Tài liệu Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 (79), 2002 37
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân-
phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính
Bùi Quang Dũng
Xích mích và giải quyết xích mích trong bối cảnh Việt Nam là một chủ đề
quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn ch−a có một nghiên cứu khoa học xã hội
nào có tính hệ thống về chủ đề này, đặc biệt là về các thể chế và biện pháp giải
quyết xích mích.
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến đổi xã hội sâu sắc, những kinh
nghiệm của Việt Nam hiện nay cũng nh− các đặc điểm riêng biệt về mặt cấu trúc xã
hội và truyền thống văn hóa cho phép hy vọng về một cuộc nghiên cứu độc đáo. Và
nếu nh− ta vẫn còn có căn cứ để đồng ý với P. Mus rằng đời sống Việt Nam phần nào
vẫn còn nằm ở trình độ “Làng”, thì chủ đề nghiên cứu về xích mích và các thể chế
giải quyết xích mích tại cơ sở là hai chiều cạnh đặc sắc, cho phép nhìn vào cấu trúc
của xã hội Việt Nam hiện nay. Bài ...
12 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 (79), 2002 37
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân-
phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính
Bùi Quang Dũng
Xích mích và giải quyết xích mích trong bối cảnh Việt Nam là một chủ đề
quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn ch−a có một nghiên cứu khoa học xã hội
nào có tính hệ thống về chủ đề này, đặc biệt là về các thể chế và biện pháp giải
quyết xích mích.
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến đổi xã hội sâu sắc, những kinh
nghiệm của Việt Nam hiện nay cũng nh− các đặc điểm riêng biệt về mặt cấu trúc xã
hội và truyền thống văn hóa cho phép hy vọng về một cuộc nghiên cứu độc đáo. Và
nếu nh− ta vẫn còn có căn cứ để đồng ý với P. Mus rằng đời sống Việt Nam phần nào
vẫn còn nằm ở trình độ “Làng”, thì chủ đề nghiên cứu về xích mích và các thể chế
giải quyết xích mích tại cơ sở là hai chiều cạnh đặc sắc, cho phép nhìn vào cấu trúc
của xã hội Việt Nam hiện nay. Bài này là tóm l−ợc một phần những kết quả của một
nghiên cứu định tính về chủ đề này. Nghiên cứu thực địa tiến hành từ đầu tháng 10
đến cuối tháng 11 năm 2001 tại ba tỉnh Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Hải D−ơng.
Kỹ thuật định tính chủ yếu dùng trong nghiên cứu này là phỏng vấn sâu.
Kahn và Cannell (1957) đã mô tả phỏng vấn nh− là "việc trò chuyện có chủ đích", đó
có thể là một chiến l−ợc chung hay là một vài kỹ thuật dùng trong nghiên cứu. Về cơ
bản, phỏng vấn sâu t−ơng tự việc trò chuyện t−ơng đối thoải mái giữa ng−ời nghiên
cứu và ng−ời đ−ợc phỏng vấn. Ng−ời nghiên cứu thiết kế một vài chủ đề chung giúp
phát hiện quan điểm của ng−ời tham dự cuộc phỏng vấn, mặt khác tôn trọng trạng
thái của ng−ời đ−ợc phỏng vấn và cấu trúc của các câu trả lời. Trong thực tế, đó là cái
giả định căn bản của kỹ thuật định tính: quan điểm của ng−ời tham gia cuộc phỏng
vấn về sự kiện nào đó bộc lộ cái nhìn của ng−ời tham dự (ng−ời đ−ợc phỏng vấn) chứ
không phải là cái nhìn của ng−ời nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu của cuộc khảo sát là nhằm cung cấp các nhóm đại diện
cho những kinh nghiệm sống liên quan tới vấn đề xích mích và giải quyết xích mích.
Tại mỗi một tỉnh thuộc ba khu vực lớn của Việt Nam (Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Hải
D−ơng), nhóm làm việc trên thực địa đã chọn ra hai điểm (xã và ph−ờng) để tiến
hành các cuộc phỏng vấn. Mẫu chú trọng nhiều hơn đến khu vực nông thôn do nhóm
nghiên cứu l−u tâm đặc biệt tới địa bàn có tới hơn 70% dân số Việt Nam hiện đang
sinh sống. Các tr−ờng hợp phỏng vấn đ−ợc rút ngẫu nhiên từ danh sách hộ khẩu
(ph−ờng) và danh sách hộ gia đình do cán bộ thôn (ấp) cung cấp.
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân ... 38
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo địa bàn và theo vùng
Sóc Trăng Quảng Ngãi Hải D−ơng
Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị
Chung
Số l−ợng 21 17 18 9 18 13 96
Phần trăm (%) 21,87 17,70 18,75 9,37 18,75 13,54 100,00
Tất cả các cuộc thảo luận cũng nh− phỏng vấn sâu tiến hành theo những
h−ớng dẫn nhất định, liên quan tới các giả thuyết về những trải nghiệm của cá nhân
và nhóm tr−ớc vấn đề xích mích và giải quyết xích mích.
1. Xích mích trong nội bộ nhân dân
K.Polanyi nhận xét rằng đ−a đất đai, lao động vào thị tr−ờng có nghĩa là buộc
xã hội phải lệ thuộc vào các quan hệ thị tr−ờng. Điều này bắt đầu diễn ra ở Việt
Nam, mặc dù nhà n−ớc tuyên bố quyền sở hữu đối với toàn bộ đất đai, nh−ng trong
thực tế ng−ời ta vẫn mua bán đất ngầm với nhau. Từ đầu những năm 90, thị tr−ờng
đất đai khá sôi động, đất đai trở thành cái có thể mua bán đ−ợc, nghĩa là sinh lợi.
Vấn đề là ở chỗ những quan hệ thị tr−ờng kiểu này, dù không hợp pháp, nh−ng đã
bắt đầu tạo nên một tâm lý đầu cơ đối với đất đai, trong nhiều tr−ờng hợp là nguồn
gốc của những vụ tranh chấp gay gắt.
Tr−ờng hợp sau đây là khá phổ biến tại điểm điều tra ở hai tỉnh của miền Bắc và
miền Trung. Hai nhà vốn chung lối đi, thời kỳ hợp tác xã không sao, đến giờ thì nảy sinh
xích mích. Nhiều khi chỉ là tranh nhau vài chục phân của cái lối đi hay của cái hàng rào
vốn tr−ớc kia là chung của hai gia đình. Nhà này yêu cầu nhà kia phải trả tiền cho lối đi
mà tr−ớc kia họ cho đi nhờ. Thậm chí họ buộc gia đình kia phải bỏ tiền mua lối đi. Xã/
ph−ờng xuống giải quyết không đ−ợc, buộc phải đ−a lên cấp cao hơn giải quyết.
