Tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc nhằm phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trường Đại học Vinh trong bối cảnh hiện nay - Nguyễn Thị Xuân Lộc: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
12
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Nguyễn Thị Xuân Lộc - Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài: 02/04/2019; ngày sửa chữa: 22/4/2019; ngày duyệt đăng: 26/04/2019.
Abstract: Based on the approach, apply modern theories on motivating work for employees, we
generalized the positive, limited aspects and challenges in creating work motivation for Vinh
University lecturers over the past time and propose a number of views and solutions create work
motivation to promote lecturers’ competencies in the future. The solutions are practical and feasible
for Vinh University in the period of approaching autonomy, integration and education innovation,
specifically: Setting up the teachers' working goals; completing the work evaluation process;
orientation for training and retraining; policies in planning, appointment, layout, use, rew...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc nhằm phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trường Đại học Vinh trong bối cảnh hiện nay - Nguyễn Thị Xuân Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
12
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Nguyễn Thị Xuân Lộc - Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài: 02/04/2019; ngày sửa chữa: 22/4/2019; ngày duyệt đăng: 26/04/2019.
Abstract: Based on the approach, apply modern theories on motivating work for employees, we
generalized the positive, limited aspects and challenges in creating work motivation for Vinh
University lecturers over the past time and propose a number of views and solutions create work
motivation to promote lecturers’ competencies in the future. The solutions are practical and feasible
for Vinh University in the period of approaching autonomy, integration and education innovation,
specifically: Setting up the teachers' working goals; completing the work evaluation process;
orientation for training and retraining; policies in planning, appointment, layout, use, reward,
discipline, pay; improve the environment and working conditions; in which, the cooperation of
teachers for the school's activities through awareness and positive behavior in the work is highly
appreciated.
Keywords: Solutions, work motivation, role of lecturers, Vinh university lecturer.
1. Mở đầu
Bác Hồ đã dạy: Mọi việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là chân lí. Nghị quyết hội
nghị Trung ương 3 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “Cán
bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, gắn
liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong xây dựng Đảng”. Có thể nói, công
tác cán bộ, nguồn lực con người là mặt quan trọng hàng
đầu của một tổ chức, vì thế, việc quản lí nhân lực là yếu
tố quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của tổ chức.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “con người vừa
là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng”, trong những
năm qua, Trường Đại học Vinh đã xây dựng nhiều chính
sách nhằm khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng đội
ngũ giảng viên - lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất của
Nhà trường. Các chính sách cán bộ trong tuyển chọn, đào
tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động... đã
tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ giảng viên toàn
tâm, toàn ý hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, góp phần to lớn
vào công cuộc xây dựng và phát triển Nhà trường, đổi
mới giáo dục và phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi quy mô đào
tạo đại học của Trường Đại học Vinh đang có xu hướng
giảm dần do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các trường đại
học trong khu vực và trong cả nước thì nhiều giảng viên
chưa thực sự yên tâm công tác, chưa tích cực chủ động
học tập nâng cao trình độ, phát huy năng lực giảng dạy
và nghiên cứu khoa học... Do vậy, việc củng cố nội lực,
tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực và thế giới
trong bối cảnh hội nhập của Trường Đại học Vinh gặp
nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi Nhà trường cần có nhiều
giải pháp phát huy hơn nữa năng lực của đội ngũ giảng
viên nhằm xây dựng và phát triển Nhà trường lên một vị
thế mới như Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ
XXXI xác định: “Xây dựng Trường Đại học Vinh thành
trường đại học trọng điểm quốc gia, có một số ngành đạt
tiêu chuẩn quốc tế, là thành viên của Mạng lưới các
trường đại học Đông Nam Á”. Một trong những vấn đề
quan trọng, đóng vai trò chìa khóa để thực hiện mục tiêu
này là đề ra các giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng
viên một cách thiết thực và hiệu quả.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát thực trạng thực hiện việc tạo động lực
làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Vinh
2.1.1. Những kết quả cơ bản
Trong những năm qua, Trường Đại học Vinh đã chú
trọng thực hiện tốt ngay từ khâu tuyển dụng, sử dụng đội
ngũ giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên
được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ ở trong và ngoài nước, được phát huy và đảm
bảo quyền dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt
động, được khuyến khích đổi mới phương pháp giảng
dạy, nghiên cứu khoa học để trở thành những giảng viên
giỏi, nhà khoa học đầu đàn, những nhà sư phạm mẫu
mực. Nhà trường cũng đã xây dựng chính sách phát triển
đội ngũ giảng viên linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển, với yêu cầu của thực tiễn: hỗ trợ giảng viên
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học,
ngoại ngữ...; cải tiến các phương pháp đánh giá hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
13
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học.
