Tài liệu Giải pháp lấy nước tự chảy cho sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch bằng mô hình thủy lực Hec - Ras - Nguyễn Hữu Huế: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 77
GIẢI PHÁP LẤY NƯỚC TỰ CHẢY CHO SÔNG ĐÁY, SÔNG NHUỆ VÀ
SÔNG TÔ LỊCH BẰNG MÔ HÌNH THỦY LỰC HEC - RAS
TS. Nguyễn Hữu Huế
Đại học Thủy Lợi
Tóm tắt: Tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô diễn ra ở tất cả các hệ thống sông trên địa
bàn thành phố Hà Nội, nhất là lưu vực sông Đáy và sông Nhuệ. Nhiều khu vực, người dân vẫn
phải dùng nước thải để tưới cho lúa, rau màu, cây trồng và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nông sản, thực phẩm và sức khỏe đời sống nhân dân. Đứng trước
những khó khăn và thách thức nói trên, nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học, các cấp, ban
ngành đưa ra triển khai nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn, chưa giải quyết triệt để
các vấn đề nêu trên. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp công trình lấy nước tự chảy cho sông Đáy,
sông Nhuệ và sông Tô Lịch” được thực hiện góp phần tìm ra lời giải cho bài toán này. Bài báo
trình bày nội dung tính toán ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp lấy nước tự chảy cho sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch bằng mô hình thủy lực Hec - Ras - Nguyễn Hữu Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 77
GIẢI PHÁP LẤY NƯỚC TỰ CHẢY CHO SÔNG ĐÁY, SÔNG NHUỆ VÀ
SÔNG TÔ LỊCH BẰNG MÔ HÌNH THỦY LỰC HEC - RAS
TS. Nguyễn Hữu Huế
Đại học Thủy Lợi
Tóm tắt: Tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô diễn ra ở tất cả các hệ thống sông trên địa
bàn thành phố Hà Nội, nhất là lưu vực sông Đáy và sông Nhuệ. Nhiều khu vực, người dân vẫn
phải dùng nước thải để tưới cho lúa, rau màu, cây trồng và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nông sản, thực phẩm và sức khỏe đời sống nhân dân. Đứng trước
những khó khăn và thách thức nói trên, nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học, các cấp, ban
ngành đưa ra triển khai nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn, chưa giải quyết triệt để
các vấn đề nêu trên. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp công trình lấy nước tự chảy cho sông Đáy,
sông Nhuệ và sông Tô Lịch” được thực hiện góp phần tìm ra lời giải cho bài toán này. Bài báo
trình bày nội dung tính toán thủy lực bằng mô hình HEC-RAS hệ thống các sông trong khu vực
nghiên cứu ứng với điều kiện biên thượng lưu tại thời điểm kiệt nhất, cống Liên Mạc 1 và cống
Cẩm Đình không phát huy tác dụng, nhằm đánh giá hiệu quả của giải pháp dẫn nước tự chảy về
cấp cho các sông.
Summary: Water scarcity in dry season spreads on all river systems in Hanoi, especially Day
river and Nhue river’s watersheds. People in these two river’s basins have to use wastewater to
irrigate rice, vegetables, plant, and put in ponds for aquaculture, seriously affect the quality of
agricultural products and foodstuffs, affect health of people. Faced with the difficulties and
challenges mentioned above, many solutions have been issued but they are not effective,
problems are not solved definitely. "Research solutions for the water flowing Day, Nhue and To
Lich River" is conducting research to find a solution contribute to multi-objective problem. This
article introduces the content in hydraulic calculations HEC-RAS model of the river system in
research to the boundary conditions at the driest upper which Lien Mac culvert and Cam Dinh
culvert are not effect, in order to evaluate the effectiveness of the solution flowing water to
rivers.
