Tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 3: Học hát bài Quốc ca Việt Nam: TUẦN 1 TIẾT 1
Ngày ………………………………..
Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu bài Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát Nghi lễ của Nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- HS hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh trong bài hát.
- Giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca, bảng phụ chép sẵn lời ca 1.
- Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa lễ chào cờ, …
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của năm học, có thể cho HS hát ôn một vài bài hát đã học ở lớp 2 nhằm tạo không khí vui vẻ cho tiết học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy hat Quốc ca (lời 1)
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài...
100 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 3: Học hát bài Quốc ca Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 TIẾT 1
Ngày ………………………………..
Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu bài Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát Nghi lễ của Nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- HS hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh trong bài hát.
- Giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca, bảng phụ chép sẵn lời ca 1.
- Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa lễ chào cờ, …
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của năm học, có thể cho HS hát ôn một vài bài hát đã học ở lớp 2 nhằm tạo không khí vui vẻ cho tiết học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy hat Quốc ca (lời 1)
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Quốc ca trước đây là bài Tiến quân ca viết vào năm 1944 của nhạc sĩ Văn Cao với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Quốc ca được hát khi làm lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và đứng nhìn Quốc kỳ.
- Cho HS xem hình ảnh lá cờ Việt Nam và lễ chào cờ.
- Cho HS nghe băng bài Quốc ca (hoặc GV hát mẫu thật chính xác).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: Đọc lời ca 1 theo tiết tấu.
- Giải thích những tư khó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca.
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài.
- Chú ý những tiếng ngân hoặc nghĩ đến 3 phách để hướng dẫn HS hát đúng.
- Trong bài có hai câu hát giai điệu giống nhau chỉ khác ở hai tiếng sau, GV lưu ý để hướng dẫn kỹ vì các em dễ nhầm lẫn chỗ này.
Đường vinh quang xây xác quân thù
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
- Tập xong lời 1, cho HS hát lại nhiều lần để HS thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá ttrình luyện hát.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Đặt một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức HS đối với bài Quốc ca.
1. Bài Quốc ca được hát khi nào?
2. Ai là tác giả bài Quốc ca?
3. Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
Nhận xét HS trả lời, sau đó nêu lại yêu cầu khi chào cờ và hát Quốc ca để HS hiểu rõ và ghi nhớ.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Xem tranh minh họa.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1).
- Nghe giải thích những từ khó trong bài hát.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý nghe hướng dẫn để hát đúng chỗ ngân, nghĩ trong bài; phân biệt được âm cao hơn âm thấp hơn ở cuối hai câu hát có giai điệu gần giống nhau.
- Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất hùng mạnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe,ghi nhớ.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc và thể hiện đúng yêu cầu của bài hát, thái độ đúng mực khi học hát đồng thời nhắc những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở tiết sau.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài Quốc ca.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 2 TIẾT 2
Ngày ………………………………………
Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam ( lời2 )
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh tong bài hát.
- Tiếp tục giáo dục HS ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát quốc ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác lời 2 và thể hiện tính hùng mạnh của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca Việt Nam, bảng phụ chép sẵn lời ca 2.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Nắm nội dung lời 2 để giải thích cho HS ý nghĩ lời ca.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp, nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS ôn hát lời 1 bài Quốc ca (cả lớp, rồi từng – dãy, tổ).
- Đặt câu hỏi (trong phần hoạt động 2 của tiết 1) để xem HS nắm được bài không? GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy hat Quốc ca (lời 2)
- GV tóm tắt nội dung lời ca 2 cho HS hiểu: Trong những ngày trước cách mạng tháng Tám (1945), hân dân ta sống khổ cực dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, dành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
- Cho HS nghe băng bài Quốc ca – lời 2 (hoặc GV hát mẫu thật chính xác lời 2).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: Đọc lời ca 2 theo tiết tấu.
- Giải thích những từ khó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca (lầm than, gông xích, căm hờn).
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài.
- Chú ý những tiếng ngân hoặc nghĩ đến 3 phách và cao độ khác nhau của 2 tiếng cuối hai câu (tiếng thù, ngừng) như ở lời 1 để hướng dẫn HS hát đúng.
- Tập xong lời 2, cho HS hát lại nhiều lần để HS thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá ttrình luyện hát.
- Hướng dẫn HS hát nối hai lời của bài Quốc ca. Chú ý sửa những chỗ HS hát chưa đúng yêu cầu. Hát thể hiện tính chất hùng mạnh không hẵn là há to mà hát có lực, nhấn mạnh phách trong từng câu hát như khí thế đoàn quân đang tiến bước.
Hoạt động 2: Hát kết hợp tập tư thế chào cờ.
- Hướng dẫn HS tư thế đứng chào cờ và hát Quốc ca: Đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn về Quốc kì. Thái độ nghiêm túc, GV có thể mời một vài HS lên thực hiện tư thế mẫu.
- Cho HS tập đứng chào cờ và hát Quốc ca.
- Nhận xét.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Nghe hát mau lời 2.
- Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2).
- Nghe giải thích những từ khó trong bài hát.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Cần thể hiện đúng những chỗ ngân, nghĩ trong bài theo hướng dẫn.
- Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất hùng mạnh, như nhịp bước chân mạnh mẽ của đoàn quân.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS luyện tập tư thế chào cờ và hát Quốc ca.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài Quốc ca và thể hiện đúng yêu cầu của bài hát, thái độ đúng mực khi học hát và luyện tập chào cờ, đồng thời nhắc những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ỏ tiết sau.
- Dặn HS về học thuộc hai lời bài Quốc ca.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 3 TIẾT 3
Ngày …………………………………..
Học hát: Bài Bài ca đi học
(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Trần Bảng.
- HS hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng.
- Giáo dục HS tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 1.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho bài hát.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát khi chào cờ, tác giả. Cả đứng lên hát ôn bài Quốc ca với tư thế và thái độ nghiêm trang.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Bài ca đi học (lời 1).
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát:
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng tốt nghiệp lớp Sư phạm âm nhạc đầu tiên của Bộ Giáo dục, đã viết nhiều ca khúc hay cho trẻ em như: Trường em xinh, Vườn cam Bác Hồ, Cộc cách tùng cheng, … Bài hát Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi viết ở giọng Rê trưởng, mô tả cảnh HS đến trường trong niềm hân hoan cùng bạn bè.
- Cho HS xem tranh minh họa kết hợp nghe hát mẫu (nghe băng nhạc hoặc nghe GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 1: đọc đồng thanh lời 1 theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết lời 1.
- Chú ý : Bài hát có chung một âm hình tiết tấu:
- Trong bài có hai câu hát và 3 giai điệu giống nhau, câu 2 và 4 giai điệu khác ở phần cuối, GV có thể nhấn mạnh hoặc cho HS nhận xét nhằm phát huy khả năng của các em đối với bộ môn, giúp các em thuộc bài nhanh hơn.
- Tập xong lời 1, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng), GV đệm đàn theo
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp (GV làm mẫu).
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
- Hát và gõ đệm theo phách:
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
- Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Luyện tập, sửa sai.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Xem tranh minh họa và nghe hát mẫu
- Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1).
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe lại giai điệu các câu để nhận xét cho đúng.
- Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi trong sáng.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng song loan).
- Hát và gõ đệm theo phách (sử dụng thanh phách).
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử sụng thanh phách).
- Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV
- Dãy A hát, dãy B gõ đệm theo tiết tấu.
4. Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh lời 1 theo hướng dẫn của GV.
- Giáo dục HS tình cảm gắn bó mái trường, kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu của bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở tiết sau.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Bài ca đi học.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 4 TIẾT 4
Ngày …………………………………..
Học hát: Bài Bài ca đi học (lời 2)
(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng trong cả hai lời của bài hát.
- Giáo dục HS biết yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè, từ đó có ý thức học tập và rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 2.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài nhạc cụ phụ họa cho bài hát.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nghe giai điệu nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả. Cả lớp đứng lên hát ôn lời 1 bài hát Bài ca đi học, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Bài ca đi học (lời 2).
- Cho HS nghe hát mẫu (nghe băng nhạc hoặc nghe GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 2: đọc đồng thanh lời 2 theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài (như đã hướng dẫn ở lời 1).
- Tập xong lời 2, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng).
- Cho HS ôn cả hai lời bằng những hình thức: đồng thanh, nhóm, dãy, cá nhân, hát nối tiếp, …
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca cả hai lời (sử dụng nhạc cụ gõ đệm: trống nhỏ, song loan, thanh phách).
- Luyện tập sửa sai nếu có.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS hát và vận động phụ họa (GV thực hiện động tác mẫu). Cụ thể:
Lời 1:
Câu 1: Nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp. Hai tay đưa lên cao chếch hình chữ V, nghiên người cùng bên với nhịp chân.
Câu 2: Hai tay đưa ngang như động tác vẫy cánh. Chân vẫn nhún đều như ở câu 1.
Câu 3: Hai tay đưa lên miệng giả động tác chim hót.
Câu 4: Tay trái chống hông, tay phải đưa lên cao làm động tác vẫy chào.
Lời 2:
Câu 1 và 4 vẫn giữ nguyên động tác như ở lời 1.
Câu 2: Hai tay đưa ôm chéo trước ngực.
Câu 3: Nắm tay bạn bên cạnh, nghiên người nhẹ nhàng theo nhịp chân.
- GV cũng có thể gợi ý để HS tự nghĩ thêm những động tác nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
- Sau khi hướng dẫn từng động tác, GV cho HS luyện tập vài lần để nhớ thực hiện thuần thục hơn.
- Tổ chức biểu diễn trước lớp (GV đệm đàn theo)
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2).
- Tập hát từng câu theo hường dẫn của GV.
- Luyện hát nhiều lần để thuộc lời ca
- Hát nối hai lời theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh, theo dãy – nhóm, cá nhân, … Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca theo hướng dẫn.
