Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Vicem Tam Điệp - Ninh Bình: 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
QUẢN LÝ - KINH TẾ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
KHAI THÁC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT
XI MĂNG Ở VICEM TAM ĐIỆP - NINH BÌNH
SOLUTION TO ENHANCE THE EFFECTIVE MANAGEMENT OF MATERIAL
EXPLOITATION FOR PRODUCING CEMENT IN VICEM TAM DIEP-NINH BINH
TS.Chu Thị Hồng Hải
Phạm Văn Phương,
Tóm tắt:
Tài nguyên thiên nhiên là những vật phẩm của tự nhiên, con người có thể khai thác,
chế biến, sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình. Nhưng đến nay, tài nguyên
thiên nhiên ngày một khan hiếm và cạn kiệt thì vấn đề khai thác khoáng sản thực sự phải
tính đến tiết kiệm và hiệu quả gắn với khả năng tái tạo là một thách thức lớn đối với VICEM
Tam Điệp hiện nay. Song hành với khó khăn trên, công ty TNHH MTV xi măng VICEM Tam
Điệp còn phải đối mặt trước xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường xi măng
trong và ngoài nước đòi hỏi phải giảm các chi phí. Yêu cầu bức thiết đối với công ty là phải
nâng cao được hiệu quả...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Vicem Tam Điệp - Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
QUẢN LÝ - KINH TẾ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
KHAI THÁC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT
XI MĂNG Ở VICEM TAM ĐIỆP - NINH BÌNH
SOLUTION TO ENHANCE THE EFFECTIVE MANAGEMENT OF MATERIAL
EXPLOITATION FOR PRODUCING CEMENT IN VICEM TAM DIEP-NINH BINH
TS.Chu Thị Hồng Hải
Phạm Văn Phương,
Tóm tắt:
Tài nguyên thiên nhiên là những vật phẩm của tự nhiên, con người có thể khai thác,
chế biến, sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình. Nhưng đến nay, tài nguyên
thiên nhiên ngày một khan hiếm và cạn kiệt thì vấn đề khai thác khoáng sản thực sự phải
tính đến tiết kiệm và hiệu quả gắn với khả năng tái tạo là một thách thức lớn đối với VICEM
Tam Điệp hiện nay. Song hành với khó khăn trên, công ty TNHH MTV xi măng VICEM Tam
Điệp còn phải đối mặt trước xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường xi măng
trong và ngoài nước đòi hỏi phải giảm các chi phí. Yêu cầu bức thiết đối với công ty là phải
nâng cao được hiệu quả quản lý khai thác nguyên vật liệu sản xuất xi măng theo hướng
gắn với khả năng tái tạo nhằm giảm chi phí sản phẩm.
Từ khóa : nguyên liệu sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, khả năng tái tạo, Xi
măng.
ABSTRACT
Natural resources are the nature products, that human can exploit, process, use for
the living purpose and their development. However, the natural resource is day by day
getting deficiency and become exhausted that the exploitation of recource must consider
the saving as well as effectiveness together with the regeneration possibility, this now is a
great challenge to Vicem Tam Diep. Apart from the above-mentioned difficulty, Vicem Tam
Diep Cement one member company limited is also facing with a great competion trend on
domestic and foreign cement markets that require an abridgment of expenses. The most
urgent requirement to the company is to increase the management of material exploitation
effectively for producing cement in the regeneration possibility trend in order to reduce
the product cost.
