Tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
96
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY
Solutions for improving self-study of Saigon University students today
TS. Nguyễn Đình Bình
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là nhận diện tình hình tự học và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự
học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy
hoạt động tự học của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2018, các phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu gồm điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phân tích, tổng hợp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng tự học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn mới chỉ dừng lại ở nhận thức về vị trí,
vai trò của tự học, tuy nhiên, hành vi ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
96
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY
Solutions for improving self-study of Saigon University students today
TS. Nguyễn Đình Bình
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là nhận diện tình hình tự học và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự
học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy
hoạt động tự học của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2018, các phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu gồm điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phân tích, tổng hợp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng tự học của sinh viên trường Đại học Sài Gòn mới chỉ dừng lại ở nhận thức về vị trí,
vai trò của tự học, tuy nhiên, hành vi và thái độ tự học chưa cao. Kết quả cũng cho thấy các nhân tố chủ
quan tác động mạnh nhất đến hoạt động tự học của sinh viên.
Từ khóa: giải pháp tự học, Trường Đại học Sài Gòn, tự học
Abstract
The purpose of this study is to identify the situation and the factors affecting self-study of Saigon
University students today, thereby proposing solutions for promoting students’ self-study. The study was
carried out in 2018, the methods used in the study involved investigation by questionnaires, observation,
analysis and synthesis. Research results show that Saigon University students are aware of the position
and the role of self-study; however, their behavior and attitude towards self-study is not really good. The
results also show that subjective factors have the strongest impact on students' self-study.
Keywords: self-study, Saigon University, solutions Self study
1. Đặt vấn đề
Nhân loại đang bước vào cuộc cách
mạng công nghệ 4.0, với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ. Trung
bình khoảng hai năm khối lượng kiến thức
của toàn nhân loại tăng lên hai lần, nhưng
thời gian dành cho đào tạo ở hệ đại học lại
kéo dài đến 4 năm. Vậy bằng cách nào để
người học có thể nắm bắt được kiến thức
của nhân loại mà không bị quá tải hay hụt
hẫng? Nếu trước đây việc tìm kiếm tri thức
là quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu
tranh sinh tồn và việc tích lũy kiến thức
bằng việc nhớ là ưu tiên số một, thì ngày
nay khi phương tiện lưu trữ đã quá đầy đủ
và thông tin thay đổi liên tục thì ưu tiên số
một không còn là việc nhớ, thay vào đó là
khả năng tiếp cận tri thức mới, khả năng
vận dụng tri thức mới và làm cho nó sản
sinh ra tri thức mới.v.v. Do đó, hoạt động
tự học, tự tiếp cận và vận dụng tri thức mới
trở thành trung tâm của quá trình dạy - học.
Email: ndinhbinh@gmail.com
NGUYỄN ĐÌNH BÌNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
97
2. Cơ sở lý luận về tự học
2.1. Khái niệm tự học
Bùi Hiện, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn
Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), trong
cuốn Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá
trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và
rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự
hướng dẫn của giáo viên và sự quản lý trực
tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo”.
Nguyễn Cảnh Toàn (1998), tự học là
tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các
năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các
phẩm chất khác của người học, cả động cơ
tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để
chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân
loại, biến tri thức đó thành sở hữu của
chính mình.
Mục 2, Điều 40, Luật giáo dục Việt
Nam cũng khẳng định: Phương pháp giáo
dục đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng
lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho
người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên
cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước về tự học,
chúng tôi cho rằng: Tự học là quá trình tự
giác, độc lập, tích cực, chủ động sử dụng
các năng lực trí tuệ, phẩm chất của bản
thân người học để chiếm lĩnh tri thức của
nhân loại và những kinh nghiệm lịch sử xã
hội, biến những tri thức đó thành sở hữu
của mình, hình thành kỹ năng, thái độ
và ngày càng hoàn thiện nhân cách của
bản thân.
