Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Cóc kiện trời

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Cóc kiện trời: Tuần 33 Tập đọc –kể chuyện Cóc kiện trời I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời ). Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian … Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giơ...

doc54 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Cóc kiện trời, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Tập đọc –kể chuyện Cóc kiện trời I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời ). Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian … Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. 3. Thái độ: - DGHS sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc gì. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Con cò Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? + Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò. + Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi: + Tranh vẽ gì ? Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Bầu trời và mặt đất là chủ điểm cung cấp những hiểu các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con biết về người với thế giới tự nhiên xung quanh. Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ? Giáo viên giới thiệu truyện Cóc kiện Trời: Có nhiều em đã nhìn thấy con Cóc. Đó là một con vật nhỏ xíu và xấu xí. Nhưng con vật nhỏ xíu và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi cóc nghiến răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế, từ xưa dân ta đã có câu: Con cóc là cậu ông Trời Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cóc kiện Trời” qua đó các em sẽ hiểu được cách giải thích của nhân dân ta thời xưa về hiện tượng lí thú cóc báo trời mưa, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân ta: lẽ phải bao giờ cũng thắng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: Đoạn 1: giọng kể khoan thai Đoạn 2: giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn: một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,… Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? + Kể lại cuộc chiến giữa hai bên. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ? Giáo viên nói thêm: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động thiên đình. Giáo viên cho các nhóm thảo luận, trao đổi để trả lời câu hỏi: + Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ? Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong,… hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang hốt hoảng. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Học sinh đọc thầm. Cóc phải lên kiện Trời vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở. Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa. Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, cáo nhảy xô tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu. Học sinh thảo luận cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời Tập đọc –kể chuyện Cóc kiện trời I/ Mục tiêu : Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh đọc truyện phân vai: người dẫn chuyện, Cóc, Trời Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động Phương pháp: Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? Giáo viên lưu ý học sinh: trong truyện có nhiều nhân vật, các em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời nhân vật đó. Giáo viên lưu ý học sinh: khi kể lại truyện bằng lời của một nhân vật, ta cần xưng hô là tôi. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ). Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Học sinh đọc chuyện phân vai Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Câu chuyện được kể theo lời của một nhân vật trong truyện. Học sinh tiếp nối nhau trả lời. Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời. Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời. Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc. Tranh 4: Trời làm mưa. Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Kiểm tra I/ Mục tiêu : Đọc, viết số có đến năm chữ số ; Tìm số liền sau của số có năm chữ số ; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp ), chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau. Giải bài toán có hai phép tính. II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút : Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số liền sau của 75 829 là: 75 839 75 819 75 830 75 828 Các số 62 705 ; 62 507 ; 57 620 ; 57 206 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 62 705 ; 62 507 ; 57 620 ; 57 206 57 620 ; 57 206 ; 62 507 ; 62 705 57 206 ; 62 507 ; 57 620 ; 62 705 57 206 ; 57 620 ; 62 507 ; 62 705 Kết quả của phép cộng 22846 + 41627 là: 63 463 64 473 64 463 63 473 Kết quả của phép trừ 64398 – 21729 là: 42 679 43 679 42 669 43 669 Hình vẽ bên minh hoạ cho phép tính nào ? 