Tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Có công mài sắt, có ngày nên kim - Nguyễn Thị Kim Loan: Tuần 1 : Chữ hoa A
Tuần 2 : Chữ hoa A
Tuần 3 : Chữ hoa A
Tuần 4 : Chữ hoa A
Tuần 5 : Chữ hoa A
Tuần 6: Chữ hoa A
Tuần 7 : Chữ hoa A
Tuần 8 : Chữ hoa A
Tuần 9 : Chữ hoa A
Tuần 10 : Chữ A
Tuần 11 : Chữ hoa A
Tuần 12 : Chữ hoa A
Tuần 13 : Chữ hoa A
Tuần 14 : Chữ hoa A
Tuần 16 : Chữ hoa A
Tuần 16 : Chữ hoa A
Tuần 17 : Chữ hoa A
Tuần 18 : Chữ hoa A
Tuần 1
Chủ điểm : EM LÀ HỌC SINH
Thứ……….ngày………..tháng………..năm…………..
Tập đọc
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Học sinh đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
Hiểu nghĩa câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim.
Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành c...
157 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Có công mài sắt, có ngày nên kim - Nguyễn Thị Kim Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Chữ hoa A
Tuần 2 : Chữ hoa A
Tuần 3 : Chữ hoa A
Tuần 4 : Chữ hoa A
Tuần 5 : Chữ hoa A
Tuần 6: Chữ hoa A
Tuần 7 : Chữ hoa A
Tuần 8 : Chữ hoa A
Tuần 9 : Chữ hoa A
Tuần 10 : Chữ A
Tuần 11 : Chữ hoa A
Tuần 12 : Chữ hoa A
Tuần 13 : Chữ hoa A
Tuần 14 : Chữ hoa A
Tuần 16 : Chữ hoa A
Tuần 16 : Chữ hoa A
Tuần 17 : Chữ hoa A
Tuần 18 : Chữ hoa A
Tuần 1
Chủ điểm : EM LÀ HỌC SINH
Thứ……….ngày………..tháng………..năm…………..
Tập đọc
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Học sinh đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
Hiểu nghĩa câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim.
Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. MỞ ĐẦU
2. DẠY HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh và hỏi: tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà nói gì với cậu bé, chúng ta cùng học bài hôm nay: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2
- Giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc từng câu
- Hướng dẫn phát âm từ khó.
Đọc từng đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài.
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu đoạn 1,2
- GV nêu các câu hỏi SGK.
- GV nhận xét và chốt lại.
- Chuyển đoạn: lúc đầu, cậu bé đã không tin là bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim được, nhưng về sau cậu lại tin. Bà cụ nói gì để cậu bé tin bà, chúng ta cùng học tiếp bài để biết được điều đó.
- Trả lời: tranh vẽ một bà cụ già và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó, bà vừa mài vừa trò chuyện với cậu bé.
- Mở sgk Tiếng Việt 2/1, trang 4.
- Học sinh theo dõi sgk, đọc thầm theo.
- Mỗi học sinh đọc một câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Học sinh tự phát hiện từ khó đọc
- Đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2 (đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
TIẾT 2
2.4.Luyện đọc các đoạn 3,4
- GV đọc mẫu.
- Đọc từng câu.
- Hướng dẫn phát âm từ khó
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh
2.5. Tìm hiểu các đoạn 3,4
- GV nêu câu hỏi sgk.
- GV hỏi: theo em bây giờ cậu bé đã tin lời bà cụ chưa? Vì sao?
- Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và quay về học hành chăm chỉ.
Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Hãy đọc to lên bài tập đọc này.
- Đây là một câu tục ngữ, dựa vào nội dung câu chuyện em hãy giải thích ý nghĩa của câu chuyện này.
2.6. Luyện đọc lại truyện
GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS
3. CỦNG CỐ ,DẶN DÒ
Hỏi: em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Nhận xét tiết học, dặn dò HS đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyên của truyện và chuẩn bị bài sau
- 1 hs đọc mẫu, cả lớp theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- Phát hiện từ khó, đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS suy nghĩ trả lời
- Cậu bé đã tin lời bà cụ nên cậu mới quay về nhà và học hành chăm chỉ.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, không được ngại khó ngại khổ…
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công.
- HS chọn đọc đoạn văn em yêu thích.
- 2 HS đọc lại cả bài.
Em thích nhất bà cụ, vì bà đã dạy cho cậu bé tính nhẫn nại kiên trì. / Vì bà cụ là người nhẫn nại kiên trì.
Em thích nhất cậu bé, vì cậu bé hiểu được điều hay và làm theo./ Vì cậu bé biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ………ngày………tháng………năm………
Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý của mỗi tranh và các câu hỏi gơi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và từng bộ nội dung câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được lời kể với nét mặt, điệu bộ.
Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của chuyện.
Biết theo dõi lời bạn kể.
Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các tranh minh họa trong sách giáo khoa (phóng to).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. MỞ ĐẦU
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Giáo viên: Hãy nêu lại tên câu chuyện ngụ ngôn vừa học trong giờ tập đọc.
- Câu chuyện cho em bài học gì?
- Nêu: Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ nhìn tranh, nhớ lai và kể lại nội dung câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trước lớp
- Gọi 4 em học sinh khá, tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung của 4 bức tranh.
- Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau mỗi lầm có học sinh kể.
Bước 2: Kể theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm từng nghe.
- Khi học sinh thực hành kể, giáo viên có thể gơi ý cho các em bằng cách đặt câu hỏi
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn chuyện.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối.
3. CỦNG CỐ BÀI
- Nhận xét tiết học, khuyến khích học sinh về nhà kể lại chuyện cho bố mẹ và người thân cùng nghe.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- 4 học sinh lần lượt kể.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng đoạn của truyện theo tranh. Khi một em kể các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhận xét lời kể của bạn.
- Thực hành kể nối tiếp nhau.
- Kể từ đầu đến cuối câu chuyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Thứ…….ngày………tháng……..năm…….
Chính tả
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn Mỗi ngày mài một ít… có ngày cháu thành tài.
Biết cách trình bày một đoạn văn: viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm câu…
Củng cố quy tắc chính tả dùng c/k.
Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
Học thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
MỞ ĐẦU
DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
Đọc đoạn văn cần chép.
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
Hỏi: Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào?
Đoạn chép là lời của ai nói với ai?
Bà cụ nói gì với cậu bé?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con.
d) Chép bài
Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh
e) Soát lỗi
Đọc lại bài thong thả cho học sinh soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho học sinh soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm 10 -– 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k?
Gọi học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Khi nào ta viết là k?
Khi nào ta viết là c?
Bài 3: Điền các chữ cái vào bảng.
Hướng dẫn cách làm bài: Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
Gọi một học sinh làm mẫu.
Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
Gọi học sinh đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
Xóa dần bảng cho học sinh học thuộc từng phần bảng chữ cái.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh về nhà làm lại bài tập 2, học thuộc bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau.
Đọc thầm theo giáo viên.
2 đến 3 HS đọc bài
Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Lời bà cụ nói cậu bé.
Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn nại, kiên trì thì việc gì cũng thành công.
Đoạn văn có hai câu.
Cuối mỗi đoạn có dấu chấm (.).
Viết hoa chữ cái đầu tiên.
Viết các từ: mài, ngày, cháu, sắt
Nhìn bảng, chép bài.
Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
Nêu yêu cầu của bài tập.
3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. (Lời giải: kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.)
viết k khi đúng sau nó là các nguyên âm e, ê, i. viết là c trước các nguyên âm còn lại.
Đọc yêu cầu của bài.
Đọc á – viết ă
2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
Đọc: a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê.
Đọc: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Thứ…….ngày………tháng……..năm…….
Tập đọc
TỰ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Học sinh đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ có vần khó.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các phần, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ của phần yêu cầu tự thuật.
Hiểu mối quan hệ giữa các từ chỉ đơn vị hành chính: phường/ xã, quận/ huỵên, thành phố/ tỉnh.
Nhớ được các thông tin chính về bạn học sinh trong bài.
Có hiểu biết ban đầu về một bảng Tự thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính.
Thành phố / Tỉnh ® Quận / Huyện ® Phường / Xã
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 học sinh.
Nhận xét, cho điểm học sinh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Cho học sinh xem ảnh và nói: Đây là một bạn học sinh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe bạn ấy tự kể về mình. Những lời tự kể về mình như thế được gọi là Tự thuật. Qua lời Tự thuật, chúng ta sẽ được biết tên, tuổi và nhiều thông tin khác về bạn.
Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu lần 1.
Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
Hướng dẫn phát âm từ khó.
Đọc từng đoạn trước lớp
Đọc theo nhóm
Thi đọc
Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
Giáo viên nêu câu hỏi sách giáo khoa.
Chuyển hoạt động: Chúng ta đã hiểu thế nào là Tự thuật. Bây giờ hãy Tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết.
Đặt câu hỏi chia nhỏ bài Tự thuật theo từng mục để gợi ý cho học sinh. (Em tên là gì? Quê em ở đâu?...)
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà viết một bảng Tự thuật và chuẩn bị bài sau.
Học sinh 1: Đọc đoạn 1, 2 bài Có công mài sắt có ngày nên kim và tìm những từ ngữ cho thấy cậu bé rất lười biếng.
Học sinh 2: Đọc đoạn 2, 3 và nêu bài học rút ra từ câu chuyện.
Mở sách giáo khoa trang 7.
Theo doi và đọc thầm theo.
Mỗi học sinh đọc một câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
Học sinh phát âm theo hướng dẫn của giáo viên
Học sinh trả lời theo suy nghĩ.
Chia nhóm: Tự thuật trong nhóm.
Mỗi nhóm cử 2 đại diện, một người thi Tự thuật về mình, một người thi thuật lại về một bạn trong nhóm của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm…….
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Làm quen với khái niệm từ và câu.
Nắm được mối quan hệ giữa sự vật, hành động với tên gọi của chúng.
Biết tìm các từ có liên quan đến học sinh theo yêu cầu.
Biết dùng từ và đặt những câu đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa và các sự vật, hành động trong sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
MỞ ĐẦU
DẠY HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
Có bao nhiêu hình vẽ.
Tám hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn, hãy đọc 8 tên gọi này.
Chọn một từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh 1.
Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài tập, gọi một học sinh khá hoặc lớp trưởng điều khiển lớp.
Bài 2
Gọi một học sinh nêu lại yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từng loại.
Tổ chức thi tìm từ nhanh.
Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm: giáo viên lần lượt đọc to từ của từng nhóm (có thể cho các nhóm trưởng đọc).
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3:
Gọi học sinh nêu yêu cầu.
Gọi học sinh đọc câu mẫu.
Hỏi: Câu mẫu vừa đọc nói về ai, cái gì?
Tranh 1 còn cho ta thấy điều gì? (Vườn hoa được vẽ như thế nào?)
Tranh 2 cho ta thấy Huệ định làm gì?
Theo em, cậu bé trong tranh 2 sẽ làm gì?
Yêu cầu viết câu của em vào vở BTTV 2/1 (nếu có).
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh tiếp bài sau.
Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây.
Có 8 hình vẽ.
Đọc bài: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo.
Trường.
Học sinh làm tiếp bài tập. Lớp trưởng điều khiển cả lớp. Lớp trưởng nêu từng tên gọi, cả lớp chỉ vào tranh tương ứng và đọc to số thứ tự tranh đó lên. Chẳng hạn: học sinh số 2; nhà – số 6…
Học sinh làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 1 (Vở BTTV 2/1) nếu có.
Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, các từ chỉ hoạt động của học sinh, các từ chỉ tính của học sinh.
3 học sinh, mỗi học sinh nêu 1 từ về một loại trong các loại từ trên. (VD: bút chì (học sinh 1); đọc sách (học sinh 2); chăm chỉ (học sinh 3).
Học sinh chia thành 4 nhóm. Mỗi học sinh trong nhóm ghi các từ tìm được vào một phiếu nhỏ sau đó dán lên bảng.
Đếm số từ của các nhóm tìm được theo lời đọc của giáo viên. Chẳng hạn: giáo viên đọc: thước kẻ –- Học sinh đếm: một
Hãy viết một câu thích hợp nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi hình vẽ.
Đọc: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.
Trả lời: Câu mẫu này nói về Huệ và vườn hoa trong tranh 1.
Vườn hoa thật đẹp. / Những bông hoa trong vườn thật đẹp…
Học sinh nối tiếp nhau nói về cô bé.
VD: Huệ muốn ngắt một bông hoa./ Huệ đưa tay định ngắt một bông hoa./ Huệ định hái một bông hoa,…
Cậu bé ngăn Huệ lại. / Cậu bé khuyên Huệ không được hái hoa trong vườn…
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Thứ…….ngày………tháng……..năm…….
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Viết đúng, viết đẹp chữ cái hoa A.
Biết cách nối nét từ các chữ hoa A sang chữ cái đứng liền sau.
Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Anh em thuận hòa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ (bảng phụ), có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
Vở Tập viết 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
MỞ ĐẦU.
DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, qui trình viết A
Yêu cầu học sinh lần lượt quan sát mẫu chữ và trả lời câu hỏi:
Chữ A hoa cao mấy đơn vị?
Chữ A hoa gồm mấy nét?
Đó là những nét nào?
Chỉ theo khung chữ mẫu và giảng quy trình viết.
Điểm đặt bút nằm ở giao điểm của đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2. từ điểm này viết nét cong trái như chữ c sau đó lượn lên trên cho đến điểm giao nhau của đường ngang 6 và đường dọc 5. Từ điểm này kéo thẳng xuống và viết nét móc dưới, điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2.
Giảng lại quy trình viết lần 2.
b) Viết bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ A hoa vào trong không trung sau đó cho các em viết vào bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Yêu cầu học sinh mở Vở tập viết, đọc cụm từ ứng dụng.
Hỏi: Anh em thuận hòa có nghĩa là gì?
b) Quan sát và nhận xét
Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
So sánh chiều cao của chữ A và n.
Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A.
Nêu độ cao các chữ còn lại.
Khi viết Anh ta viết nét nối giữa A và n như thế nào?
Khoảng cách giữa các chữ ( tiếng) bằng chừng nào?
c) Viết bảng
Yêu cầu học sinh viết chữ Anh vào bảng. Chú ý chỉnh sửa cho các em.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
Giáo viên chỉnh sửa lỗi.
Thu và chấm 5 -– 7 bài.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh hoàn thành nốt bài viết trong vở.
Quan sát mẫu.
Chữ A cao 5 li.
Chữ hoa A gồm 3 nét.
Đó là một nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và một nét lượn ngang.
Quan sát theo hướng dẫn của giáo viên.
Viết vào bảng con.
Đọc: Anh em thuận hòa.
Nghĩa là anh em trong nhà phải biết yêu thương, nhương nhịn nhau.
Gồm 4 tiếng là Anh, em, thuận, hòa.
Chữ A cao 2,5 li, chữ n cao 1 li.
Chữ h.
Chữ t cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n.
Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
Viết bảng.
Học sinh viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài Ngày hôm qua đâu rồi?
Đọc đúng các từ ngữ có vàn khó.
Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ, giữa các dòng thơ, đảm bảo nhịp thơ 5 chữ. (2/3 hoặc 3/2)
Giọng đọc chậm rãi, tình cảm. Thể hiện sự ngạc nhiên trong câu: Ngày hôm qua đâu rồi?
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: lịch, tỏa hương, ước mong.
Hiểu nội dung từng khổ thơ.
Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thời gian rất đáng quý. Cần phải biết làm việc và học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài Tự thuật và trả lời câu hỏi 3, 4 trong bài.
Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu một lần.
Đọc từng câu.
Hướng dẫn phát âm từ khó.
Đọc từng khổ thơ
Yêu cầu đọc từng khổ thơ.
Yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc
Đọc đồng thanh.
2.3 Tìm hiểu bài thơ
Yêu cầu học sinh đọc khổ 1 và trả lời câu hỏi: Tờ lịch có nghĩa là gì?
Hỏi: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Chuyển đoạn: Muốn biết bố trả lời bạn nhỏ như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài.
Gọi 1 học sinh đọc khổ 2 và trả lời:Tỏa hương có nghĩa là gì?
Trong khổ thơ này bố đã nói gì với bạn nhỏ về ngày hôm qua?
Đọc khổ thơ thứ 3 và cho cô ( thầy) biết ngày hôm qua còn ở đâu nữa?
Ước mong có nghĩa là gì?
Tại sao bố lại nói:Cánh đồng chín vàng màu ước mong?
Yêu cầu học sinh đọc khổ thứ 4 và nói rõ khổ thơ này cho em biết điều gì về ngày hôm qua.
Bài thơ muốn nói với em điều gì?
Để không lãng phí thời gian, em cần làm gì?
2.4. Học thuộc lòng
Xóa dần bài thơ trên bảng cho học sinh học thuộc lòng.
Nhận xét và cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Dặn dò học sinh học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau
Đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
Theo dõi và thầm đọc theo.
Học sinh tiếp nối nhau đọc
Học sinh phát âm theo hướng dẫn của giáo viên
Đọc nối tiếp các khổ thơ 1,2,3.
Thực hành đọc theo nhóm. 4 học sinh một nhóm
1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo sau đó trả lời.
Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
Tỏa hương có nghĩa là có mùi thơm bay ra.
Bố nói : Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa trong vườn.
Ước mong là mong muốn một điều tốt đẹp.
Vì khi trồng lúa, ai cũng mong chờ đến ngày lúa chín vàng.
Ngày hôm qua ở lại, trong vở hồng của em.
Phải biết tiết kiệm thời gian.
Thảo luận trong nhóm, sau đó đại diện các nhóm tổng hợp các cách giải quyết để trình bày trước lớp.
Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ.
Học thuộc lòng từng phần của bài thơ
Thi đọc thuộc lòng bài thơ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
(1 Tiết)
I. MỤC TIÊU
Nghe – viết lại chính xác, không mắc lỗi khổ thơ cuối bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?
Biết cách trình bày một bài thơ 5 chữ.
Biết cách phân biệt phụ âm đầu l/n;âm cuối ng/n.
Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
Học thuộc lòng tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ có ghi rõ nội dung các bài tập 2,3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG NÀY – HỌC CHỦ YẾU
Học động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra học sinh viết chính tả.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh.
2. DẠY BÀI HỌC MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nghe – viết
a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ
- Treo bảng phụ và đọc đoạn thơ cần viết.
Hỏi : khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Khổ thơ có mấy dòng?
Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Đọc từ khó và yêu cầu học sinh viết.
Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
d) Đọc – viết
- Đọc thong thả từng dòng thơ. Mỗi dòng thơ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi, chấm bài
Tiến hành tương tự những tiết trước.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Gọi một học sinh làm mẫu,
Gọi 1 học sinh lên bảng làm tiếp bài; cả lớp làm ra nháp.
Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn.
GV nhận xét, đưa ra lời giải: quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm, cây bàng, cái bàn, hòn thang, cái thang.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
Gọi 1 học sinh làm mẫu.
Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
Gọi học sinh đọc lại, viết từ đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
Xóa dần các chữ, các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Dặn dò các em về nhà học thuộc bảng chữ cái. Em nào viết bài có nhiều lỗi phải viết lại bài.
- 2 học sinh lên bảng viết các từ:tảng đá, mải miết, tản đi, đơn giản, giảng giải
- 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh đọc, 1 học sinh viết theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên.
Cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ sau khi giáo viên đọc xong.
Nếu em bé học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em.
Khổ thơ có 4 dòng
Viết hoa
Viết các từ khó vào bảng con.
(VD: là, lại, ngày, hồng…)
Nghe giáo viên đọc và viết lại.
Đọc đề bài tập.
1 học sinh lên bảng viết và đọc từ: quyển lịch.
Học sinh làm bài.
Bạn làm đúng/sai.
Cả lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vở.
Viết các chữ cái tương ứng với tên chữ vào trong bảng.
Đọc giê – viết g.
2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
Đọc: giê, hát, i, ca, e-lờ, em-mờ, en- nờ, o, ô, ơ.
Viết: g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ.
Học thuộc lòng bảng chữ cái
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân.
Nghe, nói lại những điều nghe thấy về bạn trong lớp.
Bước đầu biết kể về một mẫu chuyện ngắn theo tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. MỞ ĐẦU
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1, 2
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh so sánh cách làm của hai bài tập.
Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thực hành hỏi – đáp với nhau.
Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành trước lớp.
Yêu cầu học sinh trình bày kết quảlàm việc. Sau mỗi lần học sinh trình bày, GV gọi học sinh khác nhận xét sau đó GV nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3:
Gọi học sinh đọc yêu cầu.
Hỏi: Bài tập này gần giống với bài tập nào đã học?
Nói: Hãy quan sát từng bức tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu văn. Sau đó, hãy ghép các câu văn đó lại với nhau.
Gọi và nghe học sinh trình bày bài. Yêu cầu học sinh khác nhận xét sau mỗi lần học sinh đọc bài của mình. Chỉnh sữa bài làm cho học sinh.
Kết luận: Khi viết các câu văn liền mạch là đã viết được một bài văn.
Đọc đề bài tập 1, 2
Bài 1, chúng ta tự giới thiệu về mình.
Bài 2, chúng ta giới thiệu về bạn mình.
Thực hành theo cặp.
2 học sinh lên bảng hỏi đáp trước lớp theo mẫu câu: Tên bạn là gì?…
3 học sinh trình bày trước lớp.
+ học sinh 1 tự kể về mình.
+ học sinh 2 giới thiệu về bạn cùng cặp với mình.
+ học sinh 3 giới thiệu về bạn vừa thực hành hỏi – đáp trước lớp.
Viết lại nội dung mỗi bức tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.
Giống bài tập trong tiết Luyện từ và câu đã học.
Làm bài cá nhân.
Trình bày bài theo 2 bước: 4 học sinh tiếp nối nhau nói về từng bức tranh; 2 học sinh trình bày bài hoàn chỉnh.
3. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học. Dặn dò các em còn chưa hoàn chỉnh được bài tập 2 về nhà làm lại cho tốt. Yêu cầu các em chuẩn bị trước bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 2
Chủ điểm : EM LÀ HỌC SINH
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.
Hiểu được đặc điểm, tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Lòng tốt rất đáng quý và đnág trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 học sinh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Luyện đọc đoạn 1, 2
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
Đọc từng câu trong bài.
Đọc từng đoạn.
Thi đọc.
Đọc đồng thanh
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2
Hỏi: Câu chuyện kể về bạn nào?
Bạn Na là người như thế nào?
Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm?
Các bạn đối với Na như thế nào?