2.2. Vai trò của hoạt động tự học
Tự học, tự đào tạo là nhân tố quyết
định đến chất lượng và hiệu quả học tập
của người học, vai trò đó được biểu hiện:
Thứ nhất, tự học là hoạt động giúp
sinh viên lĩnh hội vững chắc hệ thống
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tự học
với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều
kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách
sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý.
Trong quá trình tự học, người học sẽ gặp
nhiều vấn đề mới và việc đi tìm lời giải đáp
cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để
kích thích hoạt động trí tuệ cho người học,
hình thành một hệ thống kiến thức, kỹ năng
vững chắc.
Thứ hai, tự học là hoạt động giúp sinh
viên rèn luyện để phát triển năng lực nhận
thức, hình thành và phát triển các phẩm
chất trí tuệ. Tự học giúp cho mọi người có
thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống
hiến. Tự học giúp con người thích ứng với
mọi biến cố của sự phát triển kinh tế -
xã hội.
Thứ ba, tự học giúp con người tạo ra ý
tưởng lớn. Tự học là lực đẩy giúp người
học đào sâu khám phá những cái mới, cái
còn nhiều tranh luận. Chính trong quá trình
đó, người học thường xuyên hoài nghi,
thường xuyên đặt câu hỏi cho bản thân và
những câu hỏi với người khác.
Thứ tư, tự học không chỉ giúp cho sinh
viên tích luỹ được vốn tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, mà trong quá trình độc lập giải quyết
các nhiệm vụ học tập, các thao tác trí tuệ
của sinh viên cũng trở nên thành thạo,
vững chắc. Sinh viên không ngừng phát
huy tính tích cực nhận thức, tự mình rèn
luyện các thao tác trí tuệ, dần dần hình
thành các phẩm chất hoạt động trí tuệ cần
thiết như: tính định hướng, tính bề rộng,
tính chiều sâu, tính linh hoạt, tính mềm
dẻo, tính phê phán, tính khái quát.
Thứ năm, tự học còn giúp cho sinh
viên hình thành niềm tin khoa học, rèn
luyện ý chí phấn đấu, tính kiên trì, óc phê
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
98
phán, bồi dưỡng hứng thú khoa học, lòng
say mê nghiên cứu tìm tòi, khám phá khoa
học và những phẩm chất nhân cách khác.
Tự học là con đường tự khẳng định mình,
là con đường thành đạt của những ai muốn
vươn lên tầm cao trí tuệ của nhân loại trong
thời đại thông tin như hiện nay.
2.3. Bản chất của việc tự học
Bản chất của tự học là quá trình độc
lập và tự nguyện học tập, chiếm lĩnh tri
thức của chủ thể.
* Tính chất độc lập của việc học
trong quá trình tự học được thể hiện:
Thứ nhất, tính độc lập của mục đích
và giá trị học vấn mong muốn, tức là học
cái gì và học để làm gì là do người học
quyết định.
Thứ hai, độc lập về mặt quản lí từ kế
hoạch, cách thức, thời gian, không gian và
các điều kiện khác, tức là không có ai khác
trực tiếp quản lí, mà do người học tự quản lí.
Thứ ba, độc lập của cách thức học tập
(kĩ năng và phương pháp học tập), tức là
học như thế nào là do người học lựa chọn.
Thứ tư, độc lập của phương tiện và
môi trường học tập, tức là học ở bất cứ
đâu, bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cái gì
thấy chấp nhận được là do người học
phán xét.
* Tính tự nguyện của người học có
thể thấy được qua những yếu tố sau:
Thứ nhất, tác động của động cơ học
tập cá nhân, tức là vì cái gì hay vì ai mà
học là do người học giác ngộ, không do ai
xui khiến.
Thứ hai, thái độ thiện chí và tính sẵn
sàng cao với việc học của mình.
Thứ ba, tình cảm mạnh mẽ và khát
vọng sáng tạo trong học tập.
Thứ tư, ý chí bền bỉ, không nản lòng
trước khó khăn khi học tập.
Thứ năm, tính chất tự nhiên của quá
trình học tập: linh hoạt, cơ động, trong
sáng, toàn tâm toàn ý, thậm chí là vui vẻ
sảng khoái trong học tập, không bị áp lực
ngay cả khi việc học rất vất vả, năng nhọc.
