Tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Một trí khôn hơn trăm trí khôn: Tuần 22:
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 + 3: Tập đọc:
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I/ Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi trảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn, thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Hãy đọc bài: “Vè chim”
- Nhận xét, đánh giá
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1-2')
- GV ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc đúng:( 30-33')
2.1 GV đọc mẫu:
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
Đoạn 1:
- Đọc đúng câu dài: Gà rừng và chồn là đôi bạn thân/ nhưng chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đúng câu đối thoại: cao giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở c...
27 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Một trí khôn hơn trăm trí khôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22:
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 + 3: Tập đọc:
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I/ Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi trảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn, thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Hãy đọc bài: “Vè chim”
- Nhận xét, đánh giá
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1-2')
- GV ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc đúng:( 30-33')
2.1 GV đọc mẫu:
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
Đoạn 1:
- Đọc đúng câu dài: Gà rừng và chồn là đôi bạn thân/ nhưng chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đúng câu đối thoại: cao giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở câu trả lời.
- GV hướng dẫn giọng đọc đoạn 1: đọc thể hiện sự khiêm tốn của gà rừng và sự kiêu ngạo của chồn
- Nhận xét, đánh giá
Đoạn 2:
- Đọc đúng câu dài: Chợt thấy một người thợ săn, / chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.//.
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đúng câu đối thoại: cao giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở câu trả lời.
- GV hướng dẫn giọng đọc đoạn 2: đọc thể hiện sự hội hộp, lo sợ.
- Nhận xét, đánh giá
Đoạn 3: Hướng dẫn đọc đoạn
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đúng câu đối thoại: đọc đúng ngắt nghỉ hơi đúng dấu phẩy, dấu chấm và giải nghĩa từ khó mẹo.
- GV hướng dẫn giọng đọc đoạn 3: đọc thể hiện sự hội hộp, lo sợ.
- Nhận xét, đánh giá
Đoạn 4: Hướng dẫn đọc đoạn
- Hướng dẫn giọng đọc đoạn 4: đọc đúng với giọng ăn năn
- GV đọc mẫu
- Nhận xét, đánh giá
* Luyện đọc nối tiếp đoạn:
- Nhận xét, đánh giá
* Luyện đọc cả bài:
- GV hướng dẫn giọng đọc cả bài
- Nhận xét, đánh giá
- HS đọc 2-3 em
- HS nhắc lại đề bài
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc 3-4 em
- HS đọc
- HS đọc 3-4 em
- HS đọc 3-4 em
- HS đọc 3-4 em
- HS đọc 1-2 em
- HS đọc 1-2 em
Tiết2:
* Luyện đọc cá nhân: ( 5-7')
- Nhận xét, đánh giá
3. Tìm hiểu bài:( 17-20')
Câu hỏi 1:
? Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà rừng?
Câu hỏi 2:
? Khi gặp nạn, chồn như thế nào?
Câu hỏi 3:
? Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn ?
Câu hỏi 4:
? Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao?
Câu hỏi 5:
? Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý?
4. Luyện đọc lại:(5-7')
- GV hướng dẫn HS thi đọc lại truyện
- Nhận xét, đánh giá
C. Củng cố, dặn dò:(4-6')
- Qua câu chuyện này, em cần phải có thái độ như thế nào đối với các con vật?
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương những em hăng hái học tập
- HS đọc ( 5-7 em)
- HS đọc thầm câu hỏi
- HS đọc thầm đoạn 1
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- HS đọc thầm đoạn 2
- Khi gặp nạn, chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.
- HS đọc thầm đoạn 3
- Gà Rừng giả vờ chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.
- HS đọc thầm đoạn 4.
- Chồn thay đổi hẳn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
- HS thảo luận trước lớp để chọn một tên cho truyện.
Tiết 4: Toán:
Kiểm tra
I. Mục tiêu .
- Kiểm tra việc vận dụng các bảng nhân đã học vào làm tính và giải toán .
- Tính độ dài đường gấp khúc
II. Đề bài
Bài 1: Tính
4 x 5 = 3 x 3 = 5 x 6 =
2 x 7 = 4 x 9 = 2 x 8 =
Bài 2: Viết tổng thành tích:
4 + 4 + 4 + 4 + 4 =
12 + 12 + 12 =
Bài 3: Tính:
4 x 7 – 12 = 5 x 9 + 27 =
Bài 4: Mỗi học sinh giỏi được thưởng 5 quyển vở. Hỏi 10 học sinh giỏi được thưởng bao nhiêu quyển vở?
