Tài liệu Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng cầu vượt bộ hành cho thủ đô Hà Nội: 87Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CẦU VƯỢT BỘ HÀNH CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*Khoa Quản lý đô thị - ĐH Kiến trúc Hà Nội
Tóm tắt:
Cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị có ý nghĩa
quan trọng nhằm tăng cường năng lực giao thông, tạo cảnh
quan, đảm bảo an toàn và giảm thiểu tắc nghẽn giao thông
trong đô thị, đặc biệt với các đô thị lớn như Hà Nội hiện nay.
Tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng cầu vượt bộ hành tại
các đô thị chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Nghiên cứu
thực trạng đề xuất các giải pháp trong quy hoạch, đầu tư
xây dựng và khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cầu
vượt bộ hành tại Hà Nội góp phần giảm thiểu tắc nghẽn và
tai nạn giao thông trong thành phố.
Từ khóa:
Giao thông đô thị, cầu vượt bộ hành, quy hoạch giao
thông.
Abstract:
Pedestrian overpass plays an extremely important role in
suburban area in order to improve the ability of traffic, build
the landscape, ensure safet...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng cầu vượt bộ hành cho thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CẦU VƯỢT BỘ HÀNH CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*Khoa Quản lý đô thị - ĐH Kiến trúc Hà Nội
Tóm tắt:
Cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị có ý nghĩa
quan trọng nhằm tăng cường năng lực giao thông, tạo cảnh
quan, đảm bảo an toàn và giảm thiểu tắc nghẽn giao thông
trong đô thị, đặc biệt với các đô thị lớn như Hà Nội hiện nay.
Tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng cầu vượt bộ hành tại
các đô thị chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Nghiên cứu
thực trạng đề xuất các giải pháp trong quy hoạch, đầu tư
xây dựng và khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cầu
vượt bộ hành tại Hà Nội góp phần giảm thiểu tắc nghẽn và
tai nạn giao thông trong thành phố.
Từ khóa:
Giao thông đô thị, cầu vượt bộ hành, quy hoạch giao
thông.
Abstract:
Pedestrian overpass plays an extremely important role in
suburban area in order to improve the ability of traffic, build
the landscape, ensure safety and decrease urban traffic
jam, especially big cities such as Hanoi. Yet, the utilization
of pedestrian overpass is not efficient due to numerous of
reasons. Throughout the investigation of current condition,
the research proposes solutions in urban designing,
construction investment and utilize the pedestrian overpass
for boosting their performance in Hanoi, contributing in
minimizing both traffic jams and accidents in the city.
Key words:
Urban transport, pedestrian overpass, transportation
planning.
Hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng trong
quyết định hình thái, cấu trúc đô thị, đồng thời tác động
đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững của đô thị. Xu hướng giao
thông trong các đô thị hiện đại ngày nay là tăng cường
phương tiện giao thông công cộng kết hợp đi bộ, giảm
thiểu phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm thiểu
tắc nghẽn và an toàn khi tham gia giao thông. Cầu vượt
bộ hành có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường
năng lực giao thông, tạo cảnh quan đô thị, đảm bảo trật
tự an toàn giao thông. Hiện nay, Thủ đô Hà Nội đang
đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tốc độ đô thị
