Tài liệu Giáo án Đạo đức: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập: Tuần 6: (Từ ngày 29/9 đến ngày 3/1O )
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (tiết 2)
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết yêu quí và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
- Thường xuyên có ý thức giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
II.Tài liệu và phương tiện.
- Phần thưởng cho H
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (5')
? Giờ đạo đức trước chúng ta học bài gì?
? Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
2.Bài mới.
a.Hoạt động 1. (20-22') Thi: Sách vở ai đẹp nhất
* G nêu: Thi chọn ai có sách vở đồ dùng đẹp nhất?
- G và lớp trưởng chấm.
+ Vòng 1.Thi ở tổ.
+ Vòng 2. Thi ở lớp.
- Tiêu chuẩn chấm thi.
+ Có đủ sách vở theo đúng qui định.
+ Sách vở sạch sẽ, không bẩn, quăn mép...
+ Đồ dùng sạch, không bẩn.
- H xếp sách vở đồ dùng lên bàn.
+ Thi ở tổ: Mỗi tổ chọn 1-2H
+ Thi ở lớp: Chọn 5 H
- G công bố kết quả, trao phần thưởng.
b.Hoạt động 2 (3')
- H hát bài sách bút thân yêu ơi.
c.Hoạt động 3 (5')
Cho H đọc thuộc câu thơ
"Muốn cho...
23 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: (Từ ngày 29/9 đến ngày 3/1O )
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (tiết 2)
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết yêu quí và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
- Thường xuyên có ý thức giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
II.Tài liệu và phương tiện.
- Phần thưởng cho H
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (5')
? Giờ đạo đức trước chúng ta học bài gì?
? Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
2.Bài mới.
a.Hoạt động 1. (20-22') Thi: Sách vở ai đẹp nhất
* G nêu: Thi chọn ai có sách vở đồ dùng đẹp nhất?
- G và lớp trưởng chấm.
+ Vòng 1.Thi ở tổ.
+ Vòng 2. Thi ở lớp.
- Tiêu chuẩn chấm thi.
+ Có đủ sách vở theo đúng qui định.
+ Sách vở sạch sẽ, không bẩn, quăn mép...
+ Đồ dùng sạch, không bẩn.
- H xếp sách vở đồ dùng lên bàn.
+ Thi ở tổ: Mỗi tổ chọn 1-2H
+ Thi ở lớp: Chọn 5 H
- G công bố kết quả, trao phần thưởng.
b.Hoạt động 2 (3')
- H hát bài sách bút thân yêu ơi.
c.Hoạt động 3 (5')
Cho H đọc thuộc câu thơ
"Muốn cho sách vở bền lâu
Đồ dùng đẹp mãi nhớ câu giữ gìn"
3.Củng cố.
- Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập?
- Giữ gìn sách vở...Giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Nhận xét giờ học
----------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Chăm sóc và bảo vệ răng
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp.
- Chăm sóc răng đúng cách. Tự giác xúc miệng sau khi ăn đánh răng hàng ngày.
II.Đồ dùng học tập.
- Bàn chải, kém đánh răng (H)
- Mô hình răng bàn chải, kem đánh răng.
III.Hoạt động dạy học.
*Khởi động. Trò chơi: ai nhanh ai khéo (6-7')
- Cho 8H xếp thành 2 hàng dọc. Mỗi em ngậm 1 que bằng giấy. 2 em đầu hàng ngậm 1 que bằng giấy có 1 vòng tròn bằng tre và chuyển vòng tròn cho người thứ hai...
- Đội nào xong trước, vòng tròn không bị rơi - thắng.
- G công bố đội thắng, thua. Vì sao thắng?
đ Bài 6...
a. Hoạt động 1 (10-12') Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu. Biết thế nào là răng khoẻ đẹp. Thế nào là răng sâu thiếu vệ sinh.
- Tiến hành.
+ Bước 1. Cho 2 H quay mặt vào nhau. Quan sát hàm răng của bạn nhận xét.
+ Bước 2. Các nhóm nêu kết quả.
đ Kết luận.
- Cho H xem mô hình răng. Hàm răng trẻ em đầy đủ là 20 chiếc đ răng sữa. Khi răng hỏng hoặc đến tuổi thay, răng sữa sẽ lung lay rụng răng mới sẽ mọc lên đ Răng vĩnh viễn.
- Khi thấy răng sữa có hiện tượng lung lay, em phải làm gì?