Bài 5: Vẽ 1 đường gấp khúc ABCD biết: đoạn AB dài 2 cm , đoạn BC dài 4 cm, đoạn CD dài 3 cm .Tính độ dài đường gấp khúc đó.
III .Biểu điểm.
Bài 1: 2 điểm
Bài 2: 1điểm
Bài 3: 2 điểm
Bài 4: 2 điểm :
Bài 5: 2 điểm :
1 điểm trình bày
Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Thủ công:
Gấp, cắt dán phong bì
(Tiết 2)
(Đ/c Phương dạy)
Tiết 2: Toán:
Tiết 103: Phép chia
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân
Biết đọc, viết và tính kết quả của phép chia
II/ Đồ dùng dạy học:
Các mảnh bìa vuông bằng nhau
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ
- Tính:
2 x 3 ; 3 x 2
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: (13-15’) Dạy bài mới
2.1 Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6:
- HS làm bài vào bảng con
- HS làm bảng con 3 x 2 = 6
2.2 Giới thiệu phép chia:
? Có bao nhiêu ô vuông?
- 6 ô vuông
? 6 ô vuông chia làm mấy phần?
- 2 phần
? Mỗi phần có mấy ô vuông?
- 3 ô vuông
ố Ta có phép chia: 6 : 2 = 3
- Đọc là: sáu chia 2 bằng 3
- HS đọc nhiều lần
- Dấu : là dấu chia
- Viết là: 6 : 2 = 3
- Nhận xét:
3 x 2 = 6 6 : 2 = 3
6 : 3 = 2
Hoạt động 3: (15-17’) Luyện tập
Bài 1: (6-8’) (B)
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào bảng con
- GV kiểm soát
ố Chốt: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 2: (5-7’) (V)
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào vở
ố Chốt: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Hoạt động 4: (3-5’) Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện:
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I/ Mục đích, yêu cầu:
Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
Dựa vào trí nhớ và gợi ý của giáo viên kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng hấp dẫn và sinh động phù hợp với nội dung
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn gợi ý nội dung từng đoạn của truyện
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:( 3- 5' )
- Hãy kể lại câu chuyện: “Chim sơn ca và bông cúc trắng”
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:( 1- 2' )
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn kể chuyện:( 28 - 29')
? Nêu yêu cầu thứ nhất của giờ kể chuyện?
? Hãy đọc lại mẫu?
? Tại sao tác giả lại đặt tên cho đoạn 1 là: Chú chồn kiêu ngạo?
? Vậy theo em tên của từng đoạn phải thể hiện được gì?
? Hãy suy nghĩ và đặt tên của từng đoạn?
3. Kể lại từng đoạn:
Bước 1: Kể trong nhóm
Bước 2: Kể trước lớp
4. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Nhận xét
C. Củng cố, dặn dò:( 3-5')
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét tiết học
- HS kể
- HS nhắc lại đề bài
- HS nêu
- Đoạn 1: Chú chồn …
- Đoạn 2: Trí khôn của …
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS suy nghĩ và đặt tên
- HS kể theo nhóm
- Các bạn kể cho nhau nghe
- Nhận xét, uốn sửa
- Đại diện mỗi nhóm lên kể
- Nhận xét
- HS kể
Tiết 4: Chính tả:
Tập chép: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I/ Mục đích, yêu cầu:
Nghe, viết lại đúng, đẹp đoạn: “Một buổi sáng … lấy gậy thọc vào hang”
Củng cố quy tắc tìm từ, chính tả r/ d, gi, dấu hỏi, dấu ngã
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chép
- Vở bài tập, bảng con, vở viết
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:( 2 - 3')
- Hãy viết: trảy hội, nước chảy, trồng cây
- GV nhận xét bài viết trước của HS
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:( 1- 2')
- Nêu mục đích, yêu cầu kết hợp ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn tập chép: ( 10- 12')
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc mẫu bài viết
? Đoạn viết có mấy câu?
