Tài liệu Giáo án lớp 10: Ngày soạn: 14/8/2011
Tiết 1: Bài 1
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
(Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được chức năng của TGQ, PPL của Triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, PPL biện chứng và PPL siêu hình.
- Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
2. Về kỹ năng:
Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.
II- Nội dung trọng tâm: Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.
* Tiết 1: Làm rõ nội dung:
- Vai trò TGQ và PPL của Triết học;
- TGQ duy vật – TGQ duy tâm;
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
...
111 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011
Tiết 1: Bài 1
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
(Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được chức năng của TGQ, PPL của Triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, PPL biện chứng và PPL siêu hình.
- Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
2. Về kỹ năng:
Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.
II- Nội dung trọng tâm: Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.
* Tiết 1: Làm rõ nội dung:
- Vai trò TGQ và PPL của Triết học;
- TGQ duy vật – TGQ duy tâm;
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề và chứng minh.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của học sinh
Giới thiệu bài mới.
GV: Đọc mẩu chuyện “Thần Trụ Trời”- sgk
Hỏi: Qua câu chuyện em có nhận xét như thế nào về quan niệm của người xưa về sự hình thành vũ trụ ? Vì sao họ lại có quan niệm như vậy ?
HS: trả lời.
GV: Dẫn câu nói của C.Mác: “Không có Triết học thì không thể tiến lên phía trước”- Trích thư của C.Mác gửi cho cha năm 1937
- Nêu yêu cầu cần tìm hiểu của bài.
3 - DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu vai trò của TGQ, PPLcủa Triết học.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được TH nghiên cứu những quy luật chung, phổ biến- khác với các môn KH khác -> trở thành TGQ, PPL chung của khoa học.
* Cách tiến hành:
- GV: HD học sinh nghiên cứu sgk, liên hệ với các môn khoa học khác, trả lời câu hỏi:
- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
GV: Triết học là gì ?
GV: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể (VD:)
GV: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì ?
GV: Tại sao triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận của khoa học ?
- HS: Thảo luận trả lời từng câu hỏi.
- GV: Tóm tắt các ý kiến, nhận xét, bổ sung và kết luận
* Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập so sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn KH cụ thể:
Hoạt động 2: Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu TGQ duy vật và TGQ duy tâm
* Mục tiêu: HS hiểu được: Thế giới quan là gì ? Cơ sở để phân biệt TGQ DV và TGQ DT.
* Cách tiến hành:
GV: Chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn, thảo luận.
- Nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Thế giới quan là gì ? Nêu biểu hiện của các loại thế giới quan ?
+ Nhóm 2: Vấn đề cơ bản của triết học là gì ? Cơ sở để phân loại các hình thái TGQ?
+ Nhóm 3 và nhóm 4: So sánh sự khác nhau giữa TGQDV và TGQDT ?
TGQDV - TGQDT
Quan điểm:
Vai trò:
Ý nghĩa:
- Học sinh thảo luận theo nhóm, ghi nội dung trả lời ra giấy nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận
- GV: HD học sinh bổ sung
- GV: Nhận xét, kết luận
1- Thế giới quan và phương pháp luận
a) Vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b) Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
* Thế nào là thế giới quan:
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
* Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?
- Mặt thứ 2: Trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?
* Dựa vào cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học mà chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chấttồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được.
=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
=> Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
4 - CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ: - Vai trò TGQ và PPL của Triết học;
- Phân biệt được TGQ duy vật – TGQ duy tâm
* GV: Hướng dẫn học sinh nêu ví dụ một số câu thơ hoặc châm ngôn về con người, về thế giới, cho nhận xét xem thuộc TGQ nào ?
VD: 1- “Sống chêt có mệnh, giàu sang do trời”
2- “Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có nhân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
(Truyện Kiều - ND)
5 - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc phần Tư liệu tham khảo và làm các bài tập 1,2,3,4 (SGK trang 11)
- Đọc tiếp mục 1-c và mục 2 trong SGK
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/8/2011
Tiết 2: Bài 1
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
( Tiết 2 )
I- Mục tiêu bài học: Như tiết 1
II- Nội dung trọng tâm:
Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.
* Tiết 2: Làm rõ nội dung:
- PPL Biện chứng và PPL Siêu hình
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất giữa Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề và chứng minh.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi.
Câu 1- Hãy phân tích sự khác nhau về Đối tượng nghiên cứu giữa Triết học và các môn khoa học khác ? Cho ví dụ ?
Câu 2- Vấn đề cơ bản của Triết học là gì ? Cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan trong Triết học ?
Giới thiệu bài mới.
- GV: HD học sinh đọc chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”- sgk – hỏi HS: Em nhận xét gì về câu chuyện trên.
- GV: Giới thiệu nội dung kiến thức cần tìm hiểu ở mục 1-c và mục 2.
3 - DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Học sinh thảo luận lớp tìm hiểu về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
* Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm: phương pháp luận, phương pháp luậnTriết học, phân biệt được phương pháp luậnbiện chứng và phương pháp luậnsiêu hình.
* Cách tiến hành:
- GV: HD học sinh đọc sgk, tìm hiểu
Câu hỏi:
GV: Thế nào là phương pháp ? Phương pháp luận ?
- HS: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Em hãy giải thích câu nói của Hêraclit SGK? Qua đó em hiểu thế nào là phương pháp luận biện chứng?
GV: Cho HS ®äc vµ ph©n tÝch truyÖn “ThÇy bãi xem voi”
HS: §äc truyÖn
GV: Nªu c©u hái.
GV: ViÖc lµm cña n¨m thÇy bãi khi xem voi.
GV: Em cã nhËn xÐt g× vÒ c¸c yÕu tè mµ n¨m thÇy bãi nªu ra?
- HS: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
* Củng cố:
- HS làm bài tập 5 sgk trang 11
GV: chuyển ý sang mục 2
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật biện chứng.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ chủ nghĩa duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu về quan điểm của một số nhà triết học trước Mác, quan điểm triết học của C.Mác; HD so sánh để rút ra kết luận.
VD: DV: Hêracơlit; Điđrô; Hônbach; L.Phơbắc, Các Mác
DT: Platôn; Becơli; Hêghen
Ngoài ra: Rơnê Đêcactơ; Xpinôra
Câu hỏi:
GV: Em hãy nhận xét về quan điểm thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học trước Mác ?
GV: Điểm khác nhau căn bản về quan điểm thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học trước Mác và triết học Mác là gì ?
- HS: Phát biểu trả lời các câu hỏi, nêu ý kiến nhận xét.
- GV: Ghi tóm tắt ý kiến của HS, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
GV: Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì ? Tại sao lại như vậy?
- HS: Phát biểu trả lời các câu hỏi, nêu ý kiến nhận xét.
- GV: Ghi tóm tắt ý kiến của HS, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
* Củng cố: HD học sinh lập bảng so sánh:
TGQ – PPL - Ví dụ
Các nhà DV trước Mác
Các nhà BC trước Mác
TH Mác – Lê nin
1-c) Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
- Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.
2- Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Triết học duy vật biện chứng: do Các Mác sáng lập từ nửa cuối thế kỷ XIX.
- Các nhà duy vật trước Mác: có thế giới quan duy vật, nhưng thường lại siêu hình về phương pháp luận, không giải thích được các hiện tượng về lịch sử, xã hội, con người. VD: Hêracơlit, L. Phơbắc
- Các nhà biện chứng trước Mác: Có tư tưởng biện chứng về PPL, nhưng thường lại đứng trên lập trường duy tâm. Phép biện chứng của họ là Phép biện chứng của ý niệm nên không giải thích được các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Triết học Mác- Lênin: thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Bản chất thế giới là vật chất, thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Những quy luật này được nhận thức và xây dựng thành phương pháp luận. Vì vậy, thế giới quan và phương pháp luận gắn bó với nhau. Xét về thế giới quan, nó là thế giới quan duy vật biện chứng; xét về phương pháp luận, nó là phương pháp luận biện chứng duy vật.
=> Triết học Mác – Lênin là đỉnh cao của sự phát triển của Triết học.
4 - CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm. Học sinh hiểu và phân biệt được phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Hiểu rõ sự thống nhất giữa thế giới quanduy vật và phương pháp luận biện chứng trong triết học Mác- Lênin.
* GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
1- nhận xét một số câu nói tiêu biểu của các nhà triết học sau:
- Béccơli: “Không có sự vật nằm ngoài cảm giác”
- Khổng Tử: “Sống chết do mệnh, giàu sang do Trời”
- Hêracơlit: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”
2- Hãy tìm các câu thành ngữ, tục ngữ hoặc câu thơ mà em cho là theo phương pháp biện chứng ?
3- Qua bài học về TGQ duy vật và PPL biện chứng em rút ra bài học gì cho bản thân ?
5 - DẶN DÒ.
GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sgk. Đọc trước bài 2.
