Giáo án lớp 2 môn tập đọc: Chuyện quả bầu

Tài liệu Giáo án lớp 2 môn tập đọc: Chuyện quả bầu: TUẦN 32 Thứ ngày tháng năm 200…… HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ---------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bảo vệ như thế là rất tốt. Gọi HS lên bảng đ...

doc34 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 môn tập đọc: Chuyện quả bầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Thứ ngày tháng năm 200…… HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ---------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bảo vệ như thế là rất tốt. Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bảo vệ như thế là rất tốt. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: Đoạn 1: giọng chậm rãi. Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng. Đoạn 3: ngạc nhiên. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS. Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn? Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.(Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế) Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hát. 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc toàn bài. Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 của bài. Mọi người đang chui ra từ quả bầu. Mở SGK trang 116. Theo dõi và đọc thầm theo. Đọc bài. Từ: lạy van, ngập lụt, gió lớn; chết chìm, biển nước, sinh ra, đi làm nương, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt,… (MB); khúc gỗ to, khoét rỗng, mênh mông, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu,… (MN) Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu. Câu chuyện được chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa … hãy chui ra. + Đoạn 2: Hai vợ chồng … không còn một bóng người. + Đoạn 3: Phần còn lại. Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau: Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa) Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,…/ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên) Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu (Tiết 1) 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Chuyện quả bầu (Tiết 2) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu lần 2. Con dúi là con vật gì? Sáp ong là gì? Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được? Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh. Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao? Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3. Gọi 1 HS đọc đoạn 3. Nương là vùng đất ở đâu? Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì? Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào? Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết? GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước. Câu chuyện nói lên điều gì? Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam? Nhận xét tiết học, cho điểm HS. Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Quyển sổ liên lạc. Hát Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất. Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ. Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật. Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt. Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa. 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Là vùng đất ở trên đồi, núi. Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc. Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra. Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh. Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,… HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ. Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra. Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./… Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Củng cố nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. 2Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền tệ. Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiền Việt Nam Sửa bài 3. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học này, các em sẽ được học luyện tập một số kĩ năng liên quan đến việc sử dụng tiền Việt Nam. Đưa ra một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng và yêu cầu HS nhận diện các tờ giấy bạc này. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. (Có thể vẽ hình túi lên bảng, sau đó gắn các thẻ từ có ghi 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng để tạo thành các túi tiền như hình vẽ trong SGK). Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào? Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào? Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền? Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài. Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền? Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền? Bài toán yêu cầu tìm gì? Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả? Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại? Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền? Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì? Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS đọc mẫu và suy nghĩ về cách làm bài. Nêu bài toán: Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng? Tổng số tiền mà người đó phải trả là bao nhiêu? Người đó đã trả được bao nhiêu tiền? Người đó phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa? Người đó phải đưa thêm mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng? Vậy điền mấy vào ô trống ở dòng thứ 2? Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Có thể cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài. Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng. Túi thứ nhất có 800 đồng. Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét. Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền? Mẹ mua rau hết 600 đồng. Mẹ mua hành hết 200 đồng. Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả. Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tóm tắt. Rau : 600 đồng. Hành : 200 đồng. Tất cả : . . . đồng? Bài giải Số tiền mà mẹ phải trả là: 600 + 200 = 800 (đồng) Đáp số: 800 đồng. Viết số tiền trả lại vào ô trống. Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với số hàng. Nghe và phân tích bài toán. Thực hiện phép trừ: 700 đồng – 600 đồng = 100 đồng. Người bán phải trả lại An 100 đồng. Viết số thích hợp vào ô trống. Nghe và phân tích đề toán. Là 900 đồng. Người đó đã trả được 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng. Người đó còn phải trả thêm: 900 đồng – 700 đồng = 200 đồng. Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Điền số 1. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu 1Kiến thức: Chép lại chính xác, đẹp đoạn cuối trong bài Chuyện quả bầu. Oân luyện viết hoa các danh từ riêng. 2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; v/d. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cây và hoa bên lăng Bác. Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết. Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và làm các bài tập chính tả. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép a) Ghi nhớ nội dung Yêu cầu HS đọc đoạn chép. Đoạn chép kể về chuyện gì? Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu? b) Hướng dẫn cách trình bày Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? Những chữ đầu đoạn cần viết ntn? c) Hướng dẫn viết từ khó GV đọc các từ khó cho HS viết. Chữa lỗi cho HS. d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a. Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Cho điểm HS. Bài 3: Trò chơi Yêu cầu HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết các từ theo hình thức tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào viết xong trước, đúng sẽ thắng. Tổng kết trò chơi. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại bài tập. Chuẩn bị: Tiếng chổi tre. Hát 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp. 3 HS đọc đoạn chép trên bảng. Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam. Đều được sinh ra từ một quả bầu. Có 3 câu. Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó. Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh. Lùi vào một ô và phải viết hoa. Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na. Điền vào chỗ trống l hay n. Làm bài theo yêu cầu.. a) Bác lái đò Bác làmnghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh trên mặt nước, ngày này qua ngày khác, bác chăm lo đưa khách qua lại bên sông. b) v hay d Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây. Thong thả như chúng em đây Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng Ca dao 2 HS đọc đề bài trong SGK. HS trong các nhóm lên làm lần lượt theo hình thức tiếp sức. a) nồi, lội, lỗi. b) vui, dài, vai. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: QUYỂN SỔ LIÊN LẠC I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Giọng đọc nhẹ nhàng, cảm động, phân biệt được lời của từng nhân vật. 2Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: lắm hoa tay, lời phê, hy sinh. Bài tập đọc khuyên các em phải kiên trì, cố gắng trong học tập. Hiểu tác dụng của quyển sổ liên lạc là để ghi nhận xét của GV về kết quả học tập, những ưu, khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nhà trường động viên, giúp đỡ các con. Từ đó giáo dục HS có ý thức giữ gìn quyển sổ liên lạc. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Quyển sổ liên lạc của HS. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu. Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chuyện quả bầu. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? Đưa ra quyển sổ liên lạc và hỏi: Quyển sổ liên lạc dùng để làm gì? Để biết xem cô giáo đã ghi nhận xét gì vào sổ liên lạc của bạn nhỏ. Lớp mình cùng học bài hôm nay. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý: + Giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ: ai cũng bảo, bố làm gì, tháng nào, Trung ngạc nhiên, trang số nào. + Câu hỏi của Trung: giọng ngạc nhiên. + Câu trả lời của bố ở cuối bài: giọng trầm buồn. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em. Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Ai cũng bảo … viết thêm ở nhà. + Đoạn 2: Một hôm … nhiều hơn. + Đoạn 3: Phần còn lại. Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp. Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Gọi 3 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải. Bố Trung được mọi người khen vì điều gì? Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung làm gì? Vì sao tháng nào cô giáo cũng nhắc Trung điều đó? Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung để làm gì? Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố? Yêu cầu từng HS mở sổ liên lạc của mình ra. Trong sổ liên lạc cô giáo đã nhận xét con những gì? Con làm gì để thầy cô vui lòng? Sổ liên lạc có tác dụng gì? Con phải giữ gìn sổ liên lạc ntn? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu 3 HS đọc bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai bố Trung và vai Trung) và trả lời câu hỏi: Câu chuyện cho em bài học gì? Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn học tập và rèn luyện để trang sổ liên lạc luôn có những lời khen ngợi của cô giáo (thầy giáo) và luôn giữ gìn sổ liên lạc thật cẩn thận. Chuẩn bị: Tiếng chổi tre. Hát. 3 HS tiếp nối nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5 của bài. Bức tranh vẽ 2 bố con. Họ đang nói chuyện về quyển sổ liên lạc. Dùng để ghi nhận xét của GV với cha mẹ HS về tình hình học tập của em. HS theo dõi và đọc thầm theo. HS đọc bài. Từ: sổ liên lạc, lắm hoa tay, lời thầy, nguệch ngoạc, luyện viết,… (MB); quyển sổ, chăm ngoan, học giỏi, nguệch ngoạc, băn khoăn,… (MN) Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. HS đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu. Phân chia đoạn theo hướng dẫn của GV. Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng câu: Trung băn khoăn:// Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?// Bố bảo:// Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều./ Chữ mới được như vậy.// Thế bố có được khen không?// Giọng bố buồn hẳn:// Không./ Năm bố học lớp ba,/ thầy đi bộ đội rồi hi sinh.// HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Đọc và theo dõi bài. Vì bố Trung lắm hoa tay, làm gì cũng khéo, viết chữ đẹp. Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải luyện viết thêm ở nhà. Vì chữ của Trung còn xấu. Để Trung biết ngày còn nhỏ chữ của bố cũng rất xấu. Nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ bố mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều thì chữ Trung cũng sẽ đẹp. Vì thầy giáo của bố đã hy sinh. Mở 1 trang trong sổ liên lạc. 3 đến 5 HS đọc sổ liên lạc của mình. Cố gắng sửa chữa những khuyết điểm. Ghi nhận xét của thầy cô để HS tự cố gắng, sửa chữa khuyết điểm. Phải giữ gìn cẩn thận./ Giữ nó như một kỉ niệm. Phải luôn cố gắng tập viết thì chữ mới đẹp. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số. Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số. Nhận biết một phần năm. 2Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam. 3Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau: Viết số còn thiếu vào chỗ trống: 500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng 700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng 900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng Nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Viết lên bảng: 389 Hỏi: Số liền sau 389 là số nào? Vậy ta điền 390 vào ô tròn. Số liền sau 390 là số nào? Vậy ta điền 391 vào ô vuông. Yêu cầu HS đọc dãy số trên. 3 số này có đặc điểm gì? Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp. Chữa bài cho điểm HS. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau. Yêu cầu HS cả lớp làm bài. Chữa bài. Hỏi: Tại sao điền dấu < vào: 900 + 90 + 8 < 1000? Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2 Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. Vì sao con biết được điều đó? Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó? Bài 5: Gọi 1 HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán. Chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống. Là số 900 Là số 391 Đọc số: 389, 390, 391. Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau). 3 HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số. 1 HS trả lời. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000. Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông? Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông. Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông. Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông. Giá tiền một chiếc bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc chì 300 đồng. Hỏi giá tiền một chiếc bút bi là bao nhiêu đồng? Tóm tắt. 700 đồng Bút chì: /-----------------/ 300 đồng Bút chì: /-----------------/------------/ ? đồng Bài giải Giá tiền của bút bi là: 700 + 300 = 1000 (đồng) Đáp số: 1000 đồng. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: LUYỆN TỪ Tiết: TỪ TRÁI NGHĨA.DẤU CHẤM DẤU PHẨY I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa các từ trái nghĩa. Hiểu ý nghĩa của các từ. 2Kỹ năng: Biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi 3 đến 5 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ. Chữa, nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV cho cả lớp tìm 1 bạn cao nhất và 1 bạn thấp nhất. Cho HS nói: cao nhất – thấp nhất. Cao và thấp là hai từ trái nghĩa. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và làm bài tập về dấu câu. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làmbài Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc phần a. Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Các câu b, c yêu cầu làm tương tư. Cho điểm HS. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: Ô chữ. GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày. Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài. Nhận xét trò chơi. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học lại bài. Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Hát 2 HS lên bảng. Nói đồng thanh. Mở SGK trang 120. Đọc, theo dõi. Đọc, theo dõi. 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đẹp – xấu; ngắn – dài Nóng – lạnh; thấp – cao. Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm HS chữa bài vào vở. Đọc đề bài trong SGK. 2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số. Rèn kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. 2Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm. Củng cố biểu tượng hình tam giác. 3Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 5: Giá tiền của bút bi là: 700 + 300 = 1000 (đồng) Đáp số: 1000 đồng. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó sửa bài và cho điểm. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài. Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì? Yêu cầu HS làm bài. Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số sau khi đã xếp đúng thứ tự. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS nêu các đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với số có 3 chữ số. Yêu cầu HS làm bài. Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng về kết quả và cách đặt tính. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 5: Bài tập yêu cầu xếp 4 hình tam giác nhỏ thành 1 hình tam giác to như hình vẽ. Theo dõi HS làm bài và tuyên dương những HS xếp hình tốt. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp mình mà GV soạn thêm các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Tổng kết tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài trong vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. Phải so sánh các số với nhau. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 599, 678, 857, 903, 1000 b) 1000, 903, 857, 678, 599 Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính. 2 HS trả lời. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 635 970 896 295 +241 + 29 -133 -105 876 999 763 190 HS suy nghĩ và tự xếp hình. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: KỂ CHUYỆN Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu 1Kiến thức: Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện lại được nội dung của từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. 2Kỹ năng: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới. Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn. 3Thái độ: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng viết sẵn lời gợi ý của từng đoạn truyện. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn Gọi HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Câu chuyện Chuyện quả bầu nói lên điều gì? Hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện này để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện a) Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý Bước 1: Kể trong nhóm GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý. Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể. Bước 2: Kể trước lớp Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần HS kể. Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý. Đoạn 1 Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì? Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì? Đoạn 2 Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh vật xung quanh ntn? Tại sao cảnh vật lại như vậy? Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt. Đoạn 3 Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng? Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí? Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì? Những người nào được sinh ra từ quả bầu? b) Kể lại toàn bộ câu chuyện Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3. Yêu cầu 2 HS đọc phần mở đầu. Phần mở đầu nêu lên điều gì? Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn. Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu. Yêu cầu 2 HS nhận xét. Cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại truyện. Chuẩn bị: Bóp nát quả cam. Hát 3 HS kể mỗi HS kể 1 đoạn. 1 HS kể toàn truyện. Các dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, có chung tổ tiên. Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe. Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện. Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi. Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra. Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông. Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa. Vì lụt lội, mọ người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng. Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước. Người vợ sinh ra một quả bầu. Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu. Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, … Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây. Đọc SGK. Nêu ý nghĩa của câu chuyện. 2 HS khá kể lại. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: TIẾNG CHỔI TRE I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, sau mỗi dòng, mỗi ý của thể thơ tự do. Biết cách đọc vắt dòng để thể hiện ý thơ. Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. 2Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: xao xác, lao công. Hiểu ý nghĩa của bài chị lao công vất vả để giữ sạch, đẹp đường phố. Chúng ta cần phải quý trọng, biết ơn chị lao công và có ý thức giữ vệ sinh chung. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng ghi sẵn bài thơ. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Quyển sổ liên lạc. Gọi 3 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài tập đọc Quyển sổ liên lạc. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Họ đang làm gì? Trong giờ Tập đọc này, các con sẽ được làm quen với những ngày đêm vất vả để giữ gìn vẻ đẹp cho thành phố qua bài thơ Tiếng chổi tre. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. Giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: + MB: lắng nghe, chổi tre, xao xác, quét rác, lặng ngắt, sạch lề… + MN: ve ve, lặng ngắt, như sắt, như đồng, gió rét, đi về… Yêu cầu mỗi HS đọc 1 dòng thơ. c) Luyện đọc bài theo đoạn Yêu cầu HS luyện ngắt giọng. Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài thơ, 1 HS đọc phần chú giải. Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào? Những hình ảnh nào cho em thấy công việc của chị lao công rất vất vả? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công. Như sắt, như đồng, ý tả vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của chị lao công. Nhà thơ muốn nói với con điều gì qua bài thơ? Biết ơn chị lao công chúng ta phải làm gì? v Hoạt động 3: Học thuộc lòng GV cho HS học thuộc lòng từng đoạn. GV xoá dần chỉ để lại những chữ cái đầu dòng thơ và yêu cầu HS đọc thuộc lòng. Gọi HS đọc thuộc lòng. Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ. Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì? Nhận xét, cho điểm HS. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng. Chuẩn bị: Bóp nát quả cam. Hát. 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét. Bức tranh vẽ chị lao công đang quét rác trên đường phố. Theo dõi GV đọc bài và đọc thầm theo. HS đọc cá nhân, đọc theo nhóm đọc đồng thanh các từ bên… Mỗi HS đọc 1 dòng theo hình thức tiếp nối. Chú ý luyện ngắt giọng các câu sau: Những đêm hè/ Khi ve ve/ Đã ngủ// Tôi lắng nghe/ Trên đường Trần Phú// Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me// Tiếng chổi tre/ Đêm hè Quét rác …// Những đêm đông/ Khi cơn giông/ Vừa tắt// Tôi đứng trông/ Trên đường lạnh ngắt/ Chi lao công Như sắt Như đồng// Chị lao công/ Đêm đông/ Quét rác …// Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. Đọc, theo dõi. Vào những đêm hè rất muộn và những đêm đông lạnh giá. Khi ve ve đã ngủ; khi cơn giông vừa tắt, đường lạnh ngắt. Chị lao công/ như sắt/ như đồng. Chị lao công làm việc rất vất vả, công việc của chị rất có ích, chúng ta phải biết ơn chị. Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung. HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh, thuộc lòng từng đoạn. HS học thuộc lòng. 5 HS đọc. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: TIẾNG CHỔI TRE I. Mục tiêu 1Kiến thức: Nghe viết đúng, đẹp đoạn từ Những đêm đông … Em nghe. 2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; it/ich. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc Tiếng chổi tre và làm các bài tập. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết. Đoạn thơ nói về ai? Công việc của chị lao công vất vả ntn? Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì? b) Hướng dẫn cách trình bày Bài thơ thuộc thể thơ gì? Những chữ đầu dòng thơ viết ntn? Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở. c) Hướng dẫn viết từ khó Hướng dẫn HS viết các từ sau: + lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1 Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm. Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ theo hình thức tiếp sức. Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở. Chuẩn bị:Bóp nát quả cam. Hát. 3 HS lên bảng viết các từ sau: vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài, quàng dây, nguệch ngoạc. 3 đến 5 HS đọc. Chị lao công. Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét. Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị. Thuộc thể thơ tự do. Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. HS đọc và viết các từ bên. Tự làm bài theo yêu cầu: a) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. b) Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích. 2 HS đọc yêu cầu. HS lên làm theo hình thức tiếp sức. a) lo lắng – no nê lâu la – cà phê nâu con la – quả na cái lá – ná thun lề đường – thợ nề… b) bịt mắt – bịch thóc thít chặt – thích quá chít tay – chim chích khụt khịt – khúc khíc Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS:Rèn kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. 2Kỹ năng: Củng cố kĩ năng tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. 3Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyệnt tập chung. Sửa bài 3: 635 + 241, 970 + 29, 896 – 133, 295 - 105 GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Luyện tập chung. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài và cho điểm. Yêu cầu HS nhắc lại cách đặc tính và thực hiện tính cộng, trừ với các số có 3 chữ số. Bài 2: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự làm bài. Hỏi lại HS về cách tìm số hạng, tìm số bị trừ, số trừ. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: Yêu cầu HS quan sát hình mẫu trong SGK và phân tích hình. Chiếc thuyền gồm những hình nào ghép lại với nhau? Nêu vị trí của từng hình trong chiếc thuyền. Máy bay gồm những hình nào ghép lại với nhau? Nêu vị trí của từng hình trong máy bay. Yêu cầu HS tự vẽ hình vào vở. Bài tập bổ trợ Bài toán 1: Có 1 mảnh vải dài 1 m, đã cắt đi 5 dm để may túi. Hỏi còn lại bao nhiêu dm vải? Bài toán 2: Cá heo nặng 189 kg, cá heo con nhẹ hơn cá heo mẹ 135 kg. Hỏi cá heo con nặng bao nhiêu kg? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết giờ học, yêu cầu HS về ôn bài. Chuẩn bị kiểm tra. Hát 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài ở vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài toán yêu cầu chúng ta tìm x 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 300 + x = 800 x + 700 = 1000 x = 800 – 30 x = 1000 - 700 x = 500 x = 300 x – 600 = 100 700 - x = 400 x = 100 + 600 x = 700 - 400 x = 700 x = 300 3 HS trả lời. Chiếc thuyền gồm 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau. Hình tứ giác tạo thành thân của chiếc thuyền, 2 hình tam giác là 2 cánh buồm. Máy bay gồm 3 hình tứ giác và 1 hình tam giác ghép lại với nhau. Máy bay gồm 3 hình tứ giác tạo thành thân của máy bay. Hình tam giác tạo thành đuôi của máy bay. HS tự làmbài và trình bày lời giải. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP VIẾT Tiết: Chữ hoa Q kiểu 2. I. Mục tiêu: 1Kiến thức: Rèn kỹ năng viết chữ. Viết Q kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. 2Kỹ năng: Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. 3Thái độ: Góp phần rèn luyện tính cẩn thận II. Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu Q kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Các hoạt động: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết: Chữ M hoa kiểu 2 Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Mắt sáng như sao. GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ Q kiểu 2 Chữ Q kiểu 2 cao mấy li? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ Q kiểu 2 và miêu tả: + Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản – nét cong trên, cong phải và lượn ngang. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết: Nét 1: ĐB giữa ĐK 4 với ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở giữa ĐK1 với ĐK2. Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành 1 vòng xoắn ở thân chữ, dừng bút ở đường kẽ 2. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Quân dân một lòng. Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Quân lưu ý nối nét Qu và ân. HS viết bảng con * Viết: : Quân - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: Viết vở * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. Chuẩn bị: Chữ hoa V ( kiểu 2). - Hát - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 5 li. - 1 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - Q, l, g : 2,5 li - d : 2 li - t : 1,5 li - u, a, n, m, o : 1 li - Dấu nặng (.) dưới ô - Dấu huyền (`) trên o. - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết: ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn. 2Kỹ năng: Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Sổ liên lạc từng HS. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Nghe – Trả lời câu hỏi: Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu. Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh? Bạn kia trả lời thế nào? Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào? Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong. Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy. Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím. Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp. Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài. Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1. Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung: + Lời ghi nhận xét của thầy cô. + Ngày tháng ghi. + Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó. Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp. Chuẩn bị: Đáp lời an ủi. Hát. 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình. Đọc yêu cầu của bài. Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với! Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong. Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy. Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./… 3 cặp HS thực hành. 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống. HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với. HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn. HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé. Tình huống a: Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./… Tình huống b: Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./… Tình huống c: Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./… Đọc yêu cầu trong SGK. HS tự làm việc. 5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết: MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG. I. Mục tiêu 1Kiến thức: HS biết được có 4 phương hướng chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc; Mặt Trời luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây. 2Kỹ năng: HS biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Tranh vẽ trang 67 SGK. Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Mặt Trời. Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em? Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào? Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Mặt Trời và phương hướng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH: Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Hình 1 là gì? + Hình 2 là gì? + Mặt Trời mọc khi nào? + Mặt Trời lặn khi nào? Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không? Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì? Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào? Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời. Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK. Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng? + Phương Đông ở đâu? + Phương Tây ở đâu? + Phương Bắc ở đâu? + Phương Nam ở đâu? Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. Sau 4’: gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm. v Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất. Giải thích: Hoa tiêu – là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “ Hoa tiêu giỏi nhất”. Phổ biến luật chơi: Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi. GV cùng HS chơi. GV phát các bức vẽ. GV yêu cầu các nhóm HS chơi. Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp. v Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu. Phổ biến luật chơi: 1 HS làm Mặt Trời. 1 HS làm người tìm đường. 4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều. Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên. Gọi 6 HS chơi thử. Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung. Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời: + Nêu 4 phương chính. + Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết? Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao. Hát HS trả lời. Bạn nhận xét. + Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc. + Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn) + Lúc sáng sớm. + Lúc trời tối. Không thay đổi. Trả lời theo hiểu biết. (Phương Đông và phương Tây) HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc. HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích. + Đứng giang tay. + Ở phía bên tay phải. + Ở phía bên tay trái. + Ở phía trước mặt. + Ở phía sau lưng. - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 32.doc
Tài liệu liên quan