Giáo án lớp 2 môn mĩ thuật: Vẽ trang trí

Tài liệu Giáo án lớp 2 môn mĩ thuật: Vẽ trang trí: Tuần 1 : Từ ngày 08 đến 12 tháng 9 năm 2008 Bài 1: Vẽ trang trí vẽ đậm, vẽ nhạt I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. I I - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt. - Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt. - Phấn màu 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy và màu vẽ III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu hình minh hoạ ba sắc độ để học sinh thấy được độ đậm, đậm vừa và độ nhạt. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét: - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý học sinh nhận biết: + Độ đậm + Độ đậm vừa + Độ nhạt. - Giáo viên tóm tắt: + Trong tranh, ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau. + Có 3 sắc độ chính: Đậm - Đậm vừa - Nhạt. +...

doc70 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 môn mĩ thuật: Vẽ trang trí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Từ ngày 08 đến 12 tháng 9 năm 2008 Bài 1: Vẽ trang trí vẽ đậm, vẽ nhạt I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. I I - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt. - Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt. - Phấn màu 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy và màu vẽ III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu hình minh hoạ ba sắc độ để học sinh thấy được độ đậm, đậm vừa và độ nhạt. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét: - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý học sinh nhận biết: + Độ đậm + Độ đậm vừa + Độ nhạt. - Giáo viên tóm tắt: + Trong tranh, ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau. + Có 3 sắc độ chính: Đậm - Đậm vừa - Nhạt. + Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau để cho bài vẽ sinh động hơn. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đậm, vẽ nhạt: - Giáo viên yêu cầu học sinh mở Vở tập vẽ 2 xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài. + ở phần thực hành vẽ hình 3 bông hoa giống nhau + Yêu cầu của bài tập: * Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa, nhị, lá * Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau (theo thứ tự: Đậm, đậm vừa, nhạt của 3 màu). * Có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như hình 2,3,4. - Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ để học sinh biết cách vẽ: + Các độ đậm nhạt: * Độ đậm - Độ vừa - Độ nhạt + Cách vẽ: * Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày * Độ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa. * Có thể vẽ bằng chì đen hoặc bằng màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ đậm, vẽ nhạt vào 3 bông hoa. Nhắc nhở HS : + Chọn màu (có thể là chì đen hoặc bút viết). + Vẽ các độ đậm nhạt theo cảm nhận riêng. - Quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài ngay trên lớp . Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành. - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ mà mình ưa thích. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách, báo và tìm ra độ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau. - Sưu tầm tranh thiếu nhi. Tuần 2 : Từ ngày 15 đến 19 tháng 9 năm 2008 bài 2: Thường thức mĩ thuật xem tranh thiếu nhi (Tranh đôi bạn của Phương Liên) I - Mục tiêu: - Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu. - Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh in trong Vở Tập vẽ 2 - Một vài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và của thiếu nhi Việt Nam. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 2 - Sưu tầm tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế (nếu có điều kiện). III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giới thiệu một vài bức tranh thiếu nhi Việt Nam để học sinh nhận biết: Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi Quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp. Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: Giáo viên giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) và nêu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho học sinh quan sát suy nghĩ và tìm câu trả lời. + Trong tranh vẽ những gì? + Hai bạn trong tranh đang làm gì? + Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh. + Em có thích những bức tranh này không, vì sao? - Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung: + Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn. + Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách. + Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt (như cỏ, cây màu xanh, áo, mũ màu vàng cam...). Tranh của bạn Phương Liên, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp. - Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ tranh. - Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên. Tuần 3 : Từ ngày 22 đến 26 tháng 9 năm 2008 bài 3: Vẽ theo mẫu vẽ lá cây I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẽ đẹp của một vài loại lá cây. - Biết cách vẽ lá cây. - Vẽ được 1 lá cây và vẽ được màu theo ý thích. I I - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây. - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Một vài loại lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau. - 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2. - Một số lá cây. - Bút chì, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:: * Giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó. ? Nêu tên các loại lá trên. ? Các loại lá cây trên có giống nhau không ? Khác nhau ở chỗ nào ? * Giáo viên kết luận: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lá cây: *Giới thiệu mẫu để cả lớp quan sát rồi minh họa lên bảng theo từng bước sau. + Quan sát kỹ chiếc lá để tìm ra đặc điểm của chiếc lá. + Vẽ khung hình của chiếc lá rồi vẽ phác hình dáng chung của chiếc lá. + Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá. + Vẽ màu theo ý thích (có thể vẽ lá màu xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ ...). Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: *Yêu cầu cả lớp quan sát bài vẽ của HS năm trước. *Nhắc nhở HS. + Vẽ hình vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ 2. + Quan sát kỹ chiếc lá trước khi vẽ. + Thực hiện bài vẽ theo từng bước Thầy đã hướng dẫn. + Vẽ màu theo ý thích: Có màu đậm, có màu nhạt. *Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: *Chọn một số bài có ưu, có nhược để cả lớp nhận xét về. + Hình dáng - Đặc điểm – Màu sắc. *Cùng với HS xếp loại các bài vẽ – Khen ngợi những HS hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài và những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng màu sắc một vài loại cây khác nhau. - Sưu tầm tranh, ảnh về cây. Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. Tuần 4 : Từ ngày 29 tháng 9 đến 03 tháng 10 năm 2008 bài 4: Vẽ tranh đề tài vườn cây đơn giản I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết một số loại cây trong vườn. - Vẽ được tranh vườn cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại cây. - Hình hướng dẫn cách vẽ vườn cây. - Tranh của học sinh những năm trước. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Xung quanh ta có rất nhiều loại cây cối khác nhau, cây có tác dụng toả bóng mát, cây bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ... để vẽ được những loại cây đó các em cần quan sát những đặc điểm hình dáng màu sắc của các loại cây. * Giới thiệu tranh ảnh các loại cây để các em nhận biết rõ hơn. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài:: *Giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi gợi ý học sinh trả lời: + Trong tranh, ảnh này có những cây gì? + Em hãy kể những loại cây mà em biết, tên cây, hình dáng, đặc điểm. + Em sẽ chọn những cây gì để vẽ tranh. * Giáo viên tóm tắt. + Vườn cây có nhiều loại cây hoặc có một loại cây (Dừa hoặc na, mít, soài...). + Loại cây có hoa, có quả. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh vườn cây đơn giản: *Minh họa lên bảng theo từng bước sau (minh họa đến đâu, diễn giải đến đó) + Phải nhớ được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại cây định vẽ. + Vẽ hình dáng các loại cây đơn giản khác nhau. + Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: Hoa, quả, thúng, sọt đựng quả, người hái quả ... + Vẽ màu theo ý thích (không vẽ màu các cây giống nhau, có đậm có nhạt) *Yêu cầu cả lớp quan sát bài vẽ vườn cây của học sinh lớp trước. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ tranh đề tài vườn cây đơn giản. *Nhắc nhở HS : + Sắp xếp các hình vẽ phù hợp với phần giấy. + Thực hiện bài tập theo từng bước Thầy đã hướng dẫn. *Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xé,t đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ vườn cây đơn giản đã hoàn thành và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về bố cục, cách vẽ màu. - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc một số con vật. - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. Tuần 5 : Từ ngày 06 đến 10 tháng 10 năm 2008 bài 5: Tập nặn tạo dáng tự do nặn hoặc vẽ xé dán con vật I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được đặc điểm một số con vật. - Biết cách nặn con vật. - Nặn được con vật theo ý thích. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc. - Bài tập nặn hoàn chỉnh. - Đất nặn. 2- Học sinh: - Tranh ảnh về các con vật. - Đất nặn. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho các em hát một bài hát về con vật và yêu cầu các em gọi tên con vật trong bài hát. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên giói thiệu một số bài nặn, tranh vẽ, xé dán về con vật và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tên con vật? + Hình dáng, đặc điểm? + Các phần chính của con vật? + Màu sắc của con vật? - Giáo viên yêu cầu học sinh kể ra một vài con vật quen thuộc. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn con vật: - Giáo viên cho học sinh chọn con vật mà các em định nặn hoặc vẽ, xé dán. - Yêu cầu học sinh nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của vật. * Cách nặn: *Nặn minh họa cho cả lớp quan sát theo 2 cách sau: - Có 2 cách nặn: + Nặn đầu, thân, chân ... rồi ghép dính lại thành hình con vật. + Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo thành hình dáng con vật. * Lưu ý: + Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu. + Nên dùng dao trong hộp đất hoăc tự làm bằng tre, nứa để cắt, gọt đất theo đặc điểm con vật. + Sau khi đã có hình con vật, tiếp tục điều chỉnh, thêm bớt chi tiết và tạo dáng cho con vật sinh động hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Nặn con vật mà em yêu thích. + Giáo viên hướng dẫn thực hành: - Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật mà mình định nặn. - Thực hiện bài tập theo từng bước Thầy đã hướng dẫn. - Gợi ý học sinh cách tạo dáng con vật. - Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh bày bài tập nặn thành các đê tài. Ví dụ: (chọi trâu, đàn voi, đàn gà nhà em ...). - Học sinh tự giới thiệu bài nặn hoặc vẽ tranh, xé dán con vật của mình. - Gợi ý học sinh nhận xét và tìm ra bài tập hoàn thành tốt. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. Tìm và xem tranh dân gian. Tuần 6 : Từ ngày 13 đến 17 tháng 10 năm 2008 Bài 6: Vẽ trang trí màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn (Hình tranh Vinh hoa - Phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) I - Mục tiêu: - Học sinh sử dụng được 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1. - Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, tím, xanh lá cây. - Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn (phóng to để học sinh quan sát, nhận xét). - Một số tranh, ảnh có hoa, quả, đồ vật với các màu: Đỏ, vàng, xanh lam, da cam, tím, xanh lá cây. - Một số tranh dân gian: Gà mái, lợn nái, vinh hoa, phú quý ... 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh để học sinh nhận biết: + Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa, quả, cây, đất, trời, mây, núi, các con vật ... đều có màu sắc đẹp. + Đồ vật dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu như: Quyển sách, cái bút, cặp sách, quần áo ... - Giáo viên tóm tắt: Màu sắc làm cho cuộc sống đẹp hơn. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: * Gợi ý để học sinh nhận ra các màu: + Màu đỏ,màu vàng, màu lam. + Màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây. *Yêu cầu học sinh tìm các màu trên ở hộp chì màu, sáp màu. *Giới thiệu hình minh hoạ rồi gợi ý để học sinh thấy: + Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng. + Màu tím do màu đỏ pha với màu lam. + Màu xanh lá cây do màu lam pha với màu vàng. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ và gợi ý để học sinh nhận ra các hình: Em bé, con gà trống, bông hoa cúc ... Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Tranh có tên là: Vinh hoa. - Gợi ý học sinh cách vẽ màu: Em bé, con gà, hoa cúc và nền tranh. - Giáo viên nhắc học sinh chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm, có nhạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn trong Vở tập vẽ 2. - Giáo viên gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu vào đúng hình ở tranh. - Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: *Hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Màu sắc + Cách vẽ màu *Gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ màu đẹp. * Dặn dò: - Quan sát và gọi tên màu ở hoa, quả, lá. Sưu tầm tranh thiếu nhi. Tuần 7 : Từ ngày 20 đến 24 tháng 10 năm 2008 bài 7: Vẽ tranh Đề tài em đi học I - Mục tiêu: - Học sinh hiểu được nội dung đề tài Em đi học. - Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh. - Vẽ được tranh đề tài Em đi học II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về đề tài Em đi học - Các bước minh hoạ hướng dẫn cách vẽ . 2- Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: *Giáo viên giới thiệu tranh về đề tài em đi học rồi đặt câu hỏi: ? Bức tranh trên vẽ về đề tài gì. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: *Giới thiệu tranh, ảnh về đề tài”Em đi học” rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhớ lại hình ảnh lúc đến trường. ? Hằng ngày, em thường đi học cùng ai? ? Khi đi học, em ăn mặc như thế nào và mang theo gì? (quần áo, mũ ...). ? Phong cảnh hai bên đường như thế nào? ? Màu sắc cây cối, nhà cửa, đồng ruộng hoặc phố xá như thế nào? * Bổ sung thêm một số hình ảnh để HS hiểu rõ hơn về đề tài. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: *Minh họa và diễn giải cụ thể theo từng bước sau: Vẽ hình: + Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài Em đi học + Xác định rõ hình ảnh chính, hình ảnh phụ. + Có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đi đến trường. + Hình ảnh chính vẽ trước ( đúng nội dung đề tài ) + Mỗi bạn một dáng, mặc quần áo khác nhau (hoặc mặc đồng phục.). - Vẽ màu Vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt sao cho tranh rõ nội dung. *Yêu cầu cả lớp quan sát bài vẽ của các bạn năm trước. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ tranh đề tài Em đi học. *Yêu cầu vẽ hình phù hợp với phần giấy trong vở tập vẽ . *Nhắc nhở HS : + Thực hiện bài vẽ theo từng bước Thầy đã hướng dẫn. + Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: *Chọn một số bài vẽ và gợi ý để học sinh nhận xét, đánh giá về: + Cách sắp xếp hình vẽ (người, nhà, cây ...) trong tranh. + Cách vẽ màu (có đậm, nhạt, màu tươi sáng, sinh động ...). *Khen ngợi và khích lệ những học sinh có bài vẽ đẹp * Dặn dò: - Hoàn thành bài ở nhà (nếu chưa xong). - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. Tuần 8 : Từ ngày 27 đến 31 tháng 10 năm 2008 Bài 8: Thường thức mĩ thật Xem tranh Tiếng đàn bầu (Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt) I - Mục tiêu: - Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ. - Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh. - Yêu mến anh bộ đội II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phonh cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu ...). - Tranh của thiếu nhi. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 2 - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh Tiếng đàn bầu trong Vở tập vẽ 2 để học sinh nhận biết thêm về các loại tranh: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt và các chất liệu (màu bột, sơn dầu ...). - Yêu cầu học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi: + Tên của bức tranh là gì ? + Các hình ảnh, màu sắc trong tranh thế nào ? + Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ có rõ không ? Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở Vở tập vẽ 2 rồi trả lời các câu hỏi : + Em hãy nêu tên bức tranh vẽ tên hoạ sĩ ? + Tranh vẽ mấy người? + Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì? + Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao. + Trong tranh, hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào? - Giáo viên gợi ý để từng học sinh trả lời theo suy nghĩ riêng của mình. - Giáo viên bổ sung: + Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Nay là Hà Nội). + Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả; ơ ! bố ... + Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em qùy bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh rất sinh động. Tiếng đàn bầu là bức tranh đẹp, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi. - Giáo viên có thể chỉ rõ học sinh thấy trong tranh còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. Hình ảnh này càng tạo cho tiếng đàn hay hơn và không khí thêm ấm áp. Ngoài ra, bức tranh dân gian Gà mái treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiếy học. - Khen ngợi những HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài. * Dặn dò: - Sưu tầm thêm tranh in trên sách, báo. - Tập nhận xét tranh dựa theo các câu hỏi như bài học hôm nay. - Quan sát các loại mũ (nón). Tuần 9 : Từ ngày 03 đến 07 tháng 11 năm 2008 Bài 9: Vẽ theo mẫu Vẽ cái mũ I - Mục tiêu: - Học sinh hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón). - Biết cách vẽ cái mũ. - Vẽ được cái mũ theo mẫu II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh các loại mũ. - Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ - Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số dạng mũ khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm hình dáng của các loại mũ. Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm hiểu về cái mũ: + Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết. + Hình dáng các loại mũ có khác nhau không? + Mũ thường có màu gì? * Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ giới thiệu các loại mũ và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng. Ví dụ: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bộ đội, ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái mũ: * Giới thiệu chiếc mũ mẫu rồi minh họa lên bảng theo các bước sau. +Vẽ khung hình. + Vẽ phác hình dáng chung của mẫu. + Vẽ các chi tiết cho giống cái mũ. + Sau khi vẽ xong hình, có thể trang trí cái mũ cho đẹp bằng màu sắc tự chọn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy quy định. - Vẽ các bộ phận của cái mũ và trang trí, vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ về: + Hình vẽ (đúng, đẹp). + Trang trí (có nét riêng) - Yêu cầu học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình, sau đó bổ sung, tổng kết bài học. * Dặn dò: - Sưu tầm chân dung. Tuần 10 : Từ ngày 10 đến 14 tháng 11 năm 2008 Bài 10: Vẽ tranh Đề tài tranh chân dung I - Mục tiêu: - Học sinh tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người. - Làm quen với cách vẽ chân dung. - Vẽ được một bức chân dung theo ý thích. II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau. - Một số bài vẽ chân dung học sinh. 2- Học sinh: - Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ các loại. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh ảnh chân dung để các em nhận biết được đặc điểm của từng khuôn mặt. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tranh chân dung: * Giới thiệu một số tranh chân dung và gợi ý để học sinh thấy được: + Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. Có thể chỉ vẽ khuôn mặt, vẽ một phần thân (bán thân) hoặc toàn thân. + Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ. - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người. + Hình khuôn mặt người? (hình trái xoan, lưỡi cày, vuông chữ điền, ...). + Những phần chính trên khuôn mặt? (mắt, mũi, miệng, ...). + Mắt, mùi, miệng, .... của mọi người có giống nhau không? (Giáo viên cho HS quan sát bạn để nhận ra: có người mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp ...). - Vẽ tranh chân dung, ngoài khuôn mặt, còn có thể vẽ gì nữa? (có thể vẽ cổ, vai, một phần thân hoặc toàn thân). - Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà, cha, mẹ và bạn bè. *Gợi tả thêm về sự phong phú của khuôn mặt người . Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ chân dung: *Cho học sinh xem một vài chân dung có nhiều cách bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS nhận xét: + Bức tranh nào đẹp? Vì sao? + Em thích bức tranh nào? *Minh họa cách vẽ chân dung lên bảng: + Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị. + Vẽ cổ, vai. + Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết. + Vẽ màu: Màu tóc, màu da, màu áo, màu nền. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: *Yêu cầu HS vẽ chân dung người mà em yêu thích (Có thể là ông, bà, bố, mẹ,...) *Nhắc nhở HS : + Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai. + Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, tai ... sao cho rõ đặc điểm. + Vẽ xong hình rồi vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: *Giáo viên chọn và hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp: + Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của các bộ phận trên khuôn mặt). + Màu sắc. *Giáo viên khen ngợi HS có bài vẽ đẹp và gợi ý cho những HS chưa hoàn thành bài để về nhà vẽ tiếp. * Dặn dò: Vẽ chân dung người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ...) Tuần 11 : Từ ngày 17 đến 21 tháng 11 năm 2008 Bài 11: Vẽ trang trí vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu - I - Mục tiêu: - Học sinh biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Thấy được vẻ đẹp của đường diềm. II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm như: Cái đĩa, cái quạt, giấy khen, cái khay ... - Hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm. - Bài vẽ đường diềm của HS năm trước. - Phấn màu. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 . - Thước, bút chì, màu vẽ . III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm để các em nhận biết được cách trang trí đường diềm. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: * Giáo viên cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như: áo, váy, thổ cẩm hoặc đĩa, bát, lọ, khăn, ... và gợi ý để HS nhận biết thêm về đường diềm: + Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp. + Các họa tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu: *Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập rồi treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng; + Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết. *Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 ở Vở tập vẽ 2. + Hình 1: Hình vẽ “hoa thị” hãy vẽ tiếp hình để có đường diềm (vẽ theo nét chấm). + Hình 2: Hãy nhìn hình mẫu để vẽ tiếp hình hoa thị vào các ô hình còn lại (cố gắng vẽ cánh hoa cho đều). *Hướng dẫn HS vẽ màu: + Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết (không vẽ nhiều màu) + Nên vẽ thêm màu nền (màu nền khác với màu hoạ tiết). Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. *Hướng dẫn học sinh thực hành. - Cá nhân: Vẽ đường diềm hình 1 (tuỳ chọn). Đường diềm hình 2 là bài tập về nhà. - Vẽ theo nhóm: + Vẽ trên bảng (yêu cầu 2 hoặc 3 HS tự vẽ đường diềm trên bảng bằng phấn màu). Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá; *Hướng dẫn HS nhận xét về: Vẽ hoạ tiết (đều hay chưa đều), cách vẽ màu họa tiết, màu nền. - HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích. * Dặn dò: - Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu chưa hoàn thành). - Tìm các hình trang trí đường diềm. - Quan sát các loại cờ. Tuần 12 : Từ ngày 24 đến 28 tháng 11 năm 2008 Bài 12: Vẽ theo mẫu vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. - Vẽ được một lá cờ. - Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ. II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật như: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội ... - Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ. 2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh các loại cờ trong sách, báo. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút vẽ, màu vẽ, tẩy. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Giới thiệu một số (tranh ảnh) lá cờ Tổ quốc hoặc lễ hội để các em nhận biết về đặc điểm hình dáng của các loại lá cờ. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: * Giới thiệu các loại cờ đã chuẩn bị để HS nhận xét như: + Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. + Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. - Giáo viên cho HS xem xét một số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lá cờ: * Hướng dẫn cho các em cách vẽ: - Cờ Tổ quốc: + Giáo viên vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để HS nhận ra tỉ lệ nào là vừa. + Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy. + Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ (cố gắng vẽ 5 cánh đều nhau). + Vẽ màu * Nền màu đỏ tươi. * Ngôi sao màu vàng. - Cờ lễ hội: + Vẽ hình dáng bề ngoài trước, chi tiết sau. + Vẽ màu theo ý thích. Cờ lễ hội có 2 cách vẽ: + Vẽ hình bao quát, vẽ tua trước, vẽ hình vuông trong lá cờ sau. + Vẽ hình bao quát trước, vẽ hình vuông, vẽ tua sau. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một lá cờ và vẽ màu - Giáo viên gợi ý để HS: + Vẽ lá cờ vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. + Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ (có thể vẽ cờ đang bay). + Vè màu đều, tươi sáng. * Quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài tại lớp. Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá; - Thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại. - Yêu cầu học sinh chọn ra một số bài vẽ đẹp. - Nhận xét giờ học và động viên HS. * Dặn dò: Quan sát vườn hoa, công viên. Tuần 13 : Từ ngày 01 đến 05 tháng 12 năm 2008 Bài 13: Vẽ tranh Đề tài Vườn hoa hoặc công viên I - Mục tiêu: - Học sinh thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa và công viên. - Vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích. - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên. - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi. - Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về đề tài vườn hoa hoặc công viên để các em nhận biết được bố cục hình vẽ và màu sắc. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận biết: s + Vẽ vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa, .... có màu sắc rực rỡ. + ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp. - Giáo viên gợi ý cho HS kể tên một vài vườn hoa, công viên mà các em biết (Công viên Lê - nin, Thủ Lệ, Tây Hồ ở Hà Nội; công viên Đầm Sen, Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, .... hoặc công viên ở địa phương). Giáo viên gợi ý HS tìm hiểu thêm các hình ảnh khác nhau ở vườn hoa, công viên: Chuồng nuôi chim, thú quý hiếm, đu quay, cầu trượt, tượng, đài, phun, nước ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh vườn hoa hoặc công viên: - Giáo viên gợi ý để HS nhớ lại một góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh. - Tranh vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác cho bức tranh thêm sinh động. - Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ. - Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh đề tài vườn hoa và vẽ màu theo ý thích. + Yêu cầu: - Vẽ hình với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. - Vẽ hình ảnh chính trước và tìm các hình ảnh phụ cho phù hợp nội dung. - Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét một số tranh (vẽ đúng đề tài, có bố cục và màu sắc đẹp). - GV yêu cầu HS tự tìm ra bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Về nhà nên vẽ thêm tranh theo ý thích, vẽ vào khổ giấy tơ hơn. - Sưu tầm tranh của thiếu nhi. Tuần 14 : Từ ngày 08 đến 12 tháng 12 năm 2008 Bài 14: Vẽ trang trí vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu - I - Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được cách sắp xếp (bố cục) một số hoạ tiết đơn giản vào trong hình vuông. - Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích. - Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vuông. II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài đồ vật dạng hình vuông có trang trí. - Một số bài trang trí hình vuông. - Chuẩn bị hình minh hoạ cách trang trí . 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì , tẩy, màu vẽ các loại. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông và một vài bài trang trí hình vuông rồi gợi ý để HS nhận xét: +Vẻ đẹp của các hình vuông được trang trí. + Nhiều đồ vật dùng trong sinh hoạt có thể sử dụng cách trang trí hình vuông (cái khăn vuông, cái khay ...). - Giáo viên gợi ý để HS nhận xét: + Các hoạ tiết dùng để trang trí thường là hoa, lá, các con vật ... + Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông. * Hình mảng chính thường ở giữa. * Hình mảng phụ ở các góc, ở xung quanh. * Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông: - Giáo viên yêu cầu HS xem hình 1 ở Vở tập vẽ 2 (nếu có) để nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc. - Yêu cầu HS nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng. - Gợi ý HS cách vẽ màu: + Hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu. + Vẽ màu kín trong hoạ tiết. + Có thể vẽ màu nền trước, màu hoạ tiết vẽ sau. - Giáo viên cho quan sát một số bài vẽ trang trí hình vuông của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu - Giáo viên gợi ý HS cách vẽ tiếp hoạ tiết vào các mảng ở hình vuông sao cho đúng với hình mẫu. - HS tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết theo ý thích. - Giáo viên nhắc HS: + Không nên dùng quá nhiều màu trong bài vẽ (dùng 3 - 4 màu là vừa). + Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nên sáng, nhạt và ngược lại. - GV có thể vẽ to hình vuông có họa tiết vẽ tiếp (2 hoặc 3 bản) cho HS vẽ theo nhóm. Hoạt động 4: Nnhận xét , đánh giá; - Giáo viên chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho cả lớp cùng xem, nhận xét, đánh giá cách vẽ họa tiết và vẽ màu. - HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. * Dặn dò: - Hoàn thành bài tập vẽ ở nhà (nếu ở lớp HS vẽ chưa xong). - Tìm các đồ vật có trang trí (khăn bàn, khăn vuông, lọ hoa ...). - Quan sát các loại cốc. Tuần 15 : Từ ngày 15 đến 19 tháng 12 năm 2008 Bài 15: Vẽ theo mẫu Vẽ cái cốc I - Mục tiêu: - Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại cốc. - Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc. II - Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chọn ít nhất ba cái cốc có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh. - Có thể tìm ảnh và một số bài vẽ về cái cốc của HS. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số cái cốc có hình dáng khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, màu sắc của các loại cốc. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu mẫu (hình ảnh hay vật thật) và gợi ý để HS nhận xét có nhiều loại cốc. Loại cốc nào cũng có miệng, thân đáy: + Loại có miệng rộng hơn đáy. + Loại có miệng và đáy bằng nhau. + Loại có đế, tây cầm. + Trang trí khác nhau. + Làm bằng các chất liệu khác nhau: nhựa, thuỷ tinh ... - Giáo viên chỉ vào hình vẽ cái cốc để HS nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cốc: - Giáo viên cho HS chọn một mẫu nào đó để vẽ (có thể mỗi HS vẽ một mẫu hoặc vẽ theo nhóm). - GV nhắc HS vẽ hình cái cốc vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc ở vở tập vẽ (không to quá, không nhỏ quá hay xô lệch về một bên). - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và hình hướng dẫn để nhận ra cách vẽ cái cốc, nên theo thứ tự sau: + Vẽ phác hình bao quát. + Vẽ miệng cốc. + Vẽ thân và đáy cốc. Lưu ý: Tỉ lệ chiều cao của thân, chiều nganh của miệng, đáy cốc. + Vẽ tay cầm (nếu có). - Giáo viên cho HS xem một số cái cốc và gợi ý các em cách trang trí: + Trang trí ở miệng, thân, hoặc gần đáy. + Trang trí tự do bằng các hình hoa, lá ... - Giáo viên gợi ý cho HS cách vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành + Bài tập: Vẽ cái cốc và trang trí theo ý thích. + Yêu cầu: - Vẽ hình vừa với phần giấy quy định. - Trang trí: vẽ hoạ tiết, vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên gợi ý HS nhận xét: + Hình dáng cái cốc nào giống với mẫu hơn? + Cách trang trí (hoạ tiết và màu sắc). - Giáo viên cho HS tự tìm ra bài vẽ mà mình thích. * Dặn dò: Quan sát các con vật quen thuộc. Tuần 16 : Từ ngày 22 đến 26 tháng 12 năm 2008 Bài 16: Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật I - Mục tiêu: - Học sinh biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật. - Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo cảm nhận của mình. - Yêu quý các con vật có ích. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau. - Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Đất nặn (đất sét hoặc đất dẻo có màu) hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán, ... III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho các em hát một số bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu học sinh gọi tên các con vật trong các bài hát đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu hình ảnh các con vật và đặt câu hỏi để học sinh nhận ra: + Tên các con vật. + Sự khác nhau về hình dáng và màu sắc ... (để các em rõ hơn về đặc điểm của các con vật). Ví dụ: * Con vật này gồm có những bộ phận chính nào? (đầu, mình, chân, đuôi, ...). * Em nhận ra con voi, con mèo nhờ những đặc điểm nào? * Con mèo thường có màu gì? (màu đen, màu vàng, ...). * Hình dáng của con vật khi đi, đứng, nằm, chạy, ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật: - Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau: * Cách nặn: - Có 2 cách nặn: + Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại. + Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật (đầu, mình, chân, đuôi, tai, ...). - Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ... Lưu ý: Có thể nặn bằng đất một màu hay nhiều màu. * Cách vẽ: - Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. - Vẽ hình chính trước, các chi tiết sau. Chú ý vẽ hình dáng của con vật khi đi, đứng, chạy, ... (có thể vẽ thêm con vật hoặc cảnh vật xung quanh cho sinh động. - Vẽ màu theo ý thích. * Cách xé dán: - Xé hình chính trước, các chi tiết sau (chú ý xé hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ). - Đặt hình vào phần giấy cho vừa rồi mới dán. - Vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé giấy dán kín hình đã vẽ. - Có thể xé dán con vật là một màu hoặc nhiều màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ hoặc xé dán con vật mà em yêu thích. - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn: + Chọn con vật nào để làm bài tập. + Cách nặn, cách vẽ, xé dán. - Học sinh làm bài tự do. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét (bài tập nặn, hoặc vẽ, xé dán) về: + Hình dáng, đặc điểm con vật. + Màu sắc. - Giáo viên cho học sinh chọn ra bài đẹp mà mình thích. * Dặn dò: - Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng. - Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. Tuần 17 : Từ ngày 29 tháng 12 năm 2008 đến 02 tháng 01 năm 2009 Bài 17: Thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian Phú quý, gà mái (Tranh dân gian Đông Hồ) I - Mục tiêu: - Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian. - Yêu thích tranh dân gian. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh Phú quý, gà mái (tranh to). - Sưu tầm thêm một số tranh dân gian có khổ to (lợn nái, chăn trân , gà đại cát, ...) 2- Học sinh: - Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách, báo, lịch, ...) - Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian và gợi ý học sinh nhận biết: + Tên tranh + Các hình ảnh trong tranh + Những màu sắc chính trong tranh - Giáo viên tóm tắt: + Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết. + Tranh do các nghệ nhân làm Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ (khắc bản nét, bản mảng màu) trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay). + Tranh dân gian đẹp ở bố cục (cách sắp xếp hình vẽ, ở màu sắc và đường nét). Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: * Tranh Phú quý - Giáo viên cho học sinh xem tranh mẫu hoặc tranh trong bộ ĐDDH và đặt câu hỏi gợi ý: + Tranh có những hình ảnh nào ? (Em bé và con vịt). + Hình ảnh chính trong bức tranh ?(em bé) + Hình em bé được vẽ như thế nào? (Nét mặt, màu, ...) - Giáo viên gợi ý để học sinh thấy được những hình ảnh khác (vòng cổ, vòng tay, phía trước ngực mặc một chiếc yếm đẹp, ...) - Giáo viên phân tích thêm: Những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm, khoẻ mạnh. + Ngoài hình ảnh em bé, trong tranh còn có hình ảnh nào khác? (con vịt, hoa sen, chữ, ...) + Hình con vịt được vẽ như thế nào? (Con vịt to béo, đang vươn cổ lên). + Màu sắc của những hình ảnh này ? (Màu đỏ đậm ở bông sen, ở cánh và mỏ vịt, màu xanh ở lá sen, lông vịt; mình con vịt màu trắng, ...) - Giáo viên nhấn mạnh: Trnah Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý. * Tranh Gà mái - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và gợi ý: + Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ? (Gà mẹ và đàn gà con). + Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào ? (Gà mẹ to, khoẻ, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con một dáng vẽ: con chạy, con đứng, con trên lưng mẹ, ...) + Những màu nào có trong tranh ? (xanh, đỏ, vàng, da cam, ...) - Giáo viên nhấn mạnh: Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang chạy quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân. - Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian chính là ở đường nét, hình vẽ, màu sắc và cách lựa chọn đề tài thể hiện. Muốn hiểu nội dung bức tranh, các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời nêu lên nhận xét của mình. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh tích cực phát biểu. * Dặn dò: - Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian. - Sưu tầm tranh thiếu nhi. Tuần 18 : Từ ngày 05 đến 09 tháng 01 năm 2009 Bài 18: Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn (Hình Gà mái - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) I - Mục tiêu: - Học sinh hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam. - Biết vẽ màu vào hình có sẵn. - Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. II - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh dân gian Gà mái - Một vài bức tranh dân gian như: Gà trống, chăn trâu, ... (nếu là tranh in trên giấy dó càng tốt). - Một số bài vẽ màu của học sinh năm trước. - Phóng to hình vẽ Gà mái (chưa vẽ màu). - Màu vẽ. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Màu vẽ, bút dạ, chì màu, sáp màu. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian để các em nhận biết được thế nào là tranh dân gian và nhận biết được cách vẽ màu tranh dân gian. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ nét Gà mái (vẽ bằng nét đen) để các em nhận ra: - Hình vẽ có gà mẹ và nhiều gà con. - Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được con mồi. - Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với nhiều dáng khác nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu: - Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại màu của con gà như: màu nâu, màu vàng, màu trắng, màu hoa mơ, màu đen, ... - Học sinh tự chọn màu rồi vẽ theo ý thích. - Có thể vẽ màu nền hoặc không. - Giáo viên cho học sinh xem một vài bài vẽ màu khác nhau của học sinh năm trước. - Giáo viên có thể phóng to hình Gà mái (hai hoặc ba bản) cho học sinh vẽ theo nhóm. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn (Tr.23 Vở tập vẽ). - Giáo viên gợi ý học sinh tìm màu khác nhau để vẽ sao cho đẹp. - Học sinh vẽ màu theo ý thích và trí tưởng tượng của mình. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý các em nhận xét: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ màu của các bạn? + Theo em, bài nào đẹp? + Vì sao em thích bài vẽ màu đó? v.v.. - Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh về: + Cách vẽ màu (ít ra ngoài hình) + Màu tươi sáng, nổi hình các con gà. * Dặn dò: Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách báo, tạp chí). Tuần 19 Từ ngày 12 đến 16 tháng 01 năm 2009 Bài 19: Vẽ tranh Đề tài Sân trường em giờ ra chơi I- Mục tiêu: - Học sinh biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường. - Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi - Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh có nội dung đề tài sân trường trong giờ ra chơi để các em nhận biết được cách sắp xếp bố cục và cách vẽ màu. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên dùng tranh, ảnh giới thiệu để học sinh nhận biết: + Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ chơi + Các hoạt động của học sinh trong giờ chơi như: * Nhảy dây. Đá cầu Xem báo Múa, hát.Chơi bi ... + Quang cảnh sân trường: * Cây * Bồn hoa, cây cảnh. * Vườn sinh vật, .. với nhiều màu sắc khác nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên gợi ý học sinh tìm, chọn nội dung vẽ tranh: + Vẽ về hoạt động nào? + Hình dáng khác nhau của học sinh trong các hoạt động ở sân trường? - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ: + Vẽ hình chính trước sao cho rõ nội dung. + Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm sinh động. + Vẽ màu: * Vẽ màu tươi sáng, có màu đậm, màu nhạt. * Nên vẽ màu kín hình và nền - Giáo viên cho xem một số bài vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi của lớp trước để các em học tập cách sắp xếp bố cục, hình vẽ và vẽ màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi và vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ, tập trung vào: + Tìm chọn nội dung. + Vẽ thêm hình gì cho rõ nội dung hơn. + Cách vẽ màu - Học sinh tự do làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên chọn và giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành, gợi ý học sinh nhận xét về: + Nội dung (rõ hay chưa rõ đề tài) ? + Hình vẽ có thể hiện được các hoạt động không? + Màu sắc của tranh - Giáo viên tóm tắt và yêu cầu học sinh tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng: + Bài nào đẹp? + Bài nào chưa đẹp.Vì sao? * Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà (nếu ở lớp học sinh vẽ chưa xong). - Quan sát cái túi xách (hình dáng, các bộ phận, màu sắc và cách trang trí). Tuần 20 Từ ngày 19 đến 23 tháng 01 năm 2009 Bài 20: Vẽ theo mẫu Vẽ cái túi xách I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách. - Biết cách vẽ cái túi xách. - Vẽ được cái túi xách theo mẫu. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số túi xách có hình dáng, trang trí khác nhau (túi thật và ảnh). - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - Một vài bài vẽ cái túi xách của học sinh. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu các loại túi sách để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cách trang trí của các loại túi sách đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên cho học sinh xem một vài cái túi xách, gợi ý để học sinh nhận biết: + Túi xách có hình dáng khác nhau; + Trang trí và màu sắc phong phú. + Các bộ phận của cái túi xách. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái túi xách: - Giáo viên chọn một cái túi xách, treo lên bảng vừa tầm mắt, dễ quan sát. - Vẽ phác lên bảng một số hình vẽ có bố cục to, nhỏ, vừa phải để học sinh thấy hình cái túi xách vẽ vào phần giấy như thế nào là vừa. - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra cách vẽ: + Phác nét phần chính của cái túi xách và tay xách (quai xách). + Vẽ tay xách. + Vẽ nét đáy túi. - Giáo viên gợi ý học sinh cách trang trí. Học sinh có thể trang trí theo ý thích. Ví dụ: + Trang trí kín mặt túi bằng hình hoa, lá, quả, chim thú hoặc phong cảnh, .. + Trang trí đường diềm. + Vẽ màu tự do -Giáo viên cho xem một số hình vẽ túi xách có trang trí của lớp trước để các em học tập cách vẽ và cách trang trí. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ và trang trí cái túi xách, sau đó vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: + Quan sát túi xách trước khi vẽ. + Vẽ hình túi xách vừa phải với phần giấy quy định. + Trang trí và vẽ màu vào túi sách cho đẹp hơn. - Bài này có nhiều cách thể hiện: + Vẽ cá nhân: Học sinh nhìn cái túi xách và vẽ vào phần giấy quy định. + Vẽ trên bảng: 3 đến 4 học sinh. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý học sinh nhận xét bài tập. - Giáo viên cho học sinh tự xếp loại: bài đẹp, bài chưa đẹp. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ cái xách vào phần giấy đã chuẩn bị (học sinh làm việc theo nhóm). - Quan sát dáng đi, đứng, chạy, ... của bạn để chuẩn bị cho bài 21. - Chuẩn bị đất nặn. Tuần 21 Từ ngày 26 đến 30 tháng 01 năm 2009 Bài 21: Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ hình dáng người đơn giản I- Mục tiêu: - Học sinh tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay). - Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người. - Nặn hoặc vẽ được dáng người. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị ảnh các hình dáng người. - Tranh vẽ người của học sinh. - Hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH . - ảnh hoặc các bài tập nặn người của học sinh - Đất nặn. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Đất nặn. - Bút chì, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh các hình dáng người để các em nhận biết được hình dáng, tư thế đặc điểm của mỗi người. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh và gợi ý để học sinh nhận xét về các bộ phận chính của người: + Đầu; Mình; Chân, tay. - Giáo viên chỉ trên tranh, ảnh các hình dáng người để học sinh nhận ra các dáng của người hoạt động (tư thế của các bộ phận). + Đứng nghiêm; đứng và giơ tay... + Đi: tay, chân thế nào? + Chạy: tay, chân, mình, đầu ra sao? - Giáo viên tóm tắt: khi đứng, đi, chạy, .. thì các bộ phận (đầu, mình, chân, tay) của người sẽ thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn, cách vẽ: * Cách nặn: - Giáo viên dùng đất hướng dẫn học sinh nặn: Đầu.Mình.Tay, chân. - Ghép, dính các bộ phận thành hình người. - Giáo viên tạo dáng người thành:Người đứng.Người đi.Người ngồi. Người chạy, nhảy, .. * Cách vẽ: - Giáo viên vẽ phác hình người lên bảng: đầu, mình, tay, chân thành các dáng: Đứng; Đi;Chạy, nhảy, ... - Giáo viên vẽ thêm một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể như: Đá bóng; Nhảy dây. - Giáo viên cho học sinh xem một số sản phẩm nặn, bài vẽ của lớp trước để các em học tập cách nặn, cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Nặn hoặc vẽ hình dáng người đơn giản. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: * Nặn: + Học sinh nặn một hình dáng người theo ý thích. + Nặn thêm một số hình phụ: cây, quả bóng, nhà, ... (nếu còn thời gian). - Giúp học sinh tạo bố cục cho một đề tài nào đó. - Học sinh làm việc theo nhóm: tập trung sản phẩm để thành đề tài hoặc một truyện kể theo ý thích. * Vẽ: - Học sinh vẽ một vài dáng người vào phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. - Giáo viên gợi ý và hướng dẫn học sinh: + Vẽ hình vừa với phần giấy. + Vẽ 1 hoặc 2 hình người, mỗi hình một dáng khác nhau. + Tạo thành bố cục cho một đề tài nào đó. - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ thêm hình phụ cho phù hợp và vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài tập về: + Hình dáng. + Cách sắp xếp, ... và màu sắc. - Giáo viên tóm tắt, bổ sung và nhận xét, khen ngợi học sinh có bài tập đẹp. Động viên học sinh, thu bài tập nặn hoặc bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Hoàn thành bài tập nặn hoặc bài vẽ ở nhà (nếu ở lớp chưa xong). - Xem lại các bài vẽ màu vào đường diềm, hình vuông đã sưu tầm. Bài 22: Vẽ trang trí Trang trí đường diềm I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. - Biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số đồ vật (hoặc ảnh) có trang trí đường diềm (giấy khen, đĩa, khăn áo, ...). - Hình minh họa cách vẽ đường diềm. - Một số đường diềm của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ, thước kẻ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số hình trang trí cơ bản và ứng dụng để học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa hình trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một vài đồ vật hoặc ảnh có trang trí đường diềm và gợi ý cho học sinh quan sát, nhận xét để nhận ra: + Đường diềm dùng để trang trí cho nhiều đồ vật. + Trang trí đường diềm làm cho mọi vật thêm đẹp. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm thêm các đồ vật có trang trí đường diềm (ở cổ áo, tà áo, ở đĩa, ...) - Giáo viên chỉ ra ở một số đồ vật để học sinh thấy được sự phong phú của đường diềm (ở giấy khen, ở lọ hoa, ...) + Họa tiết ở đường diềm thường là hình hoa, lá, quả, chim, thú, ... và được sắp xếp nối tiếp nhau. + Màu sắc phong phú. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí đường diềm: - Giáo viên giới thiệu hình hướng dẫn để các em nhận ra cách trang trí đường diềm: + Có nhiều họa tiết để trang trí đường diềm. + Họa tiết giống nhau ở đường diềm cần vẽ bằng nhau. + Họa tiết được sắp xếp nhắc lại hoặc xen kẽ nối tiếp nhau. - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra cách vẽ hình chiếc lá, bông hoa ở bộ ĐDDH. - Giáo viên tóm tắt: Muốn trang trí đường diềm đẹp cần kẻ hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau (song song), sau đó chia các khoảng (ô) đều nhau để vẽ họa tiết. - Giáo viên chỉ ra cách vẽ màu ở đường diềm: + Màu ở đường diềm: vẽ theo ý thích (có đậm có nhạt). + Họa tiết giống nhau thường vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt. + Màu ở họa tiết cần khác màu ở nền. - Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách trang trí. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ trang trí đường diềm theo ý thích. - Học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài về:Vẽ hình;Vẽ màu + Học sinh tự xếp loại bài đẹp. * Dặn dò: Tìm đường diềm trang trí ở các đồ vật. Bài 23: Vẽ tranh Đề tài về mẹ hoặc cô giáo I- Mục tiêu: - Học sinh hiểu được nội dung đê tài về mẹ hoặc cô giáo. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo. - Thêm yêu quý mẹ và cô giáo. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về mẹ và cô giáo (tranh chân dung, tranh sinh họat, ...) - Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ tranh. - Tranh vẽ về mẹ và cô giáo của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Sưu tầm tranh vẽ về mẹ và cô giáo. - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh đề tài về mẹ và cô giáo để các em nhận biết và hiểu được về nội dung đề tài. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên gợi ý học sinh kể về mẹ và cô giáo - Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh và gợi ý, dẫn dắt các em tiếp cận đề tài qua các câu hỏi: + Những bức tranh này vẽ về nội dung gì? + Hình ảnh chính trong tranh là ai? + Em thích bức tranh nào nất? - Giáo viên nhấn mạnh: Mẹ và cô giáo là những người thân rất gần gũi với chúng ta. Em hãy nhớ lại hình ảnh mẹ và cô giáo để vẽ một bức tranh đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh về mẹ họăc cô giáo: - Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh nhận biết, muốn vẽ được bức tranh đẹp về mẹ và cô giáo, các em cần lưu ý: + Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo với các đặc điểm: khuôn mặt, màu da, tóc, .. màu sắc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô giáo thường mặc. + Nhớ lại những công việc mẹ và cô giáo thường làm (đọc sách, tưới rau, bế em bé, cho gà ăn, ...) để có thể vẽ thành tranh. + Tranh vẽ hình ảnh mẹ hoặc cô giáo là chính, còn các hình ảnh khác chỉ vẽ thêm để bức tranh đẹp và sinh động. + Chọn màu theo ý thích để vẽ. Nên vẽ kín tranh, có màu đậm, màu nhạt. Chú ý: Giáo viên hướng dẫn hoặc vẽ minh họa lên bảng các bước vẽ để học sinh nắm được cách vẽ tranh. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: - Giáo viên giúp học sinh tìm ra cách thể hiện: + Vẽ chân dung cần mô tả được những đặc điểm chính. (Khuôn mặt, tóc, mắt, mũi, miệng, ...). + Vẽ mẹ đang làm công việc nào đó thì phải chọn hình ảnh chính và các hình ảnh phụ. - Giáo viên gợi ý để các em chọn nội dung và cách vẽ đơn giản, dễ thực hiện. * Yêu cầu: - Chọn và sắp xếp hình ảnh về mẹ hoặc cô giáo cho cân đối với phần giấy quy định. Vẽ màu có đậm, có nhạt làm nổi rõ được trọng tâm của bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý nhận xét, chọn các bài vẽ đẹp. - Giáo viên có thể nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ học sinh. - Nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ (nếu ở lớp vẽ chưa xong). - Quan sát các con vật quen thuộc. Bài 24: Vẽ theo mẫu Vẽ con vật I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ con vật. - Vẽ được con vật theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - ảnh một số con vật (con voi, trâu, mèo, thỏ, ...) - Tranh vẽ các con vật của họa sĩ. - Bài vẽ các con vật của học sinh. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. 2- Học sinh: - Tranh, ảnh các con vật. - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh các con vật để các em nhận biết được đặc điểm, màu sắc của các con vật đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên yêu cầu học sinh kể một số con vật quen thuộc (con mèo, chó, gà, ...). - Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số con vật và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tên con vật. + Các bộ phận chính (đầu, mình, chân, ...) của con vật. - Gợi ý để học sinh nhận ra đặc điểm của một số con vật (hình dáng, màu sắc): + Con trâu: thân dài, đầu có sừng, ... + Con voi: thân to, đầu có vòi. + Con thỏ: thân nhỏ, tai dài, ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con vật: - Giáo viên giới thiệu hình minh họa để học sinh nhận ra cách vẽ: + Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau. + Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm của con vật. - Giáo viên có thể vẽ phác lên bảng một vài hình các con vật cho học sinh quan sát. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ con vật và vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ các con vật của thiếu nhi hoặc tranh dân gian (con voi, con trâu, con lợn, ...). - Học sinh vẽ con vật theo ý thích vào phần giấy đã chuẩn bị hoặc ở vở tập vẽ. - Giáo viên gợi ý học sinh: + Chọn con vật định vẽ. + Vẽ hình vừa với phần giấy. + Vẽ các bộ phận lớn. + Vẽ các bộ phận khác. Chú ý đặc điểm và dáng của con vật. - Giáo viên gợi ý để học sinh vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh cách nhận xét và tìm bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. - Giáo viên bổ sung và chỉ ra các bài vẽ đẹp (hình vẽ vừa phải, rõ đặc điểm, có thêm hình ảnh phụ, ...) * Dặn dò: - Quan sát, nhận xét các con vật (hình dáng, đặc điểm, màu sắc); - Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật. Bài 25: Vẽ trang trí tập vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biệt được họa tiết dạng hình vuông, hình tròn. - Biết cách vẽ họa tiết. - Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Vẽ to họa tiết dạng hình vuông, hình tròn (nếu có điều kiện). - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Sưu tầm thêm họa tiết dạng hình vuông, hình tròn 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn để các em nhận biết rõ hơn thế nào là hoạ tiết trang trí. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu một số họa tiết và gợi ý để học sinh nhận thấy: + Họa tiết là hình vẽ để trang trí (ở đĩa, bát: ở áo, túi ...) + Họa tiết trang trí rất phong phú về hình dáng và màu sắc. * Họa tiết dạng hình tam giác. * Họa tiết dạng hình bầu dục. * Họa tiết dạng hình vuông. * Họa tiết dạng hình tròn, ... - Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét họa tiết dạng hình vuông, hình tròn. + Các cánh hoa vẽ bằng nhau. + Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẽ ở một họa tiết. - Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn và gợi ý học sinh nhận xét: + Hai họa tiết có dạng hình vuông. + Hai họa tiết khác nhau về hình và màu. + Hai họa tiết có dạng hình tròn. + Hai họa tiết cũng khác nhau về hình và màu. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn: - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ: + Vẽ hình vuông, hình tròn (to, nhỏ tùy ý). + Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ họa tiết cho đều. + Có thể vẽ được nhiều họa tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn - Giáo viên vẽ lên bảng thêm một vài họa tiết dạng hình vuông, hình tròn, khác với các hình hướng dẫn để gợi ý cho học sinh suy nghĩ vẽ theo ý mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra sự khác nhau của các họa tiết này với hình hướng dẫn. - Gợi ý học sinh cách vẽ màu: + Các hình giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt. + Có thể vẽ hai màu xen kẽ màu ở một họa tiết. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ hoạ tiết vào hình túi xách và hình vuông sau đó vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập thực hành: + Vẽ họa tiết dạng hình tròn vào cái túi và vẽ màu theo ý thích. Chú ý vẽ màu của cả túi, quai xách hoặc dây đeo. + Vẽ họa tiết vào hình vuông và vẽ màu tùy ý. + Có thể tìm họa tiết khác với hình hướng dẫn. + Vẽ họa tiết ở lớp, một họa tiết ở nhà (tùy chọn) - Giáo viên giúp học sinh làm bài: + Tìm họa tiết. + Cách vẽ (nhìn trục vẽ cho đều). + Vẽ màu. - Giáo viên vẽ ba hình lên bảng và cho ba học sinh vẽ họa tiết bằng phấn màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích. - Giáo viên bổ sung và chỉ ra một vài bài đẹp về hình, về màu. * Dặn dò: - Tìm xem thêm các họa tiết khác. - Quan sát các con vật nuôi ở nhà. Bài 26: Vẽ tranh Đề tài con vật (vật nuôi) ơ I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết đặc điểm hình dáng các con vật nuôi quen thuộc. - Biết cách vẽ con vật. - Vẽ được con vạt theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh một số con vật (vật nuôi) quen thuộc. - Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ tranh. - Một vài bài vẽ các con vật của học sinh. 2- Học sinh: - Tranh, ảnh một số con vật - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ (nếu có) - Bút chì, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh đề tài các con vật (vật nuôi) để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng của các con vật. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh một số con vật quen thuộc và gợi ý học sinh nhận biết: + Tên con vật. + Hình dáng và các bộ phận chính của con vật. + Đặc điểm và màu sắc. - Giáo viên cho học sinh tìm thêm một vài con vật quen biết: con mèo, con hươu, con bò, ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con vật: - Giáo viên giới thiệu hình minh họa hướng dẫn để HS thấy cách vẽ: + Vẽ hình các bộ phận lớn của con vật trước: mình, đầu. + Vẽ các bộ phận nhỏ sau: chân, đuôi, tai ... + Vẽ con vật ở các dáng khác nhau: đi, chạy ... + Có thể vẽ thêm hình ảnh khác cho tranh sinh động hơn. * Vẽ thêm con vật nữa có dáng khác. * Vẽ thêm cảnh (cây, nhà, núi, sông ...) + Vẽ màu theo ý thích. Nên vẽ màu kín mặt tranh và có màu đậm, màu nhạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ con vật mà em thích. - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh và hình con vật. - Giáo viên giúp học sinh: + Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. + Tìm dáng khác nhau của con vật. + Tìm được đặc điểm của con vật. + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho bố cục chặt chẽ, tranh sinh động hơn. - Học sinh làm bài theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số tranh đã hoàn thành về: + Hình vẽ (vừa với phần giấy). + Dáng con vật (thể hiện hoạt động đi, chạy ...) + Các hình ảnh phụ - Giáo viên bổ sung và yêu cầu học sinh tự xếp loại tranh theo ý thích. * Dặn dò: - Quan sát các con vật (chú ý đến đặc điểm và các dáng trong hoạt động của chúng). - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật dán vào giấy A4 (nếu có điều kiện). - Quan sát các loại cặp sách của học sinh (chuẩn bị cho bài 27). Bài 27: Vẽ theo mẫu Vẽ cặp sách học sinh I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp. - Biết cách vẽ và vẽ được cái cặp sách. - Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài cặp sách có hình dáng và trang trí khác nhau. - Hình minh họa cách vẽ (vẽ ra giấy hoặc vẽ lên bảng). - Một số bài vẽ cái cặp sách của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Cái cặp sách. - Bút chì, màu vẽ. - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ lớp 2. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số cặp sách khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số cặp sách. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một vài cái cặp sách khác nhau và gợi ý cho học sinh nhận biết: + Có nhiều loại cặp sách, mỗi loại có hình dáng khác nhau (hình chữ nhật nằm, hình chữ nhật đứng, ...). + Các bộ phận của cặp sách có: thân, nắp, quai, dây đeo, ... + Trang trí khác nhau về họa tiết, màu sắc. Họa tiết có thể là: hoa lá, con vật, ... - Giáo viên cho học sinh chọn cái cặp sách mà mình thích để vẽ Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cặp sách - Giáo viên giới thiệu mẫu, kết hợp với hình minh họa đã chuẩn bị để gợi ý học sinh cách vẽ: + Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) cho vừa với phần giấy (không to hay nhỏ quá). + Tìm phần nắp, quai ... + Vẽ nét chi tiết cho giống cái cặp mẫu. + Vẽ họa tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên nhắc học sinh: Mẫu vẽ có thể khác nhau về hình, về màu nhưng cách vẽ cái cặp đều tiến hành như nhau. - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh nhận xét về hình dáng, màu sắc, họa tiết trang trí của cái cặp mẫu. - Giáo viên phác lên bảng một vài hình vẽ cái cặp đúng, sai để học sinh quan sát, nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ cặp sách và trang trí theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ cái cặp sách của lớp trước. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: + Cả lớp vẽ một mẫu. + Vẽ theo nhóm (2,3,4 nhóm). (Nên cho 2 hoặc 3 học sinh vẽ trên bảng bằng phấn màu). - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ theo hướng dẫn. Chú ý vẽ hình vừa với khổi giấy và gần với mẫu thực. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và để các em nhận xét, tự xếp loại. - Giáo viên tóm tắt, nhấn mạnh về: + Hình dáng cái cặp sách. + Cách trang trí. Chú ý các bài có cách trang trí với mẫu về họa tiết, màu sắc. * Dặn dò: Hoàn thành phần trang trí (với một số học sinh chưa vẽ xong) Bài 28: Vẽ trang trí Vẽ thêm vào hình có sẵn (vẽ gà) và vẽ màu I- Mục tiêu: - Học sinh vẽ thêm được các hình thích hợp vào hình có sẵn. - Vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến các con vật nuôi trong nhà. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại gà. - Một vài bài có cách vẽ màu khác nhau (nếu có). - Một số bài vẽ gà của học sinh. - Hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH. 2- Học sinh: - Màu vẽ (sáp màu, chì màu, bút dạ màu, ...) - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2 (nếu có). III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ ở vở tập vẽ 2 để các em nhận biết: + Trong bài vẽ đã vẽ hình gì ? (Vẽ hình con gà trống). + Bài vẽ còn có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu để thành một bức tranh. - Giáo viên gợi ý để học sinh: + Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh sinh động (con gà mài, cây, cỏ, ....) + Nhớ lại và tưởng tượng màu sắc con gà và các hình ảnh khác. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ thêm hình, vẽ màu * Cách vẽ hình: - Tìm hình định vẽ (con gà, cây, nhà ...) - Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh. * Cách vẽ màu: - Có thể dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh sinh động. - Nên vẽ màu có đậm, có nhạt. - Màu ở nền: nên vẽ nhạt để tranh có không gian. Chú ý: - Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc trên giấy khổ to để minh họa cách vẽ màu, vẽ nét thưa, nét mau, vẽ nhẹ tay, mạnh tay, ... để học sinh thấy rõ hơn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ và yêu cầu vẽ một tranh về đàn gà, vẽ màu theo ý thích) Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ thêm vào hình có sẵn (vẽ gà) và vẽ màu. - Giáo viên quan sát lớp và góp ý cho các em: + Các hình vẽ thêm + Cách dùng màu cũng như kĩ năng vẽ màu Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài vẽ của học sinh đã hoàn thành và tổ chức cho các em nhận xét về: + Hình vẽ thêm + Màu sắc trong tranh + Những bài vẽ này có gì khác nhau. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ đẹp * Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật. Bài 29: Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết hình dáng con vật. - Nặn được con vật theo trí tưởng tượng. - Yêu mến các con vật nuôi trong nhà. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Hình ảnh các vật có hình dáng khác nhau. - Một số bài tập nặn các con vật khác nhau của học sinh. - Đất nặn hoặc sáp nặn, giấy màu, hồ dán. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Đất nặn hoặc sáp nặn (nếu giáo viên dặn từ bài trước). - Bảng con để nặn (nếu giáo viên dặn từ bài trước). - Bút chì, màu vẽ, giấy màu, hồ dán. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên cho xem tranh ảnh các con vật để các em nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc các con vật. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình ảnh: Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con và các con vật khác. - Giáo chỉ cho học sinh thấy bài nặn các con vật khác nhau về hình dáng và màu sắc. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn con vật: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về cấu tạo, hình dáng của con vật. + Các dáng khi đi, đứng, nằm, ... + Các bộ phận: Đầu, mình, ... - Yêu cầu học sinh mô tả theo sự quan sát của mình. - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm được các dáng khác nhau, đặc điểm, các bộ phận và màu sắc của con vật. - Có thể hướng dẫn cách nặn như sau: Nặn rời từng bộ phận của con vật rồi gắn, dính vào nhau: + Nặn khối chính trước: đầu, mình, ... + Nặn các chi tiết sau. + Gắn, dính từng bộ phận chính và các chi tiết để thành con vật. Nặn từ khối đất nguyên thành dáng con vật + Từ khối đất đã chuẩn bị nặn thành hình con vật. + Tạo dáng cho con vật: đi, đứng ... Chú ý: Có thể nặn cá bộ phận nhỏ rồi tạo thành con vật có hình dáng đẹp. Cách vẽ, xé dán như đã hướng dẫn ở các bài trước. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ hoặc xé dán con vật mà em thích. - Giáo viên cho học sinh xem hình các con vật qua tranh, ảnh hoặc quan sát các sản phẩm nặn. - Học sinh chọn con vật theo ý thích để nặn. - Giáo viên quan sát và gợi ý cho học sinh: + Nặn hình theo đặc điểm của con vật như: mình, các bộ phận,... + Tạo dáng hình con vật: đứng, chạy, nằm, ... - Chọn màu sáp nặn (theo ý thích) cho các bộ phận con vật Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài tập đã hoàn thành, gợi ý để các em quan sát và nhận xét về: + Hình dáng + Đặc điểm + Thích nhất con vật nào. Vì sao? - Học sinh quan sát và liên hệ với sản phẩm của mình. * Dặn dò: - Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài môi trường, tranh phong cảnh. Bài 30: Vẽ tranh Đề tài vệ sinh môi trường ơ I- Mục tiêu: - Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường. - Biết cách vẽ tranh. - Vẽ được tranh đề tài Vệ sinh môi trường. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về vệ sinh môi trường. - Tranh của học sinh về đề tài vệ sinh môi trường và tranh phong cảnh. 2- Học sinh: - Tranh, ảnh phong cảnh. - Bút chì, màu vẽ. - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ (nếu có) III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh đề tài vệ sinh môi trường để các em nhận biết được cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc và vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu ảnh, tranh phong cảnh và gợi ý để học sinh nhận xét: + Vẻ đẹp của môi trường xung quanh. + Sự cần thiết phải giữa gìn môi trường xanh - sạch - đẹp - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thấy những công việc phải làm để cho môi trường xanh - sạch - đẹp. + Lao động vệ sinh ở trường, ở nhà, đường làng ngõ xóm, phố phường, nơi công cộng ... + Trồng cây xanh. + Nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định. - Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh các năm trước để các em thấy được cách sắp xếp hình vẽ và màu vẽ ở tranh đề tài Vệ sinh môi trường Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên gợi ý cho học sinh có thể vẽ theo nội dung sau: + Vẽ cảnh làm vệ sinh ở sân trường và nơi công cộng. + Lao động trồng cây ... - Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra những hình ảnh cần vẽ cho từng nội dung: + Vẽ người đang làm việc (quét, nhặt rác, đẩy xe rác, trồng cây, tưới cây, ...) + Vẽ thêm nhà, đường cây ... cho tranh sinh động. - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ tranh; + Vẽ hình ảnh chính trước (có thể vẽ to, vẽ ở giữa tranh). + Vẽ các hình ảnh phụ sau cho rõ nội dung tranh. + Vẽ màu tươi, trong sáng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường. - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh của họa sĩ, của học sinh vẽ về đề tài này để tạo hứng thú cho các em trước khi vẽ. - Giáo viên gợi ý học sinh: + Cách tìm, chọn nội dung. + Vẽ hình chính, hình phụ sao cho rõ nội dung tranh. Chú ý vẽ dáng người phù hợp với các họat động. + Cách tìm và vẽ màu (màu có đậm, có nhạt) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và hướng dẫn các em nhận xét về: + Nội dung tranh: Vẽ về hoạt động nào? + Những hình ành trong tranh + Màu sắc trong tranh - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra những bài vẽ mà các em thích và giải thích vì sao. - Giáo viên chỉ ra bài vẽ đẹp. Động viên, khen ngợi tinh thần học tập và sáng tạo của học sinh. * Dặn dò: - Làm tiếp bài (nếu vẽ chưa xong). - Sưu tầm tranh phong cảnh - Xem lại bài vẽ trang trí (bài 14). Bài 31: Vẽ trang trí Trang trí hình vuông ơI- Mục tiêu: - Học sinh biết cách trang trí hình vuông có sẵn - Trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích. - Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số bài trang trí hình vuông. - Một số họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số hình vuông trang trí khác nhau để các em nhận ra cách sắp xếp hoạ tiết, vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm các đồ vật dạng hình vuông có trang trí (viên gạch lát nền, cái khăn, tấm thảm, ...) - Giáo viên giới thiệu các bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý nhận xét: + Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì? ( Họa tiết là hoa, lá, các con vật, hình vuông, tam giác, ...) + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ? (sắp xếp đối xứng) + Họa tiết to (chính) thường ở giữa, họa tiết nhỏ (phụ) ở 4 góc và xung quanh. + Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào? (đơn giản, ít màu, họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu). Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí hình vuông: - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời: + Khi trang trí hình xuông em sẽ chọn họa tiết gì ? (hoa, lá, con vật, ...) + Khi đã có họa tiết, cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào? - Giáo viên có thể dùng các họa tiết rời, sắp xếp vào hình vuông để học sinh quan sát. - Giáo viên vẽ lên bảng minh họa cách sắp xếp họa tiết. - Giáo viên tóm tắt: Trang trí hình vuông cần lưu ý: + Chọn họa tiết trang trí thích hợp (dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn, ...) + Chia hình vuông thành các phần bằng nhau. + Vẽ họa tiét chính vào giữa hình vuông. + Vẽ họa tiết phụ ở bốn góc hoặc xung quanh + Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau. - Giáo viên nhắc học sinh có thể vẽ màu như sau: + Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở họa tiết chính, phụ (nếu màu nền đậm thì màu ở họa tiết phải sáng và ngược lại). + Vẽ màu họa tiết trước rồi vẽ màu nền sau. Lưu ý: - Màu họa tiết chính cần phải nổi rõ, các họa tiết giống nhao tô cùng một màu. - Trong bài trang trí phải có màu đậm, màu nhạt. - Tránh vẽ nhiều màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh trang trí hình vuông ra giấy đã chuẩn bị hoặc vào vở tập vẽ. - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn và vẽ họa tiết khác với cách minh hoạ. - Giáo viên gợi ý các em kẻ trục, chọn họa tiết, sắp xếp họa tiết vào hình vuông sao cho cân đối. - Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau. - Giáo viên nhắc học sinh vẽ màu gọn, không ra ngoài hình vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn ra các bài tốt, trung bình, chưa đạt. - Giáo viên nhận xét về giờ học, khen một số bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Tự trang trí hình vuông theo ý thích. - Sưu tầm ảnh chụp về các loại tượng (ở sách, báo, ...). Bài 32: Thường thức mĩ thuật Tìm hiểu về tượng I- Mục tiêu: - Học sinh bước đầu nhận biết được các thể loại tượng. - Có ý thức trân trọng, giữ gìn những tác phẩm điêu khắc. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung có khuôn khổ lớn và đẹp để giới thiệu cho học sinh. - Tìm một vài tượng thật để học sinh quan sát. 2- Học sinh: - Sưu tầm ảnh về các loại tuợng ở sách, báo, tạp chí, ... - Bộ ĐDDH hoặc vở tập vẽ 2 (nếu có). III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh và tượng để HS nhận biết: + Tranh được vẽ trên giấy, vải bằng chì, màu, ... + Tượng được nặn, tạc bằng gỗ, thạch cao, xi măng, đồng, đá,... - Giáo viên cho học sinh kể tên một vài tượng mà các em biết (tượng vua Quang Trung, tượng phật ở chùa, ...). - Giáo viên cho học sinh biết: ngoài các pho tượng kể trên, còn có tượng các con vật (tượng voi, hổ, rồng, ...) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tượng: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ba pho tượng trong vở tập vẽ 2 và giới thiệu để các em biết. + Tượng vua Quang Trung (đặt ở khu gò Đống Đa, Hà Nội, làm bằng xi măng của nhà điêu khắc Vương Học Báo). + Tượng Phật “Hiếp - tôn - giả” (đặt ở chùa Tây Phươn, Hà Tây, tạc bằng gỗ). + Tượng Võ Thị Sáu (đặt ở Viện bảo tàng Mĩ thuật, Hà Nội, đúc bằng đồng của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu). - Giáo viên đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát từng pho tượng. Tượng vua Quang Trung - Hình dáng tượng vua Quang Trung như thế nào? + Vua Quang Trung trong tư thế về phía trước, dáng hiên ngang. + Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng. + Tay trái cầm đốc kiếm. + Tượng đặt trên bệ cao trông rất oai phong. - Giáo viên tóm tắt: Tượng vua Quang Trung là tượng đài kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Vua Quang Trung tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược nhà Thanh. Tượng phật "Hiếp - tôn - giả" - Giáo viên gợi ý học sinh về hình dáng của pho tượng: + Phật đứng ung dung, thư thái. + Nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ. + Hai tay đặt lên nhau. - Giáo viên tóm tắt: Tượng Phật thường có ở chùa, được tạc bằng gỗ (gỗ mít) và được sơn son thiếp vàng. Tượng “Hiếp – tôn – giả” là pho tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhân từ khoan dung của nhà Phật. Tượng Võ Thị Sáu - Giáo viên gợi ý học sinh: + Chị đứng trong tư thế hiên ngang. + Mắt nhìn thẳng. + Tay nắm chặt, biểu hiện sự kiên quyết. - Giáo viên tóm tắt: Tượng mô tả hình ảnh chị Sáu trước kẻ thù (bình tĩnh, hiên ngang trong tư thế của người chiến thắng). Chú ý: Giáo viên có thể kể sơ lược về trận Đống Đa lịch sử ngày hội mồng 5 tháng giêng âm lịch; chuyện chị Sáu ở pháp trường để các em hiểu hơn về các pho tượng trên. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét giờ học và khen ngợi những học sinh phát biểu ý kiến. * Dặn dò: - Xem tượng ở công viên, ở chùa... - Sưu tầm ảnh về các loại tượng trên báo, tạp chí, ... - Quan sát các loại bình đựng nước. Bài 33: Vẽ theo mẫu Vẽ cái bình đựng nước (Vẽ hình) I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước. - Tập quan sát, so sánh tỉ kệ của bình. - Vẽ được cái bình đựng nước. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Cái bình đựng nước (có thể tìm vài kiểu khác nhau) - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - Một vài bài vẽ của học sinh. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số cái bình đựng nước khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của bình đựng nước. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu và gợi ý để học sinh nhận biết: + Có nhiều loại bình đựng nước khác nhau. + Bình đựng nước gồm có nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm. Tùy theo vật mẫu chuẩn bị mà giáo viên gợi ý học sinh nhận xét cho phù hợp. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn cái bình từ nhiều hướng khác nhau để các em thấy hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi, không giống nhau (có chỗ không thấy tay cầm hoăc chỉ thấy một phần) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái bình đựng nước: - Giáo viên phác lê hình bình đựng nước có kích thước khác nhau lên bảng và đặt câu hỏi: Hình vẽ nào đúng (sai) so với mẫu cái bình đựng nước. - Giáo viên nhắc học sinh cách bố cục: Vẽ cái bình không to, nhỏ hay lệch quá so với phần giấy đã chuẩn bị hoặc ở vở tập vẽ. + Quan sát mẫu và ước lượng chiều cao ngang và chiều cao của cái bình để vẽ khung hình và vẽ trục. Với cái bình này, khung hình của nó là hình chữ nhật đứng. + Sau đó tìm vị trí các bộ phận (nắp, quai, miệng, thân, đấy, tay, cầm) và đánh dấu vào khung hình (H.2b) + Vẽ hình toàn bộ bằng nét phác thẳng mờ. + Nhìn mẫu vẽ cho đúng cái bình đựng nước. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ cái bình đựng nước. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập: + Vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu và vừa với phần giấy quy định. + Sau khi hoàn thành bài vẽ, học sinh tự trang trí cho bình đựng nước của mình thêm đẹp (bằng những họa tiết hay đường diềm nhẹ nhàng). - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài: + Vẽ hình vừa với phần giấy quy định. + Tìm tỉ lệ các bộ phận. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: Giáo viên cùng học sinh chọn và nhận xét nhũng bài vẻ đẹp, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ tốt. * Dặn dò: - Quan sát cảnh xung quanh nơi em ở (nhà, cây, đường sá, ao hồ, ...) - Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh. Bài 34: Vẽ tranh Đề tài phong cảnh I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được tranh phong cảnh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên. - Biết cách vẽ tranh phong cảnh. - Nhớ lại và vẽ được một bức tranh phong cảnh theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm tranh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác (chân dung, sinh hoạt, ...) - ảnh phong cảnh. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh phong cảnh để các em nhận biết được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tranh phong cảnh thường vẽ: nhà, cây, cổng làng, con đường, ao hồ ... (những hình ảnh có ngoài thiên nhiên). + Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh: - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở, hoặc đã nhìn thấy. + Tìm ra cảnh định vẽ (đường phố, công viên, trường học hay cảnh làng quê, núi đồi, sông biển, ...). - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ tranh: + Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to, rõ vào khoảng giữa phần giấy định vẽ. + Hình ảnh phụ vẽ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh phong cảnh quê em và vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên gợi ý một vài hình ảnh cụ thể để học sinh liên tưởng dễ dàng. - Yêu cầu học sinh vẽ mảng hình cao, thấp, to, nhỏ khác nhau để bức tranh thêm sinh động. - Giáo viên gợi ý, động viên, khích lệ để các em mạnh dạn vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ riêng: + Giáo viên nhắc học sinh không nên vẽ hình cân đối quá. (Ví dụ: Ngôi nhà ở đâu, hai bên vẽ hai cây giống nhau ...) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cho học sinh xem các bài vẻ đẹp và khen ngợi một số học sinh làm bài tốt. - Học sinh tự nhận xét bài vẽ của mình, của bạn. - Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh và chỉ ra một số bài vẻ đẹp. * Dặn dò: Hoàn thành tốt bài vẽ để chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.3 Giao_an_My_thuat_2_(Ca_nam).doc
Tài liệu liên quan