Tài liệu Giải trình tự, xác định tính tương đồng của gen zmdreb2a trong cây ngô đã được chuyển gen với gen thiết kế: 32
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những nghiên cứu về quá trình đáp ứng với điều
kiện stress phi sinh học ở thực vật ở cấp độ phân tử
cho thấy nhân tố phiên mã (Transcription factors)
đóng một vai trò rất quan trọng (Chinnusamy et al.,
2007; Nakashima et al., 2009). Bằng việc tương tác
với các yếu tố điều hòa đặc trưng (cis-/trans-acting
element) nằm trên promoter của các gen chống
chịu, nhân tố phiên mã có thể hoạt hóa biểu hiện
của hàng loạt gen chống chịu đáp ứng với từng loại
stress môi trường khác nhau (Farooq et al., 2009;
Gao et al., 2008).
ZmDREA2A là nhân tố phiên mã hoạt hóa các
gen chống chịu hạn và sock nhiệt thuộc họ nhân tố
phiến mã AP2/ERF được phân lập từ cây ngô (Qin
et al., 2007). ZmDREB2A tồn tại hai dạng cấu trúc
phiên mã là ZmDREB2A-L có chiều dài 1.336 bp và
ZmDREB2A-S có chiều dài 1.283 bp. So với dạng S,
dạng L dài hơn 53bp, điều này dẫn đến khung đọc
mở bị thay đổi, làm xuất h...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải trình tự, xác định tính tương đồng của gen zmdreb2a trong cây ngô đã được chuyển gen với gen thiết kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những nghiên cứu về quá trình đáp ứng với điều
kiện stress phi sinh học ở thực vật ở cấp độ phân tử
cho thấy nhân tố phiên mã (Transcription factors)
đóng một vai trò rất quan trọng (Chinnusamy et al.,
2007; Nakashima et al., 2009). Bằng việc tương tác
với các yếu tố điều hòa đặc trưng (cis-/trans-acting
element) nằm trên promoter của các gen chống
chịu, nhân tố phiên mã có thể hoạt hóa biểu hiện
của hàng loạt gen chống chịu đáp ứng với từng loại
stress môi trường khác nhau (Farooq et al., 2009;
Gao et al., 2008).
ZmDREA2A là nhân tố phiên mã hoạt hóa các
gen chống chịu hạn và sock nhiệt thuộc họ nhân tố
phiến mã AP2/ERF được phân lập từ cây ngô (Qin
et al., 2007). ZmDREB2A tồn tại hai dạng cấu trúc
phiên mã là ZmDREB2A-L có chiều dài 1.336 bp và
ZmDREB2A-S có chiều dài 1.283 bp. So với dạng S,
dạng L dài hơn 53bp, điều này dẫn đến khung đọc
mở bị thay đổi, làm xuất hiện tín hiệu kết thúc dịch
mã sớm và chỉ mã hóa 89 axit amin. Đó là nguyên
nhân protein được dịch mã từ dạng L không có khả
năng hoạt hóa biểu hiện các gen chống chịu. Trong
điều kiện khi cây gặp stress hạn, quá trình biến đổi
sau phiên mã sẽ loại bỏ 53bp ở mRNA ZmDREB-L
để hình thành dạng ZmDREB2A-S. Mã hóa cho 318
axit amin, có khả năng hoạt hóa biểu hiện các gen
chống chịu stress hạn ở Ngô. ZmDREAB2A-S có vai
trò trong việc chống chịu hạn cho cây ngô và chỉ
được tạo ra khi cây gặp điều kiện môi trường hạn
hán (Qin et al., 2007).
Trên thế giới, gen ZmDREAB2A đã được chuyển
vào cây mô hình Arabidopsis mang lại kết quả giúp
nâng cao tính chịu hạn, chịu mặn trên cây chuyển
gen (Qin et al., 2007). Ở Việt Nam, năm 2015, Viện
Nghiên cứu Ngô và Viện Nghiên cứu Hệ gen đã thiết
kế cấu trúc biểu hiện Ubi :: ZmDREB2A-S :: 35S.Gen
ZmDREB2A-S điều khiển biểu hiện bởi promoter
Ubiquitin và trình tự 35S terminator không dịch mã
đầu 3’. Cấu trúc này được chuyển vào 3 nguồn vật
liệu ngô K3 và K7 bằng phương pháp biến nạp vào
phôi non nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
nhằm tăng cường khả năng chống chịu stress hạn ở
Ngô (Đoàn Thị Bích Thảo và ctv., 2016). Sự có mặt
của gen ZmDREB2A trong genome cây ngô chuyển
gen được đánh giá bằng PCR kết hợp với giải trình
tự gốc.
