Tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên: KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ30
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Giới thiệu
Vùng Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ
của 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông và Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên là
54.508,0km2 (chiếm 16,5% diện tích cả nước);
dân số tính đến cuối năm 2010 là 5.693,2
nghìn người (chiếm khoảng 6,14% dân số cả
nước); mật độ dân số trung bình là 104 người/
km2 (Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2016). Phát
huy thế mạnh về đất đa và khí hậu thích hợp
với các loại cây công nghiệp dài ngày và chăn
nuôi, các tỉnh Tây Nguyên đã khuyến khích,
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu
tư phát triển trang trại nông nghiệp, tập trung
chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi. Những
năm vừa qua, loại hình kinh tế trang trại đã
phát triển nhanh, sử dụng nhiều đất đai, tạo
việc làm và tạo ra một lượng giá trị hàng hóa,
sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản khá
lớn cho xã hội.
Kinh tế trang trạ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ30
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Giới thiệu
Vùng Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ
của 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông và Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên là
54.508,0km2 (chiếm 16,5% diện tích cả nước);
dân số tính đến cuối năm 2010 là 5.693,2
nghìn người (chiếm khoảng 6,14% dân số cả
nước); mật độ dân số trung bình là 104 người/
km2 (Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2016). Phát
huy thế mạnh về đất đa và khí hậu thích hợp
với các loại cây công nghiệp dài ngày và chăn
nuôi, các tỉnh Tây Nguyên đã khuyến khích,
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu
tư phát triển trang trại nông nghiệp, tập trung
chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi. Những
năm vừa qua, loại hình kinh tế trang trại đã
phát triển nhanh, sử dụng nhiều đất đai, tạo
việc làm và tạo ra một lượng giá trị hàng hóa,
sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản khá
lớn cho xã hội.
Kinh tế trang trại là một khái niệm không
còn mới với các nước kinh tế phát triển và
đang phát triển. Trang trại là hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp,
có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
trang trại ở Tây Nguyên
ThS. NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Đại học Đà Nẵng - Phân hiệu tại Kon Tum
Phát huy thế mạnh về đất đai và khí hậu thích hợp, các tỉnh Tây Nguyên đã
đầu tư phát triển trang trại chủ yếu tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi. Trong
những năm qua, kinh tế trang trại ở Tây Nguyên đã phát triển mạnh mẽ, tạo
điều kiện cho người nông dân có thêm việc làm và tăng thu nhập. Tuy nhiên,
việc phát triển kinh tế trang trại còn tồn tại rất nhiều khó khăn và vướng mắc.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, bài viết phân tích thực trạng phát triển
kinh tế trang trại tại Tây Nguyên để từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh tế
trang trại ở các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian đến.
Từ khóa: trang trại, Tây Nguyên, giải pháp, thực trạng.
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được
tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu
tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ
kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với
thị trường (Dương Thị Mai, 2016). Nghị quyết
03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại đã thống
nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh
tế trang trại như sau “Kinh tế trang trại là hình
thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia
đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ
sản”. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản
xuất trong Nông-Lâm-Ngư nghiệp, có mục
đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản
xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản
xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ
chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường
(Ngô Xuân Toản và Đỗ Thị Thanh Vinh (2014).
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 31
S
Ố
0
1
N
Ă
M
2
0
19Những năm gần đây, kinh tế trang trại
ở Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ, tạo điều
kiện cho người nông dân có thêm việc làm
và tăng thu nhập. Tuy nhiên, quy mô của các
trang trại hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún,
thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ. Do đó,
bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh
tế trang trại tại Tây Nguyên để từ đó đề xuất
giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại ở các tỉnh
trên địa bàn Tây Nguyên.
2. Thực trạng phát triển kinh tế trang
trại tại Tây Nguyên
2.1. Tổng số trang trại ở Tây Nguyên
Hiện nay, cả nước có 34.048 trang trại
trong đó Tây Nguyên có 4.056 trang trại,
chiếm 12% cả nước. Số lượng trang trại ở Tây
Nguyên tăng mạnh qua các năm, tăng gần
55% từ 2622 trang trại năm 2012 đến 4056
năm 2017. Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đắk
Nông là địa phương có số lượng trang trại
nhiều nhất, 1215 trang trại, tiếp đến là Đắk
Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai. Kon Tum là tỉnh có số
lượng trang trại thấp nhất trong vùng, chỉ có
77 trang trại.