Tại sao luôn được các bạn quý mến mà Na lại buồn?
Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học?
Yên lặng có nghĩa là gì?
Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi?
Theo em, các bạn của Na bàn bạc điều gì?
Chuyển: Để biết chính xác điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho Na chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn cuối.
Đọc thuộc lòng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? Và trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để không phí thời gian?
Theo dõi sách giáo khoa và đọc thầm theo.
Học sinh tiếp nối nhau đọc.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2.
Đọc theo nhóm. Lần lượt từng học sinh đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau.
Thi đọc.
Kể về bạn Na.
Na là một cô bé tốt bụng.
Na gọt bút chì giúp bạn Lan. / Cho bạn Mai nữa cục tẩy. / Làm trực nhật giúp các bạn. (Mỗi họ sinh chỉ kể một việc).
Các bạn rất quý mến Na.
Vì Na chưa học giỏi.
Các bạn sôi nổi bàn tán về điểm thi và phần thưởng còn Na chỉ yên lặng.
Yên lặng là không nói gì.
Các bạn túm tụm nhau bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm.
Các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na vì em là một cô bé tốt bụng.
TIẾT 2
2.4. Luyện đọc đoạn 3
Tiến hành tương tự như Luyện đọc đoạn 1.2.
GV đọc mẫu.
Đọc từng câu.
Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ: lặng lẽ, tấm lòng đáng quý
Yêu cầu HS đọc cả đoạn trước lớp.
Luyện đọc cả đoạn.
Thi đọc.
Đọc đồng thanh.
2.5. Tìm hiểu đoạn 3
GV hỏi: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
Hỏi tiếp: Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ bạn Na?
Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện: Phần thưởng và bài tập đọc Làm việc thật là vui.
HS mở SGK theo dõi.
Tiếp nối nhau đọc.
Lặng lẽ nghĩa là im lặng, không nói gì. Tấm lòng đáng quý chỉ lòng tốt của Na.
Một số HS đọc cả đoạn trước lớp.
Thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến. HS có thể có các ý kiến như:
+ Na xứng đáng được thưởng, vì em là một cô bé tốt bụng, lòng tốt rất đáng quý.
+ Na không xứng đáng được thưởng vì Na chưa học giỏi.
Nhiều HS trả lời.
Đọc bài và trả lời.
Tốt bụng. Hãy giúp đỡ mọi người.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Kể chuyện
PHẦN THƯỞNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và gợi ý của GV tái hiện lại được nội dung của từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Mỗi em kể về một đoạn chuyện.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý
Tiến hành theo từng bước như đã giới thiệu ở tiết kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim
Bước 1: Kể mẫu trước lớp
Bước 2: Luyện kể theo nhóm.
Bước 3: Kể từng đoạn trước lớp.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS khác nhận xét.
Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
3 HS khá nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn truyện.
Thực hành kể trong nhóm.
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối câu chuyện.
Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã giới thiệu.
1 đến 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
PHẦN THƯỞNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
Viết đúng một số tiếng có âm đầu x/s hoặc có vần ăn/ăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ chép sẵn nội dung tóm tắt bài Phần thưởng và nọi dung 2 bài tập chính tả.
Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết, yêu cầu cả lớp viết vào giấy nháp.
Gọi HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn kể về ai?
Bạn Na là người như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài.
Những chữ này ở vị trí nào trong câu?
Vậy còn Na là gì?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Kết luận: Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải viết dấu chấm.
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV yêu cầu HS đọc các từ HS dễ lẫn, từ khó.
Yêu cầu HS viết các từ khó.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Chép bài
Yêu cầu HS tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở.
e) Soát lỗi
Đọc thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng viết khó, dễ lẫn cho HS kiểm tra.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài tại lớp. Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Cho điểm HS.
2.4. Học bảng chữ cái
Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Kết luận về lời giải của bài tập.
Xóa dần bảng chữ cái cho HS học thuộc.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng. Dặn dò HS học thuộc 29 chữ cái.
HS viết theo lời đọc của GV.
Đọc thuộc lòng.
2 HS lần lượt đọc đoạn văn cần chép.
Đoạn văn kể về bạn Na.
Bạn Na là người rất tốt bụng.
Đoạn văn có 2 câu.
Cuối và Đây là các chữ đầu văn.
Là tên của bạn gái được kể đến.
Có dấu chấm.
Phần thưởng, cả lớp, đặc biệt,…người, nghị.
2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
Chép bài.
Đổi chéo vở, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
Điền vào chỗ trống x hay s; ăn hay ăng.
Làm bài.
a. Xoa đầu, ngoài sân, chim câu, câu cá.
b. Cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
Nhận xét bạn làm Đúng/ Sai.
Làm bài: Điền các chữ theo thứ tự: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Nhận xét bài bạn.
Nghe và sửa chữa bài mình nếu sai.
Học thuộc 10 chữ cái cuối cùng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tập đọc
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Nắm được lợi ích của người, đồ vật, cây cối, con vật được giới thiệu trong bài.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Mọi vật mọi người quanh ta đều làm việc. Làm việc mang lại niềm vui. Làm việc giúp mọi người, mọi vật có ích cho cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 3 HS.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu.
Đọc từng câu.
Yêu cầu HS nêu nghĩa các từ sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Đọc cả bài
Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp.
Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc
Cả lớp đọc đồng thanh
2.3 Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS luyện đọc lại bài, ghi nhớ nội dung của bài và chuẩn bị bài sau.
HS 1: Đọc đoạn 1 bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi: Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na.
HS 2: Đọc đoạn 2 bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi: Theo em các bạn của Na bàn bạc với nhau điều gì?
HS 3: Đọc đoạn 3 bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi: Bạn Na có xứng đáng được nhận phần thưởng không? Vì sao?
Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
Nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc một câu.
Xem chú giải và nêu.
Một số em đọc cả bài trước lớp.
Thực hành đọc trong nhóm.
HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập.
Rèn kỹ năng đặt câu với từ mới học; sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo thành câu mới.
Làm quen với câu hỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tìm mẫu.
Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ tìm từ.
Gọi HS thông báo kết quả. HS nêu, GV ghi các từ đó lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
Bài 2
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hướng dẫn HS: Hãy tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
Gọi HS đọc câu của mình.
Sau mỗi câu HS đọc, GV yêu cầu cả lớp nhận xét xem câu đó đã đúng chưa, đã hay chưa, có cần bổ sung gì thêm không?
Bài 3
Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi 1 HS đọc mẫu.
Hỏi: Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm nhu thế nào?
Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành 1 câu mới.
Nhận xét và đưa ra kết luận đúng (3 cách).
Yêu cầu HS suy nghĩ và làm tiếp với câu: Thu là bạn thân nhất của em.
Yêu cầu HS viết các câu tìm được vào Vở bài tập.
Bài 4
Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS đọc các câu trong bài.
Đây là các câu gì?
Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì?
Yêu cầu HS viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Hỏi: Muốn viết một câu mới dựa vào một câu đã có, em có thể làm như thế nào?
Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì?
Nhận xét tiết học.
HS 1: Kể tên một số đồ vật, người, con vật, hoạt động mà em biết.
HS 2: Làm lại bài tập 4, tiết Luyện từ và câu tuần trước.
Tìm các từ có tiếng học, có tiếng tập.
Đọc: học hành, tập đọc.
Tìm các từ ngữ mà trong đó có tiếng học hoặc tiếng tập.
Nối tiếp nhau phát biểu, mỗi HS chỉ nêu một từ, HS nêu sau không nêu lại các từ các bạn khác đã nêu.
Đọc đồng thanh sau đó làm bài vào Vở bài tập
Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1.
Thực hành đặt câu.
Đọc câu tự đặt được.
VD: về lời giải: Chúng em chăm chỉ học tập. / Các bạn lớp 2A học hành rất chăm chỉ / Lan đang tập đọc,…
Đọc yêu cầu.
Đọc: Con yêu mẹ ® mẹ yêu con.
Sắp xếp lại các từ trong câu./ Đổi chỗ từ con và từ me cho nhau…
Phát biểu ý kiến: Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ./ Bác Hồ, thiếu nhi rất yêu./ Thiếu nhi, Bác Hồ rất yêu.
Trả lời: Bạn thân nhất của em là Thu./ Em là bạn thân nhất của Thu./ Bạn thân nhất của Thu là em.
Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?
HS đọc bài.
Đây là câu hỏi.
Ta phải đặt dấu chấm hỏi.
Viết bài.
Trả lời.
Thay đổi trật tự các từ trong câu.
Dấu chấm hỏi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Viết đúng, viết đẹp các chữ Ă, Â hoa.
Biết cách nối nét từ các chữ Ă, Â hoa sang chữ cái đứng liền sau.
Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Ăn chậm nhai kỹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ cái Ă, Â hoa đặt trong khung chữ (trên bảng phụ), có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
Vở Tập viết 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra vở Tập viết của một số HS.
Yêu cầu viết chữ hoa A vào bảng con.
Yêu cầu viết chữ Anh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, quy trình viết Ă, Â hoa.
Yêu cầu HS lần lượt so sánh chữ Ă, Â hoa với chữ A hoa đã học ở tuần trước.
Chữ A hoa gồm mấy nét, là những nét nào? Nêu quy trình viết chữ A hoa.
Dấu phụ của chữ Ă giống hình gì?
Quan sát mẫu và cho biết vị trí đặt dấu phụ. (Dấu phụ đặt giữa các đường ngang nào? Khi viết đặt bút tại điểm nào? Vết nét cong hay thẳng, cong đến đâu? Dừng bút ở đâu?)
Dấu phụ của chữ Â giống hình gì?
Đặt câu hỏi để HS rút ra cách viết (giống như với chữ A)
b) Viết bảng
GV yêu cầu HS viết chữ Ă, Â hoa vào trong không trung sau đó cho các em viết vào bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Yêu cầu HS mở vở Tập viết, đọc cụm từ ứng dụng.
Hỏi: Ăn chậm nhai kĩ mang lại tác dụng gì?
b) Quan sát và nhận xét
Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
So sánh chiều cao của chữ Ă và n.
Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ă?
Khi viết Ăn ta viết nét nối giữa Ă và n như thế nào?
Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) bằng chừng nào?
c) Viết bảng
Yêu cầu HS viết chữ Ăn vào bảng. Chú ý chỉnh sửa cho các em.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
GV chỉnh sửa lỗi.
Thu và chấm 5 – 7 bài.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở.
Thu vở theo yêu cầu.
Cả lớp viết.
2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
Chữ Ă, Â hoa là chữ A có thêm các dấu phụ.
Trả lời (như ở tiết Tập viết tuần 1).
Hình bán nguyệt.
Dấu phụ dặt thẳng ngay trên đầu chữ A hoa, đặt giữa đường kẻ ngang 7. Cách viết: Điểm đặt bút nằm trên đường ngang 7 và giữa dường dọc 4 và 5. Từ điểm này viết một nét cong xuống 1/3 ô li rồi đưa tiếp một nét cong lên trên đường ngang 7 lệch về phía đường dọc 5.
Giống hình chiếc nón úp.
Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang 6 một chút và lệch về phía bên phải của đường dọc 4 một chút. Tù điểm này đưa một nét xiên trái, đến khi chạm vào một đường kẻ ngang 7 thì kéo xuống tạo thành một nét xiên phải cân đối với nét xiên trái.
Viết vào bảng con.
Đọc: Ăn chậm nhai kĩ.
Dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn.
