Giảng dạy đặc trưng văn hóa giao tiếp cho học viên nước ngoài qua môn tiếng việt trong nhà trường quân đội hiện nay - Nguyễn Thị Thuần

Tài liệu Giảng dạy đặc trưng văn hóa giao tiếp cho học viên nước ngoài qua môn tiếng việt trong nhà trường quân đội hiện nay - Nguyễn Thị Thuần: 33KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NGUYỄN THỊ THUẦN* *Học viện Khoa học Quân sự,  nguyenthithuan71@gmail.com Ngày nhận bài: 16/12/2018; ngày sửa chữa: 02/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 1. MỞ ĐẦU Nội dung đặc trưng văn hóa Việt Nam được xác định để giảng dạy cho học viên quân sự nước ngoài trong các nhà trường Quân đội, bao gồm toàn bộ những đặc trưng của biểu tầng văn hóa như văn hóa giao tiếp; văn hóa tín ngưỡng, phong tục, tập quán; văn hóa ẩm thực; những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tuy nhiên, phạm vi của bài viết chỉ dừng lại ở những đặc trưng văn hóa giao tiếp với GIẢNG DẠY ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI QUA MÔN TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY TÓM TẮT Một đặc trưng nổi bật của giảng dạy ngoại ngữ hướng đến năng lực giao tiếp của người học là trang bị cho người học một ngôn ngữ để làm việc chứ không phải nghiên cứu một công trình ngôn ngữ học và thực hành các quy tắc ngữ p...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy đặc trưng văn hóa giao tiếp cho học viên nước ngoài qua môn tiếng việt trong nhà trường quân đội hiện nay - Nguyễn Thị Thuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NGUYỄN THỊ THUẦN* *Học viện Khoa học Quân sự,  nguyenthithuan71@gmail.com Ngày nhận bài: 16/12/2018; ngày sửa chữa: 02/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 1. MỞ ĐẦU Nội dung đặc trưng văn hóa Việt Nam được xác định để giảng dạy cho học viên quân sự nước ngoài trong các nhà trường Quân đội, bao gồm toàn bộ những đặc trưng của biểu tầng văn hóa như văn hóa giao tiếp; văn hóa tín ngưỡng, phong tục, tập quán; văn hóa ẩm thực; những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tuy nhiên, phạm vi của bài viết chỉ dừng lại ở những đặc trưng văn hóa giao tiếp với GIẢNG DẠY ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI QUA MÔN TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY TÓM TẮT Một đặc trưng nổi bật của giảng dạy ngoại ngữ hướng đến năng lực giao tiếp của người học là trang bị cho người học một ngôn ngữ để làm việc chứ không phải nghiên cứu một công trình ngôn ngữ học và thực hành các quy tắc ngữ pháp. Phát triển mô hình giảng dạy tiếng Việt nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho người học đặt ra yêu cầu “văn hóa như một tiêu chuẩn trong học tập tiếng Việt” nhấn mạnh vào việc phát triển nhận thức về khung lý thuyết văn hóa và những “quan điểm của nền văn hóa Việt Nam”. Nội dung đặc trưng văn hóa Việt Nam được xác định để giảng dạy cho học viên quân sự nước ngoài trong các nhà trường Quân đội bao gồm toàn bộ những đặc trưng của biểu tầng văn hóa như văn hóa giao tiếp; văn hóa tín ngưỡng, phong tục, tập quán; văn hóa ẩm thực; những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cách tiếp cận mô hình và phương pháp giảng dạy vẫn là vấn đề còn nhiều bàn luận. Phạm vi của bài viết đề cập đến nội dung văn hóa giao tiếp qua môn tiếng Việt, xác định cách tiếp cận mô hình và các phương pháp giảng dạy văn hóa nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho người học trong các nhà trường Quân đội. Từ khóa: văn hóa giao tiếp, phương pháp giảng dạy, năng lực giao tiếp, học viên nước ngoài, nhà trường Quân đội mục đích bàn luận các phương pháp giảng dạy văn hóa nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho người học trong các nhà trường Quân đội. Nội dung của bài viết sẽ đi từ xác định đặc trưng văn hóa giao tiếp Việt Nam, những biểu hiện của nó trong ngôn ngữ tiếng Việt để xây dựng những mô hình giảng dạy tích cực và thiết thực cho đối tượng học viên quân sự nước ngoài trong các Nhà trường Quân đội hiện nay. 34 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 2. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP VIỆT NAM Chức năng quan trọng của ngôn ngữ là giao tiếp và được nảy sinh trong quá trình giao tiếp giữa con người với con người. Cùng với tư duy, ngôn ngữ được hình thành và con người chuyển sang hình thức giao tiếp mang tính xã hội có tổ chức đặc thù riêng, với cơ cấu hoạt động riêng. Tính chuẩn mực hay không chuẩn mực, đúng đắn hay không đúng đắn, vận động hay không vận động của hoạt động giao tiếp đều được thể hiện qua văn hóa giao tiếp. Vì thế, với mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho người học ngôn ngữ thứ hai, việc hiểu một cách cặn kẽ những đặc trưng mang tính bản sắc của người Việt Nam hết sức quan trọng đối với nhận thức của học viên quân sự nước ngoài ở tất cả các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam được thể hiện qua nhiều dạng thức và trạng thái vô cùng phong phú. Tựu trung lại, nó được thể hiện qua các đặc trưng cụ thể sau đây: 2.1. Đặc trưng của một nền văn hóa mang tính cộng đồng quy định phong cách giao tiếp của người Việt Xã hội Việt Nam được hình thành chủ yếu bằng kiểu sản xuất nông nghiệp mang tính làng xã. So với nhiều dân tộc khác, mô hình làng xã của Việt Nam là một kiểu tổ chức xã hội đặc biệt, có tính bền vững cao. Trong làng xã và đặc điểm kinh tế nông nghiệp khiến các thành viên trong xã hội sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong cộng đồng. Chính “tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp ưa thích việc giao tiếp” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr.277). Cũng chính vì ưa thích giao tiếp nên người Việt rất hiếu khách. Khi có khách đến chơi nhà, chủ nhà luôn thể hiện sự hiếu khách bằng cách dành những thứ tốt đẹp nhất cho khách; từ một ấm trà ngon chỉ dành pha tiếp khách, bữa ăn được chủ nhà khiêm tốn gọi là “bữa cơm rau dưa” thì cũng ắp đầy thức ăn ngon nhất mà chủ nhà có thể có được. Ở thành phố, trong những căn nhà ống chật hẹp hay biệt thự to lớn, phòng khách bao giờ cũng là phòng thể hiện hết tiềm năng kinh tế của chủ nhà. Ở nông thôn thì khách đến chơi nhà mà ngủ lại (đặc biệt khi khách là nam giới) thì được mời ngủ tại gian trang trọng nhất của ngôi nhà (gian thờ). 