- Nếu răng vĩnh viễn bị sâu rụng. Nó sẽ không mọc lại nữa.
đ Gĩư vệ sinh răng miệng là quan trọng, cần thiết.
b.Hoạt động 2 (10-12') Làm việc với Sgk.
- Mục tiêu: H biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng .
- Tiến hành.
+ Bước 1. Quan sát tranh Sgk/14-15 (H làm việc theo cặp)
Nói về việc làm của mỗi bạn trong các hình? Việc nào đúng sai? Tại sao?
+ Bước 2. H trình bày.
=> G bổ sung: Nên đánh răng, súc miệng lúc nào thì tốt nhất?
Vì sao không nên ăn nhiều bánh ngọt?
Răng đau, rụng ta phải làm gì?
đ Kết luận: H nhắc lại những việc nên làm không nên làm.
c.Hoạt động 3 (5') Làm bài tập /7
-------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2008
Thể dục
Bài 6. Đội hình đội ngũ- trò chơi vận động
I.Mục tiêu.
- Ôn 1 số kĩ năng về đội hình đội ngũ.Yêu cầu thực hiện nhanh tự giác hơn giờ trước.
- Học dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu biết và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi "Qua đường lội". Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức độ tương đối chủ động.
II.Địa điểm phương tiện.
- Kẻ sân như bài 5.
III.Nội dung và phương pháp.
1.Phần (cơ bản) mở đầu. (5-7')
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc.
- Khởi động: - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc (30- 40mm)
- Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại"
- Phổ biến: - Ôn tập hợp hàng dọc. Dóng hàng, nghiêm, nghỉ.
- Học dồn hàng, dàn hàng.
- Trò chơi qua đường lội.
2.Phần cơ bản (20-25')
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
- Ôn tập hợp hàng dọc dóng hàng, nghiêm, nghỉ, quay phải, trái.
- Dàn hàng, dồn hàng
2-3 lần
5-7'
8-10'
3-4 lần
- Lần 1: G điều khiển.
- Lần 2, 3 lớp trưởng điều khiển.
- G giải thích làm mẫu Em A làm chuẩn, cách 1 sải tay, dàn hàng.
Em A hô: có. Giơ tay trái (Tay phải buông xuống) H khác giơ tay dàn hàng, dồn hàng (tương tự).
-Trò chơi: Qua đường lội (4-5')
3.Phần kết thúc (5-7')
- Đứng vỗ tay - hát.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
Tuần 7: ( Từ ngày 6/10 đến ngày 10/10)
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Đạo đức
Bài 4: Gia đình em
I.Mục tiêu.
-H hiểu trẻ em có quyền có gia đình, cha mẹ được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
-Trẻ em có bổn phận phải lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ, anh chị.
-H biết yêu quí ông bà cha mẹ. Lễ phép với ông bà cha mẹ.
II.Tài liệu và phương tiện.
- Tranh phỏng bài tập 2 VBTĐĐ.
III.Các hoạt động dạy học.
*Khởi động (2') - Hát bài cả nhà thương nhau.
1.Kiểm tra (5') - Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập ?
2.Bài mới.
a.Hoạt động 1. (5- 6') Kể về gia đình mình.
- Cho H chia nhóm (4-5-4) tự kể cho nhau nghe theo nội dung:
+ Nhà em có mấy người: Bố mẹ tên gì? Anh chị bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy?
+ G cho 2-3H kể trước lớp.
đ Kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình...
b.Hoạt động 2. (9-10') Xem tranh bài 2 kể lại nội dung tranh.
- Đại diện nhóm trình bày.
- G chốt (G treo tranh bài 2)
+ Tranh 1. Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài.
+ Tranh 2. Bố mẹ cho con đi chơi đu quay ở công viên.
+ Tranh 3. Cả nhà sum họp bên mâm cơm.
+ Tranh 4. Bạn nhỏ trong tổ bán báo xa mẹ đang bán báo.
- Bạn nhỏ nào được sống hạnh phúc ? đ H1, 2, 3 .
- Bạn nào phải sống xa mẹ ? đ H4 .
ị Kết luận. Chúng ta thật hạnh phúc xung sướng khi được sống với gia đình. Cần cảm thông chia sẻ với các bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
c.Hoạt động 3. (10 - 12') Bài tập 3.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
* Nhóm 1. Đóng vai theo tình huống ở tranh 1.
