Tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 3: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3: HỌC KỲ I
Tuần 1
Tiết 1: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I.Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nhớ lại một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ và gõ đệm.
Nắm vững những kí hiệu ghi nhạc.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II.Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Ổn định tổ chức.
Sửa tư thế ngồi cho HS .
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng
3. HĐ3 : Ôn tập 3 bài hát.
Quốc ca Việt Nam.
Bài ca đi học.
Cùng múa hát dưới trăng.
a. Bài Quốc ca Việt Nam.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS nghe một đoạn nhạcđể HS đoán xem đó là câu hát nào trong bài hát nào đã học.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát hoà giọng. Hát đúng cao độ trường độ. Thể hiện tính chất mạnh mẽ, hùng tráng theo nhịp đi.
Hát rõ lời, phát ...
59 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 3: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
Tuần 1
Tiết 1: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I.Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nhớ lại một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ và gõ đệm.
Nắm vững những kí hiệu ghi nhạc.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II.Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Ổn định tổ chức.
Sửa tư thế ngồi cho HS .
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng
3. HĐ3 : Ôn tập 3 bài hát.
Quốc ca Việt Nam.
Bài ca đi học.
Cùng múa hát dưới trăng.
a. Bài Quốc ca Việt Nam.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS nghe một đoạn nhạcđể HS đoán xem đó là câu hát nào trong bài hát nào đã học.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát hoà giọng. Hát đúng cao độ trường độ. Thể hiện tính chất mạnh mẽ, hùng tráng theo nhịp đi.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hỏi HS khi chào cờ và hát Quốc ca chúng ta phải thưc hiện như thế nào?
- Điều khiển cho HS tập chào cờ và bắt nhịp cho HS hát Quốc ca như sau:
GV hô: Nghiêm!
Chào cờ! Chào!
Quốc ca.
b. Bài Bài ca đi học.
- Gõ tiết tấu câu đầu của bài hát và hỏi HS nhận ra đó là câu hát nào trong bài hát nào?
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Biết lấy hơi khi nghỉ ở dấu lặng đơn. Nhận biết được tiết tấu của bài. Thể hiện đúng tính chất bài hành khúc.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Chia lớp thành 3 tổ để hát ôn và gõ đệm lại chính xác 3 kiểu phách , nhip, tiết tấu như sau:
Tổ 1: Hát và gõ phách.
Tổ 2: Hát và gõ nhịp.
Tổ 3: Hát và gõ tiết tấu.
( Sau đó đổi ngược lại )
( Nhận xét, đánh giá )
c. Bài Cùng múa hát dưới trăng.
- Treo tranh ảnh minh hoạ cho HS biết và đoán tên bài hát.
- Đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát đúng giai đIệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát chính xác những tiếng luyến. Thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Chia lớp thành các nhóm thi đua biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4: Ôn tập 1 số kí hiệu ghi nhạc.
- Nêu câu hỏi cho HS trả lời:
Ở lớp 3 đã được học những kí hiệu ghi nhạc gì ?
Em hãy kể tên các nốt nhạc đã học ?
Em biết những hình nốt nhạc ?
- Cho HS tập nói nốt nhạc trên khuông ( Dùng bàn tay tượng trưng ).
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS thực hiện 2 bài tập ( SGK- T4 ) như sau:
+ Nói tên các nốt nhạc trong bài tập 1.
+ Viết lên khuông nhạc các nốt nhạc trong bài tập 2.
( Nhận xét, đánh giá một số vở chép nhạc của HS )
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại 3 bài hát một vài lần.
- Cho một vài nhóm HS lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Ghi nhớ.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Cá nhân nêu.
- Thực hiện.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Từng tổ thực hiện.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
-Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Cá nhân nêu.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Ghi vở.
- Hát ôn.
- Từng nhóm trình bày.
- Ghi nhớ.
Tuần 2
Tiết 2 : Học hát bài : EM YÊU HOÀ BÌNH ( T.5 )
Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn
I.Mục tiêu :
- Biết bài hát Em yêu hoà bình là do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS yêu hoà bình, yêu quê hương đất nước.
II.Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông. ( Dùng bàn tay tượng trưng )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Em yêu hoà bình.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát, tác giả và nội dung cho HS biết.
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.( Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi ).
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 8 câu hát. Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến 2 nốt nhạc trong bài và chỗ đảo phách như:
“Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm”.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất vui tươi.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca như sau:
Hát: Em yêu hoà bình yêu đất nước…
Gõ phách: < - < - <
Gõ tiết tấu: x x x x x x x
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ phách.
Dãy 2: Hát và gõ tiết tấu.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Chia lớp thành 4 nhóm để hát nối tiếp từng câu cho đến hết bài.
( Bắt nhịp và điều khiển cho HS hát )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Cả 4 nhóm thực hiện.
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ
. Tuần 3
Tiết 3 : - Ôn tập bài hát: EM YÊU HOÀ BÌNH
- Bài tập cao độ và tiết tấu
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS thể hiện được bài tập cao độ và tiết tấu.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Em yêu hoà bình.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Em yêu hoà bình.
a. Hát ôn.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát co nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yêú, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, tiết tấu ( như đã học giờ trước ).
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ như sau:
Tất cả đứng tại chỗ, kiễng 2 bàn chân rồi nhún xuống theo từng phách. Bắt đầu kiễng 2 bàn chân ( hát chữ “em”, hạ 2 bàn chân xuống ( rơi vào chữ “yêu”…làm như vậy cho đến hết câu thứ 4 “ rộn rã lời ca”.
Tiếp câu thứ 5 thay đổi động tác nghiêng người sang bên trái, phải theo nhịp.
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Bài tập cao độ và tiết tấu.
* Vị trí các nốt Đô Mi Son La trên khuông nhạc.
- Cho HS lên chỉ bảng và đọc từng nốt nhạc trên khuông.
( Nhận xét, đánh giá )
- Cho HS luyện đọc cao độ các nốt.
* Luyện tập tiết tấu.
- Treo bảng phụ và hỏi HS âm hình tiết tấu trên có hình nốt gì? Kí hiệu gì?
