Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Cuộc chạy đua trong rừng

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Cuộc chạy đua trong rừng: Tuần 28 Tập đọc –kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan … Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại. 3. Thái độ: - GDHS thói quen cẩn thận, không chủ quan trong mọi việc. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ th...

doc47 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8598 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Cuộc chạy đua trong rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tập đọc –kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan … Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại. 3. Thái độ: - GDHS thói quen cẩn thận, không chủ quan trong mọi việc. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 của học sinh về kĩ năng đọc thầm và đọc thành tiếng. Giáo viên tuyên dương những học sinh thi làm bài tốt. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi: + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? + Những hoạt động đó thuộc lĩnh vựa gì ? Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Thể thao là chủ điểm nói về những hoạt động thể dục thể thao. Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên giới thiệu: Tranh minh hoạ cuộc chạy đua trong rừng của các con thú. Khi các con thú đang dồn hết sức mình cho cuộc chạy đua thì chú ngựa nâu lại đang cúi xuống xem xét cái chân của mình. Chuyện gì xảy ra với chú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Cuộc chạy đua trong rừng” để biết thêm điều này. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn: Đoạn 1: giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện niềm vui thích của Ngựa Con khi sửa soạn cho cuộc đua với niềm tin chắc chắn mình sẽ giành được vòng nguyệt quế. Đoạn 2: lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: đọc với giọng âu yếm, ân cần. Lồi đáp của Ngựa Con: tự tin, ngúng nguẩy ( cho lời cha dặn là thừa ) Đoạn 3: tả buổi sáng trong rừng, các muông thú chuẩn bị vào cuộc đua – giọng chậm, gọn, rõ. Đoạn 4: giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên ; giọng chậm lại, nuối tiếc: đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan không kiểm tra bộ móng trước cuộc đua. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? Giáo viên: Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? + Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi : + Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? + Ngựa Con rút ra bài học gì ? Hát 2 học sinh đọc Học sinh quan sát và trả lời Các bạn nhỏ trong tranh đang đánh cầu lông, nhảy dây, chạy, đá bóng Đó là những hoạt động thể dục thể thao. Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Cá nhân Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch. Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt liền khuyên con: phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. Nghe cha nói, Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng. Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi vì Ngựa Con chuẩn bị cuộc đua không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi, đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa Con lại chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bở dở cuộc đua. Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. Tập đọc –kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : *Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu truyện, học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Giáo viên cho một – hai tốp học sinh tự phân vai đọc lại câu chuyện. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử Phương pháp : Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào ? Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK và nêu nội dung từng tranh. Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời Ngựa Con. Giáo viên chú ý học sinh: vì chuyện đã xảy ra nên phải thay từ Ngày mai bằng Năm ấy, Hôm ấy, Hồi ấy, Dạo ấy. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Học sinh phân vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con. Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng “tôi” hoặc xưng “mình” Học sinh nêu: Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước. Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn. Tranh 3: Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau. Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng. Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán So sánh các số trong phạm vi 100 000 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 Kĩ năng: học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Số 100 000. Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: So sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 1’ ) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 25’ ) Mục tiêu: giúp học sinh củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát So sánh hai số có số các chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 999 … 1012 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 999 có ba chữ số, 1012 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 999 < 1012 Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9790 và 9786 + Hai số cùng có bốn chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải : Chữ số hàng nghìn đều là 9 Chữ số hàng trăm đều là 7 Ở hàng chục có 9 > 8 Vậy: 9790 > 9786 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có bốn chữ số. Ví dụ 1: so sánh 4597 với 5974 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 2: so sánh 3772 với 3605 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 3: so sánh 8513 với 8502 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 4: so sánh 655 với 1032 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên: đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ sốđầu tiên ở bên trái, nếu bằng nhau thì so sánh cặp số tiếp theo. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 25’ ) Mục tiêu: giúp học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát So sánh hai số có số các chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 100 000 … 99 999 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 100 000 có sáu chữ số, 99 999 có năm chữ số, mà sáu chữ số nhiều hơn năm chữ số. Vậy 100 000 > 99 999 Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với 99 999 … 100 000 Ví dụ 1: so sánh 937 với 20 351 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với các cặp số: 97 366 và 100 000 98 087 và 9999 Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 76 200 và 76 199 + Hai số cùng có năm chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải : Chữ số hàng chục nghìn đều là 7 Chữ số hàng nghìn đều là 6 Ở hàng trăm có 2 > 1 Vậy: 76 200 > 76 199 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có năm chữ số. Ví dụ 1: so sánh 73 250 với 71 699 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 1: so sánh 93 273 với 93 267 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Hoạt động 3: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3a: Khoanh vào số lớn nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3b: Khoanh vào số bé nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. GV gọi HS đọc yêu cầu phần b Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 49 376 ; 49 736 ; 38 999 ; 48 987 là: 49 376 49 736 38 999 48 987 GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Hát Học sinh điền dấu < và giải thích. Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn, vì 4 < 5 nên 4597 < 5974 Vì chữ số hàng nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng trăm, 7 > 6 nên 3772 > 3605 Vì chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 1 > 0 nên 8513 > 8502 Vì 655 có ba chữ số, 1032 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 655 < 1032 Học sinh điền dấu > và giải thích. Học sinh điền dấu < và giải thích. 937 có ba chữ số, 20 351 có năm chữ số, mà ba chữ số ít hơn năm chữ số. Vậy 937 < 20 351 Học sinh đếm số chữ số trong từng cặp số cần so sánh Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Vì chữ số hàng chục nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng nghìn, 3 > 1 nên 73 250 > 71 699 Vì chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 7 > 6 nên 93 273 > 93 267 HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài 2543 < 2549 7000 > 6999 4271 = 4271 26 513 < 26 517 100 000 > 99 999 99 999 > 9999 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài 27 000 < 30 000 8000 > 9000 – 2000 43000 = 42000 + 1000 86 005 < 86 050 72 100 > 72 099 23400 = 23000+400 HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào số 73 954 Vì số 73 954 là số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm lớn nhất trong các số đó. HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào số 48 650 Vì số 48 650 là số có hàng chục nghìn bé nhất trong các số đó. HS đọc: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 20 630 ; 30 026 ; 36 200 ; 60 302 HS đọc: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 65 347 ; 47 563 ; 36 574 ; 35 647 HS đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Khoanh câu B Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập. Chính tả Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l / n ; dấu hỏi / dấu ngã. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 của học sinh về kĩ năng viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng. Giáo viên tuyên dương những học sinh thi làm bài tốt. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l / n ; dấu hỏi / dấu ngã. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng Phương pháp: Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? + Ngựa Con rút ra bài học gì ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l / n ; dấu hỏi / dấu ngã Phương pháp : Thực hành, thi đua Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn A Cháng cày ruộng mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ đeo cung ra trận. Hát ( 20’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn trên có 3 câu Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật – Ngựa Con. Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống l hoặc n: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc Cùng vui chơi I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng vàng, trải, xanh xanh, vòng quanh quanh, tinh mắt, khoẻ người, xem, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới Hiểu nội dung chính của bài: các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. Thái độ: - GDHS chăm tập thể dục thể thao II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Cuộc chạy đua trong rừng ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Cùng vui chơi” để biết được thể thao không những đem lại sức khoẻ mà còn đem lại niềm vui, tình thân ái. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, tưởng chừng như em nhỏ đá cầu vừa chăm chú nhìn theo quả cầu, vừa hồn nhiên đọc bài thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ: đẹp lắm, xanh xanh, tinh mắt, dẻo chân, học càng vui,… Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ GV kết hợp giải nghĩa từ khó: quả cầu giấy . Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi : + Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ? + Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Em hiểu “Chơi vui học càng vui” là thế nào ? Hoạt động 3: Học thuộc lòng ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi. Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Tranh vẽ cảnh sân trường giờ ra chơi, các bạn học sinh đang chơi đá cầu, nhảy dây … Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Bài thơ tả trò chơi đá cầu của học sinh trong giờ ra chơi. Học sinh trả lời theo suy nghĩ Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Học sinh vừa chơi vừa hát. Các bạn chơi rất khéo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất. Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn. Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét 4-Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Tin thể thao. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm. Luyện tập so sánh các số. Luyện tính viết và tính nhẩm. Kĩ năng: học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: Viết số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm 4658 6 nên 4658 < 4668 Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3: Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4 : Điền số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Giáo viên nhận xét. Bài 5 : Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Hát HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 65 000 ; 66 000 ; 67 000 ; 68 000 ; 69 000 ; 70 000 ; 71 000 85 700 ; 85 800 ; 85 900 ; 86 000 ; 86 100 ; 86 200 ; 86 300 23 450 ; 23 460 ; 23 470 ; 23 480 ; 23 490 ; 23 500 ; 23 510 23 458 ; 23 459 ; 23 460 ; 23 461 ; 23 462 ; 23 463 ; 23 464 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài 4658 < 4668 72 518 > 72 189 63 791 < 79 163 49 999 > 5000 24 002 > 2400 + 2 6532 > 6500 +30 9300 – 300 = 8000 + 1000 8600 = 8000 + 600 HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 7000 + 200 60 000 + 30 000 8000 – 3000 90 000 + 5000 4000 x 2 Thứ năm , ngày 31 tháng 03 năm 2005 1000 + 3000 x 2 (1000 + 3000) x 2 9000 : 3 + 200 = 7200 = 90 000 = 5000 = 95 000 = 8000 = 7000 = 8000 = 3200 HS nêu Học sinh làm bài Số lớn nhất có bốn chữ số là 9999 Số bé nhất có bốn chữ số là 1000 Số lớn nhất có năm chữ số là 99 999 Số bé nhất có năm chữ số là 10 000 HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài. 8473 – 3240 - 8473 3240 5233 2078 + 4920 + 2078 4920 6998 6842 : 2 6842 08 04 02 0 2 3421 2031 x 3 x 2031 3 6093 Lớp Nhận xét Học sinh nêu Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Luyện từ và câu Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than I/ Mục tiêu : Kiến thức: Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Kĩ năng : Tiếp tục học về nhân hoá. Ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ?. Ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Ôn tập giữa học kì 2 Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được Tiếp tục học về nhân hoá. Ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ? cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Ghi bảng. Hoạt động 1: Nhân hoá ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá. Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng thẳng tắp. Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ Giáo viên hỏi: + Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? + Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên kết luận: để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tư xưng của người như tôi, tớ, mình,… là một cách nhân hoá. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. Hoạt động 2: Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ? Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Câu Bộ phận câu trả lời câu hỏi “Để làm gì ?” Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. để xem lại bộ móng Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. để tưởng nhớ ông Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. để chọn con vật nhanh nhất Hoạt động 3: Ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi: Hôm nay con được điểm tốt à ? Vâng ! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế. Mẹ ngạc nhiên: Sao con nhìn bài của bạn ? Nhưng thầy giáo cócấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà ! Hát Học sinh sửa bài Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cá nhân Bèo lục bình tự xưng là tôi ; xe lu tự xưng là tớ Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm thấy bèo lục bình và xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta Học sinh làm bài Ghi vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” Học sinh làm bài Đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống trong truyện vui Nhìn bài của bạn: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy. Tự nhiên xã hội Bài 52: Thú (tiếp theo) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát. Vẽ và tô màu một loài thú rừng mà học sinh ưa thích. Kĩ năng : HS nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. Thái độ : Có ý thức bảo vệ các loài thú. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 106, 107 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú rừng. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Thú ( 4’ ) Kể tên một số loài thú nuôi mà em biết. Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo,… Ở nhà có em nào nuôi một vài loài thú nhà không? Em đã tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì ? Người ta nuôi thú làm gì ? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Thú( tiếp theo ) (1’) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ ) Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Chỉ và nói tên các con vật có trong hình. + Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật + So sánh và tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà. Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp rút ra đặc điểm chung của thú. Kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã cónhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sông hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7’ ) Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng Phương pháp : thực hành, thảo luận Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm đặt ra như: thú ăn thịt, thú ăn cỏ … và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhận xét, tuyên dương Giáo viên cho học sinh tự liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương và nêu kế hoạch hàng động góp phần bảo vệ các loài thú rừng như: bản thân và vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng … Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( 7’ ) Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một loài thú rừng mà học sinh ưa thích Phương pháp: thực hành Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó. Giáo viên cho các nhóm dán hình vẽ lên bảng, cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh. Giáo viên hỏi: + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú rừng ? Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ thú rừng, chúng ta không săn bắt hay ăn thịt thú rừng … Hát Học sinh nêu Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh tự liên hệ tình hình thực tế Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, chọn 1 con vật vẽ tranh, tô màu và chú thích Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời Bảo vệ rừng, không chặt phá rtừng, cấm săn bắn trái phép, nuôi dưỡng các loài thú quý, Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bài 56: thực hành đi thăm thiên nhiên. Tập viết Ôn chữ hoa : I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa T ( Th ) Viết tên riêng: Thăng Long bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa T ( Th ) viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu T ( Th ), tên riêng: Thăng Long và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Tân Trào Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa T ( Th ), tập viết tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ Ghi bảng: Ôn chữ hoa: T ( Th ) Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa T ( Th ), viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ Th trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ Th gồm những nét nào? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết L Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ L hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ Th hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ L hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Thăng Long Giáo viên giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của Thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ ( Lí Công Uẩn ) đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư ( vùng đất nay thuộc tỉnh Ninh Bình ) ra thành Đại La ( nay là Hà Nội ), Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Thăng Long là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu T, L Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Thăng Long 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Thể. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa T ( Th ) viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp: thực hành Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ Th : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ L: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Thăng Long: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ứng dụng: 5 dòng Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Lí Thái Tổ”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là: T, D, N ( Nh ) Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ T, h, L, g cao 2 li rưỡi, chữ ă , n, o cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Chữ T, h, g, y, b cao 2 li rưỡi ; chữ ê, u, c, ư, ơ, n, x, ă, i, ô, c cao 1 li ; chữ d cao 2 li ; chữ t cao 1 li rưỡi Câu ca dao có chữ Thể được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Tập đọc Tin thể thao I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: huy chương vàng, trường quyền,võ thuật, hoạ sĩ, nguy kịch, vô địch, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới Hiểu nội dung và ý nghĩa của các bản tin thể thao: thành công của vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền ; quyết định của Ban tổ chức SEA Games chọn chú Trâu Vàng làm biểu tượng của SEA Games 22 ; gương Luyện tập của Am-xtơ-rông 3. Thái độ: - GDHS siêng năng đọc và tìm hiểu các tin tức trên báo, đài. II/ Chuẩn bị : GV : ảnh hai vận động viên, ảnh biểu tượng Trâu Vàng, tờ báo thể thao hoặc tờ báo ở địa phương có đăng tin thể thao, hình ảnh một vài vận động viên nổi tiếng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Cùng vui chơi ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Cùng vui chơi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: Hôm nay các em sẽ được học bài: “Tin thể thao” qua đó các em sẽ biết được một số bản tin thể thao. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài Giáo viên đọc với giọng đọc thông báo rành mạch, hào hứng; nhấn giọng những từ ngữ thông báo tên tuổi, kết quả, thành tích, ý chí vượt khó của từng vận động viên, ý nghĩa của biểu tượng Trâu Vàng: Nguyễn Thuý Hiền, Huy Chương Vàng, vô địch thế giới, biểu tượng, Trâu Vàng, ấm no, hạnh phúc, sức mạnh, thượng võ, Am-xtơ-rông, vô địch, lần thứ năm, ung thư, nguy kịch, không nản chí, lao vào luyện tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Hồng Công, SEA Games 22, Am-xtơ-rông Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu: giúp học sinh những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài. Phương pháp: diễn giải, đàm thoại Tóm tắt mỗi tin bằng một câu Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng mẫu tin, tự tóm tắt tin ấy bằng một câu ngắn. Giáo viên cho học sinh tóm tắt tin thứ nhất. Giáo viên nói thêm: khi trở thành vô địch thế giới (năm 1990), Vận động viên Nguyễn Thuý Hiền mới 14 tuổi. Giáo viên cho học sinh tóm tắt tin thứ hai. Giáo viên cho học sinh tóm tắt tin thứ ba. Tấm gương của Am-xtơ-rông nói lên điều gì ? Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin gì ? Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc bài với giọng đọc phong cách bản tin, nhấn giọng những từ ngữ quan trọng. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên đọc mẫu một tin trong bài và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các tin. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe Cá nhân Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm và tự tóm tắt tin 1 + Nguyễn Thuý Hiền vừa đoạt Huy Chương Vàng môn trường quyền nữ. + Vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền đoạt Huy Chương Vàng môn trường quyền nữ. + Nguyễn Thuý Hiền mang lại vinh quang cho Tổ quốc với một Huy Chương Vàng môn trường quyền nữ Học sinh đọc thầm và tự tóm tắt tin 2 + Ban tổ chức SEA Games 22 đã chọn chú Trâu Vàng làm biểu tượng của Đại hội. + Trâu Vàng được Ban tổ chức SEA Games 22 chọn làm biểu tượng của Đại hội Học sinh đọc thầm và tự tóm tắt tin 1 + Am-xtơ-rông lại đoạt giải vô địch Vòng đua nước Pháp. + Am-xtơ-rông lần thứ năm đoạt giải vô địch Vòng đua nước Pháp. + Lần thứ năm, Am-xtơ-rông đoạt chiếc áo vàng. Học sinh suy nghĩ và trả lời + Am-xtơ-rông đạt được những kỉ lục cao nhờ ý chí phi thường. + Am-xtơ-rông đạt được những kỉ lục cao nhờ anh rất kiên trì luyện tập, có ý chí vượt qua mọi trở ngại, khó khăn. + Am-xtơ-rông là người rất có ý chí, nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường. Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin thời sự, giá cả thị trường, văn hoá giáo dục, dự báo thời tiết. Học sinh lắng nghe HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Buổi học thể dục. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : 1.Kiến thức: giúp học sinh: Luyện tập đọc, viết số. Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính. Luyện giải toán. 2.Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết số, nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000, dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán nhanh, đúng, chính xác. 3.Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : 1.GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 2.HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Khởi động : ( 1’ ) 2.Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3.Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Viết số Đọc số 32 047 Ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi bảy 86 025 Tám mươi sáu nghìn không trăm hai mươi lăm 70 003 Bảy mươi nghìn không trăm linh ba 89 109 Tám mươi chín nghìn một trăm linh chín 97 010 Chín mươi bảy nghìn không trăm mười Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ trống: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Bài 3: Tìm x: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: 10l xăng : 100km 8l xăng : … km? + Bài toán thuộc dạng gì ? + Muốn biết với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào ? + Biết ô tô chạy 100km hết 10l xăng, muốn tìm mỗi lít xăng chạy trong bao nhiêu km ta làm như thế nào? + Biết mỗi lít xăng chạy 10 km, muốn biết 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Hát HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 4396 ; 4397 ; 4398 ; 4399 ; 4400 ; 4401 34 568 ; 34 569 ; 34 570 ; 34 571 ; 34 572 ; 34 573 99 995 ; 99 996 ; 99 997 ; 99 998 ; 99 999 ; 100 000 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài x + 2143 = 4465 x = 4465 – 2143 x = 2322 x – 2143 = 4465 x = 4465 + 2143 x = 6608 x : 2 = 2403 x = 2403 x 2 x = 4806 X x 3 = 6963 x = 6963 : 3 x = 2321 HS đọc Một ô tô chạy quãng đường dài 100km hết 10l xăng. Hỏi với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ? Bài toán trên thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị Muốn biết với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ta phải tìm số km ô tô chạy với 1l xăng. Ta lấy số km xe chạy hết 10l chia cho 10 100 : 10 = 10 ( km ) Ta lấy số km xe chạy hết 1l nhân cho 8 10 x 8 = 80 ( km ) Bài giải Số km xe chạy hết 1l là : 100 : 10 = 10 ( km ) Số km xe chạy hết 8l là: 10 x 8 = 80 ( km ) Đáp số: 80 km Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Diện tích của một hình. Chính tả Cùng vui chơi I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một bài thơ: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp các khổ thơ 2, 3, 4 trong bài Cùng vui chơi. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, dấu hỏi/dấu ngã. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Cùng vui chơi HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: ngực nở, da đỏ, vẻ đẹp, hùng dũng, hiệp sĩ. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp các khổ thơ 2, 3, 4 trong bài Cùng vui chơi. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, dấu hỏi/dấu ngã. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết Mục tiêu: giúp học sinh nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp các khổ thơ 2, 3, 4 trong bài Cùng vui chơi Phương pháp: vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc các khổ thơ cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn thơ có mấy khổ ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? + Các dòng trong bài thơ trình bày như thế nào ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: quả cầu, quanh quanh, dẻo chân, khoẻ người. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Học sinh nhớ viết chính tả GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, dấu hỏi/dấu ngã Phương pháp : thực hành Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào khung thành đối phương. ném Môn thể thao trèo núi núi Môn thể thao có hai bên thi đấu, người chơi dùng vợi đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân lông. lưới Bài tập : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. ( 24’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn thơ có 3 khổ Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài Các dòng trong bài thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm. Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Tìm các từ ngữ và điền vào chỗ trống: Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh hỏi, có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài khiển, rổ, hỏi, nhảy, để Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán Diện tích của một hình I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau. Kĩ năng: học sinh biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Diện tích của một hình ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra hình tròn và hỏi: + Đây là hình gì ? Giáo viên tiếp tục đưa ra hình chữ nhật và hỏi: + Đây là hình gì ? Giáo viên đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn Giáo viên: khi ta đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn. Ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 2: Giáo viên đưa ra hình A và hỏi: + Hình A có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông Giáo viên đưa ra hình B và hỏi: + Hình B có mấy ô vuông ? + Diện tích hình B có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông, diện tích hình B có 5 ô vuông. Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 3: Giáo viên đưa ra hình P và hỏi: + Diện tích hình P có mấy ô vuông? Giáo viên dùng kéo cắt hình P thành hai hình M và N vừa thao tác vừa nêu: + Tách hình P thành hai hình M và N. Hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N. + Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông ? + 10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình P, M, N ? Giáo viên: ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Giáo viên cho học sinh lặp lại. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia nhanh, chính xác. Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Điền các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình A B C Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Đây là hình tròn Đây là hình chữ nhật Học sinh quan sát Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn A B Hình A có 5 ô vuông Hình B có 5 ô vuông Diện tích hình B có 5 ô vuông Diện tích hình A bằng diện tích hình B M P N Diện tích hình P có 10 ô vuông Học sinh quan sát Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được 10 ô vuông 10 ô vuông là diện tích của hình P Cá nhân B A C D HS nêu Học sinh làm bài Diện tích hình tam giác ABD bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD Diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác ABD Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác ABD HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân S Diện tích hình C bé hơn diện tích hình B S Tổng diện tích hình A và hình B bằng diện tích hình C Đ Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B M N Học sinh khoanh vào câu A Vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình bên để được hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau Học sinh làm bài Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập Thủ công Làm lọ hoa gắn tường (tiết 3) I/ Mục tiêu : Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường Các đan nan mẫu ba màu khác nhau. Kéo, thủ công, bút chì. HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 2 ) Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn đan đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 ) ( 1’ ) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh ôn lại cách làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng. Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 ) Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 ) Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa. Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 ) Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp. Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường. Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa. Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa. Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn. Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa. Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí. Hoạt động 2: học sinh thực hành ( 14’ ) Mục tiêu: giúp học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường. Giáo viên nhận xét Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. Giáo viên gợi ý cho học sinh cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hát 24 ô 16 ô 3ô Hình 1 Hình 2 Hình 3 Học sinh nhắc lại Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm Mỗi nhóm trình bày sản phẩm Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : Làm đồng hồ để bàn ( tiết 1 ) Nhận xét tiết học Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu : Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. Kĩ năng : Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: vở bài tập đạo đức, các tư liệu về việc sử dụng và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 tiết 1. Học sinh : vở bài tập đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 ) ( 4’ ) Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ? Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )( 1’ ) Hoạt động 1: Xác định các biện pháp ( 20’ ) Mục tiêu: học sinh biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Phương pháp: quan sát, giảng giải. Cách tiến hành : Giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trang và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước Giáo viên cho cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất. Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 13’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đưa ra ý kiến đúng, sai Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Giải thích lí do Nước sạch không bao giờ cạn. Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm. Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. Giáo viên cho các nhóm thảo luận Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Giáo viên kết luận: Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so vớinhu cầu của con người Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng ( 7’ ) Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phương pháp : thực hành . Cách tiến hành : Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phổ biến cách chơi: trong một khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc. Giáo viên cho các nhóm thảo luận Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang ở và đề nghị lớp noi theo. Kết luận chung: Nước là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. Hát Học sinh trả lời Học sinh thảo luận Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi Học sinh thảo luận Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống. Các nhóm khác theo dõi Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận Học sinh thảo luận và trình bày kết quả. Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 1 ) Ôn Tập làm văn Giáo viên tiếp tục giúp học sinh ôn luyện viết báo cáo, viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo Giáo viên nhắc học sinh nhớ lại nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, trìng bày đẹp. Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi học sinh đọc bài làm Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Gò Vấp, ngày 14 tháng 3 năm 2005 BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI LỚP BA 1 Kính gửi: Cô ( thầy) tổng phụ trách Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội lớp Ba 1 trong tháng 2 vừa qua như sau: Về học tập: Toàn chi đội đạt 156 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là bạn: An Nhiên, Nam, Ngọc. Phân đội đạt nhiều điểm 9, 10 nhất là phân đội 1. Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, chi đội chúng em đã đạt “Lớp Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, có bạn An Nhiên, Ngọc được khuyến khích. Về lao động: Chi đội Ba 1 đã tham gia thực hiện ngày chủ nhật xanh, làm đẹp đường phố, ngõ, xóm. Giữ gìn lớp học sạch đẹp. Về công tác khác: Chi đội chúng em đóng góp cho phong trào Nụ cười hồng được 100 000 đồng. Chi đội trưởng …………………………………… Giáo viên tuyên dương học sinh viết báo cáo đúng theo mẫu. Giáo viên chấm điểm và tuyên dương Học sinh nêu Học sinh làm bài. Cá nhân Ôn Chính tả GV giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, dấu hỏi/dấu ngã Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào khung thành đối phương. ném Môn thể thao trèo núi núi Môn thể thao có hai bên thi đấu, người chơi dùng vợi đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân lông. lưới Bài tập : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Tìm các từ ngữ và điền vào chỗ trống: Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh hỏi, có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài khiển, rổ, hỏi, nhảy, để Ôn Toán GV giúp học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Bài 1: Viết số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm 4658 6 nên 4658 < 4668 Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3 : Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 65 000 ; 66 000 ; 67 000 ; 68 000 ; 69 000 ; 70 000 ; 71 000 85 700 ; 85 800 ; 85 900 ; 86 000 ; 86 100 ; 86 200 ; 86 300 23 450 ; 23 460 ; 23 470 ; 23 480 ; 23 490 ; 23 500 ; 23 510 23 458 ; 23 459 ; 23 460 ; 23 461 ; 23 462 ; 23 463 ; 23 464 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài 4658 < 4668 72 518 > 72 189 63 791 < 79 163 49 999 > 5000 24 002 > 2400 + 2 6532 > 6500 +30 9300 – 300 = 8000 + 1000 8600 = 8000 + 600 HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài. 8473 – 3240 - 8473 3240 5233 2078 + 4920 + 2078 4920 6998 6842 : 2 6842 08 04 02 0 2 3421 2031 x 3 x 2031 3 6093 Tập làm văn Kể lại một trận thi đấu thể thao I/ Mục tiêu : Kiến thức: Kể lại một trận thi đấu thể thao. Kĩ năng: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật… theo các câu hỏi gợi ý, giúp người nghe hình dung được trận đấu. Viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin. Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : Tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao, bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm bài tập làm văn của học sinh trong kiểm tra giữa kì 2 Bài mới : Giới thiệu bài: Kể lại một trận thi đấu thể thao Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem, được nghe tường thuật. Sau đó, viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh kể ( 20’ ) Mục tiêu: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật… theo các câu hỏi gợi ý, giúp người nghe hình dung được trận đấu Phương pháp : thực hành Bài 1: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập. Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao mà các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi, cũng có thể kể một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo … Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý. Giáo viên viết lên bảng câu hỏi: Đó là môn thể thao nào ? Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Em cùng xem với những ai ? Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ? Kết quả thi đấu ra sao ? Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại một số nét chính của một trận thi đấu thể thao. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được trận đấu. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể lại một số nét chính của một trận thi đấu thể thao cho bạn bên cạnh nghe. Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại một trận thi đấu thể thao. Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. Hoạt động 2: Thực hành ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin Phương pháp: thực hành Bài 2: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên nhắc học sinh chú ý: khi viết các tin thể thao, các em phải đảm bảo tính trung thực của tin, nghĩa là viết đúng sự thật. Em viết ngắn gọn, đủ ý, không nên sao chép y nguyên như tin của báo chí đã đưa. Cho học sinh làm bài Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay Hát ( 1’ ) Học sinh đọc 2 học sinh đọc Học sinh lắng nghe. Là bóng bàn/cầu lông / bóng đá / đá cầu / chạy ngắn / bắn cung … Em đã được xem trận đấu cùng với bố / với anh trai …. Buổi thi đấu được tổ chức ở sân vận động Phan Đình Phùng vào tối thứ bảy tuần trước. Giữa đội bóng A và đội bóng B. Sau khi trọng tài ra lệnh bắt đầu trận đấu đã trờ nân gây cấn. Cầu thủ mang áo xanh của lớp 5C liên tục phát những quả bóng xoáy, bay rất nhanh nhưng cầu thủ lớp 5A không hề tỏ ra lúng túng. Cầu thủ này di chuyển thoăn thoắt từ trái sang phải, lùi xuống rồi lại tiến đến sát bàn đỡ bóng, đồng thời cũng phát trả lại những quả bóng hiểm hóc. Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về đội bóng B, các cổ động viên reo hò không dứt trong niềm vui chiến thắng. Học sinh tả theo cặp Học sinh lần lượt kể trước lớp Viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình). Học sinh làm bài Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Viết về một trận thi đấu thể thao. Toán Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, hình vuông cạnh 1cm HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Diện tích của một hình ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2 ) ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não Giáo viên giới thiệu: để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2 Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này Giáo viên hỏi: + Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ? Giáo viên cho học sinh lặp lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông nhanh, chính xác. Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Đọc số Viết số Sáu xăng-ti-mét vuông Mười hai xăng-ti-mét vuông Ba trăm linh năm xăng-ti-mét vuông Hai nghìn không trăm linh tư xăng-ti-mét vuông 6 cm2 12 cm2 305 cm2 2004 cm2 Bài 2a: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 1 cm2 A 1 cm2 B GV gọi HS đọc yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2b: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu phần b Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 3: Tính: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4: 1 cm2 GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh thi đua sửa bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Học sinh lắng nghe Giáo viên giới thiệu Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên Diện tích của hình vuông này là 1 cm2 Cá nhân HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài Cá nhân HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Diện tích hình A bằng 1 cm2 Diện tích hình B bằng 1 cm2 HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân S S Đ Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B Diện tích hình A bằng diện tích hình B HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài 15cm2 + 20cm2 = 35cm2 60cm2 – 42cm2 = 18cm2 20cm2 + 10cm2 + 15cm2 = 45cm2 12cm2 x 2 = 24cm2 40cm2 : 4 = 10cm2 50cm2 – 40cm2 + 10cm2 = 50cm2 HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Tờ giấy gồm 20 ô vuông 1cm2 Diện tích tờ giấy là 20cm2 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Diện tích hình chữ nhật. Tự nhiên xã hội Bài 56 : Thực hành : Đi thăm thiên nhiên I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết: Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. Kĩ năng : Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà học sinh quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. Thái độ : Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 108, 109 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Thú ( 4’ ) So sánh và tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng ? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên Hoạt động 1: Đi thăm thiên nhiên ( 33’ ) Mục tiêu: Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên dẫn học sinh đi thăm thiên nhiên ở gần trường hoặc ở công viên hay vườn thú Giáo viên hướng dẫn giới thiệu cho học sinh nghe về các loài cây, con vật được quan sát Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em được thấy. Hát Học sinh nêu ( 1’ ) Học sinh đi tham quan: quan sát, ghi chép. Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được. Chuẩn bị : bài 56 : Thực hành: Đi thăm thiên nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 28.doc
Tài liệu liên quan