- Xem GV thực hiện mẫu.
HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- Các em cũng có thể ngĩ thêm những động tác khác để hiện cho phong phú hơn.
- Luyện tập hát kết hợp vận động cho đều và thuần thục hơn:
- Mỗi tổ cử hai bạn lên biểu diễn
4. Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; Qua bài hát giáo dục đều gì. Cả lớp hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm sắc thai vui tươi, biết thể hiện động tác vận dộng phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa tực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Bài ca đi học.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 5 TIẾT 5
Ngày …………………………………..
Học hát: Bài Đếm sao (Trích)
Nhạc và lời: Văn Chung
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát ở nhịp ¾ với tính chất nhịp nhàng, là sáng tác của nhạc sĩ Văn Chung.
- HS hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại bài đã học ở tiết trước, tác giả. Cả lớp đứng lên hát ôn bài hát Bài ca đi học, kết hợp vận động phụ họa theo bài hát. GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Đếm sao.
- GV giới thiẹu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát:
Nhạc sĩ Văn Chung có rất nhiều ca khúc hay viết cho trẻ em như: Lì và Sáo, Lượn tròn lượn khéo, Thằng Nhai thằng Nha, … Những ca khúc của ông thường ngộ nghĩnh, dễ thương và đậm nét dân tộc.
Bài hát Đếm sao được viết ở nhịp 3/4 nhịp nhàng diễn tả cảnh các em nhỏ quây quần với nhau vào những đêm trời đầy sao, cùng ngước lên bầu trời và đếm những vì sao thật là vui …
- Cho HS xem tranh minh họa kết hợp nghe hát mẫu (nghe băng hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca trên bảng phụ. Chia bài hát thành 4 câu. Khi đọc lời ca, GV lưu ý để hướng dẫn HS như sau: Mỗi tiếng trong lời ca là một phách, có những tiếng ngân 2 hoặc 3 phách. Cụ thể:
Câu 1: Tiếng sáng, ông ngân 2 phách, tiếng sao ngân 3 phách.
Câu 2: Tiếng sáng ngân 2 phách, tiếng vàng ngân 3 phách.
Câu 3: Tiếng sao ngân 2 phách, tiếng sáng ngân 2 phách.
Câu 4: Tiếng sao ngân 3 phách, tiếng trên ngân 2 phách, tiếng cao ngân 3 phách.
- Dạy hát: Dạy từng câu nối tiếp cho đến hết bài.
- GV chú ý đếm phách ở những tiếng ngân 2, 3 để giúp HS hát đúng và đều.
- Tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). Có thể cho HS hát kết vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu):
Một ông sao sáng hai ông sáng sao
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa. Cụ thể:
Câu 1 và 2: Nhún chân nhịp nhàng bên trái, phải theo nhịp. Hai tay đưa lên tạo thành vòng tròn trên đầu, lòng bàn tay ngửa lên trên, các ngón tay chạm vào nhau.
Câu 3 và 4: Dưa hai tay qua lại nhẹ nhàng trên đầu theo nhịp.
- Luyện tập, sửa sai
- HS ngồi ngay ngắn, lắngnghe.
- Xem tranh minh họa và nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca, chú ý những tiếng ngân 2, 3 phách để khi hát có thể ngân đúng phách.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng, nghe GV đếm phách để hát đều và đúng nhịp.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng song loan hoặc thanh phách).
- Xem GV thực hiện mẫu. HS thực hiện theo từng động tác.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo hướng dẫn của GV thật đều và nhịp nhàng theo nhịp ¾.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; Cả lớp hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, đúng giai điệu tiết tấu bài hát và biết vận động phụ họa nhịp nhàng, nhắc nhở những em chưa tực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Đếm sao.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 6 TIẾT 6
Ngày …………………………………….
- Ôn tập bài hát: Đếm sao
- Trò chơi âm nhạc
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi, trong sáng.
- HS tham gia biểu diễn và hoạt động trò chơi thật tích cực, sôi nổi
- Giáo dục HS tinh thần tập thể trong các hoạt động của trường lớp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và có thể chuẩn bị một số mũ gắn hình ngôi sao để HS biểu trên lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao.
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát (nghe băng hoặc GV đàn giai điệu). Hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả.
- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, …kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ (sử dụng nhạc cụ gõ đệm: trống nhỏ, song loan, thanh phách).
- Mời từng nhóm, dãy lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
1. Trò chơi theo tiết tấu
- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 10 ông sao theo tiết tấu sau:
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao
…
Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao
2. Trò chơi hát theo các nguyên âm.
- GV hướng dẫn HS hát bằng các nguyên âm theo giai điệu của bài Đếm sao. GV dùng kí hiệu bằng thế tay để thể hiện các nguyên âm. Ví dụ: nguyên âm i – giơ một ngón trỏ; nguyên âm a dùng hai ngón trỏ và giữa trúc ngược xuống,…
- Lúc đầu cho cả lớp hát hát đồng thanh lời ca, sau đó GV có thể chỉ định từng nhóm, dãy thực hiện hát bằng các nguyên âm, khi GV thể hiện kí hiệu nguyên âm nào thì dãy đó sẽ hát bằng nguyên âm đó cho đến khi GV thể hiện kí hiệu nguyên âm khác ,…
- Trước khi thực hiện trò chơi, GV nên tập cho HS nhận biết các nguyên âm để thực hiện tốt trò chơi này.
- HS ngồi nagy ngắn, lắng nghe giai điệu bài hát.
- HS trả lời.
- Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, theo dãy – nhóm, cá nhân, … Chú ý phát âm ró lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng và nhịp nhàng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, và vận động phụ họa theo hướng dẫn.
- Từng nhóm, dãy lên biểu diễn trứơc lớp.
- Nghe GV hướng dẫn để thực hiện đếm sao theo tiết tấu.
- Cả lớp đồng thanh đếm, sau đó các nhóm, dãy, cá nhân thi đua đếm sao theo tiết tấu đúng nhất.
- Nghe GV hướng dẫn trò chơi.
- Thực hiện trò chơi theo từng nhóm, dãy và theo yêu cầu, hiệu lệnh của GV. Nhóm hát đúng giai điệu, đều và chính xác các nguyên âm nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; Qua bài hát giáo dục đều gì? Cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Đếm sao theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm sắc thái vui tươi, biết thể hiện động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát cũng như trong họat động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những em chưa thật tích cực trong các hoạt động của tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Đếm sao.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 7 TIẾT 7
Ngày ……………………………………….
Học hát: Bài Gà gáy
Dân ca Cống (Lai Châu)
Lời mới: Huy Trân
I. MỤC TIÊU
- HS hát bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống, một dận tộc ít người ở tỉnh Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc nước ta.
- HS hát thuộc lời , hát đúng giai điệu, tiết tấu, biết lấy câu đầu mỗi câu hát.
- Giáo dục HS biết yêu mến làn điệu dân ca trên mọi miền đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất vui tươi, linh hoạt trong bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca .
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho bài hát (cảnh nhà sàn, núi cao, gà gáy ,….), bản đồ Việt Nam để xác định vị trí tỉnh Lai Châu.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nghe giai điệu nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả. Cả lớp hát ôn bài hát Đếm sao, vỗ tay hoặc vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo nhịp ¾ , GV gọi một vài cá nhân thể hiện lại bài hát, GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Gà gáy.
- GV giới thiệu bài hát: Bài hát diễn tả gà gáy thật thân thương, quen thuộc đối với đồng bào dân tộc ít người ở vùng cao này. Tiếng gà như gọi Mặt Trời và dân bảng thức dậy để bắt đầu một ngày mới như mọi ngày, vừa bận rộn nhưng lại rất vui tươi và hạnh phúc.
- Cho HS xem tranh minh họa, giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bảng đồ, kết hợp cho hát mẫu (nghe băng hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chia bài hát thành 4 câu, chú ý hướng dẫn HS lấy hơi ở mỗi câu hát vì mỗi câu hát khá dài, đặc biệt ở câu 3 nên lấy hơi 2 lần (ở đầu câu và sau tiếng rồi).
- Tập xong bài hát, cho HS ôn lại để thuộc lời và nhớ giai điệu. Chú ý các tiếng ai ơi ở cuối các câu đều ngân và nghĩ 2 phách để hướng dẫn HS hát đúng.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp 2 (GV thực hiện mẫu):
Con gà gáy le té sáng rồi ai ơi
Theo phách:
Theo nhịp:
- Đầu tiên cho cả lớp luyện hát và gõ đệm theo phách, nhịp thật đều,sau có thể chia lớp thành các nhóm hát nối tiếp từng câu liên tục và nhip nhàng theo phách và theo nhịp 2.
- Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn mạnh vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Xem tranh minh họa và nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV, chú ý những chỗ GV hướng dẫn về lấy hơi, ngân – nghĩ để hát đúng yêu cầu.
- HS luyện hát đồng thanh, nhóm, dãy, cá nhân,...
- Lần lượt xem GV thực hiện mẫu hát và gõ đệm theo phách, nhịp và thực hiện theo.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
(sử dụng song loan, trống nhỏ hoặc thanh phách).
- Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, dân ca của dân tộc nào? Cả lớp hát đồng thanh lại bài hát theo hướng dẫn của GV.
- Giáo dục HS biết yêu mến những làn điệu dân ca trên mọi miền đất nước.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Gà gáy.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 8 TIẾT 8
Ngày ....................................
Ôn tập bài hát: Bài Gà gáy
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tình cảm vui tươi, trong sáng.
- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- HS biết yêu những giai điệu dân ca của các dân tộc trên mọi miền đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào?
- Cho HS nghe lại băng bài hát Gà gáy sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện sắc thái vui tươi.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp của baìa hát, Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS vài động tac vận động phụ họa.
