Tài liệu Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông tỉnh Bolikhamxay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong bối cảnh đổi mới giáo dục: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0016
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 136-145
This paper is available online at
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH BOLIKHAMXAY NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Dao Heuang Som Bath
Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bolikhamxay, CHDCND Lào
Tóm tắt. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có
nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác phát triển ”Đội ngũ hiệu trưởng” nói
chung và ”Đội ngũ hiệu trưởng” trường trung học phổ thông - tỉnh Bolikhamxay nói riêng,
tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế. Qua kết quả khảo sát thực tế công tác phát triển đội ngũ
hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay tác giả đề xuất 06 giải pháp
nhằm góp phần cải thiện chất lượng đội ngũ hiệu trưởng, giúp các hiệu trưởng nâng cao
năng lực quản lí, nhận thức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Từ khóa: Đội ngũ, giải ph...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông tỉnh Bolikhamxay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0016
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 136-145
This paper is available online at
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH BOLIKHAMXAY NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Dao Heuang Som Bath
Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bolikhamxay, CHDCND Lào
Tóm tắt. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có
nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác phát triển ”Đội ngũ hiệu trưởng” nói
chung và ”Đội ngũ hiệu trưởng” trường trung học phổ thông - tỉnh Bolikhamxay nói riêng,
tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế. Qua kết quả khảo sát thực tế công tác phát triển đội ngũ
hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay tác giả đề xuất 06 giải pháp
nhằm góp phần cải thiện chất lượng đội ngũ hiệu trưởng, giúp các hiệu trưởng nâng cao
năng lực quản lí, nhận thức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Từ khóa: Đội ngũ, giải pháp, hiệu trưởng, phát triển, trung học phổ thông.
1. Mở đầu
Đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ hiệu trưởng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng
quyết định đến thành công của Nhà trường. Người hiệu trưởng không chỉ thực hiện nhiệm vụ quản
lí vi mô với tư cách là chủ thể quản lí một đơn vị, mà còn thực hiện nhiệm vụ quản lí vĩ mô như
các nhà quản lí thực hiện chương trình giáo dục, xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường,... nhằm
mục đích nâng cao chất lượng giáo dục [1, 2, 3, 6].
Tỉnh Bolikhamxay là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất, nước,
rừng, khoáng sản và sự đa dạng về sinh thái. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào
nông nghiệp, dân trí chưa cao, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nghèo nàn, lạc hậu. Tính đến năm
2013, tỉnh Bolikhamxay có 20 trường trung học phổ thông với 30.000 học sinh và 687 cán bộ giáo
viên. Trong những năm vừa qua, việc xây dựng phát triển đội ngũ hiệu trưởng nói chung và đội
ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông nói riêng của tỉnh Bolikhamxay đã có những chuyển
biến và đạt được được những kết quả nhất định. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đặt
ra cho đội ngũ hiệu trưởng những cơ hội và thách thức mới. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ 9 (Khóa IX) ngày 17-21-2011 đã xác định: Đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước CHDCND Lào theo hướng chuẩn hóa, dân chủ và hội
nhập quốc tế” trong đó nội dung phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo là nội dung then chốt [4]. Nội dung nghiên cứu bài báo tập chung vào
việc nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng một cách khách quan đội ngũ hiệu trưởng
các trường trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay để đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu
trưởng các trường trung học phổ thông của tỉnh.
Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/1/2016.
Liên hệ: Dao Heuang Som Bath, e-mail: daoheuang.sbk@gmail.com
136
Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Về lí luận
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích tác giả đưa ra một số kết quả nghiên cứu lí luận như sau:
- Tác giả đã tìm hiểu về tổng quan vấn đề nghiên cứu trong đó có các công trình nghiên cứu
trong nước và các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Đã phân tích được những nét cơ bản của đổi mới giáo dục của nước Lào để từ đó đưa ra
những hướng mới trong việc phát triển đội ngũ;
- Đã hệ thống hóa các lí thuyết nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ nói chung và phát
triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT nói riêng, bao gồm các khái niệm như đội ngũ, hiệu trưởng,
đội ngũ hiệu trưởng, đội ngũ hiệu trưởng trường THPT, phát triển, phát triển đội ngũ hiệu trưởng
trường THPT;
- Dựa trên sự phối hợp giữa lí thuyết phát triển nguồn nhân lực với lí luận quản lí đội ngũ
nhân sự trong một tổ chức; tác giả chỉ ra 06 nội dung hoạt động phát triển ĐNHT trường THPT
là: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT; Lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng, luân
chuyển và miễn nghiệm hiệu trưởng trường THPT; Sử dụng đội ngũ hiệu trưởng; Đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT; Kiểm tra và đánh giá hoạt động của đội ngũ hiệu
trưởng các trường THPT; Thực hiện chính sách cán bộ và tạo động lực phát triển đội ngũ Hiệu
trưởng trường THPT.
