Tài liệu Giải pháp phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00044
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 129-135
This paper is available online at
GIẢI PHÁP PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN
HỘI GIÓNG ĐỀN SÓC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Bùi Thị Thu Vân
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hội Gióng đền Sóc là một lễ hội đặc sắc, mang nhiều nét văn hóa riêng biệt, đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, vì vậy, công tác bảo
tồn, phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng là việc làm cần thiết và quan trọng
hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng khai thác giá trị không gian hội Gióng đền Sóc
cho hoạt động du lịch, bài viết tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực
cho việc phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch
của thủ đô.
Từ khóa: Hội Gióng đền Sóc, di sản văn hóa phi vật thể, phát huy bền vững giá trị.
1. Mở đầu
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00044
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 129-135
This paper is available online at
GIẢI PHÁP PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN
HỘI GIÓNG ĐỀN SÓC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Bùi Thị Thu Vân
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hội Gióng đền Sóc là một lễ hội đặc sắc, mang nhiều nét văn hóa riêng biệt, đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, vì vậy, công tác bảo
tồn, phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng là việc làm cần thiết và quan trọng
hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng khai thác giá trị không gian hội Gióng đền Sóc
cho hoạt động du lịch, bài viết tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực
cho việc phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch
của thủ đô.
Từ khóa: Hội Gióng đền Sóc, di sản văn hóa phi vật thể, phát huy bền vững giá trị.
1. Mở đầu
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng
Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách
sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống
giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ
xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc
lập, tự do của dân tộc.
G.Dumoutier có lẽ là học giả nước ngoài đầu tiên có những ghi chép về hội Gióng. Năm
1893, trong công trình nghiên cứu về truyền thuyết, di tích và lễ hội Thánh Gióng của mình,
G.Dumoutier đã miêu thuật truyền thuyết, di tích và lễ hội Thánh Gióng một cách chân thực [1].
Năm 1938, GS.TS Nguyễn Văn Huyên công bố công trình Hội Phù Đổng, một trận đánh thần kì
trong truyền thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp, năm 1941 ông lại công bố công trình Hát và múa
Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh) cũng bằng tiếng Pháp và đến năm 1996 cả hai công trình này
đã được dịch ra tiếng Việt. Với công trình thứ nhất, GS đã miêu thuật từ truyền thuyết đến việc tổ
chức lễ hội và diễn trình của lễ hội một cách cụ thể và chi tiết, cũng trong công trình này chúng
ta dễ dàng nhận thấy phương pháp tiếp cận của ông là phương pháp của ngành dân tộc học Pháp
những năm 30 của thế kỉ XX. Có thể nói công trình của GS.TS Nguyễn Văn Huyên về hội Gióng
là một công trình mẫu mực, ghi chép, nhận định về hội Gióng ở làng Phù Đổng một cách khoa
học. Năm 1969, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh công bố “chuyên luận” Người anh hùng làng Dóng
(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1969). GS.TS Nguyễn Xuân Kính đã có những nhận xét chính xác
Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 01/1/2015
Liên hệ: Bùi Thị Thu Vân, e-mail: thuvanvnh@gmail.com.
129
Bùi Thị Thu Vân
về phương pháp tiếp cận của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh: “Ở những năm 60, khi mà không ít
người nghiên cứu văn học dân gian vẫn còn nhìn folklore ngôn từ bằng con mắt văn học, từ giác
ngộ văn học, Cao Huy Đỉnh đã kiên trì một phương pháp làm việc: đặt tác phẩm văn học dân gian
vào môi trường nảy sinh ra nó mà khảo sát” [1]. Năm 1987, GS.TS Trần Quốc Vượng công bố bài
viết Căn bản triết lí người anh hùng Phù Đổng và Hội Gióng với cách tiếp cận là bóc tách các lớp
văn hóa lắng đọng trong truyền thuyết và lễ hội thờ Thánh Gióng, chỉ ra cấu trúc và giải mã những
biểu tượng của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này.