Keywords:Material for producing cement, deposit exploitation, regeneration possibility,
cement
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 10/01/2018
Ngày phản biện đánh giá: 25/02/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
33TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Đá vôi và đất sét là hai nguyên liệu chính để sản xuất xi măng nhưng trong những năm tới
nhu cầu nguyên liệu này ngày một cao. Theo kế hoạch chiến lược của VICEM Tam Điệp đến
năm 2020 nhu cầu xi măng cần sản xuất là 2,0 triệu tấn,đến năm 2025 là 2,5 triệu . Như vậy để
đáp ứng mức độ phát triển này thì yêu cầu nguồn nguyên liệu đá vôi và đất sét cũng tăng lên
nhiều lần so với hiện tại, nhưng hiện nay nguồn khai thác các nguyên liệu này đang dần trở lên
khan hiếm và cạn dần. Thêm nữa, những loại nguyên liệu này lại không thể tái tạo được. Vậy
để có đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng được trong tương lai thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản
lý của VICEM Tam Điệp hiện nay là cần kịp thời áp dụng mọi biện pháp để nâng cao hệ số sử
dụng nguyên liệu, tận thu tối đa tài nguyên, sử dụng hợp lý tài nguyên vào từng mục đích cụ thể
theo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác toàn diện nguyên vật liệu sản xuất
Xi măng của công ty.
2.THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT
VICEM Tam Điệp khai thác nguyện vật liệu sản xuất xi măng 100% ở mỏ đá vôi Hang Nước
và mỏ sét Quyền cây. Có thể nói, thực tế khai thác nguyên vật liệu của VICEM Tam Điệp chính
là thực tế khai thác tại 02 mỏ này.
Thực trạng khai thác
Mỏ đã vôi Hang nước là nơi khai thác nguyên vật liệu chủ yếu là Đá vôi. Mỏ đi vào hoạt động
khai thác từ năm 2005 theo Giấy phép khai thác mỏ số 633/GP-BTNMT ngày 28/5/2004 của Bộ
Tài nguyên và môi trường. Mỏ gồm có 02 khu khai thác khu khai thác:
- Khu khai thác số 1: có đỉnh Đ/No-l đã tạm dừng khai thác từ năm 2009 do xuất hiện hàm
lượng MgO cao, không phù hợp cho sản xuất clinker; đỉnh Đ/No-2: Khai thác theo lớp xiên, đá
vôi được xúc chuyển, tập kết xuống các bãi xúc số 2 và bãi xúc phụ, đến cao độ +140m sẽ tổ
chức khai thác theo lớp bằng, bốc xúc trực tiếp.
- Khu khai thác số 2: Đỉnh Đ/No-4C & Đ/No-4D khai thác theo lớp xiên hoặc lớp bằng xúc
chuyển đá tập kết tại các bãi xúc dưới chân núi; Đỉnh Đ/N0-5A & Đ/No-5B cao độ +170 m trở
lên áp dụng hệ thống khai thác theo lớp xiên, quăng tải đá từ trên mặt tầng khai thác xuống tập
kết tại các bãi xúc dưới chân núi, cao độ +170m trở xuống khai thác theo phương pháp lớp bằng,
xúc bốc vận tải trực tiếp đối với khu vực các đỉnh Đ/No-5A, Đ/No-5B và Đ/No-6. Hiện tại đang
bốc xúc trực tiếp tại bãi xúc 4 (đỉnh Đ/No-5A), tuy nhiên khối lượng đạt được không cao (khoảng
10%).
- Trữ lượng khai thác đá vôi thực tế theo các năm và dự kiến đến năm 2020:
2.THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT
VICEM Tam Điệp khai thác nguyện vật liệu sản xuất xi măng 100% ở mỏ đá vôi Hang
Nước và mỏ sét Quyền cây. Có thể nói, thực tế khai thác nguyên vật liệu của VICEM Tam Điệp
chính là thực tế khai thác tại 02 mỏ này.
Thực trạng khai thác
Mỏ đã vôi Hang nước là nơi khai thác nguyên vật liệu chủ yếu là Đá vôi. Mỏ đi vào hoạt
động khai thác từ năm 2005 theo Giấy phép khai thác mỏ số 633/GP-BTNMT ngày 28/5/2004
của Bộ Tài nguyên và môi trường. Mỏ gồm có 02 khu khai thác khu khai thác:
‒ Khu khai thác số 1: có đỉnh Đ/N°-l đã tạm dừng khai thác từ năm 2009 do xuất hiện hàm
lượng MgO cao, không phù hợp cho sản xuất clinker; đỉnh Đ/N°-2: Khai thác theo lớp xiên,
đá vôi được xúc chuyển, tập kết xuống các bãi xúc số 2 và bãi xúc phụ, đến cao độ +140m sẽ
tổ chức khai thác theo lớp bằng, bốc xúc trực tiếp.
