Tài liệu Giải pháp lắp đặt hệ tường kính công trình siêu cao tầng tại Việt Nam: 105 S¬ 28 - 2017
Giải pháp lắp đặt hệ tường kính
công trình siêu cao tầng tại Việt Nam
Solutions for installing the glass curtain wall system of skyscrapers in Vietnam
Nguyễn Văn Đức, Trương Kỳ Khôi
Tóm tắt
Phần vỏ tòa nhà không những ảnh
hưởng đến hình dáng bên ngoài mà còn
ảnh hưởng đến độ bền vững của công
trình, khả năng sử dụng cũng như an
toàn tính mạng và tài sản của những
người sử dụng. Bài báo giới thiệu các
giải pháp lắp đặt hệ kết cấu tường kính
bao che mặt ngoài các công trình nhà
siêu cao tầng tại Việt Nam.
Từ khóa: Công nghệ xây dựng, nhà siêu cao
tầng, kết cấu bao che, hệ tường kính
Abstract
Shell structure not only affects the
appearance, but also affects the durability
of the building, its usability, as well as the
safety of user’s life and property. This paper
introduces the solutions for installing the
glass curtain wall system of skyscrapers in
Vietnam.
Keywords: Construction technology,
skyscrapers, cover structure, glass ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp lắp đặt hệ tường kính công trình siêu cao tầng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105 S¬ 28 - 2017
Giải pháp lắp đặt hệ tường kính
công trình siêu cao tầng tại Việt Nam
Solutions for installing the glass curtain wall system of skyscrapers in Vietnam
Nguyễn Văn Đức, Trương Kỳ Khôi
Tóm tắt
Phần vỏ tòa nhà không những ảnh
hưởng đến hình dáng bên ngoài mà còn
ảnh hưởng đến độ bền vững của công
trình, khả năng sử dụng cũng như an
toàn tính mạng và tài sản của những
người sử dụng. Bài báo giới thiệu các
giải pháp lắp đặt hệ kết cấu tường kính
bao che mặt ngoài các công trình nhà
siêu cao tầng tại Việt Nam.
Từ khóa: Công nghệ xây dựng, nhà siêu cao
tầng, kết cấu bao che, hệ tường kính
Abstract
Shell structure not only affects the
appearance, but also affects the durability
of the building, its usability, as well as the
safety of user’s life and property. This paper
introduces the solutions for installing the
glass curtain wall system of skyscrapers in
Vietnam.
Keywords: Construction technology,
skyscrapers, cover structure, glass curtain wall
system
ThS. Nguyễn Văn Đức
Khoa Xây dựng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Email: nguyenduc.0680@gmail.com
ThS. Trương Kỳ Khôi
Khoa Xây dựng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Email: truongkhoi.dhkt@gmail.com
1. Tổng quan
Cùng với sự phát triển của vật liệu kính, sự phát triển của những vật liệu tạo khung
cho kính, những công nghệ thi công lắp kính hiện đại cũng ra đời. Nhiều vật liệu và
công nghệ đó đã được ứng dụng thành công vào các công trình tiêu biểu trên thế giới
như toà nhà Shanghai Tower, khách sạn Marina Bay Sand - Singapore, tháp Petronas,
tháp Durj Dubai,...
Ở Việt Nam, do nhiều yếu tố lịch sử để lại nên ngành công nghiệp kính cũng như
các hoạt động thi công lắp kính đã không có những bước phát triển kịp thời so với thế
giới, ở thời điểm hiện nay vẫn còn một khoảng cách xa so với thế giới.
Trước những năm 1990, vật liệu kính được sử dụng trong các công trình xây dựng
trong nước vẫn là những vật liệu kính thông thường dùng để lắp vào cửa sổ, cửa đi,
các vị trí lấy sáng hay thông khí, với hệ khung chủ yếu là khung gỗ và các phương pháp
lắp dựng truyền thống. Từ những năm 1990 đến nay, sự xuất hiện thêm nhiều chủng
loại kính cũng như vật liệu tạo khung là tiền đề cho việc ứng dụng nhiều công nghệ thi
công lắp kính hiện đại vào Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu, ứng dụng công nghệ
kính và thi công kính hiện đại những năm gần đây như: tháp Keangnam Landmark (Hà
Nội), tháp Bitexco Financial (Sài Gòn) và nhiều công trình khác chủ yếu do nước
ngoài thực hiện từ khâu thiết kế đến thi công. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp lắp đặt
hệ tường kính cho các công trình siêu cao tầng là cần thiết.