- Hướng dẫn HS tập gõ âm hình tiết tấu thật chính xác.
- Cho HS gõ thay thế bằng các âm tượng thanh như: trống, thanh phách, mõ, song loan…
* Luyện tập cao độ và tiết tấu.
- Đàn từng chuỗi âm thanh ngắn (từ 3 đến 5 âm) cho HS vừa đọc cao độ vừa kết hợp gõ tiết tấu.
( Nhận xét, đánh giá )
- Kiểm tra một số HS tập đọc cao độ và tiết tấu.
( Nhận xét, đánh giá )
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo lụân.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Cá nhân thực hiện.
- Đọc đồng thanh, cá nhân.
- HS khá nêu.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- HS khá thực hiện.
- HS yếu, kém đọc.
( HS khá nhận xét )
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 4
Tiết 4 : - Học hát bài : BẠN ƠI LẮNG NGHE ( T.7 )
Dân ca Ba-na
Sưu tầm, dịch lời : Tô Ngọc Thanh
- Kể chuyện âm nhạc.
I.Mục tiêu :
- Biết bài hát là dân ca của dân tộc Ba-na ( Tây Nguyên ).
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS thêm yêu quý dân ca.
II.Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học bài hát gì ? Tác giả ?
- Cho HS lên biểu diễn lại bài hát trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu:
Ở Tây Nguyên có những dân tộc như : Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Hơ-rê, Xê-đăng…những người dân này rất dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đồng thời cũng là những người yêu lao động, yêu hoà bình, yêu ca hát. Những bài dân ca Tây Nguyên quen thuộc với thiếu nhi như : Đi cắt lúa( dân ca Hơ-rê ), Ru em ( dân ca Xơ-đăng ), Hái hoa bên rừng( dân ca Gia- rai )…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
( Đánh dấu những chỗ lấy hơi )
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 2 lời (8 câu hát). Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những chỗ nửa cung.
+ Biết lấy hơi cho mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất tha thiết, hồn nhiên.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa 4 tiết nhạc.
( Nhận xét, đánh giá )
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca như sau:
Hát: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe…
Gõ phách: < - < -
Gõ nhịp: < <
Gõ tiết tấu: x x x x x x x
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ phách.
Dãy 2: Hát và gõ nhịp.
Dãy 3: Hát và gõ tiết tấu.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Chia lớp thành 4 nhóm để hát nối tiếp từng câu cho đến hết bài.
( Bắt nhịp và điều khiển cho HS hát )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
4. HĐ4. Kể chuyện âm nhạc:
“ Tiếng hát Đào Thị Huệ”.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu và tóm tắt nội dung câu chuyện.
- Kể chuyện theo tranh cho HS nghe.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời:
Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy?
Câu chuyện xảy ra giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?
- Cho một vài HS nối tiếp nhau và kể lại câu chuyện theo tranh.
( Nhận xét. đánh giá )
- Cho HS nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về câu chuyện.
- Nhấn mạnh nội dung câu chuyện.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- HS khá nêu.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Quan sát.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Cá nhân nêu.
- Cá nhân lên chỉ tranh vẽ và kể.
- HS khá nêu.
- Ghi nhớ.
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 5
Tiết 5 : - Ôn tập bài hát: BẠN ƠI LẮNG NGHE
- Giới thiệu hình nốt trắng
- Bài tập tiết tấu
I .Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
Biết và thể hiện được giá trị độ dài của nốt nhạc.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Hỏi HS giai điệu vừa nghe là dân ca của dân tộc nào?
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe.
a. Hát ôn.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, nhịp, tiết tấu ( như đã học giờ trước ).
( Nhận xét, cho điểm )
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ như sau:
Lời 1:
Câu 1: Đầu nghiêng sang trái, ngón trỏ tay trái chỉ vào hai tai ( trùng vào tiếng nhau ). Chân nhún nhẹ nhàng.
Câu 2: Bàn tay phải ngửa, tay đưa ra trước mặt ( trùng vào tiếng xa). Tay trái chống ngang sườn.
Câu 3: thực hiện giống câu 2 đổi tay ngược lại.
Câu 4: Hai bàn tay úp thấp phía trước, làm động tác lượn sóng bằng cổ tay.
Lời 2: Thực hiện tương tự lời 1.
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Giới thiệu hình nốt trắng.
- Ghi bảng và giới thiệu cho HS biết hình nốt trắng và giá trị độ dài:
xx x x
- Cho HS thể hiện hình nốt trắng qua VD sau: 5. HĐ5. Bài tập tiết tấu.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu cho HS nghe 2 bài tập tiết tấu.
Hướng dẫn thực hiện 2 bài tập như sau:
* Bài tập1:
- Hỏi HS âm hình tiết tấu trên có hình nốt gì?
Hướng dẫn HS tập gõ âm hình tiết tấu thật chính xác.
- Cho HS gõ thay thế bằng các âm tượng thanh như: trống, thanh phách, mõ, song loan…
- Kiểm tra một số HS đọc và gõ tiết tấu lại.
( Nhận xét, đánh giá )
- Cho HS nhận biết tiết tấu trên có trong bài hát nào?
( Nhận xét, đánh giá )
* Bài tập 2: Thực hiện tương tự bài tập 1.
6. HĐ6. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vận động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Ghi nhớ.
- Đọc và gõ chính xác.
- Theo dõi.
- HS khá nêu.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- HS yếu, kém thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- HS khá nêu.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 6
Tiết 6 : - Tập đọc nhạc : TĐN Số 1
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc bài TĐN số 1.
Nhận biết hình dáng một vài nhạc cụ dân tộc. - - Đọc đúng giai điệu và ghép lời ca.
Được nghe âm thanh 4 loại nhạc cụ.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ…
- HS: Nhạc cụ gõ, vở chép nhạc, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học bài hát gì ? dân ca ?
- Cho HS khá lên biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Tập đọc nhạc số 1.
“Son La Son”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 1 cho HS biết.
- Hỏi HS: Bài TĐN viết ở loại nhịp gì ? Có mấy nhịp?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 1.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S L.