Gồm 4 tiếng là Ăn, chậm, nhai, kĩ.
Chữ Ă cao 2,5 li, chữ n cao 1 li.
Chữ h, k.
Từ điển cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n.
Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
Viết bảng.
HS viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
MÍT LÀM THƠ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu..
Nắm được diễn biến của câu chuyện.
Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện.
Bước đầu làm quen với vần thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Làm việc thật là vui?
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu một lượt cả bài.
Gọi HS đọc từng câu của bài.
Đọc từng đoạn
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi nhân xét và cho điểm.
Theo dõi HS đọc theo nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
Tổ chức cho HS thi đọc đoạn và thi đọc cả bài.
2.3. Tìm hiểu bài
Yêu cầu 1 HS đọc lại 1 đoạn. Sau đó hỏi: Vì sao cậu bé được gọi là Mít?
Yêu cầu 1 HS khác đọc tiếp đoạn 2.
Hỏi: Dạo này, Mít có gì thay đổi?
Ai dạy Mít làm thơ?
Bài học đầu tiên thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít là gì?
Hai từ như thế nào thì gọi là vần?
Nêu: Hai từ (tiếng) có phần cuối hay phần vần giống nhau thì vần với nhau như vịt và thịt cùng có vần là it, cáo và gáo cùng có vần là ao.
Mít đã gieo vần thế nào?
Gieo vần như vậy có buồn cười không, tại sao?
Hãy tìm một từ (tiếng) vần với tên của em.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
Theo con Mít là người như thế nào?
HS 1: đọc bài Làm việc thật là vui từ đầu đến ngày xuân thêm từng bừng và trả lời câu hỏi: Các con vật, đồ vật xung quanh ta làm những việc gì?
HS 2 đọc đoạn còn lại bài Làm việc thật là vui. Trả lời câu hỏi: Tại sao làm việc bận rộn mà lại vui?
Nghe, theo dõi và đọc thầm theo.
Nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu.
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
Các nhóm HS cử đại diện thi đọc cá nhân, sau đó thi đọc đồng thanh.
Vì cậu chẳng biết gì. Mít có nghĩa là chẳng biết gì.
Cậu rất ham học hỏi.
Thi sĩ Hoa Giấy.
Thi sĩ dạy Mít thế nào là vần thơ.
Hai từ có phần cuối như nhau thì gọi là vần.
Bé – phé.
Rất buồn cười vì vần không có nghĩa.
Tự tìm và trả lời.
Đọc bài.
Mít thật ngốc./ Mít là người rất buồn cười./ Mít thật ngộ nghĩnh ngây thơ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Nghe – viết đúng đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui.
Củng cố quy tắc chính tả phân biệt g/ gh.
Học thuộc bảng chữ cái.
Bước đầu biết sắp tên người đúng thứ tự của bảng chữ cái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi quy tắc chính tả viết g/ gh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó, dễ lẫn cho HS viết, yêu cầu cả lớp viết vào một tờ giấy nhỏ.
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc đoạn cuối bài: Làm việc thật là vui.
Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
Đoạn trích nói về ai?
Em Bé làm những việc gì?
Bé làm việc như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn trích có mấy câu?
Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
Hãy mở sách và đọc to câu văn 2 trong đoạn trích.
Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết.
Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Chú ý mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần.
d) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích cac chữ viết khó, dễ lẫn.
e) Chấm bài
Thu và chấm từ 5 -– 7 bài.
Nhận xét bài viết.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Trò chơi: Thi tìm chữ bắt đầu g/ gh.
GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 tờ giấy Rôki to và một số bút màu. Trong 5 phút các đội phải tìm được cắc chữ bắt đầu g/ gh ghi vào giấy.
Tổng kết, GV và HS cả lớp đếm số từ tìm đúng của mỗi đội. Đội nào tìm được nhiều chữ hơn là đội thắng cuộc.
Hỏi: Khi nào chúng ta viết gh?
Khi nào chúng ta viét g?
Bài 3
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái H, A, L, B, D theo thứ tự của bảng chữ cái.
Nêu: Tên của 5 bạn: Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng cũng được sắp xếp như thế.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS họ ghi nhớ quy tắc chính tả với g/ gh. Viết lại cho đúng các lỗi sai trong bài. Học thuộc cả bảng chữ cái.
Viết theo lời đọc của GV.
Đọc các chữ: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Bài Làm việc thật là vui.
Về em Bé.
Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
Bé làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui.
Đoạn trích có 3 câu.
Câu 2.
HS mở sách đọc bài, đọc cả dấu phẩy.
Đọc: vật, việc, học, nhặt, cũng.
2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Nghe GV đọc và viết bài.
Nghe và dùng bút chì sửa lỗi ra lề nếu sai.
Viết gh khi đi sau nó là các âm e, ê, i.
Khi đi sau nó không phải là e, ê, i.
Đọc đề bài.
Sắp xếp lại để có: H, A, L, B, D.
Viết vào vở: An, Huệ, Lan, Bắc, Dũng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP LÀM VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp.
Viết đươc 1 bản tự thuật ngắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập 2 – SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS trả lời:
+ Tên em là gì? Quê em ở đâu? Em học trường nào? Lớp nào? Em thích môn học nào nhất? Em thích làm việc gì?
Gọi 2 HS lên bảng nói lại các thông tin mà 2 bạn vừa giới thiệu.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Hỏi: Khi gặp mặt một ai đó chẳng hạn như gặp bố mẹ khi đi học về, gặp thầy cô khi đến trường,… con phải làm gì?
Lần đầu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình con phải làm gì?
Trong bài tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, từ giới thiệu mình để làm quen với ai đó.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (Làm miệng)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Sau mỗi lần HS nói, GV chỉnh sửa lỗi cho các em.
+ Chào thầy, cô khi đến trường.
+ Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
Nêu: Khi chào người lớn tuổi em nên chú ý chào sao cho lễ phép, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở.
Bài 2 (Làm miệng)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Treo tranh lên bảng và hỏi: Tranh vẽ những
Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào?
Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?
Hỏi: Ba bạn chào nhau tự giới thiêu chào nhau như thế nào? Có thân mật không? Có lịch sự không?
Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu , ba bạn còn làm gì?
Yêu cầu 3 HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
Bài 3
Cho HS đọc yêu cầu sau đó tự làn bài vào Vở bài tập.
Gọi HS đọc bài làm, lắng nghe và nhận xét.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS chú ý thực hành những điều đã học
2 HS lần lượt trả lời.
Lần lượt từng HS nói. Mỗi HS nói về một bạn. Chẳng hạn: Bạn tên là…Quê bạn ở…Bạn đang học lớp…Trường…Bạn thích học…
Em cần chào hỏi.
Em phải tự giới thiệu.
Đọc yêu cầu của bài.
Nối tiếp nhau nói lời chào.
Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép bố mẹ, con đi học ạ!/ Mẹ ơi, con đi học đây ạ!/ Thưa bố mẹ, con đi học ạ!/
Em chào thầy (cô) ạ!
Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Thu!/
Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh.
Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít.
Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon.
Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2.
Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự.
Bắt tay nhau rât thân mật.
Thực hành.
Làm bài.
Nhiều HS tư đọc bản Tự thuật của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 3
Chủ điểm: BẠN BÈ
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
BẠN BÈ CỦA NAI NHỎ
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
HS đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ: chặn lối, chạy như bay, lo, gã Sói, ngã ngữa…
Biết nghỉ hơi sau các dáu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc đúng lời các nhân vật.
Biết nhấn giọng ở các từ ngữ: hích vai, thật khỏe, vẫn lo, thật thông minh.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ trong bài: ngao du thiên hạ, ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
Biết được các đức tính của bạn Nai nhỏ: khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
Hiểu nội dung của bài: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về bài tập đọc Mít làm thơ.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ những con vật gì? Chúng đang làm gì?
Muốn biết tại sao chú Nai lại húc ngã con Sói, chúng ta sẽ học bài tập đọc: Bạn của Nai nhỏ.
Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2
GV đọc mẫu.
Đọc từng câu.
Đọc từng đoạn.
Thi đọc.
Đọc đồng thanh
HS 1: Đọc đoạn 1. trả lời câu hỏi: Dạo này Mít có gì thay đổi?
HS 2: Đọc đoạn 2. Trả lời câu hỏi: Mít đã chăm chỉ như thế nào?
HS 3: Đọc cả bài. Trả lời câu hỏi: Câu chuyện có vui không?
Trả lời: Tranh vẽ con Sói, hai con Nai và một con Dê. Một con Nai húc ngã con Sói.
Mở SGK trang 23.
Theo dõi trong SGK và đọc thầm, sau đó đọc chú giải.
HS nối tiếp nhau đọc.
TIẾT 2
2.3. Tìm hiểu bài
Gọi 1 HS khá đọc đoạn 1.
Hỏi: Nai Nhoe xin phép cha đi đâu?
Khi đó cha Nai Nhỏ đã nói gì?
Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
Hỏi: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe về những hành động nào của bạn?
Vì sao cha của Nai Nhỏ vẫn lo?
Bạn của Nai Nhỏ có những điểm nào tốt?
Con thích bạn của Nai Nhỏ ở những điểm nào nhất? Vì sao?
2.4. Luyện đọc cả bài.
Hướng dẫn HS dọc theo vai.
Chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Theo con, vì sao cha của Nai Nhỏ đồng ý cho bạn ấy đi chơi xa?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại câu chuyện, nhớ nội dung.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Đi chơi cùng bạn.
Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
Đọc thầm.
Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi…
Vì bạn ấy chỉ khỏe thôi thì chưa đủ.
Khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm.
HS tự nêu ý kiến của mình.
6 HS tham gia đọc (2 nhóm).
Vì Nai Nhỏ có một người bạn vừa dũng cảm, vừa tốt bụng lại sẵn sàng giúo bạn và cứu bạn khi cần thiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Kể chuyện
BẠN CỦA NAI NHỎ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyển.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật,từng nội dung của chuyện.
Biết theo dõi lời bạn kể.
Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các tranh minh họa trong SGK (phóng to).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện Phần thưởng.
Nhận xét, cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Hãy nêu tên bài Tập đọc đã học đầu tuần?
Theo con thế nào là người bạn tốt?
Hôm nay lớp mình cùng kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm.
GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và các gơi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần có HS kể.
b) Nói lại lời của cha Nai Nhỏ
Khi Nai Nhỏ xin đi chơi, cha bạn ấy đã nói gì?
Khi nghe con kể về bạn cha Nai Nhỏ đã nói gì?
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Kể theo vai
Gọi HS tham gia.
Kể lại chuyện.
+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện
+ Lần 2: 3 HS tham gia.
Hướng dẫn HS chọn bạn kể hay.
Cho điểm HS đóng đạt.
3. CỦNG CỐ BÀI.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện.
Kể lại câu chuyện.
Nhận xét bạn kể.
Bài Bạn của Nai Nhỏ.
Người bạn tốt là người luôn sẵn lòng giúp người, cứu người.
Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi một em kể các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhân xét lời kể cho bạn.
Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi em chỉ kể một đoạn chuyện.
Nhận xét bạn.
Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
3 HS trả lời.
Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con.
Bạn con thật thông minh. Nhưng cha vẫn còn lo.
Đó chính là điều tốt nhất. Con có một người bạn như thế cha rất yên tâm.
3 HS tham gia đóng vai: Người dẫn chuyện, cha Nai Nhỏ và Nai Nhỏ.
Đóng vai theo yêu cầu.
