Tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung: 109
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO KHU VỰC MIỀN TRUNG
Trịnh Văn Sơn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Quy mô dân số ngày càng tăng, trình độ dân trí và nhu cầu tìm kiếm việc làm là một
trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển, nó vừa là động lực thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, vừa mang tính mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả
năng, vừa là những đòi hỏi cấp thiết trong việc giải quyết nhu cầu việc làm của người lao
động. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung qua nghiên cứu còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn
tại; đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển và sử dụng có hiệu
quả nguồn lực.
1. Đặt vấn đề
Với thành tựu hơn 20 năm đổi mới, vai trò nguồn lực con người đã khẳng định
vị trí to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO với xu hướng toàn cầu hóa và quá t...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
109
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO KHU VỰC MIỀN TRUNG
Trịnh Văn Sơn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Quy mô dân số ngày càng tăng, trình độ dân trí và nhu cầu tìm kiếm việc làm là một
trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển, nó vừa là động lực thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, vừa mang tính mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả
năng, vừa là những đòi hỏi cấp thiết trong việc giải quyết nhu cầu việc làm của người lao
động. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung qua nghiên cứu còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn
tại; đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển và sử dụng có hiệu
quả nguồn lực.
1. Đặt vấn đề
Với thành tựu hơn 20 năm đổi mới, vai trò nguồn lực con người đã khẳng định
vị trí to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO với xu hướng toàn cầu hóa và quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
có một ý nghĩa rất lớn và trở thành một đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết.
Miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với diện
tích đất tự nhiên (năm 2009) khoảng 9,6 triệu ha, chiếm 29% diện tích đất tự nhiên của
cả nước; trong đó 72,8% thuộc đất nông, lâm nghiệp. Miền Trung có bờ biển dài
(khoảng 1759 Km) với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều cảng biển nước sâu (Nghi Sơn,
Vũng Áng, Hòn La, Cửa Việt, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Qui Nhơn, Nha Trang),
với 5 Di sản thiên nhiên về văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới đã được
UNESCO công nhận (Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Đền tháp
Mỹ Sơn và Hang động Phong Nha Kẽ Bàng)... đó là những điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành kinh tế biển và ngành du lịch nói
riêng. Đó cũng là đòi hỏi và yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực của từng
tỉnh và cả vùng Miền Trung.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Khu vực miền Trung sẽ có một ý
nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng. Mục tiêu nghiên cứu
là thông qua nghiên cứu một cách tổng quan về thực trạng nguồn nhân lực ở khu vực
miền Trung để đề xuất các giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhằm phát triển nguồn
nhân lực của vùng.
110
2. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung
2.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền Trung đã có
những chuyển biến tích cực và thể hiện khá rõ nét. Hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng cơ
sở đã được nâng cấp; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch đã hình thành và
phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh, quốc phòng và trật
tự an toàn xã hội ngày càng được đảm bảo.
- Nền kinh tế phát triển khá toàn diện và tăng trưởng với nhịp độ cao.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của các tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 là khoảng
5,9% (cả nước là 6,8%), trong đó giai đoạn 2006 - 2008 là 7,6% và năm 2009 do ảnh
hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu nên GDP bình quân chỉ đạt 3,4% (cả
nước là 5,2%).
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng miền Trung so với cả nước
GDP công từ các tỉnh (giá so sánh 1994)
( tỷ đồng)
Tốc độ điều chỉnh theo cả
nước (%)
2000 2005 2008 2010 01-
2005
06-
2008
06-
2010
Cả nước 289.602 485.763 687.548 843.210 7,5 7,7 6,8
Miền Trung 43.378 69.973 98.217 115.324 6,9 7,6 5,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2009 và 2010.
- Thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, nhiều tỉnh vẫn chưa có tích lũy.
Mặc dù, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng khá cao, nhưng GDP bình quân đầu
người vẫn thấp so với cả nước, theo giá thực tế năm 2000 thì GDP bình quân năm 2008
đạt khoảng 12.021 nghìn đồng và năm 2010 đạt khoảng 14.635 nghìn đồng.
Bảng 2. GDP bình quân đầu người ở miền Trung (so với cả nước)
(ĐVT: 1000 đồng)
Vùng \ Năm 2000 2005 2008 2010
1. Miền Trung 3.251 6.645 12.201 14.635
2. Cả nước 5.185 10.766 18.288 21.617
3. Tỷ lệ miền Trung\Cả nước 62,70 61,73 65,73 67,70
Nguồn: Niên giám thống kê.