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 1 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
4. HĐ4.Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
“ Đàn nhị, Đàn tam, Đàn tứ, Đàn tì bà”.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và giới thiệu cho HS biết.
- Cho HS nêu số dây của từng loại nhạc cụ? Nêu đặc điểm và cách sử dụng từng loại nhạc cụ?
- Giới thiệu đặc điểm và cách sử dụng từng loại nhạc cụ cho HS biết.
Đàn nhị ( có 2 dây )…
Đàn tam ( có 2 dây )…
Đàn tứ ( có 4 dây )…
Đàn tì bà ( có 4 dây )…
- Đàn cho HS được biết âm sắc của từng loại nhạc cụ.
- Cho HS thực hiện trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ.
( Nêu luật chơi và đàn cho các nhóm thi đoán )
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc ôn lại bài TĐN một vài lần.
- Chấm một số bài TCN.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
- Theo dõi.
- HS khá nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Chép bài.
- Quan sát.
- HS khá nêu.
- Ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Thực hiện.
- Thu bài.
- Ghi nhớ.
Tuần 7
. Tiết 7 : - Ôn tập 2 bài hát :
EM YÊU HOÀ BÌNH
BẠN ƠI LẮNG NGHE
- Ôn tập TĐN số 1
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ, gõ đệm.
Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, vở chép nhạc, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra một số HS đọc lại bài TĐN số1.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng
3. HĐ3. Ôn tập 2 bài hát.
a. Bài Em yêu hoà bình.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, nhịp,tiết tấu.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp lại một số động tác phụ hoạ.
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
b. Bài Bạn ơi lắng nghe.
( Thực hiện ôn các bước như bài hát trên )
4. HĐ4. Ôn TĐN số 1.
-Treo bảng phụ và đọc lại bài TĐN số 1 cho HS nghe
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S L.
- Cho HS đọc và gõ lại âm hình tiết tấu của bài.
- Cho HS đọc bài lại bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
5 .HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vận động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Cá nhân đoc.
( HS khá nhận xét ).
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Tự sửa sai.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 8
Tiết 8 : Học hát bài : TRÊN NGƯẠ TA PHI NHANH ( T.13 )
Nhạc và lời : Phong Nhã
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát là do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học ôn bài hát gì ? tác giả ?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
a. Học hát.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Phong Nhã là nhạc sĩ rất thân thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Những bài ông sáng tác đã được nhiều thế hệ thiếu nhi đón nhận và yêu thích như:Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng, Bài ca sum họp, chi đội em làm kế hoạch nhỏ, Đội ta lớn lên cùng đất nước, Kim đồng…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
Giải thích từ khó như: “vó câu” nghĩa là “vó ngựa”.
Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 8 câu hát. Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến trong bài.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ hơi nhanh. Thể hiện tính chất vui tươi, rộn rã.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca như sau:
Hát: Trên đường gập ghềnh ngựa phi…
Gõ phách: < - <- <
Gõ tiết tấu: x x x x x x
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ phách.
Dãy 2: Hát và gõ tiết tấu.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
5.HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
-Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá trình bày )
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 9
Tiết 9 : - Ôn tập bài hát: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
- Tập đọc nhạc. TĐN số 2
I.Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II.Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, tiết tấu chính xác hơn.
( Nhận xét, cho điểm )
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ như sau:
ĐT 1( câu1+2+3): Động tác phi ngựa.
ĐT 2( câu 4+5) : Tay đưa ra phía trước sang bên trái rồi sang phải.
ĐT 3( câu 6+7+8): Như động tác 1.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 2.
“Nắng vàng”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 2 cho HS biết.
- Hỏi HS: bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 2.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S.
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 2 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo lụân.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét )
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 10
Tiết 10 : Học hát bài: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM ( T.18 )
Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát là do nhạc sĩ Ngô Ngọc Báu sáng tác.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS biết vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai
của đất nước.
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học ôn bài hát gì ? tác giả ?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Bài hát KQTMVE đã được tác giả viết với một giai điệu rộn rã, vui tươi. Bài hát đã gợi lên niềm tự hào của tuổi học trò được mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 2 lời ( 10 câu ) . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến trong bài.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ hơi nhanh. Thể hiện tính chất nhịp nhàng,vui tươi.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca như sau:
Hát: Khi trông phương đông vừa hé…
Gõ phách: - < - <
Gõ nhịp: x x x x x x
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ phách.
Dãy 2: Hát và gõ nhịp.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 2.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 11
Tiết 11 : - Ôn tập bài hát : KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
- Tập đọc nhạc.TĐN số 3
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, nhịp chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ như sau:
+ ĐT1: Câu 1.Đưa 2 tay từ dưới lên về phía trước. Nghiêng đầu sang trái và nhún chân theo nhịp 2.
+ ĐT2: Câu 2.Hai tay từ từ để trên vai đầu đầu đưa sang phải theo nhịp 2.
+ ĐT3: Câu 3+4.Hai tay từ từ đi xuống nắm vào nhau để trước ngực chân nhún theo nhịp.
+ ĐT4: Câu 5-9.Người đu đưa chân nhún theo nhịp 2.
+ ĐT5: Câu10. Tay đưa lên vai, chân nhún nhịp nhàng.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 3.
“Cùng bước đều”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 3 cho HS biết.
- Hỏi HS: bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp ?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 3.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R P M S .
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 3 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét )
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 12
Tiết 12 : Học hát bài : CÒ LẢ
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát là dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát rõ lời, diễn cảm.
- Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học ôn bài hát gì ? tác giả ?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Cò lả.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Những cánh cò bay rập rờn trên đồng lúa mênh mông trong buổi chiều là hình ảnh rất thân thuộc với người nông dân Việt Nam. Cùng với luỹ tre xanh, đồng lúa vàng, đàn trâu gặm cỏ thì hình ảnh cánh cò bay lả, bay la gợi nên khung cảnh yên bình của biết bao làng quê. Cánh cò bay lả bay la cũng là một bài dân ca quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. + Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
+ Giải thích từ khó: “ phủ ” trong từ “ cửa phủ ”là đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương với quận, huyện ngày nay.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 6 câu hát . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến trong bài.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất nhịp nhàng, mềm mại, phóng khoáng.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca như sau:
Hát: Con cò cò bay lả lả bay la…
Gõ phách: < - < - <-
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát
Dãy 2: Hát và gõ phách.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 2.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Nghe nhạc.