Trong vòng 10 năm gần đây, Trường Đại học Vinh
đã xây dựng và quyết tâm thực hiện chủ trương thu hút
nhân tài, các giảng viên, các chuyên gia, các nhà khoa
học về hợp tác, làm việc và cống hiến cho sự nghiệp đào
tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Bài học kinh
nghiệm rút ra để việc thu hút các giảng viên, các chuyên
gia, các nhà khoa học uy tín về làm việc và có những
đóng góp thiết thực cho sự phát triển của Nhà trường, là
cần: (1) Lựa chọn đúng những người phù hợp với nhu
cầu phát triển của Nhà trường; (2) Các bộ môn, khoa/viện
và các bộ phận quản lí phải đánh giá khách quan, nghiêm
túc về năng lực chuyên môn, động cơ của chuyên gia và
thiết kế điều khoản giao việc phù hợp, sát với năng lực
sở trường của giảng viên; (3) Nhà trường cần tạo môi
trường làm việc chuyên nghiệp với những trang thiết bị
phù hợp, với sự hợp tác tốt của cả bộ phận chuyên môn,
quản lí và phục vụ để nhà giáo phát huy hết năng lực, sở
trường và khát khao cống hiến của họ; (4) Có chế độ đãi
ngộ xứng đáng và sự trân trọng đối với giảng viên về
Trường làm việc.
Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ nhân
lực của Nhà trường không ngừng tăng lên cả về số lượng
và chất lượng. Tổng số giảng viên là: 579, trong đó có 3
giáo sư; 56 phó giáo sư, 204 tiến sĩ và 293 thạc sĩ; Về
chức danh: Giảng viên cao cấp: 59; Giảng viên chính: 97;
Giảng viên: 423. Đa số giảng viên được đào tạo ở các
nước phát triển hoặc các trường đại học có uy tín trong
nước. Đội ngũ giảng viên của Nhà trường là những nhà
giáo, nhà khoa học có năng lực, có trình độ chuyên môn
cao và luôn tâm huyết với sự nghiệp nghiên cứu và đào
tạo. Nhà trường cũng đã phát huy được hiệu quả sử dụng
đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Những hạn chế, thách thức
Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục đại học
thế giới nói chung và giáo dục đại học Việt Nam nói
riêng, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các
trường đại học sẽ được mở rộng, nâng cao đặt ra cho
Trường Đại học Vinh những thời cơ và không ít thách
thức mới: Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các
trường đại học lớn trong nước, nguy cơ chia sẻ nguồn lực
và thị trường giáo dục ở Việt Nam do tác động của xu
hướng toàn cầu hoá giáo dục và tác động của việc gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đòi hỏi của
xã hội và nền kinh tế đối với chất lượng giáo dục, nghiên
cứu và tư vấn chính sách ngày càng cao trong khi các
điều kiện thực hiện và đảm bảo chất lượng của Nhà
trường còn hạn chế. Tư duy quản lí của hệ thống giáo dục
đại học vẫn còn bị ảnh hưởng khá nặng của cơ chế bao
cấp, hiệu quả của các chính sách bố trí và sử dụng nguồn
nhân lực chưa cao. Đặc biệt, việc tạo động lực làm việc
để hình thành ở giảng viên sự gắn bó sâu sắc với công
việc, với sinh viên, đồng nghiệp, với Nhà trường nhằm
khơi dậy sự đam mê, tìm tòi, sáng tạo và tâm huyết trong
chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết tham gia vào công
cuộc xây dựng, phát triển Trường Đại học Vinh ngày
càng lớn mạnh chưa được thực hiện tốt. Cụ thể: Tình
trạng thất thoát “chảy máu chất xám” vẫn đang tiếp tục
diễn ra, trong khi Nhà trường lại chưa có chính sách thu
hút, phát triển trí tuệ từ các nguồn bên ngoài; và tình trạng
đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như: - Một số
giảng viên chuyển đi các trường, cơ quan khác. Thậm
chí, một số giảng viên chuyển hẳn khỏi ngành ra ngoài
làm việc cho các công ty nước ngoài, công ty liên doanh
hoặc doanh nghiệp với mức thu nhập cao hơn nhiều so
với ở trường; - Một số giảng viên cán bộ trẻ được chọn
đi đào tạo đại học tại nước ngoài khi học xong xin chuyển
trường, chuyển ngành; một số khác thì ở lại, không về
nước; - Một số giảng viên có trình độ chuyên môn cao
tuy biên chế ở trong trường song chỉ làm việc đủ để giữ
chỗ, còn dành sức lực, thời gian để đi làm ngoài - nơi có
thu nhập cao hơn.