2.2. Đặc trưng của một nền văn hóa mang tính trọng tình, trọng danh, thích sự tế nhị, hài hòa trong giao tiếp Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm (2004, tr.279), “nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp”. Cũng vì trọng tình nên người Việt rất thích quan tâm đến chuyện riêng tư của đối tượng giao tiếp. Khi gặp nhau người Việt rất thích hỏi những câu hỏi như “Bố mẹ của bạn có khỏe không?”, “Bạn có mấy con?”, “Bạn đã lấy vợ chưa?” hoặc “Lương của bạn có cao không?”, “Bạn làm cho công ty nào?”, “Ở công ty của bạn đãi ngộ có tốt không?” Đó là những câu hỏi mà nếu không hiểu văn hóa của người Việt, học viên Mỹ, Pháp, Hàn Quốc và cả những học viên trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore rất khó chịu khi được hỏi và không muốn trả lời. Những câu hỏi có tính chất riêng tư như là cách dẫn nhập thoải mái, mở đầu cho một cuộc giao tiếp giống như người Anh, người Mỹ, người Pháp nói về thời tiết, thời trang và cũng là cách người Việt thể hiện sự tế nhị, ý nhị và sự hài hòa trong giao tiếp đã được khái quát thành thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”(Trần Ngọc Thêm, 2004, tr.282). Chính vì vậy, người Việt có nghi thức lời nói khi chào hỏi ít gặp ở các ngôn ngữ khác. Đó là thói quen hỏi để chào, mời để chào. Người nước ngoài sẽ không thể hiểu tại sao hai người đi trên hai con thuyền ngược chiều lại mời nhau ăn cơm hay khi gặp nhau thay vì chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều người Việt lại hỏi “Anh đi đâu đấy?” 35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v và câu trả lời cũng rất phiếm chỉ “À, tôi đi đằng này một cái”. 3. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA QUA NGÔN NGỮ VIỆT Học viên quân sự nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt và trải nghiệm văn hóa trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của các hiệp định đào tạo của quân đội các nước. Nhiệm vụ của họ là học tập tập trung tại các cơ sở đào tạo trong các nhà trường Quân đội và như thế, vốn đặc trưng văn hóa giao tiếp họ tiếp nhận được không phải thông qua trải nghiệm văn hóa hay trong sự so sánh giữa văn hóa nguồn và văn hóa đích trong quá trình tiếp xúc với người bản ngữ mà chủ yếu từ môn tiếng Việt được học tập tùy theo trình độ trong các nhà trường Quân đội. Vì vậy, để nâng cao năng lực giao tiếp cho người học, cần xác định đặc trưng văn hóa giao tiếp qua ngôn ngữ mà học viên sẽ tiếp nhận trong trong quá trình học tập. Nội dung này được xác định trên những nét lớn sau đây: 3.1. Thông tin văn hóa trong ngôn ngữ giao tiếp Thông tin về ngôn ngữ - văn hóa được chia sẻ và tiếp nhận một cách tự nhiên trong quá trình sống trong cộng đồng của người bản ngữ, còn đối với người nước ngoài thì phải qua một quá trình tích luỹ lâu dài, qua trường lớp và thực tiễn. Thông tin văn hóa trong ngôn ngữ giao tiếp lan tỏa trong hầu hết các cuộc giao tiếp hàng ngày. Loại thông tin này ngầm ẩn và biểu hiện trong hành vi ngôn ngữ như chào hỏi, xin lỗi, khen ngợi, hẹn hò, mời mọc...; hoặc trong từ vựng chuyển tải đặc tính văn hoá như từ chỉ màu sắc, thân tộc, điều cấm kỵ; hoặc trong lối nói giảm, nói lịch sự, khiêm tốn, cách xưng hô tôn kính...; từ hay cách biểu đạt có khuynh hướng chính trị, phân biệt giới tính, tôn giáo...; hoặc quan niệm về sự riêng tư, về không gian, thời gian... Những biểu hiện này tạo nên sự khác biệt và đa dạng về văn hoá, có thể khác nhau rất nhiều giữa nền văn hoá này với nền văn hoá khác. Việc sử dụng chúng có những điều kiện về ngữ dụng và văn hoá - xã hội nhất định. Ví dụ như từ “dạ” đặt đằng trước và từ “ạ” (kính ngữ) ở cuối một phát ngôn thể hiện sự kính trọng và thái độ lịch sự khiêm nhường của người giao tiếp. Trong đoạn hội thoại về chủ đề gia đình, học viên đã đưa ra câu hỏi với thầy giáo của mình: “Thế đây là ai?”. Rõ ràng câu hội thoại không sai về mặt từ vựng và ngữ pháp nhưng chắc chắn người hội thoại đã không thành công trong chiến thuật giao tiếp. Trong một đoạn quảng cáo đã phát trên sóng truyền hình Việt Nam, hoa hậu Mai Phương Thuý đóng vai cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc dài suôn mượt của cô gái trẻ liền hồ hởi thăm dò bí quyết làm đẹp của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”. Đáp lại, Mai Phương Thuý trả lời: “À không, chỉ là R (tên nhãn hàng)”. Ngay sau khi đoạn quảng cáo này lên sóng truyền hình, nhiều người đã lên tiếng bình luận: “Câu trả lời của Mai Phương Thuý chỉ hợp để trả lời với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng đây là trả lời với người lớn tuổi hơn, thậm chí còn là mẹ chồng tương lai, như vậy là vô lễ” ( Van-hoa/Hau-truong/Cac-ba-me-choang-vi-clip- quang-cao-cua-Mai-Phuong-Thuy-post6744.gd.). Như vậy, trong trường hợp này, những phát ngôn trong hội thoại cũng không sai về ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng mà là không phù hợp với nội dung thông tin ngôn ngữ - văn hóa mà cộng đồng đã thừa nhận và trở thành quan điểm trong giao tiếp với người lớn tuổi. 3.2. Chuẩn xã hội - ngôn ngữ Chuẩn xã hội - ngôn ngữ là tập hợp các quy tắc sử dụng ngôn ngữ/phi ngôn ngữ trong một tình huống giao tiếp xã hội nhất định. Tiêu biểu là những mẫu câu/phát ngôn hoặc mẫu hành vi được cộng đồng sử dụng trong giao tiếp. Chẳng hạn như chào hỏi, trên bình diện phi ngôn ngữ, người Mỹ thường bắt tay hoặc ôm hôn, người Việt thường cười và gật đầu, người Thái thường chắp tay và cúi đầu... Còn trên bình diện ngôn ngữ, người Mỹ thường dùng lời chào có khuôn mẫu cố định trong khi người Việt thì không. 36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Hoặc như cách chào hỏi của người Việt Nam đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hoá Việt. Phương châm xưng hô lịch sự là luôn hướng tới “xưng khiêm hô tôn”, tức là gọi mình thì khiêm nhường, gọi người khác thì tôn kính. Vì vậy, người Việt khi muốn giao tiếp với người khác thường qui chiếu tuổi của người đó với một người trong quan hệ thân tộc để thiết lập nên các cặp từ xưng gọi sao cho phù hợp với thói quen văn hoá dân tộc. Chẳng hạn: anh - em, chị - em, bác - cháu, u - con, chú - cháu, thầy - con... Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chủ thể và đối tượng giao tiếp tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những quy ước của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa của người Việt. Người Việt Nam có rất nhiều kiểu chào hỏi. Cụ thể: Thứ nhất, lời chào được thể hiện bằng lời nói trực tiếp. Ví dụ: Chào chị; Cháu chào bà ạ!; Em chào thầy ạ!... Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mối quan hệ thân - sơ hay quan hệ vị thế giữa những người tham gia giao tiếp mà các đại từ nhân xưng có sự phân ngôi rất rõ ràng. Thêm tình thái từ “ạ!” vào cuối lời chào thể hiện sự kính trọng của mình đối với người có vị thế giao tiếp cao hơn. Đối với những người có vai giao tiếp ngang nhau và có mối quan hệ thân thiết thường là: Chào! Xin chào!... Thứ hai, lời chào được thể hiện gián tiếp. Đây là những lời chào mà người phát ngôn sử dụng những hành vi ngôn ngữ khác nhau như: hỏi, khen, đề nghị, nhận xét, chúc, thông báo... Muốn giải mã được những thông tin hàm ẩn, phải dựa vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phải đặt nó trong một môi trường văn hoá riêng của từng cộng đồng dân tộc. Khi gặp người quen, người Việt thường có thói quen chào bằng cách đưa ra câu hỏi: Chị đi đâu vậy?; Em đi học hả?; Chà, lâu quá không gặp!; Mới đi đâu về đấy?... Ở đây, người hỏi mà không cần nghe câu trả lời của người được hỏi như đặc trưng của câu nghi vấn. Có khi để biểu thị sự quan tâm, làm tăng thêm mối quan hệ thân tình, gần gũi thì cách hỏi rất cụ thể về tình hình gia đình, công việc, sức khoẻ... Có khi lời chào kèm với các tình thái từ (Kìa!, Trời!, Này!, Trời ơi!, A!, Ôi) để bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: A! Mẹ đã về!; Trời ơi! Anh!... Các lời chào này thường kèm thêm các cử chỉ, điệu bộ như ánh mắt, vẫy tay, vỗ tay nhằm làm tăng thêm hiệu quả giao tiếp. Có khi lời chào được thay bằng lời chúc hoặc lời mời, lời khen, lời nhận xét. Ví dụ: Chúc mừng ông!; Chúc mừng nhé!; Xin chúc mừng chị!.... Hoặc là chào bằng lời mời nhằm bày tỏ lòng hiếu khách: Mời bác vào xơi cơm ạ! (Khi khách đến chơi chủ nhà đang ăn cơm). Đáp lại lời chào mời của chủ nhà là lời từ chối kèm lời cảm ơn: Vâng, cảm ơn ông; Vâng, mọi người cứ tự nhiên!; Vâng, cảm ơn bác, tôi ăn rồi. Có khi lời chào là lời khen, lời nhận xét như bắt đầu một câu chuyện, tranh thủ tình cảm, biểu thị sự quan tâm, tỏ lòng ngưỡng mộ Những hình thức chào gián tiếp trên đây chỉ là một thủ tục chào hỏi, nó chỉ có chức năng đánh tiếng trong giao tiếp. Nhiều người nước ngoài thấy bối rối và khó xử trước kiểu chào hỏi như vậy nhưng ở Việt Nam ẩn sau lời chào “vòng vo” ấy chính là một lối sống trọng tình, lối sống mang tính cộng đồng của người Việt. Câu chào hỏi của người Việt không có “công thức” cố định mà tuỳ biến theo tình huống, theo quan hệ với người đối thoại. Nụ cười đã được người Việt sử dụng vô cùng hiệu quả trong giao tiếp phi ngôn ngữ. “Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr.283). Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Gallup International (GIA) về mức độ lạc quan của người dân ở 53 nước trên thế giới năm 2007, người Việt Nam được đánh giá là lạc quan và vô tư nhất thế giới. Người Việt dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai tươi sáng mặc cho những cảnh báo về đám mây lạm phát đã bắt đầu vần vũ trên bầu trời kinh tế đất nước từ năm 2007 và đã biến thành giông bão trong năm 2008. Người Việt luôn thường trực nụ cười trên môi, vui cũng cười, được khen cũng cười, bị phê phán cũng cười, theo đúng tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Một dân tộc được thử thách bởi một 37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt bốn nghìn năm với quá nhiều giai đoạn chiến tranh mất mát, đau thương, phải đương đầu với biết bao thiên tai lại là một dân tộc rất hay cười. “Suy từ nụ cười, chúng ta thấy người Việt Nam có một sự quân bình đặc biệt suốt trong mọi ngành sinh hoạt khiến họ chấp nhận hợp lý được mọi quan niệm, dung hòa được mọi ý kiến dị đồng. Đời sống của dân tộc họ dù có chiến thắng vẫn không hân hoan tột độ, và dù có chiến bại vẫn không bi đát tột cùng” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr.283). 3.3. Ý nghĩa văn hoá của ngôn từ trong văn hóa giao tiếp 3.3.1. Từ xưng hô Đặc điểm cơ bản của từ xưng hô trong tiếng Việt là có số lượng lớn, không có tính thuần nhất về cách sử dụng, giàu ý nghĩa tình thái mà ít có ý nghĩa trung hòa... Đây là những đặc điểm làm nên bản sắc đặc trưng của văn hóa giao tiếp của người Việt. Trong tiếng Việt có nhiều từ phân biệt mối quan hệ họ hàng hơn người Anh: ông nội/ông ngoại (grandfather), bà nội/bà ngoại (grandmother), bác/chú/cậu/dượng (uncle) và cô/dì/thím/mợ (aunt). Với đặc trưng tôn trọng kinh nghiệm sống, tôn trọng người già, người Việt coi trọng tuổi tác nên rất chú ý trong việc chọn từ xưng hô. Vì vậy, thói quen hỏi tuổi trong giao tiếp của người Việt không phải vì “tò mò” mà có lý do ở óc ưa quan sát và mong muốn xưng hô cho “phải phép”. Cách xưng hô trong tiếng Việt là một trong những khó khăn đối với học viên nước ngoài. Trong tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Pháp chỉ có các từ “you; ты/вы; tu/vous” để chỉ ngôi thứ hai. Còn trong tiếng Việt có thể liệt kê ra một số lượng lớn các từ như sau: “cụ, ông/bà, bác, bố/mẹ, chú/cậu, cô/dì, anh/chị, nàng, mình, bạn, em, cậu, con, người, ngươi, cháu... Chỉ cần quan sát là đã thấy bức tranh về hệ thống từ xưng gọi trong tiếng Việt là hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ngay cả hệ thống các từ được đưa ra trên đây cũng chỉ phản ánh được một cách khái quát những quan hệ phức tạp giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong quá trình giao tiếp. Đi vào sử dụng cụ thể, mỗi một đối tượng giao tiếp lại phải tuỳ vào kinh nghiệm bản thân để vận dụng một cách