6 – RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 28/8/2011
Tiết 3: Bài 2
THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
(Tiết1)
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1- Về kiến thức:
- Hiểu giới tự nhiên tồn tại khách quan;
- Biết con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên; con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên.
2- Về kỹ năng:
- Vận dụng được kiến thức đã học từ các môn học khác để chứng minh được các giống loài thực vật, động vật, kể cả con người đều có nguồn gốc từ giới tự nhiên.
- Chứng minh được con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên và đời sống xã hội.
3- Về thái độ:
- Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người; phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc loài người.
II- Nội dung trọng tâm:
Tiết 1: Học sinh hiểu rõ: Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào; Và Con người cũng là sản phẩm trong sự phát triển của giới tự nhiên.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi.
Câu hỏi: Điểm khác nhau căn bản về quan điểm TGQ và PPL của các nhà triết học trước Mác và triết học Mác là gì ?
Học sinh điền vào bảng so sánh sau:
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới.
GV: Xung quanh chóng ta cã v« vµn c¸c sù vËt nh: s¸ch vë bót nhµ, c©y cèi...vËy nh÷ng sù vËt ®ã tån t¹i díi nh÷ng d¹ng nµo? Chóng cã chung thuéc tÝnh g×? Bµi häc h«m nay chóng ta cïng t×m hiÓu nh÷ng vÊn ®Ò ®ã.
3 - DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Học sinh thảo luận lớp tìm hiểu về giới tự nhiên.
* Mục tiêu: Hiểu rõ giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức hoặc một lức lượng thần bí nào.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh đọc sgk, liên hệ thực tiễn thảo luận.
Câu hỏi thảo luận:
GV: Em có nhận xét gì về những thông tin đọc được trong sgk về các quan niệm về giới tự nhiên ?(phần in nghiêng)
GV: Theo em giới tự nhiên bao gồm những yếu tố nào ?
GV: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng: giới tự nhiên đã phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp ?
GV: Sự vận động và phát triển của giới tự nhiên có phụ thuộc vào ý thức con người không ? Vì sao? Cho ví dụ minh hoạ ?
- HS: Thảo luận lớp các nội dung trên.
- GV: Tổng hợp các ý kiến, nhận xét, bổ sung và kết luận
+ Mở rộng thêm: KN Vật chất của LN
GV nêu kết luận và chuyển sang mục 2. Giới thiệu những yêu cầu cần tìm hiểu trong mục 2; hướng dẫn HS tìm hiểu mục a).
Hoạt động 2: Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
* Mục tiêu: HS hiểu được: Con người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả của quá trình phát triển của tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và hướng dẫn học sinh nghiên cứu sgk, liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận.
Câu hỏi:
Nhóm 1: Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết con người có quá trình tiến hoấ như thế nào ?
Nhóm 2: Hãy nêu những đặc điểm giống nhau giữa con người với động vật ?
Nhóm 3: Những đặc điểm khác nhau giữa con người và động vật là gì ? Tại sao có sự khác nhau đó ?
Nhóm 4: Theo em bản chất con người là gì ? Vì sao nói con người là sản phẩm của giới tự nhiên ?
- HS thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Củng cố: HDHS giải thích: Con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của GTN
1- Giới tự nhiên tồn tại khách quan.
- Theo nghĩa rộng: Giới tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất, bao gồm toàn bộ các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
+ Giới tự nhiên là tự có, qua quá trình phát triển lâu dài: phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ vô cơ đến hữu cơ, từ chưa có sự sống đến có sự sống, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao.
- Theo nghĩa hẹp: Giới tự nhiên là nói đến các điều kiện tự nhiên.
Tóm lại: Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.
2- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
a) Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Khoa học đã chứng minh: Con người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
- Ngày nay các yếu tố sinh học và các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn chi phối con người.
- Mặt khác, con người có quá trình lao động và hoạt động xã hội nên không sống theo bản năng, mà biết sử dụng tự nhiên theo cách của mình. Nhờ vậy đã tách con người khỏi đời sống động vật và bản năng động vật.
Tóm lại: Bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
4 - CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm. Học sinh hiểu được Giới tự nhiên tồn tại khách quan; Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
1- Em hãy nêu một vài ví dụ để chứng minh giới tự nhiên tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người ?
2- Hãy chứng minh: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên ?
5 - DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trong sgk trang 18. Đọc trước phần còn lại của bài 2.
- HD HS đọc truyện đọc phần tư liệu tham khảo -> HS nhận xét về ý nghĩa của câu chuyện => Rút ra quy luật khách quan của giới tự nhiên.
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/09/2011
Tiết 4: Bài 2
THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
( Tiết 2 )
I- Mục tiêu bài học: như tiết 1
II- Nội dung trọng tâm:
Tiết 2: Học sinh hiểu rõ: Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên; Và Con người không những là sản phẩm của giới tự nhiên mà còn có khả năng nhận thức, cải tạo giới tự nhiên.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi.
Câu 1: Giới tự nhiên là gì ? Bằng kiến thức thực tế hãy chứng minh: Giới tự nhiên tồn tại khách quan ?
Câu 2: Hãy giải thích quan điểm: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên ?
GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết: Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Vậy xã hội loài người do đâu mà có ? Con người có vị trí như thế nào trong thế giới ?
- Chúng ta hãy tiếp tục nghiên cứu vấn đề này qua phần tiếp theo của bài 2.
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:Thảo luận lớp: Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
* Mục tiêu: HS hiểu được XH cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu- HD học sinh đọc sgk, liên hệ thực tiễn và thảo luận lớp.
Câu hỏi:
GV: Xã hội có nguồn gốc do đâu? Vì sao?
GV: Xã hội loài người đã trải qua những chế độ xã hội nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Theo em yếu tố nào đã tạo nên sự biến đổi của xã hội?
GV: Vì sao nói: XH là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên?
- HS: Phát biểu thảo luận.
- GV: Ghi tóm tắt ý kiến phát biểu của HS lên bảng phụ
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm chứng minh: Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ: Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở tôn trọng và tuân theo quy luật của chúng.
* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm tìm hiểu khả năng nhận thức, cải tạo thế giới khách quan của con người.
- GV: chia lớp thành 4 nhóm, HD các nhóm đọc tài liệu, liên hệ thực tiễn tìm hiểu các nội dung.
Câu hỏi:
Nhóm 1: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không? Nhận thức bằng cách nào?
Nhóm 2: Con người có thể cải tạo được hay không? Vì sao? Nêu ví dụ?
Nhóm 3: Dựa vào đâu con người có thể cải tạo được thế giới khách quan?
Nhóm 4: Vì sao trong cải tạo tự nhiên, xã hội phải tuân theo các quy luật khách quan ? Cho ví dụ ?
- HS: Thảo luận theo nhóm: Mỗi nhóm 1 câu hỏi, cử đại diện phát biểu; các nhóm khác nghe và nhận xét.
- GV: Tổng hợp ý kiến, nhận xét và kết luận.
GV : Kết luận .
2- b) Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Sự ra đời của con người và xã hội loài người là đồng thời. Kết cấu quần thể của loài vượn cổ là tiền đề tự nhiên để hình thành nên các mối quan hệ xã hội. Như vậy, có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên, cho nên xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên vì xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu xã hội mang tính lịch sử và có những quy luật riêng.
c) Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
* Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan
- Nhờ các giác quan và hoạt động của bộ não mà con người có thể nhận thức được thế giới khách quan và khả năng nhận thức của con người ngày càng tăng.
- Hiện nay, trong thế giới khách quan còn nhiều điều bí ẩn, nhưng khi KHKT phát triển, tất cả các sự vật hiện tượng dù kỳ lạ đến đâu, chắc chắn cũng sẽ được con người nhận thức.
* Con người có thể cải tạo được thế giới.
- Con người không thể tạo ra giới tự nhiên nhưng có thể cải tạo được giới tự nhiên vì lợi ích của mình trên cơ sở tôn trọng những quy luật vận động khách quan của nó.
- Cùng với việc cải tạo giới tự nhiên, con người còn không ngừng cải tạo xã hội. Nhờ đó xã hội đã ngày càng phát triển..
- Thực tế cho thấy, muốn cải tạo được tự nhiên và xã hội, , con người phải nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm. Học sinh hiểu được Xã hội loài người cũng là sản phẩm của giới tự nhiên; Con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
1- Hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên
2 Con người có thể nhận thức và cải tạo được giới tự nhiên hay không, bằng cách nào?
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập 3, 4 sgk trang 18.
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
Ngày soạn:11/09/2011
Tiết 3: Bài 3
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
( Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1- Về kiến thức:
Hiểu được khái niệm vận động, khái niệm phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng. Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
2- Về kỹ năng:
Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. So sánh được sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
3- Về thái độ:
Xem xét sự vật hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
II- Nội dung trọng tâm:
Quan điểm của Triết học Mác- Lê nin về sự vận động và phát triển. Học sinh hiểu và giải thích được một cách phổ thông thế nào là vận động, thế nào là phát triển; chứng minh được sự vận động và phát triển là tất yếu, phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề và giảng giải.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, Sơ đồ về các chiều hướng của sự phát triển, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi.