Tranh chấp đất do tình trạng xáo trộn chủ cũ, chủ mới khá nhiều tại các xã
đ−ợc điều tra ở vùng nông thôn phía Nam. Trong thời kỳ kháng chiến, đất đai “không
chủ”, kể cả đất của một số cán bộ thoát ly, đ−ợc lấy làm đất công và đem chia cho
nông dân trong làng. Những ng−ời có đất cũ, trong thời gian kháng chiến thoát ly, và
khi hết chiến tranh họ về thành phố ở, nh−ng vẫn muốn đòi lại mảnh đất "chôn nhau
cắt rốn" của họ trên đó có nhà thờ ông bà, cha mẹ. Chủ đất mới, theo nguyên tắc hiện
nay của chính quyền địa ph−ơng, phải thanh toán hoa lợi cho chủ đất cũ một lần,
phần này tính trên mức hoa lợi của mảnh đất hoặc do hai bên thỏa thuận. Trong
thực tế, việc thanh toán giữa hai bên diễn ra khá phức tạp. Chủ đất cũ hoặc không
đồng ý với mức thanh toán hoặc vẫn muốn lấy lại đất cũ.
Những tr−ờng hợp tranh chấp nh− vậy nhiều khi kéo dài năm này qua năm
khác, không ai chịu ai cả. Ng−ời nông dân, một mặt anh ta là một ng−ời hàng xóm
tốt và cần thiết, tới mức mà khẩu ngữ đúc kết lại rằng "bán anh em xa mua láng
giềng gần", và mặt khác, anh ta, vì một chuyện hết sức nhỏ nhặt lại có thể đi đến chỗ
không nhìn mặt ng−ời hàng xóm của mình nữa. T−ơng tự, anh ta là ng−ời vô cùng
xởi lởi khi mời ng−ời hàng xóm của mình ăn uống nhậu nhẹt trong các dịp hiếu hỷ,
giỗ tết nh−ng lại vô cùng so đo, cò kè từng tý khi chia phần!
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Quang Dũng 39
Hai gia đình hàng xóm xích mích nhau chẳng hạn, ng−ời ta không nói ra, có
thể vì nể nang (hay sợ) hoặc cũng có thể do họ nghĩ rằng có nói ra cũng chẳng đ−ợc
cái gì. Trong tr−ờng hợp cực đoan hơn, những xích mích kéo dài không giải quyết
giữa hàng xóm dẫn tới chỗ họ không chào hỏi nhau nữa. Ng−ời ta đi đến chỗ tuyệt
giao với nhau: tình trạng dai dẳng của xích mích sẽ thủ tiêu chính cái nguyên tắc
căn bản của giao tiếp xã hội truyền thống (lời chào cao hơn mâm cỗ).
Lời một cán bộ xã
Ngày x−a đất đai ch−a có giá trị, thời kỳ bao cấp nhiều hộ nông dân còn không muốn
làm, bỏ đất. Nh−ng bây giờ chia đất cho hộ gia đình, ng−ời ta tự chủ làm ăn có hiệu quả nên
thấy đất đai có giá trị. Thế nên bắt đầu có tranh chấpĐây là ruộng của tôi ngày x−a, của làng
tôi ngày x−a, thế là bắt đầu tranh chấp nhau. (TH. 49)
Một trong những giả thuyết đ−ợc đ−a vào cuộc điều tra là nh− sau: có một sự
khác biệt vùng trong quan hệ giữa ng−ời giàu và ng−ời nghèo. Nhóm nghiên cứu phát
hiện tại điểm nghiên cứu ở Nam bộ hình thành một thứ quan hệ “giao kèo” trong nền
kinh tế ruộng đất giữa tầng lớp nông dân khá giả và ng−ời nghèo. Giới nông dân khá giả
cung cấp việc làm, con giống, giống lúa, phân bón và những nguồn lực khác cho canh
tác, còn số nông dân nghèo là nguồn lao động. Cho nên “Ng−ời nghèo cãi với ng−ời giàu
thì ai m−ớn anh. Không có cái chuyện đó!" (TH. 4). Ng−ời nông dân nghèo ở Nam bộ
nhìn sự giàu có của nhóm trung l−u d−ới góc độ của tính hợp lý kinh tế, theo đó thì “cơ
hội thị tr−ờng” và sự thành công về kinh tế là cái đạt đ−ợc bằng nỗ lực cá nhân. Chỉ khi
nào nhóm này với t− cách là tầng lớp khá giả, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm mà
cái “giao kèo” này quy định, khi đó sẽ xuất hiện những bất bình của nông dân.
Về ph−ơng diện lối sống, ng−ời nông dân nghèo Nam Bộ, trong khi thừa nhận
những khác biệt giữa họ và tầng lớp trên này, lại không coi đấy là cái có thể ph−ơng
hại tới sự đoàn kết.
Tại miền Bắc, sự du nhập b−ớc đầu các quan hệ của nền “kinh tế hàng hóa” dẫn
tới tình hình là sự giàu có hiện nay đã bắt đầu đ−ợc nhìn một cách khác. Đấy không còn
có cái ý nghĩa “tiêu cực” nh− vài ba thập niên tr−ớc đây, vốn là cái từng khiến ng−ời ta
phải giấu diếm. Tuy nhiên, nó cũng ch−a hoàn toàn là điều tạo nên sự kính trọng của
tất cả các tầng lớp. Ng−ời ta thừa nhận anh là một cái gì đó nh− mọi ng−ời, với điều kiện
là cung cách xử sự của anh (ng−ời giàu) phải tỏ ra khiêm tốn và kính trọng ng−ời khác.
Sự phân hóa trong nông thôn (ở miền Bắc) từ cái nhìn của nhóm nông dân
nghèo và bộ phận các cán bộ h−u trí, bị coi là tiêu cực do chỗ nó đẻ ra những sự phân
biệt. Trong một số tr−ờng hợp, “tình làng, nghĩa xóm” bị mất mát, và đối với hai nhóm
này đó là hệ quả tiêu cực của sự phân thành các tầng lớp trong nông thôn. Trong bối
cảnh nền kinh tế quá độ, những chênh lệch về tài sản và thu nhập vẫn còn có thể là
đối t−ợng của những lời dị nghị. Biểu hiện rõ nét nhất của thái độ này là sự hoài nghi
từ phía ng−ời nghèo về tính hợp pháp của sự tích lũy tài sản của những hộ giàu.
"Thỉnh thoảng họ cũng có chút đố kị ganh tị với ng−ời giàu hơn mình" (TH. 33).