Trong nghiên cứu này tiến hành đánh giá cấu
trúc biểu hiện Ubi :: ZmDREB2A-S :: 35S trong cây
ngô chuyển gen thông qua phương pháp PCR, giải
trình tự và so sánh với trình tự gốc. Qua đó đảm bảo
cấu trúc biểu hiện đươc chuyển vào đầy đủ và không
bị biến đổi, đảm bảo cho sự biểu hiện của ổn định
của gen ZmDREB2A ở các dòng ngô chuyển gen.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Cây ngô chuyển gen ZmDREB2A từ nguồn K3,
K7 tại thế hệ thứ 3 tại Viện Nghiên cứu Ngô.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- ADN tổng số từ lá của mẫu ngô chuyển gen
được tách chiết theo phương pháp sử dụng CTAB
(Doyle and Doyle, 1990), đồng thời có một số cải
biến nhỏ phù hợp với việc tách chiết ADN ở cây ngô
và điều kiện phòng thí nghiệm.
1 Viện Nghiên cứu Ngô, 2 Viện Nghiên cứu Hệ gen
GIẢI TRÌNH TỰ, XÁC ĐỊNH TÍNH TƯƠNG ĐỒNG CỦA GEN ZmDREB2A
TRONG CÂY NGÔ ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN GEN VỚI GEN THIẾT KẾ
Đoàn Thị Bích Thảo1, Nguyễn Xuân Thắng1, Lê Công Lực1,
Nguyễn Thị Thu Hoài1, Tạ Thị Thuỳ Dung1, Lê Công Tùng1,
Bùi Mạnh Cường1, Nông Văn Hải
TÓM TẮT
ZmDREB2A là nhân tố phiên mã thuộc họ nhân tố phiên mã AP2/ERF được phân lập từ ngô. Nhiều nghiên cứu
trên thực vật đã chỉ ra rằng ZmDREB2A có khả năng hoạt hóa biểu hiện hàng loạt gen chống chịu có liên quan đến
con đường đáp ứng chịu hạn và sock nhiệt ở Ngô. Nghiên cứu này đánh giá sự có mặt và độ chính xác về mặt phân
tử cấu trúc biểu hiện Ubi :: ZmDREB2A-S :: 35S trên cây ngô chuyển gen ZmDREB2A có nguồn gốc từ nguồn vật
liệu ngô K3 và K7. Nghiên cứu sử dụng PCR kết hợp với giải trình tự và so sánh các trình tự nucleotide promoter
Ubiquitin, gen đích ZmDREB2A và 35S terminator với trình tự gốc. Kết quả so sánh cho thấy độ tương đồng cao
trên 98% ở cả ba đoạn trình tự trong cây chuyển gen và trình tự gốc. Mức độ tương đồng như trên đảm bảo cho sự
biểu hiện ổn định của gen chuyển trong cây ngô chuyển gen.
Từ khóa: Ngô, gen ZmDREB2A, Agrobacterium tumefaciens
33
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
- Phản ứng PCR dùng khuếch đại đoạn trình
tự promoter Ubiquitin, gen ZmDREB2A và 35S
terminator từ ADN tổng số được thực hiện theo
hướng dẫn sách cẩm nang phòng thí nghiệm
(Sambrook and Russell, 2001).
+ Các cặp mồi đặc hiệu sử dụng trong thí nghiệm
được trình bày theo bảng sau:
+ Thành phần phản ứng PCR được tiến hành ở thể
tích 25 µl bao gồm: ddH20: 16,7 µl; đệm 10X: 2,5 µl;
mồi xuôi (10 pmol): 1 µl; mồi ngược (10 pmol): 1 µl;
dNTPs 10 mM: 2,5 µl; Taq ADN polymerase: 0,3 µl;
ADN khuôn (20 ng): 1 µl.