Câu 1: Hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên ?
Câu 2: Theo bài tập 3 sgk trang 18.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- GV: Tục truyền: Trong một cuộc tranh luận giữa các nhà Triết học cổ đại Hy Lạp, một bên khẳng định là sự vật là tĩnh tại, bất động; còn bên kia thì ngược lại. Thay cho lời tranh luận, một nhà triết học đã đứng dậy, dời bỏ phòng họp. Cử chỉ ấy nói lên ông ta thuộc phía nào của phe tranh luận ?
- HS trả lời.
- GV: Để hiểu thế nào là vận động, chúng ta cùng nghiên cứu bài học…
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu khái niệm: Vận động là gì?
* Yêu cầu: HS hiểu rõ thế nào là vận động theo quan điểm triết học.
* Cách tiến hành:
- GV: Gợi ý cho HS lấy ví dụ về các sự vật hiện tượng đang vận động xung quanh chúng ta (cả những sự vật hiện tượng có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp quan sát được).
- HS: Nêu các ví dụ.
- GV: Hướng dẫn HS nhận xét và rút ra định nghĩa vận động là gì ?
- HS: Nhận xét, nêu định nghĩa.
- GV: Cùng trao đổi, nhận xét và kết luận.
* Củng cố: GV hướng dẫn cho HS lấy thêm các ví dụ về vận động của các sự vật hiện tượng .
Hoạt động 2: Học sinh phân tích và chứng minh: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
* Cách tiến hành:
*H/s nhận xét ví dụ:
- Bông hoa nở, con gà gáy, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ca sĩ hát, cá bơi trong hồ…
GV: Sự vận động của sự vật phản ánh diều gì?
HS: Trả lời
GV: Giải thích, kết luận: sự vận động của sự vật phản ánh nó dang tồn tại nên không có vận dộng nó không tồn tại.
Hoạt động 3: HS thảo luận tìm hiểu các hình thức vận động của vật chất.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ và phân biệt được các hình thức vận động của vật chất.
* Cách tiến hành:
- GV: Cho bài tập: Hãy quan sát và giải thích sự vận động của một số sự vật hiện tượng:
1: Một chiếc ôtô rời bến
2: Vận động của điện tích âm, điện tích dương
3: Cây ra hoa kết quả
GV: Những hình thức vận động trên có quan hệ như thế nào? Vận theo trình tự nào?
- HS quan sát, trình bày ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét và bổ sung và hỏi HS:
GV: Có những hình thức vận động nào ?
- HS nêu các hình thức vận động cơ bản của vật chất (trong sgk)
- GV: Cho HS trao đổi cả lớp các câu hỏi sau:
1, Vận động của mỗi sự vật hiện tượng có đặc điểm riêng hay không ? Tại sao ?
2, Các hình thức vận động có mối liên hệ hữu cơ chuyển hoá với nhau hay không ? Vì sao?
3, Các hình thức vận động theo trình tự như thế nào ?
- HS trả lời ý kiến cá nhân
- Cả lớp trao đổi
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Củng cố: - GV cho HS quan sát sơ đồ và điền vào sơ đồ tên các hình thức vận động phù hợp
- Liên hệ thực tiễn.
GV: Phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta giai đoạn 1930 – 1945? (giai đoạn này diễn ra đơn giản hay phức tạp? có khó khăn như thế nào? Có quanh co hay thụt lùi, kết quả cuối cùng như thế nào?).
HS: Trả lời
GV: KL, chuyển ý
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu khái niệm phát triển
* Yêu cầu: HS hiểu rõ khái niệm phát triển, phân biệt được giữa vận động và phát triển.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS lấy ví dụ về sự vận động của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. (có thể lấy những ví dụ của phần trước)
- HS nêu ví dụ
- GV ghi nhanh lên bảng phụ
- GV hướng dẫn HS nhận xét các ví dụ trả lời các câu hỏi:
GV: Những sự vật hiện tượng trên vận động theo những chiều hướng như thế nào?
GV: Những vận động nào nói lên sự phát triển ?
GV: Vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
GV: Thế nào là phát triển
GV: Có quan điểm cho rằng: Tất cả mọi sự vận động đều là phát triển. Em nhận xét như thế nào về quan điểm này ?
- HS trả lời cá nhân, cả lớp trao đổi.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Củng cố: HS nhận xét trả lời ví dụ sgk trang 21.
Hoạt động 5: Chứng minh: Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
* Mục tiêu: HS rõ khuynh hướng tất yếu của tgvc là phát triển
* Cách tiến hành:
- GV: HD học sinh nhận xét quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng trong ví dụ ở phần trên và ví dụ trong sgk trang 22.
- HS: Nhận xét phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét bổ sung
GV: Bài học rút ra khi nghiên cứu nội dung trên?
- HS: Nhận xét phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét bổ sung
1- Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a) Thế nào là vận động.
* Ví dụ:- Chim đang bay
- Quạt đang quay
- ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ
- Cây ra hoa, kết quả
- Nguyên tử, chuyển động
- Học từ lớp 1 đến lớp 10
- Xã hội phát triển qua 5 giai đoạn…
* Nhận xét: Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn biến đổi.
- Có trong tự nhiên
- Co trong xã hội
- Có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Định nghĩa: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vậtvà hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b) Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
* Ví dụ:
- Trái đất tồn tại khi quay quanh mặt trời.
- Cây tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường.
- Con chim tồn tại khi còn có đồng hoá - dị hoá…
* Kết luận: Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng vật chất.
c) Các hình thức vận động cơ bản của vật chất.
* Ví dụ:
- Sự chuyển động của ròng rọc
- Vận động của các nguyên tử
- Cây ra hoa, kết quả
- Sự phát triển của xã hội từ CXNT- CHNL- PK- TBCN- XHCN
* Nhận xét:
- Mỗi hình thức vận động có một đặc trưng riêng
- Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Các hình thức vận động phát triển theo trình tự từ thấp đến cao.
* Có 5 hình thức vận động cơ bản.
- Vận động cơ học.
- Vận động vật lý
- Vận động hoá học
- Vận động sinh học
- Vận động xã hội
* Bài học:
- Tuân theo sự vận động của quy luật tự nhiên
- Tuân theo sự vận động của quy luật xã hội.
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng luôn có chiều hướng vận động, biến đổi. Tránh quan điểm cứng nhắc, bất biến.
2- Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.
a) Thế nào là phát triển.
* Ví dụ:
- Hạt nảy mầm
- Cây lớn lên, ra hoa, kết quả
- Xã hội từ phong kiến lên TBCN
- Nhận thức từ lạc hậu đến văn minh
- Máy móc thay thế công cụ đồ đá
* Định nghĩa:
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu…
b) Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
* Phát triển: Là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Đó là cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
* Bài học:
Khi xem xét một svht hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
* Mục tiêu: - GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 5,6 sgk trang 22
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk trang 22.
- Đọc trước bài 4
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/9/2011
Tiết 5: Bài 4
NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
(Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1 - Về kiến thức:
Nhận biết được kết cấu của một mâu thuẫn; Hiểu rõ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vật và hiện tượng.
2 - Về kỹ năng:
Vận dụng để phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng. Phân biệt được khái niệm mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn trong triết học.
3 -Về thái độ:
Biết vận dụng ý nghĩa của nguyên lý đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn, dám đấu tranh tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
II- Nội dung trọng tâm:
Khái niệm mâu thuẫn và vai trò của quy luật mâu thuẫn.
* Tiết 1: Trọng tâm là khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn.
* Tiết 2: Trọng tâm là nguyên lý về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn; Vai trò của mâu thuẫn.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và giảng giải, đàm thoại.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, Sơ đồ về các chiều hướng của sự phát triển, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi.
Câu 1: Vì sao nói:Vận động là phương thức tồn tại của vật chất? Cho ví dụ?
Câu 2: Hãy sắp xếp các loại vận động sau đây vào các hình thức vận động cơ bản cho phù hợp theo trình tự từ thấp đến cao:
1- Ô tô chạy 3- Muối tan trong nước
2- Hạt nảy mầm 4- Sự dao động của con lắc đơn.
HS : Trả lời.
GV : Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới.
- GV: Tạo tình huống có vấn đề: Nhà Vật lý học Niutơn cho rằng, nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất, nhờ “cái hích của thượng đế”, Hôn- bách nhà triết học duy vật tiêu biểu của Pháp ở thế kỷ XVIII cho rằng: “Vật chất vận động là do sức mạnh của bản thân nó, không cần đến một sức thúc đẩy nào từ bên ngoài”.
Vậy để hiểu nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là gì chúng ta cùng nghiên cứu bài học…
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn.