sáng tạo các cặp từ xưng gọi miễn sao thực hiện được tốt nhất chiến lược giao tiếp của mình. Nói một cách khác, hệ thống các từ xưng gọi trong tiếng Việt không phải là một hệ thống khép kín mà là một hệ thống luôn luôn mở. Điều này phản ánh một phần đặc trưng của văn hoá Việt là tính uyển chuyển, năng động, không cứng nhắc, dập khuôn theo một mô thức có sẵn. Ví dụ như người nước ngoài sẽ không thể hiểu câu hỏi: “Thế, anh có mấy cháu rồi?” Dẫu vẫn biết cháu vừa chỉ ngôi thứ nhất vừa chỉ ngôi thứ hai nhưng đến câu hỏi này thì cháu lại là để chỉ con của người thuộc ngôi thứ hai. Thậm chí, cách sử dụng từ xưng hô của người Việt còn trở thành thủ pháp trong nghệ thuật thi ca: “Mình đi mình lại nhớ mình” (Việt Bắc - Tố Hữu). Ý nghĩa tình thái trong việc sử dụng từ xưng hô trong tiếng Việt cũng thể hiện rất rõ đặc trưng linh hoạt trong tính cách của người Việt. Trong hệ thống từ xưng hô có cặp từ “tôi - đồng chí” là mang ý nghĩa trung tính và thường được dùng trong cơ quan hành chính. Đặc biệt từ “đồng chí” có một thời trong xưng hô chỉ được dùng cho những người là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau này thường được dùng trong các cơ quan, đoàn thể. Nhưng trong thực tế hiện nay, trừ trong các cuộc họp của cơ quan, đoàn thể, người Việt vẫn thường thích dùng các từ chỉ quan hệ thân tộc trong giao tiếp công việc để tạo không khí thân mật và đạt được kết quả cao trong chiến thuật giao tiếp. Tuy nhiên khi nghe thấy người đối thoại chuyển sang sử dụng “tôi - đồng chí” thì sẽ được hiểu là hiệu quả và không khí giao tiếp đã có phần thay đổi. Việc xưng hô quá tinh tế và linh hoạt như vậy đối với người nước ngoài thật sự là khó nắm bắt. Trong khi đó, số học viên quân sự nước ngoài theo đuổi ngành ngoại giao quân sự và phiên dịch viên cao cấp luôn có mục đích và mong muốn tìm hiểu rõ bản chất và cách sử dụng các từ xưng hô trong giao tiếp. 38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Những thực tế trên đây đã làm rõ ý nghĩa của thành ngữ “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” mà người Việt thường nhắc nhau lại không phải để chỉ sự phức tạp của những cấu trúc ngữ pháp mà chính là sự uyển chuyển linh hoạt rất Việt Nam trong sự chuyển nghĩa của từ vựng. 3.3.2. Từ ngữ biểu thị thái độ lịch sự, tôn kính Là một một đất nước có nguồn gốc nông nghiệp, đặc trưng của nền văn hóa trọng tình và linh hoạt có một dấu ấn quan trọng trong giao tiếp của người Việt, đặc biệt trong thái độ biểu thị sự lịch sự, tôn kính. Trên bình diện ngôn ngữ, mối quan hệ liên nhân thể hiện qua cách xưng hô theo tuổi tác, tôn ty (trong gia đình, ngoài xã hội); nguyên tắc lịch sự thường thể hiện ở cách dùng từ xưng hô và từ thể hiện sự trân trọng, lễ phép ở đầu câu như “dạ, xin, thưa” hoặc ở cuối câu như “ạ”, Những từ như “thưa, ạ” không thể dịch được sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để bày tỏ sự kính trọng người hơn mình về tuổi tác, học vấn Cũng như trong cách xưng hô, đối với mỗi đối tượng giao tiếp cũng cần lựa chọn phù hợp các từ ngữ để biểu đạt lòng biết ơn, sự kính trọng. Như khi được nhận quà, thay vì nói “cảm ơn” có vẻ trung tính thì có vô số những cách nói khác nhau như: “Ôi quý hóa quá”; “Sao cháu cứ bày vẽ thế”; “Anh tốt với em quá”; “Chị chu đáo quá”; hoặc khi được khen thì câu đáp lại cũng rất khiêm nhường: “Chị cứ quá khen”; “Em có được như thế là nhờ tất cả ở anh đấy ạ”; “Nhờ phúc ấm tổ tiên ạ” 3.3.3. Ý nghĩa văn hóa trong ngôn ngữ hình ảnh biểu trưng Ngôn ngữ thật sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc. Việc sử dụng từ ngữ văn hóa biểu thị đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt còn được thể hiện ở lớp từ ngữ tượng trưng, hình thức tôn kính, con số, những hình ảnh ẩn dụ, những từ chỉ màu sắc Hình ảnh được hình thành từ cách nhìn sự vật khác nhau của mỗi dân tộc. Chẳng hạn như cấu trúc không gian cụ thể của một chiếc cốc được biểu đạt khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh: Nước đến miệng cốc/The water is full to the rim (mép); Nước đến lưng cốc/The glass is over haft full (nửa cốc) of water; Cốc này bị sứt ở đít/The glass is chipped at its bottom (đáy) (Lý Toàn Thắng, 2012, tr.80). Hoặc cách nhìn khác nhau về một vật hay một hiện tượng của người Việt và người Anh như: Lỗ kim/ The eye (mắt) of the needle; Sữa nóng có váng trên mặt/Hot milk with skin (lớp da) on it. Một hình ảnh rất quan trọng trong văn hoá phương Đông là hình ảnh con rồng. Rồng là biểu tượng cho sự cao quý, quyền uy ở Việt Nam, Trung Quốc, nét nghĩa này có phần mờ nhạt hơn ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên; và còn mờ nhạt hơn nữa trong quan niệm của các nước còn lại của Đông Nam Á, nhưng ở phương Tây nó được coi là sinh vật hung dữ và độc ác. Người phương Tây rất ngạc nhiên tại sao người Việt Nam là có thể tôn kính con rồng đến thế. Nhưng nếu hiểu về đặc trưng văn hóa của một dân tộc lấy việc trồng lúa nước làm căn bản, họ sẽ hiểu tại sao người Việt lại sùng kính một loài vật lưỡng tính, hình thành trong suy tưởng và tâm thức của con người với mong muốn cầu mưa cho đủ nước để canh tác nông nghiệp được thuận lợi, mùa màng tốt tươi. Hay như con dê trong tiếng Việt thường có nghĩa không đẹp, dùng để chỉ đàn ông có năng lực tình dục mạnh mẽ “dê cụ” nhưng trong tiếng Hán thì dê và cừu là hình ảnh dịu dàng, dễ thương. Ngoài ra, vì đồng âm với dương (trái với âm) và cùng vần với chữ may mắn nên người Trung Hoa xem dê là vật tượng trưng cho may mắn. Và cũng vì thế, không phải ngẫu nhiên chữ “mỹ” nghĩa là đẹp trong Hán tự (美) lại được biểu thị bằng chữ “đại” nghĩa là to lớn và chữ “dương” nghĩa là con dê. Hình ảnh tượng trưng được thể hiện rõ nhất trong các cụm từ cố định, đặc biệt là trong các thành ngữ, tục ngữ. Do điều kiện khảo sát và mục tiêu bàn về phương pháp chuyển tải văn hóa, xin được để lại ở một chuyên đề khác. 39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 4. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRUYỀN TẢI ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI QUA MÔN TIẾNG VIỆT 4.1. Mục đích của của việc truyền tải đặc trưng văn hóa giao tiếp cho học viên quân sự nước ngoài Trong thời đại ngày nay, triết lí về giáo dục đã thay đổi. Nếu như giáo dục truyền thống lấy người dạy làm trung tâm thì ngày nay việc lấy người học làm trung tâm thực sự là một cuộc cách mạng giáo dục trên phạm vi toàn cầu. Mô hình mô tả năng lực giao tiếp trong CEF (The Common European Framework of Reference for Languages) được công bố chính thức vào năm 2001 là một hướng tiếp cận dạy học khởi phát từ những năm 1970 ở châu Âu và ngày nay được áp dụng sang hàng chục thứ tiếng khác nhau. Không nằm ngoài xu hướng áp dụng CEF để xây dựng một chương trình ngoại ngữ cho riêng mình đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) đã ban hành Thông tư về Khung năng lực trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài, nhằm quy chuẩn đầu ra cho người nước ngoài học tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực cho người học. Tuy nhiên, đạt được mục tiêu lý tưởng đó là một chặng đường dài của công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ xây dựng chương trình, giáo trình tài liệu đến sự hợp tác của giảng viên trong đổi mới hướng tiếp cận, phương pháp giảng dạy. Một đặc trưng nổi bật của giảng dạy ngoại ngữ hướng đến năng lực giao tiếp của người học là trang bị cho người học một ngôn ngữ để làm việc chứ không phải nghiên cứu một công trình ngôn ngữ học và thực hành các quy tắc ngữ pháp vì ngữ pháp không còn là mục tiêu hàng đầu trong việc giảng dạy ngôn ngữ. Yêu cầu phát triển mô hình giảng dạy tiếng Việt nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho người học đặt ra yêu cầu “văn hóa như một tiêu chuẩn trong học tập tiếng Việt” (Trường Đại học Sài Gòn và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 2015, tr.649) nhấn mạnh vào việc phát triển nhận thức về khung lý thuyết văn hóa, những “quan điểm của nền văn hóa Việt Nam” (Trường Đại học Sài Gòn và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 2015, tr.651). Vì thế, mục tiêu của việc chuyển tải đặc trưng văn hóa Việt Nam trong tình hình mới sẽ không nằm ngoài mục tiêu nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho người học. Như vậy, mục đích của việc dạy tiếng Việt cho học viên trước hết là giúp học viên thông hiểu đặc trưng văn hóa Việt Nam và đạt được năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt. Mục đích của quá trình dạy và học ngoại ngữ là người học phải đạt được năng lực giao tiếp bằng thứ tiếng mình học. Năng lực giao tiếp bao gồm khả năng ngôn ngữ và khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ phù hợp với những quy ước giao tiếp của cộng đồng người trong một xã hội nhất định. Do vậy, muốn giao tiếp thành công, người học không những phải nắm chắc hệ thống hình thái ngữ pháp của ngôn ngữ đang theo học mà còn phải hiểu và sử dụng được những quy ước văn hóa giao tiếp của cộng đồng người bản ngữ. Cụ thể: Trước tiên đó là những hiểu biết nghĩa biểu trưng về đất nước học, văn hóa học có thể được sử dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Người học tiếng Việt cần phải biết định hướng và hiện thực hóa nhiệm vụ giao tiếp của mình trong ba mức độ: sinh hoạt - xã hội, văn hóa - xã hội, xã giao - công việc và trong phạm vi 3 nhóm chủ đề giao tiếp: giao tiếp giữa các cá nhân, nhu cầu xã hội, con người và nghệ thuật. Tiếp theo, về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong giao tiếp bao gồm: phương tiện giao tiếp bằng lời (những đơn vị từ vựng không có trong ngôn ngữ của người học, không có nghĩa tương đồng, nghĩa không trùng hợp giữa hai ngôn ngữ và để hiểu được nghĩa cần phải giải thích); phương tiện giao tiếp không lời (được chấp nhận trong văn hóa giao tiếp của ngôn ngữ đó: cử chỉ, điệu bộ, sự chuyển động cơ thể, dáng điệu). Trong giao tiếp, phương tiện giao tiếp không lời truyền đạt được 40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY hơn 65% thông tin, trong khi đó giao tiếp bằng lời - khoảng gần 35% thông tin. Do vậy, để tránh sốc văn hóa trong khi dạy ngôn ngữ cần dạy những phương cách biểu đạt không lời, sử dụng từ điển chuyên về chuẩn giao tiếp không lời. Để giao tiếp thành công, người học cần hiểu những đặc trưng trí tuệ dân tộc - những phương tiện biểu đạt suy nghĩ, tính chất, hành vi ứng xử, chuẩn mực của đại diện nền văn hóa này hay nền văn hóa khác được xác định trong quá trình giao tiếp. Ngoài ra, các nghi thức giao tiếp - đó là hiểu biết những qui tắc về hành vi ứng xử, là sự thể hiện văn hóa và trí tuệ của người bản ngữ. Những chuẩn mực này mang tính qui phạm và được thể thức hóa bằng lời: lời kêu gọi, hiệu triệu, thư, chào mừng, mời... cũng như không lời: cử chỉ, điệu bộ, bộ dạng bên ngoài... Cuối cùng, hiểu biết về chiến thuật hành vi ngôn ngữ trong những tình huống khác nhau trong giao tiếp liên văn hóa: chiến thuật phát triển hành vi ngôn ngữ trong những tình huống xã giao và phi xã giao, giao tiếp trực tiếp và gián tiếp; phối hợp chiến lược hành vi ngôn ngữ phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian, nơi giao tiếp, địa vị xã hội, năng lực giao tiếp của người đối thoại với sự tuân thủ những chuẩn mực ngôn từ, hành văn; diễn đạt lời nói có chủ định, điều chỉnh, đánh giá những thông tin chủ định, trình bày tổng hợp những điều chỉnh đó để đạt mục đích giao tiếp. Giảng dạy văn hóa giao tiếp cho học viên quân sự nước ngoài cần kích thích sự tò mò học hỏi và khuyến khích học viên đi từ đồng cảm, tôn trọng đến yêu mến văn hóa Việt Nam. Như trên đã phân tích, những khó khăn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm trong giao tiếp và học tập ngôn ngữ hoặc trầm trọng hơn là “sốc” văn hóa là điều thường thấy trong học tập tiếng Việt như là một ngôn ngữ thứ hai đối với học viên quân sự nước ngoài. Vượt qua những rào cản bằng cách thấu hiểu đặc trưng văn hóa của người Việt sẽ kích thích sự tò mò học hỏi và khuyến khích học viên đi từ đồng cảm, tôn trọng đến yêu mến văn hóa Việt Nam. Học viên có gốc văn hóa phương Tây, Nhật, Hàn sẽ cảm thấy người Việt đáng yêu và thân thiện với những câu hỏi về