Bài: “ Trống cơm ”
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- Giới thiệu cho HS được nghe về một bài hát dân ca của vùng ĐBBB.
- Mở băng nhạc hoặc hát cho HS nghe tác phẩm.
- Hỏi HS :
Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịụ, nhẹ nhàng.
Em nghe bài hát có hay không?
- Cho HS nghe lại tác phẩm.
- Nói qua về nội dung, sắc thái, tình cảm của bài hát giúp HS cảm nhận tốt hơn về tác phẩm đã nghe.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Chú ý.
- Nghe lần 1.
- HS khá nêu.
- Nghe lần 2.
- Ghi nhớ.
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 13
Tiết 13 : - Ôn tập bài hát : CÒ LẢ
- Tập đọc nhạc.TĐN số 4
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Cò lả
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Cò lả.
a. Hát ôn.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm theo phách, nhịp .
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ đơn giản, chú ý động tác tay mô phỏng cánh cò bay.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
- Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cánh lĩnh xướng và hoà giọng ( phần xô ) như sau:
1 HS nữ khá hát: Con cò………ra cánh đồng.
Cả lớp hát: Tình tính tang………nhứ hay chăng.
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 4.
“Con chim ri”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 4 cho HS biết.
- Hỏi HS : Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 4.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R P M S .
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 4 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét )
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 14
Tiết 14 : - Ôn tập 3 bài hát :
TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
CÒ LẢ
- Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gõ đệm.
- Giáo dục HS tích cực, mạnh dạn trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, tranh minh hoạ…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS lên biểu diễn trước lớp 1- 2 bài hát đã học.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập 3 bài hát.
a. Bài Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Cho HS xem tranh minh hoạ và mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát 1- 2 lần.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả vừa được nghe.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý. Hát đúng trường độ. Thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại theo phách.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
+ Cho HS lên biểu diễn lại bài hát trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm hát nối tiếp một câu của đoạn a đến hết bài, đoạn b cả lớp hát hoà giọng.
( Nhận xét, đánh giá )
b. Bài Trên ngựa ta phi nhanh.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả của giai điệu trên.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý. Hát với tốc độ hơi nhanh. Thể hiện tính chất vui tươi, rộn rã.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm A hát: Trên đường gập ghềnh
Nhóm B hát: Ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh.
Tiếp tục cho đến bạn bè yêu mến.
Từ câu Tổ quốc mẹ hiền đến hết bài, cả lớp hát hoà giọng.
( Nhận xét, đánh giá )
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại với 2 âm sắc.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
c. Bài Cò lả.
( Thực hiện các bước ôn như bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em ).
4. HĐ4. Nghe nhạc.
- Giới thiệu cho HS biết một trích nhạc không lời.
- Mở băng nhạc hoặc hát cho HS nghe tác phẩm.
- Hỏi HS :
Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịụ, nhẹ nhàng.
Em nghe đoạn nhạc có hay không ?
- Cho HS nghe lại tác phẩm.
- Nói qua về nội dung, sắc thái, tình cảm của bài hát giúp HS cảm nhận tốt hơn về tác phẩm đã được nghe.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn lại mỗi bài một lần.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Chú ý.
- Nghe lần 1.
- HS khá nêu.
- Nghe lần 2.
- Ghi nhớ.
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 15
Tiết 15 : ( Học một bài hát tự chọn )
Học hát bài : EM HÁT GỌI MẶT TRỜI ( T.49 )
Nhạc và lời : Nguyễn Thuý Liễu
I. Mục tiêu:
- Biết bài hát này là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn thuý liễu.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ và gõ đệm.
- Giáo dục HS yêu thích bài hát có phong cách Tây nguyên.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ, máy nghe…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS khá lên biểu diễn trước lớp 1- 2 bài hát đã học.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Em hát gọi mặt trời.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu nội dung bài hát, tác giả, xuất xứ…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
( Đánh dấu những tiếng hát luyến và những chỗ lấy hơi )
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 6 câu. Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: Hát chính xác những tiếng được luyến và biết lấy hơi ở giữa các câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất nhẹ nhàng, vui tươi.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách như sau:
Hát: Em hát gọi mặt trời lên…
Gõ tiết phách: < - <
Gõ tiết nhịp: < <
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy A: Hát và gõ đệm theo phách.
Dãy B: Hát và gõ đệm theo nhịp.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nghiêng mình sang trái, phải đều theo nhịp.
+ Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn và gõ đệm lại theo tiết tấu một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát đồng thanh
Hát theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 16
Tiết 16 : Ôn tập một vài bài hát đã học
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gõ đệm.
- Giáo dục HS tích cực, mạnh dạn trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, tranh minh hoạ…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS lên biểu diễn trớc lớp 1- 2 bài hát đã học.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập một vài bài hát đã học.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Cho HS xem tranh minh hoạ và mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu mọt vài bài hát đã học.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả của các bài hát trên.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca từng bài hát.
Chú ý. Hát đúng tốc độ. Thể hiện tính chất của từng bài hát
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại theo 3 kiểu đã học: phách, nhịp, tiết tấu.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Tổ chức cho HS hát theo các hình thức: Lĩnh xớng, hát nối tiếp…trong các bài hát.
+ Cho HS lên biểu diễn lại bài hát trớc lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn và vận động phụ hoạ lại các bài hát đã học.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn cha đúng yêu cầu.
Học sinh
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 17
Tiết 17 : Ôn tập TĐN số 3, số 4
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc bài TĐN số3, số 4.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, , bảng phụ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS trình bày lại1-2 bài hát mới ôn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
- Hỏi HS đó là giai điệu của bài hát nào? Tác giả?
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng. 3. HĐ3. Ôn tập TĐN số 3, số 4.
- Treo bảng phụ có bài TĐN số 3, số 4.
- Hỏi lại HS : bài TĐN viết ở nhịp gì? có mấy nhịp?