- Đã nhận định được 03 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT
trong giai đoạn hiện nay đó là: yếu tố thuộc về chủ thể quản lí; yếu tố thuộc về đối tượng quản lí
và các yếu tố thuộc về môi trường quản lí.
- Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT từ đó
rút ra bài học đối với nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Bolikhamxay nói riêng.
Như vậy để phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bolikhamxay
có chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực; phải đựa trên các tri thức cơ bản của lí luận về phát
triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT nêu trên, đồng thời phải dựa vào thực trạng phát triển
đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT của Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Bolikhamxay. Những kết
quả nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT của Sở giáo dục và Thể
thao tỉnh Bolikhamxay sẽ được tác giả trình bày trong phần nội dung tiếp theo dưới đây.
2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh
Bolikhamxay
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về đánh giá thực trạng
Để đánh giá thực trạng ĐNHT và công tác phát triển ĐNHT, tác giả lựa chọn cả phương
pháp nghiên cứu số lượng (thông qua bảng hỏi) và phương pháp nghiên cứu chất lượng (thông qua
phỏng vấn sâu một số chuyên gia). Sự kết hợp này sẽ nâng cao giá trị của dữ liệu, bởi nó giúp
tác giả có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc và đầy đủ hơn về bản chất sự việc (Greene và Caracelli,
1997) [5].
* Khách thể khảo sát: Tổng 54 người cụ thể gồm 02 đối tượng sau:
+ Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông của tỉnh Bolikhamxay: 20 người.
+ Các lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo và sở GD&ĐT - tỉnh Bolikhamxay tổng 34 phiếu.
* Các nội dung khảo sát: 05 nội dung
01. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng;
137
Dao Heuang Som Bath
02. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng;
03. Bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ hiệu trưởng;
04. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng.
05. Tạo động lực và môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng.
Mỗi nội dung được đánh giá ở 04 mức cụ thể: Tốt (04 điểm); Khá (03 điểm); Trung bình
(02 điểm); Yếu (01 điểm), có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình
là X.
Tốt: 3,25 ≤ X ≤ 4 điểm, Khá: 2,5 ≤ X ≤ 3,24 điểm, Trung bình: 1,75 ≤ X ≤ 2,49 điểm,
Yếu: 1 ≤ X ≤ điểm.
Phân tích kết quả khảo sát
Bảng1: Kết quả khảo sát các khách thể đánh giá
TT Nội dung
Tốt Khá Trung bình Yếu n XTB
Thứ
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% bậc
1
Lập kế hoạch
phát triển đội ngũ
hiệu trưởng
3 5,56 9 16,67 30 55,56 12 22,22 54 2,06 2
2
Đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ
hiệu trưởng;
3 5,56 7 12,96 33 61,11 11 20,37 54 2,04 1
3
Bổ nhiệm, sử
dụng, luân
chuyển, miễn
nhiệm đội ngũ
hiệu trưởng
3 5,56 9 16,67 32 59,26 10 18,52 54 2,09 4
4
Kiểm tra, đánh
giá đội ngũ hiệu
trưởng
3 5,56 11 20,37 31 57,41 9 16,67 54 2,15 5
5
Tạo động lực và
môi trường làm
việc thuận lợi
cho đội ngũ hiệu
trưởng
2 3,7 9 16,67 34 62,96 9 16,67 54 2,07 3
Qua bảng này, có thể nhận thấy, các nội dung đều được thực hiện đầy đủ, nhưng mức độ và
hiệu quả thực hiện ở từng nội dung cụ thể có sự khác nhau. Kết hợp với trao đổi phỏng vấn sâu, có
thể đánh giá từng nội dung cụ thể như sau:
* Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT tỉnh
Bolikhamxay.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng, trong những năm qua Sở GD&ĐT cũng đã
triển khai công tác này. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này chưa thực sự đem lại hiệu quả vì việc
lập kế hoạch dường như chỉ được tiến hành theo quy định, bắt buộc không có sự chủ động, xuất
phát từ tình hình thực tế thậm chí có một số bản kế hoạch còn chịu sự chi phối của khách thể, định
kiến cá nhân, tiêu cực.