HS nhìn sách đóng vai.
HS không nhìn sách, mặc trang phục kể chuyện.
Chọn theo 3 tiêu chí đã nêu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
BẠN CỦA NAI NHỎ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn: Nai Nhỏ xin cha… chơi với bạn.
Biết cách trình bày một đoạn văn theo yêu cầu ở Tuần 1.
Biết viết hoa tên riêng.
Củng cố quy tắc chính tả: ng/ ngh; ch/ tr; dấu hỏi/ dấu ngã.
Viết bài từ 15 – đến 20 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép và hai bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ mà tiết trước HS viết sai.
Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ cái theo lời GV đọc.
Nhận xét.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
Đọc đoạn chép.
Gọi HS đọc bài.
Đoạn chép này có nội dung từ bài nào?
Đoạn chép kể về ai?
Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài chính tả có mấy câu?
Chữ cái đầu câu viết như thế nào?
Bài có những tên riêng nào? Tên riêng phải viết thế nào?
Cuối câu thường có dấu gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
Nêu cách viết các từ trên.
d) Chép bài
Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
e) Soát lỗi
Đọc lại bài cho HS soát lỗi. Dừng lại phân tích các tiếng khó.
g) Chấm bài
Thu, chấm một số bài tại lớp. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống ng hay ngh?
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Ngh (kép) viết trước các nguyên âm nào?
Ng (đơn) viết với các nguyên âm còn lại.
Bài 3: Tiến hành như bài tập 2.
Đáp án: cây tre, mái che, trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đổ lại.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt, nhắc nhở những em còn chưa chú ý học bài.
Lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con hai tiếng bắt đầu bằng g; 2 tiếng bắt đầu bằng gh.
HS dưới lớp viết bảng con.
Đọc thầm theo.
2 HS đọc thành tiếng.
Bài Bạn của Nai Nhỏ.
Bạn của Nai Nhỏ.
Vì bạn của Nai Nhỏ thông minh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và dám liều mình cứu người khác
3 câu.
Viết hoa.
Nai Nhỏ tên riêng phải viết hoa.
Dấu chấm.
Viết các từ: khỏe, khi, nhanh nhẹn, mới, chơi.
Theo dõi và sửa lại nếu sai.
Nhìn bảng, chép bài.
Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
Nêu yêu cầu bài tập và mở SGK.
2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. (Lời giải: ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp).
Ngh (kép) viết trước các nguyên âm e, ê, i.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
DANH SÁCH HỌC SINH TỔ 1, LỚP 2A
(Năm học 2003 – 2004)
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bản danh sách.
Đọc đúng theo các cột: Số thứ tự; Họ và tên; Nam; Nữ; Ngày sinh; Nơi ở.
Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn và chữ số: Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công, Vũ Hoàng Khuyên, Phạm Hương Giang,…
Biết nghỉ hơi sau nội dung từng cột.
2. Hiểu
Hiểu và biết cách tra tìm thông tin cần thiết trong một bản danh sách.
Biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ viết sẵn bản danh sách.
Một bản danh sách khác để HS luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, kiểm tra bài Bạn của Nai Nhỏ.
Nhận xét, cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1: Đọc to, rõ ràng. Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau nội dung từng cột.
Hỏi: Bản danh sách có mấy cột? Hãy đọc tên từng cột?
Giới thiệu các từ cần luyện đọc.
Luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
2.4. Luyện đọc lại bài
Yêu cầu HS hoạt động theo từng cặp.
Nhận xét.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Gọi 2 HS khá đọc nối tiếp lại bản danh sách.
Đọc bản danh sách ta biết được điều gì? (Tên từng HS và thông tin về họ)
Dặn HS về nhà tự lập 1 bản danh sách.
HS 1 đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. HS 2 đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.
HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi.
Có 5 cột: Số thứ tự; Họ và tên; Nam; nữ; Ngày sinh; Nơi ở.
3 đến 5 HS đọc cá nhân, sau đoa cả lớp đọc đồng thanh: Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công, Vũ Hoàng Khuyên…...
HS trả lời.
1 HS đọc dòng thứ tự, em còn lai đọc nội dung của dòng thứ tự đó. Sau đó đổi lại nhiệm vụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Làm quen với từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
Nhận biết được từ trên trong câu và lời nói
Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa người, đồ vật, con vật, cây cối trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và bài tập 4.
Nhận xét HS làm trên bảng, cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Treo bức tranh vẽ sẵn.
Gọi HS làm miệng: gọi tên từng bức tranh.
Gọi 4 HS lên bảng ghi tên gọi dưới mỗi bức tranh.
Nhận xét.
Yêu cầu đọc lại các từ trên.
Bài tập 2
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Giảng: Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, vật, cây cối, con vật.
Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. Gọi 2 nhóm lên bảng thi tìm nhanh bằng cách gạch chéo vào các ô không phải là từ chỉ sự vật.
Nhận xét và cho điểm HS.
Mở rộng: Sắp xếp các từ tìm được thành 3 loại: chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối.
Bài tập 3
Viết cấu trúc của câu giới thiệu lên bảng.
Đặt một câu mẫu: Cá heo, bạn của người đi biển và yêu cầu HS đọc.
Gọi HS đặt câu, khuyến khích các em đặt câu đa dạng.
Nhận xét để HS đặt câu sau tốt hơn câu trước.
Nếu còn thời gian có thể cho HS luyện theo cặp.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Yêu cầu đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Dặn HS về nhà tập đặt câu giới thiệu theo mẫu.
Lên bảng. HS dưới lớp đọc bài làm ở nhà.
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
Quan sát bức tranh.
Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
Lên bảng. HS dưới lớp ghi vào vở.
Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau.
Nghe giảng.
Hai nhóm làm bài trên bảng. Mỗi nhóm có từ 3 đến 5 HS.
Lời giải: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
Đọc cấu trúc câu và ví dụ trong SGK.
Đọcmẫu của GV.
Từng HS đọc miệng câu của mình.
Mỗi HS được gọi 2 lần.
1 HS nói phần Ai (cái gì, con gì)? HS còn lại tìm từ ở phần là gì? Cho phù hợp.
3 HS thực hiện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Viết đúng, viết đẹp B hoa.
Viết các cụm từ ứng dụng: Bạn bè sum họp.
Viết đúng kiểu chữ, đều nét, viết đúng quy trình, cách đúng khoảng cách giữa các con chữ, các chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn: Chữ B hoa trong khung chữ mẫu. Chữ viết ứng dụng trong khung chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi HS lên bảng để kiểm tra.
Sửa cho HS dưới lớp.
Chữa HS lên bảng.
Nhận xét, cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong tiết học này các con sẽ tập viết chữ B hoa và viết cụm từ ứng dụng.
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa
Chữ B hoa gồm có mấy nét? Đó là những nét nào?
Vừa nêu quy trình viết vừa tô chữ mẫu trong khung chữ.
Gọi 3 HS nhắc lại quy trình.
Viết vào không trung.
Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
Hôm nay lớp mình sẽ viết cụm từ ứng dụng Bạn bè sum họp.
Chữ đầu câu viết như thế nào?
So sánh độ cao của chữ B hoa với chữ cái a.
Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giữa các chữ cái ta phải viết thế nào?
Cho HS viết bảng con chữ Bạn.
2.4. Hướng dẫn HS viết vào vở
Gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ B hoa.
Theo dõi, uốn nắn HS viết bài.
2.5. Chấm, chữa bài
Thu vở, chấm một số bài.
Nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Hôm nay lớp mình viết chữ hoa gì?
Đọc câu ứng dụng.
Tìm một số câu có chữ B.
Dặn HS về nhà tập viết thêm.
2 HS lên bảng viết chữ Ă, Â hoa.
2 HS viết chữ Ăn.
HS cả lớp viết vào bảng con.
Chữ B hoa gồm có 3 nét: nét thẳng đứng và hai nét cong phải.
HS quan sát, lắng nghe.
Cả lớp viết theo.
HS viết bảng con.
3 đến 5 HS đọc.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Viết hoa.
Chữ B cao 2,5 li, chữ a cao 1 li.
Cách nhau 1 khoảng bằng khoảng cách viết 1 chữ cái.
Có thêm nét nối.
2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết bảng con.
1 đến 2 HS nhắc lại quy trình viết chữ B hoa.
HS viết bài.
Chữ cái hoa B.
Bạn bè sum họp.
Từng HS đọc câu của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
GỌI BẠN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài Gọi bạn.
Đọc đúng các từ: xa xưa, thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo, gọi hoài.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, ngắt dòng theo nhịp thơ 5 chữ (3/2 hoặc 2/3).
Đọc chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng ở lời gọi bạntha thiết của Dê Trắng.
Học thuộc lòng cả bài thơ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ: sâu thẳm, hạn hán, lang thang.
Hiểu nội dung từng khổ thơ.
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình bạn thân thiết, gắn bó giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài Tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS đọc bản Danh sách HS tổ 1, Lớp 2A và trả lời câu hỏi 1, 3.
Nhận xét, cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
Bạn nào biết Dê thường kêu như thế nào?
Con có biết tại sao Dê trắng lại kêu “Bê! Bê” không? Bài học hôm nay sẽ giúp các con biết về điều đó.
Ghi tên bài.
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1.
Đọc từng câu trong bài.
Luyện đọc từng khổ thơ
Hướng dẫn HS đọc theo nhóm.
Luyện đọc cả bài
Tổ chức cho HS thi đọc.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
2.4. Học thuộc lòng
Chú ý rèn HS đọc diễn cảm bài thơ.
Xóa dần bài thơ để HS đọc thuộc.
Nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Con có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng?
Dặn HS về nhà luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
HS dưới lớp theo dõi.
Một con bò và một con dê đang ăn cỏ.
Dê thường kêu Bê! Bê!
Mở SGK.
Theo dõi và đọc thầm. 1 HS đọc mẫu lần 2.
HS tiếp nối nhau đọc.
HS đọc theo hình thức nối tiếp.
Mỗi nhóm 1 HS tham gia thi đọc.
Các nhóm đọc đồng thanh.
Cả lớp đọc đồng thanh.
HS trả lời.
Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ.
Học thuộc.
3 HS thi đọc thuộc lòng.
1 HS đọc.
3 đến 5 HS trình bày theo ý hiểu của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
GỌI BẠN
I. MỤC TIÊU
Nghe – viết lại chính xác, không mắc lỗi, trong 15 đến 18 phút 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn.
Biết trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu dòng viết hoa, tên riêng viết hoa.
Biết phân biêt phụ âm: ng/ ngh; ch/ tr; các dấu thanh ~/?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập 2, 3/
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.
Treo bảng phụ, đọc đoạn thơ cần viết.
Hỏi: Bê Vàng đi đâu?
Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
Khi Bê Vàng bị lạc, Dê Trắng đã làm gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn thơ có mấy khổ?
Một khổ thơ có mấy câu thơ?
Trong bài có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
Lời gọi của Bê Trắng được ghi với dấu gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ khó.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
Đọc từng dòng thơ. Mỗi dòng đọc 3 lần. Đọc rõ: hai chấm, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
e) Soát lỗi, chấm bài
Tương tự như các tiết trước.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS làm mẫu.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Đáp án: nghiêng ngả; nghi ngờ; nghe ngóng; ngon ngọt.
Bài 3:
Tiến hành như bài tập 2.