Tr−ờng hợp khi có một chuyện gì đó không vừa ý với ng−ời hàng xóm khá giả của
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân ... 40
mình, ng−ời ta để bụng và không nói ra miệng. Nh− tất cả mọi tr−ờng hợp, cung cách xử
sự quen thuộc của ng−ời nông dân trong tr−ờng hợp này là thái độ xa lánh, không đi lại,
không mời mọc vào những dịp hiếu hỷ, lễ tết của mình hoặc của gia đình nọ. Những
hoạt động t−ơng trợ, “đổi công” vốn là cái diễn ra hàng ngày trong xã hội nông thôn,
cũng sẽ mất đi trong những dịp nh− vậy. Từ chối những hoạt động ái hữu hay hiếu hỷ
đối với một ng−ời nào đó, trong xã hội nông dân, điều đó đồng nghĩa với một sự “tẩy
chay”! Ng−ời ta sẽ giải thích rằng chỉ có anh giàu nh−ng anh cậy anh thế này thế nọ thì
ng−ời ta xa lánh anh, thậm chí anh có việc nọ việc kia ng−ời ta cũng lờ đi không đến.
Ng−ời nông dân miền Bắc có thể là một "con nợ tồi" của ng−ời hàng xóm của
mình, nh−ng anh ta lại thực hiện rất tốt các nghĩa vụ đối với Nhà n−ớc (thuế nông
nghiệp, lao động công ích, thủy lợi phí, v.v.). Trong khi đó dữ liệu của cuộc nghiên
cứu lại cho thấy một nhóm nhỏ trong nông thôn th−ờng xuyên tỏ thái độ chây ỳ,
ngang b−ớng, họ làm ruộng trên đất công (nhà n−ớc) nh−ng lại không đóng thuế
nông nghiệp, không đóng thủy lợi phí, vận động thế nào cũng không chịu đóng! Một
cung cách xử sự nh− vậy cho thấy trong điều kiện hiện nay, bên cạnh cái tính cố kết
chặt chẽ của làng, cạnh một tập thể ng−ời coi việc chấp hành các đ−ờng lối của nhà
n−ớc là nghĩa vụ công dân, lại tồn tại một loại nhân vật sống theo kiểu "bên lề". Anh
ta sống ngoài lề mọi nguyên tắc chung, thách thức với tất cả mọi ng−ời.
Chân dung nhóm sống bên lề
Đấy là những ng−ời chây ỳ, ví dụ nh− là anh làm ruộng của tập thể thì anh phải
nộp sản phẩm, nh−ng mà anh lại không trả thuế nhà n−ớc. Thủy lợi phí ng−ời ta bơm n−ớc
cho anh, anh không trả, ng−ời ta bảo vệ đồng ruộng cho anh, anh cũng không nộp. Anh làm
đ−ợc bao nhiêu anh ăn tất, đấy là anh chây ỳ, đấy. Thế thì khi chính quyền đến đòi thì
ng−ời ta bảo không nợ.
... Họ cứ để xem cán bộ thôn làm gì đ−ợc họ, đấy là một. Hai nữa là xem xã xử lý họ
nh− thế nào, nếu mình làm căng thì có thể là họ nộp đấy. Còn nếu nh− mình không làm căng
thì họ cứ ỳ ra. Nó cứ ngang thế. Pháp luật họ hiểu nh−ng cứ coi là không biết đấy. Cứ ngang
nh− thế để xem thử sức mấy ông cán bộ thôn. (TH. 59)
Trong những hoàn cảnh nh− thế, không phải chỉ là thái độ thách thức với bộ
máy cán bộ tại cơ sở, mà còn là quay mặt lại với cả cộng đồng. Ngay cả khi đ−a ra các
cuộc họp dân để phê bình, góp ý, họ cũng bất cần; thông báo trên loa, đài của xã họ
cũng không lấy thế làm điều xấu hổ.
Trừ số trung l−u mới và các cán bộ h−u trí, cựu chiến binh, thì nông dân, trên
thực tế đều có khả năng “lâm tình huống” t−ơng tự!
2. Các tổ chức chính trị xã hội giải quyết xích mích
Hoạt động nông nghiệp và xã hội nông thôn bao gồm một loạt những quan hệ
trợ giúp và lệ thuộc: đổi công, t−ơng trợ, quan hệ họ hàng (họ nội và họ ngoại), quan
hệ thông gia, hàng xóm láng giềng. Khác biệt khá rõ với cái không gian thành thị:
"Nhà nọ cách nhà kia một bức t−ờng, ở cạnh nhau mà cũng không ai biết nhà bên
cạnh mình làm cái gì và ra đ−ờng thì ng−ời ta không chào hỏi nhau" (TH.32), làng,
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Quang Dũng 41
xóm (thôn, ấp) chính là nơi mà cách sống nghiêng về mặt tình cảm của ng−ời nông
dân đ−ợc nuôi d−ỡng và có điều kiện thể hiện nhiều nhất.
Trong lĩnh vực giải quyết các xích mích, sự lựa chọn giữa hai loại thể chế xã
hội (công/ t−) của ng−ời dân, đặc biệt là nông dân, khá dứt khoát. Dù sao, cái quan
hệ thể chế tại miền Bắc, miền Trung và ngay cả trong Nam bộ vẫn là cái quan hệ
phổ biến nhất hiện nay. Thế cho nên, trong việc giải quyết các xích mích thì ng−ời
dân vẫn tìm đến các thể chế xã hội chính thức: chính quyền (thôn, ấp, xã), các đoàn
thể chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng. Nếu nh− t− nhân - những Mạnh
Th−ờng Quân (phổ biến tại Nam Bộ) và những ng−ời có uy tín tại địa ph−ơng- tham
gia khá tích cực vào công tác từ thiện, thì vai trò của nhóm này lại không rõ rệt trong
lĩnh vực giải quyết các xích mích tại cơ sở.1
Nhiệm vụ và biện pháp của các đoàn thể giải quyết xích mích
Các Hội phải làm đúng nhiệm vụ và chức năng của mình là bảo vệ và chăm lo đời
sống xã hội cho nông dân và nhân dân, cho nên khi giải quyết khiếu kiện cho nông dân
chúng tôi chủ yếu sử dụng biện pháp tuyên truyền làm sao cho ng−ời dân ngày càng hiểu
đầy đủ pháp luật, một khi họ đã hiểu đ−ợc chủ tr−ơng và chính sách tốt của Đảng và Nhà
n−ớc thì họ thôi không khiếu kiện, họ nhận thức vấn đề khác đi. Tuyên truyền, vận động
và phổ biến làm cho nhận thức cao lên, xích mích đó bản thân tự nó mất đi. H−ớng thứ hai
là tham gia vào hòa giải xích mích trong nội bộ nông thôn, mình cũng không nên đặt vấn
đề quan trọng làm gì, không nên đao to búa lớn làm gì, bằng con đ−ờng gặp gỡ trực tiếp,
phân tích có đầu có đuôi một cách hợp lý để cho những ng−ời trong cuộc tự họ nhận thức
đ−ợc cái đúng cái sai để tự họ dàn xếp. Cái này là h−ớng chủ đạo, chúng tôi cho rằng h−ớng
này sẽ đi đến đoàn kết nội bộ nông thôn thật tốt. (TH. 50)
Trong số các đoàn thể quần chúng tại địa ph−ơng thì Hội ng−ời cao tuổi cùng
với Hội phụ nữ thực hiện tốt nhất công tác hòa giải. Nhóm cán bộ h−u trí thực hiện
tốt công tác hòa giải không phải dựa trên một thứ uy tín có nguồn gốc từ một thứ
"lão quyền" thuần túy. Thật vậy, tính tích cực xã hội và sự −u trội của chiều cạnh
chính trị trong nhân sinh quan của nhóm cán bộ h−u trí và cựu chiến binh, khiến các
cụ trở thành lực l−ợng nòng cốt trong công tác hòa giải, kể cả khi với t− cách thành
viên tổ hòa giải hay t− cách thành viên của nhóm đoàn thể các cụ cao tuổi.