hóa tăng nhanh, kinh tế phát triển, nhiều phương tiện
giao thông hiện đại, tốc độ cao, trong khi hệ thống hạ
tầng giao thông không đáp ứng nhu cầu dẫn đến tình
trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và tai nạn giao
thông gia tăng. Hệ thống cầu vượt bộ hành trong thành
phố cần được quan tâm đầu tư xây dựng và quản lý tốt để
góp phần tích cực trong việc giảm thiểu tắc nghẽn và tai
nạn giao thông trong đô thị.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẦU VƯỢT BỘ HÀNH
TRONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng gần
40 cầu vượt bộ hành với nhiều hình thức kiến trúc khác
nhau. Một số cầu vượt có số lượng người sử dụng lớn, phát
huy được hiệu quả, nhưng nhìn chung số lượng cầu vượt
chưa phát huy được hiệu quả vẫn chiếm tỷ lệ cao
Thực trạng về quy hoạch cầu vượt bộ hành tại Hà Nội
Cho tới thời điểm này, thành phố Hà Nội chưa có quy
hoạch chi tiết hệ thống cầu vượt bộ hành. Trên các trục
đường chính của thành phố, nhiều cầu vượt đã được xây
dựng phục vụ lưu lượng tham gia giao thông lớn. Nhìn
chung, các cầu vượt bộ hành của thành phố Hà Nội có vị
trí gần các điểm như: Siêu thị, trường Đại học lớn (Học
viện An ninh nhân dân, Đại học Thủy lợi, Đại học Kiến
trúc, Đại học Khoa học Tự nhiên) trung tâm hành chính,
bệnh viện, nơi dân cư tập trung hay nhu cầu đi lại của
người dân cao. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng cầu
vượt bộ hành vẫn rất ít, không khai thác được tiềm năng
của cầu. Một số vị trí xây dựng cầu chưa thật sự phù hợp
do xác định lưu lượng người đi bộ tại những vị trí này
không quá lớn. Diện tích đất cần thiết để đảm bảo các
yêu cầu về kỹ thuật chưa đảm bảo. Thành phố không
xác định được chính xác lưu lượng giao thông đi bộ do
không kiểm soát được phương tiện tham gia giao thông
và hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng nhu
cầu đi lại. Công tác xây dựng cầu vượt chạy theo nhu
cầu, chưa có định hướng và đón đầu nhu cầu.
Hình 1. Vị trí cầu vượt bộ hành tại khu vực nội thành Hà Nội
TS. Vũ Anh
Nhận ngày 4/11/2018, chỉnh sửa ngày 12/11/2018, chấp nhận đăng ngày 24/11/2018
88 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Thực trạng về hình thức kiến trúc kết cấu và vật
liệu sử dụng
Hình thức kiến trúc vẫn còn đơn điệu, dùng kết cấu
thép cứng nhắc, thiếu tính thẩm mỹ, phá vỡ không gian
xung quanh.
Đối với các cây cầu có mái che mới chỉ đáp ứng về mặt
công năng, yếu tố về mặt thẩm mỹ chưa cao.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu sử
dụng 2 loại cầu vượt là cầu chữ I (không có mái che) và
cầu chữ L (có mái che).
Vật liệu xây dựng được sử dụng chủ yếu là bê tông cốt
thép, khung thép. Đây là các vật liệu rất dễ bị phá hủy dưới
tác động thời tiết ở nước ta, vì vậy nhiều cầu vượt không
có mái che xuống cấp nhanh chóng. Các cầu có mái che
sử dụng vật liệu chính là nhựa tổng hợp và một số các loại
vật liệu khác, ít bị chịu tác động trực tiếp bởi thời tiết vì vậy
tình trạng xuống cấp diễn ra chậm hơn.
Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật
Chiếu sáng cho cầu vượt bộ hành
Các cầu vượt thiết kế mái che đã được lắp đặt hệ thống
chiếu sáng. Đôi khi vẫn xảy ra tình trạng hỏng trang thiết
bị nhưng không được thay mới kịp thời.
Các cầu vượt thiết kế không mái che đều nhận chiếu
sáng từ đèn điện giao thông trên tuyến đường. Thực tế
cho thấy một số cầu vượt có những khoảng tối không
được đèn đường chiếu sáng, gây cảm giác không an toàn
cho người sử dụng.