- Cho HS nói tên nốt trên khuông.
- Cho HS luyện tập cao độ các nốt trên khuông.
* Bài TĐN số 3:
- Đàn ( hoặc xướng nguyên âm) từ 2-3 âm cho HS nghe, đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao.
VD: Cho HS nghe một âm bất kì:
S – L; S – L – S – L; S –M – S; M- R - Đ.
- Cho HS đọc ôn lại bài TĐN với các bước sau:
Bước1: TĐN và gõ theo phách.
Bước3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Thể hiện với tốc độ vừa phải.
Đọc đúng cao độ, trường độ.
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy A: TĐN + gõ theo phách.
Dãy B: TĐN + ghép lời ca.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
* Bài TĐN số 4: Thực hiện tương tự bài TĐN số 3.
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc ôn lại 2 bài TĐN.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
-HS khá biểu diễn.
- HS khá nêu.
- Mở đồ dùng.
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Cá nhân nêu.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 18
Tiết 18 : Tập biểu diễn các bài hát đã học
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoa. Biết trình bày bài hát trước lớp.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Đệm đàn cho HS hát một vài bài hát đã học gây không khí lớp học.
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Tập biểu diễn các bài hát đã học.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại mỗi bài hát 1- 2 lần đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Chỉ định HS khá, giỏi làm ban giám khảo ( BGK) chấm điểm thử.
- Tổ chức lớp thành các nhóm ( 5 -7 HS ), cá nhân lên biểu diễn các bài hát.
* Nhận xét đánh giá từng nhóm, cá nhân ( động viên các nhóm hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp ).
- Đề nghị BGK- HS công bố điểm của các nhóm, cá nhân.
- Nhận xét chung.
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho 1- 2 nhóm HS khá lên trình bày các bài hát xuất sắc.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa tích cực trong tiết học.
Học sinh
- Thực hiện.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thực hiện.
- Từ 3-5 HS .
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
- Đại diện cho BGK- HS công bố điểm .
- Lưu ý.
- Từng nhóm trình bày.
- Ghi nhớ.
HỌC KỲ II
Tuần 19
Tiết 19 : Học hát bài : CHÚC MỪNG
Nhạc Nga
Lời Việt : Hoàng Lân
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga, lời Việt Hoàng Lân.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS tình cảm thân thiết trong ngày vui gặp mặt.
II. Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ, bản đồ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS nhắc lại tên các bài hát , tác giả đã học ở HKI.
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Chúc mừng.
a. Học hát.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Chúc mừng là bài hát khá quen thuộc đối với người dân Nga. Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển diễn tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn trong ngày vui gặp mặt.
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
( Đánh dấu những chỗ lấy hơi ).
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 4 câu hát. Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện với tính chất nhịp nhàng.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách và nhịp 3 như sau:
Hát: Cùng đàn cùng hát vang lừng …
Gõ phách: < - - <- -
Gõ nhịp: < <
Chú ý: Khi gõ đệm cần nhấn mạnh ở phách thứ 1.
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ phách.
Dãy 2: Hát và gõ nhịp.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
c. Hát kết hợp vận động theo nhịp 3..
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ như sau:
Phách mạnh ( ô nhịp thứ 1) nhún chân về bên trái.
Phách mạnh ( ô nhịp thứ 2) nhún chân về bên phải.
Phách mạnh ( ô nhịp thứ 3) nhún chân về bên trái...
Vừa hát, toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4: Một số hình thức trình bày bài hát.
- Treo tranh ảnh minh hoạ và giới thiệu cho HS được biết các hình thức khi trình bày bài hát:
- Đơn ca: Một người hát.
- Song ca: Hai người hát.
- Tam ca: Ba người hát.
- Tốp ca: Một nhóm người hát ( 4-10 người ).
- Tố chức cho HS hát theo những hình thức nêu trên và kết hợp vận động phụ hoạ.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
-Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá trình bày )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 20
Tiết 20 : - Ôn tập bài hát : CHÚC MỪNG
- Tập đọc nhạc. TĐN số 5
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Chúc mừng.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Chúc mừng.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, nhịp chính xác hơn.
( Nhận xét, cho điểm )
- Cho HS lên tập biểu diễn lại bài hát trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 5
“Hoa bé ngoan ”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 5 cho HS biết.
- Hỏi HS: bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 5.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S L.
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 5 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo lụân.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét)
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 21
Tiết 21 : Học hát bài : BÀN TAY MẸ ( T.30 )
Nhạc : Bùi Đình Thảo
Lời : Tạ Hữu Yên
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát là của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, lời Tạ Hữu Yên.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học ôn bài hát gì? tác giả?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Bàn tay mẹ .
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo chúng ta thành người. Biết bao bài thơ đẹp, bài hát hay đã ca ngợi công ơn của mẹ.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Thât vậy! Nghĩa mẹ không bao giờ cạn, tình mẹ không bao giờ vơi…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 5 câu hát . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến 2 nốt nhạc của 1 phách, hai chỗ cuối câu ngân dài 3 phách.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất nhẹ nhàng, thiết tha.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách và nhịp như sau:
Hát: Bàn tay mẹ bế chúng con …
Gõ phách: - < - <
Gõ nhịp: < <
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ phách.
Dãy 2: Hát và gõ nhịp.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 2.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 22
Tiết 22 : - Ôn tập bài hát : BÀN TAY MẸ
- Tập đọc nhạc.TĐN số 6
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Bàn tay mẹ.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách, nhịp chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp lại một số động tác phụ hoạ như đã học.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 6: “ Múa vui ”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 6 cho HS biết.
- Hỏi HS: bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 6.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S .
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 6 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét )
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 23
Tiết 23 : Học hát bài : CHIM SÁO ( T .32 )
Dân ca Khơ- me ( NB )
Sưu tầm : Đặng Nguyễn
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ-me ( NB ), do nhạc sĩ . Đặng Nguyễn sưu tầm.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát rõ lời, diễn cảm.
- Giáo dục HS thêm yêu quý dân ca và yêu cảnh đẹp thiên nhiên .