Bảng 1. Số lượng trang trại phân theo
tỉnh
2012 2013 2014 2015 2016 2017
CẢ NƯỚC 22.655 23.774 27.114 29.389 33.488 34.048
Tây Nguyên 2.622 2.676 2.928 3.275 4.041 4.056
Kon Tum 61 62 67 66 77 77
Gia Lai 609 624 643 667 880 850
Đắk Lắk 582 553 583 668 927 960
Đắk Nông 913 953 876 1.057 1.225 1.215
Lâm Đồng 457 484 759 817 932 954
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2019)
Tây Nguyên có 2.844 trang trại trồng trọt,
1.162 trang trại chăn nuôi, 14 trang trại nuôi
trồng thủy sản và 36 trang trại lâm nghiệp và
trang trại tổng hợp. Điều này cho thấy, trang
trại trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn
70%, tiếp đến là trang trại chăn nuôi (29%).
Các trang trại ở Tây Nguyên đã giải quyết việc
làm thường xuyên cho hàng chục nghìn lao
động, chủ yếu là lao động ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Hình 1: Số lượng trang trại ở Tây Nguyên phân theo lĩnh vực
sản xuất
(*) Bao gồm: Trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2019)
2.2. Số lượng trang trại trồng trọt ở Tây
Nguyên
Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát
triển nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt. Với
thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai
, khí hậu và vị trí độ cao rất thuận lợi cho phát
triển nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây
công nghiệp dài ngày, cây hàng năm. Trong
những năm qua Tây Nguyên đã khẳng định
được thương hiệu, giữ vị trí số 1 về một số
sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu
lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu. Trong đó cà
phê Tây Nguyên là vùng có diện tích và sản
lượng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 90%
diện tích và 93% sản lượng cà phê cả nước);
diện tích cao su lớn thứ 2 cả nước sau Đông
Nam Bộ (chiếm 26% diện tích và 19% sản
lượng cao su cả nước); vùng trồng tiêu lớn
nhất nước (chiếm hơn 58% diện tích và 70%
sản lượng hồ tiêu cả nước) (Niên giám thống
kê các tỉnh Tây Nguyên, 2017).
Tây Nguyên có 2.844 trang trại trồng trọt,
chiếm 31,2% cả nước. Nhìn chung, số lượng
trang trại của Tây Nguyên tăng qua các năm,
đây cũng là xu hướng của cả nước. Tuy nhiên,
số lượng trang trại năm 2017 giảm 41 trang
trại so với 2016. Với tiềm năng của mình, người
dân ở Tây Nguyên đã đầu tư vào trồng trọt rất
lớn, tuy nhiên vốn đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn lâu trong khi giá cả nông sản thường
xuyên biến động và rủi ro dịch bệnh. Đây cũng
là lý do mà một bộ phận người dân tập trung
phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập. Đắk
Nông là tỉnh có số lượng trang trại trồng trọt
lớn nhất vùng, chiếm 40% cả vùng; tiếp đến
Gia Lai (773 trang trại), Đắk Lắk (483 trang trại).
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ32
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Bảng 2. Số lượng trang trại trồng trọt
phân theo tỉnh
2012 2013 2014 2015 2016 2017
CẢ NƯỚC 8.861 8.745 8.935 9.178 9.216 9.099
Tây Nguyên 2.149 2.167 2.127 2.319 2.885 2.844
Kon Tum 59 59 61 59 70 70
Gia Lai 585 595 609 619 801 773
Đắk Lắk 401 379 318 329 483 483
Đắk Nông 897 928 819 990 1.140 1.130
Lâm Đồng 207 206 320 322 391 388
Bên cạnh đó, các trang trại trên địa bàn
Tây Nguyên cũng đã chủ động chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển các loại cây
trồng có yêu cầu nước lớn hơn sang các loại
cây trồng có nhu cầu nước thấp hơn, có khả
năng chịu hạn tốt nhưng được thị trường
ưa chuộng, cho thu nhập cao hơn. Chẳng
hạn như trồng xen cây ăn quả trong vườn cà
phê, chuyển diện tích cà phê hết chu kỳ kinh
doanh, năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế
sang trồng bơ sáp cho hiệu quả kinh tế cao
hơn gấp nhiều lần.