Thoát nước trên cầu vượt bộ hành
Các cầu vượt bộ hành đều được bố trí thu nước mặt
trên cầu, tuy nhiên do ý thức của người sử dụng chưa cao,
thiếu đội ngũ dọn dẹp vệ sinh thường xuyên nên ở các
nắp hố thu nước thường đọng lại lá cây, giấy, vỏ bánh
kẹo gây ảnh hưởng đến thoát nước trên cầu. Các thiết
bị của hệ thống thoát nước chưa được thường xuyên
kiểm tra, bảo trì, thay thế kịp thời nên ảnh hưởng đến
chất lượng và thẩm mỹ của cầu.
Vệ sinh môi trường trên cầu vượt bộ hành: Vệ sinh
trên cầu nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều
cầu vượt do không quản lý chặt chẽ, ý thức người dân
chưa cao nên xả rác bừa bãi trên cầu, giảm thu hút người
tham gia giao thông.
Tình trạng mất vệ sinh trên cầu: Nhiều vị trí cầu vượt
tại chân cầu bị biến thành nơi tập kết của xe thu gom rác,
làm ô nhiễm môi trường.
Tiện ích công cộng
Tại các cầu vượt bộ hành đã được lắp đặt các biển chỉ
dẫn. Một số tiện ích công cộng trên cầu như: Ghế ngồi,
thùng rác công cộng vẫn còn thiếu; hoặc chưa phát
huy tác dụng.
Khi đầu tư xây dựng các tiện ích khác như đường
lăn, công cụ hỗ trợ cho người khuyết tật, xe đẩy trẻ
em chưa được quan tâm, vì vậy thiếu thu hút người
dân sử dụng.
Thực trạng về sử dụng cầu vượt bộ hành tại Hà Nội
Sử dụng cầu vượt sai mục đích
- Các hoạt động kinh doanh, buôn bán, dừng đỗ
xe trên cầu và xung quanh chân cầu không chỉ thu
hẹp diện tích dành cho người đi bộ mà còn cản trở sự
lưu thông, gây nguy hiểm và tạo cảm giác mất an toàn
cho người đi bộ;
- Việc dán quảng cáo tràn lan, xả rác thải bừa bãi từ
các hoạt động kinh doanh và của chính những người đi
bộ đang làm mất đi mỹ quan của cầu và gây ô nhiễm
môi trường.
Công tác cải tạo, nâng cấp sửa chữa định kỳ
Công tác bảo trì, sửa chữa định kỳ chưa được quan
tâm, thực hiện theo quy định dẫn đến tình trạng xuống
cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả khi sử dụng.
Hình 2. Cầu chữ L tại đường Giải Phóng (đối diện bệnh viện Bạch Mai)
Hình 3. Tình trạng xuống cấp dưới tác động chủ yếu của thời tiết
Hình 4. Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu
Hình 5. Biển chỉ dẫn và thùng rác đặt tại cầu vượt bộ hành
89Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Thực trạng công tác quản lý cầu vượt bộ hành
thành phố Hà Nội
Hiện nay có 4 đơn vị quản lý cầu vượt bộ hành gồm:
Phòng Quản lý giao thông; Ban Quản lý giao thông đô
thị; Ban Quản lý dự án hạ tầng giao thông đô thị và Văn
phòng Ban An toàn giao thông trực thuộc Sở giao thông
vận tải thành phố Hà Nội quản lý. Các đơn vị này quản lý
hệ thống cầu vượt bộ hành trong các giai đoạn khác nhau
trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng.
Việc triển khai các dự án, quản lý khai thác chưa đồng bộ
và còn kém hiệu quả.
NGUYÊN NHÂN SỬ DỤNG CẦU VƯỢT BỘ HÀNH CHƯA
HIỆU QUẢ
* Quy hoạch, xác định vị trí cầu chưa phù hợp
- Xác định vị trí xây dựng cầu vượt chưa phù hợp, một
số cầu xây dựng tại vị trí có số lượng người đi bộ chưa cao,
không gần các công trình công cộng không thu hút được
người sử dụng dẫn đến lãng phí khi đầu tư xây dựng.
