Tài liệu Giải quyết mối quan hệ dân tộc kinh nghiệm các nước và ý nghĩa đối với Việt Nam -Trương Minh Dục: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 14/5/2018; Ngày phản biện: 20/5/2018; Ngày duyệt đăng: 4/6/2018
(1) Học viện Chính trị Khu vực III; e-mail: minhduc1952@yahoo.com.vn
Số 22 - Tháng 6 năm 2018
1. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ dân tộc ở
Liên bang Nga
Liên bang Nga là một trong những quốc gia
đa dạng nhất trên hành tinh về thành phần dân tộc.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số toàn quốc năm
2010, ở Liên bang Nga có 160 dân tộc lớn và nhỏ,
có nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hóa, đặc tính sinh hoạt
khác nhau, nhưng lại gắn bó mật thiết bởi số phận
chung. Các cư dân này nói bằng 120 thứ tiếng, 80
ngôn ngữ trong số đó được giảng dạy trong các
trường phổ thông và đại học1.
Ngoài ra, ở Nga còn có các cộng đồng người
Serbia, Ba Lan, Triều Tiên, Đức, Phần Lan và nhiều
dân tộc khác.
Để giải quyết vấn đề dân tộc, Nhà nước Nga
không chỉ chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, coi
trọng văn hoá của các dân tộc, bảo đảm sự bình
đẳng, đoàn...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết mối quan hệ dân tộc kinh nghiệm các nước và ý nghĩa đối với Việt Nam -Trương Minh Dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 14/5/2018; Ngày phản biện: 20/5/2018; Ngày duyệt đăng: 4/6/2018
(1) Học viện Chính trị Khu vực III; e-mail: minhduc1952@yahoo.com.vn
Số 22 - Tháng 6 năm 2018
1. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ dân tộc ở
Liên bang Nga
Liên bang Nga là một trong những quốc gia
đa dạng nhất trên hành tinh về thành phần dân tộc.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số toàn quốc năm
2010, ở Liên bang Nga có 160 dân tộc lớn và nhỏ,
có nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hóa, đặc tính sinh hoạt
khác nhau, nhưng lại gắn bó mật thiết bởi số phận
chung. Các cư dân này nói bằng 120 thứ tiếng, 80
ngôn ngữ trong số đó được giảng dạy trong các
trường phổ thông và đại học1.
Ngoài ra, ở Nga còn có các cộng đồng người
Serbia, Ba Lan, Triều Tiên, Đức, Phần Lan và nhiều
dân tộc khác.
Để giải quyết vấn đề dân tộc, Nhà nước Nga
không chỉ chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, coi
trọng văn hoá của các dân tộc, bảo đảm sự bình
đẳng, đoàn kết dân tộc nhằm làm cho mỗi cư dân
Nga, bất kể thuộc dân tộc nào cũng đều cảm thấy
mình là người tự do và coi nước Nga là ngôi nhà
chung của mình.
Văn hóa quốc gia có vai trò tự chủ trong việc
bảo tồn và phát triển các di sản tinh thần của nước
Nga, vì vậy, Chính phủ Nga chủ trương xây dựng
một xã hội đa văn hóa, coi trọng việc bảo tồn truyền
thống văn hoá các dân tộc, cho nên mỗi năm đều
xuất hiện những vùng văn hóa dân tộc mới.
Ở miền Bắc Kavkaz, nơi sinh sống hàng bao thế
kỷ nay của hơn 100 dân tộc trên một địa bàn nhỏ
hẹp, trở thành hình mẫu cho các khu vực khác của
Nga về quan hệ dung hòa đa sắc tộc. Nhiều thế kỷ
nay Kabardino - Balkarya đã xây dựng được nếp
sống láng giềng thân thiện giữa những người dân
1. Http//Wikipedia, tiếng Việt, Vấn đề dân tộc ở Liên bang Nga, cập nhật
28.05.2010, 15:56
có nền văn hóa khác nhau và tín ngưỡng khác nhau.
Nguyên tắc dung hòa có vai trò quan trọng và điều
kiện cần thiết cho hòa bình và phát triển xã hội-
kinh tế của đất nước. Bởi lẽ, văn hóa dân tộc có tác
dụng bảo toàn và củng cố bản sắc của cộng đồng
dân tộc; các dân tộc có cơ hội phát triển nền văn hóa
riêng của mình đồng thời là một bộ phận của nền
văn hóa quốc gia Nga. Hoạt động của các vùng văn
hóa - tự trị bao hàm những nội dung đầy đủ và hiện
thực, cho đến nay ở Nga đã có khoảng 800 vùng văn
hóa dân tộc, được tạo lập bởi các tập thể đại diện
của 59 dân tộc. Vì vậy, nhiều cộng đồng dân tộc đã
nhận được thêm cơ hội tốt đẹp để bảo tồn ngôn ngữ,
văn hoá, phong tục và truyền thống của họ.
Chính sách của nhà nước Nga là phát huy tính
tích cực của mỗi nền văn hóa dân tộc thông qua khai
thác và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên cơ
sở luật pháp, cũng như nhờ sự hiệp lực của chính
quyền địa phương. Về giáo dục, mọi nơi đều có
trường phổ thông dân tộc, các khóa học bậc đại học
giảng dạy tiếng dân tộc; các dân tộc đều có quyền
xuất bản báo và tạp chí riêng của mình.
