Tài liệu Giáo án đạo đức bài 13: Chào hỏi và tạm biệt - Bùi Thị Ngọc: tuần 29 : ( Từ ngày 7/4 đến ngày 11/4 )
Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
Đạo đức
bài 13 : chào hỏi và tạm biệt
( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. H hiểu : Không nên chào hỏi 1 cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp chiếu bóng đang giờ biểu diễn.
2. Biết đóng vai, nhận xét các bạn đóng vai trong tình huống chào hỏi và tạm biệt.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Bài hát “ Con chim vành khuyên” ( Hoàng Vân ).
- Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi chơi sắm vai.
III. Các hoạt động dạy học :
* Khởi động : H hát tập thể bài “Con chim vành khuyên”. ( 3’)
* HĐ 1: H làm bài tập 2/43 (6’)
- Cho H quan sát từng tranh :
+ Các bạn nhỏ trong tranh 1, 2 cần nói gì trong trường hợp đó ?
- Tranh 1: các bạn cần chào cô giáo “ Chúng em chào cô ạ !”
- Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách “ Cháu chào cô a!”.
-> Cả lớp nhận xét bổ sung-> G chốt lại.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm bài tập 3 (10’)
- G chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm thảo luận 1 trong 2 tình huống của b...
34 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án đạo đức bài 13: Chào hỏi và tạm biệt - Bùi Thị Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 29 : ( Từ ngày 7/4 đến ngày 11/4 )
Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
Đạo đức
bài 13 : chào hỏi và tạm biệt
( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. H hiểu : Không nên chào hỏi 1 cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp chiếu bóng đang giờ biểu diễn.
2. Biết đóng vai, nhận xét các bạn đóng vai trong tình huống chào hỏi và tạm biệt.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Bài hát “ Con chim vành khuyên” ( Hoàng Vân ).
- Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi chơi sắm vai.
III. Các hoạt động dạy học :
* Khởi động : H hát tập thể bài “Con chim vành khuyên”. ( 3’)
* HĐ 1: H làm bài tập 2/43 (6’)
- Cho H quan sát từng tranh :
+ Các bạn nhỏ trong tranh 1, 2 cần nói gì trong trường hợp đó ?
- Tranh 1: các bạn cần chào cô giáo “ Chúng em chào cô ạ !”
- Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách “ Cháu chào cô a!”.
-> Cả lớp nhận xét bổ sung-> G chốt lại.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm bài tập 3 (10’)
- G chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm thảo luận 1 trong 2 tình huống của bài tập 3
- H thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- cả lớp trao đổi, bổ sung.
=> G kết luận : Không nên chào hỏi 1 cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào hỏi bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
* HĐ 3: Đóng vai theo bài tập 1 (12’)
- Cho 3nhóm óng vai tình huống 1; 3 nhóm đóng vai tình huống 2.
- H thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
-> Cả lớp nhận xét.
-> G chốt lại cách ứng xử trong mỗi tình huống.
* HĐ 4: H tự liên hệ (5’)
- Em đã chào hỏi, tạm biệt khi nào
-> Khen những H đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em chưa thực hiện tốt.
..................................................................................................................
Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Nhận biết cây cối và con vật.
I. Mục tiêu
- Giúp H nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật, động vật.
- Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không.
- Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nhau ( giống nhau ) giữa các cây, giữa các con vật.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong bài 29.
- G và H sưu tầm tranh ảnh về thực vật, động vật.
III. Hoạt động dạy học
a. HĐ1: Làm việc với các vật mẫu và tranh ảnh.
- Mục tiêu: G cho H ôn lại các cây đã học và các con vật đã học. Nhận biết được 1 số cây và con vật mới.
- Tiến hành:
* Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, G hướng dẫn H làm việc theo cặp :
- Cho H mang các ảnh mẫu , vật mẫu mà các em đã chuẩn bị ở nhà để lên bàn.
- Cho H dán các tranh ảnh về thực vật vào giấy và ảnh về động vật vào giấy, sau đó G treo lên tường.