111
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa (CNH) và hiện đại hóa (HĐH), cơ
cấu kinh tế của vùng miền Trung đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng công
nghiệp, dịch vụ và giảm nông - lâm - ngư nghiệp và tạo nên những lợi thế so sánh của
các tỉnh trong vùng.
Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực miền Trung giai đoạn 2000- 2010 (%)
2000 2005 2010
1. Nông, Lâm –Thủy sản 34,20 29,20 27,10
2. Công nghiệp xây dựng 25,60 31,60 35,70
3. Dịch vụ 40,02 39,20 37,20
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2005 và 2010
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung
2.2.1. Đánh giá xu thế biến động dân số và lao động
Theo thống kê dân số miền Trung năm 2009 khoảng 18,9 triệu người, chiếm
22% dân số cả nước, mật độ dân số bình quân là 197 người/km2. Với xu thế chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số có xu hướng tăng lên ở các thành thị.
Với số liệu Bảng 4 cho thấy dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 là 11,4 triệu
người, chiếm khoảng 60,4% trong tổng dân số miền Trung và lực lượng lao động
khoảng 10,4 triệu lao động, với tốc độ tăng bình quân là 1,76%. Đây chính là nguồn
nhân lực rất quan trọng trong sự nghiệp thực hiện CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã
hội của vùng.
Bảng 4. Dân số, lao động khu vực miền Trung thời kỳ 2000-2009 (1.000 người)
Chỉ tiêu Năm
2000
Năm 2005 Năm
2009
Tốc độ
tăng (%)
1. Tổng dân số 18.218,3 18.608,6 18.870,4 0,39
Trong đó: Dân số Thành thị 3.543,1 4.094,6 4.540,3 2,79
Tỷ lệ % 19,4 22,0 24,1
2. Dân số trong độ tuổi lao động 10.863,0 11.171,3 11.399,9 0,54
3. Lực lượng lao động 8.905,9 9.825,9 10.422,1 1,76
Nguồn: Thống kê lao động việc làm 2000, 2005 và 2009.
112
2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng lao động (Qua tiêu chí trình độ văn hóa,
CMKT)
Về chất lượng lao động, có rất nhiều tiêu chí đánh giá, song có thể sử dụng các
tiêu chí về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số và lao động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân số biết chữ khá cao (khoảng 97%), tỷ lệ tốt
nghiệp từ trung học cơ sở trở lên đạt tỷ lệ 48,3% gần ngang bằng với trung bình chung
cả nước.
Bảng 5. Tỷ lệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của lao động (%)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008
Toàn vùng miền Trung 100,00 100,00 100,00
1. Tỷ lệ lao động không có CMKT 86,18 78,29 71,98
2. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp
nghề trở lên
13,82 21,71 28,02
Trong đó: Lao động có bằng công nhân kỹ
thuật trở lên
8,55 13,05 16,55
Nguồn: Thống kê lao động việc làm 2000, 2005 và 2008.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trình độ từ sơ cấp học nghề trở lên năm 2000 là
13,82%, đến năm 2005 là 21,71% và đặc biệt đến năm 2008 là 28,02%. Tỷ lệ trình độ
chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật trở lên cung tăng dần qua các thời kỳ (năm
2000 là 8,55%, năm 2005 là 13,05% và năm 2008 là 16,65%).
Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông lâm ngư đã
giảm xuống, năm 2000 chiếm 66,30% đến năm 2008 giảm xuống còn 53%. Lao động
nông nghiệp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao và phân bố không đều giữa các tỉnh trong
khu vực, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thời vụ và tình trạng sử dụng lao động
trong nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 78%. Tình trạng đó cho thấy, có một đội ngũ lao
động trong nông nghiệp còn dư thừa, chưa sử dụng hết, đòi hỏi phải có chính sách để
thu hút lực lượng lao động dư thừa này.
2.2.3. Dự báo nguồn nhân lực ở miền Trung
Trên cơ sở tốc độ tăng dân số và lao động giai đoạn 2000 - 2010, dự báo tốc độ
tăng dân số giai đoạn 2011 - 2020 là 1,1% năm và như vậy dân số đến năm 2020 dân số
miền Trung đạt khoảng 20,9 triệu người. Trong xu thế phát triển, trong quá trình đẩy
mạnh CNH, HĐH kéo theo quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, dự
báo dân số thành thị sẽ tăng lên chiếm khoảng 41% vào năm 2020.
