Tài liệu Giải pháp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang: 36
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 36 - 46
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH AN GIANG
Trần Công Kha
Trường Đại học An Giang
Tóm tắt:Tăng trưởng kinh tế là vấn đề thời sự cấp thiết và mang tính chất chiến lược đối với sự phát triển
không chỉ của toàn bộ nền kinh tế các quốc gia nói chung mà còn là vấn đề thật sự quan trọng đối với các khu
vực, tỉnh, thành, địa phương trong cả nước. An Giang là một trong bốn tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Đồng bằng Sông Cửu Long được Chính phủ phê duyệt và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược
phát triển Việt Nam đến năm 2020. Do đó, việc phân tích và đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế ở tỉnh An
Giang theo quy hoạch phát triển là hết sức cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn tỉnh trong tương lai. Bài viết xem xét vấn đề tăng trưởng kinh tế An Giang qua các giai đoạn
từ 2001 đến 2015 dựa vào các chỉ số: (1) Tốc...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 36 - 46
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH AN GIANG
Trần Công Kha
Trường Đại học An Giang
Tóm tắt:Tăng trưởng kinh tế là vấn đề thời sự cấp thiết và mang tính chất chiến lược đối với sự phát triển
không chỉ của toàn bộ nền kinh tế các quốc gia nói chung mà còn là vấn đề thật sự quan trọng đối với các khu
vực, tỉnh, thành, địa phương trong cả nước. An Giang là một trong bốn tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Đồng bằng Sông Cửu Long được Chính phủ phê duyệt và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược
phát triển Việt Nam đến năm 2020. Do đó, việc phân tích và đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế ở tỉnh An
Giang theo quy hoạch phát triển là hết sức cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn tỉnh trong tương lai. Bài viết xem xét vấn đề tăng trưởng kinh tế An Giang qua các giai đoạn
từ 2001 đến 2015 dựa vào các chỉ số: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế; (2) GDP trên đầu người.Việc sử dụng
phương pháp thông kê mô tả, phân tích so sánh, nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh đang giảm
so với các năm trước 2010 sau đó giữ nguyên ở mức ổn định và tập chung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ
tăng trưởng cao theo tỷ trọng đóng góp GDP. Bài viết đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
Từ khoá: Tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế, kinh tế An Giang, An Giang.
1. Mở đầu
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, là khu
vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần
Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã
được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009.
Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy
sản của cả nước [6].
An Giang là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình duy trì ở mức cao
nhưng có xu hướng giảm, cụ thể là 9,11% (giai đoạn 2001-2005), 10,34% (giai đoạn 2006-
2010) và 8,63% (giai đoạn 2011-2015)[3, 4, 5] so với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
7,8% (Báo cáo VCCI Cần Thơ, 2016) và so với cả nước là 6,68% (cao nhất từ 2008 tính theo
giá so với năm 2010)[9]. Với những điều kiện thuận lợi về truyền thống kinh tế nông nghiệp
lâu đời và vị trí địa lý phù hợp, An Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức
cao qua các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội so với khu vực. Nhưng bên cạnh đó, tình hình
kinh tế, xã hội, vấn đề biến đổi khí hậu trong nước và thế giới đang diễn biến phức tạp, tạo ra
nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển cho tỉnh về nhiều mặt. Do đó, tỉnh An
Ngày nhận bài: 7/7/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016
Liên lạc: Trần Công Kha, email: tckha@agu.edu.vn
37
Giang luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện nhiều chính sách mới của
Đảng bộ, ngành đề ra vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng và vừa tuân thủ theo
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng có sự biến động nhưng thu nhập bình quân đầu người (hay
GDP bình quân/đầu người) trong tỉnh lại có xu hướng tăng dần (Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, An Giang). Cụ thể, giai đoạn 2001-2005: thu nhập bình quân/đầu người đạt 8,53 triệu
đồng (so với năm 2000); giai đoạn 2006-2010: thu nhập bình quân/đầu người đạt 21,183 triệu
đồng (so với năm 2000) và giai đoạn 2011-2015: thu nhập bình quân/đầu người đạt 39,274 triệu
đồng [3,4,5]. Điều đáng quan tâm là mức độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh có xu hướng giảm
và song song với tình trạng: trình độ khoa học kỹ thuật lực lượng lao động chưa cao, chưa thu
hút doanh nghiệp lớn đầu tư nhiều, xuất phát điểm từ nông nghiệp chưa kịp thích ứng trong tình
hình mới, chưa tạo được thương hiệu thế mạnh của vùng, Do đó, việc phân tích, đánh giá
tình hình tăng trưởng và đề xuất những giải pháp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh
An Giang hiện nay là rất cần thiết, nhằm mục đích đóng góp xây dựng cho các nhà hoạch định
chính sách phát triển kinh tế ở địa phương trong tương lai.