- Cho H chỉ và nói tên từng loại cây, từng con vật mà các nhóm đã sưu tầm. Tìm ra sự giống nhau, khác nhau giữa các cây, và con vật đó.
- G đến các nhóm giúp đỡ.
* Bước 2:
- Cho các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Cho các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.
* Bước 3: G nhận xét, tuyên dương những nhóm làm việc tốt.
=> Kết luận: - Có nhiều loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước... Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa.
- Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống ... Nhưng chúng đều có đầu, mình , thân và các cơ quan di chuyển.
b. HĐ 2 : Trò chơi: “ Đố bạn cây gì? Con gì? “
- Mục tiêu: H nhớ lại những đặc điểm chính của các cây, con vật đã học. H biết thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.
- Tiến hành:
* Bước 1:
- G hướng dẫn cách chơi.
+ Cho mỗi H đeo tấm bìa có vẽ hình một cây rau hoặc một con vật.
+ Em đó đặt câu hỏi: Cây đó có phải là cây gỗ không?
+ Cả lớp trả lời đúng, sai ( Đ, S )
- VD: Đó là cây rau cải phải không? Con đó có bốn chân phải không? Con đó có cánh phải không?
* Bước 2: G cho H chơi thử.
* Bước 3: Cho H chơi theo nhóm để nhiều em đợc tập đặt câu hỏi.
=> Cho H mở SGK bài 29, gọi một số H trả lời câu hỏi trong SGK.
____________________________________________________________
Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2008
Thể dục
Bài 29 : trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
- Làm quen với chuyền cầu theo 2 nhóm người. Yêu cầu biết tham gia
chơi ở mức độ nhất định.
- Làm quen với trò chơi “Kéo cưa lưà xẻ”. Yêu cầu biết tham gia được vào
trò chơi ở mức cơ bản đúng ( chưa có vần, điệu).
II. Địa điểm, phương tiện :
- Sân trường, 18 quả cầu trinh.
- Mỗi H có 1 bảng nhỏ.
III. Nội dung và phương pháp :
1. Phần mở đầu : ( 5-7’)
- Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
* Khởi động : - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
* Kiểm tra :Ôn bài thể dục phát triển chung, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản : ( 22-25’)
Nội dung(Gv)
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
Định lượng
6-8’
10-15’
Phương pháp(Hs)
- G nêu tên trò chơi, H đứng theo từng đôi quay mặt vào nhau (theo đội hình hàng ngang).
- Cho 1 đôi lên làm bài mẫu kết hợp với lời chỉ dẫn của Gv.
- G sửa chữa, uốn nắn cách cầm tay, sau đó cho H bắt đầu cuộc chơi.
=> Giới thiệu cho H cách ngồi kéo cưa để các em chơi ở nhà.
- Cả lớp tập hợp 2 hàng dọc sau đó quay mặt vào nhau. Dàn đội hình sao cho từng đôi 1 cách nhau 1,5-3m. Hai hàng ngang cách nhau 1 m.
- G cho 2H làm mẫu đồng thời giải thích bằng lời.
- Cho từng nhóm tự chơi.
3. Phần kết thúc : (5-7’)
- Đứng vỗ tay và hát.
- G cùng H hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
.............................................................................................................................
Tuần 30: ( Từ ngày 14 /4 ->18/4 )
Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2008
Đạo đức
bài 14 : bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. H hiểu :
- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với con người.
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
2. H biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Tranh SGK/45.
- Sân trường, vườn trường.
III. Các hoạt động dạy học :
* HĐ 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường (15’)
- Cho H xếp 2 hàng đi ra sân trường và quan sát, đàm thoại.
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên em có thích không ?
+ Sân trường có đẹp và mát không ?
+ Để những nơi đó luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì ?
=> G kết luận :
+ Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát.
+ Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn.
+ Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
* HĐ 2: H làm bài tập 1 ( 10’)
- Cho H quan sát tranh/45 và hỏi:
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Những việc làm đó có tác dụng gì ?
+ Em có thể làm như các bạn đó không ?
-> G kết luận : Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
* HĐ 3: Quan sát và thảo luận bài tập 2 ( 10’)
- Chia nhóm và yêu cầu H thảo luận :
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Em tán thành những việc làm nào ? Tại sao?
+ Tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng trong tranh.
- G mời 1 số H lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
=> G kết luận :
- Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cay là hành động đúng.
- Bẻ cành, đu cây là hành động sai.
* Củng cố : Em cần làm gì để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng ?
..................................................................................................................
Thứ ba ngày 15 tháng 4 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 30 : Trời nắng, trời mưa
I. Mục tiêu : Giúp H biết
- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK
- G và H sưu tầm những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài (1’) : Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
* HĐ 1: Làm việc với những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa ( 15-20’)
1. Mục tiêu :
- H nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- H biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời mưa, trời nắng.
2. Cách tiến hành :
a) B1:
- G chia lớp thành 3-4 nhóm.
- H các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm về trời nắng, trời mưa ; Nêu và mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời nắng cho cả nhóm nghe ; Nêu lên dấu hiệu của bầu trời và những đám mây khi trời mưa.
b) B2: Đại diện vài nhóm giới thiệu trước lớp.
3. Kết luận
- Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiều xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo.
- Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt trời, nước mưa rơi làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời.
* HĐ 2: Thảo luận ( 15-17’)
1. Mục tiêu : H có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
2. Cách tiến hành :
a) B1 : Cho H quan sát tranh SGK/62,63 theo cặp và trả lời các câu hỏi SGK.
- Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn nhớ phải đội mũ nón ?
- Để không bị ướt, khi đi dưới mưa, bạn phải làm gì ?
b) B2 : G gọi 1 số H nói lại những gì các em đã thảo luận
3. Kết luận :
Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị ốm.
Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô để không bị ướt.
* Trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”.
......................................................................................................
Thứ tư ngày 16 tháng 4 năm 2008
Thể dục
Bài 30 : trò chơi vận động
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục học trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết tham gia được vào
trò chơi có kết hợp vần điệu.
- Tiếp tục chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở
mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân bãi, 18 quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp :
1. Phần mở đầu : ( 5-7’)
- Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
* Khởi động :- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
2. Phần cơ bản : (20-22’)
Nội dung(Gv)
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
Định lượng
( 8-10’)
( 8-10’)
Phương pháp(Hs)
-Tập hợp đội hình 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau.
- Cho H tập chơi 1’
- G dạy H đọc bài vần điệu:
“ Kéo cưa kéo kít
Ăn ít làm nhiều
Làm đâu bỏ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo”
- Cho H chơi kết hợp có vần điệu.
- Từ đội hình 2 hàng ngang dãn đội hình sao cho từng đôi một cách nhau 1,5-3m. Hai hàng cách nhau 1m.
- Từng nhóm tự chơi “Chuyền cầu”.
3. Phần kết thúc : (5-7’)
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát. (2-3’)
- G cùng H hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
********************************************************
tuần 31 : ( Từ ngày 21/4 đến ngày 25/4 )
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008
Đạo đức
bài 14 : bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. H hiểu : Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển Các em cần có những hành động bảo vệ, chăm sóc các cây và hoa.
2. H biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Bài hát “ Ra chơi vườn hoa”- Nhạc và lời : Văn Tấn
III. Các hoạt động dạy học :
* HĐ 1: Làm bài tập 3
- Cho H đọc yêu cầu bài 3
- G giải thích yêu cầu bài tập :
+ Những hành động đúng -> nối với khuôn mặt cười.
+ Những hành động sai -> nối với khuôn mặt mếu.
- H làm bài
- Mời 1 số H trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-> G kết luận : Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo cho môi trường trong lành là tranh 1,2,4.
* HĐ 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4
- G chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo tình huống.
- H thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai -> Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-> G kết luận : Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
* HĐ 3: Thực hiện xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
- G đưa câu hỏi cho từng tổ thảo luận.
+ Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu?
+ Vào thời gian nào ?
+ Bằng những việc làm cụ thể thế nào ?
+ Ai phụ trách từng việc ?
- Đại diện tổ trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
=> G kết luận : Môi trường trong lành giúp cho các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
* HĐ 4: H cùng G đọc đoạn thơ trong VBT:
“ Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc và hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ”
- Cả lớp hát bài “ Ra chơi vườn hoa”.