Tại miền Bắc, hiện nay hợp tác xã vẫn tiếp tục làm chức năng dịch vụ: cày,
cung cấp con giống, phân bón, và dù rằng công việc dịch vụ này dựa trên sự
thỏa thuận giữa hợp tác xã và nông dân chăng nữa, thì xét về mặt nguyên tắc, nó
cũng vẫn có tính chất một thể chế công. Phần nào giống nh− anh nông dân miền
Bắc vẫn trông vào hợp tác xã để giải quyết các nhu cầu canh tác của mình (đối với
nông dân miền Nam thì đó là các hội quần chúng), ng−ời nông dân Nam Bộ còn
tìm đến ng−ời giàu khi mà vấn đề cá nhân của anh ta, trong một số tr−ờng hợp
nào đó, không giải quyết đ−ợc trong khuôn khổ của các thể chế xã hội. Vô số nhu
1 Tài liệu của một cuộc khảo sát về ng−ời cao tuổi cho biết số l−ợng các nhà hảo tâm làm từ thiện trong
Nam Bộ đông hơn tại miền Bắc nhiều lần (xem: Bế Quỳnh Nga, 2001).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân ... 42
cầu có tính cá nhân nh− vậy: vay một khoản tín dụng, đề nghị ứng tr−ớc một số
đầu t−, phân bón. Và trong khung cảnh Nam Bộ, nơi mà các “quan hệ hàng hóa
tiền tệ” phát triển hơn so với miền Bắc khá nhiều thì quan hệ ng−ời giàu và ng−ời
nghèo trong Nam bộ có tính chất của một quan hệ lệ thuộc điển hình: “đám anh
Hai trong ấp bảo gì th−ờng là họ nghe ngay!" (TH.11).
Dù sao cái quan hệ "đàn anh" và "đàn em", ngay cả tại Nam Bộ cũng ch−a
phải là cái quan hệ xã hội chủ đạo. Các quan hệ này vốn có truyền thống trong
Nam Bộ nh−ng cũng chỉ phát triển ở một trình độ cao hơn miền Bắc mà thôi, nó
cũng ch−a có "hiệu lực xã hội" bao nhiêu. Bên cạnh cái quan hệ lệ thuộc cá nhân
mới xuất hiện này thì quan hệ giữa bộ máy cán bộ và nhân dân với t− cách là
thành viên của các đoàn thể quần chúng mới là cái chủ đạo tại cơ sở. Và ng−ời
dân (đặc biệt là nông dân của chúng ta) tồn tại giữa mạng l−ới của các quan hệ
đó, và việc họ h−ớng tới cái gì trong các thể chế xã hội (công hay t−) để giải quyết
những vấn đề của mình, thì điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu của họ cũng
nh− bản thân họ là thế nào!
Những quan hệ thể chế ấy trộn lẫn với ký ức của ng−ời nông dân nghèo về
quá khứ của họ có lẽ là nguồn gốc của những ứng xử và thái độ hiện nay liên
quan tới sự tham gia của nhóm ng−ời này vào các sinh hoạt đoàn thể chính trị xã
hội tại cơ sở. Ta biết rằng tr−ớc những năm 50, nông dân Nam Bộ hầu hết là tá
điền. Các cuộc cải cách điền địa của chính quyền cũ có biến một số tá điền (nông
dân không đất) thành những ng−ời "tiểu sở hữu", và sự du nhập nền sản xuất
hàng hóa nhỏ vào nông thôn cùng với viện trợ Mỹ từ những năm 60, còn làm xuất
hiện thêm, bên cạnh những nhân vật cũ của xã hội ruộng đất truyền thống (địa
chủ, tá điền) một vài kiểu ng−ời mới: t− sản nông thôn và lao động làm thuê trong
nông nghiệp (R. Sansom, 1970). Đoạn sau đây dẫn lại từ cuộc họp nhóm tập trung
tại điểm nghiên cứu trong Nam bộ, trong đó ng−ời nông dân nghèo hồi t−ởng lại
sự cách biệt giữa họ với các giai cấp giàu có tr−ớc năm 1975.
Hồi ức của ng−ời nông dân nghèo
Ng−ời giàu với ng−ời nghèo hồi x−a khác biệt dữ lắm, ng−ời ta khi dễ ng−ời nghèo.
Ngày x−a anh muốn chết hay làm gì mặc anh. Ng−ời nghèo quá cách xa với ng−ời giàu. Tôi
nghĩ lại mà thấy tủi vô cùng, thấy ng−ời giàu họ ăn uống mà mình thèm, mình thì thiếu ăn..
Bây giờ bà con hàng xóm thăm hỏi nhau lúc ốm đau, chứ ngày tr−ớc mình đi bên
cạnh ng−ời ta cũng không đ−ợc. Đ−ờng đi của nhà giàu cũng riêng, anh nhà nghèo lộn qua
là nó đánh anh chết (Thảo luận nhóm tập trung)
Một sự so sánh với quá khứ trong đó ng−ời nông dân bị khinh rẻ, với tình
huống hiện nay, khi mà anh ta, mặc dù vẫn là ng−ời nghèo nh−ng lại là thành viên
của một hội, đoàn thể quần chúng là điều mấu chốt trong suy nghĩ của ng−ời nông
dân nghèo. Vẫn là lời của ng−ời nông dân này: "Bây giờ tôi thấy địa ph−ơng mình đỡ
lắm. Có hội chữ thập đỏ này, có hội ng−ời cao tuổi, hội phụ nữ còn lo, còn chăm sóc
cho mọi ng−ời chớ ngày x−a đâu có cái đó. Giờ thì ai cũng bình đẳng hết. Dễ gì mà có
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Quang Dũng 43
cái đó" (Thảo luận nhóm tập trung).