Kết quả điều tra 54 khách thể cho thấy có 03 khách thể tương ứng 5,56% đánh giá ở mức
138
Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay...
tốt, có 9 khách thể tương ứng 16,67% đánh giá ở mức khá; có 30 khách thể tương ứng 55,56%
đánh giá ở mức trung bình; có 12 khách thể tương ứng 22,22% đánh giá ở mức yếu. Do đó điểm
trung bình công tác này X =2,06, đạt mức trung bình. Xếp thứ 2/5 nội dung đánh giá.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân lí giải tình trạng đội ngũ hiệu trưởng các trường
THPT tỉnh Bolikhamxay vẫn đảm bảo về số lượng nhưng chưa đạt chuẩn về chất lượng [7].
* Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bolikhamxay.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ
hiệu trưởng được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trọng tâm của công tác này chính là bồi dưỡng
chuẩn hóa và nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ.
Bên cạnh kết quả thực tế đã làm được, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng
trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế như: chủ yếu tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, việc đào tạo, bồi dưỡng về lí luận chính trị và theo chuẩn nghề
nghiệp chưa được quan tâm, do đó khó có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đã có chủ trương tạo điều kiện cho hiệu trưởng -trường trung học phổ thông ở vùng sâu,
vùng xa có nhiều khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ
quản lí. Tuy nhiên, chưa có giải pháp cụ thể, đủ mạnh về chế độ, chính sách để thực hiện có hiệu
quả chủ trương này trên thực tế.
Kết quả khảo sát 54 khách thể cho thấy chỉ có 3 khách thể tương ứng 5,56% đánh giá ở mức
tốt, có 7 khách thể tương ứng 12,96% đánh giá ở mức khá, có 33 khách thể tương ứng 61,11%
đánh giá ở mức trung bình và có 11 khách thể tương ứng 20,37% đánh giá ở mức yếu. Điểm trung
bình công tác này X = 2,04; Đạt mức trung bình. Xếp thứ tự 1/5 trong 5 nội dung khảo sát. Do
đó nội dung này là nội dung cần được quan tâm đầu tiên trong phát triển đội ngũ hiệu trưởng các
trường THPT tỉnh Bolikhamxay
* Thực trạng bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm, đội ngũ hiệu trưởng các trường
THPT tỉnh Bolikhamxay.
Việc bố trí, đề bạt hiệu trưởng trường THPT nhìn chung đều dựa vào quy định của Đảng,
Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ quản lí, lãnh đạo, trong đó các tiêu chuẩn cốt lõi là trình độ, năng
lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung học phổ
thông được thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước và quy định cụ thể của Tỉnh ủy tỉnh
Bolikhamxay.
Về cơ bản phần lớn các hiệu trưởng được đề bạt đều là những người có trình độ chuyên môn,
năng lực -lãnh đạo, quản lí và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Thông qua việc bổ nhiệm, bố
trí, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm, đội ngũ, Sở GD&ĐT đã có một đội ngũ hiệu trưởng vững
vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, tinh thần
trách nhiệm và năng lực.
Tuy vậy, công tác bổ nhiệm đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông còn một số hạn
chế cần khắc phục: Việc bổ nhiệm, bố trí hiệu trưởng nhiều lúc còn phụ thuộc vào mối quan hệ, áp
lực của cấp trên nên chưa phát huy hết vai trò chủ động của cán bộ cấp cơ sở. Nhiều trường hợp bổ
nhiệm là do mối quan hệ họ hàng, thân thích. Kết quả khảo sát 54 khách thể cho thấy có 03 khách
thể tương ứng 5,56% đánh giá ở mức tốt, có 9 khách thể tương ứng 16,67% đánh giá ở mức khá;
có 32 khách thể tương ứng 59,26% đánh giá ở mức trung bình; có 10 khách thể tương ứng 18,52%
đánh giá ở mức yếu. Điểm trung bình nội dung này đạt X = 2,09 đạt mức trung bình. Nội dung
này được đánh giá đứng thứ 4/5
* Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng.
Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Bolikhaxay
nhìn chung được tổ chức và thực hiện khá bài bản. Hàng năm, phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch
139
Dao Heuang Som Bath
thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng đến các cơ sở. Nội
dung kiểm tra, đánh giá chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lí hoạt động dạy học
và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Quá trình kiểm tra, đánh giá diễn ra tương đối
nghiêm túc, theo quy định. Tuy nhiên, kết quả khảo sát 54 khách thể cho thấy còn có 9 khách thể
tương ứng 16,67% đánh giá công tác này chưa thực sự hiệu quả (mức yếu); có 31 khách thể tương
ứng 57,41% đánh giá mức trung bình; có 11 khách thể tương ứng 20,37% đánh giá ở mức khá; chỉ
có 03 khách thể tương ứng 5,56% đánh giá ở mức tốt, điểm trung bình X = 2,15; Chính vì vậy,
công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh
Bolikhamxay còn một số hạn chế như: mới thường xuyên kiểm tra,đánh giá định kì, theo kế hoạch
còn kiểm tra, đánh giá đột xuất rất ít; kiểm tra, đánh giá chưa đủ các nội dung theo quy định; còn
nể nang,...
* Thực trạng tạo động lực và môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng các
trường THPT tỉnh Bolikhamxay.
Qua điều tra khảo sát cho thấy, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
kĩ thuật và tài liệu phục vụ công tác và tự học, tự nghiên cứu của hiệu trưởng còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu công tác của hiệu trưởng trung học phổ thông. Kết quả
khảo sát 54 khách thể cho thấy có 9 khách thể tương ứng 16,67% đánh giá công tác này thực hiện
chưa tốt, chưa có hiệu quả, chưa tạo động lực làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng trường THPT, có
34 khách thể tương ứng 62,96% đánh giá nội dung này được thực hiện ở mức trung bình; có 9
khách thể tương ứng 16,67% đánh giá nội dung này được thực hiện ở mức khá và chỉ có 02 khách
thể tương ứng 3,7% đánh giá nội dung này được thực hiện ở mức tốt. Số điểm trung bình nội dung
này đạt X = 2,07. Xếp thứ 3/5 nội dung được đánh giá.
* Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNHT trường THPT Tỉnh Bolikhamxay.
Những điểm mạnh
- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển: Đã thực hiện tương đối tốt quy
trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo quy định của Nhà nước.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá: Hàng năm phòng GD&ĐT kết hợp với Sở GD&ĐT
xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường ở các cấp học. Nội
dung thanh tra, kiểm tra rõ ràng, cụ thể; qua đó đánh giá được việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
năm học của Hiệu trưởng, CBQL...Công tác thanh tra giúp cho nhiều nhà trường, nhiều CBQL
làm việc hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.
- Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thương, kỉ luật: phòng GD&ĐT, Sở
GD&ĐT thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL nói chung và ĐNHT
nói riêng.
Những điểm yếu
- Công tác quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đã được ngành giáo dục và đào tạo
tỉnh Bolikhamxay triển khai thực hiện nhưng chủ yếu ở cấp sở và phòng giáo dục và đào tạo, tại
các trường THPT thì hầu như chưa tổ chức thực hiện.
- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn: Còn một số trường
hợp bổ nhiệm lại chưa đạt tiêu chuẩn đề ra, công tác luân chuyển chưa thực hiện triệt để, nhiều
người làm hiệu trưởng đã nhiều nhiệm kì.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, ngân sách giao cho hoạt
động ở các trường quá ít, không có ngân sách riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn
vị. Nhiều CBQL trong diện quy hoạch không muốn đi học vì sợ về không biết có được làm hiệu
trưởng hay không, sẽ ảnh hưởng đến công tác ở trường.
