Giảng dạy phiên dịch theo phương pháp tiếp cận năng lực và một số kiến nghị - Nguyễn Quang Nhật

Tài liệu Giảng dạy phiên dịch theo phương pháp tiếp cận năng lực và một số kiến nghị - Nguyễn Quang Nhật: 62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phiên dịch ngày nay đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong bối cảnh đất nước phát triển và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện uy tín Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, công tác quan hệ ngoại giao và tiếp thị, tìm kiếm các cơ hội làm ăn ngày càng nhiều, càng làm tăng vai trò của công tác phiên dịch. Tại Việt Nam, tuy đã được chú trọng cho việc đầu tư, phát triển nhưng phiên dịch vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội. Có thể nói, công tác phiên dịch ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp. Việc phiên dịch chủ yếu do sinh viên ngoại ngữ mới ra trường hoặc những người biết NGUYỄN QUANG NHẬT*; NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG DUNG** *Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, ✉ nhatnq@buh.edu.vn **Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, ✉ dungnnp@buh.edu.vn GIẢNG DẠY PHIÊN DỊCH THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NĂNG LỰC VÀ MỘT SỐ KIẾN NG...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy phiên dịch theo phương pháp tiếp cận năng lực và một số kiến nghị - Nguyễn Quang Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phiên dịch ngày nay đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong bối cảnh đất nước phát triển và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện uy tín Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, công tác quan hệ ngoại giao và tiếp thị, tìm kiếm các cơ hội làm ăn ngày càng nhiều, càng làm tăng vai trò của công tác phiên dịch. Tại Việt Nam, tuy đã được chú trọng cho việc đầu tư, phát triển nhưng phiên dịch vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội. Có thể nói, công tác phiên dịch ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp. Việc phiên dịch chủ yếu do sinh viên ngoại ngữ mới ra trường hoặc những người biết NGUYỄN QUANG NHẬT*; NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG DUNG** *Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, ✉ nhatnq@buh.edu.vn **Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, ✉ dungnnp@buh.edu.vn GIẢNG DẠY PHIÊN DỊCH THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NĂNG LỰC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TÓM TẮT Hiện nay việc tăng cường đào tạo đội ngũ phiên dịch chất lượng cao với các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan. Bài viết phân tích thực trạng giảng dạy môn phiên dịch ở một số chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để quá trình đào tạo đạt được hiệu quả cao, sinh viên có thể nắm bắt những kỹ thuật cơ bản của nghề phiên dịch, cách thức tự học và trau dồi các kỹ năng đó nếu muốn chọn phiên dịch là sự nghiệp theo đuổi lâu dài. Từ khóa: chuẩn đầu ra, kỹ thuật phiên dịch, phiên dịch, tiếp cận năng lực. ngoại ngữ thực hiện. Việc thiếu chuyên nghiệp đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng buồn, thậm chí nghiêm trọng. Điều này cho thấy, tầm quan trọng của phiên dịch viên và tính cấp thiết cần có đội ngũ phiên dịch lành nghề trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ thực tế giảng dạy và khảo sát nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên ở Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả xin đề xuất áp dụng phương pháp dạy-học phiên dịch theo cách tiếp cận năng lực với chương trình chi tiết nhằm có thể nâng cao năng lực phiên dịch cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bài viết bắt đầu bằng việc mô tả thực trạng giảng dạy phiên dịch chủ yếu hiện nay ở 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v một số chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là nền tảng lý luận cho việc đề xuất dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực, sau đó, phân tích chi tiết năng lực chuẩn đầu ra cần có của một phiên dịch viên, một số kiến nghị về ứng dụng giảng dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực, và kết luận bằng một số quan điểm cần nắm vững để quá trình dạy phiên dịch đạt kết quả cao. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết được thực hiện trên cơ sở quan sát thực tiễn, nghiên cứu các tài liệu liên quan, đồng thời kết hợp một số phương pháp khác nhằm phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn để chứng minh rằng, dạy học phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực có thể đem lại những hiệu quả nhất định. Cụ thể, dựa vào bảng khảo sát về chuẩn đầu ra năng lực cần có của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đối với yêu cầu tuyển dụng của 8 công ty về dịch thuật ở thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời kết hợp nghiên cứu báo cáo thực tập của 3 khóa sinh viên gần nhất tại 8 công ty dịch thuật trên, cũng như phỏng vấn 7 giảng viên hiện đang giảng dạy các môn phiên dịch tại 4 trường đại học: Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ Tin học, Đại học Luật, và Đại học Ngân hàng. Hình thức phỏng vấn là bán cấu trúc, trong đó các câu hỏi được chuẩn bị trước và có thể điều chỉnh cho phù hợp với những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Các câu hỏi này liên quan đến 5 vấn đề chính sẽ được đề cập trong phần nội dung. Thời lượng trung bình cho một cuộc phỏng vấn là 30 phút. 3. NỘI DUNG 3.1. Thực trạng giảng dạy phiên dịch tại một số trường đào tạo chuyên ngành biên, phiên dịch Thứ nhất, phương pháp giảng dạy phiên dịch không phân bố đều các kỹ năng. Nghe hiểu chiếm gần 80% thời lượng đào tạo trên lớp, trong khi các kỹ năng khác được giới thiệu sơ lược và không chú trọng nhiều (Trịnh Thị Anh Tú, 2009, tr.18). Tuy nghe hiểu là một kỹ năng cần thiết giúp sinh viên nắm bắt ý tưởng và phiên dịch một cách hiệu quả ở giai đoạn đầu, nhưng lại bất lợi đối với việc bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch trình độ cao. Theo Phạm Ngọc Thạch (2010), ở các chương trình đào tạo phiên dịch châu Âu gần 20% thời lượng là dành cho rèn luyện trí nhớ và xử lí tình huống. Do đó, 6/7 giảng viên cho rằng, cần dành thêm thời gian cho các kỹ năng khác, hướng dẫn sinh viên kỹ thuật dịch và cách tự rèn luyện ở nhà. Thứ hai, 7/7 giảng viên đều cho biết, hiện nay giáo trình đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu cung cấp ngữ liệu thực hành nhưng không hướng dẫn kỹ thuật phiên dịch chi tiết. Đa phần là các CD chương trình VOA, BBC thiên về dịch hội thoại, dịch câu ngắn, dịch bản tin, tập trung vào các chủ đề: ngoại giao, thời tiết, du lịch, kinh tế, ngoại thương, công nghiệp,. Các tài liệu đó không chỉ rõ làm cách nào chia nhỏ những câu dài, phức tạp thành những câu ngắn hơn và đơn giản hơn cho phù hợp văn phong tiếng Việt, hay là làm cách nào dịch sang tiếng Anh để đạt tính tự nhiên nhất. Trên mạng có 1 bộ 7 bài về kỹ năng phiên dịch gồm: vai trò của người phiên dịch; kỹ năng nói trước công chúng; tập trung và ghi nhớ; ghi nhanh, xử lý tình huống; nhận thức về văn hóa và tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tất cả đều thiếu phần ứng dụng với các bước từ thấp lên cao. Thứ ba, các kiến thức về xã hội – chuyên ngành và kỹ năng mềm cần thiết đối với nghề phiên dịch chưa được quan tâm đúng mức, trong khi các giảng viên dạy dịch ít kinh nghiệm thực tế. Kết quả là giảng viên cũng tránh đi sâu vào những vấn đề kiến thức phức tạp, tập trung sửa chữa bài tập, chủ yếu là cách dùng từ, ngữ pháp cho sinh viên (Trịnh Thị Anh Tú, 2009, tr. 26-27). Ngoài ra, việc giới thiệu kỹ năng mềm cũng ít được nhắc đến. Trong quá trình phiên dịch có nhiều tình huống xảy ra bất ngờ, chẳng hạn, khi dịch trước hội trường diễn giả đề cập đến một vấn đề cấm kị. Khi đó, đôi khi người phiên dịch phải đóng vai