Câu 1, 2: Chân nhún nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp; hai tay đưa lên mệng thành hình hoa, đầu ngẩng cao nghiên cùng bên với nhịp chân.
Câu 3, 4: Chân trái bước lên, chân phải bước theo, nhún theo nhịp; chân phải bước xuống, chân trái bước theo, thực hiện đều đặn nhịp nhàng. Hai tay đưa lên và kéo xuống theo nhịp chân.
- GV hướng dẫn từng động tác, sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục.
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Nghe hát (hoặc nghe nhạc)
- GV nhắc HS tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát hoặc nghe nhạc.
- Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca. GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe. Nếu là bài dân ca, nên giới thiệu vùng, miền, xứ sở.
- Có thể đặt một vài câu hỏi dau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của các em. Ví dụ:
Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì? Em nghe giai điệu có hay không? Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS nắm được. Nếu còn thời gian có thể cho các em nghe lại một lần nữa.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh, dãy, nhóm ...
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát. Sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách,...
- Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn.
- Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Các nhóm lên biểu diễn
- HS ổn định lại tư thế khi nghe nhạc.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo cảm nhận của các em dối với các bài hát được nghe.
- Nghe GV nhận xét bài hát và nghe bài hát lại một lần.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ; qua bài hát giáo dục điều gì? Cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Gà gáy theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm sắc thái vui tươi, biết thể hiện động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát cũng như khi nghe nhạc đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Gà gáy.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 9 TIẾT 9
Ngày ................................
Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc 3 bài hát, hát đúng giai điệu, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm, sắc thái của từng bài hát.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm theo một trong 3 kiểu: đệm theo nhịp, đệm theo phách, đệm theo tiết tấu lời ca.
- HS tham gia biểu diễn và hoạt động trò chơi thật tích cực, sôi nổi
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bài ca đi học.
- Hỏi HS bài hát nào thể hiện niềm hân hoan khi được đến trường của các bạn nhỏ? Tác giả bài hát tên gì?
- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp hoặc gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát.
- Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Nhắc lại ý nghĩa giáo dục của bài .
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Đếm sao.
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát (nghe băng hoặc GV đàn giai điệu). Hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả.
- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, ...kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp ¾.
- Trò chơi kết hợp bài hát:
Trước hết, GV cho HS luyện tập đếm phách của nhịp ¾ : 1-2-3, 1-2-3, liên tục và đều đặn. Khi đếm 1, các em tự vỗ tay một cái; khi đếm 2 – 3, các em đưa tay phải ra trước như đang chạm vào đối diện mình 2 cái. Đếm 1, lại tiếp tục vỗ tay mình, 2-3 thì đổi sang tay trái. Cứ thế, GV tập cho HS thuần thục thao tác vỗ tay và đổi bên.
Vào trò chơi, từng đôi bạn quay mặt đối diện vào nhau, cả lớp cùng đếm đồng thanh và kết hợp vỗ tay như đã hướng dẫn (khi đếm 2 -3, các em vỗ vào tay của bạn đối diện mình – tay phải cùng thực hiện trước rồi đến tay trái sau, ...).
Lúc đầu chưa quen, có thể chia lớp thành hai dãy, một bên hát, một bên vừa đếm vừa vỗ, rồi đổi bên. Khi đã quen cách chơi, cả lớp vừa hát kết hợp vỗ tay như đã hướng dẫn. Chú ý khi hát kết hợp trò chơi phải biết vỗ vào đúng phách mạnh, nhẹ của nhịp ¾ (phách mạnh tự vỗ vào tay mình, hai phách nhẹ vỗ vào tay bạn).
- Nhắc lại ý nghĩa giáo dục của bài
Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Gà gáy.
- Cho HS xem tranh kết hợp nghe giai điệu để nhận biết tên bài hát, xuất xứ.
- Hướng dẫn HS ôn hát theo hình thức hát nối tiếp lần lượt từng nhóm, dãy ...
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát.
- Cho cả lớp đứng lên hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát một cách nhịp nhàng, linh hoạt.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời tên bài hát, tác giả.
- Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, theo dãy – nhóm, cá nhân, ...Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Từng nhóm, dãy lên biểu diễn trước lớp.
- Nghe giai điệu và đoán tên bài hát, tác giả.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV, kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát.
- Nghe hướng dẫn và luyện tập đếm phách của nhịp ¾. Kết hợp thực hiện thao tác vỗ tay thật đều đặn, liên tục trước khi tham gia trò chơi.
- Thực hiện như đã hướng dẫn. Lúc đầu, các em đếm số kêt hợp trò chơi vỗ tay theo từng đôi bạn.
- HS hát kết hợp trò chơi – Chú ý hát và vỗ tay đúng mạnh, nhẹ của bài hát.
- HS xem tranh, nghe giai điệu để đoán tên bài hát.
- Ôn hát bài Gà gáy theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, nối tiếp.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc nhịp của bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa được ôn, tác giả.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm sắc thái vui tươi trong từng bài hát, biết gõ đệm theo bài hát, thể hiện động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát cũng như trong họat động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những em chưa thật tích cực trong các hoạt động của tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc các bài hát đã được ôn ở tiết học này.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 10 TIẾT 10
Ngày ...............................
Học hát: Bài Lớp chúng ta đoàn kết
Nhạcvà lời: Mộng Lân
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Mộng Lân.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nghe giai điệu một trong các bài hát đã ôn ở tiết học trước. HS nhắc tên bài hát, tác giả và ôn lại bài hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Lớp chúng ta đoàn kết .
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Nhạc sĩ Mộng Lân là tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc thiếu nhi nước ta. Ong đã viết ca khúc hay cho trẻ em như: Em là mầm non của Đảng, Quê em bừng sáng, Nguyễn Bá Ngọc, Tấm ảnh Bác Hồ, Tiếng hát ngày hè, ...Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết là một bài hát vui, sôi nổi, gồm 4 câu hát có chung một âm hình tiết tấu. Bài hát như nhắc nhở HS phải biết đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ về mọi mặt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập dọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý ở câu cuối “Quyết kết đoàn, giữ vững bềnh, giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan” có những tiếng cao độ hơi khó hát, GV cần hướng dẫn cẩn thận để giúp HS hát đúng câu này.
- Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát đúng).
- Luyện tập sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng mình (GV làm mẫu):
Lớp chúng mình rất vui
Anh em ta chan hoà tình thân
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Lớp chúng mình rất vui
Anh em ta chan hoà tình thân
- Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn mạnh vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những chỗ khó trong bài mà GV đã lưu ý.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng song loan) để hát và gõ đệm theo nhịp.
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách).
- Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; Cả lớp hát đồng thanh lại bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm).
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết..
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 11 TIẾT 11
Ngày ....................................
Ôn tập bài hát: Bài Lớp chúng ta đoàn kết
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, thể hiện săc thái, tình cảm của bài hát.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Nhắc nhở HS ý thức đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân đã học lớp ở 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, tác giả?
- Cho HS nghe lại băng bài hát Lớp chúng ta đoàn kết sau đó hướng dẫn HS ôn hát, thể hiện sắc vui tươi sôi nổi.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp và tiết tấu lời ca của bài hát. Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
Gõ đệm theo phách:
Lớp chúng mình rất vui,
anh em ta chan hoà tình thân
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Nhận xét các bài hát có chung âm hình tiết tấu.
- GV hướng dẫn HS ôn hát lại bài hát Hoa lá mùa xuân.
- HS hát và gõ đệm theo tiết tấu bài Hoa lá mùa xuân.
- Hỏi HS so sánh tiết tấu lời ca của bài Lớp chúng ta đoàn kết và bài Hoa lá mùa xuân, hoặc GV gõ đệm tiết tấu một câu trong bài hát và hỏi HS đó là tiết tấu của bài hát nào? HS có thể trả lời một trong hai bài nêu trên đều đúng.
Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát.
- Hướng dẫn HS đứng hát kết hợp vỗ tay, nhún chân nhịp nhàng theo nhịp sang trái sang phải.
- Mời từng nhóm – dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. GV kết hợp nhận xét đánh giá HS.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, dãy, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca của bài hát. Sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, …
- Xem GV thực hiện mẫu và thực hiện theo.
- Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca
- HS trả lời.
- Xem và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Từng nhóm, dãy, cá nhân lên biểu diễn. Chú ý để thực hiện đều đặn, nhịp nhàng sắc thái vui tươi.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; Qua bài hát giáo dục đều gì? Cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Lớp chúng ta đoàn kết theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm sắc thái vui tươi, nhận biết được 2 bài hát có chung âm hình tiết tấu; biết phụ họa nhịp nhàng theo bài hát, thái độ tích cực trong tiết học, đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 12 TIẾT 12
Ngày ………………………………………..
Học hát: Bài Con chim non
Dân ca Pháp
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát là dân ca của nước pháp
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, cảm nhận dược tính chất nhịp nhàng của nhịp ¾ với một phách mạnh và hai phách nhẹ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng của bài hát.
- Vài hình ảnh về nước Pháp, bản đồ thế giới.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp nhắc - HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc tên bài hát, tác giả và ôn lại bài hát Lớp chúng ta đoàn kết đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng đầu tiết học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Con chim non
- GV giới thiệu bài hát: Bài hát Con chim non là bài dân ca của nước Pháp được viết ở nhịp ¾ là giai điệu mượt mà, trong sáng thể hiện lòng yêu mến quê hương đất nước của nhười dân nước Pháp.
- Cho HS xem tranh ảnh minh họa về nước Pháp, vị trí nước Pháp trên bản đồ thế giới.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọclời ca đồng thanh theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý nhấn vào những tiếng là phách mạnh trong bài theo nhịp ¾.
Bình minh lên có con chim non
Hoà tiếng hót véo von. Hoà tiếng hót véo von
Giọng hót vui say sưa.
- Tập xong cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, thể hiện tính chất nhịp nhàng của nhịp ¾ . GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng).