2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang thông qua các số liệu thống kê, các Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ trong tỉnh An Giang qua các giai đoạn theo Kế hoạch 5 năm.
- Giới hạn nghiên cứu tập trung vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện qua: tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỉ trọng tăng trưởng theo lĩnh vực, tăng trưởng GDP bình quân/đầu người.
Cụ thể: giai đoạn từ năm 2001 đến đầu năm 2015 và trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phương pháp như: thống kê mô tả, phân tích so sánh qua các giai
đoạnnhằm đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang.
- Các phương pháp khác: thu thập tài liệu, số liệu, các nguồn thông tin trên báo chí,
internet, làm cơ sở định hướng nghiên cứu.
4. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận phát triển kinh tế.
Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện hơn. Nhận thức đúng
đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch
định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng.
* Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng
quốc gia tính bình quân trên đầu người qua 1 thời gian nhất định (thường là 1 năm) [7].
38
* Đo lường tăng trưởng kinh tế:
- Các chỉ tiêu tổng quát: Các chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng trưởng kinh tế theo hệ thống
tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng
sản phẩm tính bình quân đầu người. Trong đó chỉ tiêu GDP là chỉ tiêu quan trọng và hay sử
dụng nhất ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với các quốc gia phát triển
hay dùng GNP.
- Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng
số tuyệt đối (qui mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ tăng trưởng).
Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối: UY= Yt –Y0
Xác định tốc độ tăng trưởng: gY = UY/Y*100
Trong đó: UY là quy mô của nền kinh tế; gY là tốc độ tăng trưởng kinh tế; Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc
GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc
độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực
tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa [2].
* Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Dựa vào các lý thuyết của các nhà Kinh tế học điển hình như: David Ricardo (1772-1823),
Robert Solow (1956), lý thuyết tăng trưởng của Keynes (1936), Sung Sang Park (1977),... đã chỉ
ra nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như: vốn, lao động, tài nguyên đất đai, công nghệ
kỹ thuật, chi tiêu cá nhân, chi tiêu chính phủ, chi cho đầu tư, chi tiêu qua xuất nhập khẩu và phi
kinh tế (văn hoá xã hội, thể chế chính trị kinh tế xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo, sự tham
gia của cộng đồng),.... Nhưng nhìn chung dù các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì
động lực của phát triển kinh tế của một quốc gia chịu tác động chủ yếu bởi 4 nhân tố là: nguồn
nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Những nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia
và sự vận dụng của mỗi quốc gia cũng khác nhau[8].
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật
của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác
như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân
lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công
nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn
hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài
nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài
nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế.
39
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động
được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra
sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng
cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ
đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản
không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội,
những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển.
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự
sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá
trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng
lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.
Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới...
Thông qua các quan niệm tăng trưởng kinh tế trên, nghiên cứu vận dụng phân tích trường
hợp ở tỉnh An Giang để thấy rõ thực trạng tăng trưởng qua các giai đoạn và đề xuất các giải
pháp trong tình hình mới.
5. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2015
5.1. Thuận lợi và thách thức của tỉnh An Giang
* Thuận lợi:
An Giang được xác định là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long, Chính phủ đã có quy hoạch sẽ từng bước ban hành những cơ chế, chính sách
để thúc đẩy cho vùng kinh tế trọng điểm phát triển; một số công trình giao thông quan trọng
được Trung ương đầu tư (cầu Cao Lãnh, cầu Long Bình...) là tiền đề để tỉnh khai thác và phát
huy nội lực.
Trong xu thế hội nhập, An Giang tiếp giáp với Campuchia có cửa khẩu quốc tế, quốc
gia đường bộ và đường thủy, là cửa ngõ của trục Đông - Tây thông thương giữa đồng bằng sông
Cửu Long và các nước Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ
và kinh tế biên mậu. Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra cho tỉnh nhiều cơ hội và thị
trường, nhất là các mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, tài nguyên nước và đất phong phú cùng với kinh
nghiệm canh tác, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ và sự nhạy bén với thị
trường của nông dân tạo ra thế mạnh về nông nghiệp với hai sản phẩm mang tầm quốc gia là
lúa và cá tra là lợi thế so sánh để An Giang phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp của
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
* Thách thức:
Một số nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (đất đai, khoáng
sản, tài sản công, trình độ, kỹ thuật canh tác, quản lý) đã được khai thác tối đa, nên thời gian
40
gần đây tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chậm lại; nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt ở mức trung
bình, có chỉ tiêu thấp hơn bình quân khu vực, trong khi nhu cầu phát triển nhanh để theo kịp
mức trung bình của cả nước. Ngược lại, một số lĩnh vực (du lịch, kinh tế biên giới) thiếu
quan tâm đầu tư đúng mức nên phát triển chưa tương xứng tiềm năng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đúng mức,
làm hạn chế tốc độ phát triển.