Để tăng cường sự thống nhất của dân tộc Nga
và phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Nga
giai đoạn 2014 - 2020, ngày 25/8/2014, Thủ tướng
Nga Dmitry Medvedev, đã phê chuẩn Chương
trình Liên bang. Nội dung của chương trình là tăng
cường đối thoại giữa chính quyền với các hiệp hội
sắc tộc trong nước nhằm hài hòa quan hệ giữa các
dân tộc và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng tại
Nga. Chương trình này sẽ giúp Chính phủ Nga dự
báo được các xung đột sắc tộc và tôn giáo, từ đó
giảm thiểu thiệt hại kinh tế do xung đột sắc tộc.
Trong bối cảnh tình trạng bài sắc tộc, kém khoan
dung sắc tộc và hạn chế quyền của các cộng đồng
thiểu số hình thành tại Nga từ thập kỷ 1990 thì xây
GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC
KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM*
Trương Minh Dục(1)
Hầu hết các nước trên thế giới là những quốc gia đa dân tộc/tộc người. Giữa các dân tọc/tộc người trong một quốc gia hay xuyên quốc gia có mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội. Vấn đề dân tộc lại gắn với vấn đề tôn giáo, nên quan hệ dân tộc luôn là vấn đề nhạy cảm và
phức tạp. Vì vậy, giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia. Từ thực tiễn, mỗi nước có chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề dân tộc,
có những thành công và thất bại. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm trong xây dựng quan hệ dân tộc ở
một số quốc gia đa dân tộc trên thế giới, từ đó gợi mở cho việc xây dựng quan hệ dân tộc ở Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay.
Từ khóa: Quan hệ dân tộc; kinh nghiệm các nước; ý nghĩa đối với Việt Nam.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
99Số 22 - Tháng 6 năm 2018
dựng tính thống nhất, đoàn kết các dân tộc Nga và
bảo tồn được các giá trị văn hóa đa dạng có ý nghĩa
vô cùng quan trọng và thiết thực.
Chương trình đề ra nhiệm vụ củng cố vai trò
của các thể chế xã hội như các tổ chức tôn giáo và
văn hóa dân tộc, phổ biến kiến thức về lịch sử và
văn hóa của các dân tộc sinh sống tại nước Nga.
Bên cạnh đó, văn kiện cũng nhấn mạnh việc tiến
hành các chiến dịch thông tin trên toàn quốc nhằm
tăng cường lòng yêu nước của người dân thông qua
tổ chức trại Hè “Đối thoại giữa các nền văn hóa”,
dự án toàn Nga “Chiến thắng chung của chúng ta,”
cuộc thi ảnh “Nền văn minh Nga,” tổ chức các triển
lãm về văn hóa các dân tộc ít người tại miền Bắc,
Siberi, Viễn Đông.
2. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ dân tộc ở
Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia/dân tộc có 56 dân
tộc/tộc người. Nhà nước Trung Quốc tôn trọng các
yếu tố lịch sử như sợi chỉ đỏ gắn kết các tộc người
và chủ trương tất cả các dân tộc đều cùng bình đẳng,
tham gia vào tiến trình phát triển đất nước.
Mối quan hệ giữa các tộc người chịu ảnh hưởng
nhiều yếu tố, trong đó quan hệ giữa các dân tộc với
nhà nước có vai trò quan trọng bậc nhất. Chính sách
của Chính phủ Trung Quốc là luôn luôn tôn trọng
đặc trưng các dân tộc thiểu số trong sự phát triển
ổn định của quốc gia. Những yếu tố làm cản trở
quá trình ổn định của quốc gia từng bước bị xóa
bỏ (điển hình là tôn giáo). Tuy nhiên, Trung Quốc
cũng luôn song hành hỗ trợ các tập quán văn hóa
truyền thống của từng tộc người vốn được coi là
“phi chính trị” như: Nghi lễ truyền thống, múa, văn
học Chính sách này giúp Trung Quốc đạt được
hai mục đích: Thứ nhất, duy trì sự tồn tại của những
đặc tính riêng không làm ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước đối với các dân tộc thiểu số; thứ hai, xây
dựng hình ảnh một nước xã hội chủ nghĩa mang đặc
sắc Trung Quốc hòa đồng, đa văn hóa.
Để bảo đảm địa vị của các dân tộc thiểu số, Trung
Quốc chủ trương hạn chế sử dụng thuật ngữ “dân
tộc thiểu số”, mà thay vào đó sử dụng tên gọi trực
tiếp. Chủ trương này vừa giúp các tộc người thiểu
số dần quên đi mặc cảm về địa vị, vừa làm phai nhạt
sự phân biệt, kỳ thị trong cộng đồng người Hán.
Chính sách dân tộc của Trung Quốc là ưu tiên
đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng tự trị của các dân
tộc thiểu số ở những vùng cao, vùng xa xôi, hẻo
lánh như Nội Mông, Tây Tạng, Vân Nam; giúp đỡ
các dân tộc thiểu số nâng cao vị thế qua việc phát
triển kinh tế, thương mại, du lịch, giao bang hợp
tác xuyên biên giới, hợp tác với các khu vực phát
triển khác trong cả nước. Ưu tiên phát triển cơ sở
hạ tầng, tăng cường đầu tư, vốn ưu đãi cho các dự
án phát triển cơ sở hạ tầng: đường cao tốc, đường
sắt, đường bộ, đường ống dẫn ga. Tăng cường hỗ
trợ tài chính thành lập quỹ “bao cấp vùng dân tộc
thiểu số”. Nâng cao ý thức xây dựng sinh thái, bảo
vệ môi trường, chuyển đổi đất nông nghiệp kém
hiệu quả thành đất chăn nuôi và đất rừng, phát triển
giáo dục cho các dân tộc thiểu số. Tăng cường xóa
đói giảm nghèo, dân tộc thiểu số là đối tượng chính
cần trợ giúp, thành lập quỹ quần áo, lương thực,
quỹ phát triển, tập trung vào phát triển cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ lương thực, quần áo cho dân tộc thiểu
số. Đầu tư các dịch vụ xã hội, cải thiện cơ sở y tế,
phát thanh, truyền hình. Hỗ trợ hội nhập, khuyến
khích vùng dân tộc thiểu số xuất khẩu sản phẩm
địa phương, đẩy mạnh mậu dịch biên giới, liên kết
kinh tế, hợp tác công nghệ, ban hành các chính
sách đặc biệt hỗ trợ sản xuất, xây dựng mạng lưới
thương mại, cải tiến công nghệ đáp ứng nhu cầu ở
vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm đến nhu cầu sản
xuất và sinh sống, đặc biệt là phong tục tập quán,
gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người với
phát triển du lịch văn hóa; thực hiện chính sách
“hưng biên, phú dân”.
3. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ dân tộc ở
Thái Lan
Ở Thái Lan thành phần dân cư - dân tộc được
phân thành 3 loại: “quốc gia dân tộc”, tộc người
“dân tộc thiểu số”; “chạo khao” (cư dân ngụ cư,
không có quyền công dân đầy đủ ở Thái Lan). Với
quan niệm chủ đạo nước Thái là người Thái, do
người Thái làm chủ và đóng vai trò trung tâm, các
tộc người khác mặc dù cùng nói một ngữ hệ nhưng
vẫn bị coi là người Thái ở ngoài Thái Lan (outsite
Thai) và không thể ngang bằng vị thế xã hội của
người Thái. Với chính sách đó, các cộng đồng tộc
người thiểu số khác muốn trở thành công dân Thái
thì phải chấp nhận đồng hóa vào cộng đồng Thái:
Nói tiếng Thái, thờ Phật, mang họ tên Thái và sinh
hoạt theo văn hóa Thái,
Từ quan niệm “chạo khao” là các cư dân thiểu
số, lạc hậu, cư trú ở vùng biên giới, thường gây ra
nhiều vấn đề an ninh quốc gia và sự phát triển kinh
tế xã hội nói chung của đất nước cũng như những
xu hướng ly khai, Nhà nước Thái luôn muốn thống
thuộc các tộc người vùng cao (chạo khao) với Nhà
nước. Từ những năm 1970, Nhà nước Thái bắt đầu
đẩy mạnh chính sách “hiện đại hóa và dân tộc hóa”
đối với các tộc người thiểu số vùng cao.
Để phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu
số, các chính sách vĩ mô hiện đại hóa và phát triển
các tộc người thiểu số dựa trên quan điểm phát triển
của các nước phương Tây theo hướng hội nhập
vào nền kinh tế thế giới cùng với tham vọng trở
thành một quốc gia công nghiệp hóa mới. Thái Lan
đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến
khích và trợ giúp các tộc người thiểu số để họ có thể
chuyển từ sản xuất nương rẫy du canh, tự cấp tự túc
sang sản xuất định canh và phát triển kinh tế hàng
hóa, tăng cường hệ thống giáo dục quốc gia bằng
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
100 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
tiếng Thái, nâng cao dịch vụ y tế, thực hiện chính
sách Phật giáo hóa Chương trình hiện đại hóa và
phát triển các tộc người thiểu số dựa vào viện trợ
của các nước phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng,
hiện đại hóa nền nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo,
cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục. Chương trình
phát triển này đã làm biến đổi rệt đời sống kinh tế -
xã hội của các dân tộc vùng cao, như các cơ hội tiếp
cận phát triển kinh tế thị trường và thị trường tăng
lên (sản lượng mùa vụ, giống và cây trồng mới);
đường, điện, trường học, bệnh viện khiến cho đời
sống của con người và cộng đồng được cải thiện
hơn. Với các dự án phát triển mang tên “hiện đại
hóa, dân tộc hóa”, Chính phủ Thái Lan đã thúc đẩy
cư dân các tộc người thiểu số vùng cao biến đổi
nhanh chóng theo người Thái và tạo ra trong cư dân
các tộc người thiểu số vùng cao những đặc điểm
ngôn ngữ và văn hóa chung bản sắc dân tộc Thái,
vì vậy, bản sắc riêng của từng tộc người thiểu số bị
mai một dần.
Về văn hóa, chính phủ Thái Lan sử dụng Phật
giáo như là một trong những phương tiện có sức
mạnh cuốn hút, nhanh chóng đồng hóa các tộc
người thiểu số vào xã hội người Thái. Với quan
niệm, công dân Thái phải là tín đồ của đạo Phật, từ
những năm 1970, chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã
đẩy mạnh thực hiện dự án truyền bá Phật giáo hóa
những cư dân theo tín ngưỡng đa thần; cấp kinh
phí để xây dựng nhiều chùa chiền ở miền núi. Để
khuyến khích các cư dân đi theo Phật giáo, dự án
đã kết hợp các chương trình đào tạo chức sắc Phật
giáo với học văn hóa đến tốt nghiệp cử nhân miễn
phí cho học sinh vùng cao. Việc chấp nhận bị đồng
hóa để có các quyền lợi về chính trị, kinh tế - xã hội
đồng nghĩa với việc các tộc người thiểu số vùng cao
dần dần nói tiếng Thái, ứng xử theo cách của người
Thái và dần dần bị Thái hóa.
