Tài liệu Giải pháp xây dựng hệ thống ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời tại Việt Nam: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 81
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG RA ĐA CẢNH GIỚI BIỂN
VƯỢT ĐƯỜNG CHÂN TRỜI TẠI VIỆT NAM
Hà Huy Dũng1*, Lê Duy Hiệu1, Bùi Ngọc Mỹ2
Nguyễn Xuân Thái3, Phan Khắc Cương4
Tóm tắt: Ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời có phạm vi quan sát vượt
qua giới hạn tầm nhìn thẳng quang học của các chủng loại ra đa cảnh giới truyền
thống. Chủng loại ra đa này được phát triển ở những quốc gia có đường bờ biển
dài. Tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, môi trường và đặc trưng địa lý mà cấu trúc
các ra đa này tại các vùng lãnh thổ là khác nhau. Tại Việt Nam nhiệm vụ xây dựng
một hệ thống ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời là một nhu cầu cấp thiết. Vì
vậy cần giải quyết vấn đề xác định giải pháp phù hợp khả thi và đảm bảo áp dụng
được những thành tựu công nghệ hiện đại trong xây dựng hệ thống ra đa này.
Từ khóa: Cảnh giới biển; Vượt đường chân trời; Đặc trưng địa lý; Ra đa tầm xa; OTH-R.
1....
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp xây dựng hệ thống ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 81
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG RA ĐA CẢNH GIỚI BIỂN
VƯỢT ĐƯỜNG CHÂN TRỜI TẠI VIỆT NAM
Hà Huy Dũng1*, Lê Duy Hiệu1, Bùi Ngọc Mỹ2
Nguyễn Xuân Thái3, Phan Khắc Cương4
Tóm tắt: Ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời có phạm vi quan sát vượt
qua giới hạn tầm nhìn thẳng quang học của các chủng loại ra đa cảnh giới truyền
thống. Chủng loại ra đa này được phát triển ở những quốc gia có đường bờ biển
dài. Tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, môi trường và đặc trưng địa lý mà cấu trúc
các ra đa này tại các vùng lãnh thổ là khác nhau. Tại Việt Nam nhiệm vụ xây dựng
một hệ thống ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời là một nhu cầu cấp thiết. Vì
vậy cần giải quyết vấn đề xác định giải pháp phù hợp khả thi và đảm bảo áp dụng
được những thành tựu công nghệ hiện đại trong xây dựng hệ thống ra đa này.
Từ khóa: Cảnh giới biển; Vượt đường chân trời; Đặc trưng địa lý; Ra đa tầm xa; OTH-R.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển chung của nhân loại, những vùng biển xa xôi trước đây có rất ít các
hoạt động, ngày nay đã trở nên tấp nập với những đường giao thông, hoạt động thăm dò
thử nghiệm, hoạt động quân sự. Nhu cầu quan sát những vùng biển này ngày càng trở nên
cần thiết đối với các quốc gia lân cận nhằm quản lý thông tin và có những cảnh báo sớm
đối với nhiều tình huống nhạy cảm. Việc thực hiện chức năng quản lý các vùng biển xa
xôi có nhiều phương pháp (ảnh vệ tinh, ra đa tầm nhìn thẳng, ). Tuy vậy, những phương
án này đều có những hạn chế của nó (sự đầy đủ thông tin cần thiết, tính chất mục tiêu hoặc
kinh phí duy trì hoạt động),. Một phương án giảm bớt các hạn chế trên đó là sử dụng hệ
thống ra đa có phạm vi quan sát vượt qua giới hạn phạm vi tầm nhìn thẳng, được biết đến
với tên gọi ra đa cảnh giới biển vượt đường chân trời OTH-R (Over The Horizon Radar).
Với gần 70 năm phát triển, OTH-R đã có được vị trí quan trọng đối với một số quốc gia
có đường bờ biển dài, nhiều hệ thống OTH-R với cấu trúc khác nhau áp dụng công nghệ
tiên tiến đã được khai thác với độ hiệu quả cao[4]. Các hệ thống OTH-R được thiết kế, xây
dựng tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tiềm lực của quốc gia và tính chất địa lý của quốc
gia đó. Với tầm quan trọng như vậy, bài báo đề xuất giải pháp xây dựng một hệ thống ra
đa cảnh giới biển vượt đường chân trời theo các điều kiện cụ thể của Việt Nam.
