Tài liệu Giáo án Bài 10 - Thực hành: quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời (Sinh học 12 nâng cao Tr 40): BÀI 10 - THỰC HÀNH:
QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TIÊU BẢN TẠM THỜI
(Sinh học 12 nâng cao Tr 40)
I-MỤC TIÊU
Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét về hình thái NST và đếm số lượng NST ở dạng bình thường và đột biến NST.
Phân biệt được các dạng đột biến, loại đột biến qua việc quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi.
Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát bộ NST ở loài cây có các dạng đột biến số lượng NST. Có hai loài tương đối thuận tiện cho thực hành bài này là các cây ráy (Alocasia odora) và cây dâu để nuôi tằm (Morus alba).
Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát NST ở châu chấu đực.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong thí nghiệm. Rèn kỹ năng thao tác thực hành, đức tính kiên nhẫn, để đạt được mục đích của mình:
Kỹ năng quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
Kỹ năng về thao tác lên kính.
Kỹ năng đo đạc, tính toán.
Kỹ năng báo cáo kết quả thực hành.
Vẽ được hình thái và số lượng NST của các bộ NST đã quan sát vào vở thực hành.
...
4 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 10 - Thực hành: quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời (Sinh học 12 nâng cao Tr 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10 - THỰC HÀNH:
QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TIÊU BẢN TẠM THỜI
(Sinh học 12 nâng cao Tr 40)
I-MỤC TIÊU
Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét về hình thái NST và đếm số lượng NST ở dạng bình thường và đột biến NST.
Phân biệt được các dạng đột biến, loại đột biến qua việc quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi.
Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát bộ NST ở loài cây có các dạng đột biến số lượng NST. Có hai loài tương đối thuận tiện cho thực hành bài này là các cây ráy (Alocasia odora) và cây dâu để nuôi tằm (Morus alba).
Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát NST ở châu chấu đực.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong thí nghiệm. Rèn kỹ năng thao tác thực hành, đức tính kiên nhẫn, để đạt được mục đích của mình:
Kỹ năng quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
Kỹ năng về thao tác lên kính.
Kỹ năng đo đạc, tính toán.
Kỹ năng báo cáo kết quả thực hành.
Vẽ được hình thái và số lượng NST của các bộ NST đã quan sát vào vở thực hành.
II-CHUẨN BỊ
-Kính hiển vi quang học có vật kính 10x, 40x và thị kính 10x, 20x.
-Tiêu bản cố định có bộ NST là 2n, 3n, 4n; tiêu bản NST tế bào bạch cầu của bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.
-Các loại rễ của củ khoai môn, khoai sọ, ráy.
-Cồn 90o, axit axêtic.
-Thuốc nhuộm oocxêin, (hay cac min) 4-5%.
-Dụng cụ thí nghiệm khác: lá kính mỏng, kim nhọn, kim mũi mác, ...
-Tranh, ảnh về NST người bình thường và người bị bệnh.
III-NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1-Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định.
a- Bộ NST ở người bình thường
Bộ NST ở nam giới
B1-Lên kính tiêu bản cố định, điều chỉnh cho mẫu quan sát vào giữa vùng sáng.
B2-Quan sát toàn bộ tiêu bản bằng vật kính 10x.
B3-Quan sát tiêu bản bằng vật kính 40x. (vẽ lại hình thái NST quan sát được, ghi lại số lượng NST của một tế bào).
Bộ NST ở nữ giới
B1-Lên kính tiêu bản cố định, điều chỉnh cho mẫu quan sát vào giữa vùng sáng.
B2-Quan sát toàn bộ tiêu bản bằng vật kính 10x.
B3-Quan sát tiêu bản bằng vật kính 40x. (vẽ lại hình thái NST quan sát được, ghi lại số lượng NST của một tế bào).
B4- Nhận xét và kết luận.
-Bộ nhiễm sắc thể ở người có 23 cặp NST (có 46 NST)
-Nhiễm sắc thể ở nam có cặp NST giới tính là XY.
- Nhiễm sắc thể ở nữ có cặp NST giới tính là XX.
Kết luận: Bộ nhiễm sắc thể ở người gồm 22 cặp NST thường (tồn tại thành các cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới tính) và một cặp NST giới tính ở nữ (cặp NST tương đồng XX), cặp NST giới tính ở nam (cặp NST không tương đồng XY).
b- Bộ NST ở người bị đột biến
Bộ NST đột biến ở cặp NST số 21
B1-Lên kính tiêu bản cố định, điều chỉnh cho mẫu quan sát vào giữa vùng sáng.
B2-Quan sát toàn bộ tiêu bản bằng vật kính 10x.
B3-Quan sát tiêu bản bằng vật kính 40x. (vẽ lại hình thái NST quan sát được, ghi lại số lượng NST của một tế bào).
B4- Nhận xét và kết luận: Cặp NST số 21 có 3NST (tế bào có 47 NST) dẫn đến bệnh Đao.
Biểu hiện của bệnh ra ngoài: cơ thể bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lười thè ra, mắt sâu, một mí, khoảng cách 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn
Bộ NST bị đột biến ở NST giới tính
B1-Lên kính tiêu bản cố định, điều chỉnh cho mẫu quan sát vào giữa vùng sáng.
B2-Quan sát toàn bộ tiêu bản bằng vật kính 10x.
B3-Quan sát tiêu bản bằng vật kính 40x. (vẽ lại hình thái NST quan sát được, ghi lại số lượng NST của một tế bào).