3. Thực trạng tự học của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn hiện nay
Trường Đại học Sài Gòn là trường đào
tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, từ trình
độ cao đẳng, đại học và đào tạo sau đại
học. Đến nay, trường Đại học Sài Gòn đã
được Bộ Giáo dục đào tạo cho phép đào
tạo 10 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 02
chuyên ngành trình độ tiến sĩ. Đội ngũ
giảng viên có trình độ sau đại học tăng
nhanh, đạt trên 73%, đến 02/2019, trường
có 328 thạc sĩ, 140 tiến sĩ và 15 phó giáo
sư, trong đó, đội ngũ giảng viên trẻ (dưới
40 tuổi) chiếm 40%.
Mục đích của nghiên cứu là xây dựng
bức tranh về tự học của sinh viên và đề ra
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo ở Trường Đại học Sài Gòn.
Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp
thông qua điều tra 384 sinh viên của 4 khóa
15, 16, 17, 18 và 107 giảng viên (ở các
khoa), cán bộ quản lý ở Phòng Công tác
HSSV đang công tác, giảng dạy tại trường
Đại học Sài Gòn.
Cỡ mẫu điều tra sinh viên được xác
định theo công thức của Taro Yamane. Do
số lượng sinh viên trường ĐHSG lớn hơn
5000 người nên tác giả sử dụng công thức
tính cỡ mẫu tối thiểu là lớn nhất với p = q
= 0,5.
n = 0,5 x (1 – 0,5) (
z
)2 = 0,25 x (
z
)2
z = giá trị phân phối tương ứng với độ
tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá
trị z là 1,96)
NGUYỄN ĐÌNH BÌNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
99
Kết quả thu được về tình hình tự học
của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
như sau:
Thứ nhất, sinh viên trường Đại học Sài
Gòn đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của hoạt động tự học đối với quá
trình chiếm lĩnh tri thức của người học. Hầu
hết sinh viên đánh giá cao vai trò của tự
học, với 161 ý kiến cho rằng tự học có vai
trò rất quan trọng, chiếm 42% và 188 ý kiến
cho rằng tự học có vai trò quan trọng trong
giáo dục đại học, chiếm 49%. Đây là vấn đề
đầu tiên, cơ bản trong quá trình làm chuyển
biến hoạt động tự học của sinh viên bởi quá
trình tự học chỉ thực sự diễn ra và mang lại
kết quả khi chủ thể của quá trình nhận thức
tự nhận thức được vai trò của quá trình tự
học để tự mình xây dựng các kế hoạch và
tiến hành tự học có hiệu quả. Tổng hợp kết
quả, chúng tôi có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Nhận thức của sinh viên về vai trò của tự học
Thứ hai, thời gian dành cho tự học
của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
chưa nhiều. Trong số 384 sinh viên được
hỏi, có 17 ý kiến, chiếm 4,4% không dành
phút nào cho việc tự học của mình. Sinh
viên lên lớp chỉ để học những gì đã được
giảng viên cung cấp, người thầy vẫn giữ
vị trí độc tôn và đóng vai trò quyết định
trong việc truyền thụ tri thức. Ngay cả
những em được xem là đã có ý thức trong
việc tự học, tự chiếm lĩnh tri thức thì thời
gian mà các em dành cho việc tự học của
mình cũng là một dấu hỏi lớn. Trong số
những sinh viên được hỏi, có đến 96 ý
kiến, chiếm 25% dành khoảng 30 phút
mỗi ngày cho việc tự học. Thực tế cho
thấy, 30 phút là khoảng thời gian chưa đủ
để sinh viên suy nghĩ phải học môn gì,
học nội dung nào, với những tài liệu nào
chứ đừng nói gì đến việc tự học có hiệu
quả. Chưa kể đến, trong khoảng 30 phút
đó, người học còn bị chi phối bởi các tác
động từ mạng xã hội và những sức ỳ từ
chính bản thân mình. Phần lớn sinh viên
dành khoảng một giờ mỗi ngày cho việc
tự học của mình, với 138 ý kiến, chiếm
35,9%, trong khi chỉ có 10 sinh viên,
chiếm 2,6% dành trên 4 giờ mỗi ngày cho
việc tự học của mình. Tổng hợp lại, chúng
tôi có biểu đồ dưới đây:
)2 = 384 = 0,25 (
1,96
0,05
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
100
Biểu đồ 2: Lượng thời gian tự học của sinh viên trung bình trong ngày
Thứ ba, tỷ lệ sinh viên tiếp cận thư
viện và trung tâm học liệu chưa nhiều và
chưa tự giác. Phần lớn sinh viên trường
Đại học Sài Gòn chỉ đến thư viện, trung
tâm lưu trữ, trung tâm học liệu khi có
yêu cầu của giảng viên, với 143 ý kiến,
chiếm 37%. Kết quả được trình bày ở
biểu đồ 3.