Phát ngôn này đại diện cho ngôn ngữ phổ biến của ng−ời nông dân trong Nam
Bộ: ở trong Hội thì cái thân phận ng−ời nghèo của anh ta mới đ−ợc cải thiện. Điều
này không phải chỉ tồn tại ở bình diện của những ý niệm và suy t−ởng, mà nó có cơ
sở hẳn hoi. Hiện nay đoàn thể là nơi cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn và
những kiến thức về canh tác cho nông dân, bên cạnh các nguồn chính thức khác của
nhà n−ớc và t− nhân. Tóm lại, t− cách thành viên của một đoàn thể quần chúng nó là
cái làm anh ta- ng−ời nông dân nghèo- có khả năng trở thành một "con ng−ời bình
đẳng" nh− mọi ng−ời khác. Và điều đó tạo thành cái động cơ chủ yếu khiến ng−ời
nông dân tham gia các đoàn thể quần chúng nhiệt tình nhất.
Cũng vẫn nhìn từ góc độ này, ta hiểu đ−ợc tại sao ng−ời phụ nữ Nam Bộ, nhất
là phụ nữ nghèo tại cơ sở, hăng hái trong các sinh hoạt đoàn thể. Với cái hồi ức còn
nóng hổi của họ về cuộc sống cũ, thì việc tham gia hội hiện nay thực chất là sự thay
đổi thân phận. Đây là một lý do căn bản giải thích tại sao ng−ời phụ nữ cùng với
đoàn thể của họ lại có thể làm đ−ợc nhiều công việc đến thế trong khá nhiều lĩnh
vực: xoá đói giảm nghèo, giải quyết xích mích.
Trừ một số thuộc về nhóm trung l−u tại Nam Bộ "bận bịu làm ăn", không
thích tham gia các đoàn thể, trên thực tế "không ai ở ngoài đoàn thể cả", và khi
thành viên của một đoàn thể nào đó vi phạm hay có xích mích thì việc đầu tiên là
ng−ời ta thông báo cho cái đoàn thể đó giải quyết. Chính quyền (thôn hay xã) về
nguyên tắc cũng ủng hộ cách làm này. Một cán bộ của cái đoàn thể trong đó có ng−ời
phạm lỗi sẽ đến gặp đ−ơng sự để tìm hiểu "vấn đề". Sau đó, nếu vụ việc không lớn thì
đoàn thể này tại cơ sở sẽ thông báo cho chính quyền biết rằng họ sẽ giữ sự việc lại để
giải quyết (chủ yếu là giáo dục) trong nội bộ!
3. Tổ hòa giải
Xích mích trong "nội bộ nhân dân" (hàng xóm láng giềng, bà con họ hàng)
ngay cả khi cái lý do mà ng−ời ta nêu ra là "kinh tế" thì lắm lúc thực chất lại chỉ bắt
nguồn từ thái độ với nhau mà thôi. Hai nhà vẫn đi chung con đ−ờng, nhân vì một cái
chuyện gì đấy, thế là không cho nhà kia đi nữa, lấy cớ là đ−ờng này của mình thì mình
rào lại, không cho đi, buộc ng−ời kia phải cầu cạnh. Một đứa cháu con của ng−ời chị cả,
bán r−ợu cho dì, nó đong r−ợu có hơi vơi một tí. Bà dì nói cháu, cháu cũng nói lại. Dì
chấp vặt, lại nóng nữa, mắng cháu đại ý rằng mày là con là cháu mà mày nói láo, tao
có quyền đánh. Dì tóm tóc cháu, tát nó một cái. Đứa cháu về mách mẹ (bà chị cả). Bà
chị sang mắng em, em mới cãi lại. Từ chỗ đó, bà chị cả lại lôi kéo bà chị hai vào hùa
cùng với mình đòi chia thừa kế mảnh đất trên đó ng−ời em đang ở. Vô số ví dụ t−ơng
tự có thể minh họa cho tính chất "phi kinh tế" của các xích mích trong nông thôn (hay
thành thị) miền Bắc. Tựu trung, ở đây chỉ là vấn đề cung cách mà thôi.
Những xích mích kiểu nh− vậy là phổ biến và thực chất của nó lại không
nằm ở cái lý do pháp lý (thừa kế) mà ng−ời ta nêu ra. Cho nên, nếu không tìm
hiểu kỹ l−ỡng và giải quyết bằng những biện pháp thích hợp (hòa giải bằng tình
cảm) thì dễ bế tắc. Nếu có đ−a lên xã, xã không biết đ−ờng nào mà giải quyết.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân ... 44
Theo pháp luật thì bí. Phải đ−a lên huyện. Thậm chí huyện giải quyết đến cả
năm, vài năm cũng không xong. Cái đó chỉ có “tình làng nghĩa xóm” cùng với tổ
hòa giải mới giải quyết đ−ợc.
Giải quyết xích mích bằng các biện pháp tình cảm (thuyết phục, vận
động) có đ−ợc tính chuyên môn cao nhất với hoạt động của tổ hòa giải. Trong
hoạt động của tổ (hoặc ban Hòa giải), sự giải quyết xích mích bao giờ cũng phải
dựa vào công tác thuyết phục, vận động, giải thích, nghĩa là nói về cái tình chứ
không phải là nêu ra cái lý. Nhiều tr−ờng hợp, việc giở lý lẽ ra với nhau chỉ tổ
làm cho việc giải quyết đi đến chỗ bế tắc. Kiên trì công tác hòa giải có thể nói là
xu h−ớng của việc giải quyết xích mích hiện nay, đặc biệt ở miền Bắc và miền
Trung. Thậm chí tại điểm nghiên cứu ở Sóc Trăng, khi có chuyện xích mích hay
xích mích, ng−ời ta vẫn mời ra hòa giải 3 lần, cứ 7 ngày lại mời một lần, trong
vòng 21 ngày để đ−ơng sự suy nghĩ và nếu họ nhất trí với cách hòa giải của cơ sở
thì sẽ không phải chuyển vụ việc đi đâu hết.
Ngay khi việc đ−a ra chính quyền rồi (xã, huyện) thì tr−ớc hết cũng phải
là hòa giải đã. Chẳng hạn, tr−ờng hợp vợ chồng xin ly hôn thì lên tới tòa án
(huyện, tỉnh) cũng phải thực hiện công tác hòa giải tr−ớc hết theo đúng pháp
luật về hòa giải đã ban hành (Luật hôn nhân và gia đình, điều 86). Cũng luật
này, điều 88 quy định rằng sau khi đã thụ lý đơn ly hôn của hai bên, tòa án tiến
hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Tại cơ sở, việc hòa
giải th−ờng đ−ợc tiến hành làm 3 lần và lần này cách lần kia không d−ới 15
ngày, mục đích là để cho đ−ơng sự có thời gian suy nghĩ cẩn thận tr−ớc khi tòa
quyết định dứt khoát cho ly hôn.
Nhận xét của một cán bộ về tầm quan trọng của hòa giải
Không có điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động của tổ hòa giải này, nh−ng nó có
tác động rất lớn. Nhiều cái tranh chấp rất nhỏ, không giải quyết từ cơ sở thì nó sẽ là mầm
mống của những khiếu kiện kéo dài lên. Lên huyện không giải quyết đ−ợc, thậm chí lên tới
tỉnh không giải quyết đ−ợc, nh−ng nếu tr−ớc đó hòa giải tốt thì nó không xảy ra. Chỉ cần tranh
chấp một cái đ−ờng đi thôi. Về nguyên tắc nhà thì phải có ngõ. Ngõ đó từ hồi tr−ớc tới giờ phải
đi nhờ thông qua nhà khác. V−ờn ông đây, v−ờn tôi đây thì tôi phải đi nhờ qua v−ờn ông. Cái
đ−ờng đi nhờ này nó hình thành từ mấy năm nay rồi. Nh−ng mà khi đăng ký quyền sử dụng
đất thì ông cho đi nhờ lại đăng ký luôn cái ngõ. Nhà n−ớc thì không biết chuyện ấy. Ai mà kiểm
tra đến từng cái đ−ờng đó. Khi có đăng ký quyền sử dụng đất thì ông chủ đất bịt luôn ngõ, thế
là anh này không có lối đi. Đứng ra về mặt pháp luật thì giải quyết nhiều khi cũng không đ−ợc
đâu. Giải quyết cho ông này thì ông kia không có đ−ờng đi. Ông này thì ông ấy lại đúng là đã có
đăng ký bìa đỏ rồi. Bây giờ muốn giải quyết cho ông này thì phải điều chỉnh cái bìa đỏ (giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất)... (TH.22)
4. Chính quyền cơ sở
Ng−ời nông dân nghèo dễ nổi nóng và cũng dễ bỏ qua. Sự "bột phát", dễ đi đến
xô sát là một đặc tr−ng rõ nét cho cách xử sự của nông dân khi có mâu thuẫn, xích
mích, nh−ng cũng chỉ là một mặt trong cái cung cách xử sự đó mà thôi. Thật thế,
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Quang Dũng 45
cũng vẫn con ng−ời dễ "nóng mắt" ấy, lại chóng làm lành, thậm chí trong những vụ
va chạm to tát, có đánh nhau gây th−ơng tích. Lời một cán bộ tại điểm nghiên cứu
"Ng−ời miền Bắc thì tôi thấy họ hiền lành lắm, cực chẳng đã họ mới nói thôi. (...) Có
cái gì ng−ời ta bực lên ng−ời ta cũng nói gay gắt đấy. Thế nh−ng mà nếu mình giải
quyết nó có tình có lý ng−ời ta cũng nghe" (TH.49).
Việc giải quyết xích mích một cách "có tình có lý" nh− thế, trong rất nhiều
tr−ờng hợp do nhân vật tr−ởng thôn, đại diện của chính quyền cấp xã tại thôn tiến
hành. Tranh chấp đất đai chẳng hạn thì ông tr−ởng thôn đứng ở giữa hòa giải hai
bên. Nếu ng−ời ta không thông cảm với nhau thì lập biên bản gửi lên xã, sẽ có cán bộ
chuyên trách giải quyết, ví nh− tranh chấp đất đai thì cán bộ địa chính phụ trách sẽ
xem xét vấn đề
Nhân vật tr−ởng thôn do dân bầu ra, anh ta th−ờng là ng−ời trong một gia
đình nền nếp, g−ơng mẫu, đ−ợc cả thôn biết tới và kính trọng, và vì mọi ng−ời đều
biết và tôn trọng nên anh ta làm công việc hòa giải. Ng−ời dân muốn giải quyết
nhanh các xích mích, họ th−ờng đến gặp tr−ởng thôn hơn là đ−a sự việc lên xã.
Dân họ thích giải quyết bằng "tình làng nghĩa xóm" hơn là giải quyết theo pháp
luật, một phần vì "giải quyết theo theo pháp luật tại xã kéo rê, kéo dài. Trong khi
ng−ời dân yêu cầu giải quyết ngay" (TH.22). Thái độ này có nguồn gốc từ sự đoàn
kết của làng lại vừa do tính chất hạn chế của cái khung nhận diện xã hội của
nông dân. Ng−ời dân (nhất là nông dân) coi chính quyền là cái gì đó xa cách với
hiện thực hàng ngày của họ 2.
Tại miền Bắc, dù ng−ời ta nói nhiều đến vai trò và ảnh h−ởng của tr−ởng
thôn, nh−ng trên thực tế, hoạt động của nhân vật này hầu nh− đều gắn liền với
các vai trò khác trong thôn. Anh ta không tiến hành một công việc gì mà lại
không tham khảo ý kiến của đại diện các ban ngành khác nh− Hội Nông dân, Hội
Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Thu thuế nông nghiệp chẳng hạn.
Về nguyên tắc, khi có thông t− thuế từ trên ủy ban nhân dân xã gửi về, anh ta có
thể thông báo cho từng hộ gia đình danh sách và mức thuế, rồi căn cứ trên cái
danh sách đó đi huy động thuế và nộp cho bộ phận thuế của huyện về tiến hành
công việc này ở từng xã. Tuy nhiên, tr−ởng thôn bao giờ cũng bắt đầu công việc
này bằng cách thông báo vấn đề trong Hội nghị quân dân chính, tìm biện pháp để
tranh thủ sức mạnh tập thể giải quyết công việc.
2 Đây cũng là ứng xử quen thuộc của xã hội truyền thống tr−ớc năm 1954. Condominas trong một khảo luận
có giá trị về làng Việt truyền thống viết rằng “quyền tự trị của cộng đồng nông thôn đối với chính quyền
trung −ơng thể hiện một cách chủ yếu là tiêu cực, ng−ời dân làng chỉ lo làm sao giải quyết mọi vấn đề, kể cả
xung đột, mà ít phải lên đến cửa quan đại diện cho chính quyền trung −ơng (mà không bao giờ phải lên cửa
quan thì càng tốt.” ( G. Condominas, 1997 ) .
Ng−ợc lên nữa, ở thế kỷ XVIII, ng−ời ta có thể đọc thấy trong các bản H−ơng −ớc (lệ làng)
nguyên tắc giải quyết nội bộ các xích mích “Trong làng cốt lấy sự không kiện nhau là quý, phàm ai có sự gì
uất ức phải trình làng để làng xét xử, không đ−ợc đ−a nhau đi kiện ở quan. Nếu làng xét xử không đ−ợc rõ
ràng công bằng thì mới đ−a nhau đến quan xử, quan xử y nh− làng xử thì làng phạt lợn 1 con giá là 3 quan.
Nếu không trình làng đi kiện ở quan, làng cũng phạt nh− vậy.” ( H−ơng −ớc của làng Quỳnh Đôi ).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân ... 46
Tr−ởng thôn làm công tác hòa giải
Ông này là đ−ợc dân bầu ra, đ−ợc uy tín của dân, đại diện cho dân ở đó tham gia bộ
máy của xã. Ng−ời ta biết ổng nên ổng làm chức năng hòa giải. Nếu anh có tranh chấp thì
tr−ớc hết là ông tr−ởng thôn đến hòa giải cái đã. Tại vì hòa giải không phải là sự giải quyết
công việc theo luật nhà n−ớc mà là sự tự nguyện. Anh làm cái gì mà dân họ tự nguyện chấp
hành thì đ−ợc. Tức là tôi với anh tranh chấp mảnh v−ờn thì anh thôn tr−ởng tới nói có tình có
lý, nói quy định của nhà n−ớc là thế này, quy định của địa ph−ơng là thế này, rồi nguồn gốc
bên anh, bên tôi là nh− thế này. Thôi thì bây giờ anh làm vậy là sai pháp luật rồi, bà này làm
vậy là đúng này. Thôi bây giờ tr−ớc hết thôn hòa giải, hai hộ gia đình thống nhất với nhau
một biên bản. Tôi thống nhất ranh giới của anh A là nh− thế này, của anh B là nh− thế này,
tôi không có khiếu kiện gì cả. Tức là việc nó thay đổi trong nội bộ nhân dân chứ không đ−ợc
điều chỉnh bằng một quyết định hành chính để giải quyết cái tranh chấp đó. Với sự hòa giải
của thôn thì chỉ đi tới văn bản thỏa thuận giữa hai bên do ông thôn là ng−ời làm chứng ký vào
thôi, nó không có giá trị pháp lý. (Lời một cán bộ huyện- TH.22)
Việc tr−ởng thôn chia sẻ quyết định với các nhân vật khác trong thôn đ−ợc
nhìn nhận nh− một ph−ơng pháp làm việc tích cực và có hiệu quả. Trong lĩnh vực giải
quyết xích mích, tình hình lại càng nh− vậy. Thật thế, ông tr−ởng thôn quan trọng,
nh−ng ông ta lại phải biết kết hợp với bên chi bộ Đảng và Mặt trận tổ quốc thì công
việc mới "xuôi chèo mát mái" đ−ợc! (lời một cán bộ). Tóm lại, các nhân vật lãnh đạo này
phải tạo thành một "bộ ba": tr−ởng thôn, bí th− và đại diện cho mặt trận Tổ quốc tại
thôn. Bao giờ giải quyết vụ việc thì ông bí th− chi bộ đảng thôn, ông tr−ởng thôn, ông
mặt trận thôn kết hợp lại, hội ý xong thì mới mời đến đại diện bên phụ nữ, cựu chiến
binh, nông dân và các đoàn thể khác. Về mặt "lý luận", ng−ời ta tôn trọng ông bí th−
chi bộ hơn hết, nh−ng ng−ời tổ chức trực tiếp các công việc lại là ông tr−ởng thôn.
Các quyết định về mặt hành chính không phải bao giờ cũng có hiệu lực. Nhiều
quyết định đối với một sự việc kiện cáo hay xích mích nào đó tại cấp xã, cấp huyện,
thậm chí cấp tỉnh trên thực tế không đ−ợc đ−ơng sự thi hành. Ng−ời ta hiểu tại sao
trong những tr−ờng hợp nh− vậy, chính quyền lại quay về vận dụng tới sức ép của
"d− luận" làng xóm. Các cuộc họp chung (họp thôn) là biện pháp có ý nghĩa nh− vậy.
Khi mà việc giải quyết nội bộ một xích mích với nhau hay các tr−ờng hợp vi
phạm trật tự trị an không có kết quả, thì buộc chính quyền phải sử dụng tới biện
pháp này. Tại miền Nam, các cuộc họp chung cũng đ−ợc sử dụng nh− là cái áp lực
cuối cùng tại cơ sở đối với đ−ơng sự khi mà việc giải quyết xích mích tại nhóm gia
đình và tổ hòa giải không có tác dụng.
Công việc này bao giờ cũng do chính quyền thực hiện. Tr−ớc tiên, tr−ởng thôn
thông báo cho gia đình này biết là ngày ấy, giờ ấy sẽ họp dân lại để mọi ng−ời góp ý
cho việc của ông bà xem đúng sai thế nào. Th−ờng là đ−ơng sự rút lui, nghĩa là xin
đừng có đ−a anh ta và vụ việc ấy ra phê phán tại cuộc họp dân nữa, anh ta sẽ cố
gắng thu xếp (các khoản nợ) hoặc là hứa hẹn sửa chữa nếu đó là chuyện liên quan
đến việc gây rối trật tự trị an. Nếu đ−ơng sự cố tình chầy bửa, ngang ng−ợc thì buộc
phải đ−a ra dân họp thật để mọi ng−ời góp ý cho gia đình này.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Quang Dũng 47
Trong các cuộc họp thôn, xóm, bao giờ ng−ời dân cũng sẵn sàng phân tích,
tham gia đóng góp những cái đúng, cái sai. Tuy vậy, tốt nhất là không nên để xảy ra
những việc xích mích, mâu thuẫn, bởi vì "đúng hay sai thì cũng là mất đoàn kết, mất
tình cảm, và cái tình lại là một cái quý nhất của đời sống Việt Nam" (TH.39). Xuất
phát từ đó (cái Tình) thì việc đ−a ra Pháp luật để giải quyết xích mích là không hay.
Lý lẽ dễ làm cho ng−ời ta xa nhau!
Đ−a ra dân họp
Cái đó phải đ−a ra, nếu mà không đ−a ra thì ng−ời ta cứ ì ra thôi. Cho nên những
nhà mà ng−ời ta sai ng−ời ta không nhận thì chỉ có cách đ−a ra họp dân thôi để dân góp ý ...
Tuy nhiên, cái lòng tự trọng ng−ời ta lớn, thì ng−ời ta không muốn đ−a ra để hội nghị dân
phân tích những cái đúng cái sai cho ng−ời ta đâu. Tự họ xin, ví dụ cán bộ thôn đi báo ngày
mai hoặc ngày kia tổ chức hội nghị họp dân là mời ông bà ra dự để nhân dân trong cuộc họp
nói về những cái việc đúng việc sai của gia đình. Thì ng−ời ta bảo thôi, tự gia đình chúng tôi
giải quyết, để tự chúng tôi giải quyết chứ đ−a ra dân sau này mang tiếng. Không những
mang tiếng cho chúng tôi, mang tiếng cho con cháu chúng tôi mai sau nữa. Ng−ời ta cũng rất
sợ, vâng, sợ vì xấu hổ. Hai nữa cái nợ nần dây d−a sản phẩm nộp thuế cho nhà n−ớc cũng vậy
thôi. Chúng tôi cứ dọa là đ−a lên báo đài thông báo nhà ông A nhà bà B nợ bao nhiêu cân
thóc thuế với nhà n−ớc ấy, đóng góp với tập thể này, vì ng−ời ta ì lắm thì ng−ời ta bảo thôi
đừng có đ−a, khó khăn ngày một ngày hai chúng tôi vay m−ợn chúng tôi nộp đủ. Thế ng−ời
ta đã hứa nh− thế rồi thì mình không cố tình. Chủ yếu vừa động viên vừa dùng biện pháp
kích động để cho ng−ời ta thực hiện.(TH.67)
Làng ở miền Bắc vẫn tiếp tục là cái khung nhận diện xã hội cơ bản của nông
dân và do thế, về cơ bản, ng−ời nông dân mong muốn giải quyết êm thấm các xích
mích trong nội bộ làng xóm: "Ra đội khác nhau là ra làng khác, là ra xã hội khác. Ra
xã là xã hội rồi, theo tôi là nh− thế" (TH.26). Khái niệm "chính quyền xã" trong ý
thức nông dân bắt đầu cho một không gian xã hội khác, nơi ng−ời ta không mấy quen
thuộc và rất sợ bị mất thể diện. Có xích mích cãi nhau, nếu ông tr−ởng thôn dọa một
câu là “ông bà còn to tiếng xin mời lên gặp ủy ban” là mọi ng−ời đều im. "Đ−a nhau
ra chính quyền" có nghĩa là ra khỏi cái khuôn khổ quen thuộc của "tình làng, nghĩa
xóm", nơi mà ng−ời ta có thể "chín bỏ làm m−ời" cho nhau.
Khi xích mích buộc phải chuyển lên xã thì sẽ bị thông báo cho cả xã đều biết.
Cái loa phóng thanh và việc loan tin cụ thể (tên, địa chỉ của đ−ơng sự, nơi ở) cùng với
nội dung vụ việc sẽ góp thêm áp lực vào những biện pháp có tính "c−ỡng chế" mà
chính quyền sẽ buộc phải thực hiện đối với ng−ời vi phạm.
5. Một vài nhận xét để tiếp tục nghiên cứu
Lối sống nghiêng về mặt tình cảm là cái chi phối cuộc sống Việt Nam, nhất là
tại nông thôn. Có lẽ đây là một trong những nguồn gốc của việc đa số nhân dân
th−ờng coi xích mích, mâu thuẫn là cái gì đó "tiêu cực". Sử dụng tới “sức mạnh” tập
thể cũng nh− dựa vào công tác thuyết phục, vận động, giải thích, là nguyên tắc quán
triệt trong việc giải quyết xích mích ở hầu hết các thể chế xã hội tham gia hòa giải:
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân ... 48
các đoàn thể quần chúng, chính quyền và tổ hòa giải. Giải quyết xích mích bằng các
biện pháp tình cảm có đ−ợc tính chuyên môn cao nhất với hoạt động của tổ hòa giải.
Cách hiểu các xích mích cũng nh− các biện pháp giải quyết xích mích nh− thế cho
thấy cái nhìn rất đặc tr−ng về đời sống nhóm: nó coi bản chất của đời sống này là
thống nhất và hài hòa, và mọi nguy cơ xói mòn tính đồng nhất xã hội đều là tiêu cực.
Điểm quy chiếu xã hội căn bản của nông dân cho tới nay vẫn chủ yếu là cộng
đồng làng. Nếu nh− cách nhìn của ng−ời nông dân đối với xích mích thể hiện lối sống
nghiêng về mặt tình cảm, thì mặt khác, nó gắn liền với một không gian xã hội nhất
định là làng. Một bằng chứng phổ biến trong lĩnh vực này nằm ở cách xử sự của đa số
nhân dân, nhất là trong nông thôn, luôn cố gắng giải quyết xích mích trong nội bộ
(làng, xóm). Và nếu nh− các thể chế công (tập thể) chứ không phải là những cá nhân
(nh− ta đã bắt đầu thấy trong lĩnh vực làm công tác từ thiện), vẫn đóng vai trò chủ
yếu trong việc giải quyết các xích mích trong cộng đồng hiện nay, thì hoạt động của
các thể chế này tỏ ra có hiệu lực nhất vẫn là tại cấp độ Làng.
Từ những kết luận ban đầu ở trên, vấn đề đặt ra từ cuộc nghiên cứu này, theo
tôi, chính là vấn đề ý thức pháp lý của ng−ời dân. Dữ liệu của nghiên cứu gợi ra rằng
ý thức pháp lý của ng−ời dân, đặc biệt là nông dân, vẫn giới hạn chủ yếu trong
khung cảnh của những thể chế xã hội truyền thống: làng và gia đình. Sự kiện này,
theo tôi hình nh− vẫn ch−a đ−ợc nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng của nó trong
công tác cải cách hành chính và cuộc vận động thực hiện “dân chủ cơ sở” hiện nay.
Tài liệu dẫn:
1. Bế Quỳnh Nga, Ng−ời cao tuổi ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 - phác thảo
từ một số kết quả nghiên cứu định tính, Tạp chí Xã hội học, Số 3/2001.
2. Catherine Marshall and Gretchen B. Rossman, Designing Qualitative Research,
SAGE Publications, Inc., 1999.
3. Georges Condominas, Không gian xã hội vùng Đông Nam á, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.
4. McAlister and Paul Mus, The Vietnamese and Their Revolution, New York; Harper
and Row, 1970.
5. Polanyi, Karl, The Great Transformation, New York: Rineholt, 1957.
6. Sansom R.L., The Economics of Insurgency in the Mekong Delta of Vietnam. Cambridge,
Massachusetts, London-1971.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2002_buiquangdung_514.pdf