* Kỹ thuật chưa đảm bảo
- Một số cầu vượt có vật liệu sử dụng không phù hợp
với khí hậu của Việt Nam, công tác bảo trì, sửa chữa định
kỳ chưa đảm bảo dẫn đến chất lượng cầu không đảm
bảo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng.
- Nhiều cầu khi đầu tư xây dựng được thiết kế khá
đơn giản, hình thức kiến trúc vẫn còn đơn điệu, thiếu
tính thẩm mỹ, phá vỡ không gian xung quanh và chưa
tạo được điểm nhấn không gian, tầm nhìn đẹp cho cảnh
quan đô thị. Đặc biệt đối với các cây cầu có mái che mới
chỉ đáp ứng về mặt công năng, yếu tố về mặt thẩm mỹ
chưa cao.
- Thiếu các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật của các bộ
phận trên mặt cắt ngang đường (giải phân cách, đèn tín
hiệu)
* Chưa đảm bảo các tiện ích khi sử dụng
- Chiếu sáng trên cầu chưa được chú trọng.
- Tiện ích trên cầu chưa đảm bảo, người khuyết tật
chưa tiếp cận được,
- Thoát nước và vệ sinh môi trường chưa được quan
tâm đúng mức gây phản cảm cho người sử dụng
* Ý thức người sử dụng chưa cao
- Nhận thức người dân về việc chấp hành yêu cầu của
luật pháp khi tham gia giao thông chưa cao
- Người dân chưa nhận thức và tự giác sử dụng cầu
vượt bộ hành khi tham gia giao thông
* Thực thi các quy định của pháp luật chưa nghiêm
- Thực thi quy định pháp luật của các cơ quan quản lý
Nhà nước, người thực thi công vụ và của người dân chưa cao
- Thiếu chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật
khi tham gia giao thông
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng; năng lực và
công cụ quản lý còn nhiều hạn chế.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CẦU VƯỢT BỘ HÀNH TẠI HÀ NỘI
Giải pháp về quy hoạch và đầu tư xây dựng
Để cầu vượt bộ hành trong thành phố hiệu quả hơn
trong khi thác sử dụng, cần đánh giá lại toàn bộ hệ thống
cầu vượt bộ hành. Rà soát lại vị trí các cầu vượt chưa hiệu
quả, tìm hiểu đánh giá nguyên nhân tình trạng. Trong
thành phố cần có định hướng và có quy hoạch tổng thể
cầu vượt trên cơ sở các yếu tố về khả năng đáp ứng nhu
cầu và yêu cầu về kỹ thuật. Vị trí các cầu vượt phải gần các
khu vực tập trung dân cư, thu hút nhiều người đi và đến.
Cầu vượt phải được nối thông với hệ thống các công trình
thương mại, các điểm đỗ các phương tiện giao thông
(parking) hoặc gần các khu vui chơi giải trí...
Trước khi thực hiện các dự án đầu tư cần phải được
khảo sát kỹ nhu cầu đi lại, đặc biệt nhu cầu đi bộ tại khu
vực cần đầu tư.
Khi thực hiện xây cầu vượt bộ hành cần có các giải
pháp đồng bộ, khống chế giao thông đi kèm đó là xây
dựng các giải phân cách trên đường có kích thước lớn,
bằng những vật liệu cứng để người đi bộ không thể vượt
qua dải phân cách và buộc phải sử dụng cầu vượt.