Biểu đồ 3: Sự tiếp cận của sinh viên đối với thư viện, trung tâm lưu trữ,
trung tâm học liệu phục vụ cho hoạt động tự học
Mức độ sẵn sàng và thường xuyên tiếp
cận thư viện, các trung tâm học liệu của
sinh viên là cơ sở phản ánh xác thực mức
độ tự học, tự tìm tòi của sinh viên ở trường
đại học. Thư viện không chỉ lưu giữ nhiều
tri thức có giá trị của nhân loại mà nơi đây
còn tạo ra một môi trường tương tác, lan
tỏa cho người học trong quá trình sinh viên
tìm kiếm, lĩnh hội và làm giàu tri thức của
mình. Tuy nhiên, trong số sinh viên được
NGUYỄN ĐÌNH BÌNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
101
hỏi, chỉ có 5% sinh viên thường xuyên đến
đây để tham khảo tài liệu, 28% sinh viên
thỉnh thoảng đến thư viện khi phải làm các
bài tập, dự án mà không thể tìm kiếm tài
liệu ở trên các kênh khác. Điều ngạc nhiên
với những người làm công tác giáo dục là
có đến 113 ý kiến, chiếm 30% cho rằng
chưa bao giờ đến những thư viện và trung
tâm học liệu. Điều đáng nói hơn là ở chỗ,
trong số 113 ý kiến thì có đến 38% là sinh
viên năm thứ ba, 29,7% là sinh viên cuối
khóa (năm thứ tư).
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động tự học của sinh viên trường ĐHSG
Trên cơ sở thang đo likert (5 mức độ
tác động rất mạnh 4,21-5; tác động mạnh
3.41-4.20, trung bình 2.61-3.40, không tác
động 1.81-2.60, rất không tác động 1-1.8),
tác giả xác định được hoạt động tự học của
sinh viên trường Đại học Sài Gòn chịu tác
động của các nhân tố chủ quan và khách
quan. Trong đó nhân tố chủ quan như:
động cơ, tinh thần, thái độ học tập của sinh
viên có sự tác động mạnh mẽ nhất khi cho
giá trị trung bình (mean) 4.24 và độ lệch
chuẩn khá thấp 0,845. Kết quả này chứng
tỏ rằng, quá trình tự học của sinh viên phải
được xuất phát từ nhu cầu của bản thân
người học, từ động cơ học tập để vươn lên
chiếm lĩnh tri thức chứ không dừng lại ở
việc học để thi, học để làm vui lòng cha
mẹ. Việc xác định động cơ học tập đúng
đắn kết hợp với các phương pháp học tập
phù hợp là chìa khóa để làm cho quá trình
tự học của sinh viên đạt hiệu quả. Kết quả
được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Đánh giá của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tự học của
sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Các nhân tố Số
lượng
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thứ bậc
Môi trường tự học 384 3.72 .973 10
Cơ sở vật chất 384 3.93 .933 8
Phương pháp giảng dạy của giảng viên 384 3.94 .898 7
Sự hướng dẫn và yêu cầu của giảng viên 384 4.01 .953 3
Nội dung, PP thi, kiểm tra, đánh giá 384 4.01 .814 2
Nội dung môn học 384 3.98 .901 5
Quy định chuẩn đầu ra 384 3.83 .985 9