* Yêu cầu: Học sinh hiểu được kết cấu của 1 mâu thuẫn, phân biệt với mâu thuẫn thông thường.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm yêu cầu lấy ví dụ về mâu thuẫn tự nhiên, xã hội, tư duy; hướng dẫn HS nhận xét mâu thuẫn, rút ra kết luận.
- HS: Các nhóm lấy ví dụ ghi ra giấy nháp. Đại diện nhóm trình bày.
- GV: Tổng hợp, nhận xét ghi một vài ví dụ tiêu biểu trong tự nhiên, xã hội, tư duy lên bảng-> yêu cầu HS nhận xét các ví dụ và nêu kết luận.
GV: Em hãy nhận xét các ví dụ trên? Mâu thuẫn là gì ? Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều mâu thuẫn không?
HS: Trả lời.
GV: KL
GV: Phân biệt mâu thuẫn thông thường với mâu thuẫn triết học?
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức
-Mâu thuẫn (thông thường) là trạng thái xung đột lẫn nhau.
- Mâu thuẫn (TH): Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lên nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm biện chứng.
* Cách tiến hành:
- GV dùng phương pháp vấn đáp, giải tích, minh hoạ giúp HS hiểu nội dung kiến thức.
Câu hỏi:
GV: Hai mặt đối lập phản ánh những gì ?
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức
GV: Hai mặt đối lập vận động, phát triển như thế nào ?
GV: Hai mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của sự vật hiện tượng.
* Cách tiến hành:
- GV sử dụng phương pháp động não giúp HS hiểu thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- GV: Qua phân tích về mặt đối lập, theo em Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là gì ?
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức
GV: Kết luận tiết 1:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
* Cách tiến hành:
- GV: Cho HS nêu ví dụ.
- HS: Nêu ví dụ.
- GV HD học sinh nhận xét và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
GV: Trong 1 mâu thuẫn các mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào ? Có những biểu hiện gì ?
- HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi.
- GV: Bổ sung và kết luận
GV: Theo quan điểm triết học: Thế nào là đấu tranh giữa các mặt đối lập ?
GV: Đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn khác với đấu tranh thông thường như thế nào ?
- HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi.
- GV: Bổ sung và kết luận
1- Thế nào là mâu thuẫn.
Khái niệm:
* Ví dụ:
- Trong nguyên tử có: e+; e-
- Trong sinh vật có: đồng hoá; dị hoá.
- Trong nhận thức có: đúng; sai.
- Trong đạo đức có: thiện; ác
* Nhận xét:
- Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt đối lập nhau.
- Hai mặt đối lập đó ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau.
* Khái niệm: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau.
a) Mặt đối lập của mâu thuẫn.
* Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn tồn tại và ràng buộc lẫn nhau bên trong mỗi sự vật hiện tượng .
b) Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
c) Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
* Ví dụ:
- Trong nguyên tử: e+ và e-
- Trong sinh vật: di truyền – biến dị
- Trong xã hội TBCN: g/c TS- g/c VS.
- Trong học tập: chăm học- lười học...
* Nhận xét: Trong quá trình phát triển, các mặt đối lập phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau.
* Định nghĩa: Hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi là: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
* Mục tiêu: - GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây :
a. Sự thống nhát giữa các MĐL là tương đối
b. Mâu thuẫn là tuyệt đối
c. Không có sự vật nào không có hai mặt đối lập
d. Sự tiến bộ của XH nhờ đấu tranh g/c
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1,2 sgk trang 28.
- Đọc phần Tư liệu tham khảo sgk trang 28 và đọc trước phần còn lại của bài.
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiểm tra 15 phút:
Câu hỏi:Phát triển là gì? Tại sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất?
Đáp án: Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên....( Toàn bộ khái niệm )
- Khuynh hướng tất yếu đó là sự xuất hiện cái mới cái tiến bộ....
Ngày soạn: 25/09/2011
Tiết 6: Bài 4:
NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
( Tiết 2 )
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1 - Về kiến thức:
Nhận biết được kết cấu của một mâu thuẫn; Hiểu rõ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vật và hiện tượng.
2 - Về kỹ năng:
Vận dụng để phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng. Phân biệt được khái niệm mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn trong triết học.
3 - Về thái độ:
Biết vận dụng ý nghĩa của nguyên lý đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn, dám đấu tranh tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
II- Nội dung trọng tâm:
Khái niệm mâu thuẫn và vai trò của quy luật mâu thuẫn.
Tiết 2: Trọng tâm là nguyên lý về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn; Vai trò của mâu thuẫn.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và giảng giải, đàm thoại.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, Sơ đồ về các chiều hướng của sự phát triển, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi.
Câu hỏi: Mâu thuẫn là gì ? Thế nào là sự “thống nhất” giữa các mặt đối lập ? Cho ví dụ ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài mới.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét từ các ví dụ trong phần kiểm tra bài cũ -> Trong một mâu thuẫn luôn tồn tại 2 mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu thiếu 1 trong 2 mặt đối lập thì mâu thuẫn không tồn tại, nhưng 2 mặt đối lập lại vận động theo chiều hướng trái ngược nhau. Vì vậy xuất hiện sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vậy đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì ? Sự thống nhất và đấu tranh giữa 2 mặt đối lập có ý nghĩa gì đối với sự vận động, phát triển của svht ?
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu: Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ và chứng minh được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc sự phát triển.
* Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề: tại sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển ?
- Cho HS nêu ví dụ.
- HD HS phân tích và nhận xét và ghi vào giấy nháp câu trả lời.
Câu hỏi:
GV: Mâu thuẫn giữa đồng hoá và dị hoá được giải quyết có tác dụng như thế nào ?
GV: Trong xã hội: Mâu thuẫn giữa TS và VS được giải quyết dẫn đến kết quả như thế nào ?
GV: Trong tập thể lớp: Mâu thuẫn giữa ý thức tốt và ý thức chưa tốt được giải quyết có tác dụng như thế nào ?...
GV: Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập được giải quyết bằng cách nào ? Tại sao ?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
=> Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng ư vậy, sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển không ngừng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quy luật và rút ra bài học PPL.
* Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa triết học của quy luận mâu thuẫn rút ra được bài học phương pháp luận
* Cách thực hiện:
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tiễn, nêu ví dụ, phân tích và rút ra bài học.
- Ví dụ: + Trong học tập…
+ Trong lao động sản xuất…
+ Trong tập thể lớp…
GV: Muốn đạt kết quả tốt ta phải làm gì?
GV: Qua đó rút ra bài học gì ?
- HS động não trả lời (khuyến khích HS phát biểu).
- GV: Nhận xét, kết luận
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
a) Giải quyết mâu thuẫn.
* Ví dụ:
- Đồng hoá > sinh vật phát triển.
- Vô sản > CMXHCN.
- Ý thức tốt > tiến bộ.
- Chăm học > học tốt..
* Nhận xét:
- Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.
- Khi mâu thuẫn được giải quyết, kết quả là sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại xuất hiện các Mâu thuẫn mới…
=> Như vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.
b) Ý nghĩa và bài học:
* Ý nghĩa:
- Giải quyết mâu thuẫn là nguồn gôc, động lực của vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nên cần phải biết phát hiện ra mâu thuẫn, tìm cách tác động, có như vậy mâu thuẫn mới được giải quyết, sự vật cũ mới mất đi, sự vật mới mới ra đời.
* Bài học:
- Mỗi loại mâu thuẫn có phương pháp giải quyết khác nhau, do đó cần phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
- Phân tích từng điểm mạnh – yếu của từng mặt đối lập, phân tích các quan hệ của mâu thuẫn.
- Trong cuộc sống, phải biết phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu
- Biết đấu tranh phê bình và tự phê bình để tiến bộ.
- Tránh tư tưởng “dĩ hoà vi quý”.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Hs: Làm bài tập sau:
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây(bằng cách điền đúng sai)
a. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối
b. Mâu thuẫn là tuyệt đối.
c. Đẩu tranh là tương đối.
d. Không có sự vật nào không có 2 mặt đối lập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk trang 28,29.
- Đọc phần Tư liệu tham khảo sgk trang 28 và đọc trước bài 5.
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:02/10/2011
Tiết 7: Bài 5
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
(Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái niệm chất và lượng theo nghĩa Triết học.
- Nhận rõ sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là quy luật phổ biến của mọi vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
2. Về kỹ năng:
- Giải thích được mặt chất và lượng của sự vật hiện tượng
- Chứng minh được cách thức lượng đổi dẫn đến chất đổi
3. Về thái độ:
- Hiểu rõ trong học tập và rèn luyện phải kiên trìm nhẫn nại khắc phục thái độ nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn.
- Tích cực tích luỹ về lượng trong học tập rèn luyện để nhạnh chóng tạo ra những biến đổi về chất (những tiến bộ vượt bậc) của bản thân, tránh lối sống trung bình chủ nghĩa.