Mặt khác, các trang trại cũng đã áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
nhất là đưa các giống cây, con mới sản xuất
thâm canh nên năng suất cây trồng, vật nuôi
luôn đạt cao. Nhiều trang trại ở Tây Nguyên
không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, cung ứng các nguồn giống cây, con
mới có chất lượng mà còn tích cực mở rộng
các dịch vụ kỹ thuật, làm đầu mối cung cấp
vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiêu
thụ nông sản cho đồng bào các dân tộc trong
vùng... (Quang Huy, 2017).
2.3. Số lượng trang trại chăn nuôi
Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí
kinh tế trang trại, có giá trị sản lượng hàng
hóa đạt trên 1.000 triệu đồng/năm ngày càng
tăng, năm 2011 cả nước chỉ có 6.267 trang trại
nhưng đến năm 2017, số trang trại đạt tiêu
chí đã tăng lên 21.158, gấp 3,38 lần. Như vậy,
chăn nuôi trong những năm qua phát triển
mạnh, đóng góp lớn vào nền kinh tế, góp
phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải
thiện điều kiện sống cho người chăn nuôi.
Số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng
sông Hồng chiếm 38,375 - 41,81% số trang
trại trong toàn quốc. Tây Nguyên có điều kiện
kinh tế khó khăn nên quy mô của trang trại
không đủ lớn để giá trị hàng hóa đạt được
các chỉ tiêu kinh tế trang trại nên chỉ chiếm
5,49% cả nước. Tuy nhiên, số lượng trang trại
chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại cũng
tăng từ 370 năm 2011 đến 1.162 năm 2017.
Đây cũng là sự chuyển biến tích cực đối với
ngành chăn nuôi của Tây Nguyên.
Bảng 3: Số lượng trang trại chăn nuôi
đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư
27/2011/TTBNNPTNT
Vùng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Cả nước
Tỷ lệ %
6.267
100
8.213
100
9.206
100
12.642
100
15.068
100
20.869
100
21.158
100
Đồng bằng Sông Hồng
Tỷ lệ % so với cả nước
2.439
38,91
3.174
38,65
3.779
41,05
4.851
38,37
5.998
39,81
8.726
41,81
8.841
41,79
Trung du và MN phía Bắc
Tỷ lệ % so với cả nước
519
8,28
828
10,08
917
9,96
1.184
9,37
1.327
8,81
2.331
11,17
2.339
11,05
Bắc TB và DHM Trung
Tỷ lệ % so với cả nước
507
8,08
767
9,33
886
9,62
1.268
10,03
1.390
9,22
1.982
9,50
2.041
9,65
Tây Nguyên
Tỷ lệ % so với cả nước
370
5,90
453
5,51
478
5,19
759
6,00
907
6,02
1.108
5,31
1.162
5,49
Đông Nam Bộ
Tỷ lệ % so với cả nước
1.851
29,57
1.903
23,18
2.204
23,95
3.256
25,76
3.886
25,79
4.868
23,33
4.739
22,40
Đồng bằng sông Cửu Long
Tỷ lệ % so với cả nước
581
9,26
1.088
13,25
942
10,23
1.324
10,47
1.560
10,35
1.854
8,88
2.036
9,62
(Nguồn: PGS.TS. Hoàng Kim Giao, 2019)
Bảng 4 cho thấy số lượng trang trại chăn
nuôi phân theo địa phương ở Tây Nguyên. Số
lượng trang trại chăn nuôi tăng mạnh qua các
năm. Lâm Đồng là tỉnh có số lượng trang trại
nhiều nhất vùng, 552 trang trại, tiếp đến là
Đắk Lắk. Đắk Nông và Gia Lai là 2 địa phương
có số lượng trang trại chăn nuôi bằng nhau,
77 trang trại. Kon Tum có số lượng trang trại
chăn nuôi thấp nhất, 6 trang trại. Các tỉnh
Tây Nguyên đã có sự chuyển biến tích cực
về tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, từ phân
tán, nhỏ lẻ, ít đầu tư, thậm chí có vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa «tự
cung, tự cấp» sang chăn nuôi tập trung ở qui
mô trang trại, hoặc đồng bào dân tộc đã làm
chuồng trại để chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia
cầm... xuất bán ra thị trường.