- Luyện tập (GV đệm đàn)
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ .
- GV ghi số phách 1-2-3, 1-2-3, … lên bảng và hướng dẫn HS tập đếm đều đặn, nhịn nhàng.
- HS vừa đếm vừa kết hợp vỗ tay hoặc gõ mạnh vào các phách mạnh của nhịp ¾ . Cụ thể: Phách 1 (là phách mạnh) thì gõ đệm, phách 2 và 3 (là hai phách nhẹ) thì mở tay ra nhịp hai cái. Thực hiện đều đặn, nhịp nhàng và liên tục.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ , tức là vỗ tay hoặc gõ vào những tiếng gạch chân (là phách mạnh).
Bình minh lên có con chim non
Hoà tiếng hót véo von. Hoà tiếng hót véo von
Giọng hót vui say sưa.
- Chia HS thành 2 nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo nhịp ¾ , sau đó đổi ngược lại.
- Chú ý tiếng Bình đầu tiên là phách nhẹ (phách 3), tiếng minh tiếp theo mới là phách mạnh để hướng dẫn HS không vỗ hoặc gõ nhầm.
- Hướng dẫn trò chơi: Vỗ đệm theo nhịp ¾ .
+ Phách 1: Vỗ hai tay xuống bàn
+ Phách 2 và 3: Vỗ hai tay vào nhau.
(GV thực hiện mẫu, lưu ý nhắc nhở HS không vỗ quá mạnh xuống bàn và cố gắng thực hiện đều đặn nhịp nhàng tính chất của nhịp ¾ ).
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe
- HS xem tranh minh họa
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hat
- Đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý hát nhấn vào phách mạnh theo hướng dẫn của GV.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính nhịp nhàng của nhịp ¾, phát âm rõ lời gọn tiếng.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện đếm phách đều đặn nhịp nhàng.
- Thực hiện đếm phách kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ .
- Hát và gõ đệm theo nhịp ¾ (sử dụng thanh phách).
- Chia hai nhóm: Một hóm hát, một nhóm gõ đệm theo nhịp.
- Chú ý hát và gõ đệm đúng vào phách mạnh theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện trò chơi gõ nhịp ¾ theo hướng dẫn của GV.
- Chia thành hai nhóm cùng thi vỗ đệm xem dãy nào thực hiện đúng, đều đặn và nhịp nhàng hơn.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm).
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yếu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
Rút kinh nghệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 13 TIẾT 13
Ngày ...................................
Ôn tập bài hát: Bài Con chim non
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Biết hát nhấn đúng phách mạnh và gõ đệm theo nhịp ¾ của bài hát.
- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- HS biết yêu mến những bài dân ca của các dân tộc trên thế giới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vầi động tác phụ họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt đông 1: Ôn tập bài hát Con chim non.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tênbài hát, dân ca của nước nào?
- Cho HS nghe lại băng hát Con chim non, sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp 3: Phách mạnh vỗ tay xuống bàn, hai phách nhẹ vỗ tay vào nhau.
- Hướng dẫn HS sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp của bài hát: Dùng trống để gõ phách mạnh, thanh phách để gõ phách nhẹ.
- Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa.
Câu 1: Chân nhún nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp 3 (nhún chân vào tiếng minh là phách mạnh đầu tiên); tay chỉ sang trái, phải cùng bên với bước chân.
Câu 2, 3: Tiếp tục nhún chân nhịp nhàng; hai tay đưa lên miệng thành hình loa, giả động tác chim hót.
Câu 4, 5: Thực hiện như câu 1.
Câu 6, 7: Hai tay đưa lên chéo trứơc ngực.
- GV hướng dẫn từng động tác; sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục các động tác kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3.
- Ngoài ra có thể hướng dẫn HS thực hiện bước chân theo phách của nhịp ¾ như SGK đã hướng dẫn (bước chân trái sang trái, chân phải bước theo, chân trái dậm tại chỗ; sau đó tiếp tục bước chân phải sang phải, ...Cứ thế thực hiện liên tục và đều đặn).
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, dãy, ...
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát (theo hướng dẫn của GV).
- Sử dụng các nhạc cụ gõ: Trống, thanh phách để gõ đệm theo nhịp ¾: Nhóm sử dụng trống sẽ gõ vào những phách mạnh, nhóm sử dụng thanh phách sẽ gõ đệm vào những phách nhẹ.
- Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẫn xác.
- HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn.
- Có thể thực hiện thêm động tác vân động bước chân theo phách của nhịp ¾ theo hướng dẫn của GV.
- Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái bài hát, biết thể hiện động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát; nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học huộc bài hát: Con chim non
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 14 TIẾT 14
Ngày ...................................
Học hát: Bài Ngày mùa vui
Dân ca Thái
Lời mới: Hoàng Lân
I. MỤC TIÊU
- HS biết thêm một làn điệu dân ca của dồng bào Thái với lời mới của nhạc sĩ Hoàng Lân.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta.
- Tranh ảnh minh họa phong cảnh miền Tây Bắc hoặc cảnh sinh hoạt của đồng bào Thái.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc tên bài hát, tác giả bài hát đã học ở tiết trước; cả lớp ôn hát đồng thanh bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp ¾ .
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Ngày mùa vui
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Bài Ngày mùa vui là bài dân ca của đồng bào Thái sống ở vùng Tây Bắc nước ta. Với nét nhạc giản dị, vui tươi, trong sáng, nhạc sĩ Hoàng Lân đã đặt lời mới ca ngợi niềm hân hoan, nô ức của người dân khi được mùa. Mọi người, mọi nhà đều được no ấm.
- Chỉ vị trí miền Tây Bắc trên bảng đồ Việt Nam và tranh ảnh sinh hoạt, trang phục của đồng bào Thái cho HS xem.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu (đọc lời 1).
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài – Chú ý những tiếng có luyến trong bài hát: bõ công, ấm no, có đâu (những tiếng gạch chân), GV hướng dẫn kĩ để giúp HS hát đúng.
- Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng).
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu):
Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng đồng (GV thực hiện mẫu):
Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn
- Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Luyện tập sửa sai.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe
- Xem bảng đồ vị trí miền Tây Bắc và tranh ảnh minh họa về đồng bào Thái ở vùng Tây Bắc.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Đọc lời ca 1 theo tiét tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng song loan hoặc thanh phách) để hát và gõ đệm theo phách).
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (sử dụng sọng loan, trống nhỏ).
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách).
- Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, tác giả viết lời mới? Cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp một trong các kiểu gõ đệm).
- Giáo dục HS tình yêu Quê hương đất nước.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời ca, hát và gõ đệm chưa đúng yêu cầu cần cố gắng luyện tập để đạt kết quả tốt hơn.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát Ngày mùa vui.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 15 TIẾT 15
Ngày ......................................
- Học hát: Bài Ngày mùa vui (lời 2)
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
- Nghe nhạc
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tình cảm vui tươi, sôi nổi.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa theo bài hát.
- HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
- HS biết yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác lời 2 bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 2.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Tranh ảnh minh họa các nhạc cụ dân tộc sẽ giới thiệu cho HS trong tiết học này.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Ngày mùa vui (lời2)
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào?
- Cho HS nghe lại băng bài hát Ngày mùa vui, sau đó hướng dẫn HS ôn hát lại lời 1 với sắc thái vui tươi.
- Tập tiếp lời 2 của bài hát trên cơ sở HS đã nắm được giai điệu, tiết tấu của lời 1, GV có thể cho HS tự ghép lời 2; GV theo dõi và sửa nếu các hát chưa đúng.
- Hướng dẫn HS ôn hát cả hai lời kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca của bài hát. Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Cụ thể:
Lời 1:
Câu 1, 2, 3, 4: Nhún chân nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp; kết hợp vỗ tay và nghiên người cùng bên với nhịp bước chân.
Câu 5, 6, 7, 8: Tiếp tục nhún chân hai tay lên bên trái (tay trái cao hơn đầu, tay phải ngang vai), uốn các ngón tay; sau đó đổi bên đều đặn theo nhịp chân.
Lời 2: Thực hiện các động tác như ở lời 1.
- GV hướng dẫn từng động tác, sau khi tập xong cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục.
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diẽn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh).
- GV treo tranh minh họa hình ảnh của các nhạc cụ và lần lượt giới thiệu tên và tính năng từng nhạc cụ (chỉ nêu tóm tắt).
1. Đàn bầu: Còn gọi là đàn độc huyền (độc là một, huyền là dây), cấu trúc rất đơn giản nhưng khả năng diễn cảm của đàn rất phong phú. Đàn bầu thường dùng để độc tấu, hoà tấu với các nhạc cụ dân tộc khác hoặc đệm cho hát,...
2. Đàn nguyệt: Còn gọi là đàn kìm, có hai dây, vì mạt bầu vang của nhạc cụ này có hình tròn như mặt trăng nên gọi là đàn nguyệt. Đàn nguyệt được dùng trong dàn nhạc dân tộc để độc tấu, hoà tấu hoặc đệm cho hát,...
3. Đàn tranh: Còn gọi là đàn thập lục (gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa, có khả năng diễn cảm ,phong phú (như mô phỏng tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi, ...). Đàn dùng để độc tấu, song tấu, đệm cho hát, ...thường nữ dùng là chính.
- Nếu có thể cho HS nghe qua âm thanh từng nhạc cụ để giúp HS cảm nhận tốt hơn về âm sắc cũng như khả năng diễn cảm của nhạc cụ dân tộc (cho nghe băng nếu khong có nhạc cụ trực quan).
Hoạt động 3: Nghe hát (hoặc nghe nhạc)
- GV nhắc HS tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát hoặc nghe nhạc.
- Cho HS nghe hát một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc . GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe.
