Tài liệu Giải phẫu học ứng dụng cung động mạch gan tay và động mạch ngón tay: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 157
GIẢI PHẪU HỌC ỨNG DỤNG CUNG ĐỘNG MẠCH GAN TAY
VÀ ĐỘNG MẠCH NGÓN TAY
Phan Thế Nhựt*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Sự phát triển phẫu thuật bàn tay Việt Nam đòi hỏi những hiểu biết tường tận giải phẫu học
mạch máu bàn tay
Mục tiêu: Xác định các dạng của: cung động mạch gan tay, động mạch gan ngón chung và sự liên quan của
các động mạch này với các mốc giải phẫu của bàn tay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 59 bàn tay trên xác ướp formol tại Bộ môn Giải Phẫu – Đại Học
Y Dược TPHCM.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tất cả 59 bàn tay đều có cung động mạch gan tay nông. Cung động mạch gan tay nông hoàn chỉnh
chiếm 72,88%, cung động mạch gan tay nông không hoàn chỉnh chiếm 27,12%. Cung động mạch gan tay nông
hoàn chỉnh gồm năm loại: loại A (16,95%), loại B (1,69%), loại C (3,39%), loại D (1,69%), loại E (49,15%), loại
F (8,47%), loại G (18,...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải phẫu học ứng dụng cung động mạch gan tay và động mạch ngón tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 157
GIẢI PHẪU HỌC ỨNG DỤNG CUNG ĐỘNG MẠCH GAN TAY
VÀ ĐỘNG MẠCH NGÓN TAY
Phan Thế Nhựt*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Sự phát triển phẫu thuật bàn tay Việt Nam đòi hỏi những hiểu biết tường tận giải phẫu học
mạch máu bàn tay
Mục tiêu: Xác định các dạng của: cung động mạch gan tay, động mạch gan ngón chung và sự liên quan của
các động mạch này với các mốc giải phẫu của bàn tay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 59 bàn tay trên xác ướp formol tại Bộ môn Giải Phẫu – Đại Học
Y Dược TPHCM.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tất cả 59 bàn tay đều có cung động mạch gan tay nông. Cung động mạch gan tay nông hoàn chỉnh
chiếm 72,88%, cung động mạch gan tay nông không hoàn chỉnh chiếm 27,12%. Cung động mạch gan tay nông
hoàn chỉnh gồm năm loại: loại A (16,95%), loại B (1,69%), loại C (3,39%), loại D (1,69%), loại E (49,15%), loại
F (8,47%), loại G (18,64%). Cung động mạch gan tay nông không thông nối với cung động mạch gan tay sâu.
Các động mạch gan ngón chung có thể được phân thành bốn nhóm dựa vào số lượng động mạch gan ngón chung
như sau: nhóm I (52,24%), nhóm II (32,19%), nhóm III (11,86%), nhóm IV (1,69%). Tất cả 59 bàn tay đều có
cung động mạch gan tay sâu và được chia thành bốn dạng: loại A (74,58%), loại B (22,04%), loại C (1,69%), loại
D (1,69%). Ở 100% các trường hợp, cung động mạch gan tay nông và cung động mạch gan tay sâu luôn luôn
nằm về phía xa so với các đường Kaplan C, nếp gấp cổ tay xa, và nằm về phía gần so với khớp bàn đốt ngón IV.
Cung động mạch gan tay sâu nằm về phía gần so với cung động mạch gan tay nông chiếm tới 96,61%.
Kết Luận: Kết quả phẫu tích từ 59 bàn tay trên xác cho thấy các đặc điểm giải phẫu mạch máu vùng gan bàn
tay có nhiều khác biệt quan trọng so với các báo cáo của các tác giả nước ngoài khác.
Từ khóa: Cung động mạch gan tay nông, cung động mạch gan tay sâu, động mạch gan ngón tay chung.
ABSTRACT
SURGICAL ANATOMIC STUDY OF SUPERFICIAL PALMAR ARCH, DEEP PALMAR ARCH AND
COMMON PALMAR DIGITAL ARTERIES
Phan The Nhut, Do Phuoc Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 157 - 162
Background The development of hand surgery requires surgeon to know the anatomy of hand arteries in
detail.
Objectives: To investigate the incidence of anatomical variations of superficial palmararch, deep palmararch,
common palmar digital arteries and their relationship with topographical landmarks.