Dân số trong độ tuổi lao động thời kỳ 2006 - 2010 với tốc độ tăng bình quân là
1,5% năm và dự báo thời kỳ 2011-2015 tăng 1,65%. Đây là nguồn dân số bổ sung vào
113
lực lượng lao động ở địa phương, song vấn đề đặt ra là công tác quản lý, đào tạo và giải
quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn tới.
Bảng 6. Dự báo dân số và lao động ở miền Trung giai đoạn 2010-2015- 2020
Trong đó:
Năm
Dân số
(1.000
người)
Dân số trong
tuổi lao động
(1.000 người)
Tỷ lệ so
với dân số
(%)
Mức tăng
BQ năm
(1.000ng)
Tốc độ tăng
BQ/năm
(%)
2005 18.608,6 11.171,3 60,3 - -
2010 18.929,8 11.547,2 61,0 75,2 0,66
2015 19.895,0 12.534,1 63,0 197,9 1,65
2020 20.910,0 13.487,1 64,5 190,6 1,48
Nguồn: Niên giám thống kê, thống kê lao động việc làm 2005, 2010 và tính toán của
tác giả.
Như vậy, dân số trong độ tuổi lao động của khu vực năm 2010 khoảng 11, 5
triệu người, chiếm 61% dân số, dự báo đến năm 2015 khoảng 12,5 triệu người chiếm
63% trong tổng dân số và đến năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động khoảng 13,4 triệu
người chiếm 64,5% dân số.
3. Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở miền
Trung
3.1. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn
Miền Trung có nhiều cơ hội và lợi thế so sánh để phát triển mạnh kinh tế - xã hội
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những lợi thế về địa lý kinh tế, về phát triển
công nghiệp theo hướng xuất khẩu, công nghiệp nặng, công nghiệp vật liệu xây dựng,
công nghiệp chế biến nông lâm hải sản. So với nhiều địa phương khác, miền Trung có
một nguồn nhân lực khá dồi dào, cần cù, thông minh và năng động
Tuy nhiên, miền Trung lại đứng trước nhiều khó khăn, thách thức:
- Sức cạnh tranh còn yếu, môi trường thu hút đầu tư chưa hấp dẫn, nhiều nơi sự
phát triển còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu tính bền vững;
- Thiên nhiên khá khắt nghiệt, luôn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đến phát
triển sản xuất, nhất là nông - lâm - ngư nghiệp;
- Nguồn nhân lực, trong đó đáng chú ý là chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, đặc biệt các khu công nghệ cao, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài;
114
3.2. Mục tiêu và phương hướng
Nhằm tập trung nguồn lực thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 10 năm 2010-2020, phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung thành khu vực phát
triển năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện
CNH, HĐH với quá trình hội nhập và phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế -
cơ cấu lao động theo hướng chiều sâu, tăng năng lực khoa học kỹ thuật và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Giải quyết việc làm, đảm bảo việc làm cho hầu
hết lao động có nhu cầu làm việc, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải
thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ở miền Trung
3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách
- Cần ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương - thưởng, phụ cấp và các
ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động có trình độ kỹ thuật cao đến làm việc lâu dài
ở các tỉnh miền Trung;
- Có chính sách đào tạo và đào lại đội ngũ công chức, công nhân và đội ngũ cán
bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng
được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ CNH, HĐH và tiến trình toàn cầu hóa; Có chính sách
phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ.
3.3.2. Nhóm giải pháp về qui hoạch mạng lưới đào tạo, dạy nghề nội vùng; hợp
tác liên vùng và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực
- Cần rà soát, điều chỉnh qui hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề phù hợp với nhu
cầu của vùng. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề ở cấp huyện, đầu tư một số trường
cao đẳng nghề ở Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Qui Nhơn và Nha Trang.
- Các trường đại học, cao đẳng trong vùng tiếp tục mở rộng qui mô đào tạo một
cách hợp lý trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; tập trung đầu tư xây
dựng đại học Vùng và một số trung tâm đào tạo chất lượng cao ở Đại học Huế, Đại
học Đà Nẵng, phấn đấu đến năm 2015 hội đủ các tiêu chí của đại học hàng đầu trong
khu vực.