Để tăng tính thẩm mỹ cho công trình cho đô thị và
hiệu quả trong sử dụng có thể trồng các loại cây xanh,
cây hoa leo. Đồng thời phải tăng cường vai trò của cộng
Hình 6. Công tác sử dụng cầu vượt không đúng mục đích
GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH
P. QL
GIAO THÔNG
P. QL VẬN TẢI
P. QLGT
ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA
THANH TRA SỞ
TRUNG TÂM
ĐĂNG KIỂM
XE CƠ GIỚI
TRUNG TÂM
QUẢN LÝ BẾN XE
TRUNG TÂM
SÁT HẠCH
ĐỂ CẤP GPLX
VP BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG
P. QL
KINH TẾ
VĂN PHÒNG
SỞ
P. QL
PHƯƠNG TIỆN
TT QLĐH
GTĐT
TT NC KH
& ĐT
BAN QLDA
GIAO THÔNG 3
BAN QLDA
GIAO THÔNG 2
P. KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ
P. TỔ CHỨC
CÁN BỘ
BAN QLDA
GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ
BAN QLDA
HTGT ĐÔ THỊ
BAN QLDA
ĐTPT GTĐT
BAN QLDA
GIAO THÔNG 1P. THẨM ĐỊNH
KHỐI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
CÔNG ĐOÀN NGÀNH
Các cơ quan phòng ban quản lý trực tiếp cầu vượt bộ hành
Hình 7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải Hà Nội
(đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống cầu vượt bộ hành)
90 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
đồng trong quá trình sử dụng để đảm bảo tình thẩm mỹ,
vệ sinh môi trường và duy trì lâu dài.
Cầu bộ hành không nên quá cứng nhắc mà phải đẹp
và kết hợp hài hòa với cảnh quan xung quanh, tạo điểm
nhấn đô thị.
Khi thiết kế kết cấu cầu vượt cần chú ý đến hệ dầm
thép, hệ dàn thép và hệ vòm thép đảm bảo kết cấu chịu
lực và thẩm mỹ cây cầu. Kết cấu của cầu vượt cần đảm bảo
an toàn, nên sử dụng các loại vật liệu và kết cấu tháo lắp
dễ dàng để có thể điều chỉnh khi cần thiết, tránh lãng phí
trong đầu tư xây dựng.
Về phương pháp lắp ráp, nên áp dụng phương pháp
lắp ráp sẵn để đảm bảo thuận tiện trong quá trình thi
công tại những vị trí có lưu lượng giao thông quá đông,
ảnh hưởng tới hệ thống giao thông của khu vực và toàn
bộ đô thị.
Trong quá trình đầu tư xây dựng do nguồn vốn đầu tư
của Nhà nước còn hạn hẹp, vì vậy cần có những giải pháp
về vốn đầu tư nhằm tăng cường nguồn vốn của nhiều
thành phần kinh tế, giảm bớt áp lực đối với nguồn vốn
của Nhà nước và thành phố. Có thể cho phép quảng cáo
tại những vị trí trên một số bộ phận của cầu không ảnh
hưởng đến tập trung khi tham gia giao thông nhưng vừa
tăng tính thẩm mỹ và có thêm nguồn thu nhằm phục vụ
công tác bảo trì, sửa chữa cầu.
Các cơ quan quản lý cần kiểm soát, thẩm định chặt
chẽ về vị trí, hình thức kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đối với
các đồ án thiết kế cầu vượt bộ hành. Khi thiết kế cần khảo
sát lưu lượng người tham gia giao thông ở khu vực thiết
kế để tránh đặt những vị trí sai, ít người sử dụng, các thiết
kế cần tăng tính thẩm mỹ để hấp dẫn hơn với người sử
dụng. Đồng thời khi thiết kế cần tính đến việc sử dụng
của người khuyết tật, người bị bệnh chưa đi lại được bình
thường (khi vị trí gần các bệnh viện), chiều cao bậc thang,
chiếu nghỉ (khi gần các trường Tiểu học)
Trên tuyến đường có hệ thống đường sắt đô thị có
thể thiết kế đồng bộ cầu vượt cho người đi bộ tại vị trí
xây dựng các nhà ga có sử dụng thang máy, vừa đảm bảo
thuận tiện cho người đi bộ đồng thời kết hợp sử dụng
phương tiện đường sắt đô thị.