trò là người gánh thay (scapegoat). Hoặc khi diễn giả yêu cầu mình thực hiện công việc nào đó không có trong hợp đồng thì người phiên dịch phải tùy tình huống mà cân nhắc đưa 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ra quyết định đúng. Nếu kỹ năng mềm không tốt thì có thể mắc sai lầm lớn khó cứu vãn. Tóm lại, 7/7 giảng viên đều cho rằng, cần phải thay đổi phương pháp dạy phiên dịch sao cho phù hợp với thực tế hiện tại. 3.2. Nền tảng lý luận cho việc đề xuất dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), năng lực được quan niệm “là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. Dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, coi năng lực là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Phương pháp này giúp người học có thể nhanh chóng hoà nhập vào thực tế lao động, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp và xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn đời sống. Việc giảng dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực sẽ đem lại các lợi ích sau: Thứ nhất, phương pháp này xem xét và gắn với nhu cầu người tuyển dụng. Để đáp ứng nhu cầu đó, sinh viên cần phải được giảng viên giúp xác định những kỹ năng nào cần thiết cho ngành phiên dịch, kỹ năng nào được quan tâm hàng đầu bởi nhà tuyển dụng, cấp độ hiện tại của họ đã thỏa mãn chuẩn đầu ra chưa, kỹ năng nào cần rèn luyện, rèn luyện thế nào và tại sao lại làm cách đó. Thứ hai, phương pháp này giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”, nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc. Sinh viên có thể phát hiện ra những thủ thuật cần thiết được sử dụng trong quá trình phiên dịch, xây dựng nhận thức về chiến lược dịch, nâng cao sự tự tin, đảm bảo sự thành công, chất lượng, và tốc độ phiên dịch. Thứ ba, phương pháp này giúp chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và chặt chẽ. Cuối cùng, phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xem xét, đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học. Sinh viên cũng có phương hướng và tầm nhìn rõ hơn nếu như muốn đi sâu nghiên cứu, tự học hoặc bồi dưỡng để theo con đường dịch thuật chuyên nghiệp sau này. 3.3. Năng lực chuẩn đầu ra cần có của một phiên dịch viên Tiêu chí về chuẩn năng lực cần có của một phiên dịch viên đã là đề tài nghiên cứu của khá nhiều bài viết khoa học cũng như mối quan tâm của các nhà tuyển dụng (Lâm Quang Đông, 2007; Đỗ Thị Quý Thu, 2015; Nguyễn Thị Thu Ngân, 2016). Đồng thời, theo kết quả khảo sát về chuẩn đầu ra năng lực cần có của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh đối với yêu cầu tuyển dụng của 8 công ty về dịch thuật ở thành phố Hồ Chí Minh, một phiên dịch viên chuyên nghiệp cần có những năng lực sau: Năng lực ngôn ngữ, cần đạt trình độ trung cao để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Khả năng nghe và nắm bắt thật nhanh, tiếp thụ thật nhanh nội dung kiến thức mới, có thể diễn đạt lại ý tưởng một cách ngắn gọn, dễ hiểu là những yếu tố cốt lõi mà một phiên dịch viên phải có. Cụ thể hơn, sinh viên phải nghe được ít nhất 80% nội dung/1 lần nghe với nhiều giọng nói và tốc độ khác nhau. Về diễn đạt, giọng nói phải to rõ, lưu loát, dễ nghe, các tiêu chí về phát âm, ngữ điệu, diễn cảm phải đạt trình độ cao để chuyển tải thông điệp giữa các ngôn ngữ một cách trong sáng, ngắn gọn, đúng tinh thần bản gốc. Năng lực về kiến thức, phải đa ngành phong phú. Phiên dịch không chỉ yêu cầu người dịch có kiến thức ngôn ngữ tốt mà còn phải có kiến thức khoa học, kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên môn. Sinh viên không chỉ phải có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học (cú pháp, phân tích diễn ngôn, ngữ nghĩa học) mà còn cần hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ (ngôn ngữ học so sánh đối chiếu). Đồng thời, mỗi một lĩnh vực có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi sinh viên 65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v