2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG RA ĐA CẢNH GIỚI BIỂN
VƯỢT ĐƯỜNG CHÂN TRỜI TRÊN THẾ GIỚI
OTH-R là chủng loại ra đa sử dụng tần số phát xạ dải HF từ 3-30Mhz [1]. Đặc điểm
của dải tần số này là khả năng lan truyền dọc theo bề mặt trái đất– sóng bề mặt và lan
truyền nhờ phản xạ tại tầng điện ly – sóng bầu trời. Đây chính là lý do để OTH-R có thể
quan sát được những cự ly rất xa từ 200 hải lý (sóng bề mặt) đến hàng nghìn hải lý (sóng
bầu trời) [3] như minh họa trên hình 1. Các hệ thống OTH-R được phân loại theo phương
thức lan truyền hoặc cấu hình hệ thống.
Phân loại theo phương thức lan truyền:
- Ra đa sử dụng sóng bề mặt ( OTH – Surface Wave Radar): Tín hiệu phát, phản xạ lan
truyền theo mặt cong trái đất.
- Ra đa sử dụng sóng bầu trời (OTH – Sky Wave Radar): Tín hiệu phát, phản xạ lan
truyền nhờ đặc trưng phản xạ tại tầng điện ly.
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
H. H. Dũng, , P. K. Cương, “Giải pháp xây dựng vượt đường chân trời tại Việt Nam.” 82
- Ra đa lai ghép sóng bầu trời-bề mặt (Sky-Surface wave): Loại ra đa này sử dụng một
trạm phát xạ tín hiệu theo đường lan truyền sóng bầu trời kết hợp với phát xạ tín hiệu sóng
bề mặt tại các trạm thu sóng bề mặt.
Hình 1. Đường truyền HF theo hai phương thức lan truyền.
Phân loại theo cấu hình hệ thống:
- Cấu hình hai trạm (Bi-Station): Ra đa sử dụng trạm thu và phát tách biệt về địa lý
với khoảng cách từ hàng chục đến hàng trăm km.
- Cấu hình giả lập đơn trạm (Mono-Station): Trạm thu và phát của cấu hình ra đa này
vẫn là tách biệt tuy nhiên khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 2 km.
- Cấu hình đa trạm (Multi-Station): Ra đa sử dụng một trạm phát và nhiều trạm
thu(phát), khoảng cách giữ trạm thu và phát thường lên tới hàng trăm km.
Mặc dù còn có nhiều phương pháp đánh giá các chủng loại OTH-R như cấu trúc ăng ten
hay mô hình thiết lập, tuy nhiên những phân loại này không thể hiện được tính năng cụ thể
của đài ra đa nên thường không được đề cập đến. Bảng 1 liệt kê một số chủng loại ra đa tiêu
biểu của các quốc gia có bề dày lịch sử nghiên cứu và vận hành OTH-R trên thế giới.
Bảng 1. Các hệ thống OTH-R tiêu biểu.
TT Quốc gia Hệ thống OTH-R Phương thức Cấu hình hệ thống
1 Austraylia JORN Sóng bầu trời Hai trạm
2 Canada SWR-503 Sóng bề mặt Đơn trạm
SWR-610 Sóng bề mặt Đơn trạm
3 Pháp Velensole Sóng bầu trời Đơn trạm
Notradamus Sóng bầu trời Đơn trạm
4 Nga IRIDA Sóng bề mặt Hai trạm
5 Anh Atenia Marconi Sóng bề mặt Đa trạm
Overseer Sóng bề mặt Đa trạm
6 Mỹ AN/FPS Lai ghép Đa trạm
MADRE Lai ghép Đa trạm
WARF Lai ghép Đa trạm
7 Trung Quốc Chưa công bố Lai ghép Đa trạm
Trong nhóm các quốc gia có hệ thống OTH-R phát triển mạnh, Mỹ và Trung quốc có
khả năng tự thiết kế chế tạo các chủng loại OTH-R phức hợp với sự đa dạng về cấu trúc hệ
thống lẫn giải pháp lan truyền. Các hệ thống phức hợp này đảm bảo khả năng quan sát các
cự ly vươn tới 3000km với các góc quạt tập trung vào các khu vực trọng điểm.