+ Sản phẩm sau khi tinh sạch được giải trình tự
bằng máy CEQ-8000 của hãng Beckman Coulter,
so sánh trình tự bằng phần mềm bioEdit và BLAST
trên NCBI.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện vụ Thu năm 2016
và vụ Xuân 2017 tại Viện Nghiên cứu Ngô - Đan
Phượng, Hà Nội.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nhân bản cấu trúc biểu hiện gen ZmDREB2A
trong cây ngô chuyển gen
Nhằm phục vụ cho việc giải trình tự và so sánh
trình tụ nucleotide. Tiến hành PCR nhân bản và giải
trình tự đoạn trình tự trong cấu trúc biểu hiện gen
ZmDREB2A bao gồm: vùng promoter Ubiquitin,
gen đích ZmDREB2A và vùng 35S terminator.
Lá các cây ngô chuyển gen từ nguồn K3 và K7
được sử dụng để tách chiết ADN tổng số, sau đó
được sử dụng là khuôn trong phản ứng PCR với mồi
đặc hiệu của từng vùng trình tự. Kết quả PCR được
điện di trên gel Agarose 1,5 %.
Kết quả PCR được thể hiện trên hình 1-A. Phản
ứng PCR đã nhân thành công trình tự promoter
Ubiquitin cây ngô chuyển gen từ nguồn K3, K7 có
kích thước đúng với kích thước mong muốn (1,4
kb). Tương tự với gen đích ZmDREB2A (954 bp) và
vùng 35S terminator (256 bp) cũng được khuếch đại
thành công và đúng kích thước, hình 1-B, 1-C. Các
băng ADN được thôi gel và tinh sạch sử dụng cho
việc giải trình tự và so sánh.
Tên mồi Trình tự Gen đích
ZmDREB2A-F 5’CGT GTA GTC CCT GAG GTG CAG G 3’
ZmDREB2A
ZmDREB2A-F 5’AGACCGGCAACAGGATTCAA3’
Ubiquitin-F 5’ ACGAGTCTAA CGGACACCAA CC 3’
promoter Ubiquitin
Ubiquitin-R 5’ AGC GTC ATG GAT CCT CTG CAG 3’
35s-F 5’TTCCAAAGACGAACTCTAGC3’
35S terminator
35s-R 5’ATCCAGTGACCTGCAGGCAT3’
A B C
1
300bp
200bp
2 3 4 5 6
Hình 1. Kết quả PCR các vùng trong cấu trúc biểu hiện gen ZmDREB2A ở cây ngô chuyển gen
A: Kết quả PCR vùng promoter Ubiquitin; B: Kết quả PCR gen đích ZmDREB2A: C: Kết quả PCR vùng 35S
terminator
1: AND ladder; 2: đối chứng dương plasmid; 3: đối chứng âm nước ; 4: đối chứng âm cây không chuyển gen; 5-6:
mẫu ngô chuyển gen nguồn K3,K7.
34
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
3.2. Kết quả giải trình tự và so sánh trình tự
Promoter Ubiquitin
Sản phẩm PCR vùng trình tự promoter
Ubiquitin được giải trình tự hai chiều: Chiều
xuôi với mồi Ubiquitin-F và chiều ngược với mồi
Ubiquitin-R. Một phần kết quả giải trình tự chiều
xuôi promoter Ubiquitin thuộc nguồn K7 được thể
hiện trên hình 2.
Kết quả giải trình tự promoter Ubiquitin từ cây
ngô chuyển gen được sử dụng so sánh với trình tự
gốc promoter Ubiquitin(1408 bp). Kết quả so sánh
được thể hiện trên bảng 1.
Hình 2. Một phần kết quả giải trình tự đoạn Promoter Ubiquitin
bằng mồi Ubiquitin-R thuộc nguồn K7
Hình 3. Một phần kết quả trình tự promoter Ubiquitin với mồi Ubiquitin-R với trình tự gốc
Hình 4. Một phần kết quả giải trình tự đoạn gen ZmDREB2A
bằng mồi ZmDREB2A-F cây ngô chuyển gen nguồn K7
Bảng 1. Kết quả so sánh đoạn trình tự Promoter Ubiquitin và trình tự gốc
Kết quả so sánh đoạn promoter Ubiquitin được
giải trình tự bằng mồi Ubiquitin-F cho kết quả so
sánh đạt độ tương đồng khá thấp, đặc biệt ở mẫu
K7 khi chỉ có thể so sánh một đoạn dài 405 bp.