Động cơ, tinh thần, thái độ học tập của sinh
viên
384 4.24 .845 1
Mạng xã hội 384 3.98 .968 6
Cơ hội việc làm sau khi ra trường 384 3.99 .866 4
Sự hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội 384 3.60 1.058 12
Cố vấn học tập 384 3.62 1.075 11
(Kết quả điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS của tác giả)
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
102
Xếp thứ hai trong số các nhân tố tác
động đến quá trình tự học của sinh viên
được sinh viên đánh giá là nội dung thi,
kiểm tra, đánh giá khi cho giá trị trung bình
(mean) lần lượt là 4,01 và độ lệch chuẩn
tương ứng là 0,814. Thực tế cũng cho thấy
nội dung thi như thế nào thì cách học của
sinh viên sẽ như thế đó. Nếu nội dung thi
yêu cầu sinh viên vận dụng kiến thức vào
giải quyết các tình huống và các vấn đề
trong thực tiễn thì cách học của sinh viên là
sự tìm tòi, sáng tạo, tự giác và phải được
tiến hành trên cả một quá trình dài. Ngược
lại, việc thi chỉ yêu cầu sinh viên tái hiện
lại nội dung bài học hoặc chép lại những gì
có trong sách giáo khoa thì sinh viên sẽ học
theo hướng học thuộc khi kỳ thi sắp đến,
thậm chí chỉ cần chuẩn bị đủ tài liệu để
chép.
Nhân tố tiếp theo tác động đến hoạt
động tự học của sinh viên là sự hướng dẫn
của giảng viên trong quá trình giảng dạy
trên lớp, những yêu cầu mà giảng viên đặt
ra là một động lực lớn kích thích tinh thần
tự học của sinh viên khi cho giá trị trung
bình 4.01 và độ lệch chuẩn 0,953. Cơ hội
việc làm sau khi ra trường được sinh viên
đánh giá là nhân tố ảnh hưởng thứ tư đến
tinh thần, thái độ tự học của mình khi cho
giá trị trung bình 3,99 và độ lệch chuẩn
0,866. Nội dung môn học là nhân tố ảnh
hưởng khá lớn đến thái độ tự học của sinh
viên khi cho giá trị trung bình 3,98 và độ
lệch chuẩn 0,901. Sinh viên cho rằng, các
môn chuyên ngành, các môn có nội dung
thiết thực với ngành nghề của các em
thường kích thích sinh viên có khả năng tự
học cao hơn, ngược lại các môn đại
cương, các môn lý thuyết có tính hàn lâm,
các môn có nội dung xa với kiến thức
chuyên ngành mà các em chưa thể đối
chiếu việc thực tiễn cuộc sống thường
không kích thích các em hăng hái học tập
(xem bảng 4).
5. Giải pháp nâng cao hoạt động tự
học cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn
5.1. Nhóm các giải pháp đối với sinh viên
Thứ nhất, tăng cường nhận thức về
vai trò của tự học
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tự
học, vấn đề đầu tiên và không kém phần
quan trọng là nhận thức của chủ thể về hoạt
động tự học. Sinh viên phải nâng cao nhận
thức của mình về vị trí, vai trò của hoạt
động tự học đối với việc chiếm lĩnh tri thức
và hình thành kỹ năng.