* Nhóm 2. Tranh 2 Nhóm 3. Tranh 3 Nhóm 4. Tranh 4.
=> G chốt.
* Tranh 1: nói vâng ạ và làm theo lời mẹ/
* Tranh 2: Chào bà, chào cha mẹ khi cha mẹ đi làm về.
* Tranh 3: Xin phép bà đi chơi.
* Tranh 4: Nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn.
ị Kết luận. Các em phải có bổn phận kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ.
3.Củng cố (2').
Hát bài: Mẹ yêu không nào.
---------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 7: thực hành đánh răng và rửa mặt
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết cách đánh răng và rửa mặt đúng cách, áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
II.Đồ dùng dạy học.
- H: Bàn chải đánh răng, cốc, khăn.
- G: Mô hình răng, bàn chải, kem đánh răng, chậu nước.
III.Các hoạt động dạy học.
*Khởi động: (5') Chơi trò chơi "Cô bảo"
- G nêu yêu cầu: H chỉ được phép làm điều G yêu cầu khi có từ cô bảo ở đầu câu. Ai vi phạm - bị phạt. Số người bị phạt khoảng 5 người sẽ làm 1 trò vui cho lớp xem.
a.Hoạt động 1. Thực hành đánh răng (13 - 15')
- Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách.
- Tiến hành:
*Bước1. G đưa mô hình răng cho H chỉ mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai.
- Hàng ngày em thường chải răng thế nào? Chải cho cả lớp quan sát nhận xét.
+ Cách chải của bạn nào là đúng?
+ G làm mẫu trên mô hình răng và hướng dẫn cách đánh răng.
- Chuẩn bị cốc và nước sạch.
- Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
- Chải theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên.
- Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai.
- Súc miệng kỹ rồi nhổ ra.
- Rửa sạch bàn chải - cất đúng chỗ.
*Bước 2. Cho H đánh răng - G quan sát - giúp đỡ.
b.Hoạt động 2. Thực hành rửa mặt.
- Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách.
- Tiến hành.
*Bước 1. Rửa mặt thế nào là đúng cách, hợp vệ sinh. Nói rõ vì sao?
- G hướng dẫn rửa mặt hợp vệ sinh.
+ Chuẩn bị khăn mặt, nước sạch.
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng.
+ Dùng 2 bàn tay sạch hứng nước sạch để rửa mặt. Xoa kỹ vùng quanh mắt trán, má, miệng, cằm.
+ Dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước. Các nơi khác sau.
+ Vò sạch khăn phơi ra nắng.
*Bước 2. H thực hành rửa mặt.
ị Kết luận.
Nên đánh răng và rửa mặt vào những lúc nào?
--------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2008
Thể dục.
Bài 7: đội hình đội ngũ - Trò chơi vận động
I. Mục tiêu.
- Ôn đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng, nhanh, trật tự.
- Học đi thường theo nhịp 2,4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi "Qua đường lội". Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II.Địa điểm - phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu (5 - 7').
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc.
- Khởi động: - Đứng tại chỗ vỗ tay - hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 30 - 40 m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Phổ biến: Ôn 1 số kỹ năng về đội hình đội ngũ. Học đi thường theo nhịp. Chơi trò chơi "Qua đường lội".
2. Phần cơ bản (20 - 25').
Nội dung (G)
Thời gian
Phương pháp (H)
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái.
1 - 2 lần
Lớp trưởng điều khiển
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
- Dàn hàng - dồn hàng
2 lần
- G điều khiển
* * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * *
- Đi thường, theo nhịp
1 - 2 hàng dọc
3 - 4'
- H bước chân trái trước rồi đi thường
- G thổi còi theo nhịp 1 - 2. H bước đúng nhịp, vung tay tự do.
-Thi tập hợp hàng dọc dóng hàng quay phải, trái. Dàn hàng, dồn hàng.
1 lần
-H tập theo tổ
-Trò chơi: Qua đường lội
3 - 4'
Chơi theo 2 đội
3. Phần kết thúc (5 - 7').
- Đứng vỗ tay - hát.- Hệ thống bài học.
- Trò chơi diệt các con vật có hại.- Nhận xét giờ học.
Tuần 8: (Từ ngày 13/10 đến ngày 17/10)
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
đạo đức
Bài 4. gia đình em
I.Mục tiêu.
- H hiểu mình có bổn phận lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Biết yêu thương kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ.
II.Tài liệu và phương tiện.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra (3 - 5')
- Vì sao chúng ta phải kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ?