Tuy diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau,
nhưng điểm chung của hiện tượng “chảy máu chất xám”
Bảng 1. Thống kê giảng viên chuyển đi từ năm 2015 đến tháng 3/2019
TT
Năm
chuyển đi
Số người
chuyển đi
Trình độ Chức danh
Đại
học
Thạc sĩ Tiến sĩ
Giảng
viên
Giảng
viên
chính
GS/PGS/
GVCC
1 2015 5 3 2 4 1
2 2016 4 2 2 3 1
3 2017 13 3 5 5 12 1
4 2018-3/2019 4 4 1 3
Tổng 26 6 7 13 20 6
(Nguồn: Trường Đại học Vinh, tháng 3/2019)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
14
và chủ thể của nó thường là những người thực sự có năng
lực, có trình độ chuyên môn cao. Và như vậy, nếu không
giải quyết được dứt điểm vấn đề này thì Nhà trường có
nguy cơ mất đi nhiều người trong bộ phận nguồn nhân
lực chất lượng cao đã gây dựng được; đặc biệt là khi thị
trường lao động mở rộng và nước ta đã gia nhập AFTA
và WTO, khi các trường đại học đang tiến tới tự chủ và
cùng cạnh tranh lành mạnh trong công tác tuyển sinh thì
việc thu hút đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là xu
thể tất yếu của các cơ sở giáo dục.
Số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy: số lượng giảng
viên có chất lượng cao, có trình độ cao trong 4 năm qua
chuyển đi nhiều hơn chuyển số lượng chúng ta tuyển
được dưới các hình thức tuyển mới, tiếp nhận từ cơ quan
khác về, hợp đồng lao động... Số giảng viên có trình độ
tiến sĩ chuyển đi là 13, số giảng viên giảng dạy có trình
độ tiến sĩ tuyển được là: 03; số giảng viên có chức danh
GS/PGS/GVCC chuyển đi là 06; tuyển được: 0.
Tìm hiểu hiện tượng khiến nhân sự muốn chuyển
trường, có thể tổng hợp một số nguyên nhân được xếp
theo tầm quan trọng từ cao xuống thấp dưới đây: - Vì lợi
ích vật chất cá nhân chưa đảm bảo, do muốn có thu nhập
cao hơn; - Không có cơ hội thành đạt nếu ở trong trường;
muốn có cơ hội phát triển tốt hơn (chủ yếu về mặt địa vị,
chức vụ); - Không hoà hợp với môi trường giáo dục hiện
có, cảm thấy bầu không khí bên trong tổ chức kém lành
mạnh, khó chịu; - Cảm thấy không đủ sức khoẻ, khả năng
để đảm nhận công việc và các nguyên nhân khác.
Như vậy, không phải trường hợp nào bỏ nghề cũng vì
nguyên nhân kinh tế. Cơ hội phát triển và môi trường làm
việc cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến giảng
viên có tâm lí yên tâm hoặc chán nản với công việc. Tâm
lí này đòi hỏi các nhà quản lí nhân sự phải biết đến để bố
trí, sử dụng giảng viên phù hợp với khả năng, nguyện vọng
của họ nhằm đạt được hiệu quả quản lí cao nhất.
Trong những năm tới, Nhà trường cần có những biện
pháp quản lí, sử dụng giảng viên phù hợp để khắc phục,
hạn chế thực trạng trên. Trước hết, Nhà trường cần tạo
động lực làm việc cho giảng viên.
2.2. Một số giải pháp tạo động lực làm việc nhằm phát
huy vai trò của đội ngũ giảng viên
2.2.1. Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi đề xuất
giải pháp
Thứ nhất, việc tạo động lực cho giảng viên cần dựa
trên nền tảng của việc tuyển dụng đúng và sử dụng hợp
lí, hiệu quả đội ngũ giảng viên của Trường. Việc đề xuất
các giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên mang
tính khả thi cần đi đôi với chú trọng rèn luyện, giữ gìn và
nâng cao phẩm chất đạo đức cho giảng viên, đổi mới hệ
thống tổ chức bộ máy cán bộ, cơ chế chính sách hợp lí
đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo
dục, nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của Trường Đại học
Vinh trong nước và trong khu vực.
Thứ hai, Ban lãnh đạo Trường Đại học Vinh cần thay
đổi tư duy lãnh đạo, quản lí.
Tư duy lãnh đạo, quản lí của đội ngũ lãnh đạo Trường
cần thay đổi từ vận dụng những lí luận và cách thức, quy
trình quản lí mang tính kế hoạch hóa, hành chính hóa
sang áp dụng những lí thuyết, cách thức, quy trình quản
lí hiện đại thường được áp dụng trong kinh doanh; cần
phải chuyển đổi mô hình quản lí trường đại học sang mô
hình quản trị trường đại học bởi hiện nay tính cạnh tranh
trong thu hút người học, trong tuyển dụng, sử dụng và
“giữ” người tài, tức các giảng viên, cán bộ khoa học, cán
bộ quản lí có chất lượng cao ngày càng quyết liệt giữa
các trường đại học.
Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lí của Trường cần
sớm tiếp cận và vận dụng các lí thuyết về tạo động lực
làm việc cho nhân sự như: Học thuyết phân cấp nhu cầu
của Maslow, Học thuyết về sự công bằng của Stacy
Adams, Mô hình hai yếu tố động cơ của Frederic
Herzberg, Học thuyết kì vọng của Victor Vroom, Học
thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke.