Sinh viên phải tự tạo ra động lực cho
mình về hoạt động tự học và phải luôn xác
định được rằng, tự học là một quá trình gắn
liền với sự tự giác xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện của bản thân mà không cần
đến một tác động nào từ bên ngoài. Bản
thân phải xác định được rằng, tự học trở
thành nhu cầu của bản thân và chỉ có tự
học và thông qua tự học bài bản thì chúng
ta mới chiếm lĩnh được tri thức, mới biến
tri thức của nhân loại thành cái vốn có của
mỗi cá nhân. Nhận thức đúng về vai trò, vị
trí của tự học cũng là chìa khóa để mỗi cá
nhân từ bỏ được các tâm thế trông chờ, ỷ
lại và phục tùng tuyệt đối vào các kiến thức
trên mạng xã hội, hướng hành vi và thái độ
của mình vào việc tự học, tự rèn luyện
không ngừng nghỉ.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch tự học
Để hoạt động tự học có hiệu quả, chỉ
dừng lại ở nhận thức thôi là chưa đủ. Từ
nhận thức, sinh viên phải xây dựng được
kế hoạch tự học phù hợp, thiết thực. Thực
tế cho thấy, trong quá trình đào tạo, không
ít sinh viên nhận thức được vị trí, vai trò
của quá trình tự học và đã rất cố gắng để
NGUYỄN ĐÌNH BÌNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
103
đưa hoạt động tự học của mình vào nề nếp
nhưng hiệu quả chưa cao do chưa có kế
hoạch tự học phù hợp. Kế hoạch tự học cần
xác định rõ mục tiêu cần đạt được, các ưu
tiên, quá trình, nội dung thực hiện và kiểm
tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch.
Thứ ba, tự trang bị các kiến thức tự học
Một thực tế cho thấy, hiện nay ở Việt
Nam việc bồi dưỡng kỹ năng tự học vẫn
chưa được triển khai đồng bộ. Đa phần các
trường, các giảng viên thực hiện rèn kỹ
năng tự học cho sinh viên thông qua việc
lồng ghép vào các nội dung bài học, các
buổi nói chuyện, các hoạt động sinh hoạt
câu lạc bộ, nhóm. Vì vậy, sinh viên cần
tích cực, chủ động tham gia các hoạt động
ở các lớp, các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng của thành Đoàn thành phố Hồ Chí
Minh và các câu lạc bộ thanh niên. Trong
quá trình tự trang bị các kỹ năng tự học,
ngoài nhận thức, kế hoạch, sinh viên cần
phải có ý chí quyết tâm để thực hiện thành
công các thao tác, các bài học để tự trao
dồi cho mình những kỹ năng thiết yếu phục
vụ cho quá trình tự học.
5.2. Nhóm các giải pháp đối với
giảng viên
Thứ nhất, đổi mới phương pháp pháp
dạy học theo hướng kích thích khả năng
tự học của sinh viên
Để kích thích hoạt động tự học của
sinh viên, trong thiết kế bài giảng của
mình, giảng viên phải chuyển trọng tâm bài
học vào sinh viên, giảng viên chỉ đóng vai
trò là người định hướng, chỉ dẫn còn sinh
viên đóng vai trò là chủ thể đi tìm kiếm tri
thức, kỹ năng. Giảng viên phải thường
xuyên giao việc cho sinh viên, yêu cầu sinh
viên thực hiện gắn liền với việc kiểm tra,
giám sát và có khen thưởng, kỷ luật kịp
thời. Thường xuyên hướng dẫn sinh viên
cách thức tự làm việc, tự chiếm lĩnh tri
thức và khả năng lãnh đạo nhóm để đạt
được các mục tiêu đề ra. Trong quá trình
giám sát, giảng viên có thể hỗ trợ sinh viên
bằng các biện pháp như chỉ ra cho sinh
viên nguồn tài liệu để thực hiện các yêu
cầu, mục tiêu bài học.
Thứ hai, động viên, hướng dẫn kỹ
năng tự học cho sinh viên
Giảng viên nên dành một lượng thời
gian vừa đủ ở tuần đầu tiên của môn học để
chỉ rõ cho sinh viên về vai trò của tự học
đối với việc chiếm lĩnh tri thức. Đặt ra
những yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt
được đối với môn học do mình phụ trách
thông qua con đường tự học, tự giáo dục.