Materials and methods: 59 hands derived from formalin-fixed cadavers in department of Anatomy, the
University of Medicine and Pharmacy in HCM city.
* Bệnh Việc Đa Khoa TP. Cần Thơ,
** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: Ths. BS. Phan Thế Nhựt ĐT: 0907759528 Email: thnhut2009@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 158
Design: A descriptive cross‐sectional study.
Results: All of 59 hands have superficial palmararch. A complete superficial palmararch was found in 90%
of the cases while the remaining 27.12% possessed an incomplete palmararch. Complete superficial palmararches
are divided into 5 types: type A (16.95%), type B (1.69%), type C (3.39%), type D (1.69%), type E(49.15), type F
(8.47%), type G (18.64%): %). The common palmar digital arteries are divided into 4 types: group I (52.24%),
group II (32.19%), group III (11.86%), group IV (1.69%. All of 59 hands have deep palmararch divided into 4
types: type A (74.58%), type B (22.04%), type C (1.69%), type D (1.69%). In 100% of the cases, superficial and
deep palmar arches were found alway to be distal to Kaplan’s C line, distal wrist flexion crease and to be proximal
to the metacarpophalangeal joint of the IV finger. In 96.61% of the cases, the deep palmar arch is proximal to the
superficial palmar arch.
Conclusion: the results of current study have some marked differences with other foreign authors.
Key words: Superficial palmar arche, deep palmar arche, common palmar digital arteries.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của chuyên nghành phẫu thuật
bàn tay và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
mạch máu càng đòi hỏi sự hiểu biết về các cung
động mạch gan tay nông và gan tay sâu ở bàn
tay một cách sâu sắc hơn. Khảo sát hình ảnh học
mạch máu vùng bàn tay gặp nhiều khó khăn do
cấu trúc mạch máu vùng này phức tạp, hay thay
đổi và các nhánh nối có đường kính nhỏ(5,6). Hơn
nữa giữa các chủng tộc khác nhau, luôn có sự
khác biệt nhất định nên không thể áp dụng cho
nhau. Để giải quyết vấn đề đó không có cách nào
khác hơn là phải nghiên cứu giải phẫu trên dân
tộc mình. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
59 bàn tay từ 32 trên xác ướp formol tại Bộ
môn Giải Phẫu – Đại Học Y Dược TPHCM được
lựa chọn để phẫu tích và thu thập số liệu. Trong
đó gồm 28 nam và 4 nữ, tuổi nhỏ nhất là 36 và
tuổi lớn nhất là 94.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
KẾT QUẢ
Các dạng của cung động mạch gan tay nông
Tất cả các bàn tay đều có cung động mạch
gan tay nông. Cung động mạch gan tay nông
hoàn chỉnh chiếm 72,88%, cung động mạch gan
tay nông không hoàn chỉnh chiếm 27,12% và
được phân thành các dạng như sau:
Nhóm I: cung động mạch gan tay nông hoàn
chỉnh (72,88%) gồm:
+ Loại A (16.95%): nhánh gan tay nông của
động mạch quay nối với nhánh tận của động
mạch trụ (thường được mô tả trong các sách giáo
khoa kinh điển).
+ Loại B (1,69%): nhánh tận của động mạch
trụ và động mạch giữa.
+ Loại C (3,39%): chỉ có động mạch trụ tạo
một cung động mạch hoàn chỉnh (cho nhánh
đến nuôi ngón cái và ngón II). Cung động mạch
gan tay nông thông nối với cung động mạch gan
tay sâu. Nhánh thông nối này có thể là: nhánh
tận cung động mạch gan tay nông (đi qua giữa
hai gân gấp ngón II và ngón III thông nối với
cung động mạch gan tay sâu) hoặc là một nhánh
bên lớn của cung động mạch gan tay nông (cũng
đi qua giữa hai gân gấp ngón II và ngón III thông
nối với cung động mạch gan tay sâu).
+ Loại D (1,69%): chỉ động mạch trụ tạo
thành cung động mạch gan tay nông, không cho
nhánh đến ngón cái và ngón II, nhưng nhánh tận
của động mạch trụ (đi qua giữa hai gân gấp
ngón II và ngón III) thông nối với cung động
mạch gan tay sâu.