II- Nội dung trọng tâm:
Khái niệm chất và lượng; mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; Sơ đồ về mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến biến đổi về lượng, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi
Câu 1: Vì sao nói mâu thuẫn là ngồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng? Câu 2: Bài tập 5 – SGK GDCD 10 trang 29.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới.
- GV: Em hiểu ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ sau như thế nào ?
+ Góp gió thành bão
+ Năng nhặt chặt bị
- HS trả lời.
- GV nhận xét và dẫn dắt. Trong bài 4 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng vận động, phát triển bằng cách nào, như thế nào? Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất…
- GV nêu mục tiêu của bài học.
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất
* Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm chất trong triết học.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu, thảo luận về những thuộc tính của 1 số sự vật hiện tượng:
Nhóm 1: Tìm hiểu thuộc tính của chanh?
Nhóm 2: Tìm hiểu thuộc tính của đường?
Nhóm 3: Tìm hiểu thuộc tính của muối?
Nhóm 4: Tìm hiểu thuộc tính của ớt?
- HS thảo luận, thống nhất nội dung ghi ra giấy, các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- GV HD học sinh nhận xét những thuộc tính tiêu biểu của từng sự vật hiện tượng, để phân biệt chúng cần dựa vào thuộc tính nào ?
- HS nêu ví dụ, chỉ ra những thuộc tính tiêu biểu của các sự vật hiện tượng.
- GV: Những thuộc tính trên nói lên chất của sự vật hiện tượng? Vậy chất là gì ?
- HS: Phát biểu
- GV: Cho HS tìm hiểu thêm về khái niệm chất để khắc sâu kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lượng.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm lượng trong triết học, mối quan hệ giữa chất và lượng trong một sự vật hiện tượng
* Cách tiến hành:
- GV HS học sinh nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc của 1 số sự vật hiện tượng xung quanh. VD: Bàn, ghế, bảng, cây cối…
- HS nêu các ý kiến
- GV nhận xét, kết luận các ý kiến
GV: Em hãy cho biết lượng là gì ? Hãy tìm các ví dụ khác về lượng ?
- HS : Trả lời,
- GV : Nhận xét, kl
* Củng cố: Hãy chỉ ra chất và lượng trong các sự vật hiện tượng sau: Nước, Hình chữ nhật, nguyên tố Cu.
GV: Vậy trong mỗi sự vật hiện tượng chất và lượng có quan hệ với nhau như thế nào?
GV nêu ví dụ chuyện “Con rắn vuông”, chuyện “Thi nói khoác”
Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ và giải thích đúng được cách thức sự phát triển của sự vật hiện tượng.
* Cách tiến hành: Dùng phương pháp phân tích và quy nạp
- GV hướng dẫn HS phân tích, nhận xét sự phát triển của các sự vật hiện tượng.
Các VD:
- Nhận xét nước ở điều kiện thường, khi tăng t0 từ 00c -> 1000c sẽ biến đổi ntn ?
- Nhận xét quá trình học tập từ lớp 1 -> lớp 9 (hoặc học lực từ TB-khá)
GV: Quá trình biến đổi diễn ra như thế nào ?
GV: Thế nào là độ ? điểm nút ?
1- Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng.
a) Chất:
Ví dụ:
- Nguyên tố Cu:
+ ngtử lượng = 63,54
+ t0 nóng chảy = 10830C
+ t0 sôi = 28800C
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.
b) Lượng:
VD: - Cái bảng có chiều dài là 3m
- Lớp 10A có 50 học sinh.
- Bạn Nam học lớp 10…
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có củasự vật hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), số lượng (ít, nhiều), tốc độ vận động (nhanh, chậm)…của sự vật và hiện tượng.
- Lượng không chỉ rõ được sự khác nhau giữa nó với cái khác.
* Tóm lại:
Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng của nó. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau, chất nào thì lượng ấy.
2- Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a) Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
* Ví dụ:
tăng t0 đến 100o
- H2O (lỏng) ---------àbay hơi(khí)
(4,9 (6,4 < điểm < 8,0…)
- Học lực: yếu –> TB -> Khá -> G
* Nhận xét: Cách thức biển đổi của lượng.
- Lượng biến đổi trước.
- Sự biến đổi của các svht bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng.
- Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
* Độ: Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
* Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Bài tập: Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo 2 phía để giải thích sự biến đổi của hình học. Hỏi:
Lượng thay đổi của hình chử nhật như thế nào?
Chất mới của hình chữ nhậtlà gì?
Xác định độ, điểm nút.
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời.
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra đáp án
a. Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0-50cm.
b, Chất mới của hình chử nhật
+ Hình vuông
+ Đường thẳng.
c. Xác định. – 0 < độ < 50
- Nút: 0và 50.
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập 3,4,5 tr.33
- Đọc trước bài 6.
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:09/10/2011
Tiết 8: Bài 5
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
(Tiết 2)
I - Mục tiêu bài học: Như tiết 1
II - Nội dung trọng tâm:
Khái niệm chất và lượng; mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; Sơ đồ về mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến biến đổi về lượng, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1 - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi
Câu 1:Chất là gì? Lượng là gì? Nói rõ nội dung của sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi của chất?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới.
- GV: Khái quát nội dung tiết 1 và tiết 2. Giới thiệu tiết học có chữa bài tập.
- HS trả lời.
- GV nhận xét và dẫn dắt.
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Nêu sự khác nhau giữa quá trình biến đổi về lượng và quá trình biến đổi về chất.
GV: Qua nội dung quy luật hãy rút ra bài học cho bản thân ?
HS : Trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
* Củng cố: HD học sinh nêu những câu thành ngữ, tục ngữ về mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất.
b) Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
- Chất biến đổi sau
- Chất biến đổi nhanh chóng
- chất mới ra đời thay thế chất cũ. Khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.
3- Bài học:
- Sự vật hiện tượng phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lượng.
- Lượng thay đổi dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
- Muốn có sự phát triển phải có quá trình tích luỹ dần về lượng.
- Trong học tập và rèn luyện, phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ.
- Tránh tư tưởng nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để thi không đem lại kết quả.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Bài tập: Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo 2 phía để giải thích sự biến đổi của hình học. Hỏi:
Lượng thay đổi của hình chử nhật như thế nào?
Chất mới của hình chữ nhậtlà gì?
Xác định độ, điểm nút.
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời.
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra đáp án
a. Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0-50cm.
b, Chất mới của hình chử nhật
+ Hình vuông
+ Đường thẳng.
c. Xác định. – 0 < độ < 50
- Nút: 0và 50.
- Vận dụng kiến thức đã học ở bài 4 và bài 5 vào cuộc sống:
Câu hỏi 1: Em đã vận dụng kiến thức bài 4 như thế nào trong cuộc sống?
Câu hỏi 2: Em đã vận dụng kiến thức của bài 5 như thế nào trong cuộc sống?
Câu hỏi 3: Trong câu tục ngữ: “ Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”, yếu tố chất, theo nghĩa triết học, đã được xác định như thế nào?
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập 3,4,5 tr.33
- Đọc trước bài 6.
6- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/10/2011
Tiết 09
KIỂM TRA 1 TIẾT
(Thời gian 45 phút)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 6 của học sinh, khả năng liên hệ thực tiễn và rút ra bài học về thế giới quan, phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn.
II- Chuẩn bị:
- Học sinh tự ôn tập theo hướng dẫn
- Giáo viên: Ra đề phù hợp.
III- Tiến trình lên lớp:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- ĐỀ BÀI:
I. Đề 1
Câu 1: Mâu thuẫn là gì ? Cho ví dụ và chỉ rõ các mặt đối lập của mâu thuẫn?
Câu 2: Trình bày cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ? Hãy nêu ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ?
Câu 3: Hãy lựa chọn và đánh dấu X vào ô trống những câu tục ngữ nào sau đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng:
a) Tre già măng mọc *
b) Có mới nới cũ *
c) Uống nước nhớ nguồn *
d) Không thầy đố mày làm nên *
đ) Có trăng phụ đèn *
e) Hổ phụ sinh hổ tử *
g) Mèo bé bắt chuột con *
h) Sông lở cát bồi. *
II- Đề 2;
Câu 1: Thế nào là sự thống nhất, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ? Hãy nêu ví dụ chứng tỏ đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ?