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ …
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học ôn bài hát gì ? tác giả ?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Chim sáo.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu tên bài hát:
Đồng bào Khơ-me ( NB ) có kho tàng dân ca Khơ-me thường được trình bày kết hợp với tiếng trống vỗ đệm và động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài chim sáo có giai điệu vui tươi, lời ca giản gị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước.
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. + Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
+ Giải thích từ khó:đom boong nghĩa là quả đa.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 2 lời ( 6 câu hát ) . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến 2 móc , hát đúng trường độ.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất nhịp nhàng, mềm mại, phóng khoáng.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca như sau:
Hát: Trong rừng cây xanh sáo đùa …
Gõ Tiết tấu: x x x x x x
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát
Dãy 2: Gõ theo tiết tấu.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng theo nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Bài đọc thêm: Tiếng sáo của người tù.
- Cho một vài HS khá đọc rõ ràng, diễn cảm từng đoạn trong câu chuyện.
- Giới thiệu cho HS biết : Là nhạc sĩ Đỗ Nhuận ( 1922 – 1991 ) là nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều tác phẩm âm nhạc như: Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, Du kích ca,Việt Nam quê hương tôi…
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời :
Người tù trong câu chuyện là ai?
Chúng ta có thể học được điều gì từ câu chuyện tren
- Kết luận: Chúng ta cần có tinh thần lac quan, yêu đời, biết vươn lên trong cs. Âm nhạc là một loại nghệ thuật có thể giúp chúng ta có tinh thần lạc quan đó.
- Mở băng nhạc hoặc đàn, hát cho HS nghe bài hát Việt Nam quê hương tôi.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Cá nhân thực hiện.
- Lắng nghe.
- HS khá nêu.
- Ghi nhớ.
- Thường thức.
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
. Tuần 24
Tiết 24 : - Ôn tập bài hát : CHIM SÁO
- Ôn tập TĐN số 5, số 6
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN số5, số 6.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, , bảng phụ, máy nghe …
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Chim sáo.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Chim sáo.
a. Hát ôn.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp .
Hát : Trong rừng cây xanh sáo đùa…
Gõ nhịp: - < - <
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp lại một số động tác phụ hoạ.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Ôn tập TĐN số 5, số 6.
- Treo bảng phụ có bài TĐN số 5, số 6.
- Hỏi lại HS : bài TĐN viết ở nhịp gì? có mấy nhịp?
- Cho HS nói tên nốt trên khuông.
- Cho HS luyện tập cao độ các nốt trên khuông.
* Bài TĐN số 5:
- Đàn ( hoặc xướng nguyên âm) từ 2-3 âm cho HS nghe, đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao.
VD: Cho HS nghe một âm bất kì:
S – L; S – L – S – L; S – M – S; M - R - Đ.
- Cho HS đọc ôn lại bài TĐN với các bước sau:
Bước1: TĐN và gõ theo phách.
Bước3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Thể hiện với tốc độ vừa phải.
Đọc đúng cao độ, trường độ.
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy A: TĐN + gõ theo phách.
Dãy B: TĐN + ghép lời ca.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
* Bài TĐN số 6: Thực hiện tương tự bài TĐN số 5.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc ôn lại 2 bài TĐN.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Cá nhân nêu.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 25
Tiết 25 : - Ôn tập 3 bài hát :
CHÚC MỪNG
BÀN TAY MẸ
CHIM SÁO
- Nghe nhạc.
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gõ đệm.
- Giáo dục HS tích cực, mạnh dạn trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, tranh minh hoạ…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS lên biểu diễn trước lớp 1- 2 bài hát đã học.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập 3 bài hát.
a. Bài Chúc mừng.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Cho HS xem tranh minh hoạ và mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát 1- 2 lần.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả vừa được nghe.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý. Hát đúng trường độ. Thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại theo phách.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
+ Cho HS lên biểu diễn lại bài hát trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm hát nối tiếp một câu cho đến hết bài.
( Nhận xét, đánh giá )
b. Bài Bàn tay mẹ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả của giai điệu trên.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý. Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất nhẹ nhàng, tha thiết.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại với 2 âm sắc.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
c. Bài Chim sáo.
( Thực hiện các bước ôn như bài hát Chúc mừng )
4. HĐ4. Nghe nhạc.
Bài: Lí cây bông
Dân ca Nam Bộ.
- Giới thiệu cho HS biết tên bài hát, dân ca.
- Mở băng nhạc hoặc hát cho HS nghe tác phẩm.
- Hỏi HS :
Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịụ, nhẹ nhàng.
Em nghe đoạn nhạc có hay không?
- Cho HS nghe lại tác phẩm.
- Nói qua về nội dung, sắc thái, tình cảm của bài hát giúp HS cảm nhận tốt hơn về tác phẩm đã được nghe.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn lại mỗi bài một lần.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Thực hiện.
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét)
- Chú ý.
- Nghe lần 1.
- HS khá nêu.
- Nghe lần 2.
- Ghi nhớ.
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 26
Tiết 26 : Học hát bài : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN ( T.30 )
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát là là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS yêu thích cảnh núi rừng Tây Nguyên.
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học ôn bài hát gì ? tác giả ?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Bản đôn là một địa danh ở phía Tây tỉnh Đăk Lăk ( TN ), từ xa xưa nơi đây có nghề thuần dưỡng voi rừng để phục vụ cho đời sống của nhân dân. Chú voi con trong bài hát của nhạc sĩ Pham Tuyên thật dễ thương và gân gũi với các em nhỏ.
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 2 lời - 8 câu hát . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến láy va ngân dài.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ hơi nhanh. Thể hiện tính chấtvui tươi, ngộ nghĩnh.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách như sau:
Hát: Chú voi con ở Bản Đôn …
Gõ phách: - < - <
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát.
Dãy 2: Gõ nhịp.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS hát theo hình thức lĩnh xướng và hoà giọng như sau:
1 HS khá hát: Chú voi……….ham chơi.
Cá lớp hát hoà giọng: Voi con ơi…voi ơi!