2.2.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm tạo động lực làm
việc cho giảng viên
2.2.2.1. Thiết lập mục tiêu làm việc hiệu quả cho giảng
viên để giúp họ hoàn thành tốt nhất công việc của mình
Nhà trường cần tổ chức tập huấn trang bị các kiến
thức, kĩ năng thiết lập mục tiêu cho các cấp quản lí từ cao
xuống thấp. Trực tiếp phổ biến, giải thích chiến lược,
mục tiêu phát triển của Trường và thường xuyên khơi gợi
lại trong các cuộc họp hàng tháng, hàng tuần để tất cả cán
bộ, giảng viên hiểu rõ và cam kết thực hiện. Từ đó,
Trường cần chỉ đạo các viên chức quản lí cấp viện/khoa,
cấp phòng tiến hành xác định mục tiêu cụ thể cho bản
thân và đưa ra các cam kết, quyết tâm để từng bước hiện
thực hóa theo một lộ trình cụ thể. Cần quy định rõ trách
nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp là hỗ trợ cán bộ, giảng
viên thuộc phạm vi mình quản lí thiết lập mục tiêu làm
việc. Đồng thời, khuyến khích, thu hút cán bộ, giảng viên
cùng tham gia vào quá trình đặt mục tiêu, để họ tự đề ra
mục tiêu của cá nhân dựa trên mục tiêu chung của tổ
chức. Sau đó, người quản lí cần thảo luận, trao đổi với
cán bộ, giảng viên để có sự thống nhất cần thiết các mục
tiêu đã định. Trong quá trình xây dựng mục tiêu cho từng
giảng viên, người quản lí cần tổ chức các buổi sinh hoạt,
hội bàn để mọi người tham khảo thêm ý kiến của các
đồng nghiệp, ý kiến của tập thể nhằm xác định mục tiêu
của cá nhân một cách rõ ràng, cụ thể, đo lường được, có
tính khả thi, có thời hạn và hướng tới việc thực hiện mục
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
15
tiêu chung của Nhà trường. Việc thiết lập mục tiêu làm
việc của giảng viên cần mang tính thách thức để khích lệ
giảng viên nỗ lực đạt được mục tiêu đề ra.
Nhà trường cần xem mức độ hoàn thành các mục tiêu
của giảng viên là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả
thực hiện công việc trong từng tháng, từng quý, từng học
kỳ và trong toàn năm học
2.2.2.2. Hoàn thiện quy trình đánh giá thực hiện công
việc trở thành thước đo chính xác mức đóng góp của đội
ngũ giảng viên
Mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc
là phản ánh chính xác, công bằng kết quả làm việc của
giảng viên. Để đánh giá thực hiện công việc tạo được
động lực lao động thì hệ thống tiêu chí đánh giá và quy
trình đánh giá phải minh bạch, đảm bảo tính khoa học và
mang lại hiệu quả cao.
Căn cứ vào quy trình đánh giá và các tiêu chí đánh
giá mang tính khoa học, tính dân chủ, bình đẳng, phù hợp
với thực tiễn đã được xây dựng, Trường cần chỉ đạo thực
hiện việc đánh giá công việc của giảng viên một cách
minh bạch, khách quan, trung thực và nghiêm túc để có
kết quả đánh giá đúng thực chất về từng giảng viên. Từ
đó, cần triệt để sử dụng kết quả đánh giá trong công tác
quản trị nhân sự của trường như: - Sử dụng trong công
tác trả lương, thưởng: kết quả đó là cơ sở để xét tăng
lương, xét thi đua khen thưởng; - Sử dụng trong công tác
đào tạo và phát triển nhân lực; - Sử dụng trong công tác
đề bạt, thăng tiến, kỉ luật; - Sử dụng trong công tác sử
dụng và bố trí nhân lực.
Sự công bằng, dân chủ, minh bạch và khoa học trong
khâu đánh giá và các khâu sử dụng kết quả đánh giá sẽ
tạo nên sự tin tưởng, sự tôn trọng, sự ngưỡng mộ của
giảng viên đối với đội ngũ lãnh đạo Nhà trường về trí tuệ,
nhân cách, năng lực, phong cách làm việc và củng cố
niềm tin của giảng viên vào quy trình quản trị, vào văn
hóa Nhà trường. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy toàn thể
đội ngũ giảng không ngừng phấn đấu vươn lên, nâng cao
trình độ, năng lực, hoàn thiện bản thân.
2.2.2.3. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác định hướng
đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
Thứ nhất, Trường cần quy hoạch và xây dựng kế
hoạch học tập nâng cao trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và cả văn
bằng 2 cho đội ngũ giảng viên theo hướng vừa đảm bảo
số lượng vừa có sự tương thích giữa chuyên ngành đào
tạo với nhu cầu học tập các ngành đại học giải quyết tốt
việc làm của người học.