Câu 2: Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Câu 3: Hãy lựa chọn và đánh dấu X vào ô trống những câu tục ngữ nào sau đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng:
a) Tre già măng mọc *
b) Có mới nới cũ *
c) Uống nước nhớ nguồn *
d) Không thầy đố mày làm nên *
đ) Có trăng phụ đèn *
e) Hổ phụ sinh hổ tử *
g) Mèo bé bắt chuột con *
h) Sông lở cát bồi. *
C- Biểu điểm:
ĐỀ 1;
Câu 1: 3 điểm
- ý 1: Nêu đúng khái niệm mâu thuẫn: 1 điểm
- ý 2: Nêu được ví dụ đúng về mâu thuẫn: 1 điểm
- Phân tích được các mặt đối lập trong ví dụ đã nêu: 1 điểm
Câu 2: 5 điểm
- ý 1: Nêu đúng được sự biến đổi của lượng dẫn đến biến đổi về chất: 1,5 điểm
- ý 2: Nêu đúng được sự biến đổi của chất, chất mới ra đời lại bao hàm lượng mới phù hợp: 1,5 điểm
- ý 3: Nêu và phân tích được ví dụ: 2 điểm
Câu 3: 2 điểm
- Mỗi ý lựa chọn đúng: 0,25 điểm
ĐỀ 2:
Câu 1: 5 điểm
- ý 1: Nêu đúng được thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập: 1,5 điểm
- ý 2: Nêu đúng được thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: 1,5 điểm
- ý 3: Nêu và phân tích đúng được ví dụ theo yêu cầu đề bài: 2 điểm
Câu 2: 3 điểm
- ý 1: Nêu đúng khái niệm chất của sự vật, hiện tượng: 1 điểm
- ý 2: Nêu đúng khái niệm lượng của sự vật, hiện tượng: 1 điểm
- ý 3: Nêu đúng được ví dụ về chất, lượng: (0,5 điểm X 2): 1 điểm
Câu3: như đề 1
D. DẶN DÒ.
Về nhà các em chuẩn bị trước nội dung bài mới.
Ngày soạn:21/10/2011
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
Tiết 10
NGOẠI KHÓA
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Làm cho học sinh nắm những quy định thiết yếu để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là những vùng giao thông trọng điểm.
- Học sinh nắm được các quy định, các quy tắc khi tham gia giao thông, ý nghĩa của một số biển báo thường gặp, biết cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
2. Về kỹ năng
- Biết phân loại các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp.
- Nhạy bén trong xử lý tình huống khi tham gia giao thông, tức là biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
3. Về thái độ
Có ý thức, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai khi tham gia giao thông.
II. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu
- Tài liệu chính thức:
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Luật giao thông đường bộ, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, Hà Nội.
2. Phương tiện
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ, báo chí, thông tin trên mạng internet…
III. Phương pháp: hỏi đáp, nêu vấn đề, tình huống, trực quan.
IV. Trọng tâm: những quy định, quy tắc khi tham gia giao thông; ý nghĩa của một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp, có liên quan đến học sinh thực hiện.
V. Tiến trình dạy học.
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B. KIỂM TRA BÀI CŨ.
C. BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người đi bộ.
- Mục tiêu: HS nắm được những quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người đi bộ để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng khi tham gia giao thông.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp hỏi – đáp, nêu vấn đề.
Câu 1: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?
1- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
2- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
3- Người đi bộ trên đường bộ;
4- Cả 3 thành phần nêu trên.
- Nhận xét, chốt lại.
- Câu 2: Nói chung, người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Đi bên phải theo chiều đi của mình; phải giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác;
2- Đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
3- Đi đúng phần đường quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Nhận xét, chốt lại.
- Em biết gì về những quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người đi bộ?
- Nhận xét, chốt lại theo Điều 30 của Luật giao thông đường bộ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những quy định đối với người điều khiển xe đạp và người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông.
- Mục tiêu: HS nắm vững các quy định nói trên để thực hiện cho đúng.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp tình huống kết hợp với hỏi – đáp.
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 7 phút.
- Nêu tình huống: một số học sinh khi đi xe đạp lại dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói chuyện; xe không phanh (thắng); đua xe, rượt đuổi nhau trên đường; chở 3 người…
- Theo em, những biểu hiện trên là sai hay đúng? Vì sao?
- Em biết gì về quy định đối với người đi xe đạp?
- Nhận xét, chốt lại.
“Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 28 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này.” (Điều 29, khoản 1, Luật giao thông đường bộ).
- Có khi, tại chốt đèn, gặp đèn đỏ, người đi xe đạp đang đi ở phía bên phải có thể quẹo phải nếu có biển phụ chỉ dẫn cho phép.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
- Mục tiêu: HS nắm vững các quy định trên để tránh vi phạm và sau này thực hiện cho đúng.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp hỏi – đáp.
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 7 phút.
- Theo em, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi lưu thông trên đường phải đảm bảo những điều kiện gì theo quy định của Luật giao thông đường bộ?
- Nhận xét, giải đáp:
+ Người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 tham gia lưu thông trên đường phải đảm bảo những điều kiện sau:
. Đủ 16 tuổi trở lên.
. Có giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
. Phải đội mũ bảo hiểm.
=> Học sinh nào đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy (loại xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3, đã cho phép học sinh lái các loại xe như xe honda đam, xe honda 67, xe honda 50, hoặc xe đạp điện), phải đảm bảo các điều kiện còn lại đã nêu trên.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên tham gia lưu thông trên đường phải đảm bảo những điều kiện:
. Đủ 18 tuổi trở lên.
. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
. Phải đội mũ bảo hiểm.
1) Những quy định đối với người đi bộ (Đ 30)
- Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
2. Những quy định đối với người điều khiển xe đạp và người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông (Đ 28, Đ 29)
- Đối với người điều khiển xe đạp:
+ Không được đi xe đạp trên hè phố, vườn hoa công cộng và những nơi có biển cấm đi xe đạp.
+ Chỉ được dừng, đỗ xe đạp khi đã ở vị trí sát vỉa hè hoặc lề đường.
+ Khi đi xe đạp gặp đèn đỏ, người đi xe đạp phải dừng lại về bên phải phía trước hàng đinh thứ nhất.
+ Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em. Trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn (nếu chở được).
+ Cấm người đang điều khiển xe đạp có các hành vi sau:
. Đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; đi xe lạng lách, đánh võng; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động; sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh, phóng nhanh, vượt ẩu, rẽ trái, rẽ phải trước đầu xe cơ giới hoặc có hành động gây nguy hiểm cho người khác.
- Đối với người ngồi trên xe đạp: cấm người ngồi trên xe đạp đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái, có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông.
3. Những quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông (Đ 28)
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
+ Phải đảm bảo độ tuổi, sức khỏe theo quy định và phải có các giấy tờ cần thiết phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Đ 53).
+ Phải đội mũ bảo hiểm.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn.
+ Cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có các hành vi sau đây:
. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
. Sử dụng ô, điện thoại di động; sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
. Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường.
. Có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, cấm có các hành vi sau đây:
+ Mang vác vật cồng kềnh, sử dung ô.
+ Bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Về nhà chuẩn bị nội dung ôn tập để giờ sau ôn tập học kỳ.
Ngày soạn:28/10/2011
Tiết 11: Bài 6
KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng. Từ đó phê phán được những biểu hiển của quan điểm phủ định siêu hình.
- Nhận biết được khuynh hướng phát triển chung của sự vật hiện tượng là cái mới luôn thay thế cái cũ.
2. Về kỹ năng:
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.
- Nêu được ví dụ và phân tích được một số hiện tượng tiêu biểu cho sự ra đời của cái mới trong xã hội ta hiện nay.
3. Về thái độ:
- Ủng hộ cái mới và làm theo cái mới.
- Tránh thái độ phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa một cách thiếu chọn lọc các giá trị văn hoá nhân loại và truyền thống dân tộc.
II- Nội dung trọng tâm:
Học sinh hiểu rõ đặc điểm của phủ định biên chứng và khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; Sơ đồ về khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng, một số bảng so sánh giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy nói rõ đặc điểm và sức khỏe SSVTN?
Giới thiệu bài mới.
- GV nhận xét và dẫn dắt. Trong bài 4, bài 5 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được nguồn gốc, cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng vận động, phát triển theo khuynh hướng như thế nào ? Nội dung bài 6 sẽ cho chúng ta hiểu rõ được điều đó…
3- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Phủ định là gì ?
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát các sự vật hiện tượng và nhận xét các ví dụ: Đốt rừng, chặt cây, Hạt lúa xay thành gạo, quả trứng nở thành gà con…
Câu hỏi: Các sự vật hiện tượng trên có một đặc điểm chung là gì ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ và phân biệt được khái niệm PĐBC và PĐSH.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm; phát phiếu học tập và HD các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
Nhóm 1: Cho các ví du:
- Gió bão làm đổ cây
- Động đất đổ sập nhà
- Ngắt một bông hoa
- Giết chết một con sâu.
Câu hỏi:
1, Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện tượng trên ?
2, Nguyên nhân của nó là gì ?
3, Thế nào là Phủ định siêu hình ?
Nhóm 2: Cho các ví dụ:
- Hạt thóc mọc thành cây lúa.
- Quả trứng nở thành gà con
- Xã hội PK -> Xã hội TBCN
- NaOH + HCl = NaCl + H2O
Câu hỏi:
1, Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện tượng trên ?
