Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương: 71 Giải pháp phát triển . . . GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG Vũ Văn Thực* TÓM TẮT Sau 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã gặt hái được một số thành tựu nhất định, trong đó nông nghiệp là một trong những ngành có bước phát triển đáng kể. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp là một trong những ngành đã và đang có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt nông nghiệp còn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế của đất nước trong những thời điểm kinh tế khó khăn, do đó nông nghiệp vẫn được coi là ngành quan trọng, quyết định sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng. Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, song nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, chính vì vậy phát triển nông nghiệp được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71 Giải pháp phát triển . . . GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG Vũ Văn Thực* TÓM TẮT Sau 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã gặt hái được một số thành tựu nhất định, trong đó nông nghiệp là một trong những ngành có bước phát triển đáng kể. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp là một trong những ngành đã và đang có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt nông nghiệp còn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế của đất nước trong những thời điểm kinh tế khó khăn, do đó nông nghiệp vẫn được coi là ngành quan trọng, quyết định sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng. Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, song nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, chính vì vậy phát triển nông nghiệp được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Tứ khóa: nông nghiệp, Hải Dương AGRICULTURAL DEVELOPMENT SOLUTIONS HAI DUONG PROVINCE ABSTRACT After 30 years of on going innovation, the country’s economy has achieved certain achievements, in which agriculture is the sectors with significant development. In recent period, agriculture has contributed substantially to the economic growth of the country. Moreover, it is considered as pillars of the economy in the difficult times. Therefore, agriculture is considered an important sector, deciding the success of the process of economic-society development in general, and of the industrialization and modernization in particular. Hai Duong Province is geographically located in the Red River Delta. It has been on the process of fast economic restructuring, still agriculture in the region remains a main sector which plays a part in the province’s economic development. Hence boosting agriculture sector is particularly concerned by the province’s authority. The objective of this study is to assess the status of agricultural in Hai Duong province in recent years. Based on the exist, the authors shall propose measures to develop the agricultural sector in Hai Duong in the future. Keywords: agriculture, Hai Duong * TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh, CN. Tân Bình 72 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Đặt vấn đề Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là ngành nông nghiệp, từ một nước thường xuyên thiếu lương thực, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực từ nước ngoài, nhưng đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%. Thực tế cho thấy nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn, nông nghiệp còn được coi như trụ đỡ của nền kinh tế; nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Tỉnh Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích đất nông nghiệp lớn, với đa số dân số đang sinh sống, lao động và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Hải Dương đã có những bước phát triển đáng kể, song so với tiềm năng, lợi thế sẵn có, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có của nó. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và bảo quản sau thu hoạch còn khiêm tốn; sản xuất manh mún; thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, thiếu nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu của ngành nông nghiệpđang là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Do đó, tìm ra giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương có tính cấp thiết đối với các cấp, các ngành của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hải Dương Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 1.651 km2, diện tích chủ yếu là đồng bằng, chiếm 89% và miền núi chiếm 11% ; là một tỉnh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa; mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm. Tỉnh Hải Dương có tài nguyên đất phong phú, đa dạng, đặc biệt là đất phù sa với diện tích 148.929 ha; hệ thống sông ngòi tự nhiên và sông nội đồng dày đặc cùng với hàng ngàn ao hồ nhỏ; có hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển tương đối toàn diện, giá trị nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hàng năm trên 4,8%, cơ cấu kinh tế có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Đặc biệt, ngành nông nghiệp Hải Dương đã hình thành nên một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng vải thiều ở huyện Thanh Hà, 73 Giải pháp phát triển . . . với diện tích 10.500 ha, sản lượng thu hoạch trên 30.000 tấn/năm; vùng dưa hấu, rau ngắn ngày ở huyện Kim Thành, Gia Lộc với diện tích trên 6.000 ha; vùng trồng lúa nếp cái hoa vàng ở huyện Kim Thành, Kinh Môn với diện tích khoảng 800-1000 ha; vùng trồng hành, tỏi ở huyện Nam Sách, Kinh Môn với diện tích khoảng 3.500 ha; vùng nuôi cá Basa có diện tích 100 ha ở huyện Tứ Ký, Cẩm Giàng, Ninh Giang và Kim Thành; vùng trồng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng với diện tích 420ha, hàng năm cho thu hoạch sản lượng 12.000 – 13.000 tấn. Dưới đây là thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong những năm qua: 2.1. Về diện tích đất nông nghiệp Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương diễn ra với tốc độ nhanh chóng, qua đó đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả nước. Tuy nhiên, khi đô thị hóa và các khu công nghiệp ngày càng phát triển thì diện tích đất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm xuống để nhường đất cho các khu đô thị và công nghiệp. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2009-2011, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đã có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp trong toàn tỉnh là 108.697 ha, giảm so với năm 2009 là 881 ha, tỷ lệ giảm 0,83%, trong đó: TP. Hải Dương giảm 1 ha, tỷ lệ giảm 0,41%; huyện Chí Linh giảm 314 ha, tỷ lệ giảm 1,5%; huyện Nam Sách giảm 62 ha, tỷ lệ giảm 0,9%; huyện Kinh Môn giảm 215 ha, tỷ lệ giảm 2,3%; huyện Kim Thành giảm 618 ha, tỷ lệ giảm 8,24%; huyện Thanh Hà giảm 3 ha, tỷ lệ giảm 0,03%; huyện Cẩm Giàng giảm 9 ha, tỷ lệ giảm 0,14%; huyện Bình Giang giảm 24 ha, tỷ lệ giảm 0,32%; huyện Gia Lộc giảm 27 ha, tỷ lệ giảm 0,36%; huyện Tứ Kỳ giảm 58 ha, tỷ lệ giảm 0,5%; huyện Ninh Giang giảm 50 ha, tỷ lệ giảm 0,56%; huyện Thanh Miện giảm 30 ha, tỷ lệ giảm 0,34%. Năm 2011, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn giảm 463 ha, tỷ lệ giảm 0,44%, trong đó: TP. Hải Dương giảm 29 ha, tỷ lệ giảm 1,18%; huyện Chí Linh giảm 141 ha, tỷ lệ giảm 0,7%; huyện Nam Sách giảm 14 ha, tỷ lệ giảm 0,2%; huyện Kinh Môn giảm 3 ha, tỷ lệ giảm 0,03%; huyện Kim Thành giảm 29 ha, tỷ lệ giảm 0,45%; huyện Thanh Hà giảm 12 ha, tỷ lệ giảm 0,13%; huyện Cẩm Giàng giảm 28 ha, tỷ lệ giảm 0,45%; huyện Bình Giang giảm 49 ha, tỷ lệ giảm 0,66%; huyện Gia Lộc giảm 21 ha, tỷ lệ giảm 0,28%; huyện Tứ Kỳ giảm 15 ha, tỷ lệ giảm 0,13%; huyện Ninh Giang giảm 24 ha, tỷ lệ giảm 0,3%; huyện Thanh Miện giảm 8 ha, tỷ lệ giảm 0,1% (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Diện tích Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) Diện tích Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) Hải Dương 2.450 2.449 (1) (0,041) 2.420 (29) (1,18) Chí Linh 21.019 20.705 (314) (1,5) 20.564 (141) (0,7) Nam Sách 7.081 7.019 (62) (0,9) 7.005 (14) (0,2) Kinh Môn 9.306 9.521 (215) (2,3) 9.518 (3) (0,03) Kim Thành 7.054 6.436 (618) (8,24) 6.407 (29) (0,45) Thanh Hà 9.468 9.465 (3) (0,03) 9.453 (12) (0,13) Cẩm Giàng 6.272 6.263 (9) (0,14) 6.235 (28) (0,45) 74 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bình Giang 7.494 7.470 (24) 0,32) 7.421 (49) (0,66) Gia Lộc 7.508 7.481 (27) (0,36) 7.460 (21) (0,28) Tứ Kỳ 11.285 11.227 (58) (0,5) 11.212 (15) (0,13) Ninh Giang 8.924 8.974 (50) (0,56) 8.950 (24) (0,3) Thanh Miện 8.717 8.687 (30) (0,34) 8.679 (8) (0,1) TOÀN TỈNH 106.578 105.697 (881) (0,83) 105.324 (463) (0,44) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương [3] 2.2. Diện tích các loại cây trồng Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng nhẹ trong giai đoạn 2009-2011, qua