+ Khởi động (10').
- Cho H chơi trò chơi "đổi nhà".
- Điểm số: 1, 2, 3, Số 1, 3 làm nhà. G hô "đổi nhà" Số 2 đổi chỗ. Em nào không làm được nhà phải làm quản trò.
* G hỏi: Em thấy thế nào khi mình có 1 ngôi nhà ?
Em sẽ ra sao khi mình không có 1 ngôi nhà ?
đ Kết luận. Gia đình là nơi em được bố mẹ và người thân luôn luôn che chở, yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo. Vì vậy em phải biết yêu qúy gia đình mình. Phải biết quan tâm chăm sóc đến mọi người trong gia đình mình
2. Bài mới.
a. Hoạt động 1. (10')
- Đóng tiểu phẩm: Chuyện của bạn Long.
- Các vai: Long, bạn Long, mẹ Long.
* Nội dung: Mẹ chuẩn bị đi làm dặn Long ở nhà học bài và trông nhà. Long đang học bài các bạn rủ đi đá bóng. Lưỡng lự rồi Long đồng ý chơi.
đ Cho H nhận xét. Em có nhận xét gì về việc làm của Long.
Điều gì sẽ xảy ra khi Long không vâng lời mẹ ?
đ Kết luận. Cần vâng lời ông bà cha mẹ để tránh những điều đáng tiếc sảy ra.
b. Hoạt động 2 (5 - 6') Tự liên hệ.
- Cho H làm việc theo cặp.
- Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm chăm sóc như thế nào ?
- Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
đ Tuyên dương,
3. Củng cố (5')
- Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha me, được cha mẹ yêu thương che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng...
- Chúng ta cùng cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình. Chúng ta phải có bổn phận yêu thương gia đình mình, kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ.
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 8: ăn uống hàng ngày
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn khoẻ mạnh.
- Nói được cần ăn uống thế nào để có được sức khoẻ tốt.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân. Ăn đủ no, uống đủ nước.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh Sgk.
III.Hoạt động dạy học.
*Khởi động: (8 - 9')
- Cho H chơi trò chơi "Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang".
- Mục tiêu: Gây hứng thú học tập.
- Tiến hành. G làm mẫu - H quan sát.
+ Nói: 'Con thỏ" 2 tay để lên đầu vẫy vẫy như 2 tai thỏ.
+ Nói: ăn cỏ: 2 tay để xuống, chụm 5 ngón tay của bàn tay trái để lên lòng bàn tay phải.
+ Nói "Uống nước": đưa 5 ngón tay phải, chụm vào nhau lên gần miệng.
+ Nói "Vào hang" đưa 2 tay chụm các ngón lên 2 bên tai.
- Người quản trò vừa nói vừa làm mẫu (Đúng - sai). Người chơi phải làm đúng, ai sai bị thua.
a. Hoạt động 1 (7 - 8') Động não.
- Mục tiêu: Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- Tiến hành.
*Bước1. Quán sát sgk/19. Cho H trao đổi nhóm.
- Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ?
- Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
- Tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày?
*Bước 2. H phát biểu trước lớp.
đ Kết luận:
Cần ăn khi đói, uống khi khát. Hằng ngày cần ăn ít nhất là3 bữa không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính . Để trong bữa ăn chính, ăn được nhiều.Phải ăn nghỉ đúng giờ, chúng ta mới có một sức khoẻ tốt.
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2008
Thể dục
Bài 8: đội hình đội ngũ - thể dục rèn luyện TTCB
I.Mục tiêu.
- Ôn 1 số kỹ năng đội hình đội ngũ.
- Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Làm quen với tư rhế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay về phía trước.Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng
- Ôn trò chơi: Qua đường lội. Yêu cầu biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II.Địa điểm - phương tiện.
1. Phần mở đầu (5 - 7')
- Tập hợp lớp.
- Khởi động. + Đứng vỗ tay - hát.
+ Giậm chân tại chỗ.
+ Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Kiểm tra. Đi thường theo nhịp.
- Phổ biến: Làm quen với tư thế cơ bản. Chơi trò chơi: Qua đường lội.
2. Phần cơ bản. (20 - 25')
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
-Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Đứng nghiêm, nghỉ quay phải quay trái.
4 lần
Tập theo tổ, lớp trưởng điều khiển
-Thi tập hợp hàng dọc dóng hàng.
2 - 3'
-Tập theo lớp - G điều khiển.