- Có thể đặt ,một vài câu hỏi sau khi HS nghe song để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc ở các em. Ví dụ:
Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì? Em nhận ra âm thanh của những nhạc cụ dân tộc nào mà em đã được học hoặc được biết? Em nghe giai điệu có hay không? ... Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS nắm được.
- Nếu còn thời gian có thể cho các em nghe lại một lần nữa.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, dãy, ...
- Học tiếp lời 2 theo hướng dẫn của GV, dựa theo giai điệu và tiết tấu ở lời 1 để ghép lời 2.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách của bài hát. Sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách,...
- Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn.
- Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp lên vận động phụ họa nhịp nhàng.
- HS xem tranh minh họa và nghe giới thiệu từng nhạc cụ.
- HS có thể nghe âm thanh các cụ sau đó tập nhận biết âm thanh từng nhạc cụ đã được nghe.
- HS ổn định lại tư thế, thái độ khi nghe nhạc.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo cảm nhận của các em đối với bài hát được nghe. Có thể trả lời thêm nếu nhận biết được âm thanh của nhạc cụ dân tộc đã được học.
- Nghe GV nhận xét bài hát và nghe bài hát lại một lần nữa.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, tác giả viết lời mới; cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Ngày mùa vui (cả hai lời) theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái vui tươi, biết thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độtích cực trong tiết học đồng thời nhắc nhở các em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Ngày mùa vui.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 16 TIẾT 16
Ngày ....................................
- Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc
- Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I. MỤC TIÊU
- Qua câu chuyện giúp HS hiểu âm nhạc còn có tác động tới loài vật
- Giúp HS làm quen với tên gọi và vị trí thứ tự của các nốt nhạc qua trò chơi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Đọc kĩ câu chuyện Cá heo với âm nhạc trong SGK.
- Các bìa cứng ghi tên từng nốt nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS ôn hát bài Ngày mùa vui kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách hay tiết tấu lời ca (cả lớp, rồi từng dãy, tổ).
- Treo tranh minh họa các nhạc cụ dân tộc, HS lên chỉ tranh và nêu tên từng nhạc cụ mà các em đã làm quen ở tiết học trước. GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc.
- GV đọc lại câu chuyện Cá heo với âm nhạc cho HS nghe.
- Đặt một vài câu hỏi sau khi đọc xong câu chuyện để xm HS có nắm được nội dung câu chuyện khôg? Ví dụ:
+ Lúc đầu, người ta dùng cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả như thế nào?
+ Sau đó, có một thuỷ thủ đã nghĩ ra cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả có cứu được không? Vì sao?
- Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn cóa tác động tới một số loài vật nữa. Và con người chúng ta phải cố gắng cứu những loài vật, không được săn bắn giết hại chúng.
- Hướng dẫn HS ôn hát 1, 2 bài trước khi sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc
- Trong âm nhạc, để phân biệt độ cao thấp của âm thanh, người ta dùng 7 nốt nhạc có tên gọi từ thấp đến cao là: Đồ – Rê – Mi – pha – So – La – Si.
- GV cho HS đọc thuộc tên các nốt nhạc viết trên băng theo thứ tự trước khi thực hiện trò chơi.
1. Trò chơi “Bảy anh em”: GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự từ Đô đến Si.
- Khi GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói “có” và nói tiếp “Tên tôi là ..” và giơ tay lên cao. Ai nói kông đún tên mình coi như ythua cuộc. GV gọi tên nhanh, HS cũng phải trả lời nhanh và chính xác tên mình.
- Cũng có thể cho 7 em, mỗi em cầm một bìa cứng có tên một nốt nhạc. Khi GV gọi tên nốt nào, em cầm bìacứng có tên nốt đó nhanh chóng chạy đến vị trí mà GV yêu cầu. Ngay sau đó, các em cầm bìa có các nốt còn lại phải tự động đứng thành một hàng đúng theo thứ tự tên 7 nốt nhạc. Nếu em nào đúng không đúng thứ tự coi như thua cuộc. Trước khi chơi, GV cần quy định vị trí đứng của HS từ nốt Đô đến nốt Si theo hàng dọc hay hàng ngang, từ trai sang phải hay ngược lại,...
2. Trò chơi” Bàn tay khuôn nhạc”
- Trước hết, GV giới thiệu bàn tay tựng trưng cho khuôn nhạc. GV giơ bàn tay trái đặt nằm ngang, lòng bàn tay về phía HS và giới thiệu cho HS năm ngón tay tượng trưng cho năm dòng kẻ của khuôn nhạc. Ngón út nằm dưới cùng là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, giữa hai ngón (2 dòng) tạo thành khe 1; lần lượt cho HS nhận biết thứ tự dòng và khe trên khuôn nhạc bàn tay (gồm 5 dòng va 4 khe).
- Các nốt nhạc được đặt trên khuôn nhạc bàn tay như sau:
+ Dùng ngón trỏ bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón tay út (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) gọi là nốt Đô.
+ Dùng ngón trỏ đặt sát dưới ngón út tay trái là nốt Rê.
+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón út tay trái (dòng 1) là nốt Mi.
+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón út và ngón áp út tay trái (tượng trưng cho khe 1) là nốt Pha.
+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón áp út tay trái (dòng 2) là nốt Son.
Trong tiết này GV chỉ giới thiệu cho HS vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son trên “khuôn nhạc bàn tay” , chưa học hai nốt La – Si.
- Sau khi HS nắm được vị trí các nốt đã học, GV tiến hành cho HS tập nhận biết từ chậm đến nhanh dần các nốt trên “khuôn nhạc bàn tay”. Nếu cá nhân, dãy nào nói chưa đúng tên nốt mà GV chỉ định xem như thua cuộc.
- HS ngồi ngay ngẵn, lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi nhớ.
- Ôn một vài bài hát theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý nghe giới thiệu tên gọi của 7 nốt nhạc.
- Luyện đọc tên các nốt nhạc theo hướng dẫn của GV: Đồng thanh, dãy, cá nhân,...
- Nghe hướng dẫn để tham gia trò chơi đúng yêu cầu.
- Tham gia trò chơi với thái độ tích cực.
- Chú ý nghe giới thiệu về khuôn nhạc bàn tay, vị trí các nốt từ Đô đến Son trên khuôn nhạc bàn tay.
- HS ghi nhớ.
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn. Cố gắng để nhận biết chính xác vị trí các nốt với mức độ nhanh dần.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho HS nói đồng thanh tên gọi theo thứ tự của 7 nốt nhạc (từ Đô đến Si và nói ngược lại). GV nhận xét tiết học, khen những em tham gia tốt hoạt động trong tiết học với thái độ tích cực đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở những tiết học sau.
- Dặn HS về ghi nhớ vị trí các nốt nhạc đã học trên “khuôn nhạc bàn tay”.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 17 TIẾT 17
Ngày ...................................
- Ôn tập 3 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết,
Con chim non, Ngày mùa vui
- Học hát: Bài do địa phương tự chọn
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc 3 bài hát, hát đúng giai điệu, nhip nhàng, thể hiện tình cảm, sắc thái của từng bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo một trong 3 kiểu: đệm theo phách, đệm theo nhịp, đệm theo tiết tấu lời ca.
- Biết thêm một bài hát mới do địa phương tự chọn.
- HS tham gia biểu diễn và hoạt dộng trỏ chơi thật sôi nổi, tích cực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát.
- Chuẩn bị kĩ trò chơi để hướng dẫn cho HS tham gia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát.
3. Bài mới:
HẠOT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Cho HS nghe giai điệu, yêu cầu HS nhắc tên bài hát, tác giả.
- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp 2/4.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát (vỗ tay kết hợp nhún chân sang trái, sang phải đều đặn theo nhịp).
- Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhận lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Con chim non.
- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, ... kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp ¾.
- Chia lớp thành hai dãy (2 nhóm), một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp và đổi ngược lại.
- Hướng dẫn HS cách đánh ,nhịp ¾:
+ Phách 1 (phách mạnh): Dùng tay phải kéo xuống.
+ Phách 2 (phách nhẹ): Tay phải đưa ngang.
+ Phách 3 (Phách nhẹ): Tay phải đưa lên.
- Thực hiện thao tác trên liên tục và điều đặn.
- Khi đánh nhịp vào bài hát, GV chú ý nhắc HS bắt đầu đánh phách mạnh đầu tiên ở tiếng minh. GV cho nửa lớp hát, nửa lớp đánh nhịp sau đó đổi lại. Khi thấy HS thực hiện thuần thục rồi có thể cho HS hát kết hợp đánh nhịp.
- Mời cá nhân thực hiện tốt lên đánh nhịp cho cả lớp cùng hát.
Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Ngày mùa vui.
- Cho HS xem tranh kết hợp nghe gõ tiết tấu một câu hát trong bài, hỏi HS nhận biết tên bài hát.
- Hướng dẫn HS ôn hát theo hình thức hát nối tiếp lần lượt từng nhóm, dãy...
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài hát.
- Phần trò chơi Tìm tên bài hát có thể tiến hành trong quá trình ôn tập từng bài hát khi cho HS nghe giai điệu hoặc nghe gõ tiết tấu để đoán tên các bài hát đã học. Hoặc sau khi ôn xong các bài hát, GV cho HS nghe giai điệu hoặc gõ tiết tấu của một trong các bài hát đã học để HS nhận ra đó là bài hát nào.
Hoạt động 4: Dạy bài hát do địa phương tự chọn.
- GV giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- hát mẫu hoặc cho HS nghe băng.
- Cho HS xem tranh minh họa (nếu có ).
- Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời ca.
- Dạy hát từng câu
- Cho HS luyện hát theo nhóm, dãy, cá nhân.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời tên bài hát , tác giả.
- Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, theo dãy – nhóm, cá nhân, ...Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách theo hướng dẫn của GV.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Từng nhóm, dãy lên biểu diễn trước lớp.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV, kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát.