Hình 1. Cấu tạo khung xương trong hệ Stick curtain wall
Hình 2. Liên kết đố dọc với hệ kết cấu công trình
106T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
2. Các hệ tường kính sử dụng làm kết cấu bao che mặt
ngoài công trình siêu cao tầng
2.1. Hệ Stick Curtain Wall
Cấu tạo khung xương của hệ Stick luôn gồm các thành
phần cơ bản như: đố dọc, đố ngang, neo liên kết. Từng bước,
hệ Stick được cải tiến nhiều hơn, lắp đặt cũng dễ dàng hơn
với những đố nhôm lớn và chắc chắn hơn, các thanh đố dọc
và ngang được thiết kế và cấu tạo đồng nhất đảm bảo vừa
vặn và chắc chắn ở những điểm giao nhau, đồng thời được
lựa chọn phù hợp với cả độ dày của tấm kính.
Vật liệu sử dụng làm khung xương cho hệ Stick cũng
phong phú và dễ sử dụng như: các thanh nhôm, hợp kim
nhôm hoặc các thanh được làm từ thép có mạ kẽm, thép
không rỉ. Khi thiết kế có thể sử dụng thêm đệm cao su tại các
vị trí liên kết giữa gối tựa và hệ kết cấu công trình nhằm hình
thành liên kết mềm có tác dụng chống chấn động, chống
động đất. Đối với các chi tiết chôn sẵn, chi tiết gối tựa, các
linh kiện liên kết như bu lông, đinh ốc đều phải dùng thép
không rỉ hoặc phải được mạ kẽm.
2.2. Hệ Unitized Curtain Wall
Hệ thống mặt dựng Unitized Curtain Wall là một sự cải
tiến nhằm khắc phục những nhược điểm của hệ Stick. Về
mặt cấu tạo khung xương chịu lực trong hệ Unitized vẫn
mang những đặc điểm chung gồm: thanh đố dọc, thanh đố
ngang, neo liên kết.
Tuy nhiên các thanh đố dọc, đố ngang không được lắp
liên tục trong một mặt dựng mà được phân chia theo yêu cầu
của thiết kế, lắp ghép với nhau trong nhà máy theo từng đơn
vị khung xương (môđun), từng môđun này có cấu tạo rãnh
hoặc khớp nối để liên kết với nhau kết hợp với neo vào hệ
kết cấu công trình tạo nên khung chịu lực trong hệ Unitized.
Cấu tạo khung xương của hệ Unitized có đặc điểm chịu
lực tốt, tính toán và thiết kế đơn giản. Khi tính toán và kiểm
tra khả năng chịu lực của hệ khung xương, có thể tính toán
và kiểm tra độc lập cho môđun điển hình nếu các môđun
được neo với hệ kết cấu công trình mà không chịu phụ thuộc
vào môđun khác. Tuy nhiên có thể kết hợp các môđun với
nhau để giảm số điểm liên kết với hệ kết cấu.
Vật liệu sử dụng làm khung xương cho hệ Unitized phức
tạp và khó chế tạo hơn hệ Stick bởi đòi hỏi nhiều chi tiết, độ
chính xác cao để đảm bảo các môđun có thể lắp vào nhau
một cách dễ dàng, chặt chẽ và ổn định. Đối với các chi tiết
chôn sẵn, chi tiết gối tựa, các linh kiện liên kết như bu lông,
đinh ốc đều phải dùng thép không rỉ hoặc phải được mạ kẽm.
2.3. Hệ Spider Curtain Wall
Trong hệ Spider Curtain Wall các tấm kính thông qua các
chấu kính được cố định vào các hệ chịu lực như: cố định trực
tiếp vào kết cấu công trình, cố định vào các tấm sườn bằng
kính, cố định vào hệ giàn không gian bằng kim loại, cố định
vào cột thép, cố định vào hệ thanh căng hoặc dây căng.
3. Giải pháp lắp đặt hệ Unitized Curtain Wall
3.1. Trình tự lắp đặt
Bài báo chỉ nghiên cứu cho hệ Unitized vì hệ này được
sử dụng rộng rãi hơn.
Hiện nay tại Việt Nam, hệ Unitized Curtain Wall thường
được sử dụng nhiều hơn do nó có các ưu điểm như: các
môđun được gia công trong nhà máy nên chất lượng tốt,
khả năng áp dụng công nghiệp hoá cao và tiến độ thi công
nhanh. Nhược điểm là giá thành vật tư cao hơn, tuy nhiên bù
lại bởi tiến độ thi công nhanh.
3.2. Yêu cầu kĩ thuật các công tác lắp dựng
a. Công tác chuẩn bị
- Công tác chuẩn bị bao gồm:
+ Chuẩn bị mặt bằng thi công.
+ Chuẩn bị thiết bị, máy, dụng cụ thi công.
+ Chuẩn bị vật tư, vật liệu; kế hoạch vận chuyển.
+ Thiết kế, phê duyệt biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công.
+ Các công tác chuẩn bị khác.
- Công tác chuẩn bị được thực hiện theo quy phạm, tiêu
chuẩn xây dựng hiện hành có liên quan, phù hợp với điều
kiện thực tế và yêu cầu công nghệ của công trình cụ thể.