Như vậy, Hội Gióng từ di tích đến truyền thuyết và lễ hội ở các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn,
Từ Liêm, Thường Tín. . . đã được các nhà nghiên cứu các thế hệ ở trong nước và nước ngoài quan
tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trên tổng thể, hội Gióng, một hiện tượng văn hóa dân gian độc đáo
của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ lại chưa là đối tượng của một chuyên luận khoa học theo hướng
tiếp cận như một di sản văn hóa phi vật thể được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Hơn nữa,
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
công việc kế thừa và phát huy bền vững di sản văn hóa của các thế hệ đi trước luôn là công việc
vô cùng quan trọng cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, đặc biệt khi mà nhiều lễ hội đang được đưa vào
khai thác phục vụ phát triển du lịch, một hoạt động dễ làm thương mại hóa lễ hội. Vì thế bài viết
này tiếp cận hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này với tư cách là một di sản đang được khai thác cho
hoạt động du lịch, nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể, hữu hiệu cho việc phát huy bền vững giá
trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát không gian hội Gióng đền Sóc
Trong số năm hội Gióng diễn ra tại các địa danh gắn liền với sự tích Thánh Gióng thì hội
Gióng đền Sóc ở Sóc Sơn có quy mô lớn thứ hai, chỉ sau hội Gióng Phù Đổng ở Gia Lâm, Hà Nội.
Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra tại khu Du lịch – Di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù
Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Theo truyền thuyết về ông Gióng thì đây là điểm cuối cùng của
cuộc hành trình ở chốn trần thế, sau khi đánh thắng giặc Ân, Gióng về đây ngồi nghỉ, ngắm nhìn
đất trời lần cuối, cởi áo chiến bào khoác lên cây trầm hương, áo giáp để lại nơi đỉnh núi Vệ Linh,
rồi cả người và ngựa bay về trời. Người núi Sóc Sơn nhớ ơn Thánh, mở hội ba ngày, từ mồng 6 đến
mồng 8 tháng Giêng, trong đó ngày 7 tháng 1 là chính hội.
Khu di tích thờ Gióng ở đây gồm 6 công trình: đền Thượng, chùa Đại Bi, đền Hạ, miếu
Thánh Mẫu, nhà Bia, khu Hành lễ - tiếp khách. Đền Thượng là nơi thờ Gióng và cử hành lễ hội,
mồng 6 vào hội có lễ dâng hương của dân làng và dân hàng tổng, nghi lễ chính thức bắt đầu vào
đúng giờ Tý (24 giờ). Lúc này khói hương nghi ngút, đèn nền sáng rực đền, chủ lễ và chức sắc
thực hiện lễ khai quang (tắm tượng Gióng). Đền Hạ còn văn bia và câu đối ca ngợi Thánh đã giúp
vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống. Ngày mồng 7 (chính hội) có hai nội dung đặc sắc là lễ
dâng hoa tre và lễ chém tướng (ba tướng giặc: Thạch Linh, và hai tùy tướng Tả, Hữu). Hoa tre là
thanh tre dài ước 50cm, dẹt, rộng khảng 1cm, đầu thanh tre có vót tơ bông (dài 10cm) và nhuộm
các màu. Xưa 52 xã của 9 tổng thuộc huyện Kim Anh mang hom tre về dâng cúng và dự hội, sau
lễ dâng hoa tre thì quan lễ hô lớn “lễ tất, tranh lộc”, hom tre được tung lên cho mọi người cướp
cầu may. Hội này là hội đầu xuân, mùa xuân là mùa sinh sôi, của vạn vật, nên tư tưởng chủ yếu
là hướng về tín ngưỡng phồn thực, chiếc hoa tre có tua bông ở đầu chính là biểu tượng của sinh
thực khí nam. Ba thiếu nữ đóng giả tướng giặc, khoảng từ 7 giờ đến 8 giờ sáng lễ chém tướng bắt
130
Giải pháp phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch
đầu. Từ trên đỉnh núi cao có người cầm cờ hiệu phất trên cao thì dưới này, quân chém tướng vung
gươm nhanh nhẹn làm động tác tượng trưng chém đầu ba tướng giặc, ba cô gái (tướng giặc) ù té
chạy, vụt nhanh vào chỗ vắng người, có người nhà đón cõng về nhà. Sau hai ngày nghi lễ đặc sắc
này, dân chúng thưởng thức các trò chơi như đánh cờ hoặc ca hát (chầu văn, ca trù. . . ) và thưởng
ngoạn cảnh thiên nhiên kì vĩ, hồi tưởng lại trang sử huyền thoại hào hùng, đầy chất thơ của dân tộc
ta thời mở nước [8].