cuộc sống riêng tư như: “Anh đã lấy vợ chưa?”; “Anh bao nhiêu tuổi?”; “Anh có mấy cháu?”; “Bố mẹ anh năm nay bao nhiêu tuổi?” nếu biết rằng những câu hỏi đó là xuất phát từ quan điểm cộng đồng, tự thấy có trách nhiệm phải chú ý đến người khác, cần biết rõ người đối thoại. (Mặc dù thói quen ưa tìm hiểu này hoàn toàn trái ngược với người phương Tây, người Hàn rất cảnh giác với những câu hỏi dạng như: “Công ty của anh thế nào? Lương anh được bao nhiêu?”). Tuy đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ nhưng sau khi hiểu biết về văn hóa Việt Nam, học viên quân sự nước ngoài đã vô cùng thích thú, với vốn từ vựng được cung cấp họ say mê nghiên cứu và học tập với mục đích được thấu hiểu, thâm nhập vào nền văn hóa nơi đây. Nhiều học viên sau khi học tập đã chọn Việt Nam là điểm đến cho những trình độ học tập cao hơn hoặc quay trở lại công tác tại Việt Nam và các chuyên môn liên quan đến Việt Nam. Chính họ là những nhân tố tích cực thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao quân sự giữa nước mà họ đại diện với Việt Nam hoặc là kênh quan trọng để chuyển tải những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Khi có sự nhận thức về văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ đích, người học sẽ có sự so sánh với các nền văn hóa khác, từ đó hiểu về văn hóa đích, nâng cao năng lực giao tiếp và có được sự tôn trọng về đa dạng văn hóa để không có sự đánh giá nền văn hóa nào là cao hay thấp. Mở rộng hiểu biết văn hóa thông qua ngôn ngữ là sự phát triển hiểu biết quốc tế, một mục tiêu quan trọng trong giáo dục hiện nay. Việc dạy ngoại ngữ nói chung và hiểu biết văn hóa nói riêng khuyến khích học viên quân sự nước ngoài thâm nhập vào cuộc sống, tư tưởng và văn học của ngôn ngữ đích, phá vỡ những rào cản văn hóa, xây dựng tinh thần hiểu biết và tình bạn quốc tế hướng đến hòa bình thế giới. 41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 4.2. Cách tiếp cận và mô hình truyền tải văn hóa giao tiếp Việt Nam Để xác định một phương pháp truyền tải đặc trưng văn hóa giao tiếp Việt Nam thông qua môn tiếng Việt cho học viên quân sự nước ngoài phải dựa trên nhiều vấn đề. Căn cứ vào những nội dung và mục tiêu chuyển tải như đã nêu ở trên, cách tiếp cận tối ưu cho giảng dạy đặc trưng văn hóa giao tiếp cho người nước ngoài được xác định trên những hướng sau: Giảng dạy văn hóa một cách tường minh Giảng dạy văn hoá một cách tường minh là phương pháp trang bị cho học viên cơ sở phát triển kiến thức văn hoá đích bằng hành vi lời nói và ghi nhớ tri thức văn hóa. Ưu điểm của phương pháp này là giảng viên yên tâm rằng đã truyền đạt kiến thức văn hóa cho học viên và trong một buổi học, học viên có thể biết được một số lượng lớn kiến thức văn hóa. Nhưng nhược điểm của nó lại nằm trong chính ưu điểm là nội dung văn hoá đích chỉ biểu hiện ở mức độ tương đối, cách tích hợp cũng như cách dạy văn hoá như thế nào thì vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng và học viên nhanh chóng quên đi những kiến thức trong giờ học vì không được khắc sâu thành những tình cảm văn hóa và không có điều kiện trải nghiệm những hiểu biết văn hóa ấy. Mặt khác, việc ghi nhớ, sử dụng thành thạo ngôn ngữ, tự nó, sẽ không giúp được gì nhiều cho học viên quân sự nước ngoài giao tiếp thành công khi trong một lớp học có từ 3 đến 7 nhóm học viên đến từ những nền văn hóa khác nhau. Giảng dạy văn hóa theo phương pháp giao tiếp Thông qua phương pháp này, giáo viên có thể dạy văn hoá cho học viên theo phương châm “học đi đôi với hành”. Qua việc nhấn mạnh vào chức năng giao tiếp, văn hoá được tích hợp một cách tự nhiên với ngôn ngữ, không gắn kết một cách “giả tạo” như cách thức giảng dạy tường minh trên. Thông qua thực hành, giáo viên lồng ghép nội dung văn hoá vào việc sử dụng ngôn ngữ, giúp người học tiếp thu kiến thức văn hoá bằng trải nghiệm sử dụng ngôn ngữ của chính mình. Ưu điểm của phương pháp này là đã tạo ra ngữ cảnh để người học hiểu biết một cách sâu sắc hơn đặc trưng văn hóa biểu hiện trong một bài khóa, một đoạn hội thoại và tạo điều kiện để người học trải nghiệm những hiểu biết đó. Phương pháp này đã được giảng dạy khá phổ biến ở Việt Nam và hiện nay vẫn được áp dụng tại các trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong những phần trình bày dưới đây, ta sẽ thấy được hạn chế của phương pháp này trong sự đối chiếu với mô hình giảng dạy theo phương pháp liên văn hóa. Giảng dạy văn hóa theo phương pháp liên văn hóa Phương pháp này vận dụng ưu điểm của hai phương pháp nêu trên. Học viên không chỉ học hỏi các kiến thức về ngôn ngữ đích mà còn phải quan tâm đến việc phát triển nhận thức và thẩm năng văn hoá ở các nền văn hoá khác nhau. Quá trình phát triển của học viên liên tục và năng động, từ chưa biết đến biết, từ kinh nghiệm hiện có đến kiến thức mới; đồng thời tương tác giao tiếp giữa các học viên ở nhiều nền văn hoá khác nhau. Phương pháp này có những ưu thế đặc biệt nếu được áp dụng tại các trung tâm đào tạo tiếng Việt của quân đội với số lượng học viên lớn và đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới với những văn hóa khác nhau. Từ những cách tiếp cận trên, trong việc thiết kế chương trình giảng dạy văn hóa để có sự phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa cần tập trung vào ba lĩnh vực: Học ngôn ngữ và nhận thức văn hóa Năm 1994, trong nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu Byram Michael đưa ra mô hình giảng dạy ngoại ngữ và văn hoá gồm bốn thành phần cơ bản: việc học ngôn ngữ, nhận thức ngôn ngữ, nhận thức văn hoá và trải nghiệm văn hoá. Đầu tiên, học viên được học kiến thức ngôn ngữ. Sau đó, qua thông tin văn hoá được cung cấp, học viên thấy được sự khác biệt giữa ngôn ngữ - văn hoá nguồn với ngôn ngữ - văn hoá đích. Tiếp theo, qua thực 42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY hành, học viên sẽ có được năng lực giao tiếp ở nền văn hoá đích. Mô hình dạy ngoại ngữ và văn hóa song song giúp hình thành cho người học phương pháp phán đoán, nhận thức về văn hóa thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, đạt