Giảng dạy về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý luận, thực tiễn và khuyến nghị

Tài liệu Giảng dạy về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý luận, thực tiễn và khuyến nghị: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 77 GIẢNG DẠY VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ Phan Văn Phúc1 1Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 19/04/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 19/07/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2018 Title: The content of teaching about Socialist Market-oriented Economy in Viet Nam: theory, reality, recommendations Keywords: Socialist market – oriented economy, economic reform, Vietnam economic model Từ khóa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới, mô hình kinh tế Việt Nam ABSTRACT This paper discusses the lecture on the socialist-oriented market economy which has been identified as the general economic model of Vietnam’s transitional period by the Communist Party of Vietnam (CPV) since Doi moi (Renovation) in 1986. Despite remarkable changes in the basic theoretical percepti...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý luận, thực tiễn và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 77 GIẢNG DẠY VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ Phan Văn Phúc1 1Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 19/04/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 19/07/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2018 Title: The content of teaching about Socialist Market-oriented Economy in Viet Nam: theory, reality, recommendations Keywords: Socialist market – oriented economy, economic reform, Vietnam economic model Từ khóa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới, mô hình kinh tế Việt Nam ABSTRACT This paper discusses the lecture on the socialist-oriented market economy which has been identified as the general economic model of Vietnam’s transitional period by the Communist Party of Vietnam (CPV) since Doi moi (Renovation) in 1986. Despite remarkable changes in the basic theoretical perception, especially in the last ten years, it is still far from a consensus on the theoretical framework and its compatible political institution. The extent to which the model’s characteristics which enable to distinguish the socialist orientation from the nature of the capitalist market economy is of interest in the current paper. Four problematic issues are deliberated, namely model purposes, developmental methods, distributional income policies, and governance. Based on the discussion, I suggest several adjustments in the textbook of CPV’s Revolutionary Direction in to increase the persuasiveness of the lecture note of the Vietnamese current economic model. TÓM TẮT Bài viết bàn về nội dung được giảng dạy về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang xây dựng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã có những bước tiến về nhận thức, đặc biệt trong mười năm qua (2006 – 2016), lý luận về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế gắn liền với nó vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ. Những hạn chế về lý luận chủ yếu xoay quanh vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa như mục đích, phương thức phát triển kinh tế thị trường, chính sách phân phối thu nhập và sự quản lý của Nhà nước. Từ việc phân tích những tồn tại trong lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bài viết đưa ra một số gợi ý để làm phong phú và thuyết phục hơn nội dung của bài giảng về đường lối phát triển kinh tế thị trường của Đảng ta hiện nay. 1. GIỚI THIỆU Lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã trải qua quá trình phát triển 3 thập kỷ kể từ Đại hội Đảng lần thứ 6 (12/1986). Cùng với việc đổi mới tư duy về mô hình kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế hàng hóa, mà trình độ phát triển cao của nó là kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đi đến thống nhất về nhận thức: mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 78 chủ nghĩa xã hội (CNXH) là kinh tế thị trường định hướng XHCN (ĐCSVN, 2001). Mô hình này được hiểu là nền kinh tế vận hành dựa trên các quy luật của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước và kết hợp với định hướng XHCN. Đảng cũng nhận định đây là mô hình mới, chưa có trong lịch sử nên việc xây dựng và hoàn thiện về mặt lý luận, nhận thức còn gặp nhiều khó khăn, nhiều điểm cần phải tiếp tục làm rõ. ‘‘Kết quả triển khai, thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn hạn chế’’(ĐCSVN, 2016). Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng nhấn mạnh: “Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đủ rõ. Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề. Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu thiếu quyết liệt, hiệu quả thấp và chưa nghiêm. Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế” (ĐCSVN, 2017). Những tồn tại trong nhận thức về nền kinh tế thị trường đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu thảo luận nhằm hoàn thiện luận cứ khoa học để xây dựng thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược hiện nay (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ). Đồng thời, qua đó cũng góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, mà trước hết là đội ngũ nhân lực được đào tạo từ bậc sau trung học phổ thông. Mục đích của bài viết nhằm góp phần làm rõ nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN, quan hệ giữa nhà nước với thị trường và thể chế kinh tế thị trường; những thách thức về mặt lý luận từ việc quan sát thực tiễn mô hình kinh tế thị trường của Việt Nam và các nước phát triển, từ đó hoàn thiện hơn những nội dung được giảng dạy cho sinh viên trong các trường đại học hiện nay, đặc biệt là sinh viên thuộc các ngành khoa học chính trị. Phần còn lại của bài viết được kết cấu như sau: Mục 2 tóm lược các nội dung về đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong “Giáo trình Đường lối cách mạng của ĐCSVN”. Mục 3 đánh giá sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những thách thức mà lý luận kinh tế thị trường cần bổ sung, hoàn thiện. Mục 4 đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy về đường lối phát triển kinh tế thị trường ở trong các trường đại học hiện nay. 2. TÓM TẮT VỀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY TỪ GIÁO TRÌNH Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được trình bày trong Giáo trình “Đường lối cách mạng của ĐCSVN” (Đinh Xuân Lý & cs., 2016), có thể chia thành hai phần: nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng thể chế kinh tế tương ứng. Sự hình thành lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN được chia thành hai giai đoạn (Đại hội VI – VIII và Đại hội IX – XII). Trong giai đoạn đầu, Đảng ta khẳng định ba vấn đề: (1) kinh tế thị trường không phải là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản (CNTB) mà là thành quả chung của nhân loại; (2) kinh tế thị trường là một tất yếu trong thời kỳ quá độ; (3) sự cần thiết phải vận dụng mô hình kinh tế thị trường ở nước ta. Từ Đại hội IX, nhận thức về kinh tế thị trường đã được kế thừa và có bước phát triển cao hơn, Đảng khẳng định kinh tế thị trường An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 79 định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do ĐCSVN lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (ĐCSVN và Văn phòng Trung ương Đảng, 2016). Trong mô hình kinh tế này, nội dung cơ bản của định hướng XHCN được thể hiện ở bốn điểm sau: • Thứ nhất là về mục đích phát triển: nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. • Thứ hai là về phương hướng phát triển: nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo bằng cách nắm giữ các vị trí then chốt, trình độ khoa học tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tiến tới xóa bỏ bao cấp, cơ chế xin – cho, độc quyền. • Thứ ba là về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế. • Thứ tư là về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Trên cơ sở nhận thức về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng đã đề ra các chủ trương để hoàn thiện thể chế kinh tế của Việt Nam, trước hết bao gồm các “bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể nhằm điều chỉnh hoạt động, giao dịch, trao đổi trên thị trường” nhằm “phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân” (Đinh Xuân Lý & cs., 2016). Cụ thể có bốn nhóm chủ trương: • Xây dựng thể chế về sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; • Thúc đẩy việc hình thành các loại thị trường; • Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; • Nâng cao năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRÊN PHƯƠNG DIỆN SO SÁNH VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có thể xem là một cuộc cách mạng trong nhận thức kinh tế về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Bước chuyển đổi kịp thời, đúng đắn đã tạo sức bật cho toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng khá, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên. Từ chỗ là một trong 40 nước nghèo nhất thế giới năm 1990 (thu nhập bình quân 130 USD/người), Việt Nam đã bước qua nhóm quốc gia thu nhập trung bình - thấp vào năm 2009 (1120 USD/người), đến năm 2015 thu nhập quốc dân (GNI) bình quân của Việt Nam là 1990 USD/người (World Bank, 2017). Tuy nhiên, trong thực tế, việc định hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa rõ ràng, các loại thị trường còn ở trình độ sơ khai, việc quản lý điều tiết của Nhà nước có một số vấn đề chưa hiệu quả (ví dụ: sự kém bền vững của hệ thống ngân hàng (ngân hàng không đồng), tình trạng phát triển tự phát trong sản xuất nông nghiệp và của thị trường bất động sản.). Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, lạc An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 80 hậu. Kinh tế thị trường mới chỉ ở giai đoạn đầu nếu so sánh với lịch sử phát triển hàng trăm năm ở các nước tư bản phát triển. Bên cạnh đó, việc đổi mới hệ thống chính trị chưa đồng bộ so với chuyển đổi mô hình kinh tế, năng lực quản lý của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ (ĐCSVN, 2016). Những nguyên nhân trên tác động đến việc hình thành, hoàn thiện thể chế kinh tế còn chậm, không thúc đẩy sự phát triển các yếu tố thị trường. Ví dụ điển hình là sự trì trệ trong cải cách khu vực kinh tế nhà nước. Từ đó dẫn đến những thách thức về mặt lý luận, đó là việc xác định đặc trưng bản chất, hay so sánh sự khác biệt về mô hình kinh tế Việt Nam với kinh tế thị trường các nước tư bản còn lúng túng, chưa rõ. Việc giảng dạy về đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN trong các trường đại học hiện nay đang vấp phải những thách thức về mặt lý luận như sau: Về mục đích: mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng XHCN là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và đối lập với mô hình kinh tế các nước tư bản là vì lợi nhuận, phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển CNTB. Qua quan sát sự vận động của CNTB hiện đại có thể thấy rằng CNTB mặc dù đã có những bước tiến bộ trên tất cả các mặt làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động không còn gay gắt như giai đoạn thế kỷ mười chín và nửa đầu thế kỷ hai mươi. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động đạt mức cao, tình trạng nghèo tuyệt đối được xóa bỏ ở một số nước (đặc biệt là các nước Bắc Âu). Quyền con người, đặc biệt là người lao động được bảo vệ tốt hơn. Tuy vậy, CNTB hiện đại vẫn dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Một trong những hệ quả của nó chính là phân phối không đều thành quả lao động, sự chênh lệch giàu nghèo giữa tầng lớp thu nhập cao (đại diện cho giới chủ tư bản) và nhóm thu nhập thấp (người lao động trình độ thấp) ngày càng tăng; sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước tư bản phát triển và phần còn lại của thế giới cũng tăng lên trong giai đoạn này. Vì vậy, sự điều chỉnh của CNTB vẫn chưa làm thay đổi bản chất của nó. Đảng ta xác định mục đích của mô hình kinh tế Việt Nam là nhằm phát triển lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường tự thân nó đã là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và đồng thời cũng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đặc điểm này không khác biệt với mô hình các nước tư bản nếu xét về hình thức vì từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau Thế chiến thứ II, các nước công nghiệp luôn coi trọng sự phát triển của giáo dục và khoa học công nghệ, coi trọng sự phát triển nguồn nhân lực. Kết quả là các nước phát triển luôn dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục, chỉ số phát triển con người và khoa học công nghệ. Trong khi đó, thực trạng ở Việt Nam cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước xác định giáo dục, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhưng ngoài việc phát triển quy mô đào tạo, thì chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và đào tạo nghề luôn là một vấn đề nghiêm trọng. Hiện nay, chúng ta chỉ mới loay hoay trong cải cách tuyển sinh, thi cử mà chưa có những chuyển biến rõ rệt trong chất lượng đào tạo. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một trường đại học nào lọt vào nhóm 500 các trường đại học tốt nhất thế giới (Theo xếp hạng của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), chỉ có Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 700 – 1000 trường đại học thế giới). Chậm đổi mới, phát triển về giáo dục kéo theo sự tiến bộ chậm chạp trong chỉ số phát triển con người trong những năm gần đây (HDI năm 2010 và 2015 tương ứng là 0.655 và 0.683 (UNDP, 2016)). Việt Nam cũng đang kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước để hình thành nên một số đại học kiểu mẫu như Fulbright Việt Nam (Mỹ), Việt – Đức, Việt – Pháp Điều đó cho thấy, chúng ta đang An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 81 và cần phải học hỏi các nước tư bản về việc phát triển lực lượng sản xuất và nguồn nhân lực như thế nào. Do đó, có thể cụ thể hóa việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta qua hai điểm sau: Thứ nhất, vì khoa học công nghệ mang tính giai cấp không rõ nét nên Việt Nam cần tiếp thu, tận dụng mọi điều kiện để tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới hiện nay. Thứ hai, quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cần hướng tới việc định hình một lực lượng lao động vừa có khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập, vừa được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Về phương hướng phát triển: Việt Nam xác định nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của kinh tế nhà nước còn rất nhiều hạn chế cần vượt qua để có thể giữ được vai trò này. Chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước nhờ vào độc quyền, sự ưu ái của Nhà nước về vốn, đất đai thì mới có lợi nhuận, phần lớn còn lại chìm trong thua lỗ, nợ nần, phá sản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả (quản trị yếu kém, đầu tư tràn lan, đầu tư ngoài ngành, tham nhũng.). Việc tìm ra giải pháp lâu dài để doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lợi nhuận cao, từ đó làm cho kinh tế nhà nước xứng đáng giữ vai trò chủ đạo vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng sau hơn 30 năm đổi mới. Việc bàn đến những giải pháp để phát triển kinh tế nhà nước không nằm trong phạm vi bài viết này. Trong quá trình giảng dạy, một mặt cần khẳng định sự cố gắng của Đảng trong việc xác lập vai trò của kinh tế nhà nước hiện nay nhưng đồng thời cũng thấy được những khó khăn trong việc cải cách kinh tế nhà nước, những hạn chế cũng như đánh giá khả năng dẫn dắt nền kinh tế trong thời gian qua. Về định hướng xã hội và phân phối: định hướng XHCN trong lĩnh vực phân phối chủ yếu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Thực chất của việc phân phối này là trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhưng có tính đến sự tác động của thị trường bởi vì hiệu quả kinh tế phải do thị trường chi phối. Tuy nhiên, phân phối theo lao động chỉ có thể thực hiện trong khu vực công, còn các khu vực kinh tế khác thì dựa vào thị trường là chủ yếu. Nhưng do kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả, năng suất lao động thấp hơn các khu vực khác, việc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế còn nhiều thách thức, một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không đảm bảo đời sống người lao động, tác động tiêu cực đến việc tái sản xuất sức lao động. Do phạm vi ảnh hưởng của hình thức phân phối này còn hạn chế, những hình thức phân phối khác thông qua chính sách thuế và an sinh xã hội cần phải được nhấn mạnh, nó không chỉ là công cụ hỗ trợ mà phải là một quyết sách có tính chiến lược trong việc xây dựng một xã hội thịnh vượng và công bằng. Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, điều tiết kinh tế của Nhà nước XHCN. Nội dung của việc phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân cần phải làm rõ hơn nữa (làm chủ về mặt nào và bằng cách nào). Chẳng hạn, về mặt kinh tế, đó là việc kêu gọi đồng thời tạo điều kiện phát huy tinh thần khởi nghiệp của mọi người dân nhằm phát huy tất cả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho xã hội. Về việc điều tiết kinh tế của Nhà nước thực chất là việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiệu quả. Đây có thể là điểm khác biệt nhất, về lý thuyết, giữa mô hình kinh tế của nước ta với các nước tư bản. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về kinh tế cũng đang tồn tại nhiều hạn chế như buông lỏng quản lý, thủ tục xin – cho, có quá nhiều giấy phép, nhiều cấp ngành quản lý, tham nhũng... Những hạn chế này đòi hỏi cần nhanh chóng vượt qua. Chính vì vậy, một trong những trọng tâm công việc trong nhiệm kỳ Đại hội XII là “xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 82 đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu” (ĐCSVN, 2016). 