Giáo án lớp 3 bài giảng môn tập đọc, kể chuyện: Người mẹ

Tài liệu Giáo án lớp 3 bài giảng môn tập đọc, kể chuyện: Người mẹ: Tuần 4 Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006 Tập đọc - Kể chuyện Người mẹ I. Mục tiêu A. Tập đọc + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ : hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,.... - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với giọng các nhân vật ( bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết ) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu từ ngữ trong chuyện, đặc biệt là từ chú giải ( mấy đêm rằm, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã ) - Hiểu ND câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả B. Kể chuyện : + Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai trong giọng điệu phù hợp với từng nhân vật + Rèn kĩ năng nghe : Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai, nhận xét, dánh giá đúng cách kể của mỗi bạn II. Đồ dùng - GV : Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ viết đoạn văn cần HD, 1 vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện theo vai HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ...

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 bài giảng môn tập đọc, kể chuyện: Người mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006 Tập đọc - Kể chuyện Người mẹ I. Mục tiêu A. Tập đọc + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ : hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,.... - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với giọng các nhân vật ( bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết ) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu từ ngữ trong chuyện, đặc biệt là từ chú giải ( mấy đêm rằm, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã ) - Hiểu ND câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả B. Kể chuyện : + Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai trong giọng điệu phù hợp với từng nhân vật + Rèn kĩ năng nghe : Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai, nhận xét, dánh giá đúng cách kể của mỗi bạn II. Đồ dùng - GV : Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ viết đoạn văn cần HD, 1 vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện theo vai HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Đọc lại chuyện : Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, trả lời câu hỏi về ND truyện B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a. GV đọc toàn bài - GV gợi ý cho HS cách đọc b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu - Chú ý các từ khó đọc * Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài * Đọc từng đoạn trong nhóm * Các nhóm thi đọc 3. HD tìm hiểu bài - Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 - Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ? - Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ? - Thái độ của thần chết thế nào khi thấy người mẹ ? - Người mẹ trả lời như thế nào ? - Nêu nội dung câu chuyện 4. Luyện đọc lại - GV đọc lại đoạn 4 - HD HS đọc phân vai - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất - 2, 3 HS đọc lại truyện - Trả lời câu hỏi - HS theo dõi SGK, đọc thầm - HS nối nhau đọc từng câu trong bài - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của chuyện - HS đọc nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Đại diện nhóm thi đọc + Đọc thầm đoạn 1 - HS kể +1HS đọc thành tiếng đoạn 2, lớp đọc thầm - Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai, ôm ghì bụi gai vào lòng sưởi ấm, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá + Cả lớp đọc thầm đoạn 3 - Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước, khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc + 1, 2 HS đọc đoạn 4 - Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở - Người mẹ trả lời vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi thần chết trả con cho mình + HS đọc thầm toàn bài - Người mẹ có thể làm tất cả vì con - HS đọc phân vai theo nhóm Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ 2. HD HS dựng lại câu chuyện theo vai - GV HD HS nói lời nhân vật mình đóng theo trí nhớ không nhìn sách, có thể kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ.... - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm dựng lại chuyện hay nhất - HS tự lập nhóm và phân vai - Thi dựng lại chuyện theo vai IV. Củng cố, dặn dò - Qua chuyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ? ( Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hy sinh bản thân cho con được sống ) - về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe Tiếng việt ( tăng ) Ôn bài tập đọc : Người mẹ I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu - Đọc kết hợp trả lời câu hỏi II. Đồ dùng GV : SGK HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - Đọc phân vai bài : Người mẹ 2. Bài mới a. HĐ1: Đọc tiếng - GV đọc mẫu, HD giọng đọc - Đọc câu - Đọc đoạn - Đọc cả bài b. HĐ 2 : đọc hiểu - GV hỏi HS câu hỏi trong SGK c. HĐ 3 : đọc phân vai - Gọi 1 nhóm đọc phân vai - GV HD giọng đọc của từng vai - 6 HS đọc bài - Nhận xét bạn đọc - HS theo dõi - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó + Đọc nối tiếp 4 đoạn - Kết hợp luyện đọc câu khó - Đọc đoạn theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Bình chọn nhóm đọc hay + 2 HS đọc cả bài - HS trả lời - Đọc phân vai theo nhóm - Các nhóm thi đọc phân vai - Bình chọn nhóm đọc hay IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt - Về nhà luyện đọc tiếp Hoạt động tập thể Tìm hiểu truyền thống của nhà trường I. Mục tiêu - HS nắm được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Tự hào và phát huy tốt truyền thống đó. II. Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Các em biết những truyền thống tốt đẹp nào của trường ? - Ngoài những truyền thống đó ra trường ta còn có truyền thống kính thầy, yêu bạn, dạy tốt, học tốt - Thái độ của em như thế nào trức những truyền thống đó ? - Lớp ta có những bạn nào đã thực hiện được điều đó ? - HS phát biểu - Tự hào về truyền thống đó, phát huy tốt hơn nữa những truyền thống tốt đẹp của trường - HS phát biểu III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà học tập tốt noi gương truyền thống của trường Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006 Chính tả ( Nghe - viết ) Người mẹ I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nghe - viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung ctruyện Người mẹ ( 62 tiếng). Biết viết hoa chữ cái đầu câu và các tên riêng. Viết đúng các dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc vần dễ lẫn : d/gi/r hoặc ân/âng II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT 2 HS : Vở chính tả, VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng,... B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD nghe - viết a. HD HS chuẩn bị - Đoạn văn có mấy câu ? - Tìm các tên riêng trong bài chính tả - Các tên riêng ấy được viết như thế nào ? - Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn ? b. GV đọc cho HS viết bài - GV uốn nắn tư thế ngồi cho HS c. Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT chính tả * Bài tập 2 ( lựa chọn ) - Đọc yêu cầu BT * Bài tập 3 ( lựa chọn ) - Đọc yêu cầu BT phần a - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con - Nhận xét bạn - 2, 3 HS đọc đoạn viết, cả lớp theo dõi - 4 câu - Thần chết, Thần Đêm Tối - Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng - Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy + HS viết bài vào vở - Điền vào chỗ trống d hay r - HS làm bài vào VBT - 1 HS lên bảng làm - HS đọc bài làm của mình - Nhận xét bài của bạn - Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa...... - HS làm bài vào VBT - 3, 4 HS lên viết nhanh sau đó đọc kết quả IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Nhắc những HS còn viết sai chính tả về nhà sửa lỗi Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2006 Tập đọc Ông ngoại I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ : cơn nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng, .... - Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu nghĩa và biết cách dùng từ mới trong bài ( loang lổ ) - Nắm được nội dung của bài, hiểu được tính cảm ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - ĐTL bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão - Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a. GV đọc bài với giọng chậm rãi, dịu dàng b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu - Chú ý từ ngữ có âm đầu l / n * Đọc từng đoạn trước lớp - GV chia bài làm 4 đoạn . Đ1 : từ đầu ................cây hè phố . Đ2 : tiếp ....................xem trường thế nào . Đ3 : tiếp ....................của tôi sau này . Đ4 : còn lại - Giải nghĩa rừ chú giải cuối bài * Đọc từng đoạn trong nhóm * Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 3. HD HS tìm hiểu bài - Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ? - Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ? - Tìm hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường - Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ? 4. Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm 1 đoạn văn - HD HS đọc đúng chú ý cách ngắt giọng, nhấn giọng - 2, 3 HS đọc bài - HS theo dõi SGK, QS tranh minh hoạ - HS nối nhau đọc từng câu trong bài - HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài - HS đọc theo nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - HS đọc + HS đọc thầm đoạn 1 - Không khí mát dịu mỗi sáng, trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lé giữa những ngọn cây hè phố + 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 - Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, HD bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên + 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3 - HS phát biểu + 1 HS đọc câu cuối - Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn - 2 HS thi đọc cả bài IV. Củng cố, dặn dò - Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn như thế nào ? ( bạn nhỏ trong bài văn có một người ông hết lòng yêu cháu, chăm lo cho cháu. Bạn nhỏ mãi biết ơn ông người thầy đầu tiên Luyện từ và câu Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu : Ai là gì ? I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ về gia đình - Tiếp tục ôn kiểu câu : Ai ( cái gì, con