phải hiểu được ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn. Năng lực ứng xử và kỹ năng mềm. Nghề phiên dịch phải chịu sức ép và độ căng thẳng nhiều, khi phải vừa nghe vừa dịch, sức ép của những kiến thức và thông tin mới, lớn nhất đó chính là tính chính xác khi dịch, ngay cả khi người nói không rõ ràng thì người phiên dịch cũng phải chuyển tải thành một bản dịch hay sao cho người nhận dễ tiếp nhận nhất. Vì thế, sinh viên cần trau dồi bản thân trở nên quyết đoán, bản lĩnh, có sự nhạy bén, và nắm bắt được tâm lý. Kỹ năng này cần có kinh nghiệm sống dày dạn, tiếp xúc nhiều và sự từng trải nên cần được học kinh nghiệm từ những người đã làm qua phiên dịch. Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Chuẩn đạo đức này chú trọng tới thái độ không thiên vị đối với các bên, nhất là không được thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ cá nhân vào lời dịch. Đồng thời, nó còn là yêu cầu về tính kỷ luật cao, làm việc đúng giờ, có kế hoạch với các phương án dự phòng cụ thể cũng như không ngừng học hỏi để tránh lạc hậu, rèn luyện năng lực ngôn ngữ và tri thức ngày một phong phú hơn. Thực tế, yêu cầu cực kỳ quan trọng này thường bị xem nhẹ trong quá trình giáo dục song lại ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của sinh viên sau này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thuộc Dự án nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia (Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Thị Quý Thu, Lê Thị Ngọc Ánh, 2015, tr.18-19), thực tế ở các trường đại học hiện nay nội dung đào tạo tập trung nhiều vào nghe hiểu, chưa có chương trình cụ thể đào tạo từng chuẩn kỹ năng cũng như chưa có phương thức đánh giá phù hợp. Kết quả là điều này làm ảnh hưởng đến “chất lượng chuẩn đầu ra cũng như phải đào tạo lại sinh viên khi tham gia thị trường lao động”. 3.4. Một số kiến nghị về ứng dụng giảng dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực Herbert Cushing Tolman (1901) đã khái quát những tiêu chuẩn dịch thuật thành: (1) Trung thực, (2) Mạch lạc, (3) Phong cách, tức là dịch thuật phải đảm bảo tính chính xác toàn diện trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư tưởng của nguyên tác. Trước tiên, để đảm bảo tính chính xác và trung thực, cần phải đào tạo kỹ năng Nghe và Ghi chú đạt mức độ thành thục cao. Cần xác định rõ các loại hình nghe nào cần thiết được đào tạo để học môn phiên dịch (nghe lấy ý chính, nghe để ghi chú, kỹ năng Dictogloss, nghe hiểu toàn bộ nội dung văn bản) từ đó có kế hoạch dạy và rèn luyện thích hợp. Các dạng bài tập cần được xây dựng từ thấp lên cao nhằm giúp sinh viên có thể nhận diện các dạng bài tập phiên dịch dựa theo yêu cầu và cấu trúc bài nghe, dự đoán nội dung, áp dụng hiệu quả các thủ thuật nghe khác nhau, lựa chọn thông tin phù hợp, xác định nhu cầu và lập kế hoạch tự rèn luyện kỹ năng trong khóa học và sau khóa học. Thậm chí, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sinh viên cần được đào tạo cả khả năng nghe hiểu tiếng Anh không chuẩn (non-standard English, World Englishes). Đối với kỹ năng ghi chú, cần hình thành và rèn luyện thói quen ghi chú ở sinh viên, yêu cầu sinh viên phải vận dụng thành thạo các dạng viết tốc kí, các kí hiệu, cũng như luyện tập để có thể ghi chú hiệu quả nội dung khi phải nghe chỉ có một lần. Để đảm bảo tính mạch lạc, phải đảm bảo bồi dưỡng kỹ năng Nói và nói chuyện trước công chúng hiệu quả. Khác với kỹ năng nói thông thường, nghề phiên dịch cần kỹ năng Nói ở trình độ cao bởi lẽ trong nhiều trường hợp như dịch đuổi trước hội trường, dịch phim ảnh, dịch các event quốc tế, người phiên dịch đóng vai trò như một diễn giả thứ hai phải nói chuyện trước công chúng rất lâu có khi mất vài tiếng đồng hồ. Do đó, rèn luyện kỹ năng nói bao gồm kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng luyện thanh và kỹ năng nói diễn cảm để đảm bảo duy trì sự chú ý và hứng thú của khán giả trong suốt