- Công tác thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật: Sở GD&ĐT, ban thi đua khen
140
Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay...
thưởng của huyện chưa tham mưu tích cực việc xây dựng chính sách đãi ngộ, khen thưởng riêng
cho hiệu trưởng trường học. Cơ chế chính sách còn bất hợp lí, chưa đủ mạnh để tạo động lực mạnh
cho việc phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ hiệu trưởng.
2.3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT tỉnh
Bolikhamxay
Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng đối với các cấp quản lí
* Mục đích của giải pháp: Tạo bước chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, cán bộ
chủ trì, các cơ quan chức năng đối với việc phát triển ĐNHT; đồng thời nâng cao nhận thức của
lãnh đạo, cán bộ chủ trì về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và những đóng góp to lớn, không thể thiếu của
đội ngũ hiệu trưởng đối với sự phát triển của gia đình, nhà trường và xã hội.
* Nội dung giải pháp: Giúp mọi người, trước hết là các cán bộ cấp ủy Đảng, các ban ngành,
từ trung ương đến địa phương và bản thân mỗi một Đảng viên, 1 người Hiệu trưởng đạt được mức
độ nhận thức cao về vấn phát triển đội ngũ không chỉ riêng của các cấp lãnh đạo mà còn phải dựa
vào bản thân của từng cá nhân, từ có có những thay đổi tư duy, suy nghĩ và có những quyết định,
hành động và những việc làm đúng đắn để đưa ra những ưu sách, đề xuất cho bản thân và cho các
cấp quản lí trong hoạt động của mình. Góp phần xây dựng tổ chức ngày một hoàn thiện và vững
mạnh hơn.
* Cách thức tiến hành giải pháp
- Chú trọng các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức đến thái độ tiếp
cận công việc, không phải người quản lí cao nhất ở đây là người hiệu trưởng, người lãnh đạo cao
nhất của trường thì phải chọn người có kinh nghiệm nên nắm giữ. Mà giờ đây phải chọn người vừa
có đức vừa có tài, vừa có kinh nghiệm vừa có những đổi mới hợp lí, phù hợp với xu hướng hiện
đại [8]. Thay đổi quan điểm “Sống lâu nên lão làng”; “Ma cũ bắt nạt ma mới”. Đối với những lãnh
đạo mới được bổ nhiệm cần có sự hợp tác giữa các CBQL, giáo viên và học sinh, tránh trường hợp
“bắt nạt” “coi thường”, “độc đoán”..
- Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phải luôn đổi mới và thông qua nhiều hình
thức, linh hoạt, phong phú...
- Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi những Hiệu trưởng giỏi, xuất sắc đóng góp nhiều công
lao xây dựng phát triển nhà trường. Lấy đó là tấm gương cho các Hiệu trưởng khác hướng và học
tập theo.
Xây dựng bộ tiêu chuẩn gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực quản lí hiệu trưởng
THPT hiện hành để phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục tỉnh Bolikhamxay trong bối
cảnh đổi mới giáo dục.
* Mục đích của giải pháp
Muốn đánh giá một đối tượng nào đó thì phải dựa trên những căn cứ nhất định; những căn
cứ đó là “ tiêu chuẩn”, là “thước đo” để đánh giá. Như vậy, tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để
đánh giá, để lựa chọn trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, để bố trí và sử dụng ĐNHT. Mặt khác,
tiêu chuẩn còn là cái đích để mỗi người phấn đấu, rèn luyện theo những yêu cầu của tiêu chuẩn đó.
Xây dựng và ban hành văn bản cụ thể hóa Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
hiện hành phù hợp với tỉnh Bolikhamxay [9, 10]. Chuẩn sẽ là căn cứ để Hiệu trưởng tự đánh giá,
từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện nhằm hoàn thiện và để tổ chức các hoạt động quản lí
nhằm phát triển đội ngũ này
* Nội dung biện pháp
Căn cứ những quy định chung của Nhà nước để cụ thể hóa tiêu chuẩn về năng lực quản
141
Dao Heuang Som Bath
lí của ĐNHT các trường THPT sao cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị xã hội của tỉnh
Bolikhamxay.