Tóm lại, với bức tranh khá toàn cảnh về OTH-R đã được trình bày với những đặc điểm
về dải tần HF, phương thức lan truyền sóng bề mặt (phạm vi 370km), sóng bầu trời (phạm
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 83
vi 3000km). Tại mỗi quốc gia, tùy vào mục đích hay mục tiêu sử dụng và khả năng cho
phép về địa lý triển khai đều phát triển những hệ thống phù hợp nhất. Dựa trên những nền
tảng này, phần tiếp theo của bài báo sẽ phân tích cụ thể một giải pháp OTH-R áp dụng với
điều kiện của Việt Nam.
3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG RA ĐA
VƯỢT ĐƯỜNG CHÂN TRỜI TẠI VIỆT NAM
3.1. Tính cấp thiết, mục tiêu sử dụng
Hiện nay, giám sát hàng triệu km vuông mặt biển của Việt Nam chưa đáp ứng được
yêu cầu của Đảng và nhà nước, nhiều tình huống nhạy cảm xa bờ chúng ta không chủ
động được. Xây dựng hệ thống OTH-R có thể giải quyết được yêu cầu này, ngoài ra thông
tin của OTH-R còn hỗ trợ các ngành kinh tế biển, công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ
cứu nạn... Do vậy Đảng, Nhà nước, Quân đội xác định phải xây dựng hệ thống OTH-R tại
Việt Nam có phạm vi quan sát giám sát 200 hải lý tính từ bờ biển, từ Vịnh Bắc bộ đến cửa
biển Vũng Tàu.
3.2. Lựa chọn giải pháp
Để đáp ứng các mục tiêu đề ra, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống OTH-R hoạt
động trong dải tần HF (3÷30Mhz). Trong đó:
Phương thức truyền sóng: OTH-R sóng bầu trời có cự ly hoạt động hàng nghìn km
nhưng vùng mù lại rất lớn, điều này không phù hợp với mục đích quan sát vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam. Như vậy, chỉ có hai phương án phù hợp là OTH-R sóng bề mặt và
OTH-R lai ghép. Hệ thống OTH-R lai ghép có chi phí thực hiện rất cao và đòi hỏi khoảng
cách trạm phát nằm sâu trong nội địa, cách bờ biển hàng trăm km hiện chưa phù hợp tại
Việt Nam. Do đó, OTH-R sóng bề mặt là giải pháp được lựa chọn.
Cấu hình hệ thống:Với phương thức truyền sóng đã xác định, cấu hình đa trạm được
loại bỏ. Cấu hình hai trạm tách biệt tuy khả thi, dễ thực hiện nhưng khi đó cơ cấu tổ chức
sẽ cồng kềnh và cần yêu cầu về cơ sở hệ thống thông tin để đồng bộ hoạt động giữa các
trạm. Phương án xây dựng cấu hình này là các trạm thu được thiết lập tại các đảo xa bờ,
điều này gần như không khả thi với điều kiện và cơ sở vật chất của Việt Nam.
Cấu hình đơn trạm có tính phù hợp rất cao đối với hạ tầng cơ sở cũng như công tác tổ
chức biên chế tại Việt Nam. Tuy nhiên yêu cầu về các đặc trưng địa lý là một vấn đề khó
khăn cần có khảo sát thực tế khi lựa chọn vị trí xây dựng trạm.
Giải pháp tổ hợp OTH-R: Để giải quyết mục tiêu đã đề ra với vùng quan sát trải dài từ
Vịnh Bắc bộ tới cửa biển Vũng tàu. Việt Nam cần nhiều hơn một trạm hay hệ thống OTH-
R được thiết lập dọc theo bờ biển. Nhóm trạm OTH-R này cần được liên kết để tạo ra một
tổ hợp OTH-R cung cấp phạm vi quan sát theo yêu cầu. Từ chiều dài bờ biển Việt Nam
3260 km và cự ly quan sát xấp xỉ 370 km của mỗi trạm theo hai hướng bắc nam. Số trạm
OTH-R đủ phải là 07 trạm, tối thiểu là 05 trạm khi chỉ quan sát khu vực trọng điểm.
3.3. Giải pháp kỹ thuật trạm OTH-R
HF-SFW ra đa thường sử dụng tín hiệu phát dạng FMICW (Frequency-Modulated
Interuptive Continuos Wave). Dạng tín hiệu này có khả năng bao phủ miền tần số Doppler
rộng và công suất trung bình nhỏ. Tín hiệu phát được điều tần tuyến tính trong xung [1].