đến mục tiêu nâng cao năng lực cả về ngoại ngữ lẫn văn hóa. Vì vậy, cần dạy văn hóa ngay từ giai đoạn đầu tiên học tiếng. Mặc dù vẫn có những ý kiến cho rằng, sẽ tốt hơn nếu tiến hành dạy văn hóa sau khi người học đã đạt đến một khả năng thành thạo nhất định nào đó về mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên vì chúng ta không thể tách rời riêng biệt ngôn ngữ và văn hóa nên ngay từ giai đoạn đầu tiên dạy tiếng, phải đưa văn hóa vào mục tiêu giảng dạy. Đầu tiên là xuất phát từ những nội dung đơn giản liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sau đó tùy theo mức độ thành thạo về mặt ngôn ngữ để mở rộng phạm vi giảng dạy, dạy những nội dung liên quan đến địa lý, văn hóa, khoa học... Để hỗ trợ nhận thức cho người học, các giáo viên thường giới thiệu những kiến thức có liên quan đến các chủ đề như: lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế giúp cho học viên tham gia vào các cuộc giao tiếp của người bản ngữ. Phương pháp này có thể cung cấp cho học viên hiểu biết một số lĩnh vực văn hóa cụ thể để họ có cơ sở cho các cuộc hội thoại với người dân của nền văn hóa đích và làm giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, những hiểu biết văn hóa mà họ tiếp nhận ảnh hưởng không đáng kể đến giao tiếp. Nếu học viên không hiểu các quy tắc của hành vi, họ sẽ phải đối mặt với những sự hiểu lầm và thất bại trong giao tiếp liên văn hóa. Mặt khác, hạn chế của phương pháp này là có quá nhiều sự kiện được trình bày và có quá nhiều thách thức đối với bộ nhớ và sức chịu đựng của người học. Việc học tập như vậy tốn nhiều thời gian và tẻ nhạt. Phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa cần đi xa hơn tiêu chí truyền tải sự thật về một nền văn hóa và cung cấp thêm kiến thức để nâng cao hiểu biết về lý do tại sao và bằng cách nào trong các cuộc gặp gỡ, giao lưu văn hóa. Sự hiểu lầm được giảm xuống khi người ta biết khi nào, tại sao và bằng cách nào mà một hành vi nhất định sẽ được thực hiện. Giảng dạy văn hóa bằng phương pháp giao tiếp liên văn hóa tập trung vào nhận thức chung về văn hóa đích trong sự khác biệt và tương đồng với phông văn hóa của học viên. Những hiểu biết văn hóa đến với người học ban đầu là những nhận thức văn hóa và sẽ chuyển thành tình cảm văn hóa. Ban đầu, người học có thể lo lắng, căng thẳng và mất tự tin do khác biệt về văn hóa. Học viên Myanmar đã rất lo lắng khi phát âm tiếng Việt không thành công (vì các âm tiết trong tiếng Myanmar thường là các âm tiết có phổ âm hẹp, tiếng Myanmar chỉ có 3 thanh điệu). Sau này, những học viên này đã nói tiếng Việt khá chuẩn, lý do không chỉ vì thường xuyên rèn luyện phát âm mà đã vượt qua được rào cản về văn hóa. Người Myanmar rất tín đạo Phật, rất thích đi chùa và ưa lối giao tiếp nhỏ nhẹ (nói như nói thầm vào tai của Phật vậy), với họ nói to (như cách nói của người Việt) là bất lịch sự. Sau khi được giải thích, học viên này đã phát âm to rõ và kết quả là anh ta đã vượt qua được giới hạn của khẩu hình phát âm quen thuộc. Rõ ràng, nhận thức về liên văn hóa sẽ giúp cho học viên quản lý hiệu quả phản ứng và cảm xúc của mình, do đó tối ưu hóa hiệu quả trong tương tác của họ với các thành viên thuộc nền văn hóa đích. Một ví dụ khác đối với người Lào, cũng một lời chào “Sabaidee” (xin chào) nhưng họ thể hiện lòng kính trọng và sự khiêm nhường bằng hành động nói lời chào kèm theo cử chỉ cúi đầu và chắp tay chào khi gặp người khác. Đây là cử chỉ đặc thù mang giá trị đạo đức và nhân sinh quan của người Lào. Nó nhấn mạnh đến cấu trúc xã hội và tôn ti “cao thấp” trong cộng đồng người Lào. Với người Lào, cúi đầu đồng thời chắp tay chào là tỏ lòng kính trọng và khiêm nhường, không chỉ thế nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Cách chào của người Lào có thể chia thành hai loại: “vái” 43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v (chắp tay cúi chào) và “chắp vái” (chào đáp lại). Nó được thể hiện bằng bốn hình thức và đều được làm một cách thanh nhã, cử động chậm rãi. Phong thái trên biểu lộ bản tính hiền hòa, trung dung của người Lào. Vì vậy, học viên Lào sẽ cảm thấy rất bối rối và bối rối được giải tỏa khi họ thấu hiểu khi biết tính linh hoạt trong đặc trưng văn hóa giao tiếp đã chi phối hoạt động ngôn từ trong chào hỏi của người Việt Nam. Những hiểu biết liên văn hóa đã cung cấp cho học viên những nhận thức cần thiết để họ hiểu biết về lý do tại sao họ cảm thấy bối rối, mất tự tin và cung cấp kiến thức để họ điều hành cảm xúc, đối đầu với thành kiến và định kiến. Dần dần, họ hiểu rằng, những người đến từ những nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách khác nhau để xử lý và giải thích hành vi của họ mà sự khác biệt về văn hóa không có nghĩa là một thiếu sót. Từ đó học viên sẽ có được tình cảm và sự yêu mến với văn hóa đích. Trải nghiệm văn hóa Trải nghiệm văn hóa là hoạt động cuối cùng để đảm bảo cho thành công của giao tiếp liên văn hóa. Trong môi trường lớp học, đây là hoạt động để tăng cường giao tiếp liên văn hóa cho học viên quân sự nước ngoài; đặc biệt là trong nhận thức về nền văn hóa của người học, giáo viên cần giúp họ nhận ra những thay đổi trong các hoạt động dẫn đến thành công trong giao tiếp với người bản địa và những người có nền văn hóa khác nhau bằng ngôn ngữ - văn hóa đích. Đó là khả năng khám phá, giải thích và thích ứng với các yêu cầu đặt ra trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Theo mô hình này, người học được khuyến khích nhận biết những gì liên quan đến nền văn hoá đích, trở nên khoan dung và chấp nhận tính đa dạng, khác biệt của nó. Học viên hiểu biết về văn hoá đích “sẽ có cái nhìn tích cực hơn về nền văn hoá đó và trở nên khoan dung với văn hoá của người khác” (Marilyn F., 2006, tr.25). Bằng cách kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với những so sánh và trải nghiệm văn hoá, cũng như được học tập và thực tập trên sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ – văn hoá nguồn và đích, học viên sẽ có được năng lực giao tiếp liên văn hoá. Năng lực này giúp người học ngày càng hiểu sâu