Bảng 4: Số lượng trang trại chăn nuôi
phân theo địa phương
2012 2013 2014 2015 2016 2017
CẢ NƯỚC 8.133 9.206 12.642 15.068 20.869 21.158
Tây Nguyên 453 478 759 907 1.108 1.162
Kon Tum 2 3 5 4 6 6
Gia Lai 24 23 31 45 75 77
Đắk Lắk 161 157 234 304 417 450
Đắk Nông 16 17 51 60 76 77
Lâm Đồng 250 278 438 494 534 552
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2019)
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 33
S
Ố
0
1
N
Ă
M
2
0
19
Hình 2: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở Tây Nguyên
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên)
3. Đánh giá chung
3.1. Thành công
Trong những năm qua, kinh tế trang trại
phát triển nhanh về số lượng cũng như chất
lượng, tạo điều kiện cho người nông dân có
thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa
phương.
Kinh tế trang trại đóng góp rất lớn vào
giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh
đó, kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng
trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất
gắn liền với quá trình phân công lại lao động
ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động
nông nghiệp sang làm các ngành phi nông
nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá
trong nông nghiệp và nông thôn.
3.2. Tồn tại
Hiện nay, việc phát triển kinh tế trang
trại ở Tây Nguyên chủ yếu mang tính tự phát,
chưa có quy hoạch nên dễ gây ra tình trạng
phá vỡ qui hoạch, ảnh hưởng đến môi trường.
Các trang trại chưa có sự liên kết trong
sản xuất nên chưa hình thành vùng nguyên
liệu gặp nhiều khó khăn trong việc ký kết hợp
đồng trong nước và quốc tế.
Quy mô các trang trại ở Tây Nguyên cũng
còn nhỏ, chưa khai thác có hiệu quả các tiềm
năng, lợi thế của địa phương.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các trang trại thực hiện chậm, hầu
hết các trang trại đều thiếu vốn để đầu tư mở
rộng quy mô sản xuất, chưa quan tâm nhiều
đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ hiện đại nên năng suất, chất lượng sản
phẩm sản xuất ra chưa cao.
Bên cạnh đó, việc tích tụ ruộng đất ở các
địa phương còn gặp nhiều khó khăn và vướng
mắc, gây ảnh hưởng đến việc hình thành và
hoạt động, mở rộng trang trại.
4. Giải pháp
4.1. Xây dựng và triển khai các chính
sách phát triển kinh tế trang trại
- Chính sách liên quan đến qui hoạch
phát triển
Qui hoạch phát triển kinh tế trang trại
trên các địa phương với mục tiêu hình thành
các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho
sản xuất. Việc qui hoạch phải phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương,
đồng thời các tỉnh trong vùng nên liên kết với
nhau trong công tác qui hoạch, hỗ trợ hình
thành trang trại và liên kết sản xuất.
- Chính sách hỗ trợ
Chính quyền cần ban hành chính sách
đất đai cụ thể tạo điều kiện phát triển kinh tế
trang trại. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ về
vốn cũng rất quan trọng. Việc ứng dụng khoa
học công nghệ sẽ góp phần nâng cao năng
suất sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trang
trại. Các trang trại quy mô lớn được hưởng
chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng như
đường điện, giao thông nội đồng, hồ đập,
kênh mương tiêu thoát nước để phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Chính sách khuyến nông
+ Đẩy mạnh hoạt động công tác khuyến
nông, khuyến ngư bằng nhiều hình thức cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến
các chủ trang trại, chọn giống có năng suất
chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất tại
các trang trại.
Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk là địa
phương có giá trị sản xuất lợn và gia cầm lớn
nhất vùng trong khi Gia Lai là tỉnh có giá trị
sản xuất trâu bò lớn nhất. Nhìn chung, chăn
nuôi heo vẫn là lĩnh vực đem lại giá trị sản xuất
cao nhất cho vùng.