- Mở rộng quan hệ hợp tác liên vùng (Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên), hợp tác
quốc tế và tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các tỉnh trong đào tạo cung cấp
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế của vùng và các tỉnh trong vùng;
3.3.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển
cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển nuôi trồng đánh bắt, chế biến thủy, hải sản xuất
khẩu, xây dựng các khu công nghiệp tập trung nhằm tăng cường thu hút lao động.
115
- Không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực cả về
thể lực và trí lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; trước hết tổ chức đào tạo nghề
nghiệp cho thanh niên, lao động nông thôn nhằm hình thành đội ngũ lao động đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
- Đa dạng mối quan hệ đan xen giữa các thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước). Tập trung hỗ trợ người thất
nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng tàn tật, đối tượng yếu thế của xã hội về
học nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Thực thi đồng bộ hệ thống chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm
phát triển kinh tế để tạo việc làm, hoàn thiện các chính sách về lao động, việc làm. Phát
triển thị trường lao động như tư vấn, giới thiệu, hội chợ việc làm,...
- Đa dạng hoá việc làm, đẩy mạnh phát triển các ngành phi nông nghiệp. Tập
trung phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ gia đình hoặc
các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông nhàn ở
nông thôn. Phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, nhất là các khu công nghiệp,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Triển khai tốt chương trình giải quyết việc làm bằng việc tăng cường công tác
dạy nghề với việc lồng ghép với các chương trình khác. Thực hiện có hiệu quả các
chính sách của Nhà nước về đất đai, đầu tư, tạo nguồn vốn, có chính sách ưu đãi về vốn,
về thu mua sản phẩm, thuế cho lao động ở nông thôn.
4. Kết luận
Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh, thành với nguồn lao động khá dồi dào, nhưng
chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp. Thực trạng trong những năm qua đã cho thấy số
lao động có việc làm ngày càng tăng lên và chất lượng lao động ngày càng được cải tiến.
Song, trong thực tế chất lượng lao động qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lao động ở khu vực vẫn thấp và còn chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và
nông thôn; giữa các tỉnh trong vùng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy: số lao
động không có việc làm hoặc thiếu việc làm vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhất định. Đây
cũng là vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành phải nghiên cứu và giải quyết.
Kết quả nghiên cứu nguồn nhân lực ở miền Trung đã chỉ ra nhiều vấn đề cần
sớm được giải quyết. Tình trạng tăng nhanh dân số, tăng lực lượng lao động và mức độ
thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm khá cao đã trở thành một áp lực lớn trước khả
năng hạn chế đối với công tác giải quyết việc làm. Bước vào giai đoạn phát triển mới,
các tỉnh ở miền Trung cần tiếp tục đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiệu quả, xây
dựng và ban hành nhiều chính sách, biện pháp, nhiều chương trình tạo việc làm mới
nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, vấn đề then chốt cần được ưu
116
tiên và quan tâm hàng đầu là tập trung đầu tư thích đáng nâng cao chất lượng lao động,
biến tiềm năng lao động xã hội thành sức mạnh phát triển kinh tế của khu vực và các
tỉnh ở miền Trung trước mắt cũng như lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trịnh Văn Sơn, Báo cáo đề tài cấp Đại học Huế “Đánh giá của doanh nghiệp đối với
sản phẩm đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”, 2011.
[2]. Trần Ngọc Diễn, Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho người lao
động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội.
[3]. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam,
Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997.
[4]. Giáo trình kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
[5]. Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
[6]. Niên giám thống kê 2000 – 2010, Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh miền
Trung.
[7]. Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam, Nxb. Thống kê Hà Nội.
[8]. Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, 2010.
SOLUTIONS TO THE DEVELOPMENT OF LABOUR RESOURCE IN
CENTRAL VIETNAM
Trinh Van Son
College of Economics, Hue University
SUMMARY
High growth rate of population with low knowledge levels is the reason for gaps
between the labour and employment at the Region..
Most of labour in the Central region have such low profestional and knowledge levels
that the unemployment rate is high. Many policies have been suggested. Among these, the main
measures (solutions) to improve this situation are to increase the labour quality by training and
generating the new job opportunities for the worker and farmer.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_12_0079_0997_2117935.pdf