Thực trạng bất cập hiện nay là mặc dù tỉ lệ giảng viên
có học vị tiến sĩ của Trường Đại học Vinh khá cao và rất
nhiều tiến sĩ đã đạt học hàm Phó Giáo sư nhưng những
viện/khoa có số lượng lớn những giảng viên này lại đang
gặp khó khăn trong khâu tuyển sinh, dẫn đến không có
nhiều giờ dạy; thậm chí nhiều giảng viên thiếu giờ dạy
so với quy định. Trong khi đó, những ngành đào tạo vừa
mới mở và đang “hot” lại thiếu giảng viên có học hàm,
học vị cao tham gia đào tạo. Vì vậy, Nhà trường cần có
quy hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ giảng viên, trong đó xác định rõ số lượng giảng viên
cần đào tạo trong từng năm và trong mục tiêu dài hạn;
cần ưu tiên đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên
giảng dạy những ngành, chuyên ngành thực sự cần thiết
trước để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học.
Thứ hai, Trường cần kết hợp việc giao nhiệm vụ hay
quy định bắt buộc phải đi học nâng cao trình độ tiến sĩ
với việc ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ giảng
viên trong quá trình học tập; khen thưởng, đãi ngộ xứng
đáng khi giảng viên hoàn thành chương trình nghiên cứu
sinh và có bằng tiến sĩ. Bên cạnh đó, cần cương quyết
chuyển sang làm việc khác hoặc cho nghỉ việc đối với
những giảng viên không đạt chuẩn về trình độ theo yêu
cầu của Luật Giáo dục đại học (Luật Giáo dục đại học
sửa đổi năm 2018, được Quốc hội thông qua ngày
19/11/2018, có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) quy định
thạc sĩ là trình độ tối thiểu đối với mọi giảng viên giảng
dạy trình độ đại học, trừ chức danh trợ giảng. Đồng thời,
trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ
thạc sĩ và tiến sĩ là tiến sĩ).
Hỗ trợ về vật chất, thời gian; động viên, khuyến khích
về mặt tinh thần; xử lí nghiêm khi giảng viên không thực
hiện đúng quy định là những yếu tố tạo nên động lực để
giảng viên học tập và nâng cao trình độ, phát huy khả
năng, năng lực nghề nghiệp.
Thứ ba, tổ chức cho giảng viên được tham gia các
lớp, các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp
vụ, về thông tin, về các kiến thức bổ ích, cần thiết đối với
việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học; đặc biệt chú trọng
nâng cao trình độ tin học giúp giảng viên ứng dụng ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá kết
quả học tập của sinh viên; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh
phục vụ cho các hoạt động nghề nghiệp, nghiên cứu khoa
học, hội nhập quốc tế...; tạo điều kiện cho giảng viên tích
lũy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn trong việc dự thi, dự
tuyển làm nghiên cứu sinh, trong xét (thi) thăng hạng, bổ
nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư... rộng mở con
đường thăng tiến của giảng viên trong hoạt động chuyên
môn. Tạo nhiều cơ hội cho giảng viên được giao lưu, học
tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy và
nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục nước ngoài
nhằm giúp giảng viên tiếp cận nhanh chóng với nguồn tri
thức giàu có của thế giới, tự tin đóng vai trò là yếu tố thúc
đẩy giáo dục đi trước trong hội nhập quốc tế.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
16
2.2.2.4. Có chính sách đột phá trong công tác cán bộ về
các khâu quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và bố trí, sử dụng
giảng viên; trong khen thưởng, kỉ luật gắn với công tác
đào tạo, bồi dưỡng
Trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ: Cần
lực chọn người có đức, có tài, có đầy đủ tiêu chuẩn để trở
thành người quản lí, lãnh đạo giỏi, trong đó ưu tiên cán
bộ giảng viên có học hàm, học vị, có năng lực chuyên
môn và khả năng lãnh đạo, quản lí. Muốn vậy, cần xây
dựng kế hoạch theo dõi, quản lí, đào tạo, bồi dưỡng, bố
trí sử dụng, luân chuyển, tạo điều kiện cho giảng viên
phấn đấu, trưởng thành trên cơ sở xây dựng các tiêu chí,
tiêu chuẩn của từng chức danh lãnh đạo, quản lí. Định kì
đánh giá cán bộ trong quy hoạch, mạnh dạn đưa ra khỏi
quy hoạch những cán bộ không đạt yêu cầu, đồng thời bổ
sung kịp thời những cán bộ có năng lực, có triển vọng
vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí. Xây dựng các chính
sách bố trí và sử dụng giảng viên phù hợp, hiệu quả.
Trong xu thế hiện nay, vai trò của giảng viên không
chỉ đơn thuần là Nhà giáo mà còn là Nhà Khoa học. Do
vậy, Nhà trường cần đẩy mạnh việc tạo lập được các
nhóm nghiên cứu khoa học để tổ chức xây dựng và triển
khai các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, tạo điều kiện
cho giảng viên tham gia và đạt thành tích tốt trong nghiên
cứu khoa học, có nhiều công trình công bố trên các tạp
chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI (các tạp chí
khoa học uy tín nhất trên thế giới), đặc biệt quan tâm đến
các ngành khoa học và xã hội.
Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ mọi chế độ, chính
sách của Đảng và Nhà nước cho giảng viên, dành kinh
phí thích đáng từ nguồn vốn tự có để thực hiện các hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ và có giải pháp
mạnh mẽ về đầu tư kinh phí để đào tạo mũi nhọn.