Giải pháp trong quản lý, sử dụng
*Xác định cơ cấu tỷ lệ phương tiện hợp lý
Trong quy hoạch giao thông đô thị, xác định cơ cấu
phương tiện cần tăng cường tỷ lệ giao thông đi bộ và kết
nối giao thông đi bộ với giao thông công cộng sẽ góp
phần khai thác hiệu quả hệ thống giao thông công cộng
và hệ thống cầu vượt bộ hành.
Thủ đô Hà Nội cần phải ưu tiên phát triển giao thông
công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
bằng một số giải pháp:
+ Nhanh chóng hoàn thiện các tuyến đường sắt đô
thị; xác định phương tiện GTCC chủ yếu, phương tiện
hỗ trợ tạo ra hệ thống GTCC đồng bộ, liên thông, tương
thích, phủ khắp đô thị.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hệ thống
GTCC, tích hợp các loại vé của các loại phương tiện GTCC,
sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành
+ Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đặc biệt các
doanh nghiệp tư nhân tham gia lĩnh vực giao thông công
cộng (đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng).
+ Tăng cường xây dựng các bãi đỗ xe cá nhân gần các
điểm trung chuyển phương tiện giao thông công cộng,
đặc biệt là khi các tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động.
*Nâng cao ý thức của người dân
Để các cầu vượt dành cho người đi bộ thật sự mang
lại hiệu quả, cần làm tốt công tác tuyên truyền về tính an
toàn và tiện dụng của cầu vượt cho người đi bộ mỗi khi
sang đường. Xây dựng các chương trình, chuyên mục về
Luật Giao thông để người dân được biết đến và hiểu rõ
hơn về những quy định dành cho người đi bộ nói riêng và
Luật Giao thông đường bộ nói chung. Nhà nước cần phổ
biến bằng nhiều hình thức các chủ trương, chính sách,
chiến lược phát triển giao thông trong đô thị đặc biệt
giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường
phương tiện giao thông công cộng.
Các Bộ, Ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã
hội cần tăng cường phổ biến, giáo dục cán bộ, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên của cơ quan, đơn vị mình,
tổ chức các đợt tập huấn kiến thức pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ kết hợp các loại tài liệu tuyên
truyền liên quan.
Chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến Luật Giao
thông đường bộ đối với các đối tượng học sinh, sinh viên
có nhận thức đầy đủ về công tác an toàn giao thông, đặc
biệt tăng cường giao thông đi bộ trong đô thị. Công tác
phổ biến kiến thức về an toàn khi tham gia giao thông
Hình 8. Sử dụng kết cấu cầu bằng thép lắp ghép, tháo dỡ dễ dàng,
nhanh chóng
Hình 9. Cầu vượt bộ hành sử dụng cây xanh để tăng tính thẩm mỹ
91Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
cho học sinh, sinh viên càng sớm càng tốt và đưa ngay vào
chương trình mẫu giáo, các trường Phổ thông và Đại học.
Thành phố Hà Nội cần có những hoạt động cụ thể
thông qua các chương trình hoạt động gắn kết người Hà
Nội với văn hóa giao thông Đồng thời cần có những giải
pháp đồng bộ trong công tác giảm thiểu phương tiện cá
nhân, tăng cường vận tải hành khách công cộng trong
thành phố.
* Xây dựng, thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt
người đi bộ sang đường sai quy định của các cơ quan
chức năng, nâng cao trách nhiệm của người thực thi
công vụ.
* Tăng cường sử dụng công nghệ trong quản lý giao
thông đô thị như lắp camera tại vị trí cần thiết
* Nâng cấp, sửa chữa các bộ phận của cầu bộ hành bị
hư hỏng, xuống cấp; bố trí các tiện ích trên cầu
Cầu vượt dành cho người đi bộ có vai trò lớn trong
việc đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ,
giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn giao thông xảy ra do
nguyên nhân người đi bộ sang đường không đúng nơi
quy định, đồng thời cũng là biện pháp giảm ách tắc
giao thông trong những giờ cao điểm, đông người và
phương tiện qua lại trên đường. Cầu vượt dành cho
người đi bộ cũng góp phần làm đẹp cảnh quan đô
thị, tạo nên diện mạo mới về giao thông trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.