+ Loại E (49,15%): chỉ có động mạch trụ tạo
một cung động mạch hoàn chỉnh (cho nhánh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 159
đến nuôi ngón cái và ngón II) và không thông
nối với cung động mạch gan tay sâu như loại C.
Nhóm II: Cung động mạch gan tay nông
không hoàn chỉnh (27,12%) gồm:
+ Loại F (8,47%): mặc dù cả nhánh gan tay
nông của động mạch quay và nhánh tận của
động mạch trụ cùng cung cấp máu cho vùng bàn
tay và các ngón tay, nhưng hai nhánh động
mạch này không thông nối với nhau.
+ Loại G (18,64%): chỉ động mạch trụ tạo
thành cung động mạch gan tay nông nhưng
không cho nhánh đến ngón cái và ngón II. Cung
động mạch gan tay nông không thông nối với
cung động mạch gan tay sâu như loại D.
Kết quả phẫu tích từ nghiên cứu cho thấy
một số khác biệt quan trong so với kết quả của
các tác giả nuớc ngoài khác như sau:
Cung động mạch gan tay nông loại A
thường đựơc miêu tả trong các sách giáo khoa
giải phẫu học chiếm tỷ lệ thấp: 16,95%. Trong các
nghiên cứu của các tác giả trên, đây là dạng
thuờng gặp với tỷ lệ từ 34,5% dến 80%.
Ở các bàn tay có cung ĐM gan tay nông
loại C, D, E, G (với tổng tỷ lệ 71,67%): cung
nông chỉ do một mình ĐM trụ tạo thành;
Trong nghiên cứu của một số tác giả, tỷ lệ này
chỉ từ 17,5 đến 52,4%.
Ở các bàn tay có cung ĐM gan tay nông
không hoàn chỉnh thì thường có cung ĐM gan
tay sâu hoàn chỉnh.. Chỉ có 1,69% bàn tay cả hai
cung ĐM gan tay nông và gan tay sâu đều là
cung ĐM không hoàn chỉnh.
Các dạng của động mạch gan ngón chung
Các động mạch gan ngón chung có thể được
phân thành bốn nhóm:
Nhóm I (52,24%): có bốn động mạch gan
ngón chung:
Loại 1 (54,24%): cung động mạch gan tay
nông cho bốn nhánh động mạch gan ngón
chung. Trong đó có một động mạch cung cấp
máu cho mặt trong ngón cái và mặt ngoài ngón
II. Ba động mạch còn lại đi ở khoảng giữa của
bốn xương bàn bên trong.
Nhóm II (32,19%): có ba động mạch gan
ngón chung:
Loại 2 (27,12%): có ba nhánh động mạch gan
ngón chung đi ở khoảng giữa của bốn xương
bàn tay bên trong.
Loại 3 (1,69%): ngoài ba động mạch gan ngón
chung như loại 2, cung động mạch gan tay nông
còn cho một nhánh đến ngón cái nhưng không
có nhánh nào đến ngón II.
Loại 4 (1,69%): có ba ĐM gan ngón chung đi
ở khoảng giữa xương bàn: I-II, III-IV, IV-V,
không có ĐM đến kẽ ngón II-III.
Loại 5 (1,69%): có ba ĐM gan ngón chung đi
ở khoảng giữa xương bàn: I-II, II-III, III-IV,
không có ĐM đến kẽ ngón IV-V.
Nhóm III (11,86%): có hai động mạch gan
ngón chung:
Loại 6 (8,47%): chỉ có hai động mạch gan
ngón chung đi ở khoảng giữa xương bàn III-IV,
IV-V.
Loại 7 (1,69%): có hai ĐM gan ngón chung đi
ở khoảng giữa xương bàn: I-II, III-IV.
Loại 8 (1,69%): có hai động mạch gan ngón
chung đi ở khoảng giữa các xương bàn:
II-III, IV-V.
Nhóm IV (1,69%): có một động mạch gan
ngón chung:
Loại 9 (1,69%): có một động mạch gan ngón
chung đi ở khoảng giữa xương bàn III-IV.
Tỷ lệ cung động mạch gan tay nông có
nhánh nuôi đến ngón I trong khảo sát của chúng
tôi là 61,02% (bao gồm động mạch gan ngón
chung loại 1, loại 3, loại 4, loại 5 và loại 7). Tỷ lệ
này thấp hơn trong nghiên cứu của Coleman và
Anson: 85,6%(2).