1. MỞ ĐẦU*
Kể từ năm 2006 đến nay, các sông trên địa
bàn thành phố Hà Nội vào mùa khô (tháng XI
năm trước ÷ V năm sau) luôn ở trong tình
trạng khan hiếm nước, diễn ra gay gắt nhất là
lưu vực sông Đáy và sông Nhuệ, nơi có
180.536 ha đất sản xuất nông nghiệp. Mặc dù
cụm công trình đầu mối Cẩm Đình - Hiệp
Thuận trên sông Đáy và các cống điều tiết trên
sông Nhuệ mới được xây dựng và cải tạo trong
những năm gần đây nhưng vẫn chưa phát huy
hết được hiệu quả mong muốn, có khi đang
Người phản biện: PGS.TS Lê Văn Nghị
trong chính vụ sản xuất Đông Xuân nhưng các
cống đầu mối không thể mở cửa lấy nước do
hiện tượng nước chảy ngược từ trong sông ra
sông Hồng. Nhiều địa phương thuộc lưu vực
hai sông, người dân vẫn phải dùng nước thải
để tưới cho lúa, rau màu, cây trồng và đưa vào
ao, hồ để nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nông sản, thực
phẩm và sức khỏe đời sống nhân dân. Nội
dung chính của đề tài là nghiên cứu giải pháp
lấy nước từ sông Đà về cấp thường xuyên cho
sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch bằng
cách xây dựng một tuyến kênh dẫn nước dài
36 km từ sông Tích nối về các sông để cấp
nước.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
78 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc ứng dụng các mô hình toán
để tính toán thủy lực mạng sông và các công
trình điều tiết trên sông ngày càng rộng rãi trên
toàn thể giới và ở Việt Nam. Mô hình toán giúp
người sử dụng có thể tính toán nhiều kịch bản
khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả,
các giải pháp công trình đều có thể mô phỏng
được nhờ các phần mềm chuyên dụng. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm
HEC - RAS 4.1 để tính toán mô phỏng dòng
chảy kiệt trên hệ thống các sông trong khu vực
nghiên cứu khi xây dựng tuyến kênh dẫn nước
tự chảy và các công trình điều tiết. HEC – RAS
là mô hình toán thủy lực một chiều do Trung
tâm Thủy văn Công trình thuộc hiệp hội Kỹ sư
quân sự Hoa Kỳ (Hydrologic Engineering
Center of US Army Corps of Engineers) xây
dựng. Việc phát triển mô hình HEC - RAS nằm
trong một chương trình phát triển đồng bộ các
mô hình bao gồm: phân tích mưa rào - dòng
chảy, phân tích thủy lực trong sông, diễn toán
hồ chứa, phân tích thiệt hại do lũ, dự báo điều
tiết hồ chứa... Đây là phần mềm đã được tính
toán ứng dụng cho nhiều lưu vực sông ở Mỹ,
được Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của
liên bang Mỹ - FEMA khuyên dùng; ở Việt
Nam, phần mềm này đã được nhiều đơn vị sử
dụng và cho kết quả tốt. Các thông số của mô
hình thủy lực mạng sông trong khu vực nghiên
cứu được hiệu chỉnh và kiểm định dựa trên các
tài liệu thực đo mực nước tại các trạm thủy văn
dọc sông Nhuệ, sông Đáy.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi mô phỏng thủy lực và tài
liệu địa hình
Phạm vi mô phỏng và tài liệu địa hình sử
dụng trong quá trình xây dựng mô hình thủy
lực được trình bày chi tiết tại bảng 1:
Bảng 1: Tổng hợp mạng sông được mô phỏng và các tài liệu địa hình tương ứng
Khúc sông được chia nhỏ Mặt cắt ngang
TT Sông Chiều dài (m) Tên Điểm bắt đầu
Điểm
kết thúc
Chiều dài
(m) Hiện trạng
Năm đo
đạc
Số
lượng
1 Tích 110700 Cống Lương Phú
Trạm
Ba Thá
Đang thi
công
Mặt cắt
thiết kế -
2010
212
Kênh
Ngọc Tảo Cẩm Đình
Hiệp
Thuận 11800 Đã cải tạo 2011 11
Hiệp Thuận
– Mai Lĩnh Hiệp Thuận Mai Lĩnh 33700
Đang thi
công
Mặt cắt
thiết kế -
2010
14
Mai Lĩnh –
Ba Thá Mai Lĩnh Ba Thá 13169
Lòng sông
tự nhiên 2009 12
2 Đáy 220300
Ba Thá –
Như Tân Ba Thá Như Tân 161631
Lòng sông
tự nhiên 2009 96
Liên Mạc –
Xa La
Cống Liên
Mạc Cầu Xa La 16900
Lòng sông
tự nhiên 2010 169
3 Nhuệ 74000 Xa La – Phủ
Lý Cầu Xa La
Hợp lưu
sông Đáy
(Phủ Lý)
57100 Lòng sông tự nhiên 2007 30
4 Tô Lịch 13500
Cống
Hoàng
Quốc Việt
Hợp lưu
sông Nhuệ Đã cải tạo 2011 30
5 Đào 25240 Trạm Nam Định
Hợp lưu
sông Đáy
Lòng sông
tự nhiên 2000 9
6 Hoàng Long 22150
Trạm
Bến Đế
Hợp lưu
sông Đáy
Lòng sông
tự nhiên 2000 7
Tổng 448490 590
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 79
3.2. Số hóa mạng sông, hiệu chỉnh và
kiểm định mô hình
Hệ thống sông trong khu vực nghiên cứu
mà điển hình là sông Tích và sông Đáy (đoạn
Hiệp Thuận – Mai Lĩnh dài 33,7 Km) hiện
đang được nạo vét hoặc đào mới. Chính vì
vậy, để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra,
trong mô hình sẽ sử dụng một số mặt cắt
ngang sông là mặt cắt thiết kế.
Địa hình lòng dẫn của các sông được xây
dựng nếu sử dụng đồng thời mặt cắt tự nhiên và
mặt cắt thiết kế sẽ không đảm bảo tính thống
nhất và chính xác khi hiệu chỉnh và kiểm định.
Do vậy, nhằn đảm bảo tính khoa học và chính
xác trong nghiên cứu sẽ thiết lập, hiệu chỉnh và
kiểm định mô hình bao gồm các nhánh sông có
lòng dẫn hiện trạng và nằm ngoài khu vực các
dự án cải tạo sông. Sau khi mô hình đạt độ tin
cậy, sẽ đưa thêm các đoạn sông với mặt cắt
thiết kế (các đoạn sông đang được nạo vét và
đào mới) vào để phục vụ nghiên cứu.
Sử dụng bản đồ nền (bản đồ sông suối Việt
Nam) định dạng .shp theo hệ tọa độ VN2000,
số hóa chính xác mạng lưới các sông trong khu
vực nghiên cứu. Kết quả xây dựng sơ đồ thủy
lực mạng sông như hình 1.a bên dưới. Các
điều kiện biên tính toán được thiết lập trong
mô hình bao gồm biên thượng lưu các sông:
Ba Thá trên sông Đáy, Liên Mạc trên sông
Nhuệ, Hoàng Quốc Việt (biên đóng) trên sông
Tô Lịch, Bến Đế trên sông Hoàng Long và
Nam Định trên sông Đào. Biên hạ lưu là trạm
Như Tân trên sông Đáy. Số liệu tại các trạm
đo đạc mực nước dọc các sông sẽ được sử
dụng trong quá trình hiệu chỉnh và kiểm định
mô hình bao gồm: cống Hà Đông, cống Đồng
Quan, cống Nhật Tựu trên sông Nhuệ; trạm
Phủ Lý, trạm Gián Khẩu trên sông Đáy.
a. Hiệu chỉnh mô hình
Để hiệu chỉnh mô hình thủy lực dòng kiệt,
thời đoạn từ ngày 01/01/2007 đến 31/01/2007
đối với tất cả các biên đầu vào sẽ được sử
dụng để tính toán thủy lực. Kết quả kiểm tra
được thể hiện ở các hình 2.