Nguyên nhân có thể do việc mẫu ADN giải trinh
tự không đạt được độ sạch cần thiết sau khi thôi
gel, dẫn đến khó khăn trong việc đọc giải trình
tự. Ngược lại, với đoạn promoter Ubiquitin được
giải trình tự bằng mồi Ubiquitin-R cho độ tương
đồng và mức độ so sánh cao. Tuy nhiên, tại vị trí
nucleotide 793 ở hai mẫu K3 và K7 đều có sự xuất
hiện của 1 trình tự gồm 4 nucleotide TTAA (hình 3)
mà trình tự gốc không xuất hiện. Nguyên nhân
xuất hiện sự sai khác này có thể do những biến đổi
trong quá trình biến nạp gen vào hệ genome của
ngô. Cũng không loại trừ đây là kết quả hiện tượng
đột biến chuyển đoạn. Tuy nhiên, kết quả so sánh
cũng không nhận sự khác biệt giữa đoạn promoter
Ubiquitin ở cây chuyển gen và trình tự gốc ở một số
vùng quan trọng trong cấu trúc của mộtpromoter
như hộp TATA box. Đảm bảo Ubiquitin promoter
không bị ảnh hưởng. Đảm bảo cấu trúc biểu hiện
gen đích vẫn hoạt động bình thường.
Mẫu Mồi giải trình tự
Kích thước
(bp)
Mức độ
so sánh Giá trị e
Số vị trí
trống
Độ tương
đồng (%)
K3
Ubiquitin-F 1027 bp 686/804 0.0 27 85,3
Ubiquitin-R 863 bp 852/865 0.0 10 98.5
K7
Ubiquitin-F 780 bp 405/420 0.0 5 96,4
Ubiquitin-R 1132 bp 973/990 0.0 10 98,3
3.3. Kết quả giải trình tự và so sánh trình tự gen
ZmDREB2A
Một phần kết quả giải trình tự đoạn gen
ZmDREB2A từ cây ngô chuyển gen nguồn K7 được
thể hiện trên hình 4. Chúng ta có thể thấy các đỉnh
peak rõ ràng, không chồng lấn lên nhau cho thấy kết
quả thu được là chính xác.
35
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
Bảng 2. Kết quả so sánh đoạn trình tự Gen ZmDREB2A và trình tự gốc
Hình 5. Kết quả so sánh trình tự gen ZmDREB2A từ nguồn K7 và trình tự gốc
Hình 6. Một phần kết quả giải trình tự đoạn 35S terminator
bằng mồi 35S-F cây ngô chuyển gen nguồn K7
Kết quả so sánh trình tự đoạn gen ZmDREB2A hai
dòng ngô K3, K7 và đoạn trình tự gen ZmDREB2A
gốc được trình bày trên bảng 2.
Kết quả bảng 2 cho thấy, mức độ nucleotide
tương đồng giữa gen ZmDREB2A được tách từ cây
ngô chuyển gen từ hai nguồn dòng K3 và K7 cho kết
quả gần như tương đồng 100%. Sự sai khác chỉ xảy
ra tại vùng từ 20-30 nucleotide đầu tiên vùng 5’ ở
các mẫu giải trình tự do việc giải trình tự trực tiếp từ
mồi đặc hiệu (hình 5) cho kết quả không chính xác.
Có thể nói gen ZmDREB2A tồn tại trong hệ genome
cây ngô chuyển gen khá ổn định và không có sự sai
khác nào về trình tự so với trình tự gốc. Qua đó đảm
bảo cho việc mã hóa protein không bị sai sót và thay
đổi so với trình tự gốc, giúp tăng cường tính chịu
hạn cho cây ngô chuyển gen.