4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Từ những nhận định trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị trong việc giảng dạy về chủ đề kinh tế thị trường định hướng XHCN như sau: Thứ nhất, khái quát nội dung có tính chất kế thừa như đã trình bày trong giáo trình, nhấn mạnh đến những điểm mới như phát triển kinh tế trị trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Việc xây dựng mô hình kinh tế ở Việt Nam phải tuân thủ những quy tắc chung của kinh tế thị trường đang được vận hành trên thế giới. Đồng thời, giảng viên cũng cần nhấn mạnh đến đặc điểm là kinh tế thị trường với trình độ phát triển còn thấp, chưa đồng bộ. Thứ hai, nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước như là một sự tác động của thể chế chính trị đến kinh tế thị trường. Về mọi phương diện, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quyết định sự thành bại của quốc gia, đặc biệt là về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế tiến bộ mà trước hết là hệ thống pháp luật nghiêm minh, ban hành các chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển sản xuất có thể xem là động lực cần thiết nhất đối với nước ta hiện nay. Từ đó, bản chất hay tính định hướng XHCN cũng do Nhà nước quyết định. Cụ thể, đến năm 2020, Việt Nam “phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế” (ĐCSVN, 2017). Thứ ba, giảng viên có thể cần phân tích sâu hơn về định hướng XHCN gắn với việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Một mặt, Chính phủ đẩy mạnh cải cách khu vực hành chính để trở thành một chính phủ kiến tạo phát triển, khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ được cải cách hướng tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp, hoạt động dựa trên các quy luật của kinh tế thị trường. Nhà nước củng cố, tăng cường quản lý để giảm thiểu thất thoát vốn, tài sản công (ĐCSVN, 2017). Mặt khác, Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong thời gian qua. Chính phủ ban hành các chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện để tiếp cận và hưởng lợi từ kinh tế thị trường (ví dụ: những chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, cho vay ưu đãi để sinh viên nghèo đi học, ưu đãi cho nhân dân ở các vùng có điều kiện khó khăn, vùng hải đảo). Trong tất cả các chính sách nhằm tạo lập một xã hội công bằng và phát triển thì việc đầu tư giáo dục cho người nghèo được coi là chìa khóa để giảm đói nghèo và bất bình đẳng trên thế giới hiện nay. Thứ tư, riêng đối với chính sách phúc lợi và an sinh xã hội, Nhà nước từng bước chăm lo đời sống cho người già (trợ cấp thu nhập), trẻ em (thẻ khám bệnh miễn phí) tốt hơn. Tuy nhiên, tất cả các chính sách phúc lợi đều phải dựa trên cơ sở thành tựu phát triển về mặt kinh tế. Một mặt, cần phải ghi nhận những cố gắng của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách an sinh xã hội, đồng thời cũng cần thấy rằng Việt Nam không thể có ngay những chính sách xã hội như các nước tư bản phát triển (chẳng hạn, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp sinh đẻ, trợ cấp giáo dục đến bậc trung học phổ thông và giáo dục đại học ở một số quốc gia). Từ đó, không dẫn đến hai thái cực: phủ nhận những chính sách xã hội của các nước tư bản hoặc là so sánh một cách máy móc giữa Việt Nam với họ, coi việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là hoàn toàn ưu việt hơn so với các nước tư bản. Hoặc ngược lại, coi kinh tế thị trường của Việt Nam là rập khuôn theo mô hình tư bản, không có gì ưu việt và cũng không thể kết hợp giữa kinh tế thị trường với định hướng XHCN như luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có thể nói là mô hình tối ưu nhất hiện nay mà Việt Nam cần xây dựng và phát triển. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 77 – 83 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Văn phòng Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2017). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Truy cập từ: quyet-hoi-nghi-trung-uong-5-khoa-xii-ve- hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh- huong-xa-hoi-chu-nghia-440462.html. Đảng Cộng sản Việt Nam & Văn phòng Trung ương Đảng. (2016). Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Truy cập từ: lieu-ve-dang/sach-ve-cong-tac-dang/books- 4331201610454246/index- 13312016103427462.html Đinh Xuân Lý, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Viết Thông, Ngô Đăng Tri, Nguyễn Văn Hảo, & Nguyễn Quang Định. (2016). Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. United Nations Development Programs [UNDP]. (2016). Human Development Report 2016. Retrieved from me/country-notes/VNM.pdf. World Bank. (2017). World Development Indicators. Retrieved from spx?source=2&country=VNM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1569814223_08_phan_van_phuc_xpdf_3477_2189589.pdf
Tài liệu liên quan