- Trước khi thi công, Nhà thầu tường kính làm việc với
Chủ đầu tư, TVGS để nhận bàn giao các mốc giới và hiện
trạng công trường. Trên cơ sở đó Nhà thầu tường kính khảo
sát, kiểm tra lại có đúng thực tế hay không, căn cứ vào số
liệu đó để đưa ra BVTC.
- Sau khi có số liệu khảo sát công trường và điều kiện
thực địa tiến hành lập BVTC chi tiết theo điều kiện thực tế.
Bản vẽ thi công và biện pháp thi công của Nhà thầu tường
kính được đệ trình lên Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và giám
sát để kiểm tra phê duyệt dùng làm căn cứ pháp lý cho công
tác nhập vật tư, thiết bị, gia công lắp đặt tại xưởng và thi công
lắp đặt tại hiện trường.
b. Công tác trắc đạc
- Dung sai của mỗi đường tham chiếu nhỏ hơn 1 mm.
Hình 3. Cấu tạo môđun đơn vị, các môđun được lắp
với nhau trong hệ Unitized
Hình 4. Cấu tạo môđun đơn vị, các môđun được lắp
với nhau trong hệ Spider.
107 S¬ 28 - 2017
- Dung sai của mỗi đường lắp đặt nhỏ hơn 2 mm.
(Theo tiêu chuẩn BS 952-1:1995).
c. Lắp đặt chi tiết liên kết chôn trong kết cấu
- Việc lắp dựng liên kết chôn sẵn trong kết cấu nên đi
cùng với việc thi công kết cấu.
- Việc sản xuất và lắp dựng các chi tiết liên kết chôn trong
kết cấu phải đáp ứng lịch trình thi công và đảm bảo không
ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng kết cấu.
- Các chi tiết liên kết chôn sẵn phải được lắp dựng theo
đúng vị trí phác thảo của nó.
- Các chi tiết liên kết phải gắn chắc chắn vào khuôn kết
cấu, đảm bảo rằng các liên kết này không dịch chuyển được
sau khi đổ bê tông.
- Cần có một quan sát viên giám sát việc đổ bê tông, từ
đó các vấn đề phát sinh nếu có sẽ được giải quyết sớm.
- Các nhân viên xây dựng cần kiểm tra chặt chẽ các chi
tiết liên kết chôn trong kết cấu sau khi mỗi tầng được hoàn
thiện và điền đầy đủ vào bảng kiểm tra vị trí lắp dựng các chi
tiết liên kết đó.
- Dung sai lắp đặt của chi tiết liên kết so với vị trí thiết kế
là 20 mm.
d. Tổ hợp vận chuyển tấm tường ra công trường và bố trí
trên mặt bằng thi công
- Các tấm kính hoặc panel kính được lắp ráp và chế tạo
tại nhà máy sẽ được đóng thùng tuần tự theo yêu cầu để dễ
dàng lắp đặt tại công trình. Khoảng 4-5 tấm kính đóng vào
một thùng gỗ chuyên dụng phù hợp với khuôn và tấm kính.
Kích cỡ môđun phải hợp với kích thước của các pallet để
thuận tiện cho công tác nâng hàng. Các lô hàng được đánh
số, nhãn mác để phù hợp với vị trí lắp đặt tại công trình.
- Các lô hàng được chở đến công trường bằng xe chuyên
dụng (thường là xe tải kết hợp cần trục tự hành).
- Khi vận chuyển tới công trường các sản phẩm tường
kính sẽ được kiểm tra lại một lần nữa tại kho chứa công trình.
- Sử dụng xe nâng để bốc xếp và toàn bộ các tấm giá đỡ
được chuyển vào vị trí định sẵn để chờ cho lần chuyển tiếp.
- Sử dụng cả cần cẩu tháp và thang máy (vận thăng) để
nâng các tấm môđun đến dưới tầng 40. Thang máy cho cả
người và hàng hóa cần rộng hơn 1800 mm.
- Để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng thang máy để nâng
các tấm môđun lên các tầng cao hơn 40.
- Trong khu vực cần lắp dựng, các giá đỡ thép dùng để
đỡ vật liệu cần phải chuẩn bị trước, toàn bộ tấm tường kính
được đưa đến vị trí của nó, nhân viên cần phải hướng dẫn,
chỉnh toàn bộ các môđun hướng về vị trí, sau đó hạ xuống
giá đỡ bằng thép (bục đỡ).
- Sau khi vào đến sàn, nhân viên sẽ dỡ móc cẩu ra và vận
chuyển các môđun vào nơi quy định.
e. Các bước công việc lắp đặt gối tựa
- Lắp đặt các đường thép sử dụng cho việc định vị gối tựa
- Lắp đặt gối tựa tham chiếu
Hình 5. Trình tự các công tác lắp dựng hệ tường kính Unitized Curtain Wall
(xem tiếp trang 136)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76_8481_2163273.pdf