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ34
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G + Mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng
trọt và chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi thâm
canh, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc (thức
ăn xanh và thức ăn tinh) và công tác thú ý và
phòng chống sâu dịch bệnh.
4.2. Đào tạo nhân lực góp phần phát
triển kinh tế trang trại
Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo ngắn
hạn cho các chủ trang trại để bổ sung và nâng
cao kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin
thị trường. Ngoài ra, tạo điều kiện và khuyến
khích nhân viên và lao động trong trang trại
tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng. Bên
cạnh đó, tổ chức khóa học online và các buổi
chia sẻ kinh nghiệm giữa các trang trại, hỗ
trợ tham gia các chuyến tham quan, học hỏi
giữa các trang trại ở các tỉnh với nhau. Đây là
cơ hội để các trang trai chia sẻ kinh nghiệm
và tạo điều kiện liên kết trong sản xuất và
kinh doanh.
4.3. Cung cấp thông tin thị trường
Thực hiện chế độ thông tin thị trường
thường xuyên, giúp cho trang trại có định
hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
Cung cấp giá cả thị trường, tư vấn định
hướng cho các trang trại sản xuất những sản
phẩm thị trường cần và tăng cường quảng bá,
giới thiệu sản phẩm của các trang trại.
4.4. Đẩy mạnh tham gia chuỗi giá trị
nông sản
Trong chuỗi giá trị nông sản, tác nhân sản
xuất là nông dân và doanh nghiệp là những
mắc xích quan trọng nhất trong chuỗi. Các
chủ trang trại cần phải nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi
giá trị nông sản. Hiện nay, muốn bán được sản
phẩm hàng hóa thì sản phẩm phải minh bạch
thông tin, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo
an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng. Chính vì thế, cần có sự liên kết chặt
chẽ giữa chủ thể sản xuất và doanh nghiệp.
Các trang trại sẽ liên kết chặt chẽ với doanh
nghiệp, doanh nghiệp sẽ chuyển giao công
nghệ, vốn, cập nhật thông tin thị trường cho
trang trại và bảo đảm đầu ra cho các trang trại.
Việc tham gia chuỗi giá trị sẽ giúp trang trại
cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, nâng
cao giá trị sản phẩm và thu nhập.
5. Kết luận
Những năm gần đây, kinh tế trang trại
ở Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ, tạo điều
kiện cho người nông dân có thêm việc làm
và tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc phát triển
kinh tế trang trại còn tồn tại rất nhiều khó
khăn và vướng mắc. Do đó, bài viết phân tích
thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Tây
Nguyên để từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy
kinh tế trang trại ở các tỉnh trên địa bàn Tây
Nguyên. Kết quả phân tích đã cho thấy số
lượng trang trại ở Tây Nguyên tăng mạnh qua
các năm, đóng góp rất lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Trạng trại ở Tây
Nguyên tập trung chủ yếu vào trồng trọt và
chăn nuôi. Bài viết cũng đã đề xuất một số
giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế trang trại ở Tây Nguyên như Xây dựng và
triển khai các chính sách phát triển kinh tế
trang trại, Đào tạo nhân lực góp phần phát
triển kinh tế trang trại, Cung cấp thông tin
thị trường và đẩy mạnh tham gia chuỗi giá
trị nông sản./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Mai (2016). “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG. LUẬN
VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ. Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại
học Kinh Tế.
2. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại
3. Ngô Xuân Toản và Đỗ Thị Thanh Vinh (2014). PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ số 31 (2014): 97-106.
4. Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk
5. Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông
6. Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai
7. Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
8. Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng
9. PGS.TS. Hoàng Kim Giao, 2019. Số lượng trang trại chăn
nuôi ở Việt Nam (2011-2017) tăng nhanh. Truy cập từ http://
nhachannuoi.vn/so-luong-trang-trai-chan-nuoi-o-viet-nam-
2011-2017-tang-nhanh/.
10. Quang Huy, 2017. Truy cập từ https://dantocmiennui.
vn/chinh-sach/cac-tinh-tay-nguyen-khuyen-khich-phat-trien-
kinh-te-trang-trai/131974.html
11. Tổng cục thống kê Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_6695_2207545.pdf