...................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 31 : thực hành quan sát bầu trời
I. Mục tiêu: H biết
- Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là 1 trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hàng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.
- H có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bút màu, giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài (1’) : Hôm nay chúng ta sẽ thựuc hành quan sát bầu trời.
* HĐ 1: Quan sát bầu trời (15-17’)
1. Mục tiêu : H biết quan sát, nhận xét và biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây.
2. Cách tiến hành :
a) B1: G nêu nhiệm vụ quan sát.
- Quan sát bầu trời : + Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt trời và những khoảng trời xanh không?
+ Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
+ Những đám mây có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động
- Quan sát cảnh vật xung quanh :
+ Sân trường, cây cối, mọi vật… lúc này khô ráo hay ướt át ?
+ Em có trông thấy ánh nắng vàng hoặc giọt mưa rơi không ?
b) B2: Cho H đứng ngoài hành lang hay dưới hiên để quan sát.
c) B3: G hỏi H: “Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ?”.
3. Kết luận : Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời
đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa…
* HĐ 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
1. Mục tiêu : H biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh.
2. Cách tiến hành :
a) B1: H lấy giấy và bút màu đem theo để vẽ cảnh vật xung quanh.
b ) B2: H giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
-> G chọn 1 số bức vẽ trưng bày, giới thiệu với cả lớp.
Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2008
Thể dục
Bài 30 : trò chơi vận động
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục học trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi có kết hợp vần điệu.
- Tiếp tục chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân bãi, 18 quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp :
1. Phần mở đầu : ( 5-7’)
- Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
* Khởi động :- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
2. Phần cơ bản : (20-22’)
Nội dung(Gv)
_ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
_ Chuyền cầu theo nhóm 2 người
Định lượng
( 8-10’)
( 8-10’)
Phương pháp(Hs)
- Tập hợp đội hình 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau.
- Cho H tập chơi 1’
- G dạy H đọc bài vần điệu:
“ Kéo cưa kéo kít
Ăn ít làm nhiều
Làm đâu bỏ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo”
-Cho H chơi kết hợp có vần điệu.
- Từ đội hình 2 hàng ngang dãn đội hình sao cho từng đôi một cách nhau 1,5-3m. Hai hàng cách nhau 1m.
- Từng nhóm tự chơi “Chuyền cầu”.
3. Phần kết thúc : (5-7’)
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát. (2-3’)
- G cùng H hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
Tuần 32 : (Từ ngày 28 /4 đến ngày 2 /5 )
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008
Đạo đức
Giáo dục an toàn giao thông
I. Mục tiêu :
1. H hiểu :
- Cần tôn trọng luật lệ giao thông.
- Thuộc 10 biển báo thường gặp trong khi đi đường.
2. H có ý thức thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.
II. Tài liệu, phương pháp :
- Các hình biển báo :
1. Cấm đi ngược chiều 6. Giao nhau với đường sắt
2. Nguy hiểm vì có trường học 7. Cấm đỗ xe
3. Chợ 8. Cấm ô tô
4. Cấm rẽ trái 9. Đường dành cho đi bộ
5. Cấm rẽ phải 10. Cấm quay đầu
III. Các hoạt động dạy học :
* HĐ 1: Nhận biết hình biển báo.
- G đưa ra 1 số biển báo thông thường và yêu cầu H thảo luận : Nêu nội dung biển báo.
- H trình bày.
-> G củng cố lại:
+ Nếu không có biển báo thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Khi đi trên đường ta phải chú ý điều gì ?
-> Kết luận : Khi đi đường cần quan sát các hình biển báo và tôn trọng luật giao thông.
* HĐ 2: Vẽ biển báo cấm đi ngược chiều.
- H thực hành vẽ và tô màu.
- G lựa chọn 1 số bài vẽ đẹp, trưng bày.
....................................................................................................
Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Gió
I. Mục tiêu : Giúp H biết
- Nhận xét trời có gió hay không có gió. Gió nhẹ nhàng hay gió mạnh ?