Mẫu Mồi giải trình tự Kích thước (bp) Mức độ so sánh Giá trị e
Số vị trí
trống
Độ tương
đồng (%)
K3
ZmDREB2A-F 942 bp 909/913 0.0 3 99,562
ZmDREB2A-R 944 bp 914/918 0.0 3 99,564
K7
ZmDREB2A-F 949 bp 912/917 0.0 2 99,455
ZmDREB2A-R 950 bp 904/907 0.0 2 99,669
3.4. Kết quả giải trình tự và so sánh trình tự 35S
terminator
Một phần kết quả giải trình tự đoạn 35S
terminator được thể hiện hình 6. Kết quả giải trình
tự và so sánh đoạn trình tự 35S terminator được tách
từ cây ngô chuyển gen nguồn K3 và K7 và đoạn đoạn
trình tự 35 Sterminator gốc (256 bp) được thể hiện
qua bảng 3.
36
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
Kết quả so sánh thể hiện bảng 3 cho thấy sự tương
đồng cao giữa trình tự 35S terminator trên cây ngô
chuyển gen dòng K3 và K7 ở cả hai chiều ngược và
xuôi. Điều này chứng tỏ trình tự 35S terminator đã
được chuyển nguyên vẹn vào hệ genome của cây ngô
chuyển gen hai nguồn K3 và K7.
Bảng 3. Kết quả so sánh đoạn trình tự 35S terminator của dòng ngô K3, K7 và trình tự gốc
Hình 7. Kết quả so sánh đoạn 35S terminator nguồn K7 và trình tự gốc
Mẫu Mồi giải trình tự Kích thước (bp)
Mức độ
so sánh Giá trị e
Số vị trí
trống
Độ tương
đồng (%)
K3
35S-F 227 bp 213/217 0.0 3 98
35S-R 233 bp 221/224 0.0 3 99
K7
35S-F 227 bp 214/215 0.0 1 99
35S-R 231 bp 211/213 0.0 2 99
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
- Đã khuếch đại và giải trình tự thành công
các đoạn trình tự promoter Ubiquitin, gen đích
ZmDREB2A, đoạn trình tự 35S terminator.
- Kết quả so sánh các đoạn trình tự đoạn trình
tự promoter Ubiquitin, gen đích ZmDREB2A, đoạn
trình tự 35S terminator với gen đích cho kết quả độ
tương đồng cao. Đặc biệt là mẫu cây ngô chuyển gen
thuộc nguồn K7.
4.2. Kiến nghị
- Tiến hành đánh giá trên nhiều mẫu hơn để tăng
độ tin cậy cho việc so sánh trình tự.
- Tiến hành đánh giá biểu hiện gen ZmDREB2A
ở các cây ngô chuyển gen nguồn K7.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đoàn Thị Bích Thảo, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyên
Thị Thu Hoài, Tạ Thị Thùy Dung, Lê Công Tùng,
Bùi Mạnh Cường, Nông Văn Hải, 2016. Biến nạp
gen chịu hạn ZmDREB2A vào một số nguồn vật liệu
ngô Việt Nam thông qua vi khuẩn Agrobacterium
tumerfaciens. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông
nghiệp Việt Nam, 3(64): 7-12.
Chinnusamy V., Zhu J., Zhu JK., 2007. Cold stress
regulation of gene expression in plants. Trends Plant
Sci, 12: 444-451.
Doyle JJ., Doyle JL., 1990. Isolation of plant DNA from
fresh tissue. Focus, 12:13-15.
Farooq M., A. Wahid, N. Kobayashi, D. Fujita and
S. M. A. Basra, 2009. Plant drought stress: effects,
mechanisms and management. Agronomy for
Sustainable Development, 29(1): 185-212.
Gao J. P., D. Y. Chao and H. X. Lin, 2008.Toward
Understanding Molecular Mechanisms of Abiotic
Stress Responses in Rice. Rice, 1(1): 36-51.
Nakashima K, Ito Y, Yamaguchi-Shinozaki K, 2009.
Transcriptional regulatory networks in response
to abiotic stresses in Arabidopsis and grasses. Plant
Physiol., 149:88-95.
Qin F, Kakimoto M, Sakuma Y, Maruyama K, Osakabe
Y, Tran L.S, Shinozaki K, Yamaguchi-Shinozaki
K, 2007. Regulation and functional analysis of
ZmDREB2A in response to drought and heat stresses
in Zea mays L. Plant J., 50:54-69.
Sambrook, J.F. and Russell, D.W., 2001. Molecular
Cloning: A Laboratory Manual. 3rd edition. Cold
Spring Harbor Laboratory Press. New York.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 114_5216_2153161.pdf