gì ) - là gì ? II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT 2 HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Làm lại BT 1 và 3 tiết LT&C tuần 3 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. HD làm BT * Bài tập 1 ( 33 ) - Đọc yêu cầu BT - GV nhận xét * Bài tập 2 ( 33 ) - Đọc yêu cầu BT - GV nhận xét * Bài tập 3 ( 33 ) - Đọc yêu cầu bài tập - GV nhận xét - HS làm miệng - Tìm những từ chỉ gộp những người trong gia đình - 1 HS đọc mẫu - HS trao đổi theo cặp, viết ra nháp những từ tìm được - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp làm bài vào VBT + Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau thành nhóm - 1 HS làm mẫu - HS làm việc theo cặp - 1 vài HS trình bày kết quả trên lớp - Cả lớp làm bài vào VBT + Dựa vào ND bài tập đọc tuần 3, 4 đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về ..... - 1 HS làm mẫu nói về bạn Tuấn trong chuyện Chiếc áo len - HS trao đổi theo cặp nói về các nhân vật còn lại - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - Cả lớp làm bài vào VBT IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - GV nhắc HS về nhà HTL 6 thành ngữ, tục ngữ ở BT2 Tập viết Ôn chữ hoa C I. Mục tiêu + Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng - Viết tên riêng Cửu Long, bằng chữ cỡ nhỏ - Viết câu ca dao Công cha như núi thái sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra bằng chữ cỡ nhỏ II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa C, tên riêng Cửu long và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li HS : Vở TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : Bố Hạ, Bầu B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa - Tìm các chữ hoa có trong bài - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ b. Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu : Cửu long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ c. Luyện viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa câu ca dao : công ơn của cha mẹ rất lớn lao 3. HD viết vào vở TV - GV nêu yêu cầu bài viết 4. Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - C, L, T, S, N - HS tập viết vào bảng con - Cửu long - HS tập viết trên bảng con Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - HS tập viết bảng con chữ : Công, Thái Sơn, Nghĩa - HS viết bài vào vở IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Biểu dương những HS viết bài đúng, đẹp. Về nhà học thuộc câu ứng dụng Tiếng việt ( tăng ) Ôn tập đọc : Mẹ vắng nhà ngày bão I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ HS dễ phát âm sai và viết sai : bão nổi, chặn lối, thao thức, no bữa, .... - Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ + Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Nắm được nghĩ của cac từ chú giải sau bài ( thao thức, củi mùn, nấu chua ) - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ : thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng thương yêu nhau. II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài TĐ, bảng phụ viết khổ thơ cần HD luyện đọc HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện Người mẹ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc + GV đọc bài thơ ( giọng nhẹ nhàng, tình cảm, rất vui ) + HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu * Đọc từng khổ thơ trức lớp - GV HD HS nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, các khổ thơ - Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài * Đọc từng khổ thơ trong nhóm 3. HD tìm hiểu bài - Vì sao mẹ vằng nhà ngày bão ? - Nhày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào ? - Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau - Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về ? - Khi mẹ em vắng nhà em có cảm giác nhớ và thấy thiếu mẹ như bố con bạn nhỏ trong bài thơ này không ? Hãy nói cảm nghĩ của em 4. HTL bài thơ - GV HD HS HTL từng khổ thơ và cả bài thơ - 6 HS kể lại theo vai - HS theo dõi SGK, đọc thầm theo - Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ - HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ - 5 nhóm tiếp nối nhau thi đọc 5 khổ thơ - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ + 1 HS đọc khổ thơ 1 - Vì mẹ về quê gặp bão, mưa to gió lớn làm mẹ không trở về nhà được + Đọc thầm khổ thơ 2, 3, 4 - Giường có hai chiếc thì một chiếc ướt vì nước mưa. Củi mùn để nấu cơm cũng bị ướt. ba bố con phải thay mẹ để làm mọi việc: Chị hái lá nuôi thỏ, em chăm đàn ngan, bố đội nón đi chợ nấu cơm - HS phát biểu + 1 HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối - Mẹ về như nắng mới làm cả ngôi nhà sáng ấm lên - HS phát biểu + HS thi HTL - 5 HS đại diện 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ - 2, 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài IV. Củng cố, dặn dò - Bài thơ này có ý nghĩa gì ? ( Thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng thương yêu nhau - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2006 Tập làm văn Nghe kể : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi. Nhớ ND câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên - Rèn kĩ năng viết ( điền vào giấy tờ in sẵn ) điền đúng ND vào mẫu điện báo II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ chuyện Dại gì mà đổi, bảng phụ viết 3 câu hỏi làm điểm tựa để HS kể, mẫu điện báo phô tô phát cho HS III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Làm lại BT 1, 2 tiết LTVC tuần 3 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 ( 36 ) - Đọc yêu cầu BT - GV kể chuyện lần 1 - Vì sao meh doạ đổi cậu bé ? - Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? - Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ? - GV kể lần 2 - Chuyện này buồn cười ở điểm nào ? * Bài tập 2 ( 36 ) - Đọc yêu cầu BT - Tình huống cần viết điện báo là gì ? - Yêu cầu của bài là gì ? - HS làm - Nhận xét bài làm của bạn + Nghe kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi - HS QS tranh minh hoạ, đọc thầm gợi ý - HS nghe - Vì cậu rất nghịch - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu - Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm - HS tập kể lại ND câu chuyện - Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm + Em được đi chơi xa. Đến nơi em muốn gửi điện báo...... - Em được đi chơi xa đến nhà cô chú ở tỉnh khác....... - Dựa vào mẫu điện báo viết vào vở họ, tên, địa chỉ người gửi, người nhận và ND bưu điện... - 2 HS nhìn mẫu điện báo trong SGK, làm miệng. Nhận xét bạn - Cả lớp viết vào vở IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân nghe. Nhớ cách điền ND điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo. Tiếng việt ( tăng ) Ôn : Luyện từ và câu : Ôn từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu ai, là gì ? I. Mục tiêu - Củng cố cho HS vốn từ về gia đình - Tiếp tục ôn kiểu câu : Ai ( cái gì, con gì ) - là gì ? II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra vở BT1 LT&C tuần 4 - Nhận xét 2. Bài mới * Bài 1 - Em hãy tìm các từ chỉ gộp những người trong gia đình - GV nhận xét * Bài 2 - Dựa theo ND bài TĐ tuần 3, tuần 4 đặt câu theo mẫu ai là gì ? - GV nhận xét - HS lấy vở + HS trao đổi nhóm - Nhiều em phát biểu ông bà, ông cha, cha ông, cha chú, chú bác, cha anh, chú dì, cô chú, cậu mợ,..... - Nhận xét bạn + HS trao đổi theo cặp - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - HS làm bài vào vở . Tuấn là anh của Lan . Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan . Bà mẹ là người rất yêu thương con . Sẻ non là người bạn tốt IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại bài Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006 Chính tả ( Nghe - viết ) Ông ngoại I. Mục tiêu - Nghe - viết trình bày đúng đoạn văn trong bài Ông ngoại - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oay ), làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/gi/d hoặc vần ân/âng II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT3 HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe - viết a. HD HS chuẩn bị - Đoạn văn gồm mấy câu ? - Những chữ nào trong bài viết hoa ? b. GV đọc bài - GV theo dõi, nhắc nhở HS ngồi ngẩng cao đầu c. Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm bài tập chính tả * Bài tập 2 ( 35 ) - Đọc yêu cầu BT * Bài tập 3 ( 35 ) - Đọc yêu cầu BT - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - 2, 3 HS đọc đoạn văn - 3 câu - Các chữ đầu câu, đầu đoạn - Viết ra giấy nháp những tiếng dễ lẫn : vắng lặng, lang thang, căn lớp, ... + HS viết bài vào vở - Tìm 3 tiếng có vần oay - HS làm bài vào VBT - 3 HS lên bảng chơi trò chơi tiếp sức - Nhận xét bài làm của bạn + Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi có nghĩa làm cho ai việc gì đó ..... - HS trao đổi theo cặp - 3 HS lên bảng làm - Nhận xét bài làm của bạn - HS làm bài vào VBT IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Về nhà đọc lại BT2 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 4 - Nhận thấy kết quả của mình trong tháng - GDHS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Đi học đều đúng giờ - Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến và có nhiều tiến bộ: Duy, Đức, M. Tùng - Giữ gìn vệ sinh chung - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè - Thực hiện tốt nề nếp lớp - Trong lớp chũ ý nghe giảng : - Chưa chú ý nghe giảng : Sơn, Long, Khuê, Đăng, Linh 2 GV nhận xét tồn tại - Có hiện tượng nói tục : Sơn, Long - Thiếu thước kẻ : Hùng 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ 5 Đề ra phương hướng tuần 5 Hoạt động tập thể Tìm hiểu ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà trường I. Mục tiêu - - HS nắm được truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Tự hào và phát huy tryền thống tốt đẹp đó. - ý thức yêu trường yêu lớp, yêu quý thầy cô bạn bè II. Lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Các em đã biết được truyền thống tốt đẹp nào của nhà trường từ xưa đến nay ? - GV : Trường ta có truyền thống quý báu học tốt, dạy tốt - Các gương học tốt các anh chị thi HSG đạt giải Tỉnh, TP..... - Thái độ của các em như thế nào với các truyền thống đó ? - HS trả lời - Các bạn khác nhận xét, bổ xung - Phát huy tốt truyền thống bằng cách cố gắng học tập tốt hơn để xứng đáng là mầm non tương lai của nhà trường tiểu học Bạch Hạc cũng như của đất nước. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà học tập tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 4.doc
Tài liệu liên quan