thời gian dịch, kỹ năng giữ giọng và đa dạng giọng nói, kỹ năng biểu thị cảm xúc qua ngôn từ, và kỹ năng phối hợp nhịp nhàng với diễn giả. Đồng thời, giảng viên cần giúp sinh viên có thể vận dụng đúng và thành thạo các cấu trúc ngôn ngữ trong các tình huống 66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY thực tế, trong thuyết trình, đàm phán, thảo luận, nói trước đám đông; thực hiện các bài phiên dịch với độ khó cao về giọng nói, có khả năng phản biện, đánh giá bài nói của người khác. Đồng thời, cũng phải hướng dẫn rèn luyện kỹ năng phản xạ ứng biến, xử lí các tình huống phát sinh trong quá trình phiên dịch như phần giao lưu hỏi đáp khán giả. Tóm lại, tính mạch lạc không chỉ là làm sao để buổi phiên dịch diễn ra trôi chảy mà còn đảm bảo mục đích chính của buổi phiên dịch phải đạt được như mong muốn ý đồ người tổ chức (giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm sự đồng tình từ khán giả,). Do đó, giảng viên phải dạy sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng Nói trong nghề phiên dịch, biết được các yêu cầu và tiêu chuẩn trong nhóm kỹ năng này, cách thức rèn luyện và thực tập chúng trong thời gian dài để có thể về nhà tự trau dồi khi muốn chọn con đường phiên dịch chuyên nghiệp. Để đảm bảo tính phong cách, cần đào tạo kỹ năng Chuyển tải ý tưởng, bao gồm: chọn lọc ngôn từ, các thủ thuật dịch thuật và đảm bảo tính nhất quán về văn phong, văn hóa cũng như bối cảnh phiên dịch. Trước hết về chọn lọc ngôn ngữ, cần có hệ thống bài tập phát triển vốn từ vựng phong phú của các ngôn ngữ, hệ thống từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cụm thành ngữ và tổ hợp từ, sắc thái từ,. Thứ hai, giảng viên cần hướng dẫn các thủ thuật phiên dịch như: diễn giải, dịch tương đương, dịch thoát, khi nào cần đơn giản hóa, khi nào cần giải thích nội dung nội hàm trong bài nói để người nghe hiểu rõ hơn nhằm đáp ứng tốt nhất mục đích buổi phiên dịch. Ngoài ra, nếu như không có kiến thức so sánh về văn hoá vững vàng thì khó có thể diễn đạt hay lí giải một cách chính xác ngôn ngữ nguồn. Vì vậy, giảng viên cần tiến hành đối chiếu đa ngữ, giúp sinh viên sau khóa học có thể nhận dạng và xác định vấn đề về ngôn ngữ và xã hội, hiểu rõ bản chất của các khái niệm, thuật ngữ trong trong nhiều lĩnh vực ngành nghề và ngôn ngữ, đánh giá, phân tích tính chất vấn đề trên bình diện văn hóa và dân tộc. Sinh viên học xong phải nắm vững một số kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực: khoa học, kinh tế, nghệ thuật, văn học, y dược, luật pháp; hiểu được các vấn đề trong nước và quốc tế, vận dụng và đánh giá các kiến thức kỹ năng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp và học thuật hiệu quả, mở rộng và sử dụng đúng các thuật ngữ, cụm từ, cấu trúc câu trong các bài nói có độ dài và độ khó ở trình độ cao cấp hay ở các bài thuyết trình, hội họp. Từ đó phát huy tinh thần ham học hỏi cái mới và học tập suốt đời. Đồng thời, với đặc thù nghề nghiệp, giảng viên cũng cần đào tạo và hướng dẫn sinh viên cách thức phân tích những điểm mạnh và yếu của bản thân khi thực hành phiên dịch (giọng nói, ngoại hình, cách ăn mặc, kiểu tóc, xây dựng hình tượng bản thân,), giúp sinh viên bước đầu tự tìm tòi và theo đuổi một phương cách phiên dịch riêng phù hợp với mình, xây dựng nhóm để mô phỏng một môi trường dịch thuật chuyên nghiệp trên lớp, cùng nhau giải quyết các khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hành kỹ năng phiên dịch, xác định được những yêu cầu xã hội đặt ra về chuẩn mực và đạo đức cho nghề dịch; nhận diện được tầm quan trọng của công tác dịch thuật trong thời đại hội nhập, từ đó không ngừng tìm hiểu và luyện tập để trau dồi kiến thức cũng như kĩ năng phiên dịch của bản thân. Nhóm tác giả đề xuất một chương trình đào tạo giảng dạy phiên dịch cơ bản 90 tiết với từng buổi học tập trung riêng từng chuẩn kỹ năng như đính kèm trong phần phụ lục. 3.5. Một số quan điểm cần nắm vững để dạy phiên dịch đạt kết