Như vậy đặc trưng không gian hội Gióng tại Sóc Sơn chủ yếu gắn với khu di tích văn hóa
đền Sóc gồm một quần thể liên hoàn gồm: đền Hạ, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng và tượng
đài Thánh gióng trên đỉnh núi Chồng. Hội Gióng đền Sóc là lễ hội lớn có sự tham gia của nhiều
thôn, làng lân cận. Điểm độc đáo của hội Gióng Sóc Sơn đó là khi hội chính được tổ chức ở đền
Sóc thì các hội khác ở các điểm di tích thờ thánh Gióng nằm trong hệ thống “vệ tinh” đều có tục
rước bát hương từ đền Sóc về đền của mình.
2.2. Giải pháp phát huy bền vững không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt
động du lịch
Hội Gióng đền Sóc không chỉ là dịp để nhân dân được vui chơi, giải trí sau cả năm trời vất
vả, bộn bề với việc mưu sinh, mà trên hết, đó là dịp để được chiêm nghiệm những giá trị lịch sử,
giá trị nhân văn và văn hóa độc đáo như: nghi lễ chém tướng, rước cỏ voi, trầu cau và đặc biệt là
tục cướp hoa tre. . . những giá trị ấy đã góp phần làm cho hội Gióng đền Sóc có một vị trí và vai
trò quan trọng trong tâm thức của người Việt. Tuy nhiên, do Hội Gióng đền Sóc đã từng bị gián
đoạn từ năm 1947 (do chiến tranh) và đến năm 1992, lễ hội này được khôi phục trở lại nên hệ quả
của quá trình khôi phục này cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và xã hội của đất nước,
hội Gióng đền Sóc đang có nhiều thay đổi theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực (không
gian thiêng đang bị xâm chiếm, một số tục rước, nghi lễ và trò chơi dân gian đang dần bị mai một,
thương mại hóa) [2]. Đứng trước thực tế này, với mong muốn phát huy bền vững giá trị không gian
hội Gióng cho hoạt động du lịch nghĩa là việc phát huy giá trị không gian hội Gióng nhằm mục
đích phát triển du lịch sẽ tôn trọng tối đa di sản, không can thiệp làm sai lệch, biến dạng di sản,
cố gắng giữ gìn truyền thống nội sinh có giá trị cốt lõi của di sản, tôi xin đề xuất một số giải pháp
sau:
2.2.1. Phát huy sự chủ động của cộng đồng dân cư trong việc tham gia tổ chức lễ hội
Như chúng ta đã biết tất cả các lễ hội dân gian đều là sản phẩm của cộng đồng, do cộng
đồng sáng tạo ra và nuôi dưỡng, rất nhiều phong tục, tập quán, nghi lễ đều gắn với đời sống cộng
đồng dân cư, vì vậy, chắc chắn không ai hiểu về lễ hội bằng chính cộng đồng địa phương. Do đó,
sự hấp dẫn của các tour du lịch di sản chính là các chương trình cộng đồng tự giới thiệu về di sản
của mình hoặc khách du lịch tương tác với di sản của cộng đồng. Trong hội Gióng, cộng đồng
tham gia tự nguyện vào việc tổ chức lễ hội chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản, vì vậy, phát
triển du lịch di sản tại đây sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng phát triển
một cách bền vững. Như vậy, để có thể duy trì cũng như tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho sự tham
gia của cộng đồng địa phương trong việc tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc, các Sở, Ban, ngành có liên
quan cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
- Tiếp tục duy trì và động viên cộng đồng cư dân trong các xã tham gia vào công việc tổ
chức lễ hội hàng năm. Hàng năm, cộng đồng vẫn cần tiếp tục họp các bô lão để thống nhất công
tác tổ chức lễ hội, ghi lại thành một cuốn sổ “Hội Gióng”, thay thế cho cuốn sổ từng có ở làng Phù
131
Bùi Thị Thu Vân
Đổng nay đã bị thất lạc.