Mô hình trạm ăng ten đơn trạm có góc quạt quan sát 1200 như mô tả trên hình 2. Trong
đó, cụm ăng ten phát gồm 4 ăng ten cao 16m, với hai hàng cách nhau 0,5λ, và khoảng cách
2 ăng ten cùng hàng là 0,15λ. Có hệ số khuếch đại Gt = 6dBi, công suất đỉnh Pt = 400W .
Cụm ăng ten thu gồm 2 hàng 16 ăng ten cao 9m với các khoảng cách ăng ten xấp xỉ 0,45λ.
Khoảng cách giữa hai cụm ăng ten cần đạt 700-750m. Hệ số khuếch đại của bộ ăng ten thu
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
H. H. Dũng, , P. K. Cương, “Giải pháp xây dựng vượt đường chân trời tại Việt Nam.” 84
Gt > 3dBi, độ nhạy Pr = -168dBm. Yêu cầu về địa điểm lắp đặt là một không gian phẳng,
thoáng có chiều dài bờ biển sử dụng khoảng 1500m [6].
Hình 2. Hệ thống ăng ten OTH-R HF SFW.
Một trạm OTH-R có cấu trúc hệ thống đề xuất như hình 3 sử dụng các công nghệ cơ
khí vật liệu mới nhất trong chế tạo ăng ten và các bộ xử lý tín hiệu FFT tốc độ cao cùng
với phần mềm bám sát xử lý thông tin ra đa là những yếu tố đảm bảo cho yêu cầu ứng
dụng các công nghệ hiện đại trong thiết kế ra đa cảnh giới biển tầm xa của Việt Nam [1].
Hình 3. Cấu hình trạm ra đa cảnh giới biển tầm xa.
4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG
Chứng minh, xác định tính khả thi của hệ thống OTH-R đã lựa chọn với mục tiêu đã đề
ra là nội dung chính được thực hiện trong mục này của bài báo. Theo mô hình trạm OTH-R
đã lựa chọn, cần thực hiện quá trình nghiên cứu khảo sát về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn
về địa lý và môi trường điện từ. Kết quả khảo sát thực tế: khảo sát và đo đạc thực tế vị trí lắp
đặt hệ thống tại nhiều địa phương trên lãnh thổ Việt Nam (địa phương cụ thể trong hồ sơ
khảo sát), các địa phương đó đều đạt tiêu chuẩn về địa hình lắp đặt và điều kiện môi trường
nhiễu. Trên hình 4 đưa ra kết quả khảo sát tại bờ biển thuộc Thành phố Huế.
Như vậy với ảnh thực địa, về diện tích triển khai là hoàn toàn có thể đáp ứng. Nửa dưới
hình 4 là khảo sát về môi trường điện từ, vạch sáng màu thể hiện điểm nhiễu mạnh cần
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 85
tránh. Có thể thấy các dải tần số sạch có độ rộng lớn hơn băng thông hoàn toàn có thể đáp
ứng cho hoạt động chức năng của trạm OTH-R.
Hình 4. Kết quả khảo sát tại Huế.
Một trạm OTH-R có ăng ten thu phát cùng vị trí có phương trình ra đa tương tự như
phương trình ra đa kinh điển với những biến thể tham số phù hợp [4]. Cụ thể:
APS
rtt
r
LLLR
GGP
P
43
2
)4(
(1)
Diện tích phản xạ hiệu dụng đối với dải tần HF được tính theo (2). Với f là tần số làm
việc theo Mhz, theo khảo sát f = 4Mhz là giải tần khả thi tại Việt Nam, D là tham số xác
định độ lớn mục tiêu [3].
352 fD (m2) (2)
LS –Suy hao hệ thống. LS = 3dB với các hệ thống đang được triển khai.
LA – Suy hao theo đặc trưng môi trường tín hiệu.Bao gồm các ảnh hưởng của nhiễu
biển, nhiễu tầng điện ly và nhiễu môi trường điện từ. Theo tiêu chuẩn và khảo sát của ITU-
GRWAVE LA = 8dB với cấp sóng biển trung bình.
LP –Suy hao đường truyền sóng. Được tính theo (3). Trong đó A là tham số tùy chỉnh
theo cấp sóng biển (A ≤ 1).