Chính sách “đồng hóa” các tộc người thiểu số
của Nhà nước Thái bị lên án mạnh mẽ, nhưng lực
lượng dân tộc chủ nghĩa- lực lượng đóng vai trò
chính trong việc điều hành đất nước hiện nay, vẫn
chủ trương lấy tinh thần củng cố tính thống nhất
quốc gia làm mục tiêu ưu tiên. Do vậy, tình trạng
Thái hóa các cộng đồng các tộc người thiểu số vùng
cao, các nền văn hóa khác vẫn đang tiếp diễn nhằm
đảm bảo an ninh, quốc phòng; xóa bỏ cây thuốc
phiện, phát triển du lịch, trên cơ sở đó nâng cao
đời sống người dân. Tuy nhiên, chính sách phát
triển nhấn mạnh đến hiện đại hóa, vấn đề “công dân
Thái” của Chính phủ bộc lộ một số tồn tại, thách
thức. Đó là tạo ra sự cách biệt thu nhập giữa các
nhóm, các vùng; các tộc người thiểu số nhận được
ít lợi ích; sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Vì vậy, mâu thuẫn giữa cư dân vùng cao và
vùng thấp có xu hướng gia tăng.
4. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ dân tộc ở
Malaysia
Malaysia là quốc gia có thành phần dân tộc rất
phức tạp, trong đó tộc người Melaye chiếm đa số
khoảng 57% dân số cả nước; người Hoa đứng thứ
hai, chiếm khoảng 25% dân số; người Ấn đứng
thứ ba, chiếm khoảng 10% dân số. Ở Malaysia còn
có nhóm người Orang Asli (“cư dân đầu tiên”),
là các tộc người tại chỗ sống lâu đời trên bán đảo
Malaysia, được phân thành 3 nhóm: Negrito thường
sống ở phía Bắc; Senoi (còn gọi là Sakai) Senoi,
sống ở miền Trung và nguyên Melayu sống ở miền
Nam; mỗi nhóm có văn hóa và ngôn ngữ riêng. Vì
vậy, Malaysia là một quốc gia da dạng các nền văn
hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ Sự
đa dạng về văn hóa là yếu tố hết sức nhạy cảm, mỗi
nhóm, thậm chí chi nhóm có lối sống riêng đã được
định hình bởi hoàn cảnh địa lý, lịch sử, vì vậy, dễ
dẫn đến các mâu thuẫn và xung đột.
Chính sách phát triển kinh tế, hài hòa xã hội,
nhằm giải quyết những mâu thuẫn xung đột nảy sinh
từ tình trạng đói nghèo, khác biệt về mức sống, thu
nhập, khu vực sinh sống và vị thế trong nền kinh tế
của các cộng đồng dân tộc ở Malaysia. Từ đầu thập
niên 70 của thế kỷ XX, Chính phủ đã đưa ra chính
sách kinh tế mới (NEP) và từ năm 1991 thực hiện
chính sách phát triển quốc gia đến năm 2000 (NDP),
với 2 mục tiêu: Cải tổ kinh tế phù hợp với cơ cấu
dân tộc, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo
cho mọi người dân, đặc biệt là ở nông thôn. Nhờ
đó, tỷ lệ nghèo đói từ 52% năm 1970 giảm xuống
16,7% năm 19902. Phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá
trình “xây dựng lại xã hội Malaysia” nhằm giảm bớt
sự phụ thuộc của người Melayu và các dân tộc tại
chỗ khác vào hoạt động kinh tế truyền thống (sản
xuất nông nghiệp, săn bắt, hái lượm) và chuyển các
hoạt động này tới trao đổi trên thị trường - bán hàng
hóa hoặc sức lao động và mua thực phẩm, các hàng
nhu yếu phẩm khác. Đồng thời chính phủ cũng thi
hành những biện pháp nâng cao vai trò của người
Melayu trong các lĩnh vực hiện đại của nền kinh tế,
khu vực công thương.
Về chính sách ngôn ngữ, Malaysia coi ngôn ngữ
là bản sắc quan trọng của mỗi dân tộc. Năm 1967,
Chính phủ Malaysia quyết định lấy tiếng Melayu
là ngôn ngữ chính thức duy nhất, là ngôn ngữ quốc
gia, ngôn ngữ chính thức thứ nhất và tiếng Anh vẫn
được dùng làm ngôn ngữ chính thức thứ hai ở các
cơ quan Nhà nước, trong lĩnh vực pháp luật, tài
chính, khoa học trong khi các thứ tiếng Trung
Quốc, Tamil vẫn là tiếng mẹ đẻ của một tỷ lệ lớn
dân số nhưng không phải là ngôn ngữ chính thức.
Về chính sách văn hóa, Nhà nước Malaysia chủ
trương văn học Malaysia phải viết bằng Melayu và
về bối cảnh Malaysia. Chính sách giáo dục được
coi là phần xương sống, được đặt ở vị trí hàng đầu
trong chính sách đồng hóa các tộc người “bản xứ”
và nâng cao mức sống cho họ bằng cách tạo ra nghề
nghiệp mới. Từ năm 1957, sau khi giành được độc
2. Trương Minh Dục (2016), Quan hệ tộc người trong thời kỳ đổi mới, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 57.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
101Số 22 - Tháng 6 năm 2018
lập, hệ thống giáo dục Islam vẫn song song tồn tại
cùng hệ thống giáo dục quốc gia; trong các trường
Hồi giáo, các kiến thức Islam chiếm tới 60% thời
gian và chương trình học tập.
Chính sách ưu đãi người Melayu gốc được thực
hiện nhất quán qua các thời kỳ. Các chủ trương,
chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người dân
tộc tại chỗ trong các lĩnh vực cuộc sống có gốc rễ
từ trong lịch sử và thực sự đã mang đến nhiều thành
tựu đáng kể trong việc thu hẹp sự chênh lệch giữa
người Melayu trong nền kinh tế và trong xã hội.