a) Sơ đồ mạng sông mô phỏng b)Vị trí biên mực nước và biên kiểm tra trên
hệ thống
Hình 1: Sơ đồ mạng sông mô phỏng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
80 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
a) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại cống Hà Đông b) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại cống Đồng Quan
c) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại cống Nhật Tựu
d) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại trạm Phủ Lý
e) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại trạm Gián Khẩu
Bảng 2: Hệ số Nash - Sutcliffe
TT Trạm kiểm tra Hệ số Nash - Sutcliffe
1 Cống Hà Đông 0,88
2 Cống Đồng Quan 0.86
3 Cống Nhật Tựu 0.85
4 Trạm Phủ Lý 0,84
5 Trạm Gián Khẩu 0,84
Hình 2: Đường mực nước thực đo và tính toán tại các trạm kiểm tra trên sông Nhuệ và sông
Đáy (Từ ngày 01/01/2007 đến 31/01/2007)
Nhận xét: Dựa vào đường quá trình mực
nước giữa thực đo và tính toán tại hình 2, hệ số
sai khác (Nash) tại bảng 2 cho thấy kết quả
hiệu chỉnh mô hình là tương đối phù hợp với
thực tế và đủ độ tin cậy. Mô hình sẽ tiếp tục
được sử dụng để thực hiện bài toán kiểm định
mô hình.
b. Kiểm định mô hình
Để để kiểm định mô hình thủy lực dòng
kiệt, thời đoạn từ ngày 01/01/2008 đến
31/01/2008 đối với tất cả các biên đầu vào sẽ
được sử dụng để tính toán thủy lực. Kết quả
kiểm tra được thể hiện ở các hình bên dưới:
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 81
a) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại cống Hà Đông
b) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại cống Đồng Quan
c) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại cống Nhật Tựu
d) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại trạm Phủ Lý
e) Đường mực nước thực đo và tính toán
tại trạm Gián Khẩu
Bảng 3: Hệ số Nash - Sutcliffe
TT Trạm kiểm tra Hệ số Nash - Sutcliffe
1 Cống Hà Đông 0,85
2 Cống Đồng Quan 0.85
3 Cống Nhật Tựu 0.84
4 Trạm Phủ Lý 0,81
5 Trạm Gián Khẩu 0,80
Hình 3: Đường mực nước thực đo và tính toán tại các trạm kiểm tra trên sông Nhuệ và sông Đáy
Nhận xét: Dựa vào đường quá trình mực
nước giữa thực đo và tính toán tại hình 3, hệ số
sai khác (Nash) tại bảng 3 cho thấy kết quả kiểm
định mô hình cho kết quả khả quan và đủ độ tin
cậy. Mô hình sẽ tiếp tục được sử dụng để tính
toán cho các kịch bản thủy lực tiếp theo.
3.3. Hoàn thiện mô hình thủy lực mạng
sông
Mục 3.2 đã thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm
định mô hình thủy lực mạng tính bao gồm các
nhánh sông nằm ngoài khu vực các dự án cải
tạo sông. Để đảm bảo tính khoa học và chính
xác trong nghiên cứu, các đoạn sông với mặt
cắt thiết kế (các đoạn sông đang được nạo vét
và đào mới) được đưa vào để phục vụ bài toán
nghiên cứu. Bước tiếp theo trong quá trình xây
dựng mô hình thủy lực mạng sông là xây dựng
tuyến công trình dẫn nước tự chảy nối từ sông
Tích về các sông để phân bổ nước. Tuyến
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
82 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
công trình được lựa chọn hợp lý với độ dốc
trung bình i = 7x10-5, mặt cắt ngang được lựa
chọn cho toàn tuyến đảm bảo tính ổn định và
có lợi nhất về mặt thủy lực.
