chữ R, Đ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa : Chữ Gh hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ R, Đ hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng : Ghềnh Ráng Giáo viên giới thiệu : Ghềnh Ráng là một thắng cảnh ở Bình Định, có bãi tắm rất đẹp. Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Những chữ nào viết hai li rưỡi ? + Chữ nào viết một li ? + Chữ nào viết 4 li ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương Giáo viên : câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng đúng, đẹp Phương pháp : Luyện tập, thực hành Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ Gh : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ R, Đ : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Ghềnh Ráng : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ : 2 lần Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Hát Học sinh nhắc lại Học sinh viết bảng con Các chữ hoa là : Gh, R, A, Đ, L, T, V HS quan sát và nhận xét. 3 nét. Nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau và nét khuyết dưới. Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. R, g, h n, ê, a G Cá nhân Học sinh theo dõi Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Câu ca dao có chữ được viết hoa là Gh, R, A, Đ, L, T, V Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc HS viết vở Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ. Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa H ÔN TOÁN GV giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. Bài 1 : Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó : Gà trống : Gà mái : 15 con ? con GV gọi HS đặt đề toán. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : Tính ( theo mẫu ) : Gấp 13 lên 2 lần rồi thêm 19 13 x 2 = 26 26 + 19 = 45 Gấp 24 lên 4 lần rồi bớt 47 Giảm 35 đi 7 lần rồi thêm 28 Giảm 48 lên 6 lần rồi bớt 2 Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : chõ bánh khúc, dắt tay, phủ, cực mỏng, đầy rổ, nghi ngút, ..., Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả ( nhấn ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm … ) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam. Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : chõ bánh khúc thơm ngon của dì – sản phẩm từ đồng quê – khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, kèm thêm lá rau khúc, một chiếc bánh khúc. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Vẽ Quê hương ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên : bánh khúc là một loại bánh được làm từ gạo nếp, trộn lẫn với lá cây khúc giã nhuyễn. Đây là loại bánh rất ngon và đặc trưng của làng quê Việt Nam. Trong giờ Tập đọc hôm nay sẽ giới thiệu với các em về loại bánh này qua bài : “Chõ bánh khúc của dì tôi”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 11 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng phần : bức thư chia thành 3 phần. Phần 1 : Dì tôi … hái đầy rỗ mới về Phần 2 : Ngủ một giấc … gói vào trong đó Phần 3 : còn lại Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. Tương tự, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2, 3 Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3 Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam. Phương pháp : diễn giải, đàm thoại Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Tác giả tả cây rau khúc như thế nào ? Giáo viên : tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh đẹp, tả rất đúng về cây rau khúc. Đoạn 1 đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của cây rau khúc. Không chỉ đẹp mà cây rau khúc còn rất có ích, là nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh khúc. Khi làm bánh, cây rau khúc đã tạo cho bánh khúc một nét riêng. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Tìm những câu văn miêu tả bánh khúc ? + Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ? Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả ( nhấn ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm … ) Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài Cá nhân Cá nhân Cá nhân 3 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Học sinh tiến hành đọc tương tự như trên Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú, lá như mạ bạc, như được phủ lượt tuyết cực mỏng, sương đọng trên lá long lanh như bóng đèn pha lê. Những câu văn miêu tả bánh khúc là những chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. Tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương vì đó là mùi vị độc đáo của đồng quê gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ về người dì, về những người thân yêu khác trong những ngày thơ ấu. Học sinh lắng nghe HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nắng phương nam. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Thành lập và ghi nhớ bảng nhân 8. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân. Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : bảng nhân 8 ( 1’ ) Hoạt động 1 : lập bảng nhân 8 ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thành lập bảng nhân 8 ( 8 nhân với 1, 2, 3, …, 10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này Phương pháp : trực quan, giảng giải GV yêu cầu học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. Cho học sinh kiểm tra xem mình lấy có đúng hay chưa bằng cách đếm số chấm tròn trên tấm bìa. + Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có mấy chấm tròn ? + 8 chấm tròn được lấy mấy lần ? + 8 được lấy mấy lần ? GV ghi bảng : 8 được lấy 1 lần + 8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân nào ? Giáo viên ghi bảng : 8 x 1 + 8 x 1 bằng mấy ? Gọi học sinh đọc lại phép nhân. Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra Giáo viên gắn tiếp 2 tấm bìa trên bảng và hỏi : + Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy 8 chấm tròn được lấy mấy lần ? + Hãy lập phép nhân tương ứng. Giáo viên ghi bảng : 8 x 2 + 8 x 2 bằng mấy ? + Vì sao con biết 8 x 2 = 16 ? Giáo viên ghi bảng : 8 x 2 = 8 + 8 =16 Gọi học sinh nhắc lại Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra Giáo viên gắn tiếp 3 tấm bìa trên bảng và hỏi : + Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy 8 chấm tròn được lấy mấy lần ? + Hãy lập phép nhân tương ứng. Giáo viên ghi bảng : 8 x 3 + 8 x 3 bằng mấy ? + Vì sao con biết 8 x 3 = 24 ? Giáo viên ghi bảng : 8 x 3 = 8 + 8 + 8 =24 Gọi học sinh nhắc lại + Bạn nào còn có cách khác tìm ra tích của 8 x 3 không ? Giáo viên : dựa trên cơ sở đó, các em hãy lập các phép tính còn lại của bảng nhân 8. Gọi học sinh nêu các phép tính của bảng nhân 8 Giáo viên kết hợp ghi bảng : 8 x 4 = 32 8 x 5 = 40 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 8 x 8 = 64 8 x 9 = 73 8 x 10 = 80 Giáo viên chỉ vào bảng nhân 8 và nói : đây là bảng nhân 8. Giáo viên hỏi : + Các phép nhân đều có thừa số là mấy ? + Các thừa số còn lại là số mấy ? + Quan sát và cho cô biết 2 tích liên tiếp liền trong bảng nhân 8 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? + Muốn tìm tích liền sau ta làm như thế nào ? + Tìm tích của 8 x 4 bằng cách nào ? + Bạn nào còn có cách nào khác ? + Trong 2 cách bạn vừa nêu thì cách nào nhanh hơn ? Giáo viên cho học sinh đọc bảng nhân 8 Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bảng nhân 8 Gọi học sinh đọc xuôi và đọc ngược bảng nhân 8 Giáo viên che số trong bảng nhân 8 và gọi học sinh đọc lại Giáo viên che cột tích trong bảng nhân 8 và cho dãy 1 đọc, mỗi học sinh đọc nối tiếp. Gọi 2 học sinh đọc bảng nhân, mỗi học sinh đọc 5 phép tính Cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 8. Hoạt động 2 : thực hành ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng bảng nhân 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. Thực hành đếm thêm 8. Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : tính GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1 hộp : 8 cái bánh 7 hộp: … cái bánh ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1 tổ : 8 bạn 3 tổ : … bạn ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Tính nhẩm : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Hát Học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. Học sinh kiểm tra Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có 8 chấm tròn 8 chấm tròn được lấy 1 lần 8 được lấy 1 lần 8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 8 x 1 8 x 1 = 8 Cá nhân Học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, và kiểm tra 8 chấm tròn được lấy 2 lần 8 x 2 8 x 2 = 16 Vì 8 x 2 = 8 + 8 =16 Cá nhân Học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, và kiểm tra 8 chấm tròn được lấy 3 lần 8 x 3 8 x 3 = 24 Vì 8 x 3 = 8 + 8 + 8 =24 Cá nhân Lấy tích của 8 x 2 = 16 cộng cho 8 bằng 24 Học sinh nêu ( có thể không theo thứ tự ) Các phép nhân đều có thừa số là số 8 Các thừa số còn lại là số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 2 tích liên tiếp liền trong bảng nhân 8 hơn kém nhau 8 đơn vị Muốn tìm tích liền sau ta lấy tích liền trước cộng thêm 8 Tìm tích của 8 x 4 bằng cách ta lấy 8 + 8 + 8 + 8 = 32 Lấy tích 8 x 3 = 24 cộng 8 = 32 Trong 2 cách bạn vừa nêu thì cách 2 nhanh hơn Cá nhân, Đồng thanh Cá nhân 3 học sinh Cá nhân Cá nhân 2 học sinh đọc Cá nhân HS đọc HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Học sinh đọc Mỗi hộp có 8 cái bánh. Hỏi 7 hộp có bao nhiêu cái bánh ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Lớp 3A có 3 tổ, mỗi tổ có 8 bạn. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Luyện tập . ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU GV tiếp tục giúp cho học sinh mở rộng vốn từ về những người trong Quê hương; ôn kiểu câu : Ai ( cái gì, con gì ) - làm gì ? Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương, nơi cha ông em đã sống nhiều năm : Con đò Rạp hát Bến nước Mái đình Luỹ tre Dòng sông Lễ hội Hội chợ Gọi HS đọc đề bài Cho HS làm bài. Cho học sinh thi đua sửa bài : mỗi dãy cử 1 học sinh lên khoanh tròn vào câu phù hợp với yêu cầu bài. Nhận xét Bài 2 : Khoanh tròn chữ cái trước những từ em thấy có thể dùng trước từ quê hương trong câu : yêu mến hoàn thành gắn bó thăm nhớ làm việc cải tạo xây dựng Gọi HS đọc đề bài Cho HS làm bài. Cho học sinh thi đua sửa bài : mỗi dãy cử 1 học sinh lên khoanh tròn vào câu phù hợp với yêu cầu bài. Nhận xét Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài : khoanh vào câu a, c, d, e, f, g Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài : khoanh vào câu a, d, e, g, h Lớp bổ sung, nhận xét. Chính tả I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp bài thơ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Kĩ năng : Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài thơ Vẽ Quê hương Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x, ươn / ương Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài thơ Quê hương HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : mỗi ngày, diều biếc, êm đềm, trăng tỏ. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài thơ Vẽ Quê hương. Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x, ươn / ương Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nhớ - viết ( 24’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhớ – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài thơ Vẽ Quê hương Phương pháp : vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc bài thơ Gọi học sinh đọc lại. Giáo viên hỏi : + Khổ thơ này chép từ bài nào ? + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Khổ thơ này có mấy dòng thơ ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ. + Chữ đầu câu viết như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Hướng dẫn học sinh viết bài : GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên cho học sinh gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : s / x, ươn / ương Phương pháp : thực hành Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy, cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Aùnh đèn khuya còn sáng lưng đồi. Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Mồ hôi mà để xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng s : Bắt đầu bằng x : Có vần ươn : Có vần ương : Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. Học sinh nghe Giáo viên đọc Học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Khổ thơ này chép từ bài Vẽ Quê hương Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Bài thơ này có 16 dòng thơ Học sinh đọc Chữ đầu câu viết hoa. Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS nhớ và viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống s hoặc x : Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Vẽ Quê hương : Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. TOÁN I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 8 để làm tính và giải toán. Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. Kĩ năng: học sinh biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán, làm tính nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, nội dung ôn tập. HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : bảng nhân 8 ( 4’ ) Gọi học sinh đọc bảng nhân 8 GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ ) Luyện tập : ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng bảng nhân 8 để làm tính và giải toán. Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : tính GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Giáo viên lưu ý : 1 x 8 = 8, 8 x 1 = 8 vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. GV hỏi : + Có nhận xét gì về kết quả các thừa số, thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8 ? Vậy ta có 8 x 2 = 2 x 8 Giáo viên tiến hành tương tự để học sinh rút ra kết luận về các phép tính còn lại. Giáo viên kết luận : khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : tính GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Giáo viên lưu ý : ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. Hát Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Hai phép tính này cùng bằng 16 Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự viết khác nhau Học sinh đọc Một tấm vải dài 20m. người ta cắt lấy 2 mảnh, mỗi mảnh dài 8m . Hỏi tấm vải đó còn lại mấy mét? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số THỦ CÔNG I/ Mục tiêu : Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ. II/ Chuẩn bị : GV : Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T Kéo, thủ công, bút chì. HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Nhận xét bài kiểm tra của học sinh. Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài: cắt, dán chữ I, T ( Tiết 1 )( 1’ ) Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết quan sát và nhận xét về hình dạng, kích thước của chữ I, T Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ I, T, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét : + Các chữ I, T rộng mấy ô ? + So sánh chữ I và chữ T ? Hình 1 Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc và nói : Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại Bước 1 : Kẻ chữ I, T . Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T lên bảng. Giáo viên hướng dẫn : + Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I. Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô + Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vo hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b. 1ô 3 ô 5 ô a) 5 ô b) Hình 2 Bước 2 : Cắt chữ T . Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T ( Hình 2b ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nữa chữ T, bỏ phần gạch chéo (Hình 3a ). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (Hình 3b) a) b) Hình 3 Bước 3 : Dán chữ I, T . Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ I, T theo các bước sau : + Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn + Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định + Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) Hình 4 Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán. Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T và nhận xét Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hát Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. Các chữ I, T rộng 1 ô. Chữ I và chữ T có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau. Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn. Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ I, T ( tiếp theo ) Nhận xét tiết học Đạo đức I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu : Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. Kĩ năng : Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. Thái độ : giáo dục học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ cho tình huống của hoạt động 1, tiết 1, các bài hát về chủ đề nhà trường, các tấm bìa màu xanh, đỏ và trắng. Học sinh : vở bài tập đạo đức, thẻ Đ – S. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 1 ) ( 4’ ) Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ Cho học sinh nhận xét tình huống đúng thì vỗ tay, không đúng thì không vỗ Hỏi thăm, an ủi khi có chuyện buồn Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém Chúc mừng khi bạn được điểm 10 Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 1 ) ( 1’ ) Hoạt động 1: phân tích tình huống ( 8’ ) Mục tiêu : học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên treo tranh, yêu cầu học sinh quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh Giáo viên giới thiệu tình huống : trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường : bạn cuốc đất, bạn thì trồng hoa, … riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em, bạn Huyền có thể làm gì ? Vì sao ? Giáo viên cho học sinh nêu cách giải quyết, kết hợp ghi lên bảng. Huyền đồng ý đi chơi với bạn Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình Huyền doạ sẽ mách cô giáo Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi. Giáo viên hỏi : nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a ? b ? c ? d ? Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó. Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày Giáo viên kết luận : Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm. Hoạt động 2 : đánh giá hành vi ( 9’ ) Mục tiêu : học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc lớp, việc trường. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm bài Nội dung bài tập : Em hãy viết vào ô chữ Đ trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai : Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong công việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự cuộc thi Báo tường ngày 8/3 ở trường Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ. Riêng Nam, cô giáo nhắc nhở mấy lần mà vẫn quên Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo. Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, dành nhiều điểm 9, 10 để kính tặng các thầy nhân ngày 20/11 Giáo viên kết luận : + Các việc a, b, e là việc làm đúng. + Các việc c, d là việc làm sai. Hoạt động 3 : bày tỏ ý kiến ( 8’ ) Mục tiêu : học sinh biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp : thảo luận nhóm, đàm thoại, động não Cách tiến hành : Giáo viên lần lượt đưa ra từng ý kiến : Trẻ em có quyền được tham gia những công việc của trường mình, lớp mình. Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng. Cho học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa : Màu đỏ : tán thành Màu xanh : không tán thành Màu trắng : lưỡng lự Giáo viên cho học sinh thảo luận về lí do học sinh có thái độ tán thành và không tán thành hoặc lưỡng lự Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên cho lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm Giáo viên kết luận : Các ý kiến a, b, d là đúng Ý kiến c là sai Hát Học sinh đọc Học sinh thực hành cả lớp Học sinh làm bài. Học sinh quan sát và trả lời Học sinh nêu cách giải quyết Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử. Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp thảo luận, phân tích mặt hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết. Học sinh làm bài tình huống giáo viên nêu về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử Đúng. Không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng hoàn thành công việc. Đúng. Tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc Sai. Nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia vào việc làm chung mà lớp, trường phát động Sai. Đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia Đúng. Các bạn làm thế sẽ làm cho thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm bìa Các nhóm thảo luận Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 2 ) Ôn Tập làm văn GV tiếp tục cho học sinh học sinh tập viết một bức thư ngắn cho người thân Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý trước khi viết thư : Trình bày thư đúng thể thức ( rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào … ) Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư ( kính trọng người trên, thân ái với bạn bè ) Yêu cầu HS cả lớp viết thư Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh Giáo viên gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS Cho học sinh thi đua đọc thư hay Giáo viên nhận xét, tuyên dương Học sinh viết thư Cá nhân Cả lớp lắng nghe bạn đọc và nhận xét Ôn Chính tả GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : s / x, ươn / ương Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy, cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Aùnh đèn khuya còn sáng lưng đồi. Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Mồ hôi mà để xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng s : Bắt đầu bằng x : Có vần ươn : Có vần ương : Điền vào chỗ trống s hoặc x : Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Vẽ Quê hương : TẬP LÀM VĂN I/ Mục tiêu : Kiến thức : Nghe – kể nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui : Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương. Kĩ năng : Nhớ nội dung câu chuyện, lời kể rõ, tác phong mạnh dạn, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên. Biết nói về quê hương ( hoặc nơi mình đang ở ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý ( Quê em ở đâu ? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? ), dùng từ, đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư HS : Vở bài tập, Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy HS, 1 phong bì thư III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Tập viết thư và phong bì thư Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân Giáo viên gọi 3 – 4 học sinh đọc lá thư đã viết trước lớp Nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài : Nghe – kể : Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương ( 1’ ) Hoạt động 1 : Nghe – kể : Tôi có đọc đâu Mục tiêu : giúp học sinh Nghe – kể nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui : Tôi có đọc đâu Phương pháp : giảng giải, thực hành, thi đua Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1 Giáo viên kể chuyện ( giọng vui, dí dỏm ) Tôi có đọc đâu Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư : “ Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư”. Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên : Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu ! Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi : + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ? + Người bên cạnh kêu lên như thế nào ? Giáo viên kể chuyện lần 2 Giáo viên gọi học sinh kể lại câu chuyện Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 học sinh, yêu cầu kể câu chuyện cho nhau nghe. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. Giáo viên nhận xét và hỏi : + Truyện này buồn cười ở chỗ nào ? Hoạt động 2 : Nói về quê hương ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết nói về quê hương ( hoặc nơi mình đang ở ) theo gợi ý trong SGK Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương Phương pháp : thực hành Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1 Giáo viên hướng dẫn : quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống, … Quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố lớn như : Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, … Giáo viên cho học sinh tập nói trước lớp Bài nói đủ ý ( Quê em ở đâu ? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? ), dùng từ, đặt câu đúng Cho học sinh tập nói theo nhóm đôi Gọi học sinh xung phong trình bày trước lớp Giáo viên nhận xét Hát 3 – 4 học sinh đọc ( 20’ ) Dựa theo truyện Tôi có đọc đâu, trả lời câu hỏi . Học sinh lắng nghe Giáo viên kể Cá nhân Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Người viết thư viết thêm vào thư : “ Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư ” Người bên cạnh kêu lên : “Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !”. Học sinh chú ý lắng nghe Học sinh Học sinh kể theo hướng dẫn của Giáo viên. Học sinh thảo luận nhóm và kể câu chuyện cho nhau nghe Học sinh thi kể chuyện. Lớp nhận xét. Truyện này buồn cười ở chỗ người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vôi thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta. Học sinh nêu Cá nhân Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm. Mỗi lần về quê chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em. Học sinh tập nói theo nhóm đôi Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nghe – kể : Nói về cảnh đẹp đất nước. TOÁN I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Kĩ năng: học sinh áp dụng cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài : Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số ( 1’ ) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não GV viết lên bảng phép tính : 123 x 2 = ? Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính : x 123 2 246 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 Vậy 123 nhân 2 bằng 246 GV gọi HS nêu lại cách tính GV viết lên bảng phép tính : 326 x 3 = ? Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính : x 326 3 978 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 Vậy 326 nhân 3 bằng 978 GV gọi HS nêu lại cách tính Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1 : tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài GV : ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên : “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách tính GV Nhận xét Bài 2 : đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1 hàng : 105 vận động viên 8 hàng : …… vận động viên ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Tìm x : GV gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu học sinh làm bài. GV cho HS thi đua tiếp sức. GV Nhận xét, tuyên dương Hát HS đọc. 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. Học sinh nêu : Đầu tiên viết thừa số 123 trước, sau đó viết thừa số 2 sao cho 2 thẳng cột với 3. Viết dấu nhân. Kẻ vạch ngang. Cá nhân HS đọc 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. Học sinh nêu : Đầu tiên viết thừa số 326 trước, sau đó viết thừa số 32 sao cho 3 thẳng cột với 6. Viết dấu nhân. Kẻ vạch ngang. Cá nhân HS nêu và làm bài Lớp Nhận xét Học sinh nêu HS nêu và làm bài HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét. Học sinh nêu HS đọc Có 8 hàng, mỗi hàng xếp 105 vận động viên. Hỏi có tất cả bao nhiêu vận động viên ? HS làm bài Cá nhân HS đọc Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Luyện tập . GV nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng : Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. Kĩ năng : HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại. Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại Thái độ : HS có ý thức học tập, yêu quý họ hàng nội, ngoại. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 42,43 SGK Học sinh : SGK, mỗi 1 HS mang 1 ảnh chụp họ nội, họ ngoại. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng GV cho học sinh hình thành sơ đồ mối quan hệ họ hàng Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Hoạt động 1: Chơi trò chơi Xếp hình Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng Phương pháp : trò chơi, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên phổ biến luật chơi : phát cho 2 nhóm các miếng ghép tên các thành viên trong một gia đình. Nhiệm vụ của các nhóm là phải vẽ sơ đồ và giải thích được mối quan hệ họ hàng trong gia đình ấy. Giáo viên phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình. Nhận xét Hát Học sinh thực hành ( 7’ ) Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm 1 : Hương, Tuấn, bố mẹ Linh, Linh ( em gái Tuấn ), bố mẹ Hương. Nhóm 2 : ông, con trai, con rể, con gái, con dâu, bà Nhóm 3 : ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố mẹ Giang, Sơn Nhóm 4 : cô lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng, ông bà. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung : nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 23 : Phòng cháy khi ở nhà RÈN CHỮ VIẾT GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa Gh, R, Đ cỡ nhỏ. Cho học sinh viết tên riêng : Đông Anh, Loa Thành Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 11.doc
Tài liệu liên quan