- Lập danh sách những người tham gia thực hành lễ hội, từ các ông hiệu cờ, hiệu trống, hiệu
chiêng, các nữ tướng đến các nghệ nhân, xây dựng chính sách ưu đãi với những người thực hành lễ
hội ở tất cả các làng thờ tự Thánh Gióng.
- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi đầy đủ hội Gióng ở các làng Phù Lỗ, Thanh Nhàn, Xuân Lai
(Sóc Sơn).
- Thành lập câu lạc bộ các làng thờ tự Thánh Gióng trên cơ sở các ban khánh tiết ở các làng
hiện nay, xây dựng chương trình hoạt động cho câu lạc bộ để tổ chức của cộng đồng này đóng vai
trò tích cực trong việc tập luyện các nghi thức của hội Gióng cho những người được lựa chọn vào
vai các ông hiệu, nữ tướng. . .
- Hỗ trỡ cộng đồng tổ chức tự quản lí, thực hiện các chương tình tập luyện thực hành các
nghi lễ, trò diễn của hội Gióng: vót hoa tre, đan voi, chém tướng. . . ở các làng.
2.2.2. Đảm bảo không gian lễ hội trong quá trình hoạt động du lịch
Lễ hội là một loại hình văn hóa phi vật thể, nhưng nó không thể tồn tại tách rời với các di
sản vật thể là các di tích, cơ sở thờ tự, không gian thiêng..., vì vậy, lễ hội được tổ chức thành công
thường đi liền với việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích tốt, cơ sở thờ tự khang trang, không bị bóp
méo, biến dạng,. . . . Do đó, thiết nghĩ địa phương, các cấp chính quyền huyện Sóc Sơn cần phải
xem xét, cân nhắc để xây dựng được bản quy hoạch tổng thể, bố trí hợp lí và có biện pháp quản lí
chặt chẽ hơn nữa các khu vực lễ hội bao gồm khu hành lễ, khu hoạt động văn hóa thể thao, khu
dịch vụ ăn uống, khu bán hàng lưu niệm, khu trông giữ xe. . . để trả lại cảnh quan sạch sẽ và linh
thiêng cho lễ hội.
2.2.3. Bảo tồn các tục rước, nghi lễ và trò chơi dân gian truyền thống của lễ hội, đồng thời
tạo môi trường thuận lợi để hoạt động lễ hội và du lịch tại đền Sóc có thể tồn tại và
phát triển lâu bền
Nội dung chính của hội Gióng đền Sóc bao gồm các hoạt động thuộc về phần lễ như các
nghi lễ chém tướng, rước cỏ voi, tục cướp hoa tre. . . và một số hoạt động mang tính hội: các trò
chơi, trò diễn, các chương trình nghệ thuật... Việc quản lí và tổ chức lễ hội tốt là làm thế nào vừa
đảm bảo được tính thiêng của các nghi lễ cổ truyền, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp, tính nghiêm
cẩn, thiêng liêng của lễ hội, đồng thời tránh được những biểu hiện của mê tín dị đoan, buôn thần
bán thánh, lừa đảo... Bên cạnh đó, phải làm sao cho các hoạt động hội hè vừa đáp ứng được nhu
cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân, vừa phải là những sinh hoạt văn hóa phong phú,
hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu công chúng, vừa đảm bảo tính giáo dục, nhân văn và lành mạnh. Vì
vậy, tác giả cho rằng ban tổ chức cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa tới nhân dân về việc thực
hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự sao cho vừa giữ được sắc thái riêng của hội Gióng Sóc Sơn,
vừa tránh được những hành vi thái quá, ảnh hưởng tới sự an toàn của du khách cũng như tính chất
tôn nghiêm của khu di tích và lễ hội. Ban tổ chức cũng cần chặt chẽ hơn trong việc duyệt nội dung
kịch bản của lễ hội, ưu tiên tổ chức các trò chơi dân gian, hạn chế những trò diễn mang tính thương
mại sao cho có thể tái hiện được một cách chân thực nhất lễ hội truyền thống của ông cha.