quả cao 5/7 giảng viên tham gia phỏng vấn đưa ra một số lưu ý cần thiết để quá trình giảng dạy phiên dịch đạt kết quả tốt hơn như sau: Chương trình dạy cần đảm bảo tính minh bạch và khoa học, để sinh viên có cái nhìn toàn diện về môn học. Giảng viên cần chú trọng buổi giảng đầu tiên, phổ biến rõ ràng nội dung môn học, ghi rõ mục tiêu môn học, lịch giảng các nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra, tỷ lệ điểm, cách tính điểm, nguồn học liệu và phổ biến đề cương bài giảng đến từng sinh viên. Sinh viên cũng phải biết mình sẽ được học gì, học và tự học như thế nào, kết quả học tập sẽ 67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v được đánh giá theo tiêu chí nào. Đồng thời có thể ứng dụng công nghệ thông tin tạo sự kết nối giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa giảng viên với sinh viên, với các cựu sinh viên đã hay đang làm trong lĩnh vực dịch thuật, cũng như giao lưu gặp gỡ học kinh nghiệm giữa các lớp phiên dịch trong và ngoài trường sẽ giúp phát triển đáng kể năng lực phiên dịch của sinh viên. Giảng viên nên là người đã từng hoặc đang là phiên dịch viên, vì kinh nghiệm của họ rất phong phú. Ví dụ, khi dịch ở hải quan Trung Quốc không bao giờ được nói đến những vấn đề như “Tây Tạng (Tibet), Dalai Lama, Falun Cong” vì đó là những từ bị nghiêm cấm ở Trung Quốc, nếu đề cập đến sẽ gặp rắc rối với chính quyền. Khi đó phải áp dụng những thủ thuật phiên dịch đối với những vấn đề văn hóa. Những kiến thức đó sẽ làm sinh viên thấy thực tế, có ích hơn, cũng như có thể làm nền tảng cho công tác nghiên cứu sau này. Đồng thời, họ là người hiểu rõ nên tập trung đào tạo phiên dịch quanh trục kỹ năng cũng như cách thức lĩnh hội trau dồi các kĩ năng đó thay vì đưa ra lý thuyết và giao cho rất nhiều bài tập nghe như những giảng viên thông thường khác. Nói tóm lại, giảng viên là phiên dịch viên có cả hai kỹ năng: dịch và dạy dịch. Tài liệu dạy dịch phải là tài liệu gắn liền với các dạng bài tập nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ (các cuộc họp, phỏng vấn, bài giảng, bài phát biểu, tranh luận, họp báo...), nâng cao kỹ năng dịch (luyện một mình, luyện đôi, luyện nhóm) thay vì chỉ là những bài tập nghe cùng với danh sách từ vựng. Theo nhận định của Võ Hồng Hạnh, Trưởng phòng Quản lý tài liệu và biên, phiên dịch của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phiên dịch chuyên nghiệp quốc tế, nhiều chương trình dạy phiên dịch thương mại chỉ tập trung cho sinh viên nghe các bản tin thời sự kinh tế trên BBC, VOA, trong khi một số kiến thức như kỹ năng phối hợp khi dịch cabin, dịch Panel talk, dịch qua điện thoại, lại không hề đề cập (Lê Thị Diu, 2013). Thực tế, sinh viên cần học cách để dịch chứ không cần tài liệu, vì hiện nay việc tiếp cận các nguồn thông tin rất thuận tiện và dễ dàng. Cuối cùng, cần có phương pháp đánh giá toàn diện và đáng tin cậy hơn phương thức mà nhiều trường đại học đang chọn là cho sinh viên nghe băng rồi dịch ra giấy. Phương pháp truyền thống này chỉ tập trung một hai kỹ năng nên không đánh giá đúng thực lực của người học. Sinh viên sau khóa học cần được kiểm tra các kỹ năng được dạy xem có đạt chuẩn đầu ra không. Các khả năng này có thể mới chỉ dừng lại ở mức vừa phải vì thời lượng đào tạo hạn chế, nhưng giảng viên sẽ phát hiện ra bằng kinh nghiệm của mình và sau đó có những nhận xét cụ thể để giúp cho sinh viên có được kỹ năng phiên dịch và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Thực tế, giảng dạy phiên dịch đại học còn nhiều khó khăn không thể đáp ứng hết những đề xuất kể trên khi so với một trung tâm đào tạo biên, phiên dịch ngoài xã hội. Một số những vấn đề có thể kể đến như áp lực của cơ chế đánh giá và thi cử, sĩ số lớp đông, giảng viên còn nhiều công tác chuyên môn khác phải thực hiện, giảng dạy đại học cần bằng thạc sĩ, tiến sĩ trong khi nhiều phiên dịch viên nổi tiếng và thành công thì không đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp,. Tuy