‒ Khu khai thác số 2: Đỉnh Đ/N°-4C & Đ/N°-4D khai thác theo lớp xiên hoặc lớp bằng xúc
chuyển đá tập kết tại các bãi xúc dưới chân núi; Đỉnh Đ/N0-5A & Đ/N°-5B cao độ +170 m
trở lên áp dụng hệ thống khai thác theo lớp xiên, quăng tải đá từ trên mặt tầng khai thác
xuống tập kết tại các bãi xúc dưới chân núi, cao độ +170m trở xuống khai thác theo phương
pháp lớp bằng, xúc bốc vận tải trực tiếp đối với khu vực các đỉnh Đ/N° A, Đ/N°-5B và Đ/N°-
6. Hiện tại đang bốc xúc trực tiếp tại bãi xúc 4 (đỉnh Đ/N°-5A), tuy nhiên khối lượng đạt được
không cao (khoảng 10%).
‒ Trữ lượng khai thác đá vôi thực tế theo các năm và dự kiến đến năm 2020:
Năm Trữ lượng khai thác thực tế(tấn) Trữ lượng khai thác dự kiến(tấn)
2015 1.658.895 1.700.000
2016 1.679.476 1.750.000
2017 1.773.482 1.800.000
2020 \ 2.000.000
Nguồn: Công ty VICEM Tam Điệp cung cấp
Mỏ sét Quyền Cây được khai thác theo giấy phép khai thác số 1666/GP-ĐCKS, ngày 23
tháng 7 năm 2001 để cung cấp nguyên liệu sét phục vụ cho Nhà máy xi măng Tam Điệp với công
suất cấp phép khai thác là 461.000 tấn/năm. Hiện trạng mỏ đến tháng 31/12/2017 Mỏ đang
được khai thác trên diện tích 56 ha (khai thác từ năm 2005) với: Trữ lượng đã khai thác:
4.272.827 tấn, trữ lượng còn lại toàn mỏ: 9.557.173 tấn.
‒ Trữ lượng khai thác đá sét thực tế theo các năm và dự kiến đến năm 2020:
Năm Trữ lượng khai thác thực tế(tấn) Trữ lượng khai thác dự kiến(tấn)
2015 337.341 350.000
2016 342.027 400.000
2017 377.066 450.000
2020 / 500.000
Nguồn: Công ty VICEM Tam Điệp cung cấp
Mỏ sét Quyền Cây được khai thác theo giấy phép khai thác số 1666/GP-ĐCKS, ngày 23
tháng 7 năm 2001 để cung cấp nguyên liệu sét phục vụ cho Nhà máy xi măng Tam Điệp với
công suất cấp phép khai thác là 461.000 tấn/năm. Hiện trạng mỏ đến tháng 31/12/2017 Mỏ
đang được khai thác trên diện tích 56 ha (khai thác từ năm 2005) với: Trữ lượng ã khai thác:
(1) Email: honghai.vie@ gmail.com; Điện thoại: 0913381027.
(2) Phó tổng giám đốc VICEM Tam Điệp-Ninh Bình
Email : phuongpv@vicemtamdiep.vn, Điện thoại: 0912157278
34 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
4.272.827 tấn, trữ lượng còn lại toàn mỏ: 9.557.173 tấn.
- Trữ lượng khai thác đá sét thực tế theo các năm và dự kiến đến năm 2020:
2.THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT
VICEM Tam Điệp khai thác nguyện vật liệu sản xuất xi măng 100% ở mỏ đá vôi Hang
Nước và mỏ sét Quyền cây. Có thể nói, thực tế khai thác nguyên vật liệu của VICEM Tam Điệp
chính là thực tế khai thác tại 02 mỏ này.