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: Làm việc với SGK.
1. Mục tiêu : H nhận biết các dấu hiệu cho biết có gió nhẹ, khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK.
2. Cách tiến hành :
a) B1: H quan sát theo cặp và trả lời câu hỏi SGK/66.
- G gợi ý : So sánh trạng thái của các lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió.
- H nói về cảm giác của cậu bé trong hình vẽ khi có gió quạt vào người.
b) B2: Kết luận
- Khi trời lặng gió: Cây cối đứng yên. Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả…
* HĐ 2: Quan sát ngaòi trời.
1. Mục tiêu : H nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
2. Cách tiến hành :
a) B1: G giao việc. H ra ngoài quan sát.
- Nhìn xem các lá cây ngoài sân có lay động hay không ? Từ đó em rút ra kết luận gì ?
b) B2: H ra ngoài làm việc theo nhóm.
- H nêu nhận xét của mình với các bạn trong lớp.
- G đến các nhóm giúp đỡ kiểm tra.
c) B3: H thảo luận nhóm
- G cho H chơi chong chóng theo nhóm.
..................................................................................................................
Thứ tư ngày 30 tháng 4 năm 2007
Thể dục
Trò chơi vận động
I. Mục tiêu :
- Ôn trò chơi kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu chơi có kết hợp vần điệu.
- Tiếp tục truyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu tham gia vào trò chơi
tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện :
- Sân bãi.
III. Nội dung và phương pháp :
1. Phần mở đầu :
- G phổ biến nội dung và yêu cầu bài học :
* Khởi động :- Vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản :
Nội dung(Gv)
_ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
_ Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
_ Thi tâng cầu cá nhân.
Định lượng
(6-8’)
( 6-8’)
Phương pháp(Hs)
_ Cho H ôn lại vần điệu.
_ Chơi theo lệnh: Chuẩn bị, bắt đầu.
_ Cho H chơi theo nhóm 2 người.
_ G cho 1 nhóm 5 em lên thi.
3. Phần kết thúc: ( 5-7’)
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Ôn 2 động tác vươn thở - điều hoà của bài thể dục.
- Nhận xét giờ học.
Tuần 33 : (Từ ngày 5 /5 đến ngày 9/5 )
Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2008
Đạo đức
Học tập 5 điều Bác Hồ dạy
I. Mục tiêu :
1. H hiểu và thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
2. H biết bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Các hoạt động dạy học :
* HĐ 1: Học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy
- G chép 5 điều Bác Hồ dạy lên bảng :
1) Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2) Học tập tốt, lao động tốt
3) Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
4) Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5) Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- H đọc từng điều
- Thi đọc thuộc lòng
* HĐ 2: Thi múa hát, đọc thơ về chủ đề Bác Hồ.
............................................................................................................
Thứ ba ngày 6 tháng 5 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Trời nóng, trời rét
I. Mục tiêu: Giúp H biết
- Nhận biết trời nóng hay trời rét.
- H biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng
hoặc trời rét.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng học tập :
- Tranh SGK.
- G và H sưu tầm thêm tranh ảnh về trời nóng, trời rét.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài (1’): Trời nóng, trời rét.
* HĐ 1: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được.
1. Mục tiêu :
- H biết phân biệt với các tranh ảnh mô tả trời nóng với các bức tranh,
ảnh mô tả cảnh trời rét.
- Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc
trời rét.
2.Cách tiến hành :
a) B1:
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu H phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh ảnh về trời nóng, những tranh ảnh về trời rét.
- Lần lượt mỗi H trong nhóm nêu lên 1 dấu hiệu của trời nóng ( trời rét)
b) B2:
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-> G hỏi: + Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng ( trời rét).
+ Kể tên những đồ dùng cần thiết để chúng ta bớt nóng ( rét)
3. Kết luận:
- Trời nóng quá, thường thấy người bức bối, toát mồ hôi…Người ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc máy điều hoà nhiệt độ làm giảm nhiệt độ trong phòng.
- Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai ốc. Người ta phải mặc nhiều quần áo may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm… Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc máy điều hoà nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng.