Không chỉ có thế, một lễ hội được tổ chức tốt là một lễ hội vừa phát triển vừa đi đôi với
việc bảo vệ tốt môi trường xung quanh, giữ gìn cảnh quan sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường tốt không chỉ thể hiện trong thời gian diễn ra lễ hội (không xả rác bừa bãi,
không xâm hại thiên nhiên, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường...) mà còn được duy trì trong quá
132
Giải pháp phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch
trình chung sống hài hòa với tự nhiên, giữ gìn cảnh môi trường, hạn chế tác động tới thiên nhiên
trong quá trình phát triển. Muốn vậy, Ban quản lí cũng cần có những biện pháp tuyên truyền tới
người dân về việc giữ gìn môi trường sinh thái của di tích – không gian diễn ra lễ hội, đồng thời
địa phương cũng nên dành một phần kinh phí thỏa đáng từ nguồn thu của lễ hội để đầu tư cho việc
tu bổ di tích như xây dựng các công trình vệ sinh công cộng, bố trí các thùng rác công cộng, tránh
việc khách tham quan vứt rac bừa bãi, qua đó, hạn chế và xử lí rác thải một cách triệt để.
2.2.4. Nâng cao nhận thức văn hóa của người dân địa phương
Sự bền vững của các di sản văn hóa phụ thuộc nhiều vào mức độ hiểu biết văn hóa và nhận
thức của cộng đồng, bao gồm cả cộng đồng địa phương nơi sản sinh ra di sản và cả người dân đến
tham dự lễ hội. Nhận thức của người dân về các di sản văn hóa, về giá trị của chúng thực sự quan
trọng đối với sự sống còn của các di sản đó, vì vậy, để nâng cao chất lượng của việc thực hành các
lễ hội tức là bảo tồn các lễ hội tốt hơn thì việc đầu tiên là phải hiểu giá trị của lễ hội. Người đi lễ
phải hiểu thần tích, không gian văn hóa, đồ thờ tự và kèm theo đó là ứng xử văn hóa phù hợp. Như
vậy, nếu người dân Sóc Sơn có hiểu biết hơn về lịch sử và các giá trị văn hóa ở quê hương thì chắc
chắn họ sẽ chú tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ các di sản của cộng đồng và hạn chế làm tổn hại
đến nó. Do đó, đối với vấn đề này, tác giả cho rằng:
- Những người có chuyên môn phải thường xuyên xuống làm việc với cộng đồng, trao đổi
với họ để giúp họ nhận ra đâu là giá trị của lễ hội của địa phương mình, kèm theo giá trị đó thì ai
là người thực hành, vai trò của họ như thế nào và để thực hành tốt phải làm gì, trong đó có cả câu
chuyện không làm sai lệch lễ hội và sử dụng lễ hội để trục lợi, không tạo nên những hiện tượng
buôn thần, bán thánh, hoặc thái quá trong câu chuyện thực hành tiến lễ tâm linh, ví dụ như thái quá
trong việc sử dụng đồ mã, đặt đồ lễ, tiền công đức.
- Người quản lí văn hóa cũng phải làm việc với người dân và phải hỗ trợ họ trong từng giai
đoạn, bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông để góp phần nâng cao
nhận thức cho họ và để họ nhận ra giá trị của lễ hội từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ và phát huy những giá trị vốn có của lễ hội.
- Hội Gióng vừa được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại, vì vậy, cần
phải nghĩ đến việc tập huấn cho cộng đồng nếu không họ sẽ ngộ nhận về danh hiệu và họ sẽ trông
chờ vào Nhà nước vì họ nghĩ rằng đây là di sản của nhân loại rồi thì Nhà nước phải hỗ trợ thì mới
làm. Hoặc đôi khi họ nghĩ rằng di sản đã ở tầm quốc tế thì phải làm cái gì đó khác đi, sinh động
lên, hoành tráng hơn để thu hút khách du lịch. Đây là quan điểm hoàn toàn sai, vì lễ hội là của
người dân hãy để cho họ thực hành tốt như bản thân nó đã có, đừng đem nó ra để phục vụ cho
những lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế, đó là những điều nguyên tắc để bảo vệ di sản phi vật thể.