Thực trạng khai thác
Mỏ đã vôi Hang nước là nơi khai thác nguyên vật liệu chủ yếu là Đá vôi. Mỏ đi vào hoạt
động khai thác từ năm 2005 theo Giấy phép khai thác mỏ số 633/GP-BTNMT ngày 28/5/2004
của Bộ Tài nguyên và môi trường. Mỏ gồm có 02 khu khai thác khu khai thác:
‒ Khu khai thác số 1: có đỉnh Đ/N°-l đã tạm dừng khai thác từ năm 2009 do xuất hiện hàm
lượng MgO cao, không phù hợp cho sản xuất clinker; đỉnh Đ/N°-2: Khai thác theo lớp xiên,
đá vôi được xúc chuyển, tập kết xuống các bãi xúc số 2 và bãi xúc phụ, đến cao độ +140m sẽ
tổ chức khai thác theo lớp bằng, bốc xúc trực tiếp.
‒ Khu khai thác số 2: Đỉnh Đ/N°-4C & Đ/N°-4D khai thác theo lớp xiên hoặc lớp bằng xúc
chuyển đá tập kết tại các bãi xúc dưới chân núi; Đỉnh Đ/N0-5A & Đ/N°-5B cao độ +170 m
trở lên áp dụng hệ thống khai thác theo lớp xiên, quăng tải đá từ trên mặt tầng khai thác
xuống tập kết tại các bãi xúc dưới chân núi, cao độ +170m trở xuống khai thác theo phương
pháp lớp bằng, xúc bốc vận tải trực tiếp đối với khu vực các đỉnh Đ/N°-5A, Đ/N°-5B và Đ/N°-
6. Hiện tại đang bốc xúc trực tiếp tại bãi xúc 4 (đỉnh Đ/N°-5A), tuy nhiên khối lượng đạt được
không cao (khoảng 10%).
‒ Trữ lượng khai thác đá vôi thực tế theo các năm và dự kiến đến năm 2020:
Năm Trữ lượng khai thác thực tế(tấn) Trữ lượng khai thác dự kiến(tấn)
2015 1.658.895 1.700.000
2016 1.679.476 1.750.000
2017 1.773.482 1.800.000
2020 \ 2.000.000
Nguồn: Công ty VICEM Tam Điệp cung cấp
Mỏ sét Quyền Cây được khai thác theo giấy phép khai thác số 1666/GP-ĐCKS, ngày 23
tháng 7 năm 2001 để cung cấp nguyên liệu sét phục vụ cho Nhà máy xi măng Tam Điệp với công
suất cấp phép khai thác là 461.000 tấn/năm. Hiện trạng mỏ đến tháng 31/12/2017 Mỏ đang
được khai thác trên diện tích 56 ha (khai thác từ năm 2005) với: Trữ lượng đã khai thác:
4.272.827 tấn, trữ lượng còn lại toàn mỏ: 9.557.173 tấn.
‒ Trữ lượng khai thác đá sét thực tế theo các năm và dự kiến đến năm 2020:
Năm Trữ lượng khai thác thực tế(tấn) Trữ lượng khai thác dự kiến(tấn)
2015 337.341 350.000
2016 342.027 400.000
2017 377.066 450.000
2020 / 500.000
Nguồn: Công ty VICEM Tam Điệp cung cấp
Các công nghệ sử dụng
Áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên, cắt tầng theo lớp bằng kết hợp với lớp xiên xúc
chuyển tập kết tại các bãi xúc. Dùng máy xúc thủy lực xúc đá lên ô tô tự đổ vận chuyển về trạm
đập đá vôi. Đá vôi đập < 75mm, qua hệ thống băng tải vận chuyển vào kho của nhà máy xi măng
Tam Điệp theo các công đoạn: Khoan nổ mìn - Xúc chuyển (ủi chuyển) - Xúc bốc - Vận tải đá
vôi về trạm đập - Vận tải bằng băng tải về nhà máy.