Giảng viên dành thời gian để huấn luyện
cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về đọc
sách, tra cứu tài liệu, kỹ năng nghe giảng
kết hợp với ghi chép, kỹ năng làm việc
nhóm và lãnh đạo nhóm để tập hợp ý kiến
của tập thể về các chủ đề thảo luận, đồng
thời tạo tâm lý gần gũi, thấu hiểu, quan tâm
đối với sinh viên.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, đánh
giá kỹ năng tự học của sinh viên
Ngoài việc tự đánh giá của sinh viên,
giảng viên phải thường xuyên đánh giá
việc tự học của sinh viên để thường xuyên
tạo ra một áp lực nhất định cho sinh viên,
buộc sinh viên phải làm việc, tránh tư
tưởng chây ỳ, đặc biệt là khi sinh viên mới
bắt đầu làm quen với quá trình tự học.
Sau mỗi bài học, chương học và buổi
học, giảng viên cần có kế hoạch kiểm tra,
đánh giá kết quả tự học của sinh viên. Kết
quả đánh giá phải được thể hiện bằng các
cột điểm đánh giá môn học, công khai cho
sinh viên và chỉ ra cho sinh viên biết được
lý do đạt được hoặc chưa đạt được, cần
phải khắc phục những điểm yếu gì.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
104
5.3. Nhóm các giải pháp đối với nhà trường
Thứ nhất, xây dựng khu tự học và
trang bị các cơ sở vật chất phục vụ cho
khu tự học của sinh viên
Đầu tư xây dựng khu tự học khang
trang và trang bị các cơ sở vật chất phục vụ
cho việc tự học của sinh viên là rất cần
thiết trong bối cảnh đổi mới chương trình
đào tạo theo hướng phát triển năng lực hiện
nay. Việc bố trí các khu tự học cũng phải
đảm bảo tính khoa học, thiết thực tùy theo
nhu cầu của sinh viên theo các tiêu chí: khu
tự học cần sự yên tĩnh để phát huy sự suy
nghĩ, sáng tạo của sinh viên; có những khu
tự học để sinh viên hoạt động nhóm, trao
đổi những thông tin liên quan đến bài học,
thậm chí cần có những khu để sinh viên
thư giản, giải trí nhằm giảm bớt những
căng thẳng.
Cùng với việc xây dựng các khu tự
học, nhà trường cần trang bị đầy đủ bàn
ghế, hệ thống quạt, wifi, hệ thống máy tính
kết nối internet, hệ thống thư viện điện tử,
ebook và các sách, tài liệu để sinh viên có
thể thuận tiện trong việc truy cập và tra
cứu, tham khảo tri thức.
Thứ hai, xây dựng thư viện hiện đại
Nhà trường cần trang bị hệ thống thư
viện hiện đại với bộ giữ liệu phong phú, đa
dạng, dễ truy cập, thường xuyên cập nhật
những tài liệu mới là chìa khóa để kích
thích hoạt động tự học của sinh viên, lôi
cuốn sinh viên đến với tri thức.
Nhà trường cần chỉ đạo thư viện mời
giảng viên, chuyên gia mở các lớp huấn
luận kỹ năng tự học ngay tại thư viện để
thông qua đó tuyên truyền, giới thiệu
những cơ sở vật chất, tiện nghi, tài liệu có
liên quan đã được trang bị và cập nhật đến
toàn thể sinh viên nhằm từng bước thu hút
sinh viên đến truy cập tài liệu và tự học ở
thư viện ngày càng nhiều.
Thứ ba, đổi mới chương trình đào tạo
theo hướng giảm thời gian giảng dạy lý
thuyết tăng thời gian tự học và thực hành
Nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất
để giảng viên thay đổi cách thức giảng dạy
của mình, chính là chương trình khung đào
tạo của nhà trường. Sự thay đổi từ chương
trình khung đào tạo, bắt buộc phải thay đổi
trong đề cương chi tiết và kéo theo kế
hoạch giảng dạy của giảng viên cũng thay
đổi. Vì vậy, nhà trường cần chỉ đạo các
khoa, bộ môn xây dựng lại toàn bộ chương
trình đào tạo các ngành theo hướng giảm
bớt thời lượng các học phần lý thuyết hàn
lâm, tăng thời lượng cho các học phần
thực hành, các học phần rèn kỹ năng cho
sinh viên.