2.2 Hướng dẫn viết chữ khó:
- Cánh đồng, thợ săn, cuống quýt, nấp, đằng trời, chọc
- Nhận xét, uốn sửa cho HS
2.3 Viết bảng con:
- Nhận xét, uốn nắn kịp thời cho HS
3. Học sinh chép bài: ( 13 - 15' )
- Nhắc nhở cách trình bày
- Nhắc nhở tư thế ngồi của HS
4. Chấm chữa: ( 3- 5')
- GV đọc soát lỗi
- Chấm 8 - 10 bài
- Nhận xét
5. Hướng dẫn làm bài tập:( 5- 7')
Bài 2: (V)
- Nhận xét
IV/ Củng cố, dặn dò:( 1- 2')
- Tuyên dương những em viết đẹp
- Nhận xét giờ học
- HS viết bảng con
- HS nhắc lại đề bài
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm bài viết
- HS trả lời
- HS đọc phân tích chữ khó
- HS viết chữ khó vào bảng con
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài: lưu ý đọc nhẩm từng cụm từ để chép đúng, đảm bảo tốc độ
- HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề vở
- HS đọc thầm yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Mỹ thuật:
Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật
(Giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 2: Tự nhiên xã hội:
Cuộc sống xung quanh
(Tiết 2)
(Đ/c Phương dạy)
Tiết 3: Tập đọc:
Cò và Cuốc
I/ Mục đích, yêu cầu:
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài
- Biết đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời cácnhân vật Cò và Cuốc
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu từ: Cuốc, thảnh thơi, trắng phau phau
- Hiểu nội dung: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
- Hãy đọc bài: “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
- Nhận xét, đánh giá
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2')
2. Luyện đọc đúng: (15-17')
2.1 Giáo viên đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tả vui, nhẹ nhàng
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Luyện đọc câu:
- Đọc đúng: lội ruộng, làm việc, trắng tinh
- GV đọc mẫu
b. Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
- GV hướng dẫn cách đọc từng đoạn giải nghĩa từ SGK
- GV đọc mẫu đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến hở chị
- GV hướng dẫn giọng đọc và giải nghĩa từ Cuốc, chú ý lời đối thoại
- GV đọc mẫu
- Nhận xét, đánh giá
Đoạn 2: Còn lại
- Hướng dẫn giọng đọc đoạn 2
- Giải nghĩa từ: trắng phau, thảnh thơi
- GV đọc mẫu đoạn 2
- Nhận xét, đánh giá
* Luyện đọc nối tiếp đoạn:
- Nhận xét
* Luyện đọc cả bài:
- Nhận xét, đánh giá
3. Tìm hiểu nội dung: (10-12')
Câu hỏi 1:
- HS đọc bài (2-3 em)
- HS nhắc lại đề bài
- HS theo dõi
- HS đọc theo dãy
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc 2-3 em
- HS đọc 2-3 em
- HS đọc 2-3 em
- HS đọc 2-3 em
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời
? Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?
- Cuốc hỏi: “Chị bắt tép vất vả thế. Chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?”
Câu hỏi 2:
- HS đọc thầm câu hỏi
? Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
? Cò trả lời Cuốc như thế nào?
- Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, Cò thường bau dập dờn như múa trên cao, chẳng lẽ có lúc phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu khó nhọc như vậy.
- Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì !
Câu hỏi 3:
? Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì?
- HS tự trả lời theo ý mình
4. Luyện đọc lại: (3-5’)
- 3-4 nhóm HS phân vai đọc lại bài
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- Nhận xét giờ học
Tiết 4: Toán:
Tiết 104: Bảng chia 2
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Lập bảng chia 2 dựa vào bảng nhân 2
Thực hành chia 2
áp dụng bảng chia 2 để thực hiện giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính chia
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có hai chấm tròn
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ
- Tính:
2 x 3 ; 6 : 2
- Nhận xét chung
Hoạt động 2: (13-15’) Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài:(1-2’)
- GV giới thiệu bài
2.2 Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân2:
a. Nhắc lại phép nhân 2:
- GV gắn trực quan lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn
? Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn
b. Nhắc lại phép chia:
- Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
c. Nhận xét:
- Từ phép nhân là 2 x 4 = 8 ta có phép chia 8 : 2 = 4
2.3 Lập bảng chia 2:
- Làm tương tự như trên với một vài trường hợp nữa, sau đó cho HS tự lập bảng chia 2
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 2 bằng các hình thức thích hợp
Hoạt động 2: (15-17’) Luyện tập
Bài 1: (5-6’) (S)
- HS làm bảng con
- HS nhắc lại
- HS viết phép nhân:
2 x 4 = 8
- Có 8 chấm tròn
- HS viết phép chia:
8 : 2 = 4
- Có 4 tấm bìa
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài SGK
- GV kiểm soát chấm đúng sai
ố Chốt: Vận dụng kiến thức bảng chai 2
Bài 2: (5-6’) (V)
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào vở
- Nhận xét bài làm
ố Chốt: GV chốt cách trình bày bài toán giải
Bài 3 : (4-5’) (VBT)
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào VBT
ốChốt: Củng cố lại bảng chia 2
Dự kiến sai lầm của HS:
Bài 3 HS điền sai
Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò
- GV chấm bài
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Âm nhạc:
Kể chuyện âm nhạc
(Giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 2: Toán:
Tiết 105: Một phần hai
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Nhận biết một phần hai; biết viết và đọc 1/2
II/ Đồ dùng dạy học:
Các hình vuông, hình tròn
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ
- Tính:
4 : 2 ; 6 : 2
- Nhận xét
Hoạt động 2: (10-12’) Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài
- HS làm bài vào bảng con
- HS nhắc lại
2.2 Giới thiệu “một phần hai”(1/2)
- HS lấy tờ giấy hình vuông
- Tự chia hình vuông đó làm hai phn bằng nhau
- HS tô màu 1 phần ta được 1/2 hình vuông
- Hướng dẫn viết ẵ
- HS viết trên bảng con
-1/2 còn gọi là một nửa
- HS đọc phần đóng khung SGK
Hoạt động 3: (15-17’) Luyện tập
Bài 1: (5-7’) (VBT)
- HS làm bài VBT
- GV kiểm soát chấm Đ, S
ố Chốt: GV chốt kiến thức
Bài 2: (5-6’) (B)
- HS làm bài bảng con
- GV kiểm soát chấm Đ, S
ố Chốt: GV chốt kiến thức
Bài 3: (VBT)
- HS làm bài vào VBT
- GV kiểm soát chấm Đ, S
ố Chốt: GV chốt kiến thức 1/2
Dự kiến sai lầm của HS:
HS làm sai bài 2
Viết chưa đúng 1/2
Hoạt động 4: (3-5’) Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Tiết 3: Tập viết:
Chữ hoa: S
I/ Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết:
+ Biết viết chữ cái S viết hoa theo cỡ vừa và nhỏ
+ Biết viết ứng dụng
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ S trong khung chữ
- Bảng phụ viết sẵn bài tập viết
- Vở mẫu
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
- Hãy viết chữ : R, Ríu
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1')
- GV nêu yêu cầu
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:(3-5')
2.1 Quan sát, nhận xét:
? Chữ cái S có độ cao mấy dòng li?
? Gồm mấy nét?
- GV chỉ dẫn các nét
2.2 Viết mẫu:
- GV viết một chữ mẫu
2.3 Viết bảng con:
- Hãy viết một dòng chữ S
- Nhận xét, uốn nắn
3. Hướng dẫn viết ứng dụng:(5-7')
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa
- Giải nghĩa: hễ thấy có sáo tắm thì trời sắp mưa
- Hướng dẫn quan sát, nhận xét độ cao các con chữ và khoảng cách các chữ
- Hướng dẫn HS viết chữ: Sáo
- GV nhận xét
- Viết bảng con
4. Viết vở:(15-17')
- GV nêu yêu cầu bài viết
- Cho HS quan sát vở mẫu
- Kiểm tra tư thế ngồi, cầm bút và vở
5. Chấm bài:(5-7')
- GV chấm 8-10 bài
- Nhận xét
6. Củng cố:(2-3')
- Chữ S được viết hoa khi nào?