Và để nhận được sự đồng thuận của người dân, lễ hội phải hướng tới các lợi ích thiết thực
của họ, các nhà quản lí và tổ chức lễ hội phải giúp cộng đồng làm lễ hội chứ không nên áp đặt họ
phải làm những việc mà trước nay họ không làm, như vậy, sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên, tính chân thật
của lễ hội.
2.2.5. Xây dựng mới và đa dạng hóa các tour du lịch về di tích và lễ hội
Trong những năm gần đây, mặc dù khu di tích đền Sóc ngày càng có nhiều du khách đến
tham quan và doanh thu từ hoạt động du lịch, tham quan cũng có sự gia tăng nhưng vấn đề khai
thác du lịch ở khu di tích đền Sóc vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của khu di tích. Khu
di tích đền Sóc, ngoài giá trị về lịch sử, giá trị văn hóa, thẩm mĩ, nơi đây còn có dãy núi Sóc linh
133
Bùi Thị Thu Vân
thiêng, với những đồi thông, cùng những hồ nước lớn, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Xung quanh khu di tích đền Sóc cũng còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng
của thủ đô như làng tre trúc Thu Thủy, làng mây tre đan Lai Cách, làm hoa tre Vệ Linh. Hơn nữa,
khu di tích đền Sóc cách trung tâm Hà Nội không xa (trên 30 km), nối với hồ Đông Quan, và khu
hồ Đại Lải, tạo thành một hệ thống liên hoàn có sức hấp dẫn đối với du khách. Thế mạnh đặc biệt
mà rất hiếm có về thiên nhiên, về cảnh quan núi rừng và giao thông thuận tiện đã tạo cho khu di
tích đền Sóc nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất
lớn [7]. Vì vậy, để khai tốt hơn các tiềm năng này tác giả cho rằng:
- Trong thời gian tới, trung tâm Quản lí Du lịch – Di tích đền Sóc và các công ty du lịch,
lữ hành cần có sự liên hệ và phối hợp nhiều hơn nữa, đặc biệt rất cần sự chủ động, năng động của
trung tâm Quản lí Du lịch – Di tích đền Sóc để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.
- Tập trung xây dựng và đầu tư cho các dự án phát triển du lịch có sự kết nối khu trung tâm
đền Sóc với hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống tại Sóc Sơn. Kết nối trung tâm đền
Sóc với một số thôn có thờ thánh Gióng và một số làng nghề xung quanh không gian đền để tạo
thành một sản phẩm du lịch vừa khai thác tiền năng du lịch di sản, du lịch văn hóa, trải nghiệm
nghề thủ công với đời sống nông thôn.
- Hoàn thiện và đổi mới sản phẩm du lịch ở đây, mở rộng quy mô và phạm vi du lịch như
đẩy mạnh việc thiết kế và đưa vào khai thác nhiều hơn nữa các tour du lịch có khả năng kết nối di
sản hội Gióng đền Sóc với các điểm di sản khác của thủ đô cũng như các điểm du lịch nổi tiếng
khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
- Để có thể vừa thu hút được nhiều du khách hơn đến với lễ hội, vừa bảo tồn được những
giá trị truyền thống đáng quý của di sản, địa phương cũng nên suy nghĩ và tổ chức các màn diễn
xướng trích đoạn những hoạt động truyền thống của lễ hội để vừa góp phần làm sống động cho di
sản, vừa tạo cho du khách những trải nhiệm thú vị, hấp dẫn và ấn tượng về di sản.