-Tập tư thế đứng cơ bản
2 - 3 lần
-G làm mẫu hô: đứng theo TT đứng bắt đầu hô "Thôi"
-Đứng đưa 2 tay ra trước
3 lần
-Từ TTCB đưa 2 tay ra trước cao bằng vai bàn tay sấp.
- Chơi trò chơi "Qua đường lội" H xếp theo 4 hàng dọc.G hướng dẫn chơi.
3. Phần kết thúc.
- Đứng vỗ tay - hát.
- Hệ thống bào học - cho H đứng trình diễn TTCB.
Tuần 9:( Từ ngày 20/10 đến ngày 24/10)
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Đạo đức
Bài 5:lễ phép với anh chị - nhường nhịn em nhỏ
I.Mục tiêu.
- H hiểu: Đối với anh chị cần phải lễ phép. Đối với em nhỏ cần phải nhường nhịn. - Có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng. Biết cư sử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II.Tài liệu và phương tiện.
- Vở bài tập đạo đức.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra (5').Trẻ em phải có thái độ thế nào đối với ông bà cha mẹ ?
2. Bài mới.
* Giới thiệu: Lễ phép với anh chị...
a. Hoạt động 1. (10 - 12') làm việc theo cặp.
- Cho H quan sát tranh bài 1. Thảo luận xem tranh vẽ gì ?
- Cho 1 số H trình bày trước lớp.
+ Tranh 1. Anh đưa cam cho em ăn. em nói lời cảm ơn đ anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
+ Tranh 2. Hai chị em cùng nhau chơi đồ chơi. Chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận đ Chị biết giúp em khi chơi.
ị Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu hoà thuận với nhau.
b. Hoạt động 2 (10 - 13') Bài 2.
- H quan sát tranh - tranh vẽ gì ?
* Tranh 1. Bạn Lan đang chơi với em được cô cho quà...
+ Theo em ở tranh 1 có những cách giải quyết nào ?
đ Chốt: - Lan nhận quà và giữ tất cả cho mình.
- Lan chia cho em quả nhỏ và giữ quả to cho mình.
- Mỗi người 1 nửa quả to và 1 nửa quả nhỏ.
- Cho em bé chọn trước.
+ Nếu là Lan em sẽ chọn cách nào ?
đ Cách ứng xử 4 là đáng khen. Thể hiện chị yêu em nhất biết nhường nhịn em.
*Tranh 2. Hùng có cách giải quyết nào ? (H thảo luận).
+ Hùng không cho em mượn.
+ Đưa cho em mượn mặc em tự do.
+ Cho em mượn, hướng dẫn em chơi - giữ đồ chơi.
đ Cách nào đáng khen.
3. Củng cố (3 - 5').
- Anh chị em phải biết nhường nhịn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 9. hoạt động và nghỉ ngơi
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết kể những hoạt động mà em thích.
- Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi giải trí.
- Biết đi, đúng và nghỉ ngơi đúng tư thế.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học.
- Tranh phóng Sgk/ bài 9.
III.Hoạt động dạy học.
* Khởi động: 7'. Trò chơi: Hướng dẫn giao thông.G làm mẫu. H chơi ai sai phải hát 1 bài.
Hô: đèn xanh Người chơi đưa 2 tay ra trước, quay nhanh, tay trên tay dưới theo chiều từ trong ra ngoài.Hô đèn đỏ: Dừng tay quay.
a. Hoạt động 1. Thảo luận.
- Cho H làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
- Tiến hành.
+ Bước 1. Nói với bạn tên trò chơi em chơi hàng ngày.
+ Bước 2. Đại diện nhóm lên trình bày.
- Hoạt động bạn vừa nêu có lợi gì ?
ị Kết luận: G kể tên 1 số trò chơi có hại cho sức khoẻ. Chơi dao, kéo...
b. Hoạt động 2. Làm việc với Sgk.
-Mục tiêu. Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ.
-Tiến hành.
Ô Bước 1: Cho H quan sát Sgk/20-21. Nói tên các hoạt động trong tranh. Nói rõ đâu là hoạt động vui chơi, học tập, nghỉ ngơi.
+ Nêu tác dụng của từng hoạt động đó.
Ô Bước 2. Cho H trình bày trước lớp
Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức cơ thể sẽ mỏi mệt lúc đó cần nghỉ ngơi cho lại sức, thư giãn đúng cách sẽ mau lại sức, hoạt động tiếp theo sẽ có hiệu quả.
c. Hoạt động 3 (8 - 10') Quan sát theo nhóm nhỏ.
