Giáo án đạo đức bài 13: Chào hỏi và tạm biệt

Tài liệu Giáo án đạo đức bài 13: Chào hỏi và tạm biệt: Tuần 28 : ( Từ ngày 26/3 đến ngày 30/3 ) Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007 Đạo đức bài 13 : chào hỏi và tạm biệt ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. H hiểu: - Cần phải chào hỏi khi gặo gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Cách chào hỏi và tạm biệt. - Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2. H có thái độ: - Tôn trọng, lễ độ với mọi người. - Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. 3. H có kĩ năng, hành vi: - Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi và tạm biệt chưa đúng. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. II. Tài liệu, phương tiện: - Đồ dùng để hoá tranh đơn giản khi chơi sắm vai. III. Các hoạt động dạy học : * HĐ 1: Chơi trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” ( 20’) - Cách tiến hành : 1. H đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. 2. Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để H đóng vai chào hỏi: - Hai người bạn gặp nhau.. ...

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đạo đức bài 13: Chào hỏi và tạm biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 : ( Từ ngày 26/3 đến ngày 30/3 ) Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007 Đạo đức bài 13 : chào hỏi và tạm biệt ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. H hiểu: - Cần phải chào hỏi khi gặo gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Cách chào hỏi và tạm biệt. - Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2. H có thái độ: - Tôn trọng, lễ độ với mọi người. - Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. 3. H có kĩ năng, hành vi: - Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi và tạm biệt chưa đúng. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. II. Tài liệu, phương tiện: - Đồ dùng để hoá tranh đơn giản khi chơi sắm vai. III. Các hoạt động dạy học : * HĐ 1: Chơi trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” ( 20’) - Cách tiến hành : 1. H đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. 2. Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để H đóng vai chào hỏi: - Hai người bạn gặp nhau.. - H gặp thầy cô giáo ở ngoài đường. - Em đến nhà chơi gặp bố mẹ bạn. 3. Sau khi H thựuc hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô “ chuyển dịch!” Khi đó, vòng tròn trong đứng im, còn tất cả những người ở vòng tròn ngoài bước sang bên phải 1 bước, làm thành những đôi mới… Cứ thế trò chơi tiếp tục. * HĐ 2: Thảo luận lớp ( 15’) 1. G hỏi, H trả lời: - Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ? - Em cảm thấy thế nào khi : + Được người khác chào hỏi ? + Em chào họ và được đáp lại ? + Em gặp 1 người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại ? 2. G kết luận : - Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. -> Cho H đọc câu tục ngữ “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”. .................................................................................... Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2007 Tự nhiên xã hội Bài 28 : con muỗi I Mục tiêu : Giúp H biết _ Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. _ Nơi sống của con muỗi. _ Một số tác hại của muỗi. _ Một số cách diệt trừ muỗi. - Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II. Đồ dùng dạy học : - Các hình trong bài 28/SGK III. Các hoạt động dạy học : * Giới thiệu bài : ( 5’) - G cho cả lớp đứng lên và hô “ Muỗi bay, muỗi bay”. - H hô “ Vo ve, vo ve” - G hô “ Muỗi đậu vào má em. Đập cho nó 1 cái” -> Đổi vị trí đậu của muỗi để trò chơi vui vẻ ”. - Kết thúc trò chơi, G giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về con muỗi và tại sao khi thấy muỗi người ta lại đập nó chết ? * HĐ 1: Quan sát con muỗi (15’) 1. Mục tiêu : - H biết đặt câu hỏi và câu trả lời dựa trên việc quan sát con muỗi. - Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi. 2. Cách tiến hành : a) B1: Chia nhóm 2 em, yêu cầu quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Con muỗi to hay nhỏ - Khi đập muỗi, em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm ? - Hãy chỉ đầu, thân, chân, cánh của con muỗi. - Quan sát kĩ đầu con muỗi và chỉ vòi của con muỗi. - Muỗi dùng vòi để làm gì ? - Con muỗi di chuyển như thế nào ? b) B2: Cho từng cặp H lên hỏi và trả lời. 3. G kết luận : - Muỗi là 1 loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật. * HĐ 2 : Thảo luận theo nhóm (15’) 1. Mục tiêu:- H biết nơi sống và tập tính của con muỗi. - Nêu 1 số tác hại của muỗi, cách diệt trừ muỗi và phòng tránh muỗi đốt. 2. Cách tiến hành : a) B1: G chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 2 câu hỏi -Muỗi thường sống ở đâu.Vào lúc nào em thường thấy tiếng muỗi vo ve hay bị muỗi đốt nhất? - Bị muỗi đốt có hại gì ? - Kể tên 1 số bệnh do muỗi truyền mà em biết ? - Trong SGK/59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào ? Em còn biết những cách nào khác ? - Em cần làm gì để không bị muỗi đốt ? b) B2: - Đại diện nhóm 1,2 trình bày (Cả lớp bổ sung). -> G kết luận : Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi cái hút máu người và động vật để sống ( muỗi đực hút dịch hoa quả). Muỗi cái đẻ trứng nơi nước đọng như: chum, bể nước, cống, rãnh,… Trứng muỗi trở thành bọ gậy sống dưới nước 1 thời gian trở thành muỗi - Đại diện nhóm 3,4 trình bày. -> G kết luận: Muỗi đốt, không những hút máu của chúng ta mà nó còn là động vật trung gian để truyền bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác . - Đại diện nhóm 5,6 trình bày. -> G kết luận: Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi ngủ. Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, dùng hương diệt muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào; khơi thông cống rãnh, đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẻ trứng. Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2007 Thể dục Bài 28 : kiểm tra bài thể dục I. Mục tiêu : - Kiểm tra bài thể dục. Yêu cầu thuộc và thực hiện động tác tương đối chính xác. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân bãi, 1 số quả cầu trinh. - Chuẩn bị 5 dấu chấm, dấu nọ cách dấu kia 1-1,5m. III. Nội dung và phương pháp : 1. Phần mở đầu : (5-7’) - G phổ biến nội dung, tổ chức và phương pháp kiểm tra. * Khởi động :- Đứng vỗ tay, hát. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông. * Kiểm tra bài cũ : Ôn bài thể dục 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 2. Phần cơ bản : (20-25’) - Nội dung kiểm tra : Bài thể dục phát triển chung. - Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt 5H. G hô nhịp để H thực hiệnn (mỗi động tác 2 x 8 nhịp). - Cách đánh giá : Theo mức độ thực hiện động tác của từng H. Những H thực hiện được ở mức cơ bản đúng 4/7 động tác coi là đật yêu cầu. * Tâng cầu : (4-5’ ) 3. Phần kết thúc : ( 5-6’) - Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát. - G nhận xét giờ học, công bố điểm kiểm tra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28x.doc
Tài liệu liên quan