Cung động mạch gan tay sâu
Ở tất cả các bàn tay đều có cung động mạch
gan tay sâu. Nhánh tận của động mạch quay
luôn luôn tham gia và thường nối với nhánh gan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 160
tay sâu của động mạch trụ để tạo thành cung
động mạch gan tay sâu.
Động mạch trụ có thể có một hoặc hai nhánh
gan tay sâu. Nhánh gan tay sâu trên (nguyên uỷ
ngang vị trí mỏm móc xương móc) là một nhánh
hằng định. Một số bàn tay (23,73%) có thêm một
nhánh gan tay sâu dưới nằm ngoài ống Guyon.
Nhánh gan tay sâu trên hay nhánh gan tay sâu
dưới hoặc đôi khi cả hai nhánh gan tay sâu trên
và nhánh gan tay sâu dưới sẽ nối với nhánh tận
động mạch trụ tạo thành cung động mạch gan
tay sâu ở đa số các trường hợp (98,31%).
Cung động mạch gan tay sâu được chia
thành bốn dạng như sau:
Nhóm I: cung động mạch gan tay sâu hoàn
chỉnh (98,31%):
Loại A (74,58%): động mạch trụ chỉ cho một
nhánh gan tay sâu vị trí ngang mỏm móc xương
móc. Cung động mạch gan tay sâu do nhánh tận
động mạch quay nối với nhánh gan tay sâu trên
của động mạch trụ.
Loại B (22,04%): động mạch trụ cho hai
nhánh gan tay sâu: một nhánh vị trí ngang mỏm
móc xương móc, một nhánh ngoài ống Guyon.
Cung động mạch gan tay sâu do nhánh tận động
mạch quay nối với nhánh gan tay sâu dưới của
động mạch trụ.
Loại C (1,69%): do nhánh tận động mạch
quay nối với cả nhánh gan tay sâu trên và gan
tay sâu dưới của động mạch trụ.
Nhóm II: cung động mạch gan tay sâu không
hoàn chỉnh (1,69%):
Loại D (1,69%): động mạch trụ chỉ cho một
nhánh gan tay sâu vị trí ngang mỏm móc xương
móc, nhưng nhánh này tận hết trong các cơ mô
út. Cung động mạch gan tay sâu chỉ do nhánh
tận ĐM quay. Cung động mạch gan tay sâu cho
nhánh tận là động mạch xuyên đi qua kẽ ngón
III-IV về phía mu tay.
Như vậy, các bàn tay có cung gan tay sâu
loại A và loại C (ĐM trụ có nhánh gan tay sâu đi
cùng nhánh sâu của thần kinh trụ quanh mỏm
móc). Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài đều cho thấy điểm chung là hoàn
toàn không có nhánh này ở các bàn tay(2,4).
Tương quan của cung động mạch gan tay
nông với các mốc giải phẫu
Ở 100% các trường hợp, cung động mạch
gan tay nông luôn luôn nằm về phía xa so với
các đường Kaplan C, nếp gấp cổ tay xa, và nằm
về phía gần so với khớp bàn đốt ngón IV.
Bảng 1: Khoảng cách từ cung động mạch gan tay
nông đến các mốc giải phẫu trên đường thẳng dọc
theo kẽ ngón III-IV.
Nhỏ nhất
(mm)
Lớn
nhất
(mm)
Trung
bình
(mm)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Nếp gấp cổ tay xa 34,23 57,08 44,63 4,77
Đường Kaplan C 5,1 24,5 13,52 4,3
Khớp bàn đốt
ngón IV
13,89 46,95 33,96 6,36
Tương quan giữa cung động mạch gan tay
sâu đến các mốc giải phẫu
Ở 100% các trường hợp, cung động mạch
gan tay sâu đều nằm về phía xa so với các đường
Kaplan C, nếp gấp cổ tay xa và nằm về phía gần
so với khớp bàn đốt ngón IV.
Bảng 2: Khoảng cách từ cung động mạch gan tay sâu
đến các mốc giải phẫu trên đường thẳng dọc theo kẽ
ngón III-IV.