đó đã góp phần làm tăng sản lượng và giá trị cho ngành nông nghiệp cùa tỉnh (Bảng 2.2). Bảng 2.2. Diện tích đất trồng cây nông nghiệp tỉnh Hải Dương (2009-2011) Năm Cây hàng năm Cây lâu năm Diện tích (ha) Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) Diện tích (ha) Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) 2009 163.877 22.499 2010 166.108 2.231 1,36 22.471 (28) (0,12) 2011 164.767 (1.341) (0,8) 23.277 806 3,6 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương[3] Bảng 2.2 cho thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp tăng nhẹ trong năm 2010 nhưng qua năm 2011 giảm xuống, cụ thể: năm 2010, diện tích đất trồng cây hàng năm là 166.108 ha, tăng 2.231 ha so với năm 2009, tỷ lệ tăng 1,36%; năm 2011, diện tích cây trồng hàng năm là 164.767 ha, giảm 1.341 ha so với năm 2010, tỷ lệ giảm 0,8%. Năm 2010, diện tích đất trồng cây lâu năm là 22.471 ha, giảm 28 ha so với năm 2009, tỷ lệ giảm 0,12%; năm 2011, diện tích đất trồng cây lâu năm là 23.277 ha, tăng 806 ha so với năm 2010, tỷ lệ tăng 3,6%. 75 Giải pháp phát triển . . . 2.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2009-2011 có xu hướng giảm xuống, riêng đàn gia cầm tăng khá cao trong năm 2011 ( Bảng 2.3) Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 -2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượng (con) Mức tăng Tỷ lệ tăng, giảm Số lượng (con) Mức tăng Tỷ lệ tăng, giảm Đàn trâu 8.032 7.189 (843) (10,5) 6.286 (903) (12,6) Đàn bò 38.205 33.477 (4.728) (12,4) 22.864 (10.613) (31,7) Đàn lợn 597.653 586.235 (11.418) (1,9) 537.632 (48.603) (8,3) Đàn gia cầm 7.122.000 8.106.000 (984.000) (13,8) 9.947.000 1.841.000 22,7 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương[3] Bảng 2.3 cho thấy số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hải Dương có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2011, cụ thể: Năm 2010, số lượng trâu là 7.189 con, giảm 843 con so với năm 2009, tỷ lệ giảm 10,5%; số lượng bò là 33.477 con, giảm 4.728 con so với năm 2009, tỷ lệ giảm 12,4%; số lượng lợn là 586.235 con, giảm 11.418 con so với năm 2009, tỷ lệ giảm 1,9%; số lượng con gia cầm là 8.106.000 con, giảm 984.000 con so với năm 2009, tỷ lệ giảm 13,8%. Năm 2011, số lượng trâu là 6.286 con, giảm 903 con so với năm 2010, tỷ lệ giảm 12,6%; số lượng bò là 22.864 con, giảm 10.613 con so với năm 2010, tỷ lệ giảm 31,7%; số lượng lợn là 537.632 con, giảm 48.603 con so với năm 2010, tỷ lệ giảm 8,3%; trong khi đó số lượng con gia cầm là 9.947.000 con, tăng 1.841.000 con so với năm 2010, tỷ lệ tăng 22,7% 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất nông nghiệp Thời gian qua, nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, cũng như việc áp dụng đồng bộ các giải pháp như dồn điền đổi thửa, tập trung đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của từng địa bàn, mùa vụ và trình độ sản xuất của nông dân ở các vùng khác nhau của tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từ đó làm cho năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp ngày càng được nâng lên. Công tác xúc tiến thương mại ngày càng chú trọng hơn để tháo gỡ cho sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp, từ đó giúp cho thu nhập của người nông dân ngày càng được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào vùng nông thôn, điều đó có thể thấy rõ giá trị sản phẩm nông nghiệp trên mỗi ha hàng năm trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua các năm, cụ thể: năm 2010, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt đạt 80,1 triệu đồng, tăng 13 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 19,4% và giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nuôi trồng, thủy sản đạt 105,1 triệu đồng, tăng 13,1 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,24%; năm 2011 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt là 96,4 76 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật triệu đồng, tăng 16,3 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 20,35% so với năm 2010 và năm 2011 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nuôi trồng, thủy sản đạt 159,7 triệu đồng, tăng 54,6 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 52% (Bảng 2.4). Bảng 2.4. Giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng, thủy sản tỉnh Hải Dương Năm Giá trị sản phẩm /1ha đất trồng trọt (Triệu đồng) Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) Giá trị sản phẩm /1ha đất