Đa dạng hóa các hình thức khen thưởng: hiện tại hình
thức khen thưởng chủ yếu thưởng bằng tiền mặt, nhà
trường có thể đa dạng hóa bằng các hình thức như:
chuyến du lịch nước ngoài, một kì nghỉ phép đối với
những giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao thay vì chỉ chú trọng thưởng vào các dịp lễ, tết.
Ngoài ra, có một hình thức ít tốn kém nhưng lại có tác
dụng to lớn đó là trao bằng khen cho các thành viên có
thành tích xuất sắc trong các hoạt động nghiên cứu
chuyên môn như: nghiên cứu khoa học, đổi mới phương
pháp giảng dạy, sáng kiến trong hoạt động chuyên môn...
Điều này góp phần khích lệ rất lớn về tinh thần của người
được khen thưởng, họ sẽ cảm thấy hãnh diện, tự hào, thỏa
mãn nhu cầu được tôn trọng.
Thực hiện tốt việc tinh giản biên chế đối với người
dôi dư do sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc
làm, những người có trình độ chưa đạt chuẩn, chuyên
môn không đúng vị trí công tác, sức khỏe không đảm
bảo, chất lượng công việc không cao nhằm tinh giản bộ
máy, tăng cường hiệu quả, hiệu suất lao động và tạo ra
nhiều vị trí việc làm cho giảng viên có năng lực.
2.2.2.5. Hoàn thiện chính sách trả lương gắn với kết quả
thực hiện công việc, tiến tới có chính sách trả lương theo
vị trí việc làm
Nhà trường phải đổi mới cơ chế đánh giá kết quả thực
hiện công việc của giảng viên, gắn tiền lương với hiệu
quả, năng suất và chất lượng. Hiện tại, việc đánh giá thực
hiện công việc của nhà trường được thực hiện mang tính
hình thức, chưa phản ánh chính xác đóng góp của cán bộ,
giảng viên, nhân viên của Trường. Do đó, tiền lương
chưa phản ánh mức độ đóng góp khác nhau của giảng
viên. Với việc hoàn thiện bản mô tả công việc rõ ràng,
xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc đầy
đủ, thành tích của giảng viên cần được theo dõi, đánh giá
toàn diện không chỉ ở kết quả công việc hoàn thành mà
còn đánh giá ở năng lực, hành vi và thái độ trong quá
trình làm việc. Theo đó, tiền lương tăng lên gắn liền với
kết quả đánh giá và năng lực thể hiện trong thực tế của
từng giảng viên.
Đối với tiền lương tăng thêm: công thức tính lương
tăng thêm nên được duy trì và cần có sự điều chỉnh hệ số
thu nhập tăng thêm. Việc điều chỉnh hệ số này ngoài căn
cứ vào quỹ thu chi của nhà trường cũng cần xem xét điều
chỉnh với sự biến động của các yếu tố khác trên thị trường.
Nếu quỹ thu chi bị thâm hụt thì nhà trường cần sử dụng
đến quỹ dự phòng để hỗ trợ thêm cho đội ngũ giảng viên.
Đây là việc làm hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến sống của giảng viên và có tác động đến tinh thần, thái
độ làm việc của họ, tránh tình trạng tiền lương của giảng
viên giảm hoặc tăng chậm hơn so với mức độ trượt giá
trong khi mức giá luôn tăng cao liên tục.
Cần xây dựng thật chi tiết đề án vị trí việc làm, trong
đó phân loại thật rõ ràng, thật thực chất các vị trí công
việc cũng như tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu của người sẽ
đảm nhận công việc, căn cứ vào đó xây dựng quy chế trả
lương theo vị trí việc làm một cách phù hợp, khách quan,
công bằng, dân chủ.
2.2.2.6. Cải thiện, duy trì môi trường và điều kiện làm
việc thuận lợi cho giảng viên
Xây dựng một môi trường làm việc đầy cảm hứng,
khích lệ sự đóng góp của giảng viên vào công việc phục
vụ nhà trường, phục vụ cộng đồng chính là động lực giúp
đội ngũ giảng viên phát triển tình cảm nghề nghiệp, củng
cố mối hệ gắn bó bền vững, tốt đẹp giữa giảng viên với
sinh viên, đồng nghiệp và nhà trường.
Bất cứ môi trường làm việc nào cũng lấy môi trường
pháp lí làm nền tảng. Do vậy, trước hết, phải phổ biến,
xây dựng và nghiêm chỉnh tuân thủ một hệ thống luật và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 12-17; 28
17
văn bản pháp lí có liên quan tại các trường đại học, các
cơ sở giáo dục.
Đặc điểm của các hoạt động giáo dục rất cần một môi
trường dân chủ. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học nói
chung cần coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện quy chế
dân chủ và quan trọng hơn là phải giữ gìn và phát huy
bầu không khí dân chủ để phát huy được trí tuệ tập thể từ
nguồn nhân lực của mình.