+ Chia lớp thành các nhóm ( 5 - 6 HS ) lên trình bày bài hát theo hình thức trên.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 27
Tiết 27 : - Ôn tập bài hát CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
- Tập đọc nhạc.TĐN số 7
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát và gõ đệm lại theo phách chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b.Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ đơn giản.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 7
“Đồng lúa bên sông”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 7 cho HS biết.
- Hỏi HS: bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp ?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 7.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S L .
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 7 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét )
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 28
Tiết 28 : Học hát bài :
THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN ( T.39 )
Nhạc và lời : Lưu Hưu Phước
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát là là sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hưu Phước.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS yêu qúi cs hoà bình
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học bài hát gì ? tác giả ?
- Đàn cho HS biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát: Thiếu nhi thế gới liên hoan.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu bài hát.
Hằng năm nhiều nước trên thế giới thường tổ chức tại hè cho thiếu nhi. Tại đó thiếu nhi các nước cùng tham gia vào nhiều họat động bổ ích như biểu diễn VN, thi vẽ tranh, tham gia các diễn đàn về quyền trẻ em, phản đối chiến tranh và bảo vệ môi trường…
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.
+ Giải thích từ khó: Khôn ngăn nghĩa là “không ngăn được”
+ Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
- Cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 2 đoạn - 8 câu hát . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến láy và ngân dài.
+ Biết lấy hơi trước mỗi câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất vui tươi,nhịp nhàng.
Hát rõ lời, phát âm chuẩn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách như sau:
Hát: Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em …
Gõ phách: < - <- < -
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát.
Dãy 2: Gõ phách.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS hát theo hình thức lĩnh xướng và hoà giọng như sau:
1 HS khá hát: Ngàn dặm xa…….thái bình.
Cả lớp hát hoà giọng: Vui liên hoan….. yêu đời.
+ Chia lớp thành các nhóm ( 5 - 6 HS ) lên trình bày bài hát theo hình thức trên.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- HS khá trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 29
Tiết 29 : - Ôn tập bài hát : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
- Tập đọc nhạc.TĐN số 8
I. Mục tiêu :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Nắm chắc bài TĐN.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập bài hát. Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời theo hình thức:
Hát không có nhạc: GV bắt nhịp.
Hát có nhạc đệm: GV đàn và bắt nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS tập hát lĩnh xướng như sau:
1HS khá hát : đọan 1.
Cả lớp hát : đoạn 2.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ đơn giản.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Tập đọc nhạc số 8
“ Bầu trời xanh”.
- Treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN số 8 cho HS biết.
- Hỏi HS: bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Chỉ từng nốt cho HS nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 8.
- Đàn cho HS luyện tập cao độ Đ R M S L .
- Hướng dẫn HS đọc và gõ âm hình tiết tấu của bài.
- Đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN với các bước như sau:
Bước 1: TĐN từng câu.
Bước 2: TĐN và gõ phách.
Bước 3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Đọc đúng cao độ và trường độ. Thể hiện đúng tính chất của bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN tốt hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ) Nhận xét.
- Hướng dẫn HS chép bài TĐN số 8 vào vở.
Yêu cầu: chép đúng, sạch, đẹp.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn và vân động phụ hoạ một vài lần.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn yếu, kém.
Học sinh
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Nói đồng thanh, cá nhân.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện .
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhân xét)
- Chép bài.
- Hát ôn.
- Ghi nhớ.
Tuần 30
Tiết 30 : Ôn tập 2 bài hát :
CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gõ đệm.
- Giáo dục HS tích cực, mạnh dạn trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, tranh minh hoạ…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS lên biểu diễn trước lớp 1- 2 bài hát đã học.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập 2 bài hát.
a. Bài Chú voi con ở Bản Đôn.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Cho HS xem tranh minh hoạ và mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát 1-2 lần.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả vừa được nghe.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý. Hát đúng trường độ. Thể hiện tính chất vui tươi, ngộ nghĩnh.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại theo phách.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
+ Cho HS lên biểu diễn lại bài hát trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
- Cho HS hát lĩnh xướng và hoà giọng lại theo cách đá học.
( Nhận xét, đánh giá )
b. Bài Thiếu nhi thế gưới liên hoan.
- Mở băng hát cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả của giai điệu trên.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý. Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất nhẹ nhàng, tha thiết.
Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại với 2 âm sắc.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
5. HĐ5. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn lại mỗi bài một lần.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Từng nhóm trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Nghe và thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 31
Tiết 31 : Ôn tập TĐN số 7, số 8
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc bài TĐN số 6, số 7.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, bảng phụ …
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS trình bày lại 1 – 2 bài hát mới ôn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
- Hỏi HS đó là giai điệu của bài hát nào? Tác giả ?
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3.Ôn tập TĐN số 7, số 8.
- Treo bảng phụ có bài TĐN số 7, số 8.
- Hỏi lại HS : bài TĐN viết ở nhịp gì? có mấy nhịp?
- Cho HS nói tên nốt trên khuông.
- Cho HS luyện tập cao độ các nốt trên khuông.
* Bài TĐN số 7:
- Đàn ( hoặc xướng nguyên âm) từ 2 - 3 âm cho HS nghe, đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao.
VD: Cho HS nghe một âm bất kì:
S – L; S – L – S – L; S – M – S ; M - R - Đ.
- Cho HS đọc ôn lại bài TĐN với các bước sau:
Bước1: TĐN và gõ theo phách.
Bước3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Thể hiện với tốc độ vừa phải.
Đọc đúng cao độ, trường độ.
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy A: TĐN + gõ theo phách.
Dãy B: TĐN + ghép lời ca.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
* Bài TĐN số 8: Thực hiện tương tự bài TĐN số 7.
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc ôn lại 2 bài TĐN.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- HS khá biểu diễn.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Cá nhân nêu.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 32
Tiết 32 : Học hát bài : GIẤC MƠ CỦA BÉ ( T .53 )
Nhạc và lời : Xuân Giao
I. Mục tiêu :
- Biết bài hát này là một sáng tác của nhạc sĩ Xuân Giao.
Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ và gõ đệm.