Nhỏ
nhất
(mm)
Lớn
nhất
(mm)
Trung
bình
(mm)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Nếp gấp cổ tay xa 29,05 48,66 39,52 4,97
Đường Kaplan C 3,75 38,27 10,52 4,83
Khớp bàn đốt ngón IV 12,68 49,24 39,12 6,09
Khoảng cách trung bình từ cung động mạch
gan tay nông và cung động mạch gan tay sâu
đến các mốc giải phẫu đều có độ lệch chuẩn
thấp. Điều này cho thấy khoảng cách trung bình
từ cung gan tay nông và cung ĐM gan tay sâu
đến các mốc giải phẫu trên là khá hằng định ở
các bàn tay khác nhau. Do vậy đây là các mốc
giải phẫu rất đáng tin cậy để xác định cung ĐM
gan tay nông và cung ĐM gan tay sâu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 161
Tương quan giữa cung động mạch gan tay
sâu với cung động mạch gan tay nông
Cung động mạch gan tay sâu nằm về phía
gần so với cung động mạch gan tay nông chiếm
tới 96,61%. Chỉ có 3,39% các trường hợp, cung
động mạch gan tay sâu nằm về phía xa so với
cung động mạch gan tay nông. Biết được các
tương quan trên có thể giúp phân biệt hai cung
động mạch trên các phim chụp mạch máu.
BÀN LUẬN
Cung động mạch gan tay nông loại A (do
nhánh gan tay nông của động mạch quay nối với
nhánh tận của động mạch trụ) thường được
miêu tả trong các sách giáo khoa giải phẫu học
chiếm tỷ lệ thấp: 16,95%. Trong các nghiên cứu
của các tác giả Coleman và Anson, Permyos
Ruengsakulrach, Harris Gellman và cộng sự,
Loukas M và cộng sự, tỷ lệ này thay đổi từ 34,5%
đến 80%(2,3,5,6).
Phần lớn các bàn tay (71,67%), cung động
mạch gan tay nông chỉ do một mình động mạch
trụ tạo thành (bao gồm các bàn tay có cung động
mạch gan tay nông loại C, loại D, loại E và loại G.
98,31% (58/59) các bàn tay có sự thông nối giữa
động mạch quay và động mạch trụ tại vùng gan
bàn tay thông qua cung động mạch gan tay nông
và cung động mạch gan tay sâu. Ở 1,69% (1/59)
bàn tay, không tìm thấy sự thông nối nhau giữa
động mạch quay và động mạch trụ ở vùng gan
tay. Kết luận trên tương tự như trong nghiên
cứu của Permyos Ruengsakulrach và cộng sự
(2001) ở 50 bàn tay: 100% bàn tay đều có ít nhất
một nhánh lớn thông nối giữa động mạch quay
và động mạch trụ(6). Như vậy, kết quả nghiên
cứu cho thấy động mạch trụ là nguồn cung cấp
máu chính cho vùng bàn tay và các ngón tay.
Kết quả phẫu tích cho thấy có đến chín
dạng động mạch gan ngón chung khác nhau.
Tuy nhiên, dạng thường gặp nhất (chiếm
83,05%) là cung động mạch gan tay nông cho
bốn động mạch gan ngón chung đi ở khoảng
giữa các xương bàn tay hoặc ba động mạch
gan ngón chung đi ở khoảng giữa của bốn
xương bàn tay bên trong (bao gồm động mạch
gan ngón chung loại 1, loại 2 và loại 3). Tỷ lệ
này tương tự như trong nghiên cứu của
Coleman và Anson là 86,1%(2). Tỷ lệ cung động
mạch gan tay nông có nhánh nuôi đến ngón I
trong khảo sát của chúng tôi là 61,02% (bao
gồm động mạch gan ngón chung loại 1, loại 3,
loại 4, loại 5 và loại 7). Tỷ lệ này thấp hơn
trong nghiên cứu của Coleman và Anson:
85,6% (bao gồm các động mạch gan ngón
chung loại 1, loại 3, loại 4 theo phân loại của
tác giả)(2).
100% các bàn tay đều có cung động mạch
gan tay sâu. Trong đó chủ yếu là cung động
mạch gan tay sâu hoàn chỉnh: 98,31%. Chỉ có
1/59 bàn tay (1,69%), cung động mạch gan tay
sâu chỉ do nhánh tận động mạch quay tạo thành.