- Chia hai dãy, một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp. Đổi ngựoc lại.
- Tập đánh nhịp ¾ theo hướng dẫn của GV liên tục và đều đặn. Sau đó hát kết hợp đánh nhịp ¾.
- HS lên đánh nhịp cho cả lớp cùng hát (cá nhân).
- HS nghe gõ tiết tấu đoán tên bài hát, tác giả.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca
- Tham gia trò chơi Tìm tên bài hát với mục đích tập nhận biết và nói đúng tên bài hát khi nghe giai điệu và tiết tấu lời ca.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Xem tranh minh họa cho bài hát.
- Tập đọc đồng thanh lời ca.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Luyện hát theo hướng dẫn của GV:
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc nhịp của bài hát.
+ Hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa được ôn và bài hát mới được học, tác giả.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thai vui tươi trong từng bài hát đã học và bài mới học, biết gõ đệm theo bài hát, thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi hoc hát cũng như trong hoạt động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những em chưa thật tích cực trong các hoạt động cuả tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn HS về học thuộc các bài hát đã được ôn và bài hát vừa tập ở tiết học này.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 18 TIẾT 18
Ngày ..................................
Kiểm tra học kì I
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn và nhớ lại các bài hát đã học trong học kì I.
- HS hát đều giọng, đúng cao độ; thể hiện được tình cảm,sắc thái từng bài hát.
- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát; biết vận động phụ họa theo bài hát.
- HS có thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ,...).
- Tranh ảnh minh họa các bài hát đã học ở học kì I.
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn địng lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Ôn tập các bài hát đã học
- GV có thể dùng tranh ảnh minh họa, kết hợp cho HS nghe giai điệu các bài hát đã học trong học kì I. Yêu cầu HS nhớ tên lần lượt các bài hát đó.
- Mời từng nhóm hoặc cá nhân lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vận động phụ họa, hoặc kết hợp trò chơi tùy theo nội dung và yêu cầu bài hát. GV có thể mở băng hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn.
- Động viên HS mạnh dạn và tự tin khi lên biểu diễn.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và cố gắng trả lời đúng tên các bài hát đã học (Nêu tên bài hát, tác giả, xuất xứ bài hát nếu là dân ca).
+ Bài ca đi học (Phan Trần Bảng)
+ Đếm sao (Văn Chung)
+ Gà gáy (Dân ca Cống – Lai Châu; Lời mới: Huy Trân).
+ Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân)
+ Con chim non (Dân ca Pháp)
+ Ngày mùa vui (Dân ca Thái – Lời mới: Hoàng Lân)
- Từng nhóm hay cá nhân lên biểu diễn các bài hát theo hướng dẫn của GV.
3. Nhận xét - Dặn dò
- Cuối tiết học, GV biểu dương, khen ngợi những em đã hoàn thành và hoàn thành tốt các bài học ở học kì I; nhắc nhở những em chưa hoàn thành cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở học kì sau.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 19 TIẾT 19
Ngày ................................
Học hát: Bài Em yêu trường em
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát Em yêu trường em do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác.
- HS Hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện các tiếng có luyến trong bài hát.
- Giáo dục HS yêu mến trường lớp, thầy cô và bạn bè.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
- Nắm đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân để giới thiệu với HS.
- Máy nghe,băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của học kì II. Có thể bắt giọng cho HS hát một bài hát ở học kì I, một trò chơi để vừa kết hợp khởi động giọng đồng thời tạo khí thế học tập tích cực ngay từ đầu học kì II.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Em yêu trường em.
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: GV cần biết: Nhạc sĩ Hoàng Vân là một nhạc sĩ nổi tiếng, đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Ông có nhiều ca khúc hay được yêu thích: Hò kéo pháo, Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ mỏ, Quảng bìnhquê ta ơi, Tình ca Tây Nguyên, Bài ca người giáo viên nhân dân, ... Viết cho thiếu nhi, ông có những bài hát quen thuộc như: Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc, Con chim vành khuyên, Em yêu trường em ,...
- Bài hát Em yêu trường em với nhịp điệu hơi nhanh, vui tươi, thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của các em HS đối với mái trường, thầy cô và bạn bè. Mỗi ngày được cắp sách đến trường luôn là niềm vui và sẽ mãi là những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ các em.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu (đọc lời 1). Bài hát được xây dựng trên một âm hình tiết tấu:
- Dạy hát: dạy từng câu và chú ý nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý những tiếng có luyến trong bài hát:
+ Luyến 2 âm: Cô giáo hiền, cắp sách đến trường, muôn vàn yêu thương, trong nắng thu vàng, trường của chúng em.
+ Luyến 3 âm: Nào sách nào vở, nào phấn nào bảng, yêu sao yêu thế.
(Những tiếng luyến là những tiếng được gạch chân), GV hướng dẫn kĩ để giúp HS hát đúng.
- Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). Phần luyện hát đối đáp (Mỗi nhóm hát một câu cứ nối tiếp đến hết bài) thực hiện như SGV hướng dẫn.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu):
Em yêu trường em với bao bạn thân
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo tiết tấu chính của bài hát:
- Từ tiết tấu trên, vận dụng để đọc lời ca trong bài hát Mẹ yêu không nào của tác giả Lê Xuân Thọ như sau:
Con cò bé bé
Nó đậu cành tre
Đi không hỏi mẹ
Biết đi đường nào
Khi đi em hỏi
Khi về em chào
Miệng em chúm chím
Mẹ yêu không nào !
GV lưu ý tiét tấu này HS đã làm quen trong chương trình âm nhạc lớp 1. Có thể hỏi HS bài hát nào ở lớp 1 cũng có tiết tấu giống như trên (Bài Lí cây xanh).
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Đọc lời ca 1 theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý.
- Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát đối đáp. Khi hát đối đáp, chia thành hai dãy hoặc hai nhóm. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng song loan hoặc thanh phách) để hát và gõ đệm theo phách.
- HS tập gõ đệm theo âm hình tiết tấu chính của bài hát.
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV (có thể kết hợp gõ đệm theo).
- HS thử nhớ xem bài hát nào học ở lớp 1 có âm hình tiết tấu giống như âm hình tiết tấu bài học hôm nay?
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả? Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp hoặc gõ đệm theo phách).
- Giáo dục HS yêu mến tường lớp, thầy cô và bạn bè.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lơì ca 1, hát và gõ đệm chưa đúng yêu cầu cần cố gắng luyện tập để đạt kết quả tốt hơn.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Em yêu trường em.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 20 TIẾT 20
Ngày ...................................
- Học hát: Bài Em yêu trường em
- Ôn tập tên nốt nhạc
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện các tiếng có luyến trong bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng, tập biểu diễn bài hát.
- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc trên “khuôn nhạc bàn tay”.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác lời 2, thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
- Một vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 2.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nghe giai điệu, mời HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. Cho cả lớp hát ôn lại lời 1 bài hát Em yêu trường em (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp vỗ đệm theo phách). Gọi một vài cá nhân hát lại lời 1. GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt đông 1: Dạy bài hát Em yêu trường em (lời 2).
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát lời 2).
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Dựa trên giai điệu và tiết tấu của lời 1, GV cũngcó thể cho HS tự hát lời 2 và theo dõi để sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng. Cách này nhằm phát huy tính tích cực của HS, nhưng với điều kiện HS phải hát tốt lời 1.
- Chú ý những tiếng có luyến trong lời 2:
+ Luyến 2 âm: Là cháu Bác Hồ
+ Luyến 3 âm: Mùa cúc vàng nở, đào thắm hồng đỏ.
- Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát.
- Hướng dẫn HS hát nối lời 1 và lời 2, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca).
- Hướng dẫn (hoặc gợi ý) HS thực hiện các vận động phụ họa. Ví dụ:
+ Từ câu 1 đến câu 4: Nhún chân nhịp nhàng theo nhịp, vỗ tay bên trái, phải theo nhịp chân.
+ Từ câu 5 đến câu 8: Tay trái đưa lên chỉ bên trái, sau đó đổi tay, chân vẫn nhún nhịp nhàng.
+ Từ câu 9 đến câu 10 hai tay đưa lên ôm chéo trước ngực, đầu nghiên bên trái, phải theo nhịp nhún của chân.
(Lời 2 cũng thực hiện như trên hoặc HS tự nghĩ thêm động tác phụ họa cho phong phú, sinh động thêm).
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
Hoạt động 2: Ôn tập tên các nốt nhạc.
- GV cho HS đọc lại tên các nốt nhạc bằng hình thức trò chơi. Lúc đầu GV ghi tên các nốt nhạc trên bảng phụ theo thứ tự:
Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si – (Đô)
- Sau đó cất bảng (hoặc xoá bảng), yêu cầu HS đọc tên các nốt theo thứ tự đã học. Hoặc dùng các bìa cứng ghi tên các nốt nhạc và gắn trên bảng không theo thứ tự, HS lên xắp xếp lại cho đúng thứ tự tên các nốt nhạc từ Đô đến Si.
- GV dùng bàn tay trái đặt nằm ngang làm khuôn nhạc, dùng ngón tay phải lần lượt chỉ vào vị trí từng nốt (như đã hướng dẫn ở tiết trước) để HS nói tên các nốt nhạc trên khuông.
- GV giới thiệu thêm vị trí 2 nốt La – Si trên khuôn nhạc bàn tay cho HS.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Tập lời 2 theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý các tiếng có luyến để hát đúng yêu cầu bài hát.
- Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy(tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca.
- Tập vài động tác vận dộng phụ họa (hoặc các em có thể tự nghĩ thêm cho phong phú hơn).
- Tập xong, thực hiện vài lần cho điều và nhuần nhuyễn hơn.
- HS lên biểu diễn trước lớp (dãy, nhóm hoặc cá nhân).
- HS đọc tên nốt nhạc theo thứ tự.
- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn. Cố gắng để nhớ đúng tên và thứ tự các nốt nhạc.