69 : 3 69 x 3 69 – 3 69 + 3 Một hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 10m. Chu vi của hình chữ nhật đó là: 15m 10m 50m 150m Phần 2: Làm các bài tập sau: Đặt tính rồi tính: 31825 x 3 27450 : 6 Nối ( theo mẫu ): Mười chín nghìn bốn trăm hai mươi lăm 70 628 Bảy mươi nghìn sáu trăm hai mươi tám 55 306 Năm mươi lăm nghìn ba trăm linh sáu 19 425 Ba mươi nghìn không trăm ba mươi 90 001 Chín mươi nghìn không trăm linh một 30 030 Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu ): 5 giờ hoặc 17 giờ …… giờ …… phút hoặc …… giờ …… phút …… giờ …… phút hoặc …… giờ …… phút Bài toán: Một cửa hàng ngày đầu bán được 135m vải, ngày thứ hai bán được 360m vải. Ngày thứ ba bán được bằng số mét vải đã bán trong hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ? III/ Hướng dẫn đánh giá : Phần 1: ( điểm ). Khoanh vào D được điểm Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của mỗi bài 2, 3, 4, 5 được 1 điểm. Các câu trả lời đúng là: bài 2: C ; bài 3: D ; bài 4: A ; bài 5: B Phần 2: ( điểm ) ( 2 điểm ). Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm. ( 1 điểm ). Mỗi lần điền số đúng vào một ô được điểm ( điểm ) Viết đúng câu lời giải và phép tính để tìm tổng số mét vải bán được trong hai ngày đầu được 1 điểm. Viết đúng câu lời giải và phép tính tìm số mét vải bán được trong ngày thứ ba được 1 điểm Viết đáp số đúng được điểm Chính tả Cóc kiện trời I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp tóm tắt truyện Cóc kiện Trời. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam Á. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: s/x ; o/ô. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: vừa vặn, dùi trống, dịu giọng. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp tóm tắt truyện Cóc kiện Trời. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: s/x ; o/ô. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp tóm tắt truyện Cóc kiện Trời Phương pháp: Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: chim muông, khôn khéo, quyết. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 13’ ) Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; v/d Phương pháp: Thực hành, thi đua Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào. Bài tập 2a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Cây sào ; xào nấu ; lịch sử ; đối xử. Bài tập 2b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Chín mọng ; mơ mộng ; hoạt động ; ứ đọng. Nhận xét Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con ( 20’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn trên có 3 câu Các chữ đứng đầu câu, đầu đoạn, và các tên riêng. Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Đọc và viết lại tên 5 nước Đông Nam Á sau đây vào chỗ trống: Điền vào chỗ trống s hoặc x: Điền vào chỗ trống o hoặc ô: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc Mặt Trời xanh của tôi I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: tiếng thác, đổ về, thảm cỏ, lá xoè, Mặt Trời, lá ngời ngời, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc bài thơ với giọng thiết tha, trìu mến. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới Qua hình ảnh “Mặt Trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. Thái độ: - GDHS tình yêu quê hương đất nước. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Cóc kiện Trời ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Cóc kiện Trời và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên: Ở các vùng trung du nước ta như Phú Thọ, cọ mọc rất nhiều, tạo thành rừng lớn. cây cọ có nhiều lợi ích như lá cọ có thể dùng làm nón, lợp nhà, thân cọ dùng làm máng nước, quả cọcó thể làm thức ăn,… Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Mặt Trời xanh của tôi” sẽ giúp các em biết thêm nhiều điều về rừng cọ. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng thiết tha, trìu mến. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ GV kết hợp giải nghĩa từ khó Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm hai khổ thơ đầu và hỏi : + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ? Giáo viên nói thêm: tác giả thấy tiếng mưa trong rừng cọ giống tiếng thác, tiếng gió ào ào là vì mưa rơi trên hàng nghìn, hàng vạn tàu lá cọ tạo thành những tiếng vang rất lớn và dồn dập. + Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm hai khổ thơ cuối và hỏi : + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như Mặt Trời? + Em có thích gọi lá cọ là “Mặt Trời xanh” không ? Vì sao ? Hoạt động 3: Học thuộc lòng ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Mặt Trời xanh của tôi Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Tranh vẽ cảnh rừng cọ, một người đang say sưa ngắm cảnh rừng cọ. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà thơ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. Tác giả thấy lá cọ giống như Mặt Trời vì lá cọ hình quạt, có gân lá xoè ra như các tia nắng. Học sinh tự giải thích theo suy nghĩ Vì cách gọi ấy rất đúng – lá cọ giống như Mặt Trời mà lại có màu xanh Vì cách gọi ấy rất lạ – Mặt Trời không đỏ mà lại xanh Vì Mặt Trời xanh thì hiền dịu… Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Quà của đồng nội. Toán Ôn tập các số đến 100 000 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh củng cố về: Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước. Kĩ năng: học sinh đọc, viết các số trong phạm vi 100 000; viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại; tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : kiểm tra ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét bài kiểm tra của HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ôn tập các số đến 100 000 Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, viết các số trong phạm vi 100 000; viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại; tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên lưu ý học sinh những số viết dưới tia số là những số tròn chục nghìn Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Giáo viên nhận xét Bài 2: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Viết số Đọc số 75 248 Bảy mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi tám 30 795 Ba mươi nghìn bảy trăm chín mươi lăm 85 909 Tám mươi lăm nghìn chín trăm linh chín 46 037 Bốn mươi sáu nghìn không trăm ba mươi bảy 80 105 Tám mươi nghìn một trăm linh năm 41 600 Bốn mươi mốt nghìn sáu trăm Bài 3: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình 7618 = 7000 + 600 + 10 + 8 9274 = 9000 + 200 + 70 + 4 4404 = 4000 + 400 + 4 5000 + 700 + 20 + 4 = 5724 6000 + 800 + 90 + 5 = 6895 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555 1942 = 1000 + 900 + 40 + 2 5076 = 5000 + 70 + 6 2005 = 2000 + 5 2000 + 400 = 2400 2000 + 20 = 2020 2000 + 7 = 2007 Hoạt động 2: củng cố Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ trống: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Hát ( 1’ ) HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân Lớp nhận xét HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 2004 ; 2005 ; 2006 ; 2007 ; 2008 8100 ; 8200 ; 8300 ; 8400 ; 8500 75 000 ; 80 000 ; 85 000 ; 90 000 ; 95 000 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo ) Luyện từ và câu Nhân hoá I/ Mục tiêu : Kiến thức: Ôn luyện về Nhân hoá. Kĩ năng: nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoan văn ; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng. Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp. Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được tiếp tục Ôn luyện về nhân hoá. Sau đó, các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. Ghi bảng. Hoạt động 1: Ôn luyện về Nhân hoá ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoan văn ; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng. Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp Phương pháp: thi đua, động não Bài tập 1a: Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn thơ, đoạn văn Giáo viên hỏi: + Trong đoạn thơ có những sự vật nào được nhân hoá ? + Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó ? + Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì ? + Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả dùng những cách nào ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm: Sự vật được nhân hoá Nhân hoá bằng từ ngữ chỉ người, bộ phận của người từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người Mầm cây tỉnh giấc Hạt mưa mải miết, trốn tìm Cây đào mắt lim dim, cười Cơn dông kéo đến Lá (cây) gạo anh em múa, reo, chào Cây gạo thảo, hiền, đứng hát Nhận xét Bài tập 1b: Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên hỏi: + Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ? Giáo viên: tất cả các hình ảnh được nhân hoá trên làm cho lời thơ, câu văn miêu tả thêm sinh động, thân mật và gần gũi, truyền cảm tới người đọc. Giáo viên cho học sinh làm bài Hoạt động 2: (17’) củng cố Mục tiêu: giúp học sinh viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá Phương pháp: thi đua, động não Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm Nhận xét Hát Học sinh sửa bài Đọc các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và viết vào chỗ trống trong bảng : Cá nhân Trong đoạn thơ có 3 sự vật được nhân hoá là mầm cây, hạt mưa, cây đào Để nhân hoá các sự vật đó, tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây, dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa, dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào. Từ mắt là từ chỉ một bộ phận của con người; các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người; từ lim dim là từ chỉ đặc điểm của con người. Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả dùng 2 cách: nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người. Học sinh làm bài Học sinh nêu Học sinh nêu cảm nghĩ của mình về các hình ảnh nhân hoá. Học sinh làm bài Viết một đoạn văn ( từ 4 đến 5 câu ) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây: Học sinh làm bài Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm và dấu phẩy. Tự nhiên xã hội Bài 65: Các đới khí hậu I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp HS có khả năng: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất. Kĩ năng: học sinh biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu Thái độ : Biết được ý nghĩa của các đới khí hậu trên Trái Đất. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 124, 125 trong SGK, quả địa cầu, tranh, ảnh do Giáo viên và học sinh sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Năm, tháng và mùa ( 4’ ) Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ? Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Các đới khí hậu ( 1’ ) Hoạt động 1: Làm việc theo cặp ( 17’ ) Mục tiêu: Kể tên được các đới khí hậu trên Trái Đất Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 124, 125 trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. + Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực. Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày trước lớp Giáo viên cho lớp nhận xét. Kết luận: Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới Hoạt động 2: thực hành theo nhóm ( 16’ ) Mục tiêu: Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ vị trí các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh xác định đường xích đạo trên quả địa cầu Giáo viên xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Để xác định 4 đường đó, Giáo viên tìm 4 đường không liền nét ( - - - - ) song song với xích đạo. Những đường đó là: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Sau đó, Giáo viên có thể dùng phấn hoặc bút màu tô đậm 4 đường đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Ví dụ: Ở Bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc. Giáo viên giới thiệu hoặc khai thác vốn hiểu biết của học sinh nhằm giúp học sinh biết đặc điểm chính của các đới khí hậu Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý sau: + Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ? + Tìm trên quả địa cầu, 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên. Giáo viên cho học sinh trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm ; ôn đới: ôn hoà, có đủ 4 mùa ; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu ( 16’ ) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững vị trí các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 trong SGK trang 124 nhưng không có màu và 6 dải màu như các màu trên hình 1 trang 124 SGK Khi Giáo viên hô “Bắt đầu”, học sinh trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ. Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp Hát Học sinh quan sát Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu Các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực là nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Học sinh chú ý theo dõi Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của Giáo viên. Học sinh trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Êtiopia Ôn đới: Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc. Hàn đới: Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan. Học sinh tập trình bày trong nhóm, kết hợp chỉ trên quả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của Giáo viên. Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tập viết Ôn chữ hoa : I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa Y Viết tên riêng: Phú Yên bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa Y viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu Y, tên riêng: Phú Yên và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Đồng Xuân Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa X, tập viết tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho. Ghi bảng: Ôn chữ hoa: Y Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa Y, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ Y trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ Y gồm những nét nào? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết P, K Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ P, K hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ Y hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ P, K hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Phú Yên Giáo viên giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ven biển miền Trung. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phú Yên là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, Y Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phú Yên 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Yêu, Kính Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa Y viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp: thực hành Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ Y : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ P, K: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Phú Yên: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ứng dụng: 5 dòng Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Yết Kiêu”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là: Y, P, K Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ P, h, Y cao 2 li rưỡi, chữ u, ê, n cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Cá nhân Chữ Y, h, K, g cao 2 li rưỡi ; chữ ê, u, e, r, a, i, n, u, ô, o cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi ; chữ đ cao 2 li Câu ca dao có chữ Yêu, Kính được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Ôn Toán GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, viết các số trong phạm vi 100 000; viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại; tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước nhanh, đúng, chính xác Bài 1: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Viết số Đọc số 75 248 Bảy mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi tám 30 795 Ba mươi nghìn bảy trăm chín mươi lăm 85 909 Tám mươi lăm nghìn chín trăm linh chín 46 037 Bốn mươi sáu nghìn không trăm ba mươi bảy 80 105 Tám mươi nghìn một trăm linh năm 41 600 Bốn mươi mốt nghìn sáu trăm Bài 2: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình 7618 = 7000 + 600 + 10 + 8 9274 = 9000 + 200 + 70 + 4 4404 = 4000 + 400 + 4 5000 + 700 + 20 + 4 = 5724 6000 + 800 + 90 + 5 = 6895 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555 1942 = 1000 + 900 + 40 + 2 5076 = 5000 + 70 + 6 2005 = 2000 + 5 2000 + 400 = 2400 2000 + 20 = 2020 2000 + 7 = 2007 HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc Tập đọc Quà của đồng nội I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nhuần thấm, tinh khiết, phảng phất, khe khắt, bát ngát,.. Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu được các từ ngữ trong bài: nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thanh khiết Hiểu được vẻ đẹp và giá trị của cốm, một thức ăn của đồng nội. Thấy rõ sự trân trọng và tình cảm yêu mến của tác giả đối với sự cần cù, khéo léo của người nông dân. Học thuộc lòng đoạn 1 và đoạn 2 của bài. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Mặt Trời xanh của tôi ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Mặt Trời xanh của tôi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên: Cốm là một thứ quà quê, rất ngon, thơm và được làm ra một cách rất công phu. Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Quà của đồng nội” qua đó các em sẽ giúp các em hiểu thêm nhiều điều về thứ quà quê đặc biệt này. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng chậm, nhẹ nhàng, tha thiết Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn Bài chia làm 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là một đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thanh khiết Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu: giúp học sinh những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài. Phương pháp: diễn giải, đàm thoại Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sẽ đến ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Tìm những từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi : + Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội ? Hoạt động 3 : Học thuộc lòng một đoạn văn ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng một đoạn trong bài Quà của đồng nội Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn một đoạn trong bài cho học sinh đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc đoạn đó qua trò chơi : “Hái hoa” Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ cảnh các cô gái thời xưa đi bán cốm. Học sinh lắng nghe Học sinh đọc Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm và trả lời Những dấu hiệu báo trước mùa cốm sẽ đến là mùi của lá sen thoảng trong gió, vì lá sen dùng để gói cốm, gợi nhớ đến cốm. Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của Trời Những từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm là bằng cách thức riêng tuyền từ đời này qua đời khác, một sự bí mật và khe khắt giữ gìn. Cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng lúa. Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Học sinh hái hoa và đọc thuộc. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Sự tích chú Cuội cung trăng. Toán Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh củng cố về: So sánh các số trong phạm vi 100 000. Củng cố về sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định. Kĩ năng: học sinh so sánh các số trong phạm vi 100 000; sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ôn tập các số đến 100 000 ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở của HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ôn tập các số đến 100 000 Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000; sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm 69 245 < 69 260 vì hai số này đều có các chữ số hàng chục nghìn là 6, có các chữ số hàng nghìn là 9, có các chữ số hàng trăm là 2, nhưng chữ số hàng chục của 69 245 là 4, chữ số hàng chục của 69 260 là 6, mà 4 < 6 nên 69 245 < 69 260 Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 72 350 ; 72 305 ; 73 503 ; 72 530 là: 72 350 72 305 72 305 72 530 GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Số bé nhất trong các số 58 624 ; 58 426 ; 58 462 ; 58 642 là: 58 624 58 426 58 462 58 642 GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Hát ( 1’ ) Học sinh nêu HS làm bài và sửa bài 69 245 < 69 260 72 500 > 73 499 60 000 = 59 000 + 1000 70 000 + 30 000 = 100 000 20 000 + 40 000 < 60 600 80 000 + 8000 > 80 900 HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Khoanh vào câu D HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Khoanh vào câu B HS đọc: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 74 385 ; 74 853 ; 84 735 ; 85 347 HS đọc: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 72 630 ; 70 632 ; 67 320 ; 67 032 HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài Số liền sau của 9999 là 10 000 Số liền sau của 99 999 là 100 000 Số liền trước của 50 000 là 49 999 Số liền trước của 87 605 là 87 604 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp học sinh nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoan văn ; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng. Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp Bài 1: Điền tiếp tên các hành tinh mà em biết vào chỗ trống: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài Cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm: Trái Đất, Mặt Trời, Sao Mộc, Sao Kim, Sao Hoả Bài 2: Điền câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau vào chỗ trống: Trông kìa máy tuốt Rung triệu vì sao Đầy sân hợp tác Thóc vàng xôn xao. Máy tròn quay tít Núi thóc dần cao Máy không biết mệt Cười reo ào ào. Gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh đọc hai khổ thơ trên Cho HS làm bài Cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp bổ sung, nhận xét. Học sinh nêu Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Sự vật trong khổ thơ trên được nhân hoá nhờ vào dùng các từ ngữ tả người để tả vật. Lớp bổ sung, nhận xét. Chính tả Quà của đồng nội I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một bài văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Quà của đồng nội. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x hoặc o/ô. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Quà của đồng nội HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam Á: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Quà của đồng nội. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n ; v/d. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe - viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Hạt mưa Phương pháp: vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn có mấy câu ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị,… Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Học sinh nghe - viết chính tả GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x ; o/ô Phương pháp : thực hành Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Nhà xanh lại đóng đố xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong. Là bánh chưng Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Lòng chảo mà chẳng nấu, kho Lại có đàn bò gặm cỏ ở trong Chảo gì mà rộng mênh mông Giữa hai sườn núi, cánh đồng cò bay? Là thung lũng. Nhận xét Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống các từ: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời: Trái nghĩa với gần: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt ăn được: Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Một trong bốn phép tính em đang học: Tập hợp nhau lại một nới để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định: Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong: Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. ( 24’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn có 3 câu. Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống s hoặc x. giải câu đố: Điền vào chỗ trống o hoặc ô: Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Sao Xa Sen Chứa tiếng bắt đầu bằng o hoặc ô có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Cộng Họp Hộp Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000 Giải bài toán bằng các cách khác nhau. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000, giải bài toán bằng các cách khác nhau nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : Có : 50 000 áo sơ mi Lần đầu bán : 28 000 áo sơ mi Lần sau bán : 17 000 áo sơ mi Còn lại : …… áo sơ mi ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét Hát ( 4’ ) HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 50000 + 40000 90000 – 20000 42000 + 6000 86000 – 4000 40000 x 2 80000 : 4 12000 x 3 72000 : 8 = 90000 = 70000 = 36000 = 82000 = 80000 = 20000 = 36000 = 9000 HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 28439 + 34256 + 28439 34256 62695 64217 +19547 + 64217 19547 83764 91584 – 65039 - 91584 65039 26545 36950 – 8924 - 36950 8924 28026 614 x 7 x 614 7 4298 9438 x 2 x 9438 2 18876 33888 : 8 31175 : 5 33888 18 28 48 0 8 4236 31175 11 17 25 0 5 6235 HS đọc Một xí nghiệp may được 50 000 áo sơ mi, lần đầu bán được 28 000 áo sơ mi, lần sau bán được 17 000 áo sơ mi. Hỏi xí nghiệp đó còn lại bao nhiêu áo sơ mi ? Bài giải Cách 1: Số áo sơ mi hai lần bán được là: 28 000 + 17 000 = 45 000 ( áo ) Số áo sơ mi còn lại là : 50 000 - 45 000 = 5000 ( áo ) Đáp số: 5000 áo Cách 2: Số áo sơ mi còn lại sau khi bán lần đầu là: 50 000 - 28 000 = 22 000 ( áo ) Số áo sơ mi còn lại là : 22 000 - 17 000 = 5000 ( áo ) Đáp số: 5000 áo Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ) Thủ công Làm quạt giấy tròn (tiết 2) I/ Mục tiêu : Kiến thức: Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn. Kĩ năng : Học sinh làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn Kéo, thủ công, bút chì, sợi chỉ, hồ dán. HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Làm quạt giấy tròn Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài: Làm quạt giấy tròn ( 1’ ) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên treo tranh quy trình làm quạt giấy tròn lên bảng. Bước 1: cắt giấy. Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để gấp quạt. Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu có chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt. Bước 2: gấp, dán quạt. Đặt một tờ giấy thủ công hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buột chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt. Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt. Bôi hồ vào 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt. Chú ý: dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô. Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn Giáo viên tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm quạt giấy tròn . Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp quạt giấy tròn theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hát Học sinh quan sát Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : Làm quạt giấy tròn ( tiết 3 ) Nhận xét tiết học Ôn Tập làm văn Giáo viên giúp học sinh Kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, sau đó viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường Giáo viên cho học sinh nói tên đề tài mình chọn kể Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK và hướng dẫn học sinh trả lời: + Em đã làm việc gì tốt để góp phần bảo vệ môi trường ? + Em đã làm việc tốt đó ở đâu ? Vào khi nào ? + Em đã tiến hành công việc đó ra sao ? + Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó ? Giáo viên cho học sinh chia thành nhiều nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. Cho vài học sinh thi kể trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường Học sinh lắng nghe. Học sinh nói tên đề tài mình chọn + Dọn vệ sinh sân trường. + Nhặt cỏ, bắt sâu, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. + Nhặt rác trên đường phố, đường làng bỏ vào nơi quy định. + Tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm + Nhắc nhở các hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. + Giữ sạch nhà, lớp học,… Em đã chăm sóc bồn hoa trước lớp cùng các bạn trong tổ./ Em nhắc nhở, ngăn chặn các bạn không được bẻ cành, hái hoa… Em đã làm việc tốt đó ngay tại trường vào ngày chủ nhật vừa qua./ Em đã làm việc tốt đó ở công viên Tao Đàn khi được đi chơi cùng với bố mẹ vào sáng chủ nhật tuần trước … Khi đến giờ dọn vệ sinh lớp học, em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch lớp. Chúng em quét rất cẩn thận, vừa làm việc chúng em vừa trò chuyện nên rất vui mà công việc vẫn hoàn thành xong. Em cảm thấy rất vui … Học sinh tiến hành thảo luận, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm Học sinh thi kể Cả lớp theo dõi và nhận xét Học sinh làm bài Cá nhân Ôn Chính tả GV giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Nhà xanh lại đóng đố xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong. Là bánh chưng Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Lòng chảo mà chẳng nấu, kho Lại có đàn bò gặm cỏ ở trong Chảo gì mà rộng mênh mông Giữa hai sườn núi, cánh đồng cò bay? Là thung lũng. Nhận xét Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống các từ: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời: Trái nghĩa với gần: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt ăn được: Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Một trong bốn phép tính em đang học: Tập hợp nhau lại một nới để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định: Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong: Điền vào chỗ trống s hoặc x. giải câu đố: Điền vào chỗ trống o hoặc ô: Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Sao Xa Sen Chứa tiếng bắt đầu bằng o hoặc ô có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Cộng Họp Hộp Tập làm văn Ghi chép sổ tay I/ Mục tiêu : Kiến thức: Ghi chép sổ tay. Kĩ năng: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn ( về sách đỏ ; các động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ) Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn. Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý; tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài, một cuốn tranh truyện Đô-rê-môn để học sinh biết nhân vật Đô-rê-môn ; 1-2 tờ báo Nhi đồng có mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !. HS : Vở bài tập, cuốn sổ tay nhỏ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn ngắn, kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường Giáo viên nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài: ( 1’ ) Giáo viên hỏi: + Trong lớp, bạn nào đã biết đến nhân vật Đô-rê-môn ? Giáo viên cho học sinh quan sát quyển truyện tranh Đô-rê-môn, sau đó giở báo Nhi đồng có mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây ! và giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng đọc một bài báo trong mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây ! của báo Nhi đồng và ghi lại những ý chính của bài báo vào sổtay. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành ( 20’ ) Mục tiêu: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn ( về sách đỏ ; các động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ) Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn Phương pháp: thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên cho học sinh đọc bài theo cách phân vai: một học sinh đóng vai người hỏi, một học sinh đóng vai Đô-rê-môn Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK và hướng dẫn học sinh trả lời: + Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn điều gì ? + Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-môn ? Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm Giáo viên chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt: + Nội dung: nêu được ý chính, viết cô đọng, ngắn gọn. + Hình thức: trình bày sáng tạo, rõ. Hát Học sinh đọc Đô-rê-môn là chú mèo máy trong truyện Đô-rê-môn. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt. Đọc bài báo ở SGK, ghi lại những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn Học sinh đọc bài theo sự phân vai. Học sinh quan sát Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn:“Sách đỏ là gì?” Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là: + Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác,… + Thực vật: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,… Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở trên thế giới là: chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc,… Học sinh làm bài Cá nhân Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay. Toán Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000 Giải bài toán bằng các cách khác nhau. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ) ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000, giải bài toán bằng các cách khác nhau nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3: Tìm x : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 5 bóng đèn : 42 500 đồng 8 bóng đèn : …… tiền ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét Hát ( 4’ ) HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 30000 + (20000 + 40000) 30000 + 20000 + 40000 60000 – (30000 + 20000) 60000 – 30000 – 20000 40000 x 2 : 4 36000 : 6 x 3 20000 x 4 : 8 60000 : 3 : 2 = 90000 = 90000 = 10000 = 10000 = 20000 = 27000 = 10000 = 10000 HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 8526 + 1954 + 8526 1954 10480 67426 + 7358 + 67426 7358 74784 9562 – 3836 - 9562 3836 5726 99900 – 9789 - 99900 9789 90111 6204 x 6 x 6204 6 37224 8026 x 4 x 8026 4 32104 HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 1996 + x = 2002 x = 2002 – 1996 x = 6 X x 3 = 9861 X = 9861 : 3 x = 3287 x : 4 = 250 x = 250 x 4 x = 1000 HS đọc Mua 5 bóng đèn phải trả 42 500 đồng. Hỏi mua 8 bóng đèn như thế phải trả bao nhiêu tiền ? Bài giải Số tiền mua 1 bóng đèn là: 42 500 : 5 = 8500 ( đồng ) Số tiền mua 8 bóng đèn là : 8500 x 8 = 68 000 ( đồng ) Đáp số: 68 000 đồng Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ). Tự nhiên xã hội Bài 66: Bề mặt Trái Đất I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp học sinh có khả năng: Phân biệt được lục địa, đại dương. Kĩ năng : Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương” Thái độ : Tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 126, 127 trong SGK, tranh, ảnh về lục địa, đại dương. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Các đới khí hậu ( 4’ ) Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Bề mặt Trái Đất ( 1’ ) Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp ( 9’ ) Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 126 trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì ? + Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ? + Các màu đó mang những ý nghĩa gì ? + Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ? Giáo viên giới thiệu một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để cho học sinh biết thế nào là lục địa, địa dương Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa. Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn hơn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục đia được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 địa dương. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm ( 9’ ) Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới Biết được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3. + Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3. + Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương ( 8’ ) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương Tạo hứng thú trong học tập Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương Khi Giáo viên hô “Bắt đầu”, học sinh trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm. Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp Hát Học sinh quan sát và trả lời Quả địa cầu có những màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi,… Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển. Các màu đó mang những ý nghĩa: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất Học sinh lắng nghe Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương Việt Nam nằm ở châu Á. Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của Giáo viên. Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 67 : Bề mặt lục địa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 33 DA CHJNH.doc
Tài liệu liên quan