2, Nguyên nhân của nó là gì ?
3, Thế nào là Phủ định biện chứng ?
Nhóm 3 và nhóm 4:
1, Hãy so sánh sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
2, Đặc điểm của phủ định biện chứng là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- Học sinh thảo luận theo nhóm, chuẩn bị nội dung, cử đại diện trình bày.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét, phấn tích và bổ sung thêm
- Rút ra kết luận.
- Củng cố: Phân biệt PĐBC và PĐSH
+ Con gà ->Quả trứng; Cái kén-> con tằm
+ Bão đổ cây cối; XHPK -> XHTBCN
+ Học tập: cấp 1-> cấp 2 -> cấp 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khuynh hướng sự phát triển
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ khuynh hướng sự phát triển.
* Cách tiến hành:
- GV giảng giải: Mọi svht đều được sinh ra cùng với khả năng phủ định của chính bản thân nó. Những cái đang tồn tại đều là kết quả phủ định cái đã tồn tại trước nó và đến lượt nó, sẽ bị phủ định bằng những cái khác mới hơn. Đó là phủ định của phủ định.
- GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS phân tích ví dụ và thảo luận.
Ví dụ:
- Hạt thóc -> cây lúa -> hạt thóc ->…
- Con tằm -> cái kén -> con tằm…
- XH CHNL->XHPK->XHTBC->…
Câu hỏi:
GV: Xác định sự phủ định trong các ví dụ trên: đâu là PĐ lần 1, PĐ lần 2 ?
GV: Phủ định lần 2 có ý nghĩa gì ?
GV: Đâu là sự vật tồn tại, sự vật mới, sự vật mới hơn ?
- HS: Trả lời
- GV: Liệt kê các ý kiến, cho HS nhận xét và tổng kết.
+ Cái mới hơn ra đời tiến bộ hơn, phát triển hơn cả về lượng và chất. Như vậy sự phủ định biện chứng diễn ra liên tục tạo ra khuynh hướng tất yếu của sự phát triển, cái mới luôn xuất hiện thay thế cái cũ. Khuynh hướng sự phát triển là luôn vươn tới cái mới.
+ Khuynh hướng sự phát triển theo đường xoáy trôn ốc.
Hoạt động 4: Rút ra bài học trong thực tiễn.
* Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ hướng dẫn HS phân tích và rút ra kết luận về bài học cho bản thân.
GV: Bằng kiến thức đã học qua bài, hãy giải thích những ví dụ sau và rút ra bài học gì cho bản thân ?
Ví dụ:
1- Con gà phủ định quả trứng.
2- Cây mạ non phủ định hạt thóc
3- Xã hội TBCN phủ định xã hội Phong kiến.
4- Trình độ nhận thức của HS lớp 10 phủ định trình độ nhận thức HS lớp 9.
- Cả lớp trao đổi
- GV gợi ý, giải thích, khắc sâu kiến thức đã học, rút ra bài học.
1- Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình .
Phủ định là gì ?
Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật hiện tượng nào đó.
a) Phủ định siêu hình :
Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng (chấm dứt sự phát triển)
b) Phủ định biện chứng:
Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển svht mới.
* Đặc điểm của Phủ định biện chứng.
Đặc điểm 1: Tính khách quan.
- PĐBC mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân svht- đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
Đặc điểm 2: Tính kế thừa.
- Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật hiện tượng giữa lại yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu để sự vật hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng
2- Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng .
a) Phủ định của phủ định.
- Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
b) Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
- Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
c) Bài học thực tiễn:
- Nhận thức cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới.
- Tôn trọng quá khứ
- Tránh bảo thủ cái cũ hoặc phủ định
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV: Em hãy cho biết ý kiến đúng khi nói đến các quan điểm về “ Cái mới” theo ý nghĩa Triết học trong những quan điểm sau:
a) Cái mới lạ hơn cái cũ.
b) Cái ra đời sau so với cái trước.
c) Cái phức tạp hơn so với cái trước.
d) Đó là những cái ra đời sau, tiến bộ hơn và hoàn thiện hơn.
5-DẶN DÒ HỌC SINH:
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập 5 tr.38
- Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
- Trọng tâm: Bài 4, Bài 5, Bài 6.
- Phương pháp kiểm tra: có 70% câu hỏi tự luận và 30% câu hỏi trắc nghiệm.
6- RÚT KINH NGHIỆM, SAU BÀI DẠY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 06/11 2011
Tiết 12: Bài 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ nhận thức là gì; Thực tiễn là gì.
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.
- Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.
II- Nội dung trọng tâm:
- Tiết 1: Làm rõ hai giai đoạn của quá trình nhận thức, nhận thức là gì ?
- Tiết 2: Làm rõ thực tiễn là gì ? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ? Rút ra bài học.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: Tổ chức trò chơi nhận thức các sự vật, thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị đồ dùng trực quan, một số bảng về các quan điểm về nhận thức, bảng so sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ổ to, bút dạ và phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giới thiệu bài mới.
GV: Con ngời ta luôn có những mong muốn tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính mình. Nhng muốn làm được điều đó phải xuất phát từ thực tiễn mới giúp con người có khả năng nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Nghiên cứu rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu các quan điểm về nhận thức.
* Mục tiêu: HS hiểu được các quan điểm khác nhau về nhận thức.
* Cách tiến hành:
- GV sử dụng những ví dụ phần bài cũ, yêu cầu HS động não phát biểu.
GV: Theo em kết quả nhận thức có được là do đâu ?
- GV giới thiệu bảng nêu các quan điểm về nhận thức (Duy tâm, biện chứng trước Mác và triết học duy vật biện chứng)
GV: Sự khác nhau giữa các quan điểm này là gì ? Theo em quan điểm nào đúng ?
- HS: Cả lớp trao đổi và trả lời.
- GV: Nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 giai đoạn của quá trình nhận thức.
* Mục tiêu: HS phân biệt được và hiểu rõ mối quan hệ của 2 giai đoạn nhận thức.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tìm hiểu thế nào là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính.
+ GV cho các nhóm HS quan sát với 1 số vật cụ thể -> yêu cầu mô tả hình dáng, màu sắc, kích thước của vật.
+ HS phát biểu, GV ghi nhanh những dặc điểm của vật lên góc bảng.
+ GV thu lại những vật đã cho HS quan sát, yêu cầu HS từ những đặc điểm của vật đã quan sát hãy so sánh và nêu nhận xét về các vật đó.
+ HS động não, phát biểu.
+ GV tóm tắt và kết luận: giai đoạn nhận thức thứ nhất là nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức thứ 2 là nhận thức lý tính.
Hỏi: Vậy nhận thức cảm tínhlà gì ? nhận thức lý tính là gì ?
- Bước 2: HS nghiên cứu sgk và qua những hoạt động ở bước 1 so sánh 2 giai đoạn nhận thức.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1 và nhóm 2: So sánh sự khác nhau giữa 2 giai đoạn nhận thức.
Nhóm 3 và nhóm 4: Mối quan hệ giữa 2 giai đoạn nhận thức.
+ HS thảo luận theo nhóm, ghi nội dung vào giấy khổ to.
+ Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, đại diện các nhóm trình bày.
+ GV hướng dẫn HS phân tích thêm,
+Treo bảng so sánh nhận thức cảm tính, để đối chiếu, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhận thức là gì?
* Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm thế nào là nhận thức.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS từ nghiên cứu nội dung mục a, mục b rút ra khái niệm.
Câu hỏi:
GV: Để có nhận thức cần có các yếu tố nào?
GV: Nhận thức là gì ?
- HS đàm luận, phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 4: Bài tập củng cố:
- GV sử dụng bảng phụ đã chuẩn bị bài tập trắc nghiệm cho HS làm để củng cố kiến thức.
1- Thế nào là nhận thức.
a) Quan điểm về nhận thức:
- Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo.
- Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.
- Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
b) Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
* Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
=> Là giai đoạn nhận thức trực tiếp.
+ Ưu điểm: Độ tin cậy cao
+ Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện.
* Nhận thức lý tính:
Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng => là giai đoạn nhận thức gián tiếp.
+ Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện.
+ Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.
* Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
- Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn.
c) Nhận thức là gì ?
* Các yếu tố:
- Sự vật, hiện tượng trong TGKQ.
- Các cơ quan cảm giác.
- Hoạt động của bộ não.
* Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
* Kết luận:
- Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức.
=> Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV: Cho HS đọc và trả lời tình huống số 1 và số 6- Tài liệu Thực hành GDCD 10 tr 36,39.
- GV sử dụng phiếu học tập cho HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
5 - DẶN DÒ
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc trước nội dung mục 2.
6- Rút kinh nghiệm sau bài dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/11/2011
Tiết 13: Bài 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ nhận thức là gì; Thực tiễn là gì.
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.
- Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.