Nông nghiệp là thế mạnh nhưng vẫn còn sản xuất nhỏ và phân tán, đất đai manh mún,
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu; ô nhiễm
môi trường trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều thách thức; một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng
nhiều do biến đổi khí hậu.
Thu nhập của nông dân còn thấp so với bình quân thu nhập chung. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhưng thiếu bền vững, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn cao.
5.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của tỉnh An Giang từ năm 2001 - 2015 thể hiện như sau:
* Nguồn:Tính toán của tác giả từ Cục thống kê tỉnh An Giang
Theo biểu đồ trên ta thấy mức độ tăng trưởng ở khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp có xu
hướng giảm dần qua các giai đoạn, còn lại trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
tăng trưởng cao phù hợp với xu hướng phát triển. Nhưng thực trạng đáng lo ngại thể hiện chỉ
số tốc độ tăng trưởng kinh tế An Giang có sự sụt giảm ở giai đoạn vừa qua 2011-2015 là 8,63%
thấp hơn 10,34% của giai đoạn trước 2006-2010 và 9,11% của giai đoạn 2001-2005.Nguyên
nhân chủ yếu sự suy giảm trên có thể là do nền kinh tế tỉnh An Giang phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thách thức do lạm phát, giá cả tăng cao trong năm 2008, tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 và còn ảnh hưởng tiếp tục đến
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ước
thực
hiện
2015
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các khu vực tỉnh An Giang từ
2001 đến 2015, đơn vị: %
Tốc độ tăng t ng GRDP - Nông, lâm, ngư nghiệp
- Công nghiệp & Xây dựng - Dịch vụ
41
nay, ngoài ra có thể sự tác động của các nguyên nhân khác như: biến đổi khí hậu, ảnh hưởng
vùng miền, diễn biến hoà bình như hiện nay.Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung giải quyết ngay
thực trạng này và cần sớm đưa ra các giải pháp mới, trong khi nước ta đang trong quá trình hội
nhập với nhiều tổ chức Thế giới như: TPP, EU thì thách thức lại càng lớn cho các nhà hoạch
định chính sách trong tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung.
5.3. Tỷ trọng tăng trưởng theo lĩnh vực
* Nguồn:Tính toán của tác giả từ Cục thống kê tỉnh An Giang
Theo biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng trong khu vực công nghiệp và xây dựng thì vẫn duy
trì ở mức tương đối ổn định thể hiện chưa thu hút nhiều nhà đầu từ cho ngành. Đối với lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp là một trong thế mạnh của tỉnh nhưng tỷ trọng đóng góp tăng trưởng lại
giảm mạnh ở giai đoạn 2006-2010 và tăng trở lại sau đó. Trong khi đó tỷ trọng tăng trưởng của
lĩnh vực dịch vụ là thấp nhất ở giai đoạn đầu nhưng lại có xu hướng tăng dần về sau và đến năm
2015 chiếm tỷ trọng cao nhất. Biểu hiện của xu hướng này là vì tỉnh An Giang có thế mạnh về
nông nghiệp, đặc biệt về lúa gạo và thuỷ sản nhưng do nhu cầu phát triển cần phải chuyển đổi
cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực, ưu tiên phát triển dịch vụ và công nghiệp nên đã làm
giảm tỷ trọng từ ngành nông nghiệp. Ngoài ra, nguyên nhân tình trạng này còn bị ảnh hưởng
bởi biến đổi khí hậu gây mất mùa, hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế chưa kịp khắc
phục, biến động giá, phân bổ đất đai, ...
5.4. Tăng trưởng GDP/đầu người
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của vùng
đó là GDP/đầu người. Qua các giai đoạn cho thấy GDP/đầu người trong tỉnh theo thống kê tăng
dần đã cho thấy chất lượng sống của người dân cũng ngày một nâng cao hơn.
Hình
3.Tăng trưởng GDP/ đầu người từ 2001 - 2015
* Nguồn:Tính toán của tác giả từ Cục thống kê tỉnh An Giang
Qua đó cho thấy, mặc dù sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung đang gặp
nhiều khó khăn và thách thức nhưng tỉnh đã có nhiều chính sách tốt hỗ trợ cho người dân có
mức sống ngày càng cải thiện. Thu nhập ngày càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng tăng, do đó kích
thích được hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, đây
chính là điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong tình hình hội nhập như hiện nay.