a) Mô hình thủy lực mạng sông khu vực nghiên cứu b) Tuyến công trình dẫn nước được thiết lập
Hình 4: Mạng lưới các sông và tuyến công trình dẫn nước trọng lực được thiết lập
Bước cuối cùng trong quá trình hoàn thiện
mô hình thủy lực mạng sông là kết nối công
trình điều tiết vào trong mô hình. Bốn cống
điều tiết trên 4 sông (sông Tích, sông Đáy, sông
Nhuệ và sông Tô Lịch) và 2 công trình cống
điều tiết kết hợp đập dâng (một công trình bố trí
trên tuyến kênh dẫn nước nối sông Tích và sông
Đáy, công trình còn lại nằm trên tuyến nối sông
Đáy và sông Nhuệ) được thiết lập để điều tiết
nước trong quá trình vận hành hệ thống.
Hình 5: Vị trí các công trình điều tiết được đưa vào mô hình
Sau khi mô hình mạng sông được xây dựng
hoàn chỉnh, quá trình mô phỏng thủy lực sẽ
được thực hiện trên mô hình với các kịch bản
nước đến khác nhau.
3.4. Kết quả tính toán thủy lực hệ thống
khi cống Cẩm Đình và Liên Mạc 1 không
phát huy tác dụng
Với các thông số đã được kiểm định ở trên,
mô hình được tiếp tục sử dụng để tính toán
thủy lực trên hệ thống mạng sông trong điều
kiện bất lợi nhất: cống Cẩm Đình và cống Liên
Mạc 1 không phát huy tác dụng. Theo tài liệu
đo đạc mực nước tại các trạm đo dọc sông
Hồng, thời điểm tháng 03/2010 được ghi nhận
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 83
là thời kỳ khắc nghiệt nhất từ trước đến nay
khi mà mực nước trên sông Hồng hạ thấp kỷ
lục, nhiều cống lấy nước đầu mối như cống
Liên Mạc I, cống Cẩm Đình không thể lấy
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp dẫn đến
tình trạng cạn trơ đáy. Trong kịch bản này, tác
giả sẽ tính toán khả năng lấy nước từ sông Đà
dẫn qua sông Tích, qua tuyến kênh dẫn nước
tự chảy về cấp cho sông Đáy, sông Nhuệ và
sông Tô Lịch nhằm phục vụ nước tưới trong
nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Bảng 4
dưới đây sẽ trình bày tài liệu mực nước được
sử dụng để làm điều kiện biên tính toán trong
kịch bản này.
Bảng 4: Biên mực nước được sử dụng trong tính toán (giá trị kiệt nhất của thời đoạn 03/2010)
Đặc điểm Biên thượng lưu
TT Tên cống đầu mối Cao trình
đáy
Mực nước
thiết kế Mực nước Dạng biên
1 Cống Liên Mạc 1 +1,00 +3,40 +1,40 Đóng
2 Cống Cẩm Đình +3,00 +5,35 +2,44 Đóng
3 Cống Lương Phú +5,50 +8,42 +7,68 Mở
Vận hành hệ thống các công trình điều tiết
trong quá trình mô phỏng để khống chế lưu
lượng nước đổ vào từng sông tùy theo nhu cầu
và mục đích sử dụng. Việc phân chia nước cho
từng sông được thực hiện lặp nhiều bước bằng
các chế độ mở cửa van điều tiết của các cống
sao cho lượng nước được phân bổ hợp lý và
đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là kết quả
phân chia nước cho từng lưu vực sông trong
quá trình mô phỏng bài toán.
Bảng 5: Kết quả điều tiết dòng chảy kiệt vào sông Đáy phục vụ nước tưới trong nông nghiệp
Điểm kiểm tra
TT
Sông được
cấp nước Mục đích sử dụng Vị trí
H(m) hoặc
Q(m3/s)
cần cấp
H(m) hoặc
Q(m3/s)
được cấp
Đánh giá
khả năng
cấp nước
1 Tích Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 5,86 m3/s Đạt
2 Đáy Cấp nước tưới nông nghiệp Hiệp Thuận +4,28 m +4,30 m Đạt
3 Nhuệ Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 8,37 m3/s Đạt
4 Tô Lịch Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 9,92 m3/s Đạt
Ghi chú: H là mực nước (m); Q là lưu lượng (m3/s).