Đáp án: trò chuyện, che chở, trắng tinh, chăm chỉ, cây gỗ, gây gổ, màu mỡ, mở cửa.
GV có thể gọi HS tìm thêm các tiếng dễ lẫn để phân biệt nếu còn thời gian.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
Dặn HS về nhà chép lại bài chính tả.
2 HS lên bảng viết các từ mà tiết trước viết sai, hoặc cần chú ý phân biệt: trung thành, chung sức, mái che, cây tre.
Cả lớp đọc đồng thanh sau khi nghe GV đọc.
Bê Vàng đi tìm cỏ.
Vì trời hạn hán, suối cạn, cỏ héo.
Dê Trắng thương bạn, chạy khắp nơi tìm.
Có 3 khổ thơ.
Hai khổ đầu mỗi khổ có 4 câu thơ và khổ cuối có 6 câu thơ.
Đọc các chữ viết hoa và rút ra kết luận: chữ đầu dòng thơ và tên riêng phải viết hoa.
Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.
Cả lớp đọc đồng thanh: héo, nẻo, đường, hoài, lang thang,…
Cả lớp viết từ khó vào bảng con.
Nghe GV đọc và viết lại.
Đọc yêu cầu.
2 HS lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.
Đúng/ Sai.
Cả lớp đọc đồng thanh đáp án và làm vào Vở bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP LÀM VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết sắp xếp các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
Biết nói nội dung mỗi bức tranh bằng 2 đến 3 câu.
Sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh.
Lập được bản danh sách các bạn trong nhóm theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập 1 – SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS đọc lại bản Tự thuật về mình.
Nhận xét, cho điểm.
Nhận xét phần bài HS làm về nhà
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Treo các bức tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh.
Gọi 3 HS lên bảng.
Gọi HS nhận xét xem treo đã đúng thứ tự chưa?
Gọi 4 HS nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1, 2 câu. Sau mỗi HS nói gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai.
Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện Đôi bạn.
Ai có cách đặt tên khác cho câu chuyện này?
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Nói lại yêu cầu cho HS hiểu.
Gọi 2 đội chơi, mỗi đội 2 HS lên bảng.
Gọi HS dưới lớp nhận xét.
Nhận xét và yêu cầu HS đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Bài tập này giống với bài tập đọc nào đã học?
Yêu cầu làm bài tập và chú ý phải sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
Gọi 1 số HS đọc bài làm.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Hôm nay lớp mình đã kể lại câu chuyện gì?
Về nhà các em tập kể lại câu chuyện và hoàn thành bản danh sách tổ.
3 HS đọc lần lượt, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
HS đọc yêu cầu của bài
HS quan sát.
3 HS lên bảng thảo luận về thứ tự các bức tranh, sau đó:
HS 1: chọn tranh; HS 2 đưa tranh cho bạn, HS 3 treo tranh.
HS dưới lớp theo dõi các bạn làm bài trên bảng.
HS trả lời.
HS nói và nhận xét. Thứ tự đúng: 1 – 4 – 3 – 2
1. Hai chú Bê Vàng và Dê Trắng sống cùng nhau.
2. Trời hạn, suối cạn, cỏ không mọc được.
3. Bê Vàng đi tìm cỏ quên mất đường về.
4. Dê Trắng đi tìm bạn và luôn gọi Bê! Bê!
HS kể. HS nhận xét.
Bê Vàng và Dê Trắng/ Tình bạn
HS đọc yêu cầu.
Lên bảng, thực hiện yêu cầu như bài tập 1.
Nhận xét về thứ tự các câu văn: b – d – a – c
3 HS đọc lại câu chuyện.
Đọc yêu cầu của bài.
Bản: Danh sách học sinh tổ 1 – Lớp 2A.
HS làm bài vào Vở bài tập.
Một số HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Gọi bạn; Kiến và chim gáy.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 4
Chủ điểm: BẠN BÈ
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ khó: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
Hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện: đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt là với các bạn gái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc SGK ( nếu có ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2
GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
Đọc tường câu trong bài
Đọc từng đoạn.
Thi đọc
Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2
GV nêu câu hỏi SGK
Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn?
Chuyển đoạn: Khi bị Tuấn trêu, làm đau, Hà đã khóc và chạy đi mách thầy giáo. Sau đó, chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
HS đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và trả lời câu hỏi:
HS 1 trả lời câu: Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? Vì sao đến giờ Dê Trắng vẫn gọi “ Bê! Bê”?
HS 2: Nêu nội dung của bài.
Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo.
HS tiếp nối nhau đọc
Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2.
HS đọc trước lớp sau đó đọc theo nhóm.
HS trả lời.
HS phát biểu ý kiến không tán thành. Chẳng hạn: Tuấn đùa ác, như vậy là bắt nạt bạn. Tuấn không tôn trọng Hà. Tuấn không biết cách chơi với bạn.
TIẾT 2
2.4 Luyện đọc đoạn 3, 4
GV đọc mẫu.
Đọc từng câu.
Đọc từng đoạn theo nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh.
2.5. Tìm hiểu đoạn 3, 4
GV nêu câu hỏi SGK
2.6. Thi đọc truyện theo vai
Yêu cầu HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 8 HS. Sau đó phổ biến nhiệm vụ.
Theo dõi các nhóm luyện tập trong nhóm.
Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày.
Nhận xét, công bố kết quả.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Bạn Tuấn trong truyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Tổng kết tiết học.
Cả lớp mở SGK thoe dõi đọc thầm.
Tiếp nối nhau đọc.
Nối tiếp nhau đọc đoạn 3, 4.
Tổ chức đọc bài theo nhóm.
Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
Cả lớp đọc bài.
HS trả lời.
Các nhóm tự phân vai: Người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, Thầy giáo, 3 đến 4 bạn đóng vai bạn cùng lớp với Hà.
Luyện đọc trong nhóm .
Đọc theo vai.
Bạn vừa đáng khen lại vừa đáng chê. Đáng chê vì Tuấn đã nghịch ác với Hà. Đáng khen vì Tuấn đã biết nhận ra lỗi của mình và xin lỗi Hà.
Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè, đặt biệt là các bạn gái.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Kể chuyện
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể lại được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
Nhớ và kể đựoc nội dung đoạn 3 bằng lời của mình.
Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
Nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa đoạn 1, 2 phóng to (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng, phân vai cho 3 HS này và yêu cầu các em kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ theo cách phân vai.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại đoạn 1, 2 theo tranh
Treo tranh minh họa và yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể trong nhóm. Khuyến khích các em kể bằng lời của mình.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể.
b) Kể lại đoạn 3
Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
Hỏi: Kể bằng lời của em nghĩa là thế nào? Em có được kể y nguyên như trong SGK không?
Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trước lớp. Trong khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi để giúp đỡ các em.
2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai.
Kể lần 1:
GV làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng HS.
Yêu cầu HS nhận xét.
Kể lần 2:
Gọi HS nhận vai kể, hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ của từng vai sau đó yêu cầu thực hành kể.
Yêu cầu HS nhận xét từng vai.
Nếu còn thời gian GV cho một số nhóm thi kể chuyện theo vai.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS có cố gắng, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng, động viên các em còn chưa mạnh dạn.
Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Nhập vai và thực hành kể chuyện theo vai.
Kể lại chuyện trong nhóm.
Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể đoạn 1, 2.
Nhận xét lời bạn kể theo các tiêu chí đã hướng dẫn như ở tiết kể chuyện tuần 1.
Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà bằng lời của em.
Là kể bằng từ ngữ của mình, không kể y nguyên sách.
Một vài em kể bằng lời của mình.
HS khác theo dõi bạn kể và nhận xét.
Một số HS khác nhận vai Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn trong lớp và kể cùng GV.
Nhận xét về từng vai diễn theo các tiêu chí đã giới thiệu trong giờ kể chuyện tuần 2.
HS tự nhận vai người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn và kể lại chuyện trước lớp.
Nhận xét các bạn tham gia kể.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác đoạn Thầy giáo nhìn hai bím tóc…em sẽ không khóc nữa trong bài Bím tóc đuôi sam.
Trình bày đúng hình thức đoạn văn hoại thoại.
Viết đúng một số chữ có âm đầu r/ d/ gi; có vần yên/ iên; vần ăn/ âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn cần chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó của tiết trước và yêu cầu HS viết lên bảng. HS dưới lớp viết ra nháp.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Trong đoạn văn có những ai?
Thầy giáo và Hà đang nói với nhau về chuyện gì?
Tại sao Hà không khóc nữa?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Yêu cầu HS lần lượt đọc các câu có dấu hai chấm, các câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm.
Hỏi: Ngoài dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, trong đoạn văn còn có các dấu câu nào?
Dấu gạch ngang đặt ở đâu?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn, các từ khó viết (tùy theo đặc điểm HS lớp mình mà GV xác định cho phù hợp. VD: Hãy tìm đọc các từ trong bài có âm đầu là n hoặc l).
Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc.
Chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a) Cách tiến hành
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền.
Lời giải
Bài 2
Yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.
Bài 3
da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da.
Vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp, không mắc lỗi, động vien các em còn mắc lỗi cố gắng hơn.
Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai của mình.
Nghe GV đọc và viết theo.
2 HS lần lượt đọc đoạn cần chép.
Thầy giáo và Hà.
Về bím tóc của Hà.
Vì thầy khen bím tóc của Hà rất đẹp.
Nhìn bảng và đọc bài.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang.
Đặt ở đầu dòng (đầu câu).
Tìm và đọc các từ theo yêu cầu của GV.
+ thầy giáo, xinh xinh, nước mắt, nín…(MB).
+ bím tóc, vui vẻ, khóc, tóc, ngước khuôn mặt, cũng cười…(MT, MN).
2 HS viết trên bảng lớp, còn lại HS dưới lớp viết nháp.
Đọc yêu cầu.
Làm bài.
Nhận xét bài bạn trên bảng, kiểm tra bài mình.
Đọc bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
TRÊN CHIẾC BÈ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ: ngao du thiên hạ, béo sen, đen sạm, bái phục, lăng xăng.
Hiểu nội dung bài: Qua cuộc đi chơi đầy thú vị, tác giả đã cho chúng ta thấy rõtình bạn đẹp đẽ giữa Dế Mèn và Dế Trũi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài Tập đọc trong SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
Đọc từng câu trong bài.
Đọc từng đoạn.
Yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc
Đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Hai chú dế có yêu quý nhau không? Vì sao em biết điều đó?
Nhận xét, tổng kết giờ học.
Dặn dò HS về nhà đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
HS 1 đọc đoạn 1, 2 bài Bím tóc đuôi sam và trả lời câu hỏi:Vì sao Hà lại khóc?
HS 2 đọc đoạn 3, 4 bài Bím tóc đuôi sam và trả lời câu hỏi: Thầy giáo khuyên Tuấn điều gì?
HS nghe và đọc thầm theo.
Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
Đọc nối tiếp. HS 1 đọc từ đầu đến trôi băng băng. HS 2 đọc đoạn còn lại.
Chia nhóm và đọc trong nhóm.
HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Mở rộng vốn từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
Biết đặt câu hỏi và trả lời về thời gian (ngày, tháng, năm, tuần và ngày trong tuần).
Biết dùng dấu (.) để ngắt câu trọn ý và viết lại đúng chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu mỗi em đặt 2 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép.
Trò chơi: thi tìm từ nhanh.
Nêu yêu cầu: Tìm các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, con vật.