- Giáo dục HS hồn nhiên yêu đời, yêu cs .
II .Đồ dùng :
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ …
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS khá lên đọc lại bài nhạc số 7 + 8.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Dạy bài hát Giấc mơ của bé.
a. Học hát:
- Treo tranh ảnh minh hoạ và thuyết trình cho HS biết.
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả, xuất xứ …
- Mở băng hát mẫu hoặc vừa đàn vừa hát cho HS nghe.
+ Cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. + Đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Chia bài hát thành 5 câu hát . Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.
Lưu ý: + Hát chính xác những tiếng được luyến, hát đúng trường độ.
+ Biết lấy hơi giữa các câu hát.
- Đàn cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
Hát rõ lời, tròn tiễng .
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách va nhịp như sau:
Hát: Trời thu trong xanh xanh ngoài …
Gõ phách : < - <- <
Gõ nhịp : < < <
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy 1: Hát và gõ đệm theo phách.
Dãy 2: Gõ và gõ đệm theo nhịp .
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng theo nhịp.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho hát ôn lại bài hát một vài lần.
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân trình bày.
- Mở đồ dùng.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghe bài hát.
- HS khá nêu.
- Cá nhân đọc.
- Đọc cao độ.
- Tập hát từng câu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Hát ôn.
- Cá nhân nêu.
- Ghi nhớ.
Tuần 33
Tiết 33 : Ôn tập và kiểm tra 3 bài hát :
BÀN TAY MẸ
CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gõ đệm.
- Giáo dục HS tích cực, mạnh dạn trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe, tranh minh hoạ…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS giờ trước học bài hát gì? tác giả?
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập và kiểm tra 3 bài hát.
a. Bài Bàn tay mẹ.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS hát ôn và gõ đệm lại theo tiết tấu chính xác hơn.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
+ Cho một vài HS khá, giỏi lên thể hiện động tác phụ hoạ đẹp trình bày cho cả lớp tham khảo.
+ Kiểm tra HS biểu diễn trước lớp.
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
b. Bài Chú voi con ỏ bản đôn.
- Đàn cho HS hát ôn đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.
Lưu ý: Hát rõ lời, Diễn tả đươc tình cảm thiết tha trìu mến.
( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát kết hợp một số động tác phụ hoạ hoặc cho HS khá lên tự sáng tạo động tác.
- Kiểm HS lên biểu diễn trước lớp .
* HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ.
* HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca.
( Nhận xét, đánh giá )
c. Bài Thiếu nhi thế giới liên hoan.
( Thực hiện các bước như bài Bàn tay mẹ )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn lại mỗi bài một lần.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn cha đúng yêu cầu.
Học sinh
- Cá nhân nêu.
- Từng nhóm HS trình bày.
( HS khá nhận xét)
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Từng nhóm, cá nhân trình bày theo mẫu.
( HS khá nhận xét )
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 34
Tiết 34 : Ôn tập TĐN số 6, số 8
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc bài TĐN số 6, số 8.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, bảng phụ …
- HS: Nhạc cụ gõ, SGK, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS trình bày lại 1 – 2 bài hát mới ôn trước lớp.
( Nhận xét, đánh giá )
- Hỏi HS đó là giai điệu của bài hát nào? Tác giả ?
( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3.Ôn tập TĐN số 6, số 8.
- Treo bảng phụ có bài TĐN số 6, số 8.
- Hỏi lại HS : bài TĐN viết ở nhịp gì? có mấy nhịp?
- Cho HS nói tên nốt trên khuông.
- Cho HS luyện tập cao độ các nốt trên khuông.
* Bài TĐN số 7:
- Đàn ( hoặc xướng nguyên âm) từ 2 - 3 âm cho HS nghe, đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao.
VD: Cho HS nghe một âm bất kì:
S – L; S – L – S – L; S – M – S ; M - R - Đ.
- Cho HS đọc ôn lại bài TĐN với các bước sau:
Bước1: TĐN và gõ theo phách.
Bước3: TĐN và ghép lời ca.
Chú ý: Thể hiện với tốc độ vừa phải.
Đọc đúng cao độ, trường độ.
- Chia lớp thành 2 dãy:
Dãy A: TĐN + gõ theo phách.
Dãy B: TĐN + ghép lời ca.
( Sau đó đổi ngược lại )
- Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN.
( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.
* Bài TĐN số 8: Thực hiện tương tự bài TĐN số 6.
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc ôn lại 2 bài TĐN.
- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.
Học sinh
- HS khá biểu diễn.
- Cá nhân nêu.
- Mở đồ dùng.
- Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Cá nhân nêu.
- Đọc cao độ.
- Thảo luận nhóm.
Cá nhân nêu.
- Thực hiện.
- Từng dãy thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tuần 35
Tiết 35 : Tập biểu diễn các bài hát đã học
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoa. Biết trình bày bài hát trước lớp.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng:
- GV: Nhạc cụ đệm, máy nghe…
- HS : Nhạc cụ gõ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Đệm đàn cho HS hát một vài bài hát đã học gây không khí lớp học.
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Tập biểu diễn các bài hát đã học.
- Đàn cho HS khởi động giọng.
- Đàn cho HS hát ôn lại mỗi bài hát 1- 2 lần đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Chỉ định HS khá, giỏi làm ban giám khảo ( BGK) chấm điểm thử.
- Tổ chức lớp thành các nhóm ( 5 -7 HS ), cá nhân lên biểu diễn các bài hát.
* Nhận xét đánh giá từng nhóm, cá nhân ( động viên các nhóm hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp ).
- Đề nghị BGK- HS công bố điểm của các nhóm, cá nhân.
- Nhận xét chung.
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho 1- 2 nhóm HS khá lên trình bày các bài hát xuất sắc.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa tích cực trong tiết học.
Học sinh
- Thực hiện.
- Mở đồ dùng.
- Đọc cao độ.
- Thực hiện.
- Từ 3-5 HS .
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
- Đại diện cho BGK- HS công bố điểm .
- Lưu ý.
- Từng nhóm trình bày.
- Ghi nhớ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4.1.giao an am nhac lop 4.doc