* Cách thức tiến hành giải pháp
Tiêu chuẩn năng lực quản lí của ĐNHT phải cụ thể đầy đủ và dễ dàng xem xét đánh giá.
Khi cụ thể hóa tiêu chuẩn về năng lực quản lí của ĐNHT các trường THPT cần đảm bảo
các yêu cầu sau: Đảm bảo tính khả thi; Đảm bảo tính hiệu quả; Đảm bảo yêu cầu về chức năng
quản lí.
Đổi mới quy trình, phương thức bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng trường THPT
theo hướng chú trọng phẩm chất và năng lực quản lí.
* Mục đích của giải pháp
Giải pháp này giúp cho các tỉnh có được đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất và năng lực đáp ứng các yêu cầu
đổi mới giáo dục trung học phổ thông giai đoạn hiện nay.
* Nội dung giải pháp
Thực hiện đổi mới quy trình và phương thức bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học phổ
thông theo hình thức các nhân lực trong diện quy hoạch bổ nhiệm cần phải thuyết trình các công
việc của mình sẽ làm trong nhiệm kì mới và trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng tuyển chọn;
Đổi mới quy trình và phương thức luân chuyển Hiệu trưởng trường trung học phổ thông được thực
hiện theo các quan điểm và phương thức dưới đây thể hiện từ khâu xem xét nguyện vọng đến đánh
giá năng lực, xem xét nhu cầu và yêu cầu tại đơn vị mới. . . đến việc ra các quyết định quản lí; đồng
thời luân chuyển hiệu trưởng trường trung học phổ thông được thực hiện theo quy trình cụ thể.
* Cách thức tiến hành giải pháp
Để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ĐNHT, cần tổ chức triển khai 3 công
việc chính sau:
Một là, xây dựng kế hoạch bao gồm 8 hoạt động: Chuẩn bị; Xác định sứ mệnh; Xác định
tầm nhìn; Đánh giá thực tiễn; Xác định mục tiêu; Đo thực hiện; Phân tích tác động chéo; Hình
thành kế hoạch.
Hai là, tổ chức thực hiện.
Ba là, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng chuẩn trường
THPT đáp ứng chuẩn và yêu cầu đổi mới giáo dục.
* Mục đích của giải pháp
Nhằm nâng cao trình độ đào tạo, năng lực lãnh đạo và quản lí, khả năng cống hiến của Hiệu
trưởng, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông tại tỉnh Bolikhamxay [10].
* Nội dung của giải pháp
- Triển khai các hoạt động quản lí nhằm nhận biết nhu cầu và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng;
đồng thời phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ
thông T; trong đó có các đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông đương chức và kế cận.
- Xây dựng kế hoạch của các Sở GD&ĐT về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường
THPT trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ
thông đương chức và kế cận trên cơ sở giao nhiệm vụ, tài liệu để các đội ngũ này tự nghiên cứu.
Để giải pháp này thực hiện tốt người quản lí cần nhận thức được tầm quan trọng của việc
142
Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay...
bồi dưỡng đội ngũ; phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL cơ sở giáo dục để
đề bạt nguyện vọng, xác định mục tiêu, góp ý chương trình bồi dưỡng.
* Cách thức thực hiện
- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.
- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ, giáo viên tốt, từ đó tạo
điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.
- Thực hiện công khai, dân chủ trong việc tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm.
Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng
* Mục đích của biện pháp
Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho ĐNHT là động lực quan trong thúc đẩy sự nghiệp
phát triển GDDT. Điều đó cũng thể hiện ý nghĩa và tầm quan trong của việc ban hành và thực hiện
chế độ chính sách đãi ngộ đối với ĐNHT.
* Nội dung biện pháp:
- Tạo môi trường làm việc tốt, đầy đủ.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lí.
* Cách thức thực hiện
- Đánh giá mức độ hiệu lực của các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước đối với đội
ngũ Hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay.
- Xây dựng các chính sách ưu đãi riêng đối với đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học
phổ thông tỉnh Bolikhamxay.
- Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi riêng đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường trung
học phổ thông tỉnh Bolikhamxay.
- Phối hợp các nguồn tài lực và vật lực trong và ngoài tỉnh để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng
các trường trung học phổ thông.