Bảng 6: Kết quả điều tiết dòng chảy kiệt vào sông Nhuệ phục vụ nước tưới trong nông nghiệp
Điểm kiểm tra
TT
Sông được
cấp nước Mục đích sử dụng Vị trí
H(m)
hoặc
Q(m3/s)
cần cấp
H(m) hoặc
Q(m3/s)
được cấp
Đánh giá
khả năng
cấp nước
1 Tích Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 6,59 m3/s Đạt
2 Đáy Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 7,26 m3/s Đạt
3 Nhuệ Cấp nước tưới nông nghiệp Cống Hà Đông +3,20 m +3,35 m Đạt
4 Tô Lịch Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 9,50 m3/s Đạt
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
84 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
Bảng 7: Kết quả điều tiết dòng chảy kiệt vào sông Tô Lịch để rửa sạch ô nhiễm, tạo cảnh quan
đô thị
Điểm kiểm tra
T
T
Sông được
cấp nước Mục đích sử dụng Vị trí
H(m) hoặc
Q(m3/s)
cần cấp
H(m) hoặc
Q(m3/s)
được cấp
Đánh giá
khả năng
cấp nước
1 Tích Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 6,49 m3/s Đạt
2 Đáy Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 5,65 m3/s Đạt
3 Nhuệ Duy trì dòng chảy môi trường Dọc sông 5 m3/s 5,35 m3/s Đạt
4 Tô Lịch
Rửa sạch ô nhiễm, duy trì dòng
chảy môi trường Dọc sông 30 m
3/s 27,56 m3/s Xấp xỉ đạt
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Theo tính toán ở kịch bản trên, điều kiện
bất lợi nhất xảy ra khi mực nước sông Hồng
giảm xuống kỷ lục khiến hệ thống cống lấy
nước đầu mối như Cẩm Đình, Liên Mạc 1 rơi
vào tình trạng cạn trơ đáy kéo theo sức ép lấy
và dẫn nước nước bị phụ thuộc cống Lương
Phú và tuyến công trình dẫn nước tự chảy;
chính vì vậy mà không thể cùng một lúc cấp
đủ nhu cầu nước cho tất cả bốn sông trong khu
vực nghiên cứu. Hệ thống các công trình điều
tiết trong quá trình mô phỏng để khống chế
lưu lượng nước đổ vào từng sông tùy theo nhu
cầu và mục đích sử dụng. Khi phân chia nước
cho từng sông được thực hiện lặp nhiều bước
bằng các chế độ mở cửa van điều tiết của các
cống sao cho lượng nước được phân bổ hợp lý
và đạt hiệu quả cao nhất. Việc cấp nước được
vận hành khéo léo cho lần lượt từng lưu vực
sông tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử
dụng. Và kết quả tính toán ở trên cho thấy, dù
mực nước ở mức thấp nhất như đã từng xảy ra
thì nước vẫn được dẫn qua tuyến công trình
mới xây dựng cấp đủ cho từng lưu vực sông,
đảm bảo điều kiện vận hành của hệ thống tưới
trên các trục sông chính, đồng thời sông Tô
Lịch vẫn được rửa sạch và làm hồi sinh theo
đúng nghĩa của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội, “Tính toán thủy văn – phụ lục tính toán”, Hà Nội, 2011.
[2]. Nguyễn Cảnh Cầm, “Thủy lực dòng chảy hở”, Nhà xuất bản Xây dựng - 2006, Hà Nội.
[3]. Trường Đại học Thủy lợi – Khoa Thủy văn và Môi trường, “Tài liệu tập huấn phần mềm
HEC - RAS”, Hà Nội, 2009.
[4]. HEC - RAS v4.1, “Applications Guide”, 2010.
[5]. HEC - RAS v4.1, “Users Manual”, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ts_nguyen_huu_hue_8502_2218019.pdf