Trong thời gian vừa qua thành phố Hà Nội phải chi
phí một khoản kinh phí khá lớn để đầu tư xây dựng cầu
vượt cho người đi bộ, nhưng một bộ phận người dân vẫn
không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Nguyên nhân sử dụng không hiệu quả hệ thống
cầu vượt bộ hành: Quy hoạch, thiết kế, xây dựng chưa
phù hợp; công tác quản lý sử dụng còn yếu kém; ý thức
của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế;
việc thực thi các quy định của pháp luật chưa nghiêm
ngặt và thiếu sự tham gia của cộng đồng.
Một số giải pháp khai thác hiệu quả cầu vượt bộ
hành tại Hà Nội
• Rà soát lại vị trí các cầu vượt chưa hiệu quả, tìm hiểu đánh
giá nguyên nhân tình trạng không hiệu quả để khắc phục.
• Khi thực hiện xây cầu vượt bộ hành cần có các giải
pháp đồng bộ.
• Kết cấu cầu vượt cần đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, sử
dụng các loại vật liệu và kết cấu bảo đảm tháo, lắp dễ
dàng để có thể điều chỉnh khi cần thiết, tránh lãng phí
trong đầu tư xây dựng.
• Có các chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn
của nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư hệ thống
cầu vượt.
• Một số đề xuất trong quản lý: Phổ biến rộng rãi luật
giao thông đường bộ; nâng cao ý thức của người dân
khi tham gia giao thông; tăng cường các biện pháp xử lý
vi phạm trong sử dụng cầu bộ hành và một số giải pháp
về chính sách, tổ chức quản lý.
Tài liệu tham khảo
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành
2. Vũ Anh “Cầu vượt bộ hành trong thành phố Hà Nội
thực trạng và giải pháp”- tạp chí Người Xây dựng tháng
9+10/2015
3. Đỗ Hậu “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia
của cộng đồng” - NXB Xây dựng -2008.
4. Phạm Trọng Mạnh – Giáo trình “ Quản lý đô thị “, Nhà
xuất bản Xây dựng -2006
5. Phạm Trọng Mạnh – Giáo trình “ Quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị “, Nhà xuất bản Xây dựng -2010
6. Bùi Khắc Toàn - Giáo trình “ Hệ thống kỹ thuật hạ
tầng đô thị”- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 2005
7. Vũ Thị Vinh - Giáo trình “Quy hoạch giao thông đô
thị”, - Nhà xuất bản Xây dựng, 2001
8. Chống ùn tắc giao thông - Vấn đề nóng chưa có lời
giải tại các đô thị lớn 29/1/2015.
9. Quy hoạch giao thông đô thị làm tăng thêm đặc
tính của đô thị - TS Shim Jae Man – Hàn Quốc – Dự án
phát triển giao thông Hà Nội do WB tài trợ khóa đào tạo
cho sở QHKT Hà Nội 10/2015.
10. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển giao
thông – Japan today 2014.
11. Người Nhật giải bài toán giao thông như thế nào
- 28/1/2012.
12. Các thành phố Sinh thái kiêm kinh tế – Ngân hàng
Thế giới 2012.
13. Báo cáo Việt Nam 2035 –WB và Bộ kế hoạch & Đầu
tư 2014.
14. Giao thông đô thị phát triển bền vững con đường
hướng tới của các đô thị Việt Nam - Hội thảo Quốc tế của
Citynet 7 /2015.
15. Giao thông tại các đô thị Việt Nam thực trạng và
giải pháp – PGS.TS Vũ Thị Vinh - Bài tham luận Hội thảo
của Cục phát triển đô thị Việt Nam tháng 4/2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40_0718_2171647.pdf