2.2.6. Nâng cao khả năng tổ chức, quản lí lễ hội của các cấp ban, ngành có trách nhiệm
Một trong những vấn đề hạn chế của công tác tổ chức, quản lí lễ hội Sóc Sơn là trong quản
lí, chính quyền địa phương đôi khi còn buông lỏng, chưa kịp thời và chủ động trong phát hiện,
ngăn chặn và xử lí vi phạm, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có lúc thiếu chặt
chẽ đồng bộ. Việc chuẩn bị tổ chức lễ hội đôi khi còn chưa chu đáo, lượng khách tăng cao vào dịp
chính hội đã vượt quá khả năng quản lí, tổ chức của địa phương. Do đó, để công tác tổ chức, quản
lí được tiến hành tốt hơn trong các dịp lễ hội sau, thiết nghĩ:
- Ban chỉ đạo, Ban tổ chức hội Gióng cần được tổ chức tốt hơn đặc biệt là về cơ cấu nhân
sự nên bao gồm những người có sự phù hợp về yêu cầu chuyên môn, có sự am hiểu nhất định về
quy mô của di tích đền Sóc và đặc điểm hội Gióng; có tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn.
- Chính quyền địa phương các cấp cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp tốt với các
cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể có chuyên môn đặc biệt là với Phòng văn hóa huyện, Ban tổ
chức hội Gióng và các thôn làng có liên quan trong công tác chỉ đạo, giúp đỡ tổ chức lễ hội.
- Để lễ hội phản ánh đúng bản chất tốt đẹp truyền thống, thì chính quyền địa phương cũng
cần đổi mới phương thức tổ chức, lập kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức lễ hội, lấy yếu tố truyền
tải bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc, thực hành trung thực, sinh động phong tục, tập quán cổ
truyền nhằm gây ấn tượng cho những người cùng tham gia lễ hội.
134
Giải pháp phát huy bền vững giá trị không gian hội Gióng đền Sóc trong hoạt động du lịch
3. Kết luận
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy hội Gióng đền Sóc đã có những bước
đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và đất nước, nhưng để có thể phát huy
bền vững giá trị của hội Gióng đặc biệt là trong quá trình phát triển du lịch đòi hỏi các cấp chính
quyền cần thực hiện tổng hòa, sáng tạo các biện pháp nói trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Chí Bền (chủ biên), 2010. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Viện Văn hóa nghệ
thuật Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[2] Nguyễn Khắc Đạm, 2009. Một số vấn đề Hội Gióng, Kỉ yếu hội thảo “Lễ hội Thánh Gióng”.
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
[3] Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Hương Liên, 2011. Lễ hội lịch sử ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Nxb Khoa học Xã hội.
[4] Nguyễn Văn Lưu, 2010. Khai thác lễ hội một cách hợp lí để đẩy mạnh phát triển du lịch, Kỉ
yếu hội thảo “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại. Viện Văn
hóa Nghệ thuật Việt Nam, tháng 4/2010.
[5] Nguyễn Văn Phong, 2010. Lễ hội đền Sóc Sơn: vấn đề bảo tồn và phát triển, Kỉ yếu hội thảo
“Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại.
[6] Lê Thị Hoài Phương, 2010. Hội Gióng đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) trong đời sống Việt Nam
đương đại. Kỉ yếu hội thảo “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương
đại. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, tháng 4/2010.
[7] Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Lan Hương, 2010. Hội Gióng đền Sóc: một số giải pháp
bảo tồn và phát huy, Kỉ yếu hội thảo “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt
Nam đương đại. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, tháng 4/2010.
[8] Lê Trung Vũ, 2001. Lễ hội Thăng Long. Nxb Hà Nội.
ABSTRACT
Solutions to sustainably promote the value of the Giong festival space
at Soc Temple in tourism activities
The Giong festival at Soc temple is a unique festival, with many private cultures, has been
recognized by UNESCO as a world intangible cultural heritage of humanity. Nowaday, conserving
and sustainably promoting the value of the Giong festival space is considered as the necessary
and important works of the capital. By evaluating the reality of exploiting the value of the Giong
festival space for tourism activities, the article focuses on giving the specific and practical solutions
for sustainably promoting the value of Soc Temple space in tourism activities.
Keywords: The Giong festival at Soc temple, intangible cultural heritage of humanity,
sustainably promoting the value.
135
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3283_bttvan_7551_2193033.pdf