- Hãy viết đúng chữ S hoa
- Nhận xét giờ học
- HS viết bảng con
- HS nhắc lại đầu bài
- HS quan sát chữ mẫu
- Chữ S có độ cao 5 dòng li
- Gồm 1 nét
- HS quan sát
- HS quan sát chữ mẫu
- HS viết bảng con
- HS đọc câu ứng dụng
- HS quan sát và trả lời
- HS viết bảng con chữ : Sáo
- HS viết chữ Sáo vào bảng con
- HS quan sát
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài
- Chữ cái S được viết hoa khi viết đầu câu và viết tên riêng
Tiết 4: Chính tả:
Cò và Cuốc
I/ Mục đích, yêu cầu:
Nghe viết, trình bày chính xác đoạn:“Cò đang … hở chị” trong bài “Cò và Cuốc”
Phân biệt được r/ d/ gi, dấu hỏi, dấu ngã
Củng cố kĩ năng dùng dấu câu
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:(2-3')
- Hãy viết: reo hò, bánh dẻo, gieo trồng, rẻo cao
- Nhận xét vở của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1-2')
- GV nêu yêu cầu, mục đích
2. Hướng dẫn nghe, viết:(10-12')
2.1 GV đọc mẫu bài viết:
? Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả
2.2 Hướng dẫn viết chữ khó:
- Hướng dẫn viết chữ khó, dễ lẫn: lội ruộng, lần ra, chẳng có, Cò, Cuốc
- GV nhận xét
2.3 Viết bảng con:
- Nhận xét, uốn nắn
3. Viết vở:(13-15')
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết
- GV đọc cho HS viết
4. Chấm chữa:(3-5')
- GV đọc soát lỗi
- Chấm 8-10 bài
- Nhận xét
5. Hướng dẫn làm bài tập:(5-7')
Bài 2: (V)
- Nhận xét, chữa bài
6. Củng cố, dặn dò:(1-2')
- Tuyên dương những em viết đẹp, nhắc nhở những em viết còn xấu
- Nhận xét giờ học
- HS viết bảng con
- HS nêu lại bài học
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm bài viết
- HS tự trả lời
- HS đọc và phân tích các chữ khó
- HS viết bảng con: lội ruộng, lần ra, chẳng có, Cò, Cuốc
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài
- HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề, chữa lỗi (nếu sai)
- HS đọc thầm yêu cầu bài
- HS nêu miệng
- HS làm bài vào vở
Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Thể dục:
Trò chơi: Vòng tròn và nhóm ba nhóm bảy
( Giáo viên bộ môn dạy )
Tiết 2: Toán:
Tiết 106: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Học thuộc bảng chia 2 để giải bài toán có liên quan
Củng cố biểu tượng về 1/2
II/ Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ
- Hãy viết: 1/2
- Nhận xét
Hoạt động 2: (28-30’) Luyện tập
Bài 1: (6-7’) (VBT)
- HS ghi vào bảng con
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài VBT
- GV kiểm soát chấm đúng sai
ố Chốt: Kiến thức bảng chia 2
Bài 2: (6-7’) (VBT)
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào VBT
- Nhận xét bài làm
ố Chốt: Mối quan hệ ghiữa phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia
Bài 3,4 : (10-12’) (V)
- GV kiểm soát chấm Đ, S
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào vở
ốChốt: Củng cố bài toán có liên quan đến phép chia
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
Bài 5: (4-5’) (VBT)
- GV kiểm soát chấm Đ, S
ốChốt: Củng cố về 1/2
Dự kiến sai lầm của HS:
Bài 2 một số em làm sai
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào vở
Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò
- GV chấm bài
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn:
Tuần 22
I/ Mục đích, yêu cầu:
Biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống đơn giản
Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp
Sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
- Hãy đáp lại lời cảm ơn
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2')
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài: (28-30')
Bài 1: (M)
- Hãy đọc thầm yêu cầu?
? Bức tranh vẽ gì?
? Khi bị đánh rơi sách bạn HS đã nói gì
- Nhận xét, đánh giá
ố Chốt: Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ
Bài 2: (M)
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: (Viết)
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung của bài
- GV chữa: b - d - a - c
? Đoạn văn tả về loài chim gì?
? Có mấy câu?
3. Củng cố, dặn dò: (2-3')
- Nhận xét giờ học
- HS thực hành theo cặp
- HS đọc thầm yêu cầu bài và các gợi ý
- Một bạn đánh rơi quyển sách của bạn ngồi bên cạnh
- Không sao
- HS thảo luận đóng vai
- Thể hiện trước lớp
- HS đọc thầm yêu cầu BT2
- HS làm việc theo nhóm cặp
- Vào vai thể hiện tình huống
- HS đọc yêu cầu
- HS viết bài
- HS đọc lại bài của mình
- HS trả lời
- Có 4 câu
Tiết 4: Sinh hoạt lớp:
Tuần 22
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS thấy được ưu, nhược điểm trong tuần
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II/ Các hoạt động dạy học:
A. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình chung trong tuần:
ưu điểm:
1. Đạo đức:
- ...............................................................................................................
- ...............................................................................................................
2. Học tập:
- ...............................................................................................................
- ...............................................................................................................
- ...............................................................................................................
3. Lao động:
- ...............................................................................................................
- ...............................................................................................................
4. Thể dục, vệ sinh:
- ...............................................................................................................
- ...............................................................................................................
5. Các hoạt động khác:
- ...............................................................................................................
- ...............................................................................................................
Tồn tại: ............................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. Kế hoạch tuần tới:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 22.doc