- Mục tiêu.
- Nhận biết các tư thế đúng, sai, trong hoạt động hàng ngày.
-Tiến hành. Chia 6 nhóm.
Ô Bước 1. Quan sát tư thế đi, đứng, ngồi ở Sgk/21. Bạn nào đi, đứng,ngồi đúng tư thế.
Ô Bước 2. Đại diện nhóm trình bày.
ị Kết luận: Nhắc nhở H thực hiện các tư thế đứng khi ngồi học...
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008
Thể dục.
Bài 9. đội hình đội ngũ - thể dục RLTTCB
I.Mục tiêu.
- Ôn 1 số kỹ năng về đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh,trận tự.
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa 2 tay ra trước. Học
+ Đứng đưa 2 tay dang ngang,
+ Đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
- Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II.Địa điểm phương tiện.
- Sân tập - còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu (5 - 7').
- Tập hợp lớp.
- Khởi động + Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1-2.
+ Đứng vỗ tay, hát.
+ Chạy nhẹ nhàng theo 3 hàng dọc.
+ Đi thường theo 1 vòng tròn, hít thở sâu. Quay mặt vào trong.
- Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Phổ biến: Ôn 1 số động tác RLTTCB học động tác...
2. Phần cơ bản (20-25')
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Kiểm tra: đứng ở tư thế đứng cơ bản đưa 2 tay ra trước
1-2'
-H tập theo tổ (1-2)
2. Ôn: TT ĐCB
2 lần
-Đứng đội hình vòng tròn.
Ôn đứng đưa 2 tay ra trước
2-3 lần
Học đứng đưa 2 tay dang ngang.
3 lần
- Từ TTCB đưa 2 tay ra trước.
- Về TTĐCB
- Đứng đưa hai tay dang ngang
- Về TTĐCB
Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
2-3 lần
Nhịp 1: Từ TTCB đưa 2 tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
- Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
2-3 lần
-Tập phối hợp.
2 lần
Nhịp 1: Từ tư thế CB đưa 2 tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTCB.
- Ôn tập hợp hàng dọc dóng hàng, nghiêm, nghỉ. Quay phải quay trái.
1-2 lần
-Tập theo đội hình 3 hàng dọc
3.Phần kết thúc (5-7').
- Đi thường theo nhịp 2-4.
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại.
- Nhận xét giờ học.
Tuần 10: (Từ 27/10 đến ngày 31/10)
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
Đạo đức.
Bài 5: Lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết cách cư sử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
II.Tài liệu.
- Vở bài tập đạo đức. Đồ dùng để đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra (3-5')
? Vì sao phải lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
2. Bài mới.
a. Hoạt động 1. (10') Bài tập 3.
- Cho H mở vở BT.
- Hãy nối bức tranh với tên chữ. nên. không nên cho phù hợp.
à H làm, gọi H chữa.
à Kết luận.
+ Tranh 1. Nối với không nên. Vì anh không cho em chơi chung.
+ Tranh 2. Anh biết hướng dẫn em học.
+ Tranh 3. Nối với nên. Hai anh em biết bảo nhau cùng làm việc nhà giúp bố mẹ.
+ Tranh 4. Không nên. Vì chị không biết nhường em chị tranh nhau với em là không tốt.
+ Tranh 5. Nên vì anh biết dỗ em.
b. Hoạt động 2 (10-12') Đóng vai.
- Các nhóm thảo luận để đóng vai các tình huống của bài tập 2.
- Các nhóm đóng vai trước lớp.
ị Kết luận.
- Là anh chị cần phải biết nhường nhịn em nhỏ.
- Là em cần phải lễ phép vâng lời anh chị.
c. Hoạt động 3 (5').
- Liên hệ trong lớp.
3. Củng cố. (5')
* G nêu: Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy em cần phải quan tâm, thương yêu chăm sóc anh chị em. Biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy gia đình mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tự nhiên xã hội.
Bài 10: ôn tập con người và sức khoẻ
I.Mục tiêu.
- Giúp H củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt.
- Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ.
II.Đồ dùng.
- Tranh ảnh về các hoạt động học tập vui chơi.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động (5')
- H chơi trò chơi "Chi chi - chành chành".
đ Ôn tập bài 10...
a. Hoạt động 1. (10-15') Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Tiến hành.