Hệ thống khai thác
Mỏ đá vôi áp dụng hệ thống khai thác theo lớp bằng ủi chuyển hoặc lớp xiên xúc chuyển để
khai thác các tầng từ mức +170m trở lên. Đá vôi sau khi khoan nổ mìn được trung chuyển xuống
các bãi xúc ở xung quanh chân núi. Từ mức +170m trở xuống áp dụng linh hoạt g 2 hệ thống: Hệ
thống khai thác khấu theo lớp bàng vận tải trực tiếp, hệ thống khai thác khấu theo lớp bẳng, lớp
xiên ủi (xúc) chuyển. Việc áp dụng hệ thống khai thác hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí, địa hình
khu vực khai thác và năng lực của đơn vị khai thác.
Mỏ sét áp dụng hệ thống khai thác lớp xiên xúc chuyển ( từ cao độ cos +100 m trở lên), hệ
thống khai thác theo lóp bằng xúc trực tiếp ( từ cao độ +100 m trở xuống). Đối với sét phong hóa
xúc bốc trực tiếp, sét bán phong hóa sử dụng khoan nổ mìn làm tơi đất đá trước khi xúc bốc.
Công nghệ xúc bốc, san gạt
Sử dụng máy xúc thủy lực, kết hợp với máy gạt, gạt đá từ trên các diện khai thác trên đỉnh
núi xuống các bãi xúc dưới chân núi. Tại chân các bãi xúc, sử dụng máy xúc thủy lực xúc đá lên
ô tô vận chuyển đá vôi về trạm đập.
Công nghệ khoan nổ mìn
Mỏ Đá vôi sử dụng lỗ khoan có đường kính từ 103 ÷105mm khoan thẳng đứng với chiều sâu
8 ÷ 12m mạng tam giác đều từ 4 ÷ 7 hàng với phương pháp nổ vi sai qua hàng, qua lỗ, thuốc
nổ chủ yếu sử dụng là AnFo, TNT, nhũ tương và phụ kiện nổ. Kíp vi sai, dây nổ, mồi nổ.
Mỏ sét sử dụng lỗ khoan có đường kính từ 105mm với chiều sâu 10÷12m, mạng khoan 4,0
X 4,5m nổ vi sai qua hàng bằng dây nổ và kíp điện vi sai, thuốc nổ AnFo, nhũ tương...
Công nghệ vận tải
Về vận tải đá vôi thuê đơn vị ngoài khai thác và vận chuyển: Sử dụng ô tô tải trọng 25 tấn vận
chuyển đá vôi từ các bãi xúc dưới chân núi về trạm đập với cự ly vận chuyển trung bình 2,0 km.
Về vận tải sét, thuê đơn vị ngoài khai thác và vận chuyên: Sử dụng ô tô tải trọng 15 tấn vận
chuyển sét từ các diện khai thác về trạm đập với cự ly vận chuyển trung bình 3,2km.
Có thể nói, thực trạng quản lý và khi thác nguyện liệu sản xuất xi măng Tam Điệp như trên
đang gặp những hạn chế dưới đây:
35TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Thứ nhất, hạn chế tại khâu điều tra và thăm dò vùng nguyên liệu: Khâu này đã thực hiện
theo đúng của Bộ Tài nguyên Môi trường-Số 06/2006 QD-BTNMT. Tuy nhiên, khi áp dụng vào
thực tế, các quy định bố trí mạng lưới các công trình thăm dò còn cứng nhắc, chưa linh hoạt. Do
vậy, độ tin cậy của các kết quả khảo sát thăm dò chưa đủ và thiếu các dữ liệu phục vụ cho công
tác thiết kế khai thác mỏ và quản lý nguyên liệu thô mặc dù khâu này cơ bản sử dụng kết quả
đánh giá thăm dò quốc gia.
Thứ hai, việc loại bỏ các nguyên liệu có thể sử dụng được gây lãng phí vì nguyên liệu đó
không nằm trong thiết kế ban đầu: Hệ thống khai thác mỏ chủ yếu là khai thác theo lớp bằng,
mỏ được tiến hành khai thác lần lượt từ trên xuống dưới. Trong quá trình khai thác gặp đá phi
nguyên liệu, chúng được thải loại bỏ trực tiếp. Tại một số mỏ đá đã thải bỏ khoảng 5%-10% tổng
công suất sản phẩm khai thác mỏ, ví dụ như ở mỏ đá vôi, hàng năm phải thải từ 1,1 tới 2,0 triệu
tấn, nếu chi phí cho thải 1 tấn đá này khoảng 1,2 USD thì hằng năm phải trả chi phí lên đến 2,4
Triệu USD.