* HĐ 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét”
1. Mục tiêu: H hình thành thói quen mặc phù hợp với thời tiết.
2. Chuẩn bị : 1số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên 1 số đồ dùng: quần áo, khăn, mũ nón và các đồ dùng cho mùa hè và mùa đông.
3. Cách tiến hành :
a) B1: G nêu cách chơi.
- G nêu cách chơi: 1 bạn hô “ Trời nóng”. Các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (viết) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng… Ai nhanh sẽ thắng cuộc.
b) B2:
- Cho H chơi theo nhóm.
- Kết thúc trò chơi G hỏi : “ Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết ?”.
4. Kết luận:
- Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được 1 số bệnh như: cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi,…
- Cho H mở SGK/68,69. Đọc và trả lời câu hỏi.
............................................................................................
Thứ tư ngày 7 tháng 5 năm 2008
Thể dục
Bài thể dục - trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác.
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm. Phương tiện :
- Sân trường, G có 1 còi.
- 18 quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu : (5-7’)
- G phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
* Khởi động : - Đứng vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản: (22-25’)
Nội dung(Gv)
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Tâng cầu nhóm 2 người
Định lượng 2 x 8 nhịp
( 10-12’)
(10-12’)
Phương pháp(Hs)
- Lần 1: G hô nhịp, cả lớp tập
- Lần 2: Lớp trưởng hô nhịp, mỗi tổ tập 1 lần.
- Chia tổ và tâng cầu theo tổ
-> G quan sát, giúp đỡ
3. Phần kết thúc: ( 5-7’)
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát.
- G cùng H hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
tuần 34: (Từ ngày 12/5 đến ngày 16/5 )
Thứ hai ngày 12 tháng 5 năm 2008
Đạo đức
phòng bệnh mùa hè
I. Mục tiêu:
- H biết được 1 số bệnh thường gặp trong mùa hè như: cúm gà, thuỷ đậu,
phỏng dạ, lên sởi, cảm cúm,…
- H hiểu tác hại của bệnh và cách phòng chống các dịch bệnh trên.
II. Các hạot động dạy học :
- G nêu 1 số bệnh dịch trong nùa hè. Cách phòng tránh bệnh đó :
+ Cần ăn uống hợp vệ sinh.
+ Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
….
+ Tiêm chủng.
...........................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 5 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Thời tiết
I. Mục tiêu: H biết
- Thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình ảnh bài 3,4.
- Sưu tầm tranh ảnh về thời tiết.
Đồ dùng phục vụ cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài :
Kể hiện tượng của thời tiết mà em đã được học: Nắng, mưa, gió,…
Các hiện tượng khác của thời tiết: bão, sấm, chớp,…
* HĐ 1: Làm việc với các tranh ảnh đã sưu tầm.
1. Mục tiêu :
-H biết sắp xếp các tranh ảnh mô tả hiện tượng của thời tiết 1 cách sáng tạo làm nổi bật nội dung: thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Nói những hiểu biết của em về thời tiết.
2. Cách tiến hành :
a) B1:
- Xếp tranh ảnh mô tả theo hiện tượng thời tiết 1 cách sáng tạo.
- Dán tranh ảnh vào giấy khổ to để thể hiện thời tiết luôn thay đổi.
b) B2: Đại diện nhóm trình bày.
* HĐ 2: Thảo luận cả lớp
1. Mục tiêu:
- Biết ích lợi của dự báo thời tiết.
- Sự cần thiết phải mặc quần áo phù hợp thời tiết.
2. Cách tiến hành :
- Trả lời câu hỏi :
+ Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng ( rét) ?
+ Em mặc thế nào khi trời nắng (rét) ?
-> G kết luận
- Trò chơi “ Dự báo thời tiết”.
...............................................................................................
Thứ tư ngày 14 tháng 5 năm 2008
Thể dục
đội hình đội ngũ - Trò chơi vận động
I. Mục tiêu :
- Ôn 1 số kĩ năng ĐHĐN. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng,
nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau.
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện :
- Sân trưòng.