- Cần phải coi quản lí là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách
để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lí để phát huy tài năng của họ.
Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng
* Mục đích yêu cầu
Thanh tra, kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lí ở mức độ nào, phát
hiện những trục trặc, trì trệ, xử lí những sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên
nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Động viên, khuyến
khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí
nói chung và ĐNHT nói riêng để hoạt động quản lí đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời kiến nghị với
các cấp quản lí nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp
để nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục.
* Hình thức, nội dung thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và
đột xuất.
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình đã được duyệt.
Thanh tra đột suất được tiến hành khi phát hiện cơ quan tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi
phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản
lí nhà nước có thẩm quyền giao.
* Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra
143
Dao Heuang Som Bath
- Công tác chuẩn bị.
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Kết thúc thanh tra, kiểm tra.
- Sau thanh tra, kiểm tra.
Mối quan hệ giữa các giải pháp
Các biện pháp nêu trên đóng vai trò quan trọng trong phát triển ĐNHT trường THPT tỉnh
Bolikhamxay. Tuy mỗi biện pháp có vị trí, vai trò và chức năng khác nhau, song nó có mối quan hệ
chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Các biện pháp này phải được thực hiện một cách đồng
bộ và thống nhất trong quá trình quản lí. Nếu tách từng biện pháp riêng lẻ một cách tuyệt đối thì
không có tác dụng đem lại lợi ích, giá trị đối với công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí cũng
như hoạt động quản lí.
Ta có thể cụ thể hóa mối quan hệ giữa các biện pháp bằng hình sau:
Hình 1: Mối quan hệ giữa các giải pháp
3. Kết luận
Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, khả dĩ sẽ tạo được
bước đột phá quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các
trường trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay trên cả ba phương diện số lượng, chất lượng và cơ
cấu đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục Lào (Bộ Giáo dục và Thể thao Lào), 2002. Quản lí giáo dục của người quản lí
cấp Sở giáo dục. Nxb Giáo dục Viêng Chăn.
[2] Bộ Giáo dục Lào (Bộ Giáo dục và Thể thao Lào), 2005. Kế hoạch chiến lược phát triển giáo
dục 2006-2015. Nxb Giáo dục, Viêng Chăn.
144
Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tỉnh Bolikhamxay...
[3] Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, 2010. Điều lệ Trường Phổ thông Nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, Viêng Chăn -2010.
[4] Đảng nhân dân Cách mạng Lào 2011, Nghị Quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng
lần thứ 9 (Khóa IX) Ngày 17-21/03/2011, Viêng Chăn.
[5] Greene, J. and Caracelli, V., 1997. Definding and Describing the Paradingm Issue in Mixed
Method Evaluation. In Advances in Mixed Method- Evaluation: The Challenges and Benefits
of Integrating Diverse Paradingms (Eds, Greene, J.And caracelli, V) Jossry – Bass, San
Francisco, pp. 5-17.
[6] Phạm Minh Hạc, 1996. Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế-
xã hội. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[7] Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam "quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học".
[8] Thông tư số 151/2005 của Bộ Giáo dục Lào " Đổi mới và phát triển giáo dục Lào" ngày 12
tháng 7 năm 2005.
[9] Thông tư số 77/2013 của bộ giáo dục Lào "Quy định hiệu trưởng trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học", ngày 10 tháng 1 năm
2013.
[10] UBND Tỉnh Bolykhamxay, 2002. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo
dục và đào tạo tỉnh Bolykhamxay đến năm 2010 (số 4392/QĐ-CT ngày 25/12/2002).
ABSTRACT
Reality and measures to develop the Principal Team of high schools
in Bolikhamxay, the Democratic Republic of Lao
In recent years, the Democratic Republic of Lao People’s Party has implemented numerous
guidelines and policies to develop a principal staff, particularly “The Principal Team” of the high
school in Bolikhamxay. With reference to survey results, we would like to suggest six measures
to develop “The PrincipalTeam” which would improve the quality of “The Principal Team” in the
high schools in Bolikhamxay, the ability of senior management and their awareness to cope with
the new changes in education and the standards of the Principal.
Keywords: Staff, solutions, principal school, development, high school
145
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3936_sombath_2603_2134596.pdf