Thư ba, khó khăn cho việc kiểm soát quá trình hoạt động mỏ vì quản lý thông tin không tập
trung: Những thông tin, hồ sơ về nguồn nguyên liệu chủ yếu được lưu giữ bởi đơn vị khai thác,
đơn vị vận chuyển đó là những số liệu rời rạc, chưa mang tính hệ thống.
Thứ tư, bất cập trong việc sử dụng thiết bị khai thác: Vì nhiều công ty cùng tham gia hoạt
động khai thác trên mỏ nên các công ty đều phải mua sắm thiết bị gây hiện tượng lãng phí nguồn
lực này.
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất VLXD trong giai đoạn 10 năm tới 2011- 2020, VICEM, Tam
Điệp sẽ phải khai thác một khối lượng rất lớn nguyên liệu (gần 10 tỷ tấn). Do vậy, rất cần có giải
pháp đồng bộ chấn chỉnh, sắp xếp lại tổ chức quản lý sản xuất, khai thác khoáng sản, đổi mới
công nghệ thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác, chế biến đảm bảo sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế kỹ thuật cao, tiết kiệm được tài nguyên khoáng sản, bảo vệ được môi trường sinh
thái, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, hài hoà 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường,
phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Với vai trò của nhà quản lý và kinh nghiệm thực tế, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm đưa VICEM Tam Điệp đạt được mục đã đề ra. Cụ thể các
giải pháp như sau:
Cho phép đấu thầu khai thác mỏ, cấp phép cho chủ đầu tư thực sự có năng lực với đầy đủ
hồ sơ thiết kế khai thác, bảo vệ môi trường và thiết kế hoàn thổ; khai thác tận thu khoáng sản,
tiết kiệm tài nguyên.
Chế biến khoáng sản như:
Đối với các mỏ lộ thiên: áp dụng công nghệ khai thác cắt tầng, bắn mìn visai, nổ om, tiết
kiệm thuốc nổ, hệ số thu hồi đá cao, bảo đảm an toàn lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
Áp dụng công nghệ khai thác âm để tận thu nguyên liệu, bảo vệ môi trường tốt; Sử dụng công
nghệ khai thác khoan hầm (khoan giếng) để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sinh thái của mỏ; Sử dụng băng tải để vận chuyển nguyên liệu từ mỏ về kho chứa của nhà máy,
giảm thiểu vận tải bằng ô tô.
Đối với các mỏ đá ốp lát: không nên sử dụng phương pháp nổ mìn để khai thác mỏ, gây
rạn nứt bên trong của khối đá, hệ số thu hồi thấp. Khuyến khích khai thác bằng dây kim cương
đối với đá cẩm thạch, bằng tia lửa, bột nở, khoan nêm tách với đá granit.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trong khai thác cao lanh, fenspast, bóc
tách lớp kẹp, tuyến chọn nguyên liệu tinh, loại bỏ tạp chất làm giàu quặng khai thác loại I. Tăng
cường chế biến sâu, tiến tới không phải nhập khẩu cao lanh, fenspat để sản xuất sản phẩm cao
cấp.
Sử dụng nhà đầu tư khai thác chuyên nghiệp mang lại hiệu qua kinh tế hơn ôm đồm đầu
tư dàn trải gắn với nhà sản xuất xi măng, giúp nhà sản xuất xi măng tập trung vào nâng cao chất
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
lượng và thương hiệu của mình để sẵn sàng cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt là làm tốt hơn quản lý
nhà nước về khai thác khoáng sản và môi trường đối với nhà máy sản xuất xi măng, thực hiện
chuỗi kinh tế logicstic, tận dụng được nguồn lực dôi dư ngoài xã hội.