Thứ tư, xây dựng giáo trình và đổi
mới hình thức thi theo hướng kích thích
khả năng tự học
Nhà trường cần thống nhất trong chỉ
đạo việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham
khảo thống nhất trong toàn trường về các
nội dung giảng dạy trên lớp, các nội dung
tự học và các nguồn tài liệu tham khảo để
thực hiện các nội dung tự học đó. Giáo
trình cũng cần thể hiện rõ những câu hỏi ôn
tập, kiểm tra theo hướng yêu cầu sinh viên
tự học là chủ yếu. Những yêu cầu trong
giáo trình là căn cứ cơ bản để sinh viên học
tập và cũng là cơ sở quan trọng để giảng
viên đánh giá việc tự học của sinh viên.
5.4. Nhóm giải pháp đối với các tổ
chức đoàn thể sinh viên
Thứ nhất, thường xuyên mở các lớp
rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên
Một trong những hạn chế lớn nhất của
sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất là
những kỹ năng tự học. Hầu hết sinh viên đã
nhận thức được vị trí, vai trò của việc tự
NGUYỄN ĐÌNH BÌNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
105
học, các em đã cố gắng thực hiện tự học
nhưng do chưa có kỹ năng nên không biết
bắt đầu từ đâu nên hiệu quả chưa cao. Vì
vậy, việc mở các lớp rèn kỹ năng tự học
cho sinh viên là vấn đề thiết yếu.
Thứ hai, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ
học thuật, câu lạc bộ kỹ năng
Các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ kỹ
năng là môi trường để sinh viên mở rộng
các kiến thức chuyên môn lẫn các kiến
thức xã hội, đồng thời rèn luyện các kỹ
năng mềm như: tổ chức, lãnh đạo, hợp tác
nhóm, giải quyết vấn đề. Tham gia tích cực
các hoạt động của câu lạc bộ là một cách
cơ bản để sinh viên giao lưu, học hỏi
những kiến thức, kỹ năng ngoài lớp học,
tạo cho sinh viên tự tin hơn trước đám
đông, mạnh dạn triển khai ý tưởng, suy
nghĩ của mình cho thầy/cô và bạn bè.
6. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình
tự học của sinh viên trường Đại học Sài
Gòn hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ
nhận thức về vị trí, vai trò của quá trình tự
học. Nếu xét về thái độ và hành vi thì tình
hình tự học của sinh viên trường Đại học
Sài Gòn chưa cao. Biểu hiện bằng việc thời
gian dành cho việc tự học chưa nhiều, các
phương pháp tự học chưa hiệu quả và chưa
tận dụng hết các nguồn lực của nhà trường
như thư viện, trung tâm lưu trữ để phục vụ
cho việc tự học.
Thay đổi cách thức tự học của sinh
viên là cả một quá trình với sự tác động
của nhiều nhân tố. Tuy nhiên, yếu tố đầu
tiên, quyết định đến quá trình tự học của
sinh viên là động cơ, thái độ và năng lực
của chủ thể người học. Vì vậy, các giải
pháp phải hướng vào chủ thể người học,
những tác động từ giảng viên, nhà trường
và các tổ chức đoàn thể xã hội phải tạo
được động cơ tích cực cho người học, làm
cho người học tự giác, chủ động chiếm lĩnh
tri thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Luật Giáo dục 2010. Hà Nội: NXB Quốc Gia, tr. 26.
Đặng Xuân Hải. (2013), Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Hà Nội: NXB
Bách Khoa, tr. 43-79.
Trần Thị Minh Hằng. (2011). Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên Sư
phạm. NXB Giáo dục, tr. 113-127.
Bùi Hiện, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển Giáo dục
học. NXB Từ điển Bách khoa, tr. 67-80.
Rubankin N.A. (2002). Tự học như thế nào, TP.HCM: NXB Trẻ, tr. 42-69.
Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm. (1998). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo dục, tr. 36-
114.
Nguyễn Cảnh Toàn. (1998). Quá trình dạy- tự học. NXB Giáo dục, tr. 38-44.
Ngày nhận bài: 08/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59_1537_2214964.pdf