nuôi trồng, thủy sản (Triệu đồng) Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) 2009 67,1 92 2010 80,1 13 19,4 105,1 13,1 14,24 2011 96,4 16,3 20,35 159,7 54,6 52 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương[3] Giá trị sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hải Dương tăng khá cao trong những năm vừa qua, cụ thể: năm 2010, giá trị sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp đạt 7.264.380 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 1.124.673 triệu đồng, tỷ lệ tăng 18,32%; giá trị chăn nuôi, thủy sản đạt 4.724.823 triệu đồng, tăng 944.188 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25%. Năm 2011, giá trị chăn nuôi thủy sản đạt 7.040.008 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 2.315.185 triệu đồng, tỷ lệ tăng 49% (Bảng 2.5). Bảng 2.5: Giá trị sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi, thủy sản tỉnh Hải Dương Đơn vị: Triệu đồng Năm Trồng trọt, lâm nghiệp Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) Chăn nuôi, thủy sản Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng, giảm (%) 2009 6.139.707 3.780.635 2010 7.264.380 1.124.673 18,32 4.724.823 944.188 25 2011 8.919.018 1.654.638 22,8 7.040.008 2.315.185 49 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương [3] 3. Nguyên nhân hạn chế - Thiếu quy hoạch tổng thể và quyết tâm thực hiện quy hoạch tổng thể đó với tầm nhìn chiến lược và bám sát của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù, địa phương đã quy hoạch ngành nông nghiệp, nhưng quy hoạch đó chỉ mang tính địa phương, cục bộ, chưa kết nối được với địa phương khác để có được một quy hoạch mang tầm vóc sản xuất hàng hóa lớn. - Tuy đã có nhiều tiến bộ trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, song hoạt động khoa học, công nghệ nhìn chung vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, nhất là công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. - Điệp khúc mất mùa được giá và được mùa mất giá đã và đang là vấn đề nhức nhối 77 Giải pháp phát triển . . . của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp Hải Dương nói riêng. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, điển hình trong số đó là vải thiều của mùa vải năm 2015, tuy nhiên chưa thực sự có giải pháp thực sự căn cơ, lâu dài đối với vấn đề đầu ra của sản phẩm nông nghiệp. - Để có thể phát triển ngành nông nghiệp nhanh và bền vững hơn rất cần nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, cơ giới hóa, tự động hóa nông nghiệptuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. - Là một trong những đia phương tiên phong trong việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, song cho đến nay vẫn chưa thực hiện xong, việc sử dụng đất manh mún vẫn là hiện tượng phổ biến ở tỉnh Hải Dương, khó có thể thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, từ đó dẫn đến năng suất thấp, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. - Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản để khuyến khích người nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sản phẩm bảo hiểm cho nông nghiệp nên người nông dân chưa thực sự mạnh dạn đầu tư cho nông nghiệp. - Một bộ phận người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích sử dụng đất nông nghiệp của mình, do đó ảnh hưởng nhất định đến các quyền theo qui định của luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, liên doanh liên kết, thế chấp quyền sử dụng đất 4. Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương Một là, rà soát, qui hoạch lại ngành nông nghiệp: cần thực hiện qui hoạch lại ngành nông nghiệp như diện tích sử dụng đất nông nghiệp; trồng cây gì, chăn nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; việc qui hoạch phải vừa đạt về hiệu quả kinh tế, xã hội, mặt khác phải bảo vệ môi trường sinh thái hướng đến phát triển bền vững. Trong qui hoạch cần chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể đối với từng vùng, từng ngành dựa trên lợi thế của từng loại cây trồng, vật nuôi, trên địa bàn từng huyện, xã; vùng nào, địa phương nào có lợi thế so sánh trồng cây gì, nuôi con gì thì chỉ được thực hiện trồng, nuôi con đó, gắn liền qui hoạch giữa địa phương với cả nước và thị trường tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp. Bênh cạnh đó cần gắn kết chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Hai là, giải pháp về khoa học công nghệ: đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như