*Bước 1 - Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Cơ thể gồm có mấy phần ?
- Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng bộ phận nào của cơ thể.
+ Màu sắc mùi vị...
*Bước 2. H trả lời - G bổ sung.
b. Hoạt động 2. (12-15').
- Nhớ và kể lại việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.
* Mục tiêu.
- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt. Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại.
* Tiến hành.
- Bước 1. Trong 1 ngày từ lúc sáng đến lúc đi ngủ, em đã làm những gì ?
đ G gợi ý. Buổi sáng em dạy lúc mấy giờ ?
Buổi trưa em thường ăn gì ? Có đủ no không ?
Trước khi đi ngủ em làm gì ?
- Bước 2. Cho H nêu trước lớp.
đ Kết luận: G nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân hàng ngày.
--------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008
Thể dục
Bài 10
I.Mục tiêu.
- Ôn 1số động tác rèn luyện TTCB đã học. Yêu cầu thực hiện động tác chính xác hơn giờ trước.
- Học: Đứng kiễng gót, hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II.Địa điểm phương tiện.
- Sân, còi.
III.Nội dung và phương pháp.
1. Phần mở đầu (5-6')
- Tập hợp lớp.
- Phổ biến: Ôn 1 số động tác RLTTCB đã học. Học động tác đứng kiễng gót hai tay chống hông.
- Khởi động. - Đứng vỗ tay và hát - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc. 30-50m.
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại
2. Phần cơ bản (20-25')
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
- Kiểm tra: Tập TTCB đưa 2 tay ra trước, sang ngang, lên cao chếch hình chữ V.
3'
2 tổ tập. Tổ 1+2
- Ôn phối hợp đứng đưa 2 tay ra trước, đưa 2 tay dang ngang.
2 lần
TTCB 1 2 3 4
- Ôn phối hợp đứng đưa 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
2 lần
TTCB 1 2 3 4
- Đứng kiễng gót hai tay chống hông
2 lần
- G làm mẫu - hô
- Động tác đứng kiễng gót 2 tay chống hông bắt đầu. H tập.
- Chơi trò chơi. Qua đường lội
3. Phần kết thúc (5-7')
- Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát 2-3'. Quay thành hàng ngang.
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại.
- Hệ thống bài học.
Bài 6: An toàn ngồi trên xe đạp xe máy
I.Mục tiêu.
- H biết những qui định về an toàn khi ngồi trên xe đạp xe máy.
- Cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản. Biết sự cần thiết của các hành vi an toàn khi đi xe đạp xe máy.
- Thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xe xuống và đi xe máy, xe đạp. Biết cách đội mũ bảo hiểm đúng.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm. Biết bám chắc người ngồi đằng trước.
II.Chuẩn bị
-2 mũ bảo hiểm. Tranh vẽ người đi xe máy, trẻ em.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Hoạt động 1. Giới thiệu cách ngồi xe đạp, xe máy an toàn.
*Mục tiêu.
-H hiểu sự cần thiết của đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy.
*Tiến hành.
- Hằng ngày em đi đến trường bằng phương tiện gì?
- Cho H xem tranh đã chuẩn bị.
- Người ngồi trên xe máy có đội mũ bảo hiểm không? Đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm.
- Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào? Ngồi đúng hay sai?
đ Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm...
- Hai tay bám chặt vào người ngồi trước.
- Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe.
2.Hoạt động 2. Thực hành trình tự lên xuống xe.
*Mục tiêu.
- Ghi nhớ thứ tự các động tác kên, xuống và ngồi trên xe đạp xe máy.
đ Kết luận.
Lên xe đạp xe máy theo đúng trình tự an toàn.
3.Hoạt động3. Thực hành đội mũ bảo hiểm.
-Mục tiêu: H thành thạo các động tác đội mũ bảo hiểm. Có ý thức đội mũ bảo hiểm.
-Tiến hành. G làm mẫu - Hlàm theo.
-G kiểm tra.
Kết luận. Thực hiện đúng 4 bước sau.
+Phân biệt phía trước phía sau.
+Đội mũ ngay ngắn, vành mũ sát trên lông mày.
+Kéo dây mũ sát hai bên má
+Cài khoá, kéo dây mũ vừa sát cổ.
4.Củng cố
-Cho H diễm lai thao tác đội mũ bảo hiểm. Cách ngồi trên xe đạp xe máy.
-Nhận xét giờ học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6-10x.doc