- Nói đúng tên và vị trí các nốt nhạc trên “khuôn nhạc bàn tay”.
- Ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc trên “khuôn nhạc bàn tay”.
4. Củng cố - Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả? Qua bài hát giáo dục điều gì? Cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách).
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, thể hiện được tình cảm vui tươi, nắm được tên và vị trí các nốt nhạc trên “khuôn nhạc bàn tay”, thái độ tích cực trong tiết học đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời ca, chưa tích cực hoạt động cần cố gắng luyện tập để đạt kết quả tốt hơn.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Em yêu trường em.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 21 TIẾT 21
Ngày .....................................
Học hát: Bài Cùng múa hát dưới trăng
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
- Giáo dục HS tình bạn bè thân ái.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng của nhịp ¾.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Tranh minh họa cho bài hát.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc tên bài hát, tác giả và hát ôn lại bài hát Em yêu trường em đồng thanh theo hướng dẫn của GV. HS hát kết hợp vỗ đệm theo bài hát.
- HS nói tên và vị trí các nốt nhạc trên “khuôn nhạc bàn tay”.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Cùng múa hát dưới trăng
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát:
Với giai điệu vui tươi, nhịp nhàng, nhạc sĩ Hoàng Lân đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình bạn bè thân ái của các loài vật sống trong rừng. Qua bài hát, tác giả muốn giáo dục HS biết sống thật thân ái, chan hoà với bạn bè và mọi người.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Treo bảng phụ ghi sẵn lời ca, đánh dấu những tiếng có luyến trong bài hát.
- Hướng dẫn HS tập đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu bài hát (chia bài hát thành 10 câu nhỏ, như SGV).
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý các tiếng có luyến trong bài hát, GV hướng dẫn để HS hát đúng yêu cầu.
- Tập xong cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng).
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dãn HS hát và gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu):
Mặt trăng tròn nhô lên toả sáng xanh khu rừng ...
Hướng dẫn trò chơi cùng vỗ theo phách.
- Cho từng cặp hai HS ngồi đối diện nhau, miệng đếm phách 1-2-3 liên tục và đều đặn, kết hợp vỗ tay như sau: Phách 1 – vỗ tay 1 cái, phách 2 và 3 các em vỗ vào lòng bàn tay của bạn đối diện. Thực hiện động tác trên đều đặn, nhịp nhàng.
- Sau khi thực hiện thuần thục, GV cho HS hát kết hợp trò chơi xem dãy, nhóm nào thực hiện đúng và đều nhất.
- Hướng dẫn HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3/8.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng song loan hoặc thanh phách) để hát và gõ đệm theo phách.
- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Hát kết hợp trò chơi (thi đua từng dãy, nhóm).
- Hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh bài hát Cùng múa hát dưới trăng theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách).
- Giáo dục HS tình bạn bè thân ái.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát và các hoạt động của tiết học, nhắc những em chưa hoàn thành nội dung bài học cần cố gắng hơn.
- Dặn HS về học thuộc bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 22 TIẾT 22
Ngày .....................................
- Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng
- Giới thiệu khuôn nhạc và khoá Son
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, biết hát đồng đều, hoà giọng.
- Biết hát nhấn đúng phách mạnh và gõ đệm theo nhịp 3 của bài hát.
- HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát.
- HS nhận biết khuôn nhạc và khoá Son.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Bảng kẻ sẵn khuôn nhạc, khoá Son để giới thiệu cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tênbài hát, tác giả?
- Cho HS nghe băng lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng, sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng. Có thể chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát 2 câu. Các câu còn lại cả lớp cùng hát.
- Hướng dẫn HS hát hoà giọng, nhắc HS không hát quá to để tránh hát lạc giọng.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp 3: Phách mạnh vỗ tay xuống bàn, hai phách nhẹ vỗ tay vào nhau; Hoặc phách 1 vỗ tay, hai phách sau mở tay ra nhịp 2 lần. Thực hiện thao tác trên đều đặn và nhịp nhàng.
- Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS bài động tác vận động phụ họa.
Câu 1 và 2: Chân nhún nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp 3 (phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng minh), hai tay đưa lên thành hình vòng tròn trên đầu, nghiên nhẹ người hai bên theo nhịp chân.
Câu 3 và 4: Tiếp tục nhún chân nhịp nhàng; ngón trỏ tay tay trái và tay phải lần lượt chỉ bên trái và bên phải.
Câu 5 và 6: Thực hiện động tác vẫy tay bên trái, bên phải như đang gọi bạn.
Câu 7 và 9: Thực hiện động tác vỗ tay đều theo phách các tiếng La La ...
Câc 8 và 10: Thực hiện như câu 1 và 2.
- GV hướng dẫn từng động tác; sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục các động tác kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3.
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu khuôn nhạc và khoá Son.
1. Khuôn nhạc: GV treo bảng phụ có kẻ sẵn khuôn nhạc, giới thiệu cho HS biết: Khuôn nhạc gồm 5 dòng kẻ nằm ngang song song và cách đều nhau. Giữa hai dòng kẻ tạo thành một khe được tính từ dưới lên trên.
2. Khoá Son: được đặt ở đầu khuôn nhạc. Nốt Son nằm ở dòng kẻ thứ 2.
3. Nhận biết các nốt trên khuôn nhạc khóa Son.
GV chỉ vào bảng phụ có ghi sẵn vị trí thứ tự các nốt: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si trên khuôn nhạc để giới thiệu cho HS. Phần này không yêu cầu đọc cao độ mà chủ yếu là giới thiệu vị trí các nốt trên khuôn nhạc.
Cho HS thực hiện trò chơi tập nhận biết các nốt trên khuôn nhạc bằng cách chỉ vào từng nốt (có thể không theo thứ tự cao thấp trên khuôn nhạc) để HS nói tên nốt. Hoặc ngược lại, GV nói tên nốt và yêu cầu HS cho biết vị trí nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng nhạc hoặc khe thứ mấy) trên khuôn nhạc.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn cảu GV: Hát đồng thanh, dãy, nhóm, ... thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
- Cố gắng hát đều và hoà gịong khi hát đồng thanh.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát (theo hướng dẫn của GV).
- Sử dụng các nhạc cụ gõ: Trống, thanh phách để gõ đệm theo nhịp 3/8 của bài hát.
- Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn.
- Cá nhân hoặc nhóm, dãy thực hiện tốt lên biểu diễn trước lớp.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
- Nhận biết các nốt trên khuôn nhạc khoá Son.
- Tham gia trò chơi nhận biết các nốt nhạc theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Cùng núa hát dưới trăng theo hướng dẫn của GV trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái bài hát, biết thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học; nhắc nhở những em chưa tích cực trong tiết học cần tập trung và cố gắng hơn.
- Dặn HS: Về học thuộc bài hát Cùng múa hát dưới trăng, tập nhận biết các nốt trên khuôn nhạc.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 23 TIẾT 23
Ngày ..................................
- Giới thiệu một số hình nốt nhạc
- Kể chuyện âm nhạc: Du Bá Nha – Chung Tử Kì
(Chuyện cổ Trung Quốc)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nhận biết một số hình nốt nhạc (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép).
- HS tập viết đúng các hình nốt đã học.
- Qua câu chuyện giáo dục HS không chỉ nghe mà còn biết hiểu và cảm nhận âm nhạc mới thấy được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Bảng phụ, các hình nốt bìa cứng.
- Đọc kĩ câu chuyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS ôn hát bài Cùng múa hát dưới trăng, hát kết hợp vỗ đệm hoặc vận động theo bài hát.
- GV treo bảng phụ, cho HS nhận biết các nốt nhạc trên khuôn nhạc khoá Son.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc
- GV có thể dùng bảng phụ ghi sẵn hình các nốt hoặc vẽ các nốt trên từng bìa cứng để giới thiệu HS: Trong âm nhạc, để ghi chép độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt.
- Ở bài này, GV Giới thiệu cho các hình nốt sau:
+ Hình nốt trắng:
+ Hình nốt đen:
+ Hình nốt móc đơn:
+ hình nốt móc kép:
- GV chỉ vào từng hình nốt và yêu cầu HS nhắc lại đúng các hình nốt nhạc vừa được giới thiệu.
Hoạt động 2: Tập viết các hình nốt nhạc trên.
- Sau khi giới thiệu các hình nốt, GV hướng dẫn HS luyện viết các hình nốt trên vào vở. GV có thể quy định cách viết và từng kích cỡ từng nốt trong vở cho thống nhất. Ví dụ:
+ Hình nốt trắng:
Phần nốt: Hình bầu dục 1 ô li
Phần đuôi nốt: Cao 3 ô li
Tổng độ cao nốt nhạc: 4 ô li.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS trong quá trình viết để giúp HS viết các hình nốt đúng và đẹp.
- Có thể chấm và nhận xét một số vở của HS đã hoàn thành.
Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc: Du Bá Nha – Chung Tử Kì.
- GV đọc hoặc kể lại câu chuyện trong SGK.
- Đặt một vài câu hỏi xem HS có nắm được nội dung câu chuyện không? Ví dụ:
+ Du Bá Nha nổi tiếng về tài gì?
+ Chung Tử Kì là ai? Cả hai người có điểm gì chung? (Say mê và am hiểu âm nhạc)
+ Khi Tử Kì mất, Bá Nha nghĩ gì? Ông đã làm gì ki nghĩ rằng không còn bạn tri âm, tri kĩ nữa?
(Giải thích cho HS hiểu Từ: Tri âm, tri kĩ).