6. Khuyến nghị các giải pháp nâng cao tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang
Các giải pháp cần thực hiện phù hợp với địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay
là đẩy nhanh việc tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng và
nâng cao năng lực cạnh tranh. Xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng cho phát triển kinh
tế và ổn định xã hội, phát triển công nghiệp, dịch vụ với vai trò bổ trợ cho nông nghiệp phát
triển bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng nền nông nghiệp
0 10 20 30 40 50 60 70
42
sản xuất hàng hóa tiên tiến, quy mô lớn, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Cụ
thể như sau:
* Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung tổ chức lại sản xuất,
tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, đặc biệt là các sản phẩm tái cơ cấu gồm lúa gạo, rau màu,
cá tra, bò, nấm ăn và nấm dược liệu. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác
(đất đai, tài chính, khoa học công nghệ) thúc đẩy các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT)
từng bước hình thành các doanh nghiệp nông thôn hoặc mô hình HTX kiểu mới để thực hiện
liên kết với doanh nghiệp, đặc biệt tại các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, vùng nông
nghiệp công nghệ cao, cánh đồng lớn. Xây dựng và thực hiện đề án nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực các HTX, THT, trong đó ưu tiên triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng cán
bộ HTX tham gia mô hình liên kết.
Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để huy động sức dân tham gia; nâng cao trách
nhiệm chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giữ vững
tiêu chí và đồng thời nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Tiếp tục nhân
rộng nhiều mô hình hiệu quả, tổ chức nhân dân học tập những sáng tạo trong sản xuất mang lại
kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn để khuyến khích xã hội tham gia
chương trình xây dựng nông thôn mới.
*Công nghiệp - xây dựng
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động, thu hút đầu tư; tăng cường quảng bá
thông tin, hình ảnh khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, hiệu quả. Tập
trung nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đồng bộ với cơ sở hạ tầng
ngoài khu gồm điện, nước, thông tin, các dịch vụ kỹ thuật...
Nghiên cứu hình thành các cụm công nghiệp chuyên ngành, nhất là các cụm công nghiệp
chuyên ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến nông thủy
sản, xây dựng chính sách ưu đãi đặc thù cho từng chuyên ngành và định hướng phát triển các
cụm đa ngành.
Khuyến khích đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng các sản
phẩm công nghiệp chế biến, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
* Thương mại - Dịch vụ - Du lịch
a) Thương mại nội địa
Tăng cường kêu gọi đầu tư, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại - dịch
vụ, nhất là mạng lưới chợ, các dịch vụ vận chuyển, thông tin Kết hợp giữa thương mại truyền
thống với thương mại hiện đại, tạo thành mạng lưới phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ
đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Gắn chương trình phát triển
đô thị và đô thị hóa đến năm 2020 tập trung đẩy mạnh phát triển thành phố Long Xuyên, thành
phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của tỉnh, đóng
vai trò đầu mối, là nơi tiếp nhận cũng như tái phân phối luồng hàng các nơi khác như: thành
43
phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thị trường Campuchia... đi đến các khu kinh tế biên giới,
khu du lịch và ngược lại.
b) Xuất nhập khẩu
Thường xuyên cung cấp thông tin, dự báo thị trường trên các phương tiện thông tin đại
chúng; tổ chức các hội nghị tập huấn về các chính sách thương mại của các nước; các điều
khoản cam kết và lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại FTA, các thỏa thuận thương mại
với các khối liên minh kinh tế của các nước, tổ chức quốc tế giúp doanh nghiệp định hướng sản
xuất và xuất khẩu.
Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để nâng giá trị
sản phẩm và hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi Việt Nam chính
thức gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP); các nước Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) và các hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các
nước.
c) Du lịch
Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh
phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu phát
triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước,
tỉnh huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho ngành du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch có chất
lượng, đa dạng và đặc sắc, đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong đó, ưu tiên tập trung phát triển
04 loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch tâm linh; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh
thái, du lịch sông nước; tham quan di tích văn hóa lịch sử.
d) Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa
Đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, phát huy khả năng vận
tải trên các tuyến theo thứ tự từ Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã. Quy hoạch đầu
tư hệ thống bến, bãi hợp lý kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi vốn tư nhân đầu tư.