B4- Nhận xét và kết luận: gồm 22 cặp NST thường (bình thường), cặp NST giới tính bị đột biến chỉ có 1 chiếc ( tế bào có 45 NST); Gây bệnh Tớcnơ (NST giới tính có dạng OX). Bề ngoài bệnh nhân là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, không có khả năng sinh con, trí khôn kém .
2-Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản tạm thời.
Làm tiêu bản tạm thời:
B1-Trồng vài củ ráy vào chậu cát ẩm, khi rế phát triển dài khoảng 2->3cm lấy rễ làm thực hành.
B2-Cắt lấy chóp rễ rửa sạch rồi cho vào dung dịch cố định pha theo tỉ lệ 3 phần cồn 90o: 1 phần axit axêtic. Sau khi cố định 12 giờ, đem mẫu rửa bằng cồn 70o.
B3- Đun cách thuỷ mẫu trong dung dịch ocxêin axêtic 1% khoảng 15 phút đến khi mềm mẫu.
B4-Lấy 1 hay 2 mẩu chóp rễ dài khoảng 2mm đưa lên lam. Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic 4-5% lên mẫu.
B5- Đậy lamen. Ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để các NST tung ra. Trước khi ấn có thể đặt miếng giấy lọc lên trên để tránh vỡ lamen và thấm bớt thuốc nhuộm.
B6- Lên kính và tiến hành quan sát
-Kết quả quan sát:
+Có mẫu quan sát đếm được bộ NST của rễ cây ráy là: 2n = 28 NST
+Có mẫu quan sát đếm được bộ NST của rễ cây ráy là: 3n = 42 NST
+Có mẫu quan sát đếm được bộ NST của rễ cây ráy là: 4n = 56 NST
B7-Nhận xét, kết luận và giải thích kết quả:
-Nhận xét: Ở cùng loài ráy nhưng có kết quả bộ NST có số lượng NST khác nhau ở các mẫu tế bào chóp rễ (28, 42, 56) nhưng đều là các bội số của 14.
-Kết luận: Ở tế bào cây ráy bình thường bộ NST có 2n = 24 NST, (n=14); trong các mẫu trên có đột biến về số lượng NST (dạng đột biến dị bội thể và đa bội).
- Giải thích:
+Trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử 2n. Sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo thành thể tam bội (3n).
+Trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử 2n. Sự kết hợp của giao tử 2n với nhau sẽ tạo thành thể tứ bội (4n).
IV-CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG
1-Giải thích cơ chế phát sinh bộ nhiễm sắc thể XO (Tớcnơ) và ở hội chứng Đao?
2-Giải thích cơ chế phát sinh các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: chuyển đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn.
3-Đột biến gen giống và khác đột biến NST những điểm nào?
4-Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội, những ứng dụng thực tiễn của chúng?
5- Tại sao những người nhiễm chất độc màu da cam con cái họ thường bị những bệnh di truyền?
6-Đột biến NST gồm các dạng
a-Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST
c-Lệnh bội và đa bội
b-Thêm một đoạn và đảo một đoạn NST
d-đa bội chẵn và đa bội lẻ
7-Trong các dạng biến đổi vật chất di truyền sau đây, dạng nào là đột biến gen?
a-Mất một đoạn NST
c-Thay thế một cặp nuclêôtit bằng cặp nuclêôtit khác
b-Mất một số cặp nuclêôtit
d-Cả b vàc
?HỎI KHÓ - ĐÁP HAY
Gen thông minh của con người nằm ở đâu?
Cách đây vài năm vào năm 2001, một công trính của Zicher (nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Gen) đặc biệt là về "Gen thông minh". Qua nhiều số liệu thống kê và việc sử dụng bản đồ gen người công bố năm 2000. Nhóm của ông đã xác nhận có sự tồn tại của gen thông minh và thật kì lạ là nó lại tồn tại chủ yếu trên nhiễm sắc thể giới tính X (xác định giới tính nữ). Từ nghiên cứu này ông đã giải thích được hàng loạt các vần đề khó khăn :
Chỉ số IQ của nam và nữ hầu như ngang bằng nhưng phổ thông minh của nam giới lại rộng hơn rất nhiều. Điều này giải thích tại sao có nhiều thiên tài là nam hơn nữ.
Và một điều nữa là: nam giới có những người rất thông minh nhưng ngược lại cũng có hàng tá người ngu ngốc nhất. Nữ (XX) có một nhiễm sắc thể X mang gen thông minh còn 1 thì thường là không sẽ tác động đến cái còn lại và làm cho nó không có nhiều cơ hội để mà thể hiên tính trạng của mình làm giảm sự thông minh đi. Còn đối với nam (XY) nhiễm sắc thể X và Y không tương tác nên làm cho gen thông minh có cơ hội để mà thể hiện tính trạng của mình (Nam thông minh hơn).
Con trai được hưởng nhiễm sắc thể X từ mẹ và Y từ cha, nhưng chỉ có nhiễm sắc thể X là có các gene thông minh.
Nhiễm sắc thể X mà con trai được thừa hưởng từ mẹ chứa tới 2/3 số gene thông minh ở người, trong khi nhiễm sắc thể Y lại không hề có một gene thông minh nào. Đó là thông báo của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ulm, Đức
Đến nay các nhà khoa học đều thống nhất rằng trí thông minh là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có di truyền và những tác động từ môi trường. Về mặt di truyền, bác sĩ Horst Hameiste, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện các gene thông minh nằm rải rác trên chuỗi ADN, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X.
Như vậy, trong khi người cha chỉ có thể truyền cho con tính cách thì người mẹ lại truyền cho con toàn bộ trí tuệ. Phát hiện này giải thích vì sao các vĩ nhân đều có những bà mẹ rất thông minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_10_th_quan_sat_dot_bien_sl_nst_4203.doc