- Kết luận: Ai cũng có thể nghe nhạc, nhưng để hiểu và cảm nhận được một tác phẩm như thể nào thì không phải mọi người đều cảm nhận như nhau. Nên hướng dẫn cho mọin người cùng hiểu và yêu thích âm nhạc. Quá trình giảng dạy âm nhạc trong nhà trường đang từng bước giúp các em khả năng cảm thụ âm nhạc ngày một tốt hơn. Âm nhạc cho mọi người lại gần nhau hơn. Nối kết hai người không quen biết trở thành một tri âm, tri kĩ.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại các hình nốt đã học theo yêu cầu của GV.
- HS luyện viết các hình nốt vào vở theo hướng dẫn của GV. Chú ý để viết đúng yêu cầu về kích cỡ từng hình nốt nhạc mà GV quy định.
- Nghe nhận xét.
- Ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi nhớ.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV nhắc lại hịnh nốt mà HS được học hôm nay, khen ngợi những em đã hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung tiết học (nhận biết đúng các hình nốt, viết nốt đúng và đẹp, nắm được nội dung chuyện kể), nhắc HS về ôn và nhớ các hình nốt đã học.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 24 TIẾT 24
Ngày .................................
- Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em,
Cùng múa hát dưới trăng
- Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời 2 bài hát, hát đúng giai điệu, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm, sắc thái của từng bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo một trong 3 kiểu: đệm theo nhịp, đệm theo phách, đệm theo tiết tấu lời ca.
- HS tập nhận biết các nốt nhạc trên khuôn nhạc khoá Son.
- HS tham gia biểu diễn và hoạt động tích cực trò chơi thật sôi nổi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát.
- Bảng phụ co kẻ sẵn khuôn nhạc.
- Chuẩn bị kĩ trò chơi để hướng dẫn cho HS tham gia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em.
- Cho HS nghe giai diệu, yêu cầu HS nhắc tên bài hát, tác giả.
- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát (thực hiện các động tác như đã hướng dẫn ở tiết 20).
- Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.
- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, ... kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp ¾.
- Hướng dẫn gõ đệm theo nhịp: phách 1 (Phách mạnh) vỗ xuống bàn; phách 2, 3 (phách nhẹ) vỗ tay 2 cái. Thực hiện đều đặn, nhịp nhàng.
- Chia lớp thành hai dãy (2 nhóm ), một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp và đổi ngược lại .
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 3 (nhún chân, nghiên nhẹ người bên trái, phải theo nhịp).
Hoạt động 3: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.
1. Ôn tên nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son:
+ Để ghi độ cao – thấp của âm thanh trong âm nhạc, người ta dùng tên các nốt: Đô – Rê – Mi – Pha – La – Si.
+ Các nốt được đặt theo tứ tự ở dòng và khe của khuôn nhạc như sau:
2. Ôn hình nốt: Để ghi độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn mà các em đã được học).
3. Giới thiệu nốt nhạc: Gồm tên nốt và hình nốt.
- GV lần lượt giới thiệu cách gọi tên từng nốt nhạc trên khuôn theo hình nốt. Ví dụ:
+ Hình nốt trắng nằm ở dòng kẻ thứ hai đọc là nốt Son trắng.
+ Hình nốt đen nằm ở dòng thứ hai: nốt Son đen.
+ Hình nốt móc đơn nằm ở dòng thứ hai: nốt Son móc đơn.
Tương tự như trên, GV có thể cho HS tham gia trò chơi Nói đúng tên nốt: GV chỉ trên bảng phụ các nốt nhạc khác và cho HS luyện tập nói tên nốt nhạc trên khuông nhạc, ghi được nhiều điểm hơn, dãy đó sẽ thắng.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời tên bài hát, tác giả.
- Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh theo dãy – nhóm, cá nhân ,..Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Từng nhóm, dãy lên hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV, kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Chia hai dãy, một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp. Đổi ngược lại.
- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 3.
- HS ôn nhớ tên nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc khoá Son.
- Ôn nhớ các hình nốt đã học.
- Lắng nghe và theo dõi phần giới thiệu trên bảng phụ.
- Tập đọc theo để nhớ cách gọi tên các nốt nhạc theo hình nốt.
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa được ôn, tác giả.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái phù hợp trong bài hát đã học, biết gõ đệm theo bài hát, thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, nhận biết được tên nôt và hình nốt trên khuông; thái độ tích cực khi học hát cũng như trong hoạt động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những em chưa thật tích cực trong các họat động của tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 25 TIẾT 25
Ngày .................................
Học hát: Bài Chị Ong Nâu và em bé
Nhạc và lời: Tân Huyền
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Tân Huyền với nét nhạc trong sáng, nhí nhảnh.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện các tiếng có luyến trong bài hát.
- Giáo dục HS tính siêng năng, ngoan ngoãn và tinh thần chăm học, chăm làm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất nhí nhảnh, trong sáng tác của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 1.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát và tranh ảnh minh họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nghe giai điệu một trong các bài hát đã ôn ở tiết trước. HS nhắc tên bài hát, tác ỉa và hát ôn lại bài hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng đầu tiết học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Chị Ong Nâu và em bé (lời 1).
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát:
Với nét nhạc trong sáng, vui tươi, nhí nhảnh nhạc sĩ Tân Huyên đã kể về một em bé và một chị Ong Nâu siêng năng chăm chỉ. Qua đó như muốn nhắc nhở các em hãy học theo em bé và chị Ong Nâu để luôn xứng đáng là những người con ngoan, trò giỏi.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Cho HS xem tranh minh họa bài hát.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 1 đồng thanh theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý các tiếng có luyến trong bài như: Chú Gà trống, ông mặt trời, GV cần hướng dẫn kĩ để HS hát đúng yêu cầu.
- Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng).
- Có thể cho HS luyện hát theo dạng lĩnh xướng, nghĩa là một em hát đoạn đầu từ “ Chị Ong ... đã thấy chị bay”, đoạn còn lại cả lớp cùng hát.
Hạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng Ong (GV thực hiện mẫu):
Chị Ong Nâu nâu nâu nâu
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Chị Ong Nâu nâu nâu nâu
- Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn mạnh vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu.
- HS ngồi ngay ngắn,lắng nghe.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Xem tranh minh họa.
- Đpọc lời ca 1 theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý.
- Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát đối đáp nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Một em hát đoạn đầu sau đó cả lớp hát đoạn còn lại. Thực hiện vài lần cách hát này.
- Nghe và xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện theo (sử dụng thanh phách).
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách).
- Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm).
- Giáo dục HS tính siêng năng, ngoan ngoãn và tinh thần chăm học, chăm làm.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát; thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học; đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Chị Ong Nâu và em bé.
Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 26 TIẾT 26
Ngày .....................................
- Học hát: Bài Chị Ong Nâu và em bé (lời2)
- Nghe nhạc
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng trong cả 2 lời của bài hát.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng và tập biểu diễn trước lớp.
- Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS từng bước phát triển cảm thụ âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng của bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: HS nghe giai điệu nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả. Cả lớp đứng lên hát ôn lời 1 bài hát Chị Ong Nâu và em bé, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và tiết tấu lời ca. GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Chị Ong Nâu và em bé (lời 2)
- Cho HS nghe hát mẫu (nghe băng hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 2: độc đồng thanh lời 2 theo tiết tấu.
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài (như đã hướng dẫn lời 1). Lưu ý những tiếng có luyến trong lời 2 như: Hoa nở, đi tìm mật.
- Tập xong lời 2, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng).
- Cho HS hát ôn cả hai lời bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát đối đáp từng câu, ...
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca cả hai lời (sử dụng nhạc cụ gõ đệm: Trống nhỏ, song loan, thanh phách).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS hát và vận động phụ họa (GV thực hiện động tác mẫu). Cụ thể:
Lời 1
Câu 1 và 2: Nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp. Hai tay vẫy ngang hai bên như động tác chim bay, nghiên nhẹ người hai bên theo nhịp chân.
Câu 3: Hai tay đưa lên miệng thành hình loa giả động tác Gà gáy. Chân vẫn nhún đều như ở câu 1.
Câu 4: Hai tay đưa thẳng lên cao chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu nghiên bên trái, phải theo nhịp.
Câu 5 và 6: Động tác như câu 1 và 2.
Câu 7 và 8: Vỗ tay kết hợp nghiên đầu bên trái, phải theo nhịp.
Câu 9 và 10: Động tác như câu 1 và 2.
Câu 11 và 12: Đưa hain tayb ôm chéo trước ngực, nghiên người bên trái, phải nhẹ nhàng theo nhịp.
Lời 2
Thực hiện như các động tác của lời 1, chỉ thay đổi: Câu 3 thực hiện giống câu 4.
- GV cũng có thể gợi ý để HS tự nghĩ thêm những động tác nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các em.
- Sau khi hướng dẫn từng động tác, GV cho HS luyện tập vài lần để nhớ thực hiện thuần thục hơn.
Hoạt động 3: Nghe nhạc.
- GV nhắc HS tư thế và thái độ khi nghe hát hoặc nghe nhạc.
- Cho HS nghe hát một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca (có thể thay thế bằng một trích đoạn nhạc không lời). GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe.
- Có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc ở các em. Ví dụ:
Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về đều gì? Em nghe giai điệu có hay không? ...Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS nắm được.
- Nếu còn thời gian có thể cho HS nghe lại một lần nữa.
- HS ngồi học ngay ngắn, lắngnghe.
- Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2).
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Luyện hát nhiều lần để thuộc lời ca.
- Hát nối hai lời theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh theo dãy – nhóm, cá nhân,... Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng.
- Hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca theo hướng dẫn.
- Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- Các em cũng có thể nghĩ thêm nhhững động tác khác để thể hiện cho phú hơn.
- Luyện hát kết hợp vận động phụ họa vài lần cho đều và thuần thục hơn.
- Ngồi ngay ngắn, thái độ nghe nhạc nghiêm túc.
- HS nghe tác phẩm và nghe GV giới thiệu.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Nghe GV tóm tắt nội dụng, hình t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3.2.Giao an hat nhac lop 3.doc