Ở 45/59 bàn tay (76,27%) động mạch trụ
chỉ cho duy nhất một nhánh gan tay sâu
ngang vị trí mỏm móc (trong ống Guyon) và
hầu như tất cả các nhánh này đều uốn quanh
mỏm móc cùng nhánh sâu thần kinh trụ và
tham gia tạo cung động mạch gan tay sâu.
14/59 bàn tay còn lại (23,73%), động mạch trụ
cho hai nhánh gan tay sâu nhưng hầu hết chỉ
có nhánh gan tay sâu dưới tham gia tạo cung
động mạch gan tay sâu, còn nhánh gan tay sâu
trên đi vào nhóm cơ mô út. Kết quả trên hoàn
toàn khác với các nghiên cứu của các tác giả
Coleman và Anson, Harris Gellman và cộng
sự. Đó là: cung động mạch gan tay sâu chủ
yếu do nhánh tận động mạch quay nối với
nhánh gan tay sâu dưới hoặc với cả hai nhánh
gan tay sâu của động mạch trụ với tỷ lệ lần
lượt trong hai nghiên cứu trên là 62% và 64%;
tỷ lệ cung động mạch gan tay sâu do nhánh
tận động mạch quay nối với nhánh gan tay
sâu trên của động mạch trụ lần lượt là 34,5%
và 33,4%(2,3).
100% các bàn tay, cung động mạch gan tay
nông và cung động mạch gan tay sâu luôn luôn
nằm về phía xa so với đường Kaplan C, nếp gấp
cổ tay xa, nằm về phía gần so với khớp bàn-đốt
ngón IV. Các khoản cách này khá hằng định giữa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 162
các bàn tay khác nhau. Do đó, có thể sử dụng các
mốc giải phẫu bề này để dự đoán vị trí của cung
động mạch gan tay.
Hầu hết các bàn tay (96,61%), cung động
mạch gan tay sâu nằm về phía gần hơn so với
cung động mạch gan tay nông. Chỉ có 2/59 bàn
tay (3,39%), cung động mạch gan tay sâu nằm về
phía xa hơn so với cung động mạch gan tay
nông. Trong nghiên cứu của Olave E và cộng sự,
tỷ lệ cung động mạch gan tay sâu nằm về phía
xa cung động mạch gan tay nông đến 15%(1).
Như vậy, với các đặc điểm: cung động
mạch gan tay sâu chủ yếu nằm về phía gần so
với cung động mạch gan tay nông và cung
động mạch gan tay nông thường đi ngang bàn
tay theo hình cung, còn cung động mạch gan
tay sâu thường đi ngang bàn tay theo đường
thẳng, sẽ giúp ích khi diễn giải các kết quả
chụp mạch máu bàn tay.
KẾT LUẬN
Kết quả phẫu tích từ 59 bàn tay trên xác cho
thấy các đặc điểm giải phẫu mạch máu vùng gan
bàn tay có nhiều khác biệt quan trọng so với các
báo cáo của các tác giả nước ngoài khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abouzahr MK, Patsis MC, Chiu DT (1995). "Carpal tunnel
release using limited direct vision". Plast Reconstr Surg, vol
95(3): pp 534-538.
2. Doyle JR, Botte MJ (2003). Hand: Part 1 – Palmar Hand. In:
James R. Doyle. Surgical anatomy of the hand and upper
extremity,1st Edition, pp 532-641. Lippincott Williams &
Wilkins, Philadelphia.
3. Gellman H, Botte MJ, Shankwiler J, Gelberman RH (2001).
"Arterial patterns of the deep and superficial palmar arches”.
Clinical Orthopaedics Related Research, vol 383: pp 41-46.
4. Lindsey JT, Watumull D (1996). "Anatomic study of the ulnar
nerve and related vascular anatomy at Guyon's canal: a
practical classification system". The Journal of hand surgery, vol
21(4): pp 626-633.
5. Loukas MHD, Holdman S (2005). "Anatomical variations of the
superficial and deep palmar arches". Folia Morphologica, vol
64(2): pp 78-82.
6. Ruengsakulrach P, Eizenberg N, Fahrer C, Fahrer M, Buxton
BF (2011). "Surgical implications of variations in hand collateral
circulation: Anatomy revisited". The Journal of Thoracic and
cardiovascular Surgery, vol 122: pp 682-686.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phau_hoc_ung_dung_cung_dong_mach_gan_tay_va_dong_mach_n.pdf