- 18 quả cầu trinh.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu :
- G nhận lớp - phổ biến nội dung, yêu cầu bài.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản :
Nội dung(Gv)
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái.
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
Định lượng
2 lần
10-12’
Phương pháp(Hs)
- Lần 1: G điều khiển
- Lần 2: Lớp trưởng điều khiển
- G chia tổ, tổ trưởng điều khiển.
3. Phần kết thúc :
_ Đi thường theo nhịp (3’).
_ Trò chơi hồi tĩnh ( 3’).
_ Nhận xét giờ học.
_ Hệ thống bài học.
*******************************************************
Tuần 33 : (Từ ngày 30/4 đến ngày 4/5 )
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007
Tự nhiên xã hội
Trời nóng, trời rét
I. Mục tiêu: Giúp H biết
- Nhận biết trời nóng hay trời rét.
- H biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng
hoặc trời rét.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng học tập :
- Tranh SGK.
- G và H sưu tầm thêm tranh ảnh về trời nóng, trời rét.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài (1’): Trời nóng, trời rét.
* HĐ 1: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được.
1. Mục tiêu :
- H biết phân biệt với các tranh ảnh mô tả trời nóng với các bức tranh,
ảnh mô tả cảnh trời rét.
- Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc
trời rét.
2.Cách tiến hành :
a) B1:
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu H phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh ảnh về trời nóng, những tranh ảnh về trời rét.
- Lần lượt mỗi H trong nhóm nêu lên 1 dấu hiệu của trời nóng ( trời rét)
b) B2:
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-> G hỏi: + Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng ( trời rét).
+ Kể tên những đồ dùng cần thiết để chúng ta bớt nóng ( rét)
3. Kết luận:
- Trời nóng quá, thường thấy người bức bối, toát mồ hôi…Người ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc máy điều hoà nhiệt độ làm giảm nhiệt độ trong phòng.
- Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai ốc. Người ta phải mặc nhiều quần áo may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm… Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc máy điều hoà nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng.
* HĐ 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét”
1. Mục tiêu: H hình thành thói quen mặc phù hợp với thời tiết.
2. Chuẩn bị : 1số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên 1 số đồ dùng: quần áo, khăn, mũ nón và các đồ dùng cho mùa hè và mùa đông.
3. Cách tiến hành :
a) B1: G nêu cách chơi.
- G nêu cách chơi: 1 bạn hô “ Trời nóng”. Các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (viết) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng… Ai nhanh sẽ thắng cuộc.
b) B2:
- Cho H chơi theo nhóm.
- Kết thúc trò chơi G hỏi : “ Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết ?”.
4. Kết luận:
- Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được 1 số bệnh như: cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi,…
- Cho H mở SGK/68,69. Đọc và trả lời câu hỏi.
...................................................................................................
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007
Thể dục
Bài thể dục – trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác.
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm. Phương tiện :
- Sân trường, G có 1 còi.
- 18 quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu : (5-7’)
- G phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
* Khởi động : - Đứng vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản: (22-25’)
Nội dung(Gv)
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Tâng cầu nhóm 2 người
Định lượng 2 x 8 nhịp
( 10-12’)
(10-12’)
Phương pháp(Hs)
- Lần 1: G hô nhịp, cả lớp tập
- Lần 2: Lớp trưởng hô nhịp, mỗi tổ tập 1 lần.
- Chia tổ và tâng cầu theo tổ
-> G quan sát, giúp đỡ
3. Phần kết thúc: ( 5-7’)
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát.
- G cùng H hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
,.....................................................................................................
Thứ bẩy ngày 28 tháng 4 năm 2007
Đạo đức
Học tập 5 điều Bác Hồ dạy
I. Mục tiêu :
1. H hiểu và thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
2. H biết bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Các hoạt động dạy học :
* HĐ 1: Học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy
- G chép 5 điều Bác Hồ dạy lên bảng :
1) Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2) Học tập tốt, lao động tốt
3) Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
4) Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5) Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- H đọc từng điều
- Thi đọc thuộc lòng
* HĐ 2: Thi múa hát, đọc thơ về chủ đề Bác Hồ.
............................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29-35x.doc