Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Bác sĩ y-Éc-xanh

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Bác sĩ y-Éc-xanh: Tuần 31 Tập đọc Bác sĩ Y-éc-xanh I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vi trùng, chân trời, toa, vỡ vụn,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân … Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh ( Yersin ) Hiểu nội dung: + Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. + Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. 3. Thái độ: - GDHS lòng kính trọng và biết ơn bác s...

doc47 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Bác sĩ y-Éc-xanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tập đọc Bác sĩ Y-éc-xanh I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vi trùng, chân trời, toa, vỡ vụn,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân … Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh ( Yersin ) Hiểu nội dung: + Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. + Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. 3. Thái độ: - GDHS lòng kính trọng và biết ơn bác sĩ Y- éc xanh, người đã có nhiều cống hiến cho nước ta. Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Lời kể tự nhiên, sinh động. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, ảnh bác sĩ Y-éc-xanh HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Ngọn lửa Ô-lim-pích Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ ? + Tục lệ của Đại hội có gì hay ? + Theo em, vì sao người ta khôi phục Đại hội Thể thao Ô-lim-pích ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo ảnh bác sĩ Y-éc-xanh và giới thiệu: đây là ảnh bác sĩ Y-éc-xanh, một người đã từng gắn bó và có nhiều đóng góp đối với nước Việt Nam ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “ Bác sĩ Y-éc-xanh” để hiểu thêm về con người có tấm lòng rộng mở. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng kể chậm rãi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân Giáo viên nói thêm về Y-éc-xanh, về Nha Trang: Y-éc-xanh là người Pháp gốc Thuỵ Sĩ, sinh năm 1863 ở Thuỹ Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam. Oâng là học trò của nhà bác học vĩ đại Lu-i Pa-xtơ. Ông rời nước Pháp sang Việt Nam từ thuở còn trẻ để nghiên cứu các bệng nhiệt đới. Giữa lúc dịch hạch lan tràn, ông không sợ nguy hiểm, sang Hồng Công để nghiên cứu về căn bệnh này và đã phát hiện ra vi trùng dịch hạch, đối với nước ta, ông có rất nhiều công lao: sáng lập ra Viện Pa-xtơ đầu tiên ở Việt Nam, phát hiện ra vùng đất cao nguyên nổi tiếng Đà Lạt, đem cây ki-na vào trồng ở cao nguyên… Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội. Nha Trang: Thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Cho cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài ( từ Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách đến hết ) Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng đoạn và hỏi : + Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? + Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà? + Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp? + Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh ? + Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao? Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới. Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba – toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp. “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.” Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: để yêu thương và giúp đỡ đồng loại./ Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu./ Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam. Tập đọc Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn cuối trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên cho học sinh hình thành nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, phân vai: người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào gợi ý tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Lời kể tự nhiên, sinh động Phương pháp: Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Lời kể tự nhiên, sinh động. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? Giáo viên lưu ý học sinh: bà khách là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bà khách, ta cần xưng hô là tôi. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Các nhóm tự phân vai Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Lời kể tự nhiên, sinh động. Câu chuyện được kể theo lời của bà khách Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị. Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có hai lần nhớ không liền nhau ) Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 14273 x 3 ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não GV viết lên bảng phép tính : 14273 x 3 = ? Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính : x 14273 3 42819 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4 Vậy 14273 nhân 3 bằng 42819 GV gọi HS nêu lại cách tính Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1: tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách tính GV Nhận xét Bài 2: điền số: GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Thừa số 10 506 13 120 12 006 10 203 Thừa số 6 7 8 9 Tích 63 036 91 840 96 048 91 827 GV Nhận xét Hoạt động 3: Củng cố Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : Lần đầu Lần sau 250 quyển ? quyển vở Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Hát HS đọc. 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. Học sinh nêu : Đầu tiên viết thừa số 14273 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 3. Viết dấu nhân. Kẻ vạch ngang. Cá nhân HS nêu và làm bài x 10213 3 30639 x 23051 4 92204 x 21018 4 84072 x 15112 5 75560 x 12527 3 37581 x 12130 6 72780 Lớp Nhận xét Học sinh nêu HS nêu và làm bài HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét. HS đọc Lần đầu người ta chuyển 18 250 quyển vở lên miền núi. Lần sau chuyển được số vở gấp 3 lần đầu. Hỏi cả hai lần đã chuyển bao nhiêu quyển vở lên miền núi ? HS làm bài Bài giải Số quyển vở lần sau chuyển được là: 18250 x 3 = 54750 (quyển vở) Số quyển vở cả hai lần chuyển được là: 18250 + 54750 = 73000 (quyển vở) Đáp số: 73000 quyển vở Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập . Chính tả Bác sĩ Y-éc-xanh I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thuật lại lời bác sĩ Y-éc-xanh trong truyện Bác sĩ Y-éc-xanh. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: r/d/gi; dấu hỏi, dấu ngã. Viết đúng chính tả lời giải câu đố. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: bạc phếch, con rết, kết hoa, mũi hếch. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thuật lại lời bác sĩ Y-éc-xanh trong truyện Bác sĩ Y-éc-xanh. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: r/d/gi; dấu hỏi, dấu ngã. Viết đúng chính tả lời giải câu đố. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thuật lại lời bác sĩ Y-éc-xanh trong truyện Bác sĩ Y-éc-xanh Phương pháp: Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng lại ở Nha Trang? + Đoạn văn trên có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: giúp đỡ, bổn phận, rộng mở, Y-éc-xanh Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: r/d/gi; dấu hỏi, dấu ngã. Viết đúng chính tả lời giải câu đố Phương pháp : Thực hành, thi đua Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Dáng hình không thấy, chỉ nghe Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành Vừa ào ào giữa rừng xanh Đã về bên cửa rung mành leng keng. Là gió. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Giọt gì từ biển, từ sông Bay lên lơ lửng mênh mông lưng trời Cõi tiên thơ thẩn rong chơi Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần. Là giọt mưa Nhận xét Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con ( 20’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng lại ở Nha Trang vì ông coi trái đất này là ngôi nhà chung. Những đứa con trong nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Ông quyết định ở lại Nha Trang để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. Đoạn văn trên có 5 câu Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi. Giải câu đố: Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Giải câu đố: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc Bài hát trồng cây I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới Hiểu được bài thơ muốn nói: cây xanh manh lạicho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. Thái độ: - GDHS ý thức trồng cây để bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Bác sĩ Y-éc-xanh ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Bác sĩ Y-éc-xanh và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: Cây xanh mang lại rất nhiều điều tốt đẹp cho con người: nó làm cho không khí trong lành, con người khoẻ hơn, cuộc sống vui hơn. Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Bài hát trồng cây” sẽ giúp các em biết về ích lợi của cây xanh, niềm hạnh phúc mà cây xanh mang lại cho con người. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng vui, hồn nhiên, vui tươi,nhấn giọng những từ ngữ khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà việc trồng cây mang lại cho con người: ai trồng cây, có tiếng hát, có ngọn gió, có bóng mát, có hạnh phúc, em trồng cây. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ GV kết hợp giải nghĩa từ khó Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi : + Cây xanh mang lại những gì cho con người ? + Hạnh phúc của người trồng cây là gì ? + Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng. Hoạt động 3: Học thuộc lòng ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Bài hát trồng cây. Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Hoạt động 4: củng cố Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cầm cuốc, thùng tưới nước để chăm sóc cây. Những cây cao đang toả bóng mát, trên vòm cây những chú chim đang hót líu lo Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Cây xanh mang lại: + Tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây + Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá + Bóng mát trong vòm cây làm con người quên nắng xa, đường dài + Hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày. Hạnh phúc của người trồng cây là được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên hằng ngày. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ là Ai trồng cây / Người đó có … và Em trồng cây. Việc lặp đi lặp lại của các từ ngữ này giống như điệp khúc của một bài hát làm cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây. Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Con cò. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân. Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm. Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân và kĩ năng tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: Thi đua, trò chơi Bài 1: đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: Có : 87 650 quyển sách Đợt 1 lấy : 3 lần Mỗi lần : 20 530 quyển Đợt sau : …… quyển sách ? + Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được những gì ? Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số số quyển sách đợt đầu đã chuyển trước, sau đó mới tính được số quyển sách đợt sau sẽ chuyển. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Bài 3 : Tính giá trị biểu thức: GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài Giáo viên hỏi: + Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào? GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Hoạt động 2:củng cố Bài 4 : Tính nhẩm ( theo mẫu ): GV gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu học sinh làm bài Cho học sinh thi đua sửa bài GV Nhận xét Hát HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 12125 x 3 x 12125 3 36375 20516 x 4 x 20516 4 82064 10513 x 5 x 10513 5 52565 12008 x 6 x 12008 6 72048 Lớp nhận xét. Học sinh nêu HS đọc Người ta dự định chuyển 87 650 quyển sách đến vùng lũ lụt theo hai đợt. Đợt đầu sẽ chuyển 3 lần, mỗi lần 20 530 quyển. Hỏi đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ? Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được số quyển sách đợt đầu đã chuyển. HS làm bài Bài giải Số quyển sách đợt đầu chuyển là 20 530 x 3 = 61 590 (quyển) Số quyển sách đợt sau chuyển là 87 650 - 61 590 = 26 060 (quyển) Đáp số: 26 060 quyển HS nêu Học sinh làm bài Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau. HS thi đua sửa bài 21018 x 4 + 10975 10819 x 5 - 24567 12345 + 10203 x 7 98765 – 15026 x 4 = 84072 + 10975 = 95047 = 54095 – 24567 = 29528 = 12345 + 71421 = 83766 = 98765 – 60104 = 38661 HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 2000 x 2 = 4000 2000 x 4 = 8000 2000 x 5 = 10000 10000 x 2 = 20000 11000 x 3 = 33000 12000 x 4 = 48000 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Luyện từ và câu Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy I/ Mục tiêu : Kiến thức: Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy. Kĩ năng : Mở rộng vốn từ về các nước, kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu. Ôn luyện về dấu phẩy. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu hai chấm Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được tiếp tục học mở rộng vốn từ về các nước. Dấu phẩy Ghi bảng. Hoạt động 1: Từ ngữ về các nước. ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu Phương pháp: thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên treo bản đồ thế giới hoặc đặt quả địa cầu trên bàn Gọi học sinh quan sát bản đồ thế giới và tìm tên các nước trên bản đồ. Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Nhận xét Hoạt động 2: Dấu phẩy (17’) Mục tiêu: giúp học sinh bước đầu nắm được cách dùng dấu phẩy Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Bằng những động tác thành thạo , chỉ trong phút chốc , ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột. Với vẻ mặt lo lắng , các bạn tong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li. Bằng một sự cố gắng phi thường , Nen-li đã hoàn thành bài thể dục. Hoạt động 3: củng cố - cho học sinh thi đua nêu tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. - Học sinh nêu các trường hợp đặt dấu phẩy. Hát Học sinh sửa bài Viết tên các nước mà em biết: Học sinh quan sát và đọc tên Học sinh làm bài Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây, Anh, Pháp, Ai Cập, Nam Phi Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau: Học sinh làm bài Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm. Tự nhiên xã hội Bài 59: Trái đất là một hàng tinh trong hệ Mặt trời I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Kĩ năng : học sinh nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Thái độ : Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 116, 117 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Sự chuyển động của Trái Đất ( 4’ ) Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào ? Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời (cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống) Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 17’ ) Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên giảng cho học sinh biết: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Quan sát hình 1, em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ? Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy? + Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất và hành tinh nào xa Mặt Trời nhất ? + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. Hoạt động 2: thảo luận nhóm ( 16’ ) Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK thảo luận các câu hỏi sau: + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? Nêu ví dụ + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh… Hoạt động 3: củng cố: Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời ( 16’ ) Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên khen nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hát Học sinh quan sát Quan sát hình 1 em thấy hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Đó là: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ và hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm Vương Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời vì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có sự sống là Trái Đất. Ví dụ: quan sát hình 2 ta thấy sự sống có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất. Ở biển có các loài cá, tôm sinh sống; trên đất liền có các loài hươu cao cổ, lạc đà, đà điểu,… sinh sống. Ở Bắc cực, Nam cực lạnh giá cũng còn có cả gấu trắng, chim cánh cụt sinh sống. Giữ vệ sinh môi trường chung; không xả rác bừa bãi; tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường Trái Đất… Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh chia nhóm, nghiên cứu tư liệu để hiểu về hành tinh và tự kể về hành tinh trong nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất. Tập viết Ôn chữ hoa : I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa V Viết tên riêng: Văn Lang bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa V viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu V, tên riêng: Văn Lang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Uông Bí Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa V, tập viết tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người. Ghi bảng: Ôn chữ hoa: V Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa V, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ V trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ V gồm những nét nào? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết L, B Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ L, B hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ V hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ L, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Văn Lang Giáo viên giới thiệu: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kì đầu tiên của nước Việt Nam. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Văn Lang là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu L, B Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Văn Lang 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ được vang, muốn có ý kiến hay, đúng, cần nhiều người bàn bạc. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Vỗ, Bàn Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa V viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp: thực hành Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ V : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ L, B: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Văn Lang: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ứng dụng: 5 dòng Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Hoạt động 3: củng cố Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Về nguồn”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là: V, L, B Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ V, L, g cao 2 li rưỡi, chữ ă, n, a cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Cá nhân Chữ V, y, h, g, B, k cao 2 li rưỡi ; chữ ô, a, n, â, n, i, ê, u, o cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi Câu ca dao có chữ Vỗ, Bàn được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Tập đọc Con cò I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: phẳng lặng, quanh co, uốn khúc, bát ngát, bì bõm, vũ trụ,.. Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, có nhịp điệu. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: màu thanh thiên, đánh giậm, vũ trụ, tạo hoá, doi đất. Hiểu nội dung bài: Bức tranh đồng quê Việt Nam rất đẹp và thanh bình. Con người phải biết giữ gìn cảnh đẹp thanh bình ấy. 3. Thái độ: - GDHS ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Bài hát trồng cây ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Bài hát trồng cây và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên: Bức tranh này vẽ những cảnh vật hết sức thân thuộc của đồng quê Việt Nam. Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Con cò” qua đó các em sẽ hiểu thêm về nét đẹp của đồng quê Việt Nam. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài Giáo viên đọc với giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng, có nhịp điệu. Nhấn giọng các từ ngữ tả vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng buổi chiều, vẻ đẹp thanh cao của con cò: phẳng lặng, trong veo, thanh thiên bát ngát, lâng lâng, nhảy nhót, siêng năng, bì bõm, chầm chậm, là là, nhẹ nhàng, thong thả, cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu: giúp học sinh những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài. Phương pháp: diễn giải, đàm thoại Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài văn và hỏi : + Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? + Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò. + Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ? Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên đọc mẫu bài và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ cảnh đồng quê. Dưới lạch nước một người nông dân đang chăm chú đánh giậm, trên bờ đất mấy chú chim đang nhảy nhót. Một con cò trắng đang bay ngang trời. Học sinh lắng nghe Học sinh đọc Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm và trả lời Con cò bay trong một buổi chiều rất đẹp, thanh bình, yên tĩnh: cánh đồng phẳng, bát ngát xanh; lạch nước trong veo; một chú chim khách nhảy nhót ở đầu bờ; có thể nghe thấy tiếng bì bõm của người đánh giậm đang lội bùn. Bộ lông trắng muốt; bay chầm chậm trên chân trời tưởng như vũ trụ của riêng nó; nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất; thong thả đi trên doi đất; cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí. Phải bảo vệ thiên nhiên, môi trường, không gây ô nhiễm./ Không được bắn các loài chim vì chúng làm cho cuộc sống thêm đẹp. Học sinh lắng nghe HS đọc bài theo hướng dẫn của GV Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Bác sĩ Y-éc-xanh. Toán Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: biết thực hiện phép chia trường hợp có một lần chia có dư và số dư cuối cùng là 0. Kĩ năng: học sinh vận dụng phép chia để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Chia số có năm chữ số với số có một chữ số ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 37648 : 4 ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số . Phương pháp: giảng giải, đàm thoại GV viết lên bảng phép tính: 37648 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 37648 : 4 = 9412 là phép chia hết. Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia. Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) Mục tiêu: giúp học áp dụng thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số vào việc giải bài toán có liên quan đến phép chia Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện GV Nhận xét Bài 2 : Tính giá trị biểu thức: GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài Giáo viên hỏi: + Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào? GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được nhà máy còn phải sản xuất bao nhiêu cái cốc nữa ta phải biết gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: củng cố Bài 3 : Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau: GV gọi HS đọc yêu cầu Hãy xếp thành hình dưới đây : Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát HS suy nghĩ để tìm kết quả 37648 16 04 08 0 4 9412 37 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 37 trừ 36 bằng 1. Hạ 6 được 16; 16 chia 4 được 4, viết 4. 