hơn tính phổ quát lẫn tính đặc thù của văn hoá, biết rõ hơn những ảnh hưởng của văn hoá đến ngôn ngữ, đồng thời có được các kỹ năng diễn dịch và liên hệ, khám phá và tương tác với cái khác biệt, mới lạ; cũng như biết tôn trọng nền văn hoá khác, dễ dàng hoà nhập với thế giới đa văn hoá ngày nay. Như vậy, dạy văn hóa đã chuyển đổi từ trọng tâm truyền đạt thông tin sang chú trọng về mặt quá trình. Điều quan trọng khi dạy văn hóa không phải là truyền tải thông tin mà là khả năng thụ cảm văn hóa trông qua quá trình biến đổi liên tục được hình thành bởi chính người học đang sống và sinh hoạt trong xã hội đó. Nghĩa là việc dạy văn hóa cần thiết chú trọng vào quá trình để học viên thông qua các giờ học trên lớp có thể tự phát hiện ra các nội dung văn hóa bằng kinh nghiệm học tập của bản thân. 5. KẾT LUẬN “Văn hoá trong việc học ngôn ngữ không phải là một kỹ năng thứ năm không cần thiết, gắn tạm vào việc dạy nói, nghe, đọc và viết. Nó luôn luôn nằm trong nền tảng, ngay từ những ngày đầu, sẵn sàng gây bối rối người giỏi ngôn ngữ vào lúc bất ngờ nhất, cho thấy hạn chế về năng lực giao tiếp của họ, thách thức khả năng hiểu thế giới xung quanh của họ (Kramsch C., 1993, tr.1), và trên hết “sự hiểu biết và “chọn lọc” văn hoá đích, trong khi luôn đặt văn hoá đích trong mối quan hệ của văn hoá chính mình” (Kramsch C., 1993, tr.205) Tâm thế liên văn hoá là một tâm thế để con người ứng xử với mối quan hệ giữa văn hoá bản địa và văn hoá bên ngoài đích trong hoạt động thực tiễn liên văn hoá. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và thách thức đối với đa dạng văn hóa là việc xác lập tâm thế liên văn hóa trên cơ sở tôn trọng, khoan dung văn hóa và sự cộng tác lẫn nhau. Sự tôn trọng lẫn nhau đối với các truyền thống văn hoá dân tộc 44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY là tiền đề đầu tiên của sự giao lưu liên văn hoá. Bên cạnh thái độ tôn trọng nền văn hoá bên ngoài, giao lưu liên văn hoá tích cực còn đòi hỏi một tâm thế khoan dung đối với nền văn hoá ấy. Nó biểu thị một sự thừa nhận hai chiều và chấp nhận khác biệt của bên kia. Sự cộng tác này không chỉ có nghĩa là cùng xác định những ứng xử trong giao lưu với nhau mà còn biểu thị sự tương tác hài hoà, chủ động và sự thẩm thấu giữa văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài đích. Sự đồng quy của hai tầm nhìn, sự nghiên cứu và sử dụng tham chiếu lẫn nhau, sự hấp thụ những nhân tố có ích từ đối tác để làm giàu và phát triển nền văn hoá của chính mình vì tiến bộ chung của các nền văn minh khác nhau. Trong điều kiện văn hóa Việt Nam trở thành cầu nối trong các lớp học thực hành tiếng trong các nhà trường Quân đội thì phương pháp giảng dạy liên văn hóa là phương pháp hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay. Giảng dạy liên văn hóa không yêu cầu giáo viên phải là người có ngôn ngữ và thấu hiểu văn hóa của người học vì trong điều kiện một lớp học có đến 7 nhóm học viên đến từ những nền văn hóa khác nhau. Điều tiên quyết là giáo viên cần hiểu rõ năng lực liên văn hóa là quá trình khám phá văn hóa đồng hành cùng quá trình tiếp thu ngôn ngữ. Mặt khác cũng cần có sự hỗ trợ từ những phương tiện nghe nhìn như: máy tính có kết nối internet, máy chiếu, ti vi Người xưa thường nói “nhập gia phải tùy tục”, song nếu chúng ta có vốn hiểu biết về phong tục, tập quán của nước bạn thì có nhiều thuận lợi trong giảng dạy, học tập, giao lưu. Bởi vậy việc có ý thức so sánh, đối chiếu với văn hóa nước bạn vô cùng cần thiết để có hành vi ứng xử phù hợp với văn hóa của từng dân tộc, góp phần làm cho khoảng cách giữa người nước ngoài và người Việt Nam gần nhau hơn. Theo phương pháp giảng dạy này, người dạy đã nhúng học viên vào nền văn hoá đích, lớp học đã trở thành một ốc đảo văn hóa, được trải nghiệm văn hóa ở một môi trường mà ở đó họ vừa là người quan sát, vừa là người tham dự. Những hiểu biết văn hóa được khám phá và phản ánh vào văn hóa của người học một cách tự nhiên để biến chuyển thành những tình cảm tốt đẹp với văn hóa Việt Nam./. Tài liệu tham khảo: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài”. Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lý Toàn Thắng (2012), Một số vấn đề lý luận ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. Trường Đại học Sài Gòn và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam (2015), Hội thảo quốc tế đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội. Byram M. (1994), Teaching and Leaning Language and Culture, Multilingual Matters, Jan 1. Marilyn F. (2006), The Role of Culture in Second or Foreign Language Teaching: Moving Beyond the Classroom Experience, Memorial University of Newfoundland. Kramsch C. (1993), Context and Culture in Language Teaching, Oxford University Press. Phụ Nữ Today, Các bà mẹ choáng vì quảng cáo của Mai Phương Thúy, truy cập ngày 7/7/2017 < vn/Van-hoa/Hau-truong/Cac-ba-me-choang-vi-clip-quang-cao-cua-Mai-Phuong-Thuy-post6744.gd>. 45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v TEACHING FEATURES OF COMMUNICATIVE CULTURE TO FOREIGN STUDENTS IN MILITARY UNIVERSITIES NGUYEN THI THUAN Abstract: A prominent feature of teaching foreign languages towards the ability to communicate is to equip learners with a language to work rather than study a linguistic work and practice grammar rules. Development of Vietnamese teaching model to improve communication capacity for learners sets the requirement of “culture as a standard in learning Vietnamese” emphasised on the development of awareness of the framework of cultural theory, “opinion of Vietnamese culture”. The scope of this article refers to the content of communicative culture through Vietnamese, determines the models and methods of teaching culture in order to improve communication skills for learners in Military universities. Keywords: communicative culture, teaching method, communication skill, foreign student, Military university Received: 16/12/2018; Revised: 02/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_33_45_nguyen_thi_thuan_9828_2136257.pdf
Tài liệu liên quan