* Thực hiện liên kết vùng
Tiếp tục tăng cường và chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với
các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh,
thành khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, cùng có lợi. Phát
huy vai trò thành viên tham gia Hội đồng vùng, tích cực hợp tác với các tỉnh trong khu vực
trong việc xây dựng các chương trình hành động mang tính chất liên vùng; Thành lập bộ máy
giúp việc Hội đồng vùng theo quy định của Chính phủ, xây dựng quy chế phối hợp của các
ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh với tư cách là thành viên Hội đồng vùng.
Tiếp tục kiến nghị Trung ương ban hành chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội
vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020. Tranh thủ sự
quan tâm chỉ đạo của Trung ương; chia sẻ, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả
nước, cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà văn nghệ sĩ, các tôn giáo, bạn bè
quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
44
7. Kết luận
Qua phân tích trên cho thấy, tỉnh An Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong
khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công
nghiệp và giảm bớt tỷ trọng nông nghiêp theo đúng tinh thần Đại hội Đảng bộ, ngành, các cấp.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển kinh tế, tỉnh An Giang cũng đạt được nhiều thành tựu trong
các lĩnh vực khác như: đời sống người dân ngày một nâng lên, giảm bớt tình trạng đói nghèo,
giáo dục, sức khoẻ, y tế cũng ngày càng chất lượng. Bên cạnh đó, kinh tế xã hội tỉnh nhà còn tồn
tại nhiều khó khăn và thách thức. Xuất phát điểm từ kinh tế nông nghiệp lâu đời nên chịu ảnh
hưởng bởi trình độ lượng lao động chưa cao, cũng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa áp dụng thực
tế nhiều, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa thu hút vốn đầu tư cao, cũng như thu hút
các doanh nghiệp lớn. Xu hướng phát triển cần tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn
định biên giới; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa – xã
hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
để phát triển bền vững.
Thứ hai, phát triển kinh tế An Giang trên nền tảng phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Tập
trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu. Tập trung nguồn lực đầu tư theo thứ tự ưu tiên
“nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp
và du lịch là 2 mũi nhọn. Phát triển kinh tế theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh để tạo nền tảng phát triển thương
mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.
Thứ ba, kết hợp thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ.
Thứ tư, phát triển kinh tế - xã hội được đặt trong sự phát triển chung của vùng kinh
tế trọng điểm và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, việc phối hợp và liên kết với các
địa phương trong vùng trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu nhằm tạo thế liên hoàn để phát
triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger (2007).Kinh tế học, Nhà xuất bản
Thống kê.
[2] Cục thống kê An Giang (2012, 2013, 2014).Niên giám thống kê tỉnh An Giang các
năm 2012, 2013, 2014, 2015,An Giang.
[3] Đảng bộ tỉnh An Giang (2005).Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần VII
nhiệm kỳ 2001-2005, An Giang.
[4] Đảng bộ tỉnh An Giang (2010).Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần VIII
nhiệm kỳ 2006-2010, An Giang.
45
[5] Đảng bộ tỉnh An Giang (2015).Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần IX nhiệm
kỳ 2011-2015, An Giang.
[6] GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006).Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học
kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.
[7] https://vi.wikipedia.org/wiki/Vùng-kinh-tế-trọng-điểm-đồng-bằng-sông-Cửu-Long
[8] Samuelson Paul A., Nordhalls William D. (2007). Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài
chính.
[9] Tổng Cục Thông kê (2015).https://gso.gov.vn.
SOLUTIONS TO IMPROVE AN GIANG PROVINCE’S ECONOMIC
GROWTH RATE
Tran Cong Kha
An Giang University
Abstract: Economic growth is very essiential and is considered as an important strategy towards the
development of the whole nation’s economy. It is also an important issue towards the development of regions,
provinces, cities, and localities in the country. An Giang is one of the four provinces in the Mekong Delta’s key
economic zone, which was approved by the Government in accordance with Vietnam’s socio-economic
development plan until 2020. Basing on the national and regional socio-economic development plan, it is
important to have an analysis and general assessment of An Giang province’s economic growth rate. By doing
this, it is possible to suggest solutions and orientations for the province’s socio-economic development in the
future. This paper examines An Giang province’s economic growth rate during the phase 2001-2015 that is based
on such indicators as: (i) economic growth rate; (ii) Growth in GDP per capita.Statistical method, descriptive
statistical method, comparative analysiswas used in the paper. This study shows that the economic growth is lower
than the province last year 2010 and then remains at a stable level and focusing on industrial and service sectors
at the rate of GDP growth. The paper has launched a number of measures to enhance economic growth in the
province in the future.
Keywords: Growth, Economic Growth, Economic An Giang, An Giang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_6549_2136052.pdf