4 nhân 4 bằng 16; 16 trừ 16 bằng 0 Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0 Hạ 8; 8 chia 4 được 22, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0 Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 24682 04 06 08 02 0 2 12341 18426 04 12 06 0 3 6142 25632 05 16 03 12 0 2 12816 HS nêu Lớp Nhận xét HS nêu Học sinh làm bài Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau. HS thi đua sửa bài 45823 – 35256 : 4 ( 42017 + 39274 ) : 3 45138 + 35256 : 4 ( 42319 – 24192 ) x 3 = 45823 – 8814 = 37009 = 81291 : 3 = 27097 = 45138 + 8814 = 53952 = 98765 – 60104 = 54381 Học sinh đọc Một nhà máy dự định sản xuất 15420 cái cốc. Nhà máy đã sản xuất được số lượng đó. Hỏi nhà máy còn phải sản xuất bao nhiêu cái cốc nữa ? Để tính được nhà máy còn phải sản xuất bao nhiêu cái cốc nữa ta phải biết số cái cốc nhà máy đã sản xuất. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Bài giải Số cái cốc nhà máy đã sản xuất là 15420 : 3 = 5140 ( cái cốc ) Số cái cốc nhà máy còn phải sản xuất là 15420 – 5140 = 10 280 ( cái cốc ) Đáp số: 10 280 cái cốc Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Chia số có năm chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ). Chính tả Bài hát trồng cây I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một bài thơ: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 4 khổ thơ đầu trong bài Bài hát trồng cây. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Bài hát trồng cây HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: biển, lơ lửng, thơ thẩn, cõi tiên. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 4 khổ thơ đầu trong bài Bài hát trồng cây. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nhớ - viết Mục tiêu: giúp học sinh nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 4 khổ thơ đầu trong bài Bài hát trồng cây Phương pháp: vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc các khổ thơ cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn thơ có mấy khổ ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mê say, quên Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Học sinh nhớ viết chính tả GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Phương pháp : thực hành Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: rong ruổi rong chơi thong dong trống giong cờ mở gánh hàng rong Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình cười rũ rượi nói chuyện rủ rỉ rủ nhau đi chơi lá rủ xuống mặt hồ Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. ( 24’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn thơ có 4 khổ Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó: Học sinh làm bài và sửa bài Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi. Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách. Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ. Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên. Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép chia trường hợp chia có dư. Kĩ năng: học sinh vận dụng phép chia để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Chia số có năm chữ số với số có một chữ số ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Chia số có năm chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )( 1’ ) Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 12485 : 3 ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số . Phương pháp : giảng giải, đàm thoại GV viết lên bảng phép tính: 12485 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 12485 : 3 = 4161 là phép chia có dư. Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia. Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) Mục tiêu: giúp học áp dụng thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số vào việc giải bài toán có liên quan đến phép chia Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1 : tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện GV Nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố Bài 3 : Điền số: GV gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Số bị chia Số chia Thương Số dư 12 729 6 2121 3 21 789 7 3112 5 49 687 8 621 7 30 672 9 3408 0 Giáo viên nhận xét. Hát HS suy nghĩ để tìm kết quả 12485 04 18 05 2 3 4161 12 chia 3 được 4, viết 4. 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0. Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1 Hạ 8 được 18; 18 chia 3 được 6, viết 6. 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0 Hạ 5; 5 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2 Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 15607 06 10 07 2 5 3121 27068 30 06 08 2 6 4511 14789 07 08 19 5 7 2112 HS nêu Lớp Nhận xét Học sinh đọc Người ta đã chuẩn bị 32850 quyển vở phân đều cho 4 trường. Hỏi mỗi trường được nhận nhiều nhất bao nhiêu quyển vở và còn thừa mấy quyển ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Bài giải Ta có: 32850 : 4 = 8212 ( dư 2 ) Vậy mỗi trường được nhận nhiều nhất 32850 quyển vở và còn thừa 2 quyển vở Đáp số: 32850 quyển vở và thừa 2 quyển vở Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập Thủ công Làm đồng hồ để bàn (tiết 3) I/ Mục tiêu : Kiến thức: Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn. Kĩ năng : Học sinh làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Một đồng hồ để bàn Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn Kéo, thủ công, bút chì. HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Làm đồng hồ để bàn Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài: Làm đồng hồ để bàn (1’) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh ôn lại cách làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên treo tranh quy trình làm đồng hồ để bàn lên bảng. Bước 1: cắt giấy. Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô. Cắt một tờ giấy có chiều dài 14 ô, chiều rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ. Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ). Làm khung đồng hồ: Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp. Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau ( H. 2 ) Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là: dài 16 ô, rộng 10 ô( H. 3 ) Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp. Làm mặt đồng hồ: Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ ( H. 4 ) Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ ( H. 5 ) Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình ( H. 6 ) Làm đế đồng hồ: Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, rộng 16 ô theo đường dấu gấp ( H. 7 ). Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 ) Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó, mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ ( H. 9 ) Làm chân đỡ đồng hồ: Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Bôi hồ bôi hồ vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 ) Nếu dùng giấy thủ công dày hoặc bìa ( dài 10 ô, rộng 5 ô ) thì chỉ cần gấp đôi theo chiều dài để lấy dấu gấp giữa. Sau đó mở ra, bôi hồ đều và dán lại theo dấu gấp giữa sẽ được chân đỡ đồng hồ. Gấp hình 10b lên 2 ô theo chiều rộng và miệt kĩ được hình 10c. Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ: Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1 ô và đánh dấu. Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu ( H. 11 ) Dán khung đồng hồ vào phần đế: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép chân đế ( H. 11 ) Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ (H. 13a ) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ. Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1 ô) (H.13b) Giáo viên tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn Hoạt động 2: học sinh thực hành ( 14’ ) Mục tiêu: giúp học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm đồng hồ để bàn. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp đồng hồ để bàn theo nhóm. Giáo viên nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí đồng hồ như vẽ ô nhỏ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3, ghi nhã hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hát 12 9 3 6 Mặt đồng hồ Khung đồng hồ Chân đế đồng hồ Hình 1 16 ô 12 ô Hình 2 16 ô 10 ô 2ô Hình 3 14 ô 8 ô Hình 4 12 9 3 6 12 9 3 6 Hình 5 Hình 6 Hình 7 16 ô 6ô 1ô rưỡi Hình 8 Hình 9 10 ô 2ô rưỡi 2ô b) Hình 10 a) c) 12 9 3 6 Hình 11 12 9 3 6 Hình 12 Bôi hồ a) 1 ô Hình 13b Mặt sau khung đồng hồ Chân đỡ đồng hồ Phần 2ô dán vào đế đồng hồ Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : Làm quạt giấy tròn ( tiết 1 ) Nhận xét tiết học Tập làm văn Thảo luận về bảo vệ môi trường I/ Mục tiêu : Kiến thức: Thảo luận về bảo vệ môi trường. Kĩ năng: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?, bày tỏ được ý kiến của riêng mình ( nêu những việc làm thiết thực, cụ thể ) Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp, bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp; tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Viết thư Giáo viên cho học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài Giáo viên nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài: ( 1’ ) Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành Mục tiêu: Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Phương pháp: thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài + Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường + Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ? Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,…). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả Diễn biến cuộc họp: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường Nêu tình hình Môi trường xung quanh trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao, hồ… Cách giải quyết Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường, ao, hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng … Giao việc cho mọi người Tất cả các thành viên trong nhóm có trách nhiệm vận động gia đình không vứt rác bừa bãi, không để súc vật phóng uế bừa bãi, quét dọn nhà cửa hàng ngày cho sạch sẽ. Hoạt động 2; Củng cố -Giáo viên thu chấm một số bài làm xong trước. -Nhận xét về cách viết của học sinh. -Đọc cho cả lớp nghe bài làm tốt. Hát Học sinh đọc ( 20’ ) Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường. Học sinh lắng nghe. Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 4 tổ thi tổ chức cuộc họp Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Nói, viết về bảo vệ môi trường. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh. Biết cách thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0. Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia. Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính. Kĩ năng: học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0, rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1 : tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện GV Nhận xét Bài 2 : Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Hoạt động 2: Củng cố Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Kết quả của phép tính 40050 : 5 là: 810 801 81 8010 GV gọi HS đọc đề bài. Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Hát HS nêu Học sinh thi đua sửa bài 18540 05 14 00 0 2 9270 21421 04 12 01 1 3 7140 33686 16 08 06 2 4 8421 HS nêu HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 10600 : 5 24903 : 6 30175 : 7 10600 06 10 00 0 5 2120 24903 09 30 03 3 6 4150 30175 21 07 05 5 7 4310 Lớp nhận xét. Học sinh nêu Học sinh đọc Người ta đã chuẩn bị 10848kg đường kính và bột để làm bánh, số đó là đường kính. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu ki-lô-gam ? Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Bài giải Số kg đường kính là : 10 848 : 4 = 2712 ( kg ) Số kg bột là: 10 848 – 2712 = 8136 ( kg ) Đáp số: 2712 kg, 8136 kg Học sinh đọc Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào câu D Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Tự nhiên xã hội Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng: Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Kĩ năng : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất Thái độ : Tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 118, 119 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 9’ ) Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. + Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng chiều hay ngược chiều ) + Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất ( 9’ ) Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên giảng cho học sinh biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh Giáo viên hỏi: + Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. Hoạt động 3: Củng cố: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất ( 8’ ) Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về sự chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất Tạo hứng thú học tập. Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm. Giáo viên cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí chỗ cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi: + Gọi 2 bạn ( một bạn đóng vai Mặt Trăng, một bạn đóng vai Trái Đất ) + Bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK. + Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp. Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng. Hát ( 4’ ) ( 1’ ) Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh lắng nghe Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. Học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Hai học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 61 : Ngày và đêm trên Trái Đất Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa V, L, B nhỏ Cho học sinh viết: Về nguồn Cho HS luyện viết ở vở HS viết bảng con. HS viết vào vở. Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp học sinh mở rộng vốn từ về các nước, kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu. Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy. Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước tên các nước giáp với nước ta: Nga Trung Quốc Lào Thái Lan Cam-pu-chia Xin-ga-po Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm: Nhận xét Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong mỗi câu sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt. Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc. Chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình bằng một động tác tung người hấp dẫn. Nhận xét Học sinh đọc HS làm bài và thi đua sửa bài Học sinh khoanh vào các chữ b, c, e Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài và thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Ôn Tập làm văn Giáo viên giúp học sinh dựa vào gợi ý của SGK viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý. Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu các em suy nghĩ viết thư cho một người bạn mà các em biết qua đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo, qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tưởng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn. Nội dung thư phải thể hiện: Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn…) Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất. Giáo viên mở bảng phụ viềt hình thức trình bày lá thư cho 1 học sinh đọc: Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết ngày, tháng, năm) Lời xưng hô ( Bạn …… thân mến ). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì. Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn. Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên. Giáo viên cho học sinh viết thư vào giấy rời Gọi một số học sinh đọc thư trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay Giáo viên cho học sinh viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư. Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái 2 học sinh đọc Học sinh lắng nghe. Cá nhân Học sinh làm bài Học sinh đọc Ôn Chính tả GV giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: rong ruổi rong chơi thong dong trống giong cờ mở gánh hàng rong Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình cười rũ rượi nói chuyện rủ rỉ rủ nhau đi chơi lá rủ xuống mặt hồ Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó: Học sinh làm bài và sửa bài Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi. Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách. Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ. Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên. Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người. Ôn Toán GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân và kĩ năng tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Bài 1: đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 12125 x 3 x 12125 3 36375 20516 x 4 x 20516 4 82064 10513 x 5 x 10513 5 52565 12008 x 6 x 12008 6 72048 Lớp nhận xét. Học sinh nêu HS đọc Người ta dự định chuyển 87 650 quyển sách đến vùng lũ lụt theo hai đợt. Đợt đầu sẽ chuyển 3 lần, mỗi lần 20 530 quyển Hỏi đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: Có : 87 650 quyển sách Đợt 1 lấy : 3 lần Mỗi lần : 20 530 quyển Đợt sau : …… quyển sách ? + Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được những gì ? Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số số quyển sách đợt đầu đã chuyển trước, sau đó mới tính được số quyển sách đợt sau sẽ chuyển. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Bài 3 : Tính giá trị biểu thức: GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài Giáo viên hỏi: + Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào? GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được số quyển sách đợt đầu đã chuyển. HS làm bài Bài giải Số quyển sách đợt đầu chuyển là 20 530 x 3 = 61 590 (quyển) Số quyển sách đợt sau chuyển là 87 650 - 61 590 = 26 060 (quyển) Đáp số: 26 060 quyển HS nêu Học sinh làm bài Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau. HS thi đua sửa bài 21018 x 4 + 10975 10819 x 5 - 24567 12345 + 10203 x 7 98765 – 15026 x 4 = 84072 + 10975 = 95047 = 54095 – 24567 = 29528 = 12345 + 71421 = 83766 = 98765 – 60104 = 38661

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 31 HOAN CHINH.doc
Tài liệu liên quan