Chia nhóm HS và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Roki kẻ bảng nội dung bài tập 1 và một số bút.
GV và HS cả lớp kiểm tra số từ tìm được, viết đúng vị trí.
Công bố nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều từ đúng nhất.
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu 1 HS đọc mẫu.
Gọi 2 cặp HS thực hành theo mẫu.
Yêu cầu HS thưc hiện hỏi đáp với bạn bên cạnh.
Gọi một số cặp HS lên trình bày.
Bài 3
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài sau đó đọc liền hơi (không nghỉ) đoạn văn trong SGK.
Hỏi HS vừa đọc bài: Có thấy mệt không khi đọc mà không được ngắt hơi?
Hỏi HS dưới lớp: Con có hiểu ý đoạn văn này không? Nếu cứ đọc liền như vậy thì có khó hiểu không?
Nêu: để giúp người đọc dễ đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của đoạn , chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu.
Khi ngắt đoạn văn thành câu, cuối câu phải đặt dấu gì? Chữ cái đầu câu viết thế nào?
Nêu: Đoạn văn này có 4 câu, hãy thực hiện ngắt đoạn văn thành 4 câu. Lưu ý mỗi câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn.
Chữa bài và cho HS làm bài vào Vở bài tập.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Tổng kết tiết học, tuyên dương các em tích cực, nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, cây cối, con vật.
Chia nhóm và tìm từ trong nhóm. Sau 5 phút các nhóm mang bảng từ lên dán.
- Đếm số từ tìm được của các nhóm
Làm bài.
Đọc đề bài.
Đọc mẫu.
Thực hành theo mẫu trước lớp.
Thực hàh hỏi – đáp.
Trình bày hỏi – đáp trước lớp.
Đọc bài.
Rất mệt.
Khó nắm được hết ý của bài.
Cuối câu viết dấu chấm. Chữ cái đầu câu viết hoa.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra giấy nháp.
Trời mưa to. Hà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.
Làm bài vào Vở bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết viết chữ cái C hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
Biết viết cụm từ ứng dụng Chia ngọt sẻ bùi cỡ chữ nhỏ, đúng kiểu chữ, cỡ chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ cái C hoa đặt trong khung chữ mẫu.
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Chia, Chia ngọt sẻ bùi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Yêu cầu HS lấy bảng con viết chữ cái hoa B, chữ Bạn.
2 HS lên bảng viết chữ cái hoa B, cụm từ ứng dụng Bạn bè sum họp.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa
a) Quan sát và tìm quy trình viết chữ B hoa.
Treo mẫu chữ.
Cữ cái C hoa cao mấy đơn vị, rộng mấy đợn vị chữ?
Chữ C hoa được viết bởi mấy nét?
Nêu: Chữ hoa C được viết bởi 1 nét liền, nét này là kết hợp của 2 nét cơ bản là nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. Khi viết, chúng ta bắt đầu viết từ giao điểm của đường ngang 6 và đường dọc 3, viết nét cong dưới trước, đến điểm dừng bút của nét cong dưới thì chuyển hướng lên trên và viết tiếp nét cong trái. Phần nối giữa nét cong dưới và nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. Điểm dừng bút đặt sau trong lòng nét cong trái ở giao giữa đường ngang 2 với đường dọc 3. (Vừa nêu vừa viết theo mẫu chữ trong khung chữ).
Viết lại chữ C trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng
Yêu cầu HS viết vào không trung chữ C hoa sau đó viết vào bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Yêu cầu HS mở Vở tập viết, đọc từ, cụm từ ứng dụng.
Hỏi: Chia ngọt sẻ bùi có nghĩa là gì? Chú ý, kết luận lại nghĩa chính xác cho HS.
b) Quan sát và nêu cách viết
Chia ngọt sẻ bùi gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
Những chữ nào cao 1 đơn vị chữ?
Những chữ nào cao 1 đơn vị rưỡi?
Những chữ còn lại chỉ cao mấy đơn vị chữ?
Yêu cầu HS quan sát và nêu vị trí các dấu thanh.
c) Viết bảng
Yêu cầu HS viết chữ Chia vào bảng con. Theo dõi và chỉnh sửa cho các em.
2.4. Hướng dẫn HS viết vào Vở tập viết.
Yêu cầu HS viết vào Vở tập viết 1.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu viết phần còn lại của bài trong Vở bài tập.
Quan sát.
Cao 5 li, rộng 4 li.
Viết bằng 1 nét liền.
Viết vào bảng con chữ C hoa.
Đọc: Chia, Chia ngọt sẻ bùi.
Nghĩa là yêu thương đùm bọc lẫn nhau sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu.
Chia ngọt sẻ bùi gồm 4 chữ, là Chia, ngọt, sẻ, bùi.
Chữ i, a, n, o, s, e, u, i.
Chữ t.
Cao 2 đơn vị rưỡi, đó là C, h, g, b.
Dấu nặng ở dưới chữ o, dấu hỏi trên đầu chữ e, dấu huyền trên đầu chữ u.
Viết bảng.
Tập viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
MÍT LÀM THƠ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, ngắt nhịp đúng các câu thơ.
Biết phân biệt lời kể và lời nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ: cá chuối, nuốt chửng, chế giễu.
Hiểu nội dung câu chuyện (tiếp theo tuần 2): Mít yêu các bạn, muốn làm thơ tặng các bạn nhưng do không hiểu biết về thơ nên thơ của Mít ngộ nghĩnh vụng về khiến các bạn hiểu lầm.
Cảm nhận được tính hài hước của chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài Tập đọc (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trên chiếc bè.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Nghe HS đọc và bổ sung các từ cần luyện phát âm nếu cần.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
Đọc từng đoạn.
Yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc
Đọc đồng thanh cả lớp.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
2.4. Thi đọc theo vai
GV nêu nhiệm vụ, chọn học sinh xung phong nhận vai và yêu cầu đọc heo vai.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Con có thích Mít không, tại sao? Tổng kết giờ học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
+ HS 1: Đọc đoạn: Mùa thu mới chớm… hoan nghênh váng cả mặt nước và trả lời câu hỏi: Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của các con vật đối với hai chú dế
+ HS 2: Đọc cả bài và nêu nội dung chính của bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo
Mỗi HS đọc từng câu và nhắc lại các từ cần luyện phát âm.
Cả lớp luyện phát âm.
Đọc tiếp nối.
+ Đoạn 1: Mít gọi Biết Tuốt… con cá chuối.
+ Đoạn 2: Biết Tuốt la lên … xem nào!
+ Đoạn 3: Đây là thơ tặng Nhanh Nhảu… Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
HS tiếp nối đọc theo đoạn trước lớp sau đó đọc trong nhóm.
Học sinh trả lời.
Học sinh thi đọc theo vai giữa các nhóm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
TRÊN CHIẾC BÈ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn: Tôi và Dế Trũi … nằm dưới đáy trong bài tập đọc Trên chiếc bè.
Trình bày đúng yêu cầu 1 đoạn văn: Chữ đầu đoạn lùi vào 1 ô, chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có chấm câu.
Củng cố quy tắc chính tả với iê/ yê. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt d/r/gi; ân/âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi nội dung bàig tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng đọc các từ khó, dễ lẫn của các tiết trước cho các em viết. Yêu cầu cả lớp viết ra nháp.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
GV đọc đoạn chính tả sau đó hỏi:
Đoạn trích này ở trong bài tập đọc nào?
Đoạn trích kể về ai?
Dế Mèn và dế Trũi rủ nhau đi đâu?
Hai bạn đi chơi bằng gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn trích có mấy câu?
Chữ đầu câu viết thế nào?
Bài viết có mấy đoạn?
Chữ đầu đoạn viết thế nào?
Ngoài các chữ cái đầu câu, đầu đoạn còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn, các từ khó viết trong bài.
Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
GV đọc bài cho học sinh viết. Chú ý mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 3 lần, phát âm rõ các tiếng khó, dễ lẫn.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Trò chơi: Thi tìm chữ có iê/ yê.
Chia lớp thành 4 đội, các đội viết các từ tìm được lên bảng. Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
Bài 3 (lựa chọn)
a) Yêu cầu HS đọc đề bài.
Hỏi: dỗ em có ghĩa là gì?
Giỗ ông có nghĩa là gì?
Hãy tìm các từ có dỗ hoặc giỗ.
Tiến hành tương tự với dòng và ròng.
b) Yêu cầu HS đọc rồi tìm những từ có tiếng chứa vần/ vầng, dân/ dâng.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Tổng kết giờ học.
Dặn HS viết lại cho đúng các lỗi sai, ghi nhớ các trường hợp cần phân biệt chính tả trong bài.
Viết theo lời đọc của GV.
- Bài trên chiếc Bè
Kể về Dế Mèn và dế Trũi.
Đi ngao du thiên hạ.
Bằng bè được kết từ những lá bèo sen.
Đoạn trích có 5 câu.
Viết hoa chữ cái đầu tiên.
Có 3 đoạn.
Viết hoa chữ cái đầu đoạn và lùi vào 1 ô li.
Viết hoa chữ Trên vì đây là tên bài, viết hoa chữ Dế Trũi vì đây là tên riêng.
Đọc các từ: Dế Trũi, ngao du, núi xa, đen sạm, thoáng gặp, rủ nhau, say ngắm…
2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Nghe GV đọc và viết bài.
Đọc đề.
Dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm để em bằng lòng nghe theo mình.
Lễ cúng tưởng nhớ ông khi ông đã mất.
Tìm từ, chẳng hạn: dỗ dành, dỗ em, ăn dỗ, dỗ ngon dỗ ngọt,…; giỗ tổ, ngày giỗ, giỗ tết,…
dòng sông, dòng biển, dòng nước, dòng suối, dòng chảy (khối chất lỏng chạy dọc ra ngoài), ngoài ra còn có dòng điện, dòng dõi, dòng giống…
ròng rã (liên tục), ròng ròng, vàng ròng, khóc ròng rã…
Tìm từ ngữ theo yêu cầu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP LÀM VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
Biết nói 3 đến 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có sùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh minh họa.
+ HS 2: Đọc danh sách tổ mình đã làm trong tiết Tập làm văn trước.
Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
Nhận xét, khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự.
Nêu: Khi nói lời cảm ơn thì chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự, chân thành, nói lưòi cảm ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cảm ơn khác nhau.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2
Tiến hành tương tự như bài tập 1.
Nhắc nhở HS: Khi nói lời xin lỗi em cần có thái độ thành khẩn.
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Treo tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ gì?
Khi được nhận quà, bạn nhỏ phải nói gì?
Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn.
Nhận xét, có thể hướng dẫn HS thêm câu chỉ lý do tặng quà, miêu tả món quà, miêu tả thái độ của bạn nhỏ để câu chuyện thêm sinh động.
Treo tranh 2 và tiến hành tương tự.
Bài 4
Yêu cầu HS tự viết vào Vở bài tập bài đã nói của mình về 1 trong 2 bức tranh và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS nhớ thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.
Đọc yêu cầu.
Nhiều HS trả lời, ví dụ: Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn nhé! Mình cảm ơn bạn nhiều! Bạn thật tốt, không có bạn thì mình ướt hết rồi!…
Cô giáo cho em mượn quyển sách: Em cảm ơn cô ạ!/ Em xin cảm ơn cô!