Môi trường làm việc tạo động lực cũng rất cần một
không gian xanh, sạch, đẹp, đầy đủ trang thiết bị hiện đại
cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
khoa học nhằm tạo cảm hứng đến trường, cảm hứng làm
việc, cảm hứng lao động sáng tạo cho giảng viên... Do vậy,
Nhà trường cần đầu tư, chăm sóc, xây dựng một môi
trường tiện ích: sửa chữa các trang thiết bị dạy học, máy
móc, máy chiếu phòng học theo định kì, đảm bảo luôn hoạt
động tốt; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản và
kiểm kê tài sản; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,
đầu tư đủ phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm...
đạt chuẩn; luôn bố trí cán bộ phụ trách kĩ thuật am hiểu máy
móc thiết bị để hỗ trợ giảng viên khi cần thiết.
Tổ chức, sắp xếp công việc chung của Nhà trường
thực sự khoa học, giảm bớt các công việc, thủ tục hành
chính, giảm các cuộc họp; sử dụng triệt để các kênh
thông tin, truyền thông, các ứng dụng công nghệ thông
tin hiện đại để truyền tin, thông báo văn bản và họp
online..., giúp giảng viên có thêm thời gian để tự học, tự
nghiên cứu và nghiên cứu khoa học; đồng thời có cảm
giác thoải mái trong môi trường làm việc.
Lãnh đạo nhà trường cần kết hợp với Công đoàn,
Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động đa dạng, phong
phú: Hội thao, Hội diễn văn nghệ, các hoạt động giao
lưu... lôi cuốn, hấp dẫn để thu hút giảng viên dự thi, đến
xem và cổ động. Các hoạt động này sẽ tạo nên sự đoàn
kết, kết nối chặt chẽ hơn giữa các thành viên với nhau,
nhất là giữa ban lãnh đạo Nhà trường với cán bộ, giảng
viên, nhân viên cấp dưới; qua đó tăng thêm niềm vui,
niềm tự hào và cảm hứng làm việc.
2.2.2.7. Mỗi giảng viên phải luôn có nhận thức và hành
vi tích cực trong công việc
Để có động lực cao trong công việc, giảng viên cần
có thái độ hợp tác trong mọi hoạt động của Nhà trường,
thay đổi thái độ và hành vi của bản thân ngày càng tích
cực theo hướng:
- Có tinh thần, ý thức và trách nhiệm cao: bản thân
giảng viên phải có ý thức làm việc tích cực, có tinh thần
trách nhiệm cao và luôn luôn hợp tác. Khi giảng viên
luôn có ý thức giữ gìn đạo đức nhà giáo, luôn yêu nghề,
tận tụy, quan tâm xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với
đồng nghiệp, sinh viên, với bạn bè, có thái độ sẵn sàng
hợp tác trong công việc, luôn thể hiện là một người ham
học hỏi..., họ sẽ được đồng nghiệp ủng hộ, tập thể ghi
nhận..., từ đó tạo được tâm lí ổn định, tư tưởng thoái mái
và có niềm tin để phát huy hết khả năng, năng lực của
bản thân.
- Có đủ sức khỏe để làm việc: Khi có sức khỏe tốt,
con người sẽ dễ dàng thực hiện mọi việc thành công và
tốt đẹp. Sức khỏe làm phát sinh ở mỗi người chí khí hào
hùng, sự tự tin, sự can trường, lòng dũng khí, hăng say
làm việc và chiến đấu...; và đối với giảng viên, điều đó
tạo nên một sức hút vô hình đối với sinh viên, đồng
nghiệp. Khi được đồng nghiệp tin tưởng, sinh viên yêu
quý, mọi người tôn trọng..., giảng viên càng thêm tự hào
về bản thân, tự hào về nghề nghiệp, có thêm động lực,
tâm huyết để làm việc, để phát huy năng lực, sở trường.
Giảng viên cần lựa chọn môn thể thao yêu thích và phù
hợp để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa có cơ hội giao lưu
với bạn bè, kết nối tình cảm, mở rộng quan hệ và học hỏi
thêm từ những người bạn.
3. Kết luận
Đội ngũ giảng viên là lực lượng chính xây dựng nên
uy tín và thương hiệu của Nhà trường, là một trong những
yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển của một trường đại
học. Chính vì vậy, xây dựng các giải pháp tạo động lực
làm việc nhằm phát huy năng lực giảng viên là một những
yêu cầu cấp bách của Trường Đại học Vinh trong giai đoạn
hiện nay, là yếu tố cơ bản giúp Nhà trường khẳng định
được thương hiệu của mình trong nước và từng bước
khẳng định thương hiệu trong khu vực ASEAN và châu
Á. Các giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận,
vận dụng các học thuyết hiện đại về tạo động lực làm việc
cho nhân viên để đánh giá những mặt tích cực, những mặt
hạn chế và thách thức trong việc thực hiện công tác tạo
động lực làm việc cho giảng viên của Nhà trường, đồng
thời phải được vận dụng linh hoạt, phù hợp vào trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo tính thực thi, hiệu quả
của từng giải pháp. Trong đó, coi trọng kĩ năng thuyết
phục, khuyến khích, động viên của người lãnh đạo đối với
giảng viên nhằm tạo động lực cho giảng viên nỗ lực hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, trọng trách mà Nhà trường
và xã hội giao phó.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
(Xem tiếp trang 28)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28
28
cá nhân về nhiệm vụ học tập, tự cập nhật, tự lĩnh hội
những tri thức liên quan; qua đó, tự rèn luyện các kĩ năng
liên quan đến nghề sau quá trình dạy học. Năng lực học
tập của học viên luôn cần được chú trọng trong quá trình
dạy học theo hướng phát triển nghề PCCC và CNCH...
gồm có: Khả năng thực hiện các hoạt động cá nhân về
nhiệm vụ học tập; tự cập nhật, lĩnh hội những tri thức liên
quan đến công tác PCCC và CNCH; tự rèn luyện các kĩ
năng liên quan đến nghề sau quá trình học tập.
Như vậy, năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH
không phải là khả năng (potential); năng lực không thể
phát triển với những người có kiến thức chuyên môn
không phù hợp chuyên ngành PCCC và CNCH; năng lực
cũng không thể phản ánh qua bằng cấp hay quá trình
công tác..., mà là cái tồn tại thực sự, làm nên sự khác biệt
ở mỗi cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ PCCC và
CNCH. Sự tổng hòa của hệ thống các năng lực chuyên
môn, năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ được giao,
năng lực nghiên cứu khoa học... tạo thành một tập hợp.
Tập hợp những năng lực này được gọi là hệ thống năng
lực chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ, chiến sĩ thực
hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH, hay gọi tắt là Khung
năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH.
3. Kết luận
Những năng lực chủ chốt trong Khung năng lực nghề
nghiệp PCCC và CNCH được đề xuất là những năng lực
có tính tổng quát, được hình thành thông qua các chương
trình của nhiều môn học trong nhà trường và trong thực
tiễn công tác PCCC và CNCH. Xác định và chọn lựa các
năng lực then chốt cần thiết giúp học viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ công tác sau này, thích ứng được với sự phát
triển KT-XH đang có xu thế toàn cầu, có nền khoa học
công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục. Những năng
lực này giúp học viên đối mặt được với thách thức của
hiện tại, tương lai trong lĩnh vực PCCC và CNCH; xác
định được mục tiêu tổng thể cho học tập và làm việc.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Quốc hội (2001). Luật Phòng cháy và chữa cháy.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[3] Chính phủ (2017). Nghị định số 83/2017/NĐ-CP
ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu
hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy.
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2015). Chỉ thị số
47-CT/TW ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.
[5] Trịnh Văn Biều - Trần Thị Ngọc Hà (2016). Đổi mới
giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy học để phát
triển năng lực, phẩm chất người học. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, số 10, tr 88-91.
[6] Hoàng Hòa Bình (2015). Năng lực và cấu trúc của
năng lực. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 117, tr 29-32.
[7] Bộ GD-ĐT (2009). Sổ tay giảng viên POHE. Dự án
Giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan.
[8] Bộ GD-ĐT (2014). Xây dựng chương trình giáo dục
phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Hội thảo khoa học, Bộ GD-ĐT.
[9] Vũ Xuân Hùng (2016). Bàn về phát triển kĩ năng
nghề nghiệp. Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 35,
tr 32-35.
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC...
(Tiếp theo trang 17)
[2] Chính phủ (2012). Chiến lược Phát triển giáo dục
giai đoạn 2011-2020.
[3] Trường Đại học Vinh (2015). Nghị quyết Đại hội
đảng bộ Trường đại học Vinh lần thứ XXXI, nhiệm
kì 2015-2020.
[4] Trường Đại học Vinh (2018). Quyết định số
1278/QĐ-ĐHV ngày 28/12/2018 ban hành kế hoạch
chiến lược phát triển Trường Đại học Vinh giai
đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030.
[5] Nguyễn Thị Xuân Lộc (2018). Xây dựng kế hoạch
tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên Trường Đại
học Vinh minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả. Đề tài
nghiên cứu khoa học, Vinh, tháng 12/2018.
[6] Nguyễn Thị Phương Thảo - Nguyễn Văn Dũng
(2018). Tạo động lực làm việc thông qua biện pháp
đào tạo, bồi dưỡng viên chức Trường Cao đẳng Sư
phạm Nghệ An. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6,
tr 68-71.
[7] Nguyễn Thị Thu Hương (2012). Xây dựng đội ngũ
giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải
pháp. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Luật học, số 28, tr 110‐116.
[8] Cảnh Chí Dũng (2013). Hoạt động tạo động lực cho
cán bộ giảng viên trường Đại học - Kinh nghiệm
quốc tế và một số gợi ý đối với Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài cấp trường;
Chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 03nguyen_thi_xuan_loc_7904_2181719.pdf