4
4
A
R
LP
(3)
Thay thế (2) và (3) vào (1) ta có công thức tính cự ly (4):
5
4
433
)4(
52
ASr
rtt
LLP
AfDGGP
R
(4)
Để tính Rmax mục tiêu được chọn có kích thước lớn, tương đương với các tàu buôn,D =
15 m và tham số A được chọn trong điều kiện lý tưởng, A = 1. Thay thế các giá trị đã xác
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
H. H. Dũng, , P. K. Cương, “Giải pháp xây dựng vượt đường chân trời tại Việt Nam.” 86
định vào (4) ta thu được Rmax = 365,82 km. Giá trị này xấp xỉ 200 hải lý, đảm bảo được
yêu cầu bao phủ vùng quan sát như mục tiêu đã để ra. Kết quả vùng bao phủ theo mô
phỏng của tổ hợp OTH-R như nội dung đề xuất trong bài báo đảm bảo quan sát toàn bộ
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được mô tả trên hình 5. Bao gồm 8 miền góc quạt
1200, với bán kính theo Rmax đã tính toán.
Hình 5. Vùng quản lý của tổ hợp cảnh giới biển tầm xa tối ưu tại Việt Nam.
5. KẾT LUẬN
Với chiều dài bờ biển Việt Nam 3260 km và cự ly quan sát xấp xỉ 370 km của mỗi trạm
theo hướng Bắc-Nam. Tổ hợp OTH-R Cần 07 trạm OTH-R và tối thiểu là 05 trạm. Cấu
hình đơn trạm. Mỗi trạm sử dụng phương pháp lan truyền sóng theo bề mặt biển có: Dải
tần số công tác HF (3÷30Mhz); Tín hiệu phát dạng FMICW; Anten phát gồm 4 chấn tử
cao 16m; Cụm anten thu gồm 2 hàng 16 chấn tử cao 9m; Khoảng cách giữa hai cụm anten
thu (700 -750)m; Chiều dài bờ biển khoảng 1500m.
Những thiết kế và mô hình toán chi tiết phục vụ cho quá trình chế tạo và thử nghiệm
OTH-R tại Việt Nam sẽ được nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anshu Cupta,”Theory and Measurement Validation of Novel HF SWR
Receiver Architecture: Antenna design clutter suppressional detection”,
Haburg,Germany,trang 65-141,2015.
[2]. LI,Y.J,WEI,Y.S “Analysis of first-order sea clutter spectrum characteristics
for HF sky-surface wave radar”, Internation Conference on Radar,trang 368-
373,2013.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 87
[3]. Bin-YiLin,“HF Over-The-Horizon radar system performance analysis”,
Monterey-California, trang 15-42,2007.
[4]. Hing C.Chan,”Detection and tracking of low antitude aircraft using HF
surface wave radar”,Defence reseach establishment Ottawa,trang 14-42,1998.
[5]. A.Dzvonkovskaya,K.-W.Gurpel “Low power high frequency surface wave
radar application for ship dection and tracking”,Radar conference,Austraylia,
trang 654-659,2008.
[6].
ABSTRACT
OVER-THE-HORIZON COASTAL RADAR: DEVELOPMENT TREND
IN THE WORLD AND A PROPOSED SOLUTION
FOR ITS IMPLEMENTATION IN VIETNAM
Over-The-Horizon coastal surveillance radar is capable of detect targets at very
long ranges beyond the radar horizon, which is the range limit for traditional radar.
This type of radar has been developed in countries with long coastlines. Depends on
the economic, environmental, and geographical characteristics of each region, the
radar architecture for that region is different. In Vietnam, it is an urgent need to
develop an over-the-horizon coastal surveillance. Therefore, it's critical to identify
feasible solutions, and ensure the application of state of the art technologies in the
development of such radar.
Keywords: Coastal surveillance; Over-the-horizon; Geographical characteristics; Long range radars; OTH-R.
Nhận bài ngày 30 tháng 01 năm 2019
Hoàn thiện ngày 27 tháng 3 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019
Địa chỉ: 1 Viện Ra đa, Viện KH – CN quân sự;
2 Phòng Đào tạo, Viện KH – CN quân sự;
3 Phòng Ra đa, Bộ tham mưu,Quân chủng hải quân;
4 Khoa Binh chủng, Trường Sỹ quan lục quân 1.
* Email: dungsystemdesigner@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_huy_dung_9324_2150360.pdf