II- Nội dung trọng tâm:
- Tiết 2: Làm rõ thực tiễn là gì ? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ? Rút ra bài học.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: Thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; giấy khổ to, bút dạ và phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi
Câu hỏi: : Hãy lựa chọn và đánh dấu X vào ô trống những phương án thích hợp trong các câu sau:
Câu 1: Khi nói đến nhận thức lý tính có nghĩa là:
a) Quá trình nhận thức gián tiếp sự vật, hiện tượng. 1
b) Cho ta những nhận thức đáng tin cậy 1
c) Cho ta nhận thức sâu sắc về bản chất của sự vật, hiện tượng. 1
d) Là quá trình nhận thức phiến diện. 1
Câu 2: Khi nói đến nhận thức cảm tính có nghĩa là:
a) Quá trình nhận thức trực tiếp sự vật, hiện tượng. 1
b) Cho ta những thông tin chính xác, đáng tin cậy. 1
c) Cho ta nhận thức sâu sắc về bản chất của sự vật, hiện tượng. 1
d) Là quá trình nhận thức toàn diện 1
Giới thiệu bài mới.
- GV nhận xét qua kiểm tra bài cũ và dẫn dắt thiệu nội dung bài học, nêu mục tiêu và yêu cầu cần tìm hiểu của giờ học.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Thực tiễn là gì?
* Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm thực tiễn, phân biệt được với thực tế.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tiễn đàm luận
Câu hỏi:
GV: Thực tiễn là gì ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, KL
GV: Thực tiễn biểu hiện bằng các hình thức hoạt động nào ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, KL
GV: Trong các hoạt động đó, hoạt động nào giữ vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, KL
GV: Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm thực tiễn và thực tế ?
- HS nghiên cứu tài liệu, liên hệ phát biểu.
- GV gợi ý khuyến khích HS trả lời, phân tích thêm và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức, rút ra được bài học cho bản thân.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của thực tiễn.
Nhóm 1: Tại sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Cho ví dụ?
Nhóm 2: Tại sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức. Cho ví dụ?
Nhóm 3: Tại sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức. Cho ví dụ?
Nhóm 4: Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Cho ví dụ?
- HS: Các nhóm học sinh thảo luận, chuẩn bị nội dung ra phiếu học tập, đại diện các nhóm trình bày.
- GV: Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung, kết luận.
* Củng cố:
- Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo 2- sgk trang 43.
- Cho học sinh rút ra bài học
Vậy: Thực tiễn không những là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức mà còn tiêu chuẩn của chân lý.
GV: Qua bài em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Bác Hồ: “Thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng; lý luận mà không có thực tiễn thì là lý luận suông.”
2- Thực tiễn là gì ?
*Khái niệm:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
* Các hình thức biểu hiện:
- Hoạt động sản xuất vật chất.
- Hoạt động chính trị – xã hội
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
=> 3 hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.
3- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Vì: Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: - Sự ra đời của các khoa học
- Dự báo thời tiết.
- Các câu tục ngữ…
b) Thực tiễn là động lực của nhận thức.
- Vì: Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển.
Ví dụ: - Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
- Trong sản xuất…
- Trong học tập…
c) Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
- Vì: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội.
Ví dụ: Ứng dụng các phát minh khoa học: công nghệ điện tử, công nghệ sinh học…
d) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.
Ví dụ:- Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
* Bài học:
Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV sử dụng phiếu học tập cho HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bằng các kiến thức đã học, em hãy cho biết: Dựa vào cơ sở nào mà cha ông ta đúc rút được kinh nghiệm thành câu tục ngữ:
A : Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
B: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
C: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
HS: Cả lớp làm bài tập.
5- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập trong sgk trang 44
6-RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/11/2011
Tiết 14: Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.
2. Về kỹ năng:
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm:
- Tiết 1: Phân tích rõ được Con người là chủ thể của lịch sử.
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức:
Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ: (nhắc lại kiến thức đã học)
Giới thiệu bài mới.
- GV giới thiệu bài: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết học duy tâm cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, còn người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
+ Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu trong tiết 1.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1:
Chứng minh: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
- Mục tiêu: HS hiểu được chính con người tạo ra lịch sử của chính mình.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS thảo luận về Vai trò của lao động đối với sự phát triển của lịch sử.
+ HD học sinh nghiên cứu sgk, đọc tư liệu tham khảo -> thảo luận.
Câu hỏi:
GV: Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo ra những công cụ lao động nào?
GV: Việc thay đổi công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự chuyển hoá từ vượn cổ thành người ?
GV: Những công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội ?
+ HS: Cả lớp trao đổi
+ GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên góc bảng phụ
+ GV: Nhận xét, kết luận: Lịch sử loài người hình thành từ khi con người biết lao động sản xuất. Nhờ chế tạo và sử dụng cclđ, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật để chuyển sang thế giới loài người.
* Hoạt động 2: Chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm
(phát phiếu học tập)
Nhóm 1: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất cho xã hội ?
Nhóm 2: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội ?
Nhóm 3: Chứng minh con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội ?
- HS thảo luận theo nhóm, liệt kê các ý kiến ra phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo công cụ lao động, xét cho cùng đó là lịch sử phát triển của các PTSX mà trong đó con người là lực lượng chính. Vì vậy con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, con người cần biết tônbtrọng các quy luật khách quan, biết vận dụng quy luật khách quan trong các hoạt động thực tiễn của mình.
1- Con người là chủ thể của lịch sử.
a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
* Quá trình phát triển của con người:
- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.
- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.
* Quá trình phát triển của xã hội.
- Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.
- Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.
=> xã hội loài người ra đời.
* Việc chế tạo ra công cụ lao động đã làm cho xã hội ngày một phát triển.
* Tóm lại: Như vậy thông qua quá trình lao động và chế tạo công cụ lao động đã giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
b- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
* Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:
- Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
- Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
Ví dụ:+Lương thực, thực phẩm
+ Tư liệu sinh hoạt
* Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần
- Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật
Ví dụ:+ Các kỳ quan thế giới
+ VN: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên
c- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.
Ví dụ: Từ CXNT -> CHNL -> PK -> TBCN - > XHCN
Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn ton trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
- Con người sáng tạo ra lịch sử của mình ntn ? Cho ví dụ ?
Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội ntn ? Cho ví dụ
5- DẶN DÒ :
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi số 1 trong sgk trang 59.
- Đọc trước nội dung mục 2 và phần Tư liệu tham khảo – sgk trang 60
6-RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 27/11/2011
Tiết 15: Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.
2. Về kỹ năng:
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm:
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức:
Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
B- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gv: Nêu câu hỏi
Câu hỏi: Chứng minh: Con người là chủ thể của lịch sử ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, cho điểm
- GV nêu yêu cầu của bài học, trọng tâm của tiết 2.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Chứng minh: Con người là mục tiệu sự phát triển của xã hội.
* Cách tiến hành:
1- Đặt vấn đề: GV ghi câu hỏi ra bảng phụ cho học sinh thảo luận lớp:
Câu hỏi: Thông qua các hình tượng: Thần trụ trời, Sơn Tinh, Đăm San hay Prômêtê trong thần thoại Hy Lạp đã thể hiện khát vọng của con người ngay từ buổi đầu lịch sử như thế nào ?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân
- GV: Cho HS thảo luận, nhận xét và rút ra kết luận.
2- HD phân tích:
- GV chia học sinh thành 3 nhóm, hướng dẫn thảo luận.
+ Nhóm 1: Em ước mong được sống trong một xã hội như thế nào ?
+ Nhóm 2: Hãy nêu những vấn đề lớn mà nhân loại cùng quan tâm hiện nay ?
+ Nhóm 3: Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục các tình trạng đó ?
- HS: Thảo luận theo nhóm, cử 1 đại diện trình bày.
- GV: Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung các ý kiến.
- GV: nêu vấn đề chung: Vậy vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Chứng minh: CNXH với sự phát triển toàn diện cho con người.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những hình thái xã hội nào ?
- HS trả lời cá nhân
- GV ghi nội dung trả lời lên bảng phụ.
- GV HDHS so sánh: Hãy so sánh các chế độ xã hội và nhận xét về sự đáp ứng mục tiêu phát triển của các xã hội.
XH CXNT:…………………………..
XH CHNL:…………………………..
XH PK:………………………………
XH TBCN:…………………………..
XH XHCN:………………………….
GV: Qua so sánh em rút ra kết luận gì về mục tiêu phát triển của các chế độ xã hội?
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
2- Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội.
a- Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội.
- Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.
- Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu KHKT đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ cuộc sống con người.
VD: + Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố
Tóm lại:
Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.
b- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người.
* So sánh các chế độ xã hội:
CXNT: Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên
CHNL: Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột
PK: Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức DT,TG, con người bị áp bức, bóc lột.
TBCN: Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột
XHCN: Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển
* Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ XHCN mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của CNXH là vì tự do, hạnh phúc cho con người.
4- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
- Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
- Chủ nghĩa xã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án lớp 10.doc