Để kiểm soát có hiệu quả nguồn nguyên liệu thô của doanh nghiệp và giảm tối đa những
rủi ro trong việc đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, yêu cầu bắt buộc trong mọi trường hợp là cần
phải hợp nhất tất cả số liệu và thông tin trong quá trình lập kế hoạch.
Ngày nay, với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 có rất nhiều công nghệ và phần
mềm có thể hỗ trợ cho ngành khai thác khoảng sản từ những khâu đầu tiên như thăm dò, thiết
kế đến những khâu cuối cùng như khai thác, vận chuyển, quản lý nhân sự dự đoán sơ lượng, trữ
lượng, ...như:
Phần mềm Surpac hiện đang được nhiều Công ty thăm dò và khai thác khoáng sản trên
thế giới sử dụng có hiệu quả trong việc đánh giá trữ lượng khoáng sản cũng như thiết kế khai
thác mỏ. Nhiều công ty thăm dò và khai thác khoáng sản ở các nước có nền công nghiệp khai
khoáng phát triển như Trung Quốc, Inđonesia, Ấn Độ, sử dụng phần mềm này.
VMG5.0 đã được tác giả Vũ Văn Đông – Giám đốc Công ty Địa chất Mỏ và các cộng sự
giới thiệu tại hội nghị APCOM2009 – Hội nghị về ứng dụng công nghệ Computer và các hoạt
động điều tra trong công nghiệp khoáng sản tại Vancouver- Canada. Phần mềm VMG5.0 cũng
đã được Cục Bản quyền Tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả năm 2009 và
cũng đã có nhiều công ty trong ngành khai thác sử dụng. Sản phẩm được đánh giá cao.
Schneider Electric là bộ phần mềm quản trị cho ngành Khai Thác Mỏ, Khoáng Sản và
Kim Loại. Bộ phần mềm mới phát hành có chức năng tối ưu hóa hoạt động khai thác mỏ, khoáng
sản, kim loại, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% năng lượng tiêu thụ.
Với phương hướng như trên, lãnh đạo VICEM Tam Điệp cần xen xét đầu tư về CNTT để
quản lý, đầu tư ban đầu có thể gặp khó khăn về kinh tế, nhân sự, ... nhưng lâu dài đây cũng là
một giải pháp cần phải triển khai càng sớm càng tốt.
4. KẾT LUẬN
Vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghệ xi măng sẽ trở nên khó khăn trong
một tương lai không xa. Việc quản lý cũng như sử dụng có hiệu quả và hợp lý nguồn nguyên liệu
là hết sức cần thiết. Nâng cao trình độ quản lý ngành, nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn,
quy hoạch thiết kế mỏ nguyên liệu, đơn vị khai thác và sử dụng nguyên liệu hợp lý là một trong
những công tác cần được chú trọng hàng đầu. Cơ quan quản lý nhà nước về ngành xi măng cần
phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan quản lý tài nguyên môi trường, văn hoá thông tin,
quốc phòng, giao thông để có quy hoạch chi tiết các mỏ nguyên liệu nhằm sử dụng triệt để và
đúng mục đích nguồn tài nguyên theo hướng tái tạo để vẫn giữ được cảnh quan, môi trường và
an ninh quốc gia.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật khoáng sản số 60/2010/QH12, ngày 17 tháng 11 năm 2010;
2. Báo cáo hàng năm của Viện VLXD,VICEM.
3. Nguyễn Thành Sơn (2015), Công nghiệp khai khoáng: thực trạng và nhu cầu cải cách.
Hội thảo khoa học: Quản trị nghành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu
cải cách. Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Liên minh Khoáng sản và Trung tâm Phát triển
& Hội nhập, Hà Nội, tháng 12 năm 2015.
4. Lại Hồng Thanh, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường
2009, Quản lý nhà nước về khoáng sản.
5. Tổng cục địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện tư vấn
phát triển (2010). Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài
nguyên khoáng sản Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38_4955_2138504.pdf