Em bé nhặt hộ em chiếc bút: Cảm ơn em nhiều! Chị (Anh) cảm ơn em! Em ngoan quá, chị cảm ơn em!…
Em lỡ bước, giẫm chân vào bạn: Oi! Tớ xin lỗi!/ Tớ xin lỗi, tớ không cố ý!/ Bạn có đau lắm không, cho tớ xin lỗi nhé!/ Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá!
Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn: Con xin lỗi mẹ ạ!/ Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!
Em đùa nghịch, va phải một cụ già: Oi, cháu xin lỗi cụ ạ!/ Cháu xin lỗi cụ ạ, cháu lỡ tay!/ Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ!/ Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao không ạ!
Đọc đề bài.
Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ (cô, bác…)
Bạn phải cảm ơn mẹ (cô, bác…)
HS nói với bạn bên cạnh, sau đó một vài HS trình bày trước lớp.
Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp. Ngọc đưa hai tay đón lấy con gấu bông xin xắn và nói: “Con cảm ơn mẹ!”
Cuối năm học này, Hằng được nhận danh hiệu danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ mua tặng em một chú gấu bông rất đẹp. Hằng thích lắm, em đưa hai tay đón lấy chú gấu bông xin xắn và nói: “Con cảm ơn mẹ nhiều! Chú gấu đẹp quá mẹ ạ!”
HS có thể nói.
Tuấn (cậu con trai) sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ. Cậu đến trước mẹ, khoanh tay xin lỗi và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”
Tuấn là một cậu bé rất hiếu động và hay nghịch ngợm. Chủ nhật vừa rồi, chẳng hiểu chạy nhảy thế nào mà cậu làm vỡ cả lọ hoa của mẹ. Khắp nhà văn đầy những mảnh thủy tinh, cánh hoa, nước cắm hoa. Tuấn hối hận lắm. Cậu đến trước mặt mẹ, khoanh tay và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ! Lần sau con không nghịch thế nữa. Mẹ tha lỗi cho con, mẹ nhé!”
Viết bài sau đó đọc bài trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 5
Chủ điểm : TRƯỜNG HỌC
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Học sinh đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
Hiểu nội dung của bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Mít làm thơ.
Sau mỗi HS đọc và trả lời, GV gọi HS khác nhận xét và GV cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
GV đọc mẫu lần 1.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
Đọc từng đoạn.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2 trước lớp.
Hỏi: Hồi hộp có nghĩa là gì?
Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc đoạn 1, 2 theo nhóm.
Các nhóm thi đọc.
Đọc đồng thanh.
2.2. Tìm hiểu đoạn 1, 2
GV nêu câu hỏi SGK.
Chuyển đoạn: Lan đã được viết bút mực còn Mai thì chưa. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta cùng học tiếp đoạn còn lại để biết điều đó.
HS 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Nghe xong thơ viết về mình, Biết Tuốt phản ứng thế nào?
HS 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Nghe xong thơ của Mít, thái độ của 3 bạn như thế nào?
HS 3: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn lại rất giận Mít?
HS 4: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Con hãy nói một vài câu bênh bạn Mít?
Cả lớp nghe, đọc thầm theo.
Hướng dẫn luyện phát âm, mỗi em chỉ đọc 1 câu cho đến hết đoạn 2.
Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2. 1 HS đọc cả 2 đoạn.
Hồi hộp có nghĩa là không yên lòng và chờ đợi 1 điều gì đó.
Từng HS đọc trước nhóm của mình. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
HS trả lời.
TIẾT 2
2.3.Luyện đọc đoạn 3
GV đọc mẫu lần 1.
Đọc từng câu trong bài.
Đọc từng đoạn.
Tiến hành tương tự như tiết 1.
Thi đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh.
2.4. Tìm hiểu đoạn 3, 4.
GV nêu câu hỏi SGK.
2.5. Luyện đọc lại truyện
GV gọi HS đọc theo vai.
Gọi HS đọc toàn bài và hỏi câu hỏi theo nội dung.
Nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
Dặn HS về nhà đọc lại bài và luôn giúp đỡ người khác.
Cả lớp theo dõi.
HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài. Sau đó đọc lại chính xác các từ: loay hoay, nức nở, ngạc nhiên.
HS trả lời.
4 HS đọc.
3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
HS đọc.
Thích Mai vì Mai là người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn bè.
Luôn giúp đỡ mọi người.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Kể chuyện
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể:
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý cuối mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiênvà phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ.
Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của truyện.
Biết theo dõi lời bạn kể.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa trong SGK phóng to.
Hộp bút, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 4 HS lên bảng kể lại chuyện Bím tóc đuôi sam.
Gọi HS nhận xét về nội dung, cách kể.
Cho HS điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Hướng dẫn HS nói câu mở đầu.
Hướng dẫn kể theo từng bức tranh.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể phân vai
Hướng dẫn HS nhận vai.
HS kể lại chuyện 2 lần.
Lần 1: GV là người dẫn chuyện.
Lưu ý: sử dụng các đồ dùng trực quan.
Lần 2: 4 HS phối hơp với nhau để kể lại câu chuyện
Nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào? Vì sao?
Theo con ai là người bạn tốt?
Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
4 HS kể theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo). HS theo dõi bạn kể.
Nhận xét.
Một hôm, ở lớp 1 A, HS đã bắt đầu viết bút mực, chỉ còn có Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Người dẫn chuyện: giọng thong thả, chậm rãi.
Cô giáo: giọng dịu dàng, thân mật.
Lan: giọng buồn.
Mai: giọng dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn tóm tắt Chiếc bút mực.
Trình bày hình thức một đoạn văn xuôi: Viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn lùi vào một ô, tên riêng phải viết hoa.
Củng cố quy tắc chính tả: ia/ya, l/n, en/eng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
Đọc đoạn văn.
Gọi 1 HS đọc lại.
Hỏi: Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào?
Đoạn văn này kể về chuyện gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn này có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết thế nào?
Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc và viết bảng các từ khó, dễ lẫn.
d) Chép bài
Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vào chỗ trống ia hay ya?
Gọi HS đọc yêu cầu.
HS tự làm bài.
Bài 3:
a) Tìmnhững từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n.
Đưa ra các đồ vật?
Đây là cái gì?
Bức tranh vẽ con gì?
Người rất ngại làm việc gọi là gì?
Trái nghĩa với già là gì?
b) Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng.
Tiến hành tương tự bài 3a.
Lời giải: xẻng, đèn, khen, thẹn.
3. CỦNG CỐ, DẠN DÒ.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà tìm 5 từ chứa tiếng có vần en; eng; 5 từ chứa tiếng có âm l; n.
- 3 học sinh lên bảng đặt câu có từ ngữ: da, ra, gia.
- HS dưới lớp viết bảng con: khuyên, chuyển, chiều.
Đọc thầm theo GV.
Đọc, cả lớp theo dõi.
Bài Chiếc bút mực.
Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
Đoạn văn có 5 câu.
Dấu chấm.
Viết hoa. Chữ đầu dòng lùi vào 1 ô.
Viết hoa.
Viết các từ: cô giáo, lắm, khóc, mượn, quên.
Đọc yêu cầu.
3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở bài tập. (Lời giải: tia nắng; đêm khuya; cây mía).
Cái nón.
Con lợn.
Người lười biếng.
Là non.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
MỤC LỤC SÁCH
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc đúng bản Mục lục sách.
Nghỉ hơi sau mỗi cột.
Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện.
2. Hiểu
Các từ ngữ mới: mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm, hương đồng cỏ nội, vương quốc.
Biết xem lục sách để tra cứu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng đọc 4 đoạn của bài tập đọc Chiếc bút mực.
1 HS đọc toàn bài.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo thứ tự.
Gọi 2 đến 3 HS đọc lại cả bài.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
2.4. Luyện đọc lại bài
Gọi 3 HS đọc lại bài và hỏi 1 số câu về nội dung.
Nhận xét cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Muốn biét cuốn sách có bao nhiêu trang, có những chuyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm gì?
Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị luyện từ và câu.
HS đọc và trả lời câu hỏi:
Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Thái độ của Mai lúc Lan quên bút ra sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Nối tiếp nhau đọc từng cau đến hết bài. Ví dụ:
Một.// Quang Dũng.// Mùa quả cọ.// Trang 7.
HS đọc nối tiếp đến hết bài.
HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật.
Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người, của vật.
Củng cố kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Yêu cầu HS tìm 1 số từ chỉ tên người, tên vật.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
Tìm thêm các từ giống các từ ở cột 2.
Các từ ở cột 1 dùng để làm gì?
Các từ dùng để gọi tên một loại sự vật nói chung không phải viết hoa.
Các từ ở cột 2 có ý nghĩa gì?
Các từ dùng để gọi tên của một sự vật cụ thể gọi phải viết hoa.
GV đọc phần đóng khung trong SGK.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng.
Gọi HS đọc tên các dòng sông (suối, kênh,…) tìm được.
Nhận xét, cho điểm HS trên bảng.
Hỏi: Tại sao lại phải viết hoa tên của bạn và tên dòng sông?
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Với mỗi yêu cầu gọi từ 3 đến 5 HS nói các câu khác nhau sao cho giừo học thật sinh động.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, cây cối, con vật.
2 HS trả lời miệng.
3 HS lên bảng đặt câu có từ chỉ người, chỉ vật và gạch chân dưới từ đó.
Đọc bài.
(sông) Hồng, Thương; (núi) Tản Viên, Đôi; (thành phố) Hà Nội, Hải Phòng; (học sinh) An,…
Gọi tên một loại sự vật.
3 đến 5 HS nhắc lại, cả lớp nhắc đồng thanh.
Gọi tên riêng của một sự vật cụ thể.
3 đến 5 HS nhắc lại, cả lớp nhắc đồng thanh.
3 đến 5 HS đọc lại, cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài theo yêu cầu.
2 HS viết tên 2 bạn trong lớp, 2 HS viết tên một dòng sông (suối, kênh, rạch,…) ở địa phương. HS dưới lớp viết vào nháp.
Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
a) Trường em/ là Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
Trường học/ là nơi rất vui.
b) Em thích nhất/ là môn Toán.
Môn Tiếng Việt/ là môn em học giỏi nhất.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
HS viết đúng và đẹp chữ D hoa.
Viết đúng, đẹp và sạch cụm từ Dân giàu nước mạnh.
Yêu cầu viết chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ có ghi sẵn chữ D hoa trong khung chữ mẫu và cụm từ ứng dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi HS lên bảng.
Nhận xét từng HS về chữ viết.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Dạy viết chữ hoa
Dạy như quy định của tiết trước.
Chữ D hoa gồm có những nét nào?
Vừa nói vừa tô trong khung chữ: Chữ D hoa được viết bởi một nét liền gồm một nét thẳng đứng lượn cong hai đầu nối liền với một nét cong phải.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở các tiết học Tập viết trước.
Yêu cầu HS mở sách và đọc Dân giàu nước mạnh. Giải thích nghĩa của cụm từ.
Yêu cầu HS nhận xét về độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng.
Yêu cầu viết bảng chữ Dân.
2.4. Hướng dẫn HS viết vào Vở tập viết.
Theo dõi HS viết bài trong Vở tập viết và chỉnh sửa lỗi cho các em.
2.5. Chấm, chữa bài
Tiến hành tương tự các tiết trước.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Gọi HS tìm thêm các cụm từ có chữ hoa D.
Dặn HS về nhà tập viết và chuẩn bị bài sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIENG VIET HKI (P1).doc