chuyển giao công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác; nghiên cứu công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giúp người nông dân bảo quản sản phẩm tốt hơn, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp từ đó tạo ra bước chuyển biến đột phá trong hoạt động nghiên cứu và 78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp tại địa phương; có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh có đóng góp thiết thực, hiệu quả cho ngành nông nghiệp của tỉnh nhằm tạo động lực cho đội ngũ cán bộ khoa học phát huy được hết năng lực của mình. Ba là, giải pháp đầu ra cho sản phẩm: cần có giải pháp tốt về thị trường về đầu ra cho sản phẩm, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với người nông dân, tỉnh cần phối hợp với các sở, ngành rà soát các chính sách chưa phù hợp để có kiến kiến nghị với Bộ, ngành Trung ương nhằm tạo điều kiện và thu hút nhiều doanh nghiệp gắn kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu kèm những ràng buộc chặt chẽ hơn, qua đó sẽ tạo được sự gắn kết giữa công ty với người nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững và ổn định. Bốn là, giải pháp về nguồn vốn cho nông nghiệp: huy động tối đa nguồn vốn cho nông nghiệp, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, sản xuất vật tư nông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ, tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Để thu hút tối đa nguồn nguồn vốn cần có giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp của các cá nhân, tổ chức ở trong, ngoài nước và nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Năm là, đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa: thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương cho thấy, việc sử dụng đất manh mún vẫn là hiện tượng phổ biến ở tỉnh Hải Dương, từ đó dẫn đến khó có thể thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động không cao. Do đó, cần thực hiện việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần có sự tham gia của cả nhà nông, doanh nghiệp và Nhà nước; muốn dồn điền, đổi thửa thực hiện nhanh chóng thì công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được lợi ích thiết thực của việc dồn điền đổi thửa, đồng tình và tự nguyện tham gia là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cấp chính quyền. Dồn điền đổi thửa phải gắn liền với công tác quy hoạch; từng địa phương cần quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá theo từng cây, con ổn định, lâu dài. Cần có chủ trương và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lý và có chính sách hỗ trợ để xây dựng các mô hình điển hình về dồn điền đổi thửa; tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm. Sáu là, tăng cường vai trò, hiệu lực quản lý của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hải Dương và sự phối hợp trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong phát triển nông nghiệp: UBND tỉnh đóng vai trò chủ chốt trong việc xâv dựng chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh; ban hành kịp thời các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các văn bản liên quan đến sự phát triển nông nghiệp bền vững; UBND tỉnh Hải Dương phải là cầu nối liên kết “bốn nhà ” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiêp và nhà nông) để phối kết hợp cho sự phát triển ngành nông nghiệp, cần cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, làm cho mọi người dân có cơ hội tiếp 79 Giải pháp phát triển . . . cận các nguồn lực, chủ động tham gia vào xây dựng nền nông nghiệp bền vững; đầu tư hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Bảy là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản: xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với khâu liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó cần có chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp phân phối hàng nông sản trực tiếp đến các chuỗi siêu thị trong nước và quốc tế; tuyên truyền đến người nông dân sản xuất hàng nông sản theo tiêu chuẩn chất lượng Vietgap; tăng cường quản lý thị trường theo hướng minh bạch chất lượng; kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất sứ hàng nông sản, có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường người tiêu dùng. Hình thành chuỗi ngành hàng chiến lược có dư địa thị trường, có liên kết quốc tế mạnh, có thương hiệu toàn cầu, có vị thế ở một số thị trường mục tiêu, có ảnh hưởng kinh tế và xã hội lớn. Tám là, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi cho ngành nông nghiệp: nghiên cứu đưa ra chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về vốn, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệptừ đó sẽ khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao cho sản xuất, chế biến và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Chín là, bảo hiểm nông nghiệp và thành lập quĩ cho vay nông thôn: kiến nghị với Chính phủ cho thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, từ đó giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Hình thành các quỹ cho vay tín dụng nông thôn cho sinh viên nông thôn vay học tập, quỹ cho trí thức trẻ về nông thôn lập nghiệp, quỹ cho trang trại mới thành lập, quỹ hỗ trợ lao động mất đất chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Mười là, tăng cường quản lý, tránh đầu tư dàn trải, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư cho nông nghiệp: đây là một trong những giải pháp cần được thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục nhằm tránh thất thoát cũng như lãng phí vốn. Với nguồn lực hạn chế, nên mỗi đồng vốn đầu tư cần được sử dụng sao cho hiệu quả nhất; tăng trách nhiệm và xử lý nghiêm người quản lý đối với mọi hành vi đầu tư không hiệu quả, làm thất thoát vốn của nhà nước và nhân dân. Mười một là, thành lập quĩ bình ổn giá cho nông nghiệp: những năm qua, vẫn còn xảy ra tình trạng giá nông, thủy sản không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Để người nông dân có thể yên tâm hơn khi sản xuất kinh doanh, thiết nghĩ tỉnh cần nghiên cứu thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động xấu gây bất lợi cho người nông dân, từ đó giúp cho người nông dân yên tâm bám đất để đầu tư lâu dài trên chính ruộng đồng của mình. Nguồn bình ổn giá được trích từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp và người nông dân. Tuyên truyền, phân tích những lợi ích từ quĩ bình ổn giá cho doanh nghiệp và người nông dân biết để tạo được sự đồng thuận của các doanh nghiệp và người nông dân. Mười hai là, đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: thực tế cho thấy, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người nông dân không thể thực hiện các quyền của mình theo qui định của luật đất đai như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn liên doanh liên kếtNhư vậy, tỉnh cần chỉ đạo để thực 80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để thực hiện tốt được giải pháp này thì cấp ủy, chính quyền các cấp cần nhận thức rõ rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại người đứng đầu các địa phương, đơn vị có liên quan trong toàn tỉnh; có chính sách khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; người đứng đầu chính quyền cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để kịp thời giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đối với những địa phương thực hiện không nghiêm cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với những đơn vị không hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận, cũng như những cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tóm lại: phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, các ngành trong tỉnh cần đặc biệt quan tâm, khi nông nghiệp phát triển sẽ giúp cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân được cải thiện, đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại địa phương. Bài viết này đã trình bày khái quát thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Hy vọng rằng những giải pháp đã được đề xuất nếu được triển khai áp dụng đồng bộ sẽ giúp ngành nông nghiệp Hải Dương phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới, sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, qua đó từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Thị Chỉnh (2014). Liên kết “4 nhà” ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, số (11). [2]. Nguyễn Thiện Nhân (2015). HTX kiểu mới: Giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp Việt Nam. Báo điện tử Chính phủ. [3]. Cục thống kê Hải Dương (2011). Niên giám thống kê. [4]. ha-noi-919.html [5]. Nong-nghiep-ben-vung.html [6]. & view=article&id=3615:chien- luoc-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-giai-doan-2011-2020&catid=56:kien-thuc-tin- hoc&Itemid=71 [7]. nganh-nong-nghiep-viet-nam-41133.html [8]. [9]. 10].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf51_3272_2122302.pdf
Tài liệu liên quan