nhiên, theo Nguyễn Quý Tâm (2007), nếu muốn một trường đại học về ngoại ngữ đào tạo phiên dịch chất lượng với đúng nghĩa của nó thì không thể không thay đổi. Chỉ như thế mới có thể đào tạo được lực lượng phiên dịch viên có năng lực thực sự, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập. 4. KẾT LUẬN Với thời lượng có hạn trong chương trình học, rất khó có thể đưa tất cả nội dung vào dạy một cách nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy tiếp cận năng lực, chúng ta đưa ra một hệ thống nội dung bài giảng có phương pháp kết hợp cùng bài tập bổ trợ từ thấp lên cao để sinh viên nhận thức một cách khái quát và hệ thống yêu cầu ngành nghề, các năng lực cần đáp ứng khi ra trường như thế nào mới có thể thỏa mãn nhu cầu nhà tuyển dụng. Từ đó, việc giảng dạy sẽ có lộ trình cụ thể hơn, tập trung hơn, cũng như sinh viên sẽ biết được nếu muốn theo đuổi con đường dịch thuật chuyên nghiệp, họ còn yếu 68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY mảng kỹ năng nào và có thể làm gì để trau dồi kỹ năng đó, từ đó phát huy tinh thần tự đánh giá và học hỏi suốt đời của sinh viên và của cả người thầy trong bối cảnh hội nhập./. Tài liệu tham khảo: 1. Lê Thị Diu (2013), Quality management process of a translation, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 2. Lâm Quang Đông (2007), Đề xuất tiêu chí tuyển chọn và đào tạo sinh viên phiên dịch, Hội thảo “Công tác biên/phiên dịch và đào tạo cử nhân phiên/biên dịch” lần thứ nhất, Đại học Huế. 3. Nguyễn Thị Thu Ngân (2016), Chương trình đào tạo cử nhân ngành Biên/Phiên dịch từ góc nhìn quản lý, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Thị Quý Thu, Lê Thị Ngọc Ánh (2015), Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo biên phiên dịch tiếng Anh tại một số trường đại học tại Việt Nam hiện nay, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Quý Tâm (2007), “Triển khai chương trình dạy dịch có định hướng nghề nghiệp tại khoa Anh - Trường Đại học Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 12 - Trường Đại học Hà Nội. 6. Phạm Ngọc Thạch (2010), Nhớ như thế nào, truy cập ngày 12/02/2017, < hanu.vn/dec/mod/forum/discuss.php?d=384>. 7. Đỗ Thị Quý Thu (2015), Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành dịch thuật: hướng tới phương pháp đào tạo dịch thuật phù hợp, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. 8. Trịnh Thị Anh Tú (2009), Khảo sát về phương pháp dạy phiên dịch ở một số trường đại học, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 9. Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014. 10. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (2015), Chuẩn đầu ra cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh. 11. Khảo sát Blackbox về năng lực đầu ra sinh viên ngành ngôn ngữ Anh (2015), Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 12. Tolman, Herbert Cushing (1901), The Art of Translating. Boston: B.H. Sanborn & Co. ADOPTING COMPETENCY-BASED APPROACH IN INTERPRETER TRAINING: SOME RECOMMENDATIONS NGUYEN QUANG NHAT NGUYEN NGỌC PHUONG DUNG Abstract: Quality improvement in interpreter training programs to meet social needs in the context of international integration is an objective necessity. This paper aims to examine the current status of interpretation training in some tertiary programs of HCMC, then suggest a competency-based approach with some fundamentals as well as recommendations in implementation so that this method can bring fruitful results. Hopefully, students can grasp basic techniques of interpretation; they can decide how to study and how to master these skills if they want to pursue this job as their long-term career. Keywords: learning outcomes, interpreting techniques, interpreters, competency-based approach. Received: 23/3/2017; Revised: 13/6/2017; Accepted for publication: 28/6/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf71_4904_2137256.pdf
Tài liệu liên quan