Giải pháp phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Tài liệu Giải pháp phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 61 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TRẺ VỊ THÀNH NIÊNVI PHẠM PHÁP LUẬT Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP SV: Huỳnh Thanh Dững, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS Kiều Văn Tu Tóm tắt Bài viết trình bày khái quát thực trạng vấn đề trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là vấn đề gây nhiều lo lắng và bức xúc cho gia đình, nhà trường, xã hội, làm xói mòn các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống, có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố. Qua đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để góp phần kiềm chế được sự gia tăng tội phạm trong lứa tuổi này, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cao Lãnh trong thời gian đến. Từ khóa: Vi phạm pháp luật, trẻ vị thành niên, phòng ngừa 1. Mở đầu Mỗi xã hội luôn tồn tại những vấ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 61 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TRẺ VỊ THÀNH NIÊNVI PHẠM PHÁP LUẬT Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP SV: Huỳnh Thanh Dững, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS Kiều Văn Tu Tóm tắt Bài viết trình bày khái quát thực trạng vấn đề trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là vấn đề gây nhiều lo lắng và bức xúc cho gia đình, nhà trường, xã hội, làm xói mòn các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống, có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố. Qua đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để góp phần kiềm chế được sự gia tăng tội phạm trong lứa tuổi này, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cao Lãnh trong thời gian đến. Từ khóa: Vi phạm pháp luật, trẻ vị thành niên, phòng ngừa 1. Mở đầu Mỗi xã hội luôn tồn tại những vấn đề bức xúc đòi hỏi sự quan tâm, đóng góp của tòan thể cộng đồng để giải quyết vấn đề đó. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam không chỉ phải đối đầu với những khó khăn về kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, xã hội. Bên cạnh các vấn nạn như đói nghèo, thất nghiệp, tham nhũng, bất bình đẳng công tác phòng chống tội phạm hình sự đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm; song do nhiều nguyên nhân, tình hình hoạt động của tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong thời gian gần đây xuất hiện một số loại vi phạm pháp luật mới. Trong đó đáng báo động là tình trạng đi xuống về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng, gây ra nhiều vụ án và tệ nạn xã hội rất nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế, Thành phố Cao Lãnh cũng xảy ra nhiều vấn đề xã hội đáng lưu ý. Đây là địa bàn được coi là “ điểm nóng” có số vụ trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật gia tăng nhiều trong những năm gần đây. Các loại tội phạm chủ yếu như: Cướp giật, trộm cắp tài sản, buôn bán, tàng trữ chất ma túy, gây rối trật tự công cộng Ngoài ra còn có những loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, hiếp dâm. Hiện nay, Thành phố Cao Lãnh có 673 số trẻ nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật như: thiết chế gia đình không bền vững, thất học, lao động sớm, thời gian rỗi nhiều, lui tới đến các khu được cảnh báo, nhiều nhóm đối tượng đã có những hành vi phạm pháp. Với nguyên lý: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và nhận thấy công tác xã hội có thể ứng dụng những phương pháp để hỗ trợ các hoạt động tại địa phương để phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Cùng với việc sử dụng phương pháp trong công tác xã hội, Tác giả lựa chọn: “Giải pháp phòng ngừa hành vi vi phạm pháp của trẻ vị thành niên ở địa bàn Thành phố Cao Lãnh”. 2. Nội dung chính 2.1. Thực trạng tình hình trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Những năm gần đây, tình hình vị thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn biến phức tạp, tăng cả về số vụ, tính chất, mức độ nghiêm trọng và số đối tượng phạm tội bị khởi tố, truy tố trước pháp luật. Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đa số là nam giới. Trong cả nước, theo phân tích trong tổng số 9.679 đối tượng vi phạm pháp luật trong 5 năm qua, thì nam có 9.096 đối tượng, chiếm 93,98%; nữ có 584 đối tượng, chiếm 6,03%. Về độ tuổi, theo thống kê trong 5 năm qua, tổng số 9.679 đối tượng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý, đa số trẻ vị thành niên có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, phần lớn có nhiều thói quen không tốt: Về cơ cấu vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện: vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên thực hiện xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, chủ yếu là vi phạm trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, ít vi phạm trên lĩnh vực kinh tế. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 62 Biểu đồ 1: Những hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra Trong từng lĩnh vực cụ thể thì cơ cấu hành vi vi phạm của thanh thiếu niên thể hiện khá đa dạng. Kết quả khảo sát 20 cán bộ làm trong lĩnh vực công tác xã hội (bao gồm: Cộng tác viên CTXH, công chức văn hóa, công chức Phòng LĐ-TBXH) và 20 trẻ vị thành niên có nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật cho thấy rằng: Đối với hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội do đối tượng trong độ tuổi chưa thành niên (từ 14 đến dưới 18 tuổi) thực hiện thì hành vi vi phạm theo số liệu chúng tôi thu thập được thì có 23,4% hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra là cờ bạc, tiếp theo đó là hành vi trộm cắp và vi phạm luật giao thông chiếm tỷ lệ bằng nhau là 21,3%. Điều đáng ngạc nhiên hơn là có tới 19,1% là hành vi sử dụng ma túy. Cuối cùng là hành vi có tỷ lệ thấp nhất đó là đánh nhau chiếm 14,9%. Từ kết quả trên cho thấy rằng thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay tương đối phức tạp với rất nhiều hành vi phạm tội đa dạng. Đây là một thực trạng báo động mà chúng ta phải cần nhìn nhận lại. Biểu đồ 2: Nơi những hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra Kết quả khảo sát được thì có 28,3% người được hỏi cho rằng nơi những hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra ở bất cứ nơi nào, có 21,7% thường xảy ra ở chợ và công viên, còn lại 10,9% cho rằng hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở các nhà trọ và tại gia đình, thậm chí có tới 6,5% cho rằng xảy ra ở trường học. Đây là con số đáng buồn về những nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp của trẻ vị thành niên ở thành phố Cao Lãnh. Tính chất hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên trong những năm gần đây là sử dụng bạo lực để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tăng cả về tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả thiệt hại. Động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên cũng khá đa dạng, chủ yếu là do thiếu hiểu biết, bị rủ rê, lôi kéo, xúi giục, do 21.3% 23.4% 19.1% 21.3% 14.9% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% Trộm cắp Cờ bạc Sử dụng ma túy Vi phạm luật giao thông Đánh nhau 6.5% 10.9% 21.7% 10.9% 21.7% 28.3% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% Trường học Các nhà trọ Chợ Tại gia đình Công viên Bất cứ nơi nào TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 63 muốn có tiền tiêu xài cá nhân. Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu hết các địa bàn xã, phường trên toàn địa bàn thành phố Cao Lãnh. Những thiệt hại do các hành vi vi phạm của trẻ vị thành niên gây ra là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hình anh ninh trật tự thể hiện sự thoái hóa về mặt đạo đức, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các bậc cha mẹ và xã hội. Do đó, nghiên cứu hệ thống đặc điểm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật giúp chúng ta rút ra được những qui luật, đặc điểm về tâm sinh lý, những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật của họ, để từ đó có giải pháp hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa tình trạng này trong thời gian tới. 2.2. Các giải pháp Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình và công tác phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật trong thời gian qua, cũng như làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật trong lứa tuổi vị thành niên, bài viết đã đưa ra diễn biến, tính chất hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên. Từ đó, đề ra những giải pháp đồng bộ, phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật trong thời gian đến. Cụ thể: 2.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa xã hội Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật: Để công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm và vi phạm pháp luật trong lứa tuổi vị thành niên nói riêng có hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cụ thể: Đối với quần chúng nhân dân là người tốt, lương thiện: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân, phổ biến về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các quy định pháp luật, tuyên truyền phát huy giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nhân dân...; Đối với học sinh, sinh viên trong các trường học: Sở Giáo dục - Đào tạo, các trường trung học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy, học; chú trọng giáo dục lối sống, đạo đức, văn hóa ứng xử, tăng cường phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho trẻ, học sinh, sinh viên ở từng độ tuổi khác nhau; Đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật: Lực lượng Công an, nhất là cấp cơ sở phải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Mặt trận, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, thông qua công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng thường xuyên rà soát, theo dõi, quản lý để có biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, lực lượng Công an phải trực tiếp triệu tập, mở các lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nhóm thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật ở địa bàn; Đối với đối tượng đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo: Ủy ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, cộng đồng dân cư và gia đình người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này. Tập trung phổ biến các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; Đối với người đang chấp hành án phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Giám thị trại giam, trại tạm giam, hiệu trưởng trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, giám đốc cơ sở giáo dục cai nghiện bắt buộc, cán bộ công nhân viên phải thường xuyên rà soát, phân loại đối tượng theo từng nhóm (vi phạm nhiều lần hay lần đầu, tính chất hành vi vi phạm, thái độ sau khi vi phạm, động cơ, mục đích vi phạm...). Từ đó, có biện pháp quản lý, tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Biểu đồ 3: Biện pháp nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 64 Kết quả khảo sát như sau: có 31,8% cho rằng thực hiện tham vấn cá nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, có 25% cho rằng nên tổ chức các buổi sinh hoạt tại cộng đồng hàng tuần, kế đến có 22,7% nên phối hợp với các tổ chức đoàn thể thăm hỏi thường xuyên nhằm động viên, có 18,2% thực hiện tham vấn nhóm, cuối cùng là kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ kịp thời cho các em chiếm 2,3%. Những giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, tạo việc làm đảm bảo thu nhập cho đời sống người lao động, xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các địa bàn dân cư: Các giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, tạo công ăn, việc làm đảm bảo thu nhập cho đời sống người lao động: Các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành cần phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đảm bảo an ninh trật tự; Nghiên cứu thực hiện hệ thống các biện pháp phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương; Công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, quản lý giáo dục đối tượng phải gắn với thực hiện chính sách phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Cần quan tâm đặc biệt tới việc quản lý lao động, phát triển mở rộng ngành nghề; Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo chuyển biến trong phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống..., góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các địa bàn dân cư: Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và các chương trình phòng chống tội phạm; Vận động củng cố, xây dựng gia đình lành mạnh, hoàn thiện. Kết hợp giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức, quyền lợi, nghĩa vụ công dân, tạo nên thói quen và hành động tuân thủ pháp luật ở con cái. Giải pháp về phòng ngừa cá biệt đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật:Các lực lượng chức năng cần thu thập tất cả những thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, các vụ việc có liên quan; Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng vi phạm pháp luật và gia đình, giúp đối tượng giải quyết những mâu thuẫn, tiếp thu sự giáo dục của cộng đồng, từ bỏ ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Vận động quần chúng, lựa chọn, phân công những người có uy tín, có điều kiện, khả năng có thể trực tiếp giám sát, giáo dục, cảm hóa phù hợp với từng đối tượng; Tổ chức cho đối tượng kiểm điểm trước cộng đồng dân cư nhằm giáo dục, răn đe đối tượng; sử dụng những người có uy tín, người thân, gia đình, bạn bètác động để đối tượng từ bỏ ý định phạm tội, vi phạm pháp luật Biểu đồ 4: Tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp công tác xã hội trong trường học nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hiện nay 22.7% 31.8% 18.2% 25.0% 2.3% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% Phối hợp với các tổ chức đoàn thể thăm hỏi thường xuyên nhằm động viên Thực hiện tham vấn cá nhân Thực hiện tham vấn nhóm Tổ chức các buổi sinh hoạt tại cộng đồng hàng tuần Kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ kịp thời cho các em TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 65 Kết quả khảo sát như sau: có 50% người được hỏi cho rằng việc áp dụng phương pháp công tác xã hội trong trường học nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật hiện nay rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến có 25% cho rằng việc áp dụng phương pháp trên ít quan trọng chiếm tỷ lệ thứ 2, có 15% người được hỏi cho rằng quan trọng, cuối cùng có10% người được hỏi cho rằng việc áp dụng phương pháp trên đặc biệt nghiêm trọng. Qua đó cho ta thấy được việc áp dụng phương pháp công tấc xã hội trong trường học có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 2.2.2 Các giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật, các chế độ, chính sách đảm bảo điều kiện hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật Để công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra nói riêng đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, qui định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, chế tài xử lý... từng hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, qui định rõ các biện pháp tổ chức phòng ngừa, cơ chế thực hiện và trách nhiệm cá nhân, tổ chức, làm cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng, các chủ thể thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng của mình. Bên cạnh hệ thống pháp luật hiện có, trong thời gian đến, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định của pháp luật có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Biểu đồ 5: Giải pháp từ phía nhà nước trong việc phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhìn thấy rõ có sự khác biệt về từng giải pháp từ phía nhà nước. Theo số liệu chúng tôi thu thập được, việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp 25% 15% 50% 10% 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Đặc biệt nghiêm trọng 26.6% 21.9% 20.3% 18.8% 12.5% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan chức năng Cần phối hợp đồng bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị Cần phải hoàn thiện các chính sách pháp luật của nhà nước Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 66 luật thì có tỉ lệ đạt hiệu quả cao là 26,6%, tiếp theo là tăng cường công tác quản lý của các cơ quan chức năng chiếm 21,9%, có 20,3% cho rằng cần phải phối hợp đồng bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị, tuy nhiên có 18,8% người được hỏi cho rằng cần phải hoàn thiện các chính sách pháp luật của nhà nước, cuối cùng là tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân chiếm 12,5%. Điều này cho thấy rằng, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp từ phía nhà nước là một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Khi có sự phối hợp của các giải pháp trên thì việc phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng được hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng đang được xã hội quan tam. 2.2.3 Tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ mạng và máy tính đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi mà nhiều đối tượng lợi dụng mở rộng khả năng hoạt động, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây không ít khó khăn cho công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý của cơ quan chức năng. Thời gian qua lực lượng công an thành phố Cao Lãnh đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều biện pháp công tác của ngành, trong đó có biện pháp khoa học kỹ thuật, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tạo môi trường thuận lợi phục vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nâng cao hiệu quả việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong thời gian tới cần phải chú trọng việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, từng bước trang bị hiện đại; mở rộng hợp tác tranh thủ kinh nghiệm và sự giúp đỡ về kỹ thuật của các đơn vị, doanh nghiệp chuyên môn để cung cấp dịch vụ hỗ trợ và cảnh báo an ninh cho đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Khi ý thức đề cao cảnh giác của người dân được nâng lên kết hợp với việc ứng dụng các thiết bị kỹ thuật vào công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật được quan tâm hơn, thì công tác phòng ngừa tội phạm trong thời gian tới chắc chắn sẽ thu về những kết quả tích cực hơn, để mọi người cùng được sống trong một môi trường an toàn, bình yên. Biểu đồ 6: Tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Kết quả khảo sát cho thấy: Có đến 45% người được hỏi cho rằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật rất quan trọng chiếm tý lệ cao nhất, có 25% ý kiến cho rằng quan trọng, bên cạnh đó vẫn có 15% số người được khảo sát cho rằng không quan trọng, đặc biệt quan trọng chiếm chỉ 10 và cuối cùng là ít quan trọng chiếm 5%. 3. Kết luận 15% 5% 25% 45% 10% 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 67 Để phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên cần quan tâm thực hiện là phải quán triệt chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác chăm lo, giáo dục cho thế hệ trẻ. Đó là, quan điểm: đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân; Đảng và Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh thiếu niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên. Bài viết đưa ra nhóm giải pháp phòng ngừa xã hội, huy động, phối hợp các tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, các đoàn thể và tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình tham gia phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật. Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đảm bảo điều kiện phục vụ hoạt động phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật. Đây là hệ thống các giải pháp nếu được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ thì công tác phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật trong vị thành niên nói riêng tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp sẽ có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước [1] Nguyễn Tiệp (1999), Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật, NXB LĐXH, Hà Nội [2] Nhiều tác giả: Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật (1999), UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen) [3] Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm (2001), NXB Công an nhân dân, Hà Nội [4] Một số văn bản, tài liệu quan trọng về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em (2008), Sở LĐTBVXH Đồng Tháp; lưu hành nội bộ; Đồng Tháp. [5] Thực trạng và giải pháp phòng ngừa trẻ em và NCTN LTPL tại cộng đồng dân cư theo chức năng của lực lượng CS QLHC về TTXH (2013), tài liệu hội thảo, Hà Nội. [6] UBND thành phố Cao Lãnh, Vai trò của Cấp ủy, chính quyền trong xây dựng mô hình quản lý giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện mô hình trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. [7] UBND thành phố Cao Lãnh, Báo cáo về tình hình kết quả hoạt động trong công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Cao Lãnh năm 2017. II. Tài liệu trực tuyến: [8] Theo cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Tháp [10] Theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Nhức nhối tình trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên, http:// www.cpv. org. vn/ cpv/ Modules/ News/ News Detail. aspx? co_id=30091&cn_id=342948, cập nhật ngày 01/06/2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_9417_2200863.pdf