Song, mặt khác, đã bộc lộ những hạn chế, thậm chí
dẫn đến những xung đột mới. Các vấn đề liên quan
đến dân tộc giải quyết chưa được thỏa đáng, vẫn
còn mang tính chất khiên cưỡng, áp đặt.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đưa ra
những bước điều chỉnh chính sách ưu đãi dân tộc,
mở rộng cửa cho học sinh ngoài cộng đồng Melayu
vào các trường phổ thông nội trú và các trường cao
đẳng công lập đối với từng nhóm cộng đồng. Chính
phủ đã có dự định tìm giải pháp tăng con số người
ngoài cộng đồng Melayu trong các cơ quan công vụ.
Chính sách ưu đãi được hình thành và thực hiện khi
đa số người Melayu sống ở nông thôn và làm nông
nghiệp, nghèo khổ, nhờ đó tình hình kinh tế và vị thế
của người Malayu đã được cải thiện đáng kể. Có thể
nói, các chính sách ưu đãi đã hoàn thành nhiệm vụ
của mình và đã đến lúc cần một sự thay đổi.
Từ khi giành được độc lập, Liên bang Malaysia
đa dân tộc, đa tôn giáo luôn luôn theo phương châm
“Đoàn kết là sức mạnh”. Nhờ đó, Chính phủ và
nhân dân Malaysia đã làm được những điều phi
thường trong phát triển kinh tế - xã hội: Trước
năm 1970 một nửa dân số Malaysia sống trong
đói nghèo, thì đến năm 2004, tỷ lệ người nghèo ở
Malaysia chỉ còn 5% và thu nhập theo hộ gia đình
là 2.996 Ringgit; năm 2005 ước tính GDP đạt 129
tỷ USD, bình quân GDP theo đầu người đạt 489
USD3. Về phương diện văn hóa, nhìn chung, mấy
thế kỷ cùng chung sống đã dạy cho người Malaysia
cách sống khoang dung, sự tế nhị trong ứng sử và
sự thích ghi tài tình, đồng thời loại bỏ những phiền
não như những định kiến, nỗi sợ hải và không hiểu
nhau. Tuy vậy, chính sách ngôn ngữ và văn học vẫn
chưa được toàn thể chấp nhận một cách tự nguyện.
Một bộ phận tác giả Malaysia (chủ yếu không thuộc
cộng đồng Melayu), cả thế hệ sau chiến tranh và
hiện nay, đã chọn tiếng Anh cho các tác phẩm của
mình và họ đã thể hiện quan điểm, rằng cho dù viết
bằng ngôn ngữ nào họ cũng hết sức nỗ lực đóng góp
vào sự hoà nhập của các dân tộc ở Malaysia, xây
dựng một bản sắc Malaysia.
5. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ dân tộc ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc
3. Trương Minh Dục (2016), Quan hệ tộc người trong thời kỳ đổi mới, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 60.
gia thống nhất với 49 tộc người sinh sống. Sự đa
dạng về tộc người đã tạo nên một bức tranh văn hóa
đa dạng, nhưng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề
dân tộc hết sức cấp bách như vấn đề hòa hợp, đoàn
kết dân tộc, vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng v.v.
Vì vậy, xây dựng quan hệ tộc người bình đẳng và
chống phân biệt đối xử giữa các tộc người thiểu số
để ổn định xã hội là vấn đề có tính chiến lược trong
quá trình phát triển của đất nước Triệu Voi.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào
là đảm bảo khối thống nhất bền chặt giữa người các
nhóm dân tộc. Việc nâng cao tính thống nhất dân tộc
là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài và là một nhân
tố cơ bản trong phát triển quốc gia. Đây là phương
hướng chủ đạo để các nhà hoạch định chính sách
và toàn dân thực hiện chính sách dân tộc. Điều này
được cụ thể hóa trong các Hiến pháp Lào năm 1991
và năm 2003: Lào là một quốc gia đa tộc người, với
sự bình đẳng của tất cả các nhóm tộc người; tất cả
người Lào đều có quyền và nghĩa vụ cơ bản trong
phát triển đất nước.
Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào được thông qua năm 1992, đặt ra
những nhiệm vụ thiết yếu cần giải quyết như: 1)
Tăng cường cơ sở, nguyên tắc chính trị; 2) Khuyến
khích sản xuất và mở rộng các nguồn thu nhập để
chuyển từ nền kinh tế phụ thuộc sang nền kinh tế
sản xuất, thúc đẩy chất lượng cuộc sống; 3) Tăng
cường giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội; 4) Củng
cố an ninh, quốc phòng và gìn giữ hòa bình; và 5)
Tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng đối với
các vấn đề dân tộc thiểu số.
Là một trong những nước nghèo, hơn 80% dân
số sinh sống ở nông thôn và các vùng sâu, vùng xa,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là tập
trung phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm
sóc sức khỏe cho cư dân. Về kinh tế: Phát triển nông
nghiệp trồng lúa nước, xây dựng cơ sở hạ tầng của
sản xuất và đời sống. Về giáo dục: Nâng cao dân trí,
phát triển giáo dục phổ thông. Về y tế: Phát triển y
tế cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội.
Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
vùng các tộc người được triển khai nhằm ổn định
các cộng đồng, nâng cao năng suất, cải thiện môi
trường kinh tế - xã hội và giảm thiểu sự suy thoái
của tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, Chính phủ
Lào xác định: định canh, định cư cho những người
du canh được ưu tiên để phát triển chủ yếu của Lào
đối với vùng cao và tiến tới xóa bỏ tình trạng canh
tác nương rẫy.
Tuy nhiên, việc làm ăn sản xuất của người dân
nông thôn vẫn theo kiểu cá thể, chủ yếu phụ thuộc
vào tự nhiên, việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ xã hội còn bị hạn chế. Tỷ lệ hộ gia đình
nghèo còn chiếm tới 28,7%, với thu nhập bình quân
là khoảng 650 đôla/người/năm; riêng ở vùng nông
thôn miền núi còn thấp hơn 200 đôla/người/năm.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
102 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
Một số vùng nông thôn thiếu lương thực kéo dài từ
4 tháng đến 6 tháng, tỷ lệ biết chữ của người dân từ
15 tuổi trở lên chỉ khoảng 73%, tuổi thọ bình quân
cả nước đạt 61 năm. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
của Lào còn nhiều hạn chế, các huyện có đường
giao thông được sử dụng quanh năm chỉ có 125
huyện, số huyện chưa có điện sử dụng chiếm 51%
và những hộ chưa có điện sử dụng chiếm 42% 4.
Tóm lại, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
Lào nhằm xây dựng quan hệ dân tộc/tộc người bình
đẳng chính là cơ sở vững chắc cho hòa hợp và đại
đoàn kết dân tộc ở Lào. Đảng và Nhà nước Lào đã
đề ra và thực hiện thành công nhiều chính sách đối
với các tộc người thiểu số. Tuy nhiên, trong thực
tế vẫn còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn về nhiều
mặt trong đời sống giữa các tộc người thiểu số và
tộc người đa số, giữa miền núi và miền xuôi, giữa
vùng cao và vùng đồng bằng, giữa các tộc người
thiểu số với nhau bắt nguồn từ sự khác nhau về lịch
sử, hậu quả của chính sách thực dân, phong kiến,
cũng như điều kiện khí hậu, đất đai, giao thông ở
các vùng khác nhau. Đây chính là thách thức lớn
đối với Đảng và Nhà nước Lào hiện nay.
6. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ tộc người
của Inđônêsia
Với trên 300 dân tộc và nhóm địa phương, hàng
trăm nhóm ngôn ngữ và thổ ngữ, thành phần dân tộc
ở Inđônêxia rất đa dạng, phức tạp5. Trong đó, những
nhóm dân tộc “tại chỗ” chỉ có trên 1 triệu người và
được xếp vào loại “các cộng đồng sống theo luật
tục cách biệt về địa lý”, “thổ dân biệt lập”, “cộng
đồng biệt lập”, “cộng đồng luật tục”. Những nhóm
dân tộc này cũng được gán cho một loạt đặc điểm
như: Thấp bé, bảo thủ và thuần nhất; các thể chế xã
hội dựa trên cơ sở dòng họ; sống cách biệt về địa lý
và rất khó tiếp cận; nguồn sống chủ yếu là kinh tế
tự cung tự cấp (trồng trọt du canh du cư, chăn nuôi
gia súc trong rừng); sử dụng công cụ và kỹ thuật
giản đơn; sống phụ thuộc chủ yếu vào môi trường
và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương; gặp
nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ kinh
tế, xã hội.
Nhằm thống nhất một xã hội đa dân tộc, đa tôn
giáo, chính sách dân tộc của Inđonêxia là đẩy mạnh
phát triển hệ thống quốc ngữ và giáo dục quốc gia,
xây dựng biểu tượng và thể chế quốc gia, đặc biệt là
xây dựng ý thức hệ Pancasila. Đây là một hệ thống
chính sách, biện pháp, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
ngôn ngữ, giáo dục, tư tưởng, chính trị, thiết chế
xã hội.
Ý thức hệ Pancasila là một thứ triết lý nhằm
thống nhất quốc gia của Inđônêxia, đối phó với nguy
cơ bành trướng về chính trị của Islam. Pancasila
4. Phạm Thị Mùi (2013), Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí Đông Nam Á, số 9.
5. Phần này viết theo tư liệu của Phan Xuân Biên (Chủ nhiệm đề tài, 2010), Tác
động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội ở nước ta đến năm 2020, Đề tài cấp nhà nước, mã số KX.02.18/06-10.
được các nhà lãnh đạo Inđônêsia sử dụng làm nền
tảng tư tưởng. Năm 1975, Pancasila được đưa vào
nhà trường. Từ năm 1978 trở đi, Pancasila trở thành
kim chỉ nam cho toàn bộ xã hội, nhằm chống lại
sự đối lập ngày càng lớn của phái Muslim6. Theo
một số nhà nghiên cứu, thực chất Pancasila là
một thuyết đa nguyên tôn giáo và đã được tất cả
các dân tộc hưởng ứng, tham gia, vì dưới hình thức
Pacansila, tự do tôn giáo được đảm bảo, không có
một tôn giáo nào, dù là Hồi giáo, có quyền và vị trí
độc tôn. Người bảo vệ hệ tư tưởng Pancasila là quân
đội Inđônêsia.
Ngôn ngữ quốc gia Inđônêxia sử dụng tiếng
Melayu, một ngôn ngữ thiểu số, làm quốc ngữ,
chứ không phải là ngôn ngữ của dân tộc chủ thể
Java được xem là phức tạp và không được người
phi Java sử dụng. Việc sử dụng ngôn ngữ Melayu
như một ngôn ngữ quốc gia thể hiện tư tưởng khoan
dung của dân tộc Java đối với các dân tộc khác,
nhưng điều có ý nghĩa hơn, nó góp phần quan trọng
cho việc tạo tính đồng nhất và nuôi dưỡng sự thống
nhất trong một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như
Inđônêsia. Chính sách ngôn ngữ của Inđônêxia góp
phần “quốc gia hóa”, “thống nhất hóa” một xã hội
vốn đa dân tộc, đa tôn giáo.
Chính sách phát triển của Indonesia thể hiện
quan điểm thống nhất kinh tế để các dân tộc xích
lại gần nhau. Để góp phần thúc đẩy quá trình xích
lại gần nhau giữa các dân tộc bị tách biệt bởi biển
đảo, Chính phủ Inđônêxia luôn quan tâm đến sự
phát triển thống nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên
cho dù kinh tế có những bước chuyển mình, nhưng
Inđônêxia vẫn là một nước tồn tại nhiều hình thái
kinh tế, năng suất lao động thấp, hạn chế phát triển
thị trường trong nước. Vào đầu những năm 90 thế
kỷ XX, cư dân nông nghiệp chiếm trên 70% dân
số cả nước. Nông nghiệp trồng lúa vẫn là ngành
kinh tế chủ đạo, chiếm 23,4% tổng giá trị sản lượng
quốc nội7. Vấn đề phát triển kinh tế trong nước ở
Inđônêsia thực chất là vấn đề củng cố sự liên kết
kinh tế, văn hóa giữa các vùng, giữa các dân tộc.
Chỉ có giải quyết tốt mối liên hệ kinh tế giữa các
vùng mới thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp xúc văn
hóa giữa các dân tộc, làm tăng quá trình giao tiếp và
tính cố kết quốc gia dân tộc.
Thống nhất kinh tế để mở đường cho thống nhất
văn hóa và dân tộc. Phát triển kinh tế trong nước ở
Inđônêsia có tác dụng củng cố sự liên kết văn hóa
giữa các vùng, giữa các dân tộc. Tuy nhiên, do điều
kiện tự nhiên đa dạng, lại bị chia cắt làm ảnh hưởng
đến quá trình giao lưu kinh tế giữa các vùng; mặt
khác, di hại của chính sách kinh tế thời thực dân kéo
dài trong những năm sau khi giành được độc lập
6. Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hóa Đông Nam Á. NXB. Khoa học Xã hội,
Hà Nội, tr.248.
7. Pham Xuân Biên (Chủ nhiệm đề tài, 2010), Tác động của quan hệ tộc người
đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm
2020, Tlđd.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
103Số 22 - Tháng 6 năm 2018
cũng là những nguyên nhân làm gián đoạn sự giao
lưu kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng ở quốc
đảo này. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước đã
đề ra một loạt các biện pháp tích cực nhằm tạo nên
động lực cho sự phát triển chung. Một trong những
chính sách đó là hướng đến việc điều chỉnh dân cư,
cụ thể Nhà nước chủ động phân bố lại cư dân và
nguồn lực lao động trong phạm vi cả nước.
Nhìn chung, chính sách của Nhà nước Inđônêxia
đối với các vùng dân tộc là: Về chính trị, tập trung
hóa quyền lực và tài chính vào tay chính quyền
Trung ương do người Java cầm chịch, luôn sử dụng
sức mạnh, nhất là sử dụng quân đội để đàn áp những
cuộc nổi dậy của các dân tộc. Về kinh tế, Nhà nước
trung ương độc quyền quản lý khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên giàu có ở các địa phương
nhưng không đầu tư thích đáng để phát triển kinh
tế địa phương, nhất là ở những cộng đồng thiểu số
bản địa. Về văn hóa, thực hiện chính sách đồng hóa,
kể cả tôn giáo. Về hành chính, bộ máy quản lý ở
Inđônxia cồng kềnh, quan liêu và luôn được các tổ
chức thế giới cho là tham nhũng.
7. Những kinh nghiệm về giải quyết vấn đề
dân tộc có ý nghĩa đối với Việt Nam
Các quốc gia/dân tộc Nga, Trung Quốc, Thái
Lan, Malayxia, Inđônêxia, Lào về cơ bản là một
thực thể chính trị hiện đại, phổ biến trên thế giới;
là quốc ga đa dân tộc/tộc người, được hình thành từ
nhiều mối liên kết giữa nhiều tộc người/nhóm văn
hóa, trên cơ sở của chủ nghĩa quốc gia dân tộc và
với vai trò kiến tạo của Nhà nước.
- Chính sách dân tộc của các nước luôn coi
trọng tính thống nhất của dân tộc/quốc gia, xây
dựng quan hệ dân tộc/tộc người bình đẳng về chính
trị, kinh tế, văn hóa; tôn trọng phong tục tập quán,
tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc trong khuôn
khổ luật pháp quốc gia. Khi xây dựng mối quan hệ
dân tộc, các nước đều chú ý xây dựng mối quan hệ
đồng thuận giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số
(chủ thể); giữa dân tộc/tộc người với quốc gia/dân
tộc. Trong đó, thừa nhận và bảo vệ quyền của các
dân tộc/tộc người sống trên lãnh thổ của quốc gia;
không phân biệt dân tộc ít người hay dân tộc đa số,
có quyền được sinh tồn như một cộng đồng có bản
sắc riêng luôn có vị trí trung tâm.
Về cơ bản, các nhà nước thường sử dụng ba
phương thức cơ bản để quản lý tình trạng đa dạng,
phức hợp về văn hóa trong phạm vi quốc gia, bao
gồm: đồng hóa, tách biệt, duy trì sự hỗn hợp, đa
dạng văn hóa. Tương ứng với các phương thức trên,
các nhóm thiểu số trong một quốc gia thường ứng
phó với Nhà nước theo ba cách chính gồm: ủng hộ
và biểu hiện sự trung thành gắn bó với Nhà nước;
lên tiếng đấu tranh để đòi quyền lợi của mình; hay
tiến hành các hoạt động ly khai. Tuy vậy, trong thực
tế, tùy vào từng giai đoạn, bối cảnh lịch sử và đặc
thù của từng nước, trong chính sách của Nhà nước,
các phương thức nêu trên có thể được áp dụng đơn
lẻ hay kết hợp. Cách thức ứng phó của các nhóm
thiểu số cũng tương tự như vậy. Chính sách dân tộc
và việc thực hiện chính sách này của Nga, Trung
Quốc, Thái Lan, Mã Lai, Inđônêxia và Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào là những ví dụ cụ thể và
khá điển hình về các phương thức mà Nhà nước áp
dụng trong chính sách đối với các tộc người thiểu
số, hướng tới việc xây dựng cộng đồng quốc gia/
dân tộc.
- Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc/tộc người,
có chính sách giữ gìn, phát huy văn hóa tộc người
phù hợp. Có kế hoạch phát triển những giá trị văn
hóa của cộng đồng các dân tộc trong một quốc gia;
phải tôn trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị
văn hóa của từng dân tộc cũng như việc tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của các dân tộc để xây dựng
một nền văn hóa chung của quốc gia dân tộc. Làm
cho từng dân tộc/tộc người và các dân tộc trong
một quốc gia cùng phát triển, cùng phát huy những
truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân
tộc; tôn trọng quyền phát triển dân tộc trong khuôn
khổ pháp luật quốc gia quy định, hướng tới xây
dựng một một vườn hoa quốc gia đa sắc nhưng hài
hòa, đoàn kết thống nhất.
- Vấn đề dân tộc, tôn giáo gắn liền với nhau và
luôn song tồn cùng với sự vận động, phát triển của
đất nước. Giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo trên
tinh thần hòa hợp dân tộc là con đường phù hợp với
xu thế hòa bình của thế giới ngày nay. Xây dựng
mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo
trên cơ sở tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp
luật, duy trì và phát triển xu hướng tôn giáo đồng
hành với quốc gia/dân tộc.
- Các quốc gia đều có chính sách ưu tiên phát
triển kinh tế cân đối, hài hòa, hợp lý giữa các vùng,
miền của đất nước theo hướng phát triển kinh tế,
nâng cao dân trí, tổ chức đời sống tiến bộ; phát huy
tiềm năng, thế mạnh của các vùng, của mỗi dân tộc,
bảo đảm quyền được hưởng lợi của các dân tộc. Có
chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở
các vùng dân tộc; bảo vệ và khẳng định quyền ngôn
ngữ dân tộc trong xã hội cũng như trong hệ thống
giáo dục đào tạo quốc dân.
- Giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc hài
hòa, bình đẳng, chống lại tư tưởng dân tộc hẹp hòi,
kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Từng bước loại bỏ mầm
mống của các mâu thuẫn, xung đột, ly khai dân tộc,
đảm bảo ổn định chính trị, xã hội hướng tới đại
đoàn kết trong các quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo.
- Mặc dù các nước có được những kết quả nhất
định trong phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS,
nhưng chưa có nước nào giải quyết tốt vấn đề quan
hệ dân tộc của nước mình. Tình trạng kém phát
triển, nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn; phân hóa giàu
nghèo; bị đồng hóa; mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo,
xung đột dân tộc là những bài toán đòi hỏi phải phải
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
104 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
giải quyết trước mắt và cả lâu dài trong quá trình
phát triển.
Bên cạnh những kinh nghiệm tích cực cần học
hỏi, nhiều vấn đề trong xử lý mối quan hệ dân tộc
gây ra mưu thuẫn dân tộc cần rút kinh nghiệm như:
chính sách chung chung mà không có trọng tâm
trọng điểm, không tính đến các đặc thù riêng từng
tộc người cụ thể; chính sách thiếu bình đẳng mang
nặng tư tưởng “đồng hóa” như Thái Lan đã từng
thực hiện trong những năm của thế kỷ XX. Trong
giải quyết xung đột dân tộc, ly khai phải phân biệt
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và mâu thuẫn do
bên ngoài tạo ra để có giải pháp xử lý phù hợp,
nhằm bảo đảm đoàn kết dân tộc trong quá trình phát
triển đất nước./.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa
học cấp quốc gia: “Xu hướng biến đổi quan hệ
dân tộc: Những vấn đề đặt ra và định hướng chính
sách”, mã số: KX.04.21/16-20.
Tài liệu tham khảo
[1] Pham Xuân Biên (Chủ nhiệm đề tài, 2010),
Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước
ta đến năm 2020, Đề tài cấp nhà nước, mã số
KX.02.18/06-10;
[2] Trương Minh Dục (2016), Quan hệ tộc
người trong thời kỳ đổi mới, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội;
[3] Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hóa Đông
Nam Á. NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[4] Phạm Thị Mùi (2013), Chính sách đối với
các dân tộc thiểu số của Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, tạp chí Đông Nam Á, số 9;
[5] Http//Wikipedia, tiếng Việt, Vấn đề dân tộc
ở Liên bang Nga, cập nhật 28.05.2010, 15:56.
RESOLVING ETHNIC MINORITIES RELATIONS
EXPERIENCES OF COUNTRIES AND THEIR SIGNIFICANCE FOR VIETNAM
Truong Minh Duc
Abstract: Most countries in the world are the nations of multi ethnics /ethic groups. Between ethnics/
ethic groups in a nation or transnational has relationships in many areas of social life. Ethnic issues are
linked to religion, so ethnic relations are always a sensitive issue. So solving the problem thereof is one
of the decisive factors for the sustainable development of each nation. From the practical point of view,
each country has a specific policy to solve the national problem, there are successes but also failures. It is
necessary to study the experience in building ethnic relations in a number of multi-ethnic countries around
the world, thus to suggest the building of the national relations in Vietnam in the period of accelerating the
industrialization and modernization and international integration at present.